Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Ảnh hưởng của phật giáo đối với đời sống tinh thần người việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.49 KB, 15 trang )

TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC

GVHD: TS BÙI BÁ LINH

LỜI MỞ ĐẦU
Tôn giáo là một nhu cầu của bộ phận văn hóa tinh thần của từng con người, của
từng cộng đồng xã hội. Trong đó Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo với cái
đích là cứu con người thoát khỏi nổi khổ. Phật giáo xuất hiện cuối thế kỉ VI trước
công nguyên ở Ấn Độ. Nội dung cơ bản của triết học Phật giáo là đề cập đến việc lý
giải căn nguyên của nổi khổ và tìm con đường giải thoát con người khỏi nổi khổ triền
miên đó.
Phật giáo khởi thủy ở Ấn Độ truyền đi khắp các xứ lân cận.Trước hết sang các
nước Trung Á rồi sang Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản và các nước miền Nam Châu
Á. Việt Nam cũng thuộc trong phạm vi ảnh hưởng ấy. Mỗi khi Phật giáo vào nước
nào tùy theo phong tục mỗi nước mà có sự khác nhau. Phật giáo ở mổi nước có một
tinh thần và tính cách khác nhau như lịch sử nước ấy.
Phật giáo đến với người Việt Nam từ rất lâu đời, vào khoảng nửa cuối thế kỉ thứ I.
Do bản chất từ bi hỉ xã, đạo Phật đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng và bám rể vững
chắc trên đất nước ta. Từ khi vào Việt Nam, Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời
sống tinh thần của người Việt Nam. Vì các triết lý Phật giáo xuất phát từ tâm tư và
nguyện vọng của người lao động nên số người theo Phật tăng nhanh. Những ảnh
hưởng của tư tưởng Phật giáo ăn sâu vào đời sống của đại đa số người dân Việt Nam
không chỉ từ trong giai đoạn đầu của lịch sử dân tộc mà còn ngay cả cuộc sống ngày
nay. Vì vậy việc tìm hiểu về Phật giáo và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống
tinh thần của người Việt Nam là hết sức cần thiết.
Do trình độ và sự hiểu biết có hạn, bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Vậy kính mong nhận được ý kiến của Thầy để bài tiểu luận của em đạt hiệu quả
cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Cấu trúc của tiểu luận gồm những phần chính sau:
Phần I: Nguồn gốc,quan điểm của triết học Phật giáo
Phần II: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần người Việt Nam.


Phần III: Kết luận

1


TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC

GVHD: TS BÙI BÁ LINH

Phần I: NGUỒN GỐC, QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
1.1.

Nguồn gốc lịch sử của Phật giáo:
Phạt giáo là một đạo giáo hòa bình tràn đầy đức tính từ bi, trí tuệ dũng cảm, bình

đẳng, vô ngã, vị tha…hiện nay Phật giáo lan khắp năm châu bốn biển. Không chỉ thâu
hẹp trong vùng Châu Á như trước đây. Nguồn gốc Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ.
Giáo chủ là Phật Thích Ca Mâu Ni.
1.1.1. Bối cảnh Ấn Độ thời Đức Phật:
Vào thời cổ đại, Ấn Độ là nước đa thần giáo, chế độ mẫu hệ. Đến thời người
Aryan tràn vào xâm chiếm, xã hội Ấn Độ chia thành bốn giai cấp là Đạo sĩ (Bà La
Môn), Vua Quan(Sát Đế Lợi), Công Nông Thương(Phệ Xá) và Nô lệ(Thủ đà la). Gia
đình chuyển thành phụ hệ.
Về tư tưởng tôn giáo: dù nhiều đạo giáo vẫn tồn tại nhưng giáo sĩ Bà la môn
truyền bá tư tưởng nhất thần. Triết lý tôn giáo phủ nhận vai trò của con người đối với
cuộc đời và cả thế giới khách quan. Kết quả là sinh ra hai xu hướng là trốn đời khổ
hạnh hoặc xuôi theo dòng đời hưởng lạc thú vật chất. Từ hai mặt xã hội và tôn giáo,
người dân Ấn Độ mất niềm tin ,mong ước có một vị cứu tinh ra đời để xóa bỏ giai cấp
bất công và ổn định tư tưởng tôn giáo, đem lại an lạc hạnh phúc cho mọi người. Trong
bối cảnh đó, đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời.

