Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP GANG THÉP ĐẾN MỘT SỐ YẾU TỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SÔNG CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.38 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG VĂN LONG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI
KHU CÔNG NGHIỆP GANG THÉP ĐẾN
MỘT SỐ YẾU TỐ KIM LOẠI NẶNG
TRONG NƯỚC SÔNG CẦU
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng

Thái Nguyên - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG VĂN LONG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI
KHU CÔNG NGHIỆP GANG THÉP ĐẾN
MỘT SỐ YẾU TỐ KIM LOẠI NẶNG
TRONG NƯỚC SÔNG CẦU
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 44 03 01


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng

Thái Nguyên - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có sử dụng các số liệu kế
thừa của Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trường Thái Nguyên. Kết quả nêu
trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Dương Văn Long


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
nhà Trường Đại học Nông Lâm, Phòng đào tạo, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học
và các thầy cô trong Khoa Môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
tận tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt
thời gian tôi học tập ở trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng, người

thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, lãnh
đạo Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường, lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi
trường và các đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn
thành tốt luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cô, các chú, các anh chị là cán bộ Công ty
CP gang thép Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
lấy mẫu và thu thập thông tin tại đơn vị để phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng, cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, ủng
hộ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Học viên

Dương Văn Long


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 1
2.Mục tiêu tổng quát của đề tài ........................................................................................... 2
3. Mục tiêu cụ thể của đề tài ............................................................................... 2
4. Ý nghĩa của đề tài. ............................................................................................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1.Đại cương về các kim loại nặng.................................................................... 3
1.1.1. Chì và hậu quả của ô nhiễm của chì

......................................................................... 3


1.1.2. Cadimi và hậu quả của ô nhiễm của cadimi

.......................................................... 5

1.1.3 Kẽm và hậu quả của ô nhiễm của kẽm ...................................................................... 6
1.2. Tổng quan về ngành sản xuất thép Việt Nam ......................................................... 6
1.2.1. Quá trình hình thành

........................................................................................................ 6

1.2.2. Quá trình phát triển ........................................................................................................... 7
1.2.3. Tổng quan về nước thải ngành sản xuất thép ........................................................ 8
1.3. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................................... 8
13.1. Vị trí địa lý

............................................................................................................................ 8

1.3.2. Khí tượng thủy văn ........................................................................................................... 9
1.4. Sơ lược về khu công nghiệp Gang Thép ................................................................ 10
1.4.1. Công ty CP gang thép Thái Nguyên .....................................................

12

1.4.2. Công ty CP hợp kim sắt gang thép Thái Nguyên .............................................. 25
1.4.3. Công ty CP tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên

....................................... 27

1.4.4. Công ty CP cơ khí gang thép ................................................................

1.4.5. Công ty TNHH Natsteel Vina Thái Nguyên

29

....................................................... 31

1.5. Sơ lược về hệ thống sông Cầu .................................................................................. 32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..34
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 34
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 35
2.3.1. Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu ................................................................ 35


iv

2.3.2. Phương pháp tính toán thải lượng ............................................................................ 36
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ........................ 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 38
3.1. Hiện trạng chất lượng nước thải Khu công nghiệp Gang thép ......................... 38
3.1.1. Nhà máy luyện gang

...................................................................................................... 42

3.1.2. Nhà máy luyện thép Lưu Xá ..................................................................................... 45
3.1.3. Công ty CP hợp kim sắt gang thép Thái Nguyên.

............................................ 46

3.2. Ước tính thải lượng ô nhiễm kim loại ........................................................................ 48

3.2.1. Nhà máy luyện gang

...................................................................................................... 48

3.2.2. Nhà máy luyện thép Lưu Xá

...................................................................................... 52

3.2.3. Công ty CP hợp kim sắt gang thép Thái Nguyên .............................................. 52
3.2.4 53Thải lượng ô nhiễm kim loại thải ra suối Cam Giá và sông Cầu ............. 53
3.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt suối Cam Giá và Sông Cầu ........................... 53
3.4. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của sản xuất thép tới môi trường
nước mặt Sông Cầu .............................................................................................................. 59
3.4.1. Các giải pháp quản lý

.................................................................................................... 59

3.4.2. Các giải pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm nguồn nước ........................

60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................61
1. KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 61
2.KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 63


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


APHA

: (American Public Health Association): Hiệp hội sức khỏe cộng đồng Mỹ

ASEAN

: (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BOD

: (Biochemical oxygen demand): Nhu cầu ôxi sinh hóa

COD

: (Chemical oxygen demand): Nhu cầu ôxi hóa học

CP

: Cổ phần

DDT

: (dichlorodiphenyltrichloroethane): Thuốc trừ sâu họ clo hữu cơ

IQ

: (Intelligence quotient): Chỉ số thông minh

EPA


: (Environmental Protection Agency): Cơ quan bảo vệ môi trường (Mỹ)

