Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

VẤN đề môi TRƯỜNG của nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 18 trang )

VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NƯỚC
TA HIỆN NAY
I
1/ Môi trường và chức năng
a. Môi trường
* Môi trường bao gồm 2 nghĩa : Rộng và hẹp
- Môi trường theo nghĩa rộng bao gồm : môi trường tự nhiên, môi trường
chính trị, xã hội, văn hóa … xung quanh con người . Môi trường là tất cả các
nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con
người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh
quan, quan hệ xã hội...

b. Chức năng
* Môi trường sống của con người được chia làm các loại chức năng :
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của
con người. Đó là ánh hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm
cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường là không gian chứa đựng
nguồn tài nguyên, khoáng sản, nguyên liệu cho sáng mặt trời, núi sông, biển cả,
không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để
thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các


loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng
sản xuất và đời sống cần thiết cho con người như rừng tự nhiên bảo tồn tính đa
dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất , các loài động thực vất , hệ sinh thái tự
nhiên . nguồn gỗ , củi , dược liệu , cảnh quan và cách giá trị thẩm mỹ cho con
người.

Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau


như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan,
làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,...
Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ
nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc
sống của con người khác với các sinh vật khác.

Môi trường động , thực vật : cung cấp lương thực , thực phẩm và các nguồn
gen quý hiếm ; nước phục vụ sinh hoạt , sản xuất, vui chơi , giải trí , phát
triển thủy , hải sản , không khí , năng lượng mặt trời , gió … duy trì các hoạt
động trao đổi chất của mọi sinh vật.


Môi trường - cung cấp năng lượng , lưu trữ lịch sử trái đất , lịch sử tiến hóa
của mọi sinh vật , cung cấp thôn tin , báo động các tai biến tự nhiên như
bão , động đất , núi lửa ; tầng ô zôn trong khí quyển hấp thụ và phản xạ năng
lượng mặt trời.

Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong
cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên
nhân tạo

Nói tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.


2/ Thực trạng môi trường ở nước ta
a. Thành tựu
Nhận thức về bảo vệ môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường của các
cấp, các ngành và nhân dân được nâng lên.

Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn
đề để bảo vệ môi trường .
* 9 vấn đề ưu tiên trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường :
+ Ưu tiên 1 : Chống thoái hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên
đất
Về cơ bản đã bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống chính sách, luật pháp về đất đai;
Tiến hành điều tra cơ bản về tài nguyên đất và quy hoạch lại sử dụng đất có
hiệu quả và bền vững hơn; Thực hiện các chính sách và biện pháp chống
thoái hóa đất, xa mạc hóa và ô nhiễm đất; Giao khoán rừng cho hộ gia đình,
sản xuất theo mô hình nông - lâm kết hợp, phát triển trồng cây trên sườn đất
dốc, sử dụng bền vững đất ngập nước, quản lý đất theo lưu vực sông và đất
ven bờ; Điều tra, xác định, phân loại và xử lý dần các kho và khu vực đất bị
tồn lưu ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), bị ô nhiễm chất độc
màu da cam và Dioxin tồn lưu từ chiến tranh.

+ Ưu tiên 2 : Bảo về nguồn tài nguyên nước và sử dụng bền vững
Vấn đề này rất được quan tâm vì Việt Nam bị xếp vào các quốc gia thiếu
nước. Tổng lưu lượng nước bình quân đầu người Việt Nam là 4400
m3/người/năm, trong khi bình quân thế giới là 7400 m3/người/năm; Quyết
định số 81/2006/QĐ-TTg, ngày 14/4/2006, đã phê duyệt chiến lược quốc gia
về tài nguyên nước đến năm 2020; Hoàn thành việc lập bản đồ Atlas điện tử
và bản đồ dạng số lưu vực của toàn bộ hệ thống sông, suối Việt Nam