1.1.2. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
1.1.2.1. Thái tử Tất Đạt Đa.
Ngoài bất công xã hội, tôn giáo phức tạp, đất nước Ấn Độ chia thành nhiều nước
nhỏ thường tranh chấp nhau chẳng khác thời chiến quốc bên Trung Quốc, thời 12 sứ
quân ở Việt Nam.
Trong các nước đó, quốc gia giàu mạnh nhất là Ca Tỳ La Vệ(Kapilavastu), phía
bắc Trung Ấn, nay là pipsava, phía nam nước Nepal. Nhà vua trị vì nước đó tên là
Tịnh Phạn (Sudhodana). Vào năm 204 trước Công Nguyên, hoàng hậu MaDa(Maya)
hạ sinh một hoàng tử khôi ngô tuấn tú tại vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni (Lumbini) dước
gốc cây Ưu Bát La thường gọi là cây Vô Ưu (Asokaa).
2


TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC

GVHD: TS BÙI BÁ LINH

Thái tử có tên là Tât Đạt Đa lớn lên, Thái tử văn võ song toàn,có vợ là công chúa
Da Du Đà La (Yasodara), con vua Thiện Giác. Cuộc sống Thái tử rất đầy đủ, không
thiếu một thứ gì trên trần gian.
1.1.2.2. Thái Tử Tất Đạt Đa xuất gia, tu hành và thành đạo.
Trước bối cảnh xã hội giai cấp, tư tưởng tôn giáo siêu hình, cuộc sống con người
cậy mạnh hiếp yếu…Năm 29 tuổi, Thái Tử đã thoát ngục vàng, đến bên dóng A Nô
Ma cắt tóc làm nhà đạo sĩ
Sau thời gian học đạo 6 năm, Thái Tử thấy con người hưởng lạc sẽ bê tha thối nát;
còn tu khổ hạnh chỉ chuốc thêm khổ thân; chỉ có con đường trung đạo mới mong
thành chính quả. Bởi thế, Thái Tử đã bỏ năm anh em ông Kiều Trần Như, dùng bát
sữa của Tu Xá Đề (Sajata) xuống sông Ni Liên tắm rửa rồi lên thiền quán dưới gốc
cây Tất Bát La xứ Ba La Nại.Qua 49 ngày chiến đấu với nội ngoại ma,Thái Tử đã
chứng tam minh là Túc mạng minh, Thiên nhân minh, Lậu tân minh và thành Phật

hiệu là Thích Ca Mâu Ni năm 36 tuổi
1.1.2.3. Đức Phật giáo hóa và Niết Bàn.
Thành Phật rồi, Đức Phật đến rừng nai xứ Ba La Nai giáo phó năm người bạn
cùng tu khổ hạnh ngày trước cùng nhóm Kiều Trần Như với phái Tứ đế
Khắp vùng Ngũ Hà suốt 45 năm, đức Phật thuyết pháp trên 300 hội, vào tận hang
cùng ngõ hẻm một cách tận tụy và rộng rãi.Phật đã dừng chân bên vệ đường xâu kim
cho một bà già mù lòa; săn sóc, dọn dẹp ô uế cho người bệnh. Vì từ bi, bình đẳng, đức
Phật đã nhận cái tát của em bé cúng dường,nhận thức ăn dư thừa của một tiện nữ dâng
cúng.Phật cồn cho người dân vào giáo hội. Với hiếu đạo, Phật đã đích thân khuân
quan tài của vua Tịnh Phạn. Phật đã giáo hóa không lúc nào ngừng nghỉ.Phật làm tất
cả mọi việc dù là rất nhỏ…Tất cả việc làm của Phật chỉ có mục đích duy nhất là bày
trí kiến Phật cho chúng sinh. Phật đến rừng SaLa vào Niết Bàn lúc nửa đêm dưới ánh
trăng rằm tỏa rạng vào năm 80 tuổi.
1.2.