QCVN

: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TCVN

: tiêu chuẩn Việt Nam

TISCO

: Công ty CP gang thép Thái Nguyên

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

: Ủy ban nhân dân

USEPA

: (United States Environmental Protection Agency): Cơ quan bảo vệ
môi trường Mỹ

VICASA


: Công ty CP thép Biên Hòa

VIKIMCO

: Công ty CP thép Thủ Đức


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Nguồn nguyên, nhiên liệu của nhà máy Cốc Hóa ..................13
Bảng 1.2: Sản phẩm của nhà máy Cốc Hóa......................................................... 14
Bảng 1.3: Thông tin về chất thải của nhà máy Cốc Hóa .......................................14
Bảng 1.4: Nguồn nguyên, nhiên liệu của nhà máy luyện gang ..............................16
Bảng 1.5: Sản phẩm của nhà máy luyện gang ......................................................16
Bảng 1.6: Thông tin về chất thải của nhà máy luyện gang ....................................16
Bảng 1.7: Nguồn nguyên, nhiên liệu của nhà máy luyện thép Lưu Xá ..................19
Bảng 1.8: Sản phẩm của nhà máy luyện thép Lưu Xá ...........................................19
Bảng 1.9: Thông tin về chất thải của nhà máy luyện thép Lưu Xá ........................19
Bảng 1.10: Nguồn nguyên, nhiên liệu của nhà máy cán Lưu Xá ...........................21
Bảng 1.11: Sản phẩm của nhà máy cán thép Lưu Xá ............................................22
Bảng 1.12: Thông tin về chất thải của nhà máy cán thép Lưu Xá ..........................22
Bảng 1.13: Nguồn nguyên, nhiên liệu của nhà máy cán thép Thái Nguyên ...........23
Bảng 1.14: Sản phẩm của nhà máy cán thép Thái Nguyên ....................................24
Bảng 1.15: Thông tin về chất thải của nhà máy cán thép Thái Nguyên .................24
Bảng 1.16: Nguồn nguyên, nhiên liệu của công ty CP hợp kim sắt gang thép .......25
Bảng 1.17: Thông tin về chất thải của công ty CP hợp kim sắt gang thép .............26
Bảng 1.18: Thông tin về chất thải của công ty CP vật liệu chịu lửa .......................27
Bảng 1.19: Nguồn nguyên, nhiên liệu của công ty CP cơ khí gang thép ................30

Bảng 1.20: Sản phẩm của công ty CP cơ khí gang thép .......................................30
Bảng 1.21: Nguồn nguyên, nhiên liệu sản xuất của công ty ..................................31
Bảng 2.1: Phương pháp phân tích .........................................................................37
Bảng 3.1: Chất lượng nước thải của ba đơn vị trong khu công nghiệp ..................40
Bảng 3.2: Diễn biến chất lượng nước thải sản xuất của nhà máy luyện gang .........42
Bảng 3.3: Chất lượng nước thải sản xuất của nhà máy luyện gang ........................43
Bảng 3.4: Diễn biến chất lượng nước thải sản xuất của nhà máy luyện thép Lưu Xá ......45


vii

Bảng 3.5: Diễn biến chất lượng nước thải sản xuất của Công ty CP hợp kim sắt
gang thép(trung bình của mỗi năm) ......................................................47
Bảng 3.6: Định mức phát thải theo sản phẩm........................................................ 49
Bảng 3.7: Số liệu định mức của nhà máy Luyện Gang ..........................................49
Bảng 3.8: Tổng lượng kim loại Pb, Zn và Cd đầu vào của nhà máy luyện gang ....50
Bảng 3.9 : Hàm lượng các kim loại trong chất thải ................................................48
Bảng 3.10: Tổng thải lượng các kim loại của nhà máy luyện gang ........................51
Bảng 3.11: Số liệu về lượng kim loại đầu vào và đầu ra ........................................51
Bảng 3.12: Thải lượng kim loại Pb, Cd và Zn của nhà máy luyện thép Lưu Xá ....52
Bảng 3.13: Thải lượng kim loại Pb, Cd và Zn của công ty CP hợp kim sắt gang
thép ...................................................................................................... 53
Bảng 3.14: Thải lượng kim loại Pb, Cd và Zn ra suối Cam Giá .............................53
Bảng 3.15: Chất lượng nước mặt (trung bình từ năm 2011-2013) .........................54
Bảng 3.16: Hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu ..........................55
Bảng 3.17: Diễn biến chất lượng nước mặt theo mùa (mùa mưa và mùa khô) ......56


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Phạm vị khu vực nghiên cứu ........................................... 35
Hình 3.1: BOD 5, COD, TSS trung bình trong nước thải (năm 2011-2013) .... 41
Hình 3.2: Giá trị amoni và dầu mỡ trung bình trong nước thải (năm 20112013) ............................................................................................ 41
Hình 3.3: Kim loại nặng trung bình trong nước thải (năm 2011-2013) .......... 42
Hình 3.4: Diễn biến Cd, Pb, Zn trong nước thải của nhà máy luyện gang
theo thời gian ................................................................................ 44
Hình 3.5: Diễn biến Cd, Pb, Zn trong nước thải của nhà máy luyện gang
theo mùa ....................................................................................... 44
Hình 3.6: Diễn biến Cd, Pb, Zn trong nước thải của NM luyện thép Lưu Xá
theo thời gian ................................................................................ 46
Hình 3.7: Diễn biến Cd, Pb, Zn trong nước thải của NM luyện thép Lưu Xá
theo mùa ....................................................................................... 46
Hình 3.8: Diễn biến Cd, Pb, Zn trong nước thải Công ty CP hợp kim sắt
gang thép Thái Nguyên .................................................................. 47
Hình 3.9: Diễn biến Cd, Pb, Zn trong nước thải Công ty CP hợp kim sắt
gang thép Thái Nguyên theo mùa ................................................... 48
Hình 3.10: Khảo sát đường đi chất thải lò cao [10]. .................................... 48
Hình 3.11: Diễn biến BOD 5, COD trên suối Cam Giá (trước và sau điểm
tiếp nhận nước thải) ....................................................................... 57
Hình 3.12: Diễn biến BOD 5, COD trên Sông Cầu (trước và sau điểm hợp
lưu với suối Cam Giá) .................................................................... 57
Hình 3.13: Diễn biến Zn, Pb Cd trên suối Cam Giá sau điểm tiếp nhận
nước thải theo mùa ........................................................................ 58
Hình 3.14: Diễn biến Zn, Pb, Cd trên Sông Cầu sau điểm hợp lưu với suối
Cam Giá theo mùa ......................................................................... 58