(khoảng 2.600 sông, suối); Lập các quy hoạch sử dụng tài nguyên nước bền
vững đối với các lưu vực sông chính của các vùng; Đang triển khai một số
đề án: Đề án kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, Đề án bảo vệ các nguồn
nước ngầm ở các đô thị lớn, Đề án theo dõi kiểm kê khai thác sử dụng nước
đầu nguồn của lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long; Đề án BVMT 3 lưu
vực sông: Đồng Nai – Sài Gòn, sông Cầu, Nhuệ - Đáy.v.v…


+ Ưu tiên 3 : Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và bền vững tài nguyên
khoáng sản
Đã ban hành nhiều chính sách có liên quan: Luật khoáng sản, Luật thuế tài
nguyên, các Quy định về phí bảo vệ và phục hồi môi trường trong khai thác
khoáng sản, v.v… Khai thác khoáng sản đã có nhiều đổi mới về công nghệ
khai thác, sàng tuyển và chế biến nhằm tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và
BVMT, đặc biệt là đối với khai thác than; Trong quản lý đã thực hiện khâu
phục hồi hoàn trả môi trường đất, tái tạo và cải thiện môi trường sinh thái
khu vực sau khai thác; hạn chế tối đa làm xáo trộn cuộc sống của người dân
địa phương; Hạn chế bớt nạn khai thác khoáng sản kiểu “thổ phỉ”; Giảm dần
xuất khẩu khoáng sản thô.


+ Ưu tiên 4 : Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài
nguyên biển
Đã ban hành nhiều chính sách: Quy chế quản lý các khu bảo tồn biển Việt
Nam, Nghị định về quản lý tổng hợp tài nguyên và BVMT biển và hải đảo;
Thành lập Tổng cục Biển và Hải đảo tại Bộ TN&MT; Phối hợp giữa các
Bộ/Ngành và địa phương trong thực thi nhiệm vụ quản lý biển và hải đảo
từng bước được kiện toàn hơn; Đã tiến hành một số dự án có hiệu quả như
Dự án Xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác và sử dụng bền vững tài
nguyên biển; Dự án thống kê, phân loại, đánh giá tài nguyên thiên nhiên
biển, hải đảo; Ứng phó, phòng chống sự cố tràn dầu.


+ Ưu tiên 5 : Bảo vệ và phát triển rừng
Đã ban hành nhiều chính sách: Luật bảo vệ và phát triển rừng, chính sách
phát triển rừng sản xuất, quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại
các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên; Đẩy mạnh việc giao khoán

đất, khoán rừng cho các hộ và tập thể dân cư; Thực hiện chương trình trồng
mới 5 triệu ha rừng; Đưa độ che phủ rừng năm 2006 tăng 11% so với năm
1990, tỷ lệ che phủ rừng hiện nay đạt khoảng gần 40%.

+ Ưu tiên 6 : Giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị và khu công nghiệp
Quy định lộ trình áp dụng Tiêu chuẩn khí thải ERO2, ERO3 đối với các
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phát triển giao thông công cộng;
Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng xăng dầu; Ban hành hệ thống Quy chuẩn
quốc gia về khí thải công nghiệp, chất lượng môi trường không khí xung
quanh; Nhiều cơ sở sản xuất áp dụng sản xuất sạch hơn, kiểm soát khí thải
và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn; An toàn và vệ sinh môi trường lao
động có nhiều tiến bộ; Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng nằm xen kẽ các khu dân cư đông đúc; Cải tạo hệ thống giao
thông đô thị, giảm ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm không khí; Tăng cường
quản lý hoạt động thi công xây dựng các công trình để bảo vệ môi trường
không khí.


+ Ưu tiên 7 : Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
Đã ban hành nhiều Nghị định, quy định và quy chuẩn quốc gia về quản lý
chất thải rắn (CTR) và chất thải nguy hại (CTNH); Tỷ lệ thu gom CTR sinh
hoạt đô thị bình quân toàn quốc từ 70% đã tăng lên 80% trong 5 năm qua, tỷ
lệ CTR được tái chế, tái sử dụng từ 10% đã tăng lên 20%; Đã đầu tư trang bị
43 lò đốt chất thải y tế và hàng chục lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại,
đáp ứng yêu cầu xử lý khoảng 50% chất thải y tế và chất thải công nghiệp
nguy hại; Đã đầu tư xây dựng được một số khu liên hiệp xử lý CTR hiện đại
ở các đô thị lớn.