Những quan điểm triết học của Phật giáo:

3


TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC

GVHD: TS BÙI BÁ LINH

Qua bao thăng trầm của lịch sử, mãi đến ngày nay, Phật giáo đã không những vẫn
tồn tại mà còn được lan truyền khắp thế giới và được nhiều tầng lớp người tôn kính,
lưu tâm tìm hiểu. Được như thế, ngoài nhân cách của Đức Phật còn nhờ giáo lí, giáo
luật, lễ nghi của Phật giáo.
1.2.1. Quan điểm của Phật giáo về thế giới quan:
Quan điểm về thế giới quan về Phật giáo được thể hiện tập trung ở nội dung của

ba cặp phạm trù: vô ngã, vô thường, và Duyên.
- Vô ngã: cho rằng thế giới xung quanh ta và cả con người không phải do một vị thần
nào sáng tạo ra mà được cấu thành bởi sự kết hợp của hai yếu tố: “Sắc” và “Danh”.
Trong đó “ Sắc” là yếu tố vật chất, có thể cảm giác được. Còn “Danh” là yếu tố tinh
thần, không có hình chất mà chỉ co tên gọi “Danh” và “Sắc” hợp lại với nhau tạo
thành “Ngũ Uẩn” nào đó. Nhưng sự tồn tại của vật chất chỉ là tạm thời, không có sự
vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi. Do đó, không có cái gọi là “Tôi”.
- Vô thường: tức là vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trinh bất tận: sinh- trụ- dị- diệt.
Vậy thì có có, không không luân hồi bất tận, có đó rồi lại không, cái còn mà chẳng
còn, cái mất mà chẳng mất.
- Duyên: tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong vũ trụ, từ những cái vô cùng nhỏ
đến những cái vô cùng lớn đều không thoát khỏi sự chi phối của nhân duyên: cái
nhân (hetu) nhờ có cái duyên (prattiya) mới sinh ra mà thành quả (phla). Qủa lại do
cái duyên mà thành ra nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà thành ra quả mới…
Cứ thế, nối tiếp nhau vô cùng, vô tận mà thế giới, vạn vật. muôn loài cứ sinh sinh hóa
hóa mãi theo quy luật nhân quả. Nhân là cái mầm; quả là cái hạt, cái trái do mầm ấy
phát sinh. Nhân và quả là hai trạng thái nối tiếp nhau, nương tựa vào nhau. Không có
nhân không thể có quả, không có thì không thể có nhân. Nhân nào quả ấy.
Con người do nhân duyên kết hợp và được tạo thành bởi hai thành phần: thể xác
và tinh thần. Hai thành phần ấy là kết quả hợp tan của Ngũ Uẩn. Hai thành phần tạo
nên Ngũ Uẩn, do nhân duyên hợp thành. Mỗi con người cụ thể có danh sắc(nâmasuna), Duyên hợp Ngũ Uẩn thì là ta, duyên tan Ngũ Uẩn thì không còn ta, là diệt.

4


TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC

GVHD: TS BÙI BÁ LINH

Nhưng không phải là mất đi mà trở lại với ngũ uẩn. Ngay các yếu tố của ngũ uẩn

cũng luôn biến hóa theo quy luât nhân quả không ngừng.
Đã mắc vào sự chi phối của quy luật nhân duyên là chịu nghiệp báo và kiếp luân
hồi. Đó là cách lý giải căn nguyên của nổi khổ của con người Phật giáo.
1.2.2. Quan điểm của Phật Giáo về nhân sinh quan.
Nội dung của triết lý nhân sinh của Phật giáo được thể hiện trong thuyết “Tứ diệu
đế” mà Phật giáo coi là bốn chân lý vĩ đại.Thông điệp“Tứ diệu đế”gồm hai mặt: Nhận
thức và hành động. Đó là bốn chân lý huyền diệu,chắc chắn, hiển nhiên, bao gồm:
- Khổ đế (Dukkha): Là chân lý về bản chất của nỗi khổ.Theo đạo Phật,thực tại nhân
sinh là khổ ải; ngoài nỗi khổ do sinh, lão, bệnh,tử gây nên cho con người còn có nỗi
khổ vì không ưa mà hợp là khổ, ưa mà phải lìa là khổ, mong không được cũng khổ,
được cũng khổ mà mất cũng khổ. Đời là bể khổ.
- Tập đế (Samarudays): Là chân lý về nguyên nhan của nỗi khổ.Con người trong
thế giới hiện thực này khổ là vì đâu? Nguyên nhân trực tiếp là do con người có lòng
tham, sân, siCon người muốn còn mãi nhưng thực tại cứ biến dịch và thay đổi,muốn
trường tồ nhưng thực tại luôn biến hóa trong vòng sinh, lão, bệnh, tử; không có cái gì
thực là ta, của ta. Do đó đã tạo nên cho con người những nỗi khổ triền miên cho con
người trong cuộc đời. Để giải thích cho căn nguyên ấy,đức Phật đã nêu ra thuyết
“Thập nhị nhân duyên”gồm: Vô minh (avidya), Hành (Samskara), Thức(Vijnâna),
Danh

sắc(nâmarupa)