1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong một vài thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đất
nước, ngành công nghiệp Việt Nam đã có những tiến bộ không ngừng cả về số
lượng các nhà máy cùng chủng loại các sản phẩm và chất lượng cũng ngày càng
được cải thiện. Ngành công nghiệp phát triển đã đem lại cho xã hội những hàng hóa
rẻ hơn mà chất lượng ngày càng tốt hơn. Bên cạnh những tác động tích cực do
ngành công nghiệp mang lại thì cũng phải kể đến những tác động tiêu cực. Một
trong những mặt tiêu cực đó là các loại chất thải do các ngành công nghiệp thải ra
ngày càng nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ của con người.
Môi trường sống của con người và các loài sinh vật đang bị đe dọa bởi các chất thải
công nghiệp, trong đó vấn đề bức xúc nhất phải kể đến ô nhiễm nguồn nước. Hầu
hết các hồ, ao sông, ngòi đi qua các nhà máy công nghiệp ở Việt Nam đều bị ô
nhiễm đặc biệt là các con sông lớn, trong đó có sông Cầu. Một trong những nguyên
nhân làm ô nhiễm nguồn nước sông, ao hồ là nước thải công nghiệp có chứa , kim
loại nặng như: thủy ngân, sắt, chì, kẽm, đồng, crôm, nikel…[13]. Do vậy, vấn đề ô
nhiễm môi trường nước đã và đang được đặc biệt quan tâm nghiên cứu để đưa ra những
giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời sự gia tăng ô nhiễm này.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước tại sông
Đồng Nai, sông Cầu, sông Nhuệ và sông Đáy đã bị ô nhiễm. Kết quả khảo sát cho
thấy, gần 70% trong số hơn một triệu m3 nước thải mỗi ngày từ các khu công
nghiệp được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý đã gây ô nhiễm
môi trường. Trong khi đó, tỷ lệ các khu công nghiệp đi vào hoạt động có trạm xử lý
nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%. Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy và sông
Cầu (đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên) nhiều chỉ tiêu chất lượng không đạt
giới hạn B1.
Theo các báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường từ năm 2005 đến năm 2013;
báo cáo kết quả triển khai Đề án sông Cầu; báo cáo xây dựng hệ thống quan trắc
của tỉnh Thái Nguyên và số liệu quan trắc hiện trạng môi trường từ năm 2005 đến



2

năm 2013 cho thấy chất lượng nước mặt sông Cầu, đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Thái
Nguyên đã có những biểu hiện ô nhiễm rõ rệt do các nguồn nước thải từ khu công
nghiệp Gang Thép.
Để theo dõi diễn biến theo thời gian và không gian của các chất gây ô nhiễm
trong nước do nước thải của Khu công nghiệp, đồng thời đề xuất các phương án
giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất khu công nghiệp,
Học viên chọn đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp
Gang Thép đến một số yếu tố kim loại nặng trong nước sông Cầu”.
2. Mục tiêu tổng quát của đề tài:
Nhằm góp phần làm rõ tác động của nước thải, đặc biệt là các kim loại nặng
trong nước thải Khu công nghiệp Gang Thép tới chất lượng nước sông Cầu, hỗ trợ
cho công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.
3. Mục tiêu cụ thể của đề tài:
- Đánh giá được hiện trạng xả nước thải, chất lượng nước thải của khu công
nghiệp Gang thép.
- Ước tính được thải lượng nước thải từ hoạt động sản xuất của các nhà máy
trong khu công nghiệp Gang Thép.
- Đánh giá được hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt suối Cam Giá
trước và sau điểm tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Gang Thép.
- Đánh giá được hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt sông Cầu trước
và sau điểm hợp lưu với suối Cam giá.
- Đề xuất được các biện pháp quản lý nước thải trong hoạt động sản xuất của
Khu công nghiệp.
4. Ý nghĩa của đề tài.
- Đưa ra cách nhìn tổng quan về tác động của nước thải Các khu công nghiệp,
đặc biệt là Công nghiệp nặng đến chất lượng nước mặt.

- Làm rõ các động của nước thải của KCN Gang Thép tác động đến chất
lượng nước Sông Cầu.
- Đưa ra các giải pháp quản lý, xử lý để bảo vệ chất lượng nước mặt Sông Cầu.
- Nêu lên tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nước mặt lưu vực Sông Cầu.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Đại cương về các kim loại nặng
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5 g/cm3. Chúng
có thể tồn tại trong khí quyển (dạng hơi), thuỷ quyển (các muối hoà tan), địa quyển
(dạng rắn không tan, khoáng, quặng...) và sinh quyển (trong cơ thể con người, động
thực vật). Cũng như nhiều nguyên tố khác, các kim loại nặng có thể cần thiết cho
sinh vật cây trồng hoặc động vật, hoặc không cần thiết. Những kim loại cần thiết
cho sinh vật nhưng chỉ có nghĩa "cần thiết" ở một hàm lượng nhất định nào đó, nếu
ít hơn hoặc nhiều hơn thì lại gây tác động ngược lại. Những kim loại không cần
thiết, khi vào cơ thể sinh vật ngay cả ở dạng vết (rất ít) cũng có thể gây độc hại. Với
quá trình trao đổi chất, những kim loại này thường được xếp loại độc. Ví dụ như
niken, đối với thực vật thì niken không cần thiết và là chất độc, nhưng đối với động
vật, niken lại rất cần thiết ở hàm lượng thấp.
Với những kim loại cần thiết đối với sinh vật cần lưu ý về hàm lượng của
chúng trong sinh vật. Nếu ít quá sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, nếu
nhiều quá sẽ gây độc. Như vậy sẽ tồn tại một khoảng hàm lượng tối ưu của kim
loại, và chỉ có giá trị ở đúng sinh vật hay một cơ quan của sinh vật mà nó có tác
dụng, ở giá trị này sẽ có tác động tích cực lên sự phát triển hoặc sản phẩm của quá
trình trao đổi chất. Kim loại nặng trong môi trường thường không bị phân huỷ sinh
học mà tích tụ trong sinh vật, tham gia chuyển hoá sinh học tạo thành các hợp chất