+ Ưu tiên 8 : Bảo tồn đa dạng sinh học
Đã ban hành Luật ĐDSH (2008) và nhiều Nghị định, quy định về bảo tồn

ĐDSH; Bảo tồn hệ sinh thái ở các Khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia
(128 khu, chiếm 2,5 triệu ha, tăng 28% so với năm 2000, trong đó có 30
Vườn Quốc gia, 59 Khu bảo tồn thiên nhiên và 39 Khu bảo vệ cảnh quan), 2
khu di sản thiên nhiên thế giới; 16 khu bảo tồn ĐDSH biển và ĐDSH bảo vệ
rừng ngập mặn, đất ngập nước; Bảo tồn và phát triển 6 khu dự trữ sinh


quyển.

+ Ưu tiên 9 : Ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai
Đã xây dựng và từng bước thực thi “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với BĐKH” và “Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
đến năm 2020”; Nhiều Bộ đã xây dựng xong kế hoạch hành động ứng phó
với BĐKH (Bộ TN&MT, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT); Phát triển cơ chế phát triển sạch
(CDM) trong nhiều lĩnh vực hoạt động.

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu bước đầu
triển khai và đạt hiệu quả nhất định . Đã xuất hiện nhiều gương mặt tốt , việc
tốt về bảo vệ môi trường . Việc phòng ngừa , khắc phục và suy thoái , ô
nhiễm môi trường được quan tâm và đạt kết quả tích cực . Đã có tiến bộ


trong ngăn chặn nạn phá rừng , làm tăng độ che phủ rừng lên 39% diện tích
lãnh thổ .
Môi trường được quan tâm bảo vệ và gìn giữ đã đáp ứng yêu cầu về không
gian , nguồn lực cho các ngành kinh tế , tạo nguồn thu quan trọng cho ngân
sách nhà nước , góp phần cải thiện cuộc sống của người dân .
b . Hạn chế
Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng , tài nguyên , đất đai chưa

được quản lý tốt , khai khác và sử dụng kém hiệu quả . Rừng bị tàn phá nặng
nề , khoáng sản bị khai khác bừa bải . Đa dạng sinh học trên đất liền và dưới
biển đều bị suy giảm . Nguồn nước mặt và nước ngầm , nước biển đang bị ô
nhiễm và cạn kiệt.




Các sự cố môi trường ngày càng tăng . Việc gia tăng dân số, việc di dân tự
do diễn ra ồ ạt , việc khai khác có tính chất hủy diệt các nguồn lợi sinh vật
trên cạn và dưới nước , việc phụ xanh diện tích rừng , việc cung cấp nước
sạch , xử lý các cơ sở gây ô nhiễm … đang là những thách thức gay gắt.
Các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu , suy giảm tầng ôzôn, nước biển
dâng cao , ô nhiễm , suy giảm chất lượng nước của các dòng song lón, hiện
tượng Elnino … ngày càng ảnh hưởng xấu đến môi trường.

(Hiện tượng elnino là hiện tượng nước biển nóng lên bất thường)
Việc xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường còn chậm , thực hiện chưa
nghiêm, hiệu quả thấp.Chưa chủ động nghiên cứu, dự báo đánh giá tác động
của biến đổi khí hậu, hậu quả thiên tai còn nặng nề.
Ý thức tự giác thi hành pháp luật bảo vệ và giữ gìn môi trường chưa trở
thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư.
Các doanh nghiệp thường xem nhẹ, người dân còn nhận thức sai lệch và
chưa thi hành tốt pháp luật về bảo vệ môi trường. Công tác tuyên truyền,
giáo dục về môi trường và bảo vệ môi trường chưa tốt.
Những hạn chế, khuyết điểm về bảo vệ môi trường có nguyên nhân khách
quan , những nguyên nhân chủ quan là chính . Đó là việc giáo dục nâng cao
nhận thức về sự cần thiết bảo vệ môi trường cho toàn dân chưa được quan
tâm đúng mực . Công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và
địa phương còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đồng bộ, thiếu thống nhất.