Lục

căn(Sandagatana),

Xúc(Sparacs),

Thụ(vecsdana),


Ái(Trisna), Thủ(Upadana), Hữu(bhava), Sinh(Jatri), Lão tử(jana-marana).
- Diệt đế(Nirodha): Là chân lý diệt khổ.Nổi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyên nhân
gây ra khổ bị loại từ. Lần theo thập nhị nhân duyên, tìm ra cội nguồn của nỗi khổ và
ái dục, dứt bỏ từ ngọn nguồn cho đến gốc mọi nguồn gốc đau khổ đưa chúng sinh
thoát khỏi nghiệp chướng,luân hồi, đạt đến cảnh trí Niết bàn(Nirvana). Đó là thế giới
lý tưởng của sự giác ngộ và giải thoát. Trạng thái Niết bàn, Thường trụ, Chính quả
không thể lý giải được mà là tự mình giác ngộ. Mục đích của Phật tử là thực hiện Niết

5


TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC

GVHD: TS BÙI BÁ LINH

bàn, khi đang tu dưỡng là thực hiện Niết bàn từng phần, khi giác ngộ rồi là thực hiện
được Niết bàn toàn phần, trở thành Phật.
- Đạo đế (Marga):là chân lý chỉ ra con đường diệt khổ,nói về những con đường,cách
thức để con người đạt đến trạng thái Niết bàn.Con đường diệt khổ, giải thoát và giác
ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức, rèn luyện tư tưởng và khai sáng trí tuệ. Ba môn
học này được cụ thể hóa trong khái niệm“Bát chánh đạo”(tám con đường chân
chính), đó là:
+ Chính kiến(samyak-dristi): hiểu biết đúng đắn, kiến giải chính xác.
+ Chính tư duy(samyak-samkalpa): suy nghĩ đúng đắn.
+ Chính nghiệp(samyak-karmata): hành động chân chính, thực hện ngũ giới(không sát
sinh,không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu,không nói dối)
+ Chính ngữ(samyak-vaca): lời nói chân chính, trung thực.
+Chính mệnh(samyak-samadhi): kiên định, tập trung vào con đường chân chính,
không để bất cứ điều gì làm lay chuyển, phân tâm.
+ Chánh Tinh Tiến (sammààyàma): siêng năng đúng

+ Chánh Niệm (sammà satti): nhớ đúng
+ Chánh định (sammà samàdhi): tập trung đúng
Trong tám nẻo đường này thì chính kiến, chính tư duy thuộc về trí tuệ(panna);
chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh thuộc về Định(samadhi).
Đạo Phật còn đề ra những phương pháp trên con đường thực hành tu nghiệp là:
“Ngũ giới” và“Lục độ”(sáu phép tu)…Trong những giai đoạn đầu với vũ trụ quan
nhân duyên, đạo Phật đã có những yếu tố duy vật và tư tưởng biện chứng tự phát.Về
chính trị xã hội thì đạo Phật là tiếng nói phản kháng chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, tố
cáo chế độ xã ghội bất công, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội,nêu lên ước vọng
giải thoát con người khỏi nỗi bi kịch của cuộc đời…Tuy nhiên,trong luận thuyết về
nhân sinh và con đường giải thoát, tư tưởng Phật giáo còn hạn chế,mang nặng tính bi
quan, yếm thế về cuộc sống, chủ trương“xuất thế”, “siêu thoát” có tính chất duy tâm,
không tưởng về những vấn đề xã hội.

6


TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC

GVHD: TS BÙI BÁ LINH

Phần II: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH

THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.
2.1.1. Bối cảnh ở Việt Nam.
Nước Việt Nam có hình chữ S, thuộc bán đảo Đông Dương, có vị thế 7/10 bán
đảo Đông Dương, tiếp giáp với biển Trung Quốc và vịnh Băng