độc hại hoặc ít độc hại hơn. Chúng cũng có thể tích tụ trong hệ thống phi sinh học
(không khí, đất nước, trầm tích) và được chuyển hoá nhờ sự biến đổi của các yếu tố
vật lý và hoá học như nhiệt độ, áp suất dòng chảy, oxy, nước... Nhiều hoạt động
nhân tạo cũng tham gia vào quá trình biến đổi các kim loại nặng và là nguyên nhân
gây ảnh hưởng tới vòng tuần hoàn vật chất hoá địa, sinh học của nhiều loại [12].
1.1.1. Chì và hậu quả của ô nhiễm của chì
1.1.1.1. Ảnh hưởng của chì tới thực vật
Chì (Pb) là một nguyên tố không cần thiết cho cơ thể sinh vật, chì được cây
hấp thụ và từ đó làm ô nhiễm chuỗi thực phẩm. Khả năng metyl hoá sinh học các


4

hợp chất chì vô cơ thành chì metyl Pb(CH3)4 làm tăng khả năng lan truyền ô nhiễm
chì trong chuỗi thức ăn. Pb lại là kim loại nặng có khả năng tích luỹ cao nên khi
sinh vật sản xuất hấp thụ chì, dù chỉ một lượng nhỏ, qua dây chuyền thực phẩm nó
sẽ được khuếch đại và đến lúc nào đó sẽ trở thành chất gây độc cho sinh vật tiêu
thụ, thậm chí ngay cả sinh vật sản xuất.
1.1.1.2.Ảnh hưởng của chì tới sức khoẻ con người
Con người hấp thụ chì một cách gián tiếp thông qua chuỗi thức ăn hoặc trực
tiếp bằng nhiều con đường: hô hấp, tiếp xúc qua da hoặc tiêu hoá. Một số dạng
nhiễm độc chì được biết đến là: nhiễm độc mãn tính và nhiễm độc cấp tính.
Sự thâm nhập chì qua nhau thai người xảy ra rất sớm từ tuần thứ 20 của thai
nhi và tiếp diễn sau đó. Trẻ em có mức hấp thụ chì gấp 4 - 5 lần so với người lớn.
Mặt khác, thời gian bán phân huỷ sinh học chì ở trẻ em cũng lâu hơn nhiều. Chì tích
đọng ở xương. Trẻ em từ 6 tuổi trở xuống và phụ nữ có thai là những đối tượng mẫn
cảm với những ảnh hưởng nguy hại cho sức khoẻ do chì gây ra.
Chì cũng kìm hãm chuyển hoá Canxi bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông
qua kìm hãm sự chuyển hoá vitamin D. Chì gây độc cả hệ thống thần kinh trung
ương lẫn thần kinh ngoại biên. Nhiễm độc chì thường làm rối loạn trí óc, nhẹ thì

nhức đầu; nặng thì co giật có thể dẫn đến động kinh, hôn mê và tử vong .
Trong cơ thể, chì tác dụng lên hệ thống enzyme nhất là enzyme vận chuyển
hyđro. Khi bị nhiễm độc, người bệnh có một số rối loạn cơ thể, chủ yếu là rối loạn
bộ phận tạo huyết (tuỷ xương). Tuỳ theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai
biến như đau bụng, đường viền đen Burton ở lợi, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp
vĩnh viễn, liệt, tai biến não; nếu bị nặng có thể dẫn đến tử vong [28].
Uỷ ban chuyên viên FAO/WHO về phụ gia thực phẩm (JECFA) đã thiết lập
giá trị tạm thời cho lượng chì đưa vào cơ thể hàng tuần có thể chịu được đối với cơ
thể trẻ sơ sinh và thiếu nhi là 25  g/kg thể trọng (tương đương 3,5  g/kg thể
trọng/ngày).


5

1.1.2. Cadimi và hậu quả của ô nhiễm của cadimi
1.1.2.1. Ảnh hưởng của cadimi đến cây trồng
Sự nhiễm độc Cd có thể xảy ra đối với thực vật trên những vùng đất bị ô
nhiễm. Sự tích luỹ của nó trong thực vật là nguyên nhân gây gia tăng rủi ro ngộ độc
thực phẩm và có thể gây ảnh hưởng trầm trọng trong một thời gian dài.
Cd gây độc cho cây trồng, khi Cd thâm nhập vào cây, chúng sẽ tham gia vào
các phản ứng oxy hoá. Biểu hiện của cây bị nhiễm độc Cd là mép lá có màu nâu; lá
bị úa vàng, xoăn; rễ có màu nâu, thân còi. Tuỳ theo mức độ nhiễm độc mà cây có
biểu hiện rõ hay không rõ. Ngoài ra, Cd còn làm thay đổi tính thấm của màng tế
bào, kìm hãm quá trình tổng hợp protêin, ức chế một số enzyme, tác động tới hô
hấp và quang hợp của thực vật,…[28].
1.1.2.2. Ảnh hưởng của Cd đến sức khoẻ con người
Cd được xếp vào hàng những kim loại độc nhất. Cadimi có độc tính rất rõ đối
với động vật thuỷ sinh (tôm, cá), con người và thực vật. Nguyên nhân chủ yếu của
độc tính là Cd đồng hình với Zn nên có khả năng thay thế Zn trong một số enzyme
gây nên rối loạn quá trình trao đổi chất [28].