Tư duy coi trọng tăng trường kinh tế , xem nhẹ bảo vệ môi trường vẫn phổ
biến . Đầu tư cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu . Nhiều cơ
sở chưa khắc phục , xử lý ô nhiễm môi trường chưa triệt để .


Thực hiện chỉ tiêu PTBV về mặt môi trường
Bảng dưới đây nêu cụ thể các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường của Kế hoạch
phát triển KT-XH 2006-2010 và tình hình thực hiện (Theo số liệu của Báo
cáo Môi trường Việt Nam năm 2010).
STT
Loại chỉ tiêu
Kế hoạch
2010 đạt
được
1
Tỷ lệ đất được che phủ rừng
42- 43%
40%
2
Tỷ lệ số dân được cấp nước sạch ở đô 95%/75%
80%/70%
thị/nông thôn
3
Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu >50%
Không có số
chuẩn về môi trường
liệu
4
Tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải 100%
3-5%

(gần
tập trung tại các đô thị loại 3 trở lên
đúng)
5
Tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải 50%
0%
tập trung tại các đô thị loại 4 trở xuống
6
Tỷ lệ KCN/KCX đang hoạt động có hệ 100%
50%
thống xử lý nước thải tập trung
7
Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đô thị toàn 85%
75%
quốc
8
Tỷ lệ thu gom chất thải y tế toàn quốc
85%
75%
9
Tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp 80%
75%
nguy hại
10
Tỷ lệ xử lý cơ sở ô nhiễm theo Quyết 70% (2007)
74%
định 64 của Thủ tướng


II/Những giải pháp đối với vấn đề môi trường ở nước ta

1/ Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với môi trường
a/ Mục tiêu và quan điểm bảo vệ môi trường
- Mục tiêu đến năm 2020 , tỷ lệ che phủ rừng đạt 45% . Hầu hết dân cư
thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh . Các cơ sở
sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dũng công nghệ sạch hoặc trang
bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải, trên 80% các cơ sở sản xuất
kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường.
Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất có
hệ thống xử lý nước thải tập trung. 95% chất thải rắn thong thường,85% chất
thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn.
Cải thiện và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng. Hạn chế tác
hại của thiên tai; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là
nước biển dâng, trước tiên đối với các vùng dễ bị ảnh hưởng,các vùng ven
biển.
- Quan điểm bảo vệ môi trường
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước phải gắn với bảo
vệ tài nguyên,môi trường.
Để phát triển bền vững,cần tập trung phát triển mạnh các ngành nghề tạo ra
sản phẩm kinh tế có giá trị tăng cao,mặt khác cần bảo vệ nghiêm ngặt tài
nguyên,môi trường.
Cần khai khác,sử dụng đúng tài nguyên,tiết kiệm nhiên liệu,nguyên liệu,bảo
vệ môi trường.
Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế ngành, vùng, lĩnh vực và các chương trình, dự án đầu tư. Mọi
công trình xây dựng bắt buộc phải thực hiện nghiêm quy định bảo vệ môi
trường.
Hai là, gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, điều kiện
cốt yếu để thoát khỏi đói nghèo,phát triển con người toàn diện :
Cần kết hợp cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế, thận trọng xử lý triệt để
việc thải vào môi trường chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường.

Khuyến khích phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch,
hoàn thiện hệ thống tiê chuẩn, quy chuẩn về môi trường, triển khai mạnh mẽ
các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở lưu vực song, các khu công nghiệp, làng
nghề.
Các cấp, các ngành, mọi cơ quan, trường học, khu dân cư … phải quan tâm,
có đề án thực hiện bảo vệ môi trường trong đề án phát triển kinh tế của
mình.
Ba là, coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với
biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên.