Cadimi đi vào cơ thể con người chủ yếu qua đường ăn uống. Do nước uống
hoặc đồ ăn bị nhiễm Cd. Lượng Cd trong nước uống thường thấp không vượt quá
1x10-6 g/l. Cd vào cơ thể tích tụ chủ yếu ở thận, nó có thời gian bán phân huỷ
sinh học dài từ 10 - 30 năm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, Cd là chất gây ung thư
đường hô hấp. Khi bị nhiễm độc Cd tuỳ theo mức độ, có thể biểu hiện ở các mức
độ khác nhau như ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, đặc biệt là gây tổn thương
thận, ngoài ra còn ảnh hưởng tới nội tiết máu, tim mạch… Cd trong khẩu phần
ăn có thể gây nên bệnh căng thẳng thần kinh. Khi ở nồng độ cao Cd gây ra thiếu
máu, đau thận và phá tuỷ xương. Nhiễm độc Cd xảy ra ở Nhật Bản với bệnh
“Itai Itai” gây giòn xương.
Thường phần lớn Cd đi vào cơ thể người được đào thải ra ngoài qua thận, một
lượng nhỏ Cd liên kết với protein của cơ thể thành metallothionien có ở thận, phần
còn lại được giữ lại trong cơ thể và tích luỹ dần dần theo thời gian. Khi Cd trong cơ
thể người tích luỹ đủ lớn sẽ thay thế chỗ Zn 2+ trong các enzym quan trọng và gây


6

rối loạn tiêu hoá. Căn cứ theo tính độc của nó với cơ thể, tổ chức Y tế thế giới đề
nghị lượng Cd có thể chấp nhận được vào cơ thể tối đa là từ 400x10-9g đến 500x10-9g
trong một tuần và 7x10-6g/kg thể trọng [28].
Ngộ độc Cd qua tích tụ từ nước có thể dẫn đến quái thai ở động vật. Cho bò và
cừu ăn thức ăn có chứa 50 - 5000 mg Cd trong một năm liên tục sẽ gây ra những dị
dạng cho thai của chúng. Nhưng đối với người, bị nhiễm độc Cd không thấy dị tật
bẩm sinh ở trẻ sơ sinh nhưng trọng lượng của chúng thấp và có vài trường hợp xuất hiện
còi xương.
1.1.3 Kẽm và hậu quả của ô nhiễm của kẽm
Kẽm thường đi cùng với Cd. Kẽm đóng vai trò là một chất cấu tạo và xúc tác
trong nhiều enzim liên quan đến quá trình đồng hóa năng lượng, trong việc chuyển
đổi các chất. Hiện tượng thiếu kẽm trong con người và động vật biểu hiện có triệu

trứng biếng ăn, kém phát triển tổn thương về da và không phát triển giới tính. Đối
với thực vật, triệu chứng thiếu kẽm là cây phát triển cằn cỗi, không cân đối giữa
thân cây và lá, thường được nhận biết bởi phiến lá nhỏ, có những chấm đỏ tím trên
lá. Hàm lượng kẽm trong thực vật khác nhau thường khác nhau; tùy thuộc vào chức
năng của yếu tố nhiệt độ, đất và còn phụ thuộc vào loại gen. Mức độ xuất hiện kẽm
và sự phân loại của mô hình lá trưởng thành có thể đưa ra như sau:
Thiếu: lượng kẽm nhỏ hơn 10-20mg/kg; Đủ: Giữa 25-150mg/kg, Thừa
>400mg/kg, sẽ gây độc [28].
1.2. Tổng quan về ngành sản xuất thép Việt Nam
1.2.1. Quá trình hình thành
Ngành thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 1960. Khu
liên hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp ta xây dựng, cho ra mẻ gang
đầu tiên vào năm 1963. Song do chiến tranh và khó khăn nhiều mặt, 15 năm sau,
Khu Liên hợp Gang Thép Thái Nguyên mới có sản phẩm Thép cán. Năm 1975, Nhà
máy luyện cán Thép Gia Sàng do Đức (trước đây) giúp đã đi vào sản xuất. Công
suất thiết kế lúc đó của cả khu liên hợp Gang Thép Thái Nguyên là 100 ngàn
tấn/năm.


7

1.2.2. Quá trình phát triển
Giai đoạn từ 1976 đến 1989: Ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất
nước lâm vào khủng hoảng, ngành thép không phát triển được và chỉ duy trì mức
sản lượng từ 40 ngàn đến 85 ngàn tấn thép/năm.
Giai đoạn từ 1989 đến 1995: Năm 1990, sản lượng Thép trong nước đã vượt
mức trên 100 ngàn tấn/năm.
Năm 1990, Tổng Công ty Thép Việt Nam được thành lập, thống nhất quản lý
ngành sản xuất Thép quốc doanh trong cả nước. Đây là thời kỳ phát triển sôi động,
nhiều dự án đầu tư chiều sâu và liên doanh với nước ngoài được thực hiện. Các

ngành cơ khí, xây dựng, quốc phòng và các thành phần kinh tế khác đua nhau làm
thép mini. Sản lượng thép cán năm 1995 đã tăng gấp 04 lần so với năm 1990, đạt
mức 450.000 tấn/năm, bằng với mức Liên Xô cung cấp cho nước ta hàng năm trước
1990. Năm 1992 bắt đầu có liên doanh sản xuất thép sau khi nguồn cung cấp chủ
yếu từ các nước Đông Âu không còn nữa.
Tháng 04 năm 1995, Tổng Công ty Thép Việt Nam được thành lập theo mô
hình Tổng Công ty Nhà nước (Tổng Công ty 91) trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty
Thép Việt Nam và Tổng Công ty Kim khí thuộc Bộ Thương mại.
Thời kỳ 1996 - 2000: Ngành thép có mức độ tăng trưởng tốt, tiếp tục được đầu
tư mạnh (phát triển mạnh sang khu vực tư nhân): đã đưa vào hoạt động 13 liên
doanh, trong đó có 12 liên doanh cán thép và gia công, chế biến sau cán. Sản lượng
thép cán của cả nước đã đạt 1,57 triệu tấn vào năm 2000, gấp 3 lần so với năm 1995
và gấp 14 lần so với năm 1990.
Quy trình sản xuất Thép:
Quặng + than cốc
SL sản xuất
Lò cao

Lò thổi

Lò luyện

Billet
Slab

Phế liệu + gang

Lò nấu/luyện
>1600oC


SL chế biến

Billet

Cán

Thành
phẩm


8

1.2.3. Tổng quan về nước thải ngành sản xuất thép
Công nghiệp nặng là khối ngành đào thải nhiều chất ô nhiễm nhất; chúng là
nguyên nhân chính từ hoạt động sản xuất làm tình trạng ô nhiễm đến mức báo động.
Ngành thép cũng không ngoại lệ: khí thải, nước thải, tiếng ồn, chất thải rắn với
nồng độ cao, là mối nguy hại cho môi trường nếu không xử lý triệt để. Theo tính
toán, sản xuất 1 tấn thép sẽ thải ra từ 0,5-1 tấn xỉ, 10.000m3 khí thải, 100kg bụi. Rất
nhiều các chất ô nhiễm như: axit, kiềm, các nguyên tố hợp kim... thải ra môi trường.
Trong các vùng luyện kim, khí quyển bị nhiễm bẩn chiếm tỷ lệ gần 60%. Ngoài
nguyên liệu chính là thép phế, sắt xốp, gang thỏi hoặc gang lỏng, vôi, việc sản xuất
thép còn sử dụng năng lượng như than, gas, điện, dầu, oxy, nước và các chất phụ trợ
như hợp kim, điện cực, khí trơ, vật liệu đầm lò.
Quá trình sản xuất thép sinh ra các chất thải khí, rắn và tiếng ồn. Trong
một số trường hợp, nước làm mát không được tuần hoàn tuyệt đối cũng phát
thải ra môi trường.
Nước thải phát sinh từ công nghiệp luyện thép đa phần từ nước làm mát
không được tuần hoàn tuyệt đối và nước thải sinh hoạt của công nhân; chứa nhiều
dầu mỡ, cặn bẩn từ quá trình hàn, acid, kiềm, kim loại nặng, chất hữu cơ. Mặc dù,
vì đặc điểm ngành luyện kim là sử dụng ít nước nên lưu lượng nước thải khá nhỏ

nhưng không vì thế mà ta xem nhẹ mức tác động đến môi trường, tính kim loại từ
nước thải có thể làm hàng loại cá và thủy sinh vật cùng con người bị ngộ độc. Để
giảm thiểu tác động của nước thải ngành thép bắt buộc các nhà máy phải trang bị hệ
thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quốc gia.
1.3. Điều kiện tự nhiên
13.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu thuộc thành phố Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên
177km2, phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thị xã
Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện
Phú Bình [29].


9

Hình 1.1 Vị trí của khu vực nghiên cứu
1.3.2. Khí tượng thủy văn
Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc
Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè
nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ,
thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn.
-Nhiệt độ không khí: + Trung bình năm: 23,10C
-Lượng mưa: Lượng mưa tại thành phố Thái Nguyên thống kê từ năm 1977
đến 2010 là 2007 mm
- Độ ẩm trung bình không khí: 84%
- Tốc độ gió (trung bình năm): 1,5m/s
- Lượng nước bốc hơi trong không khí trung bình năm đo bằng ống Piche: 979 mm
Địa chất thủy văn:
Mực nước ngầm xuất hiện ở độ cao 23,00 đến 25,00m.
+ Thành phố chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Cầu.



10

* Đặc trưng sông Cầu
Sông Cầu bắt nguồn từ núi Văn Ôn, huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chiều dài
sông 289 km lưu vực 6030 km2, phần sông chảy qua địa phận Thái Nguyên là 110
km, diện tích lưu vực xấp xỉ 3489 km2. Độ dốc trung bình lớn i = 1,75. Lưu lượng
trung bình mùa lũ Q = 650 m3/s, lưu lượng trung bình mùa cạn Q = 6,5 m3/s.
Sông Công bắt nguồn từ núi Ba Lad thuộc huyện Định Hóa, chiều dài khoảng
96km, diện tích lưu vực xấp xỉ 951 km2. Độ dốc trung bình 1,03%. Lưu lượng trung
bình mùa lũ Q = 3,32 m3/s, lưu lượng trung bình mùa cạn Q = 0,32 m3/s.
Thành phố Thái Nguyên nằm giữa 2 sông trên do đó ảnh hưởng rất nhiều đến
chế độ thủy văn của 2 sông, đặc biệt sông Cầu nơi thoát nước chủ yếu của thành phố.
Trong đó thành phố Thái Nguyên có 1 số suối nhỏ nối với sông Cầu. Hệ thống đê bao
chưa hoàn chỉnh, mùa mưa nước sông Cầu dâng cao gây lụt lội cho thành phố.
Đặc trưng tập trung lũ tại cầu Gia Bảy: thời gian lũ lên 92 giờ, xuống 79 giờ.
Công suất trung bình 6,8 m/h, vận tốc dòng chảy lớn nhất 3,3m/s.
Đặc trưng đỉnh lũ lớn nhất ngày 11/8/1968 theo thống kê từ 1961 đến 1978
có mực nước cao nhất 28,11m.
Đặc trưng lưu lượng đỉnh lũ tại cầu Gia Bảy Qmax = 1220 m3/s
P = 1%

Q = 3620 m3/s

P = 10%

Q = 2020 m3/s

P = 5%


Q = 2460 m3/s

Bảng 1.1: Mực nước sông Cầu (m) ứng với tần suất lũ [28]
Vị trí

P = 1%

P = 5%

P = 10%

Cầu Gia Bảy

28,7

28,5

27,6

Cửa suối Xương Rồng

28,0

27,3

25,9

1.3.3. Tình hình mưa lũ
Lũ lớn trên sông Cầu gây ngập lụt khu trung tâm thành phố, lũ lụt thường
xảy ra vào tháng 6, 7, 8, 9 trong năm. Lũ lớn trên sông Cầu thường kèm theo mưa

lớn chiếm tới 75-80%.
Hàng năm có khoảng 198 ngày mưa. Thời gian mưa từ tháng 4 đến tháng 10
mỗi năm chiếm khoảng 80 – 85% tổng lượng mưa hàng năm.