Những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu, những thảm họa môi
trường ngày càng nhiều. Với mực nước biển dự báo sẽ dâng cao gần 1,0 mét
vào cuối thế kỉ này, 40% diện tích đồng bằng song Cửu Long bị ngập, 30%
diện tích đồng bằng sông Hồng nằm dưới mực nước biển; 10% - 12% dân số
nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP. Bởi vậy, cần
đẩy nhanh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu, nước biển dâng.
Triển khai phát triển và hiện đại hóa ngành khí tượng thùy văn phục vụ công
tác dự báo, cảnh báo thiên tai và ứng p hó với biến đổi khí hậu. Quản lý,
khai khac hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh
thái…
Bốn là, xử lý triệt để những cơ sở gây ô nhiễm môi trường, đẩy mạnh cải tạo
môi trường.
Hoàn thành hệ thống pháp luật, xây dựng chế tải đủ mạnh để ngăn chặn, xử
lý các hành vi vi phạm bảo vệ môi trường. Các cơ sở sản xuất kinh doanh,
cần nghiêm chỉnh chấp tành các văn bản pháp luật về khắc phục ô nhiễm,
suy thoái của môi trường.
Nhà nước và người dân thường xuyên kiểm tra, thanh tra các vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm lộ trình xử lý các cơ sở gây ô

nhiễm môi trường
Năm là, nâng cao hiệu quả quản lý, khai khác và sử dụng có hiệu quả tài
nguyên đất,nước, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
Hạn chế đầu tư vào các ngành khai khác tài nguyên, sử dụng nhiều đất đai,
tiêu hao nhiều năng lượng, không chấp nhận những dự án sử dụng công
nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Coi phòng ngừa và ngăn chặn kết
hợp với xử lý ô nhiễm môi trường.
Kết hợp phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi
trường. Tiếp tục hoàn thiện chính sách về đất đai, chính sạch khai khác sử
dụng bền vững tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, đổi mới công
tác quản lý khai khác, sử dụng khoáng sản…
Sáu là, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của hệ thống chính trị, của toàn xã
hội và của mọi công dân:
Chủ trương bảo vệ môi trường cần được thể chế hóa thành pháp luật. Khắc
phục tư tưởng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà xem nhẹ bảo vệ môi trường.
Các chi tiêu về môi trường phải được sử dụng để đánh giá chất lượng, hiệu
quả và tính bền vững trong sự tăng trưởng kinh tế, xã hội của quốc gia,
ngành, địa phương và cơ quan. Trong bảo vệ môi trường phải lấy phương
châm phòng ngừa là chính. Thúc đẩy sự hình thành ngành công nghiệp môi
trường.


Ngành tài nguyên và môi trường cần đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản,
nâng cao năng lực dự báo thời tiết; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản
lý tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hoàn thiện, vận hành
thông suốt cơ chế quản lý biển, hải đảo, khẩn trương hoàn thiện hệ thống
pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2/Trách nhiệm của công dân
Bảo vệ môi trường “ xanh, sạch, đẹp ” là bảo vệ chính mình, là vấn đề sống
còn, là trách nhiệm của bất kỳ nước nào, cơ quan, tổ chức hay cá nhân con

người.
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, nhất là thế hệ trẻ. Cần nâng
cao nhận thức về môi trường và sự cần thiết của bảo vệ môi trường đồng
nghĩa với việc bảo vệ sự sống của chính mình; mọi công dân rèn cho được ý
thức bảo vệ môi trường trở thành thói quen, nếp sống hàng ngày.
Mỗi công dân phải gương mẫu tích cực giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường
nơi cư trú, nơi học tập, công tác và mọi nơi trong xã hội.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, có ý thức trồng
cây, trồng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, bảo tồn thiên nhiên.Khai thách có
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái.
Tham gia tích cực trong phát triển và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường. Tự giác thực hiện và khuyến khích mọi người áp dụng
công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
Bảo vệ môi trường là phát triển bền vững đòi hỏi quyết tâm cao, nhận thức
và hành động thường xuyên của từng người, cả cộng đồng. Điều đó hình
thành nên đạo đức và tiêu chí của xã hội văn minh trong thời đại mới.




×