11

Bảng 1.2: Tài liệu quan sát mưa lũ của trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên
Số

Lượng mưa (mm)

Tỷ lệ chiếm (%)

1

1200

4

2

1200 – 1500

5

3

1500 – 1800


13

4

1800 – 2200

50

5

>2200

28

thứ tự

Các cấp báo động và tình trạng ngập lụt ở Thái Nguyên:
- Báo động cấp 1: cốt nước 25,00
Mực nước vẫn ở lòng sông, mức độ ngập lụt không đáng kể
- Báo động cấp 2: cốt nước 26,00.
Diện tích bị ngập lụt ở các bãi thấp và 1 số ruộng của xã Quang Vinh (đối
diện với Đồng Bẩm – Gia Bẩy). Một số vùng của xã Túc Duyên và vùng ven sông
từ cầu treo Huống Thượng đến cửa đập thác Huống Gia Sàng, Cam Giá.
- Báo động cấp 3: Cốt nước 27,00
Ngập nhiều: Diện tích canh tác của các phường Tân Long, Quan Triều,
Quang Vinh, Túc Duyên, Phan Đình Phùng, và Gia Sàng hầu như bị ngập lụt.
Mức trên báo động 3 (cốt nước > 27,00) Quốc lộ 3 từ Mỏ Bạch đến cửa nhà
máy nhiệt điện Cao Ngạn, từ chợ Tân Long đến cây số 6. Đường 1 B từ Gia Bẩy đi
Chùa Hang...
Trận lũ lịch sử xảy ra từ 2-4h ngày 2/8/1959, mức nước cao nhất tại Thái

Nguyên là 28,28m, lưu lượng là 3.300 m3/s.
1.4. Sơ lược về khu công nghiệp Gang Thép
Năm 1959, Thái Nguyên vinh dự được Trung ương Đảng và Chính phủ chọn
là địa điểm để xây dựng khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên - một trong
những công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết thứ XIV của BCH Trung ương
Đảng khoá II (tháng 1 năm 1958). Được sự giúp đỡ ban đầu của Chính phủ Trung


12

Quốc, khu công nghiệp Gang Thép được xây dựng phía Nam thành phố Thái
Nguyên với tổng diện tích là 160 ha, ngoài ra còn có một số mỏ nguyên liệu ở một
số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh khác như Cao Bằng, Tuyên
Quang, Thanh Hoá, Hải Dương, Phú Thọ,… Đây là KCN luyện kim khép kín từ
khâu khai thác quặng sắt - luyện gang - luyện thép và cán thép nên dây chuyền gồm
nhiều hạng mục công trình trong các nhà máy sản xuất: Nhà máy Cốc hoá, nhà máy
luyện gang, nhà máy luyện thép Lưu Xá, nhà máy cán thép Lưu Xá… Sản lượng
của KCN theo thiết kế ban đầu là 100.000 tấn thép cán/năm. Từ năm 1986 đến nay,
Công ty đã nhiều lần đầu tư, cải tạo mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất thiết bị
theo hướng hiện đại hoá công nghệ truyền thống (luyện thép lò điện siêu cao công
suất, dàn cán tốc độ cao…) để đạt công suất giai đoạn I là 239.000 tấn phôi
thép/năm và 500.000-600.000 tấn thép cán/năm.
Do sự mất cân đối rất lớn giữa sản xuất phôi đúc liên tục và sản phẩm thép cán
của công nghiệp gang thép Việt Nam, giữa nhu cầu các chủng loại sản phẩm thép
với năng lực sản xuất. Trước mắt, năng lực sản xuất thép cán của TISCO lớn hơn
năng lực sản xuất phôi. Việc cung cấp phôi đúc của Công ty CP gang thép Thái
Nguyên thiếu hụt rất lớn, phải bù đắp bằng nhập khẩu phôi từ nước ngoài để thoả
mãn nhu cầu cán thép. Đến cuối năm 2004, TISCO thiếu trên 0,50 triệu tấn
phôi/năm; cả nước thiếu trên 2 triệu tấn/năm cân đối cho các nhà máy cán. Để đáp
ứng thoả mãn các nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân, Công ty Gang Thép

Thái Nguyên bắt đầu triển khai thực hiện dự án đầu tư giai đoạn II với công nghệ sử
dụng Lò cao - Lò thổi - Đúc liên tục.
Năm 2007, chuyển đổi mô hình công ty CP, một số đơn vị tách ra khỏi Công
ty gang thép. Hiện tại, trong khu công nghiệp Gang Thép 05 công ty gồm: Công ty
CP gang thép Thái Nguyên(gồm 07 nhà máy: Nhà máy Cốc Hóa, nhà máy luyện
gang, nhà máy luyện thép Lưu Xá, nhà máy can thép Lưu Xá, nhà máy cán thép
Thái Nguyên, xí nghiệp năng lượng, xí nghiệp đường sắt), công ty CP cơ khí gang
thép, công ty CP hợp kim sắt gang thép, Công ty TNHH Natsteel Vina Thái Nguyên
và công ty CP vật liệu chịu lửa Thái Nguyên.
1.4.1. Công ty CP gang thép Thái Nguyên
Công ty CP gang thép Thái Nguyên có 07 đơn vị trực thuộc bao gồm: Nhà
máy Cốc Hóa, nhà máy luyện gang, nhà máy luyện thép Lưu Xá, nhà máy can thép


13

Lưu Xá, nhà máy cán thép Thái Nguyên, xí nghiệp năng lượng, xí nghiệp đường
sắt. Trong đó, hoạt động của xí nghiệp năng lượng và xí nghiệp đường sắt không
phát sinh nước thải sản xuất. Vì vậy, không đi sâu đánh giá hai đơn vị này. Tình
hình sản xuất của các đơn vị trong Công ty CP gang thép như sau:
1.4.1.1. Nhà máy Cốc Hóa
Nhà máy cốc hóa là đơn vị trực thuộc Công ty CP gang thép Thái Nguyên, có
diện tích mặt bằng 192.499m2, sản phẩm chính của nhà máy là than cốc phục vụ
luyện kim, công xuất thiết kế 125.000 tấn/năm, thời gian hoạt động 24/24 giờ, số
công nhân 658 người.
Do công nghệ sản xuất lâu đời (năm 1963) nên nhà máy Cốc Hóa đã gây ô
nhiễm môi trường khu vực nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường suối Cam Giá (tiếp
nhận nước thải của nhà máy). Nước thải phát sinh từ quá trình dập cốc chứa hàm
lượng các chất ô nhiễm cao như: hợp chất hữu cơ, amoni, phenol, xianua và dầu
mỡ. Vì những nguyên nhân đó, nhà máy Cốc Hóa bị liệt kê trong danh sách các cơ

sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết đinh 64/2003/QĐ-TTg của
Thủ tướng chính phủ và đến nay vẫn chưa hoàn thành các công trình bảo vệ môi
trường theo QĐ này. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, nước thải dập cốc đã được
tuần hoàn và không thải ra ngoài môi trường.
- Nguồn nguyên, nhiên liệu và sử dụng nước
Bảng 1.1: Nguồn nguyên, nhiên liệu của nhà máy Cốc Hóa
TT

Nguyên, nhiên liệu

Đơn vị

Số lượng

1

Than mỡ

tấn/năm

180.000,0

2

Điện

kwh/năm

384.000,0


3

Nước sản xuất

m3/ngày

3.116,0

4

Nước sinh hoạt

m3/ngày

53,5

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, biên bản kiểm tra năm 2012) [23].


14

- Các sản phẩm của công ty
Bảng 1.2: Sản phẩm của nhà máy Cốc Hóa
TT

Sản phẩm của công ty

Đơn vị

Số lượng


1

Than cốc

tấn/năm

125.000,0

2

Dầu cốc + Bitum

tấn/năm

620,0

3

Dầu phòng mục

tấn/năm

1.166,0

4

Dầu phòng mục sạch

tấn/năm


931,0

5

Nhựa đường

tấn/năm

2.600,0

6

Khí sạch

triệu m3/năm

50,0

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, biên bản kiểm tra năm 2012) [23].
- Thông tin về chất thải
Bảng 1.3: Thông tin về chất thải của nhà máy Cốc Hóa
TT

Chất thải

Đơn vị

Số lượng phát sinh


1

Nước thải sản xuất

m3/ngày

1.700,0

2

Nước thải sinh hoạt

m3/ngày

50,0

3

Khí thải, bụi

m3/giờ

7.500,0

4

Chất thải sinh hoạt

tấn/năm


25,8

5

Chất thải sản xuất (xỉ than)

kg/tháng

900,0

6

Chất thải nguy hại

kg/năm

9400,0

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, biên bản kiểm tra năm 2012) [23].
- Công trình bảo vệ môi trường
Hệ thống xử lý nước thải
+ Hệ thống bể xử lý khu vực dập cốc gồm 6 bể: Bể thu gom điều hòa, bể tách
dầu mỡ huyền phù, bể Aerotank, bể lắng bậc hai kết hợp keo tụ, bể thu gom sau xử
lý để tuần hoàn và một bể chứa bùn thải.


15

+ Hệ thống bể để thu gom nước mưa chảy tràn: gồm 04 bể với tổng dung tích
khoảng 3000m3.

Hệ thống xử lý khí thải
+ Hệ thống quạt hút chế tạo bằng thép không rỉ có công suất động cơ 110KW,
lưu lượng 55.000-60.000m3/h. Hệ thống quạt hút này hút toàn bộ khí bụi thải phát
sinh từ quá trình dập cốc vào hệ thống tháp rửa khí (02 tháp ngưng tụ chế tạo bằng
thép không rỉ, có đường kính bằng 2.500mm, chiều cao 12.200mm, lưu lượng khí
thải qua tháp 25.000-30.000m3/h/tháp) rồi sử dụng hệ thống bơm rửa khí công suất
15KW, lưu lượng 190m3/h, chiều cao đẩy 20 mH2O để lọc rửa khí. Khí sau lọc rửa
được hút vào hệ thống tháp hấp thụ khí gồm 02 tháp. Lượng khí hút vào hệ thống
xử lý khoảng 70-80%.
+ Bụi phát sinh từ khu vực băng tải than và hoạt động giao thông vẩn chuyển
được hạn chế bằng dùng nước phun dập bụi.
+ Đối với khí thải tại công đoạn ra cốc, hiện tại nhà máy chưa có biện pháp xử lý.
Xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
+ Xỉ than từ khu vực nhà ăn ca được thu gom thường xuyên và vận chuyển
đến bãi chôn lấp chất thải chung của công ty CP gang thép Thái Nguyên.
+ Chất thải sinh hoạt được xí nghiệp hợp đồng với công ty cổ phần Công ty
CP và công trình đô thị Thái Nguyên thu gom và vận chuyển xử lý.
+ Chất thải nguy hại được thu gom lưu giữ trong kho, có chứa trong thùng
chuyên dụng, có gắn dấu hiệu cảnh báo trên các thùng và kho chứa.
1.4.1.2 Nhà máy Luyện gang
Nhà máy luyện gang sản xuất các loại gang phục vụ cho sản xuất phôi thép
của công ty CP gang thép Thái Nguyên, nhà máy được thành lập và bắt đầu hoạt
động từ năm 1963, diện tích 48.000m2. Hiện nay, nhà máy hoạt động với công suất
200.000 tấn/năm gang các loại và nguyên liệu chính là quặng sắt. Nhà máy cũng là
đơn vị có tên trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tháng 11 năm 2010, nhà máy luyện gang đã được rút ra khỏi danh sách các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo QĐ số 3147/QĐ-STNMT ngày
26/11/2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc chứng nhận Chi nhánh công
ty CP gang thép Thái Nguyên-Nhà máy luyện gang đã hoàn thành việc thực hiện
biện pháp xử lý nước thải công nghiệp theo QĐ số 64/2003/QĐ-TTg ngày

22/4/2003 của thủ tướng chính phủ.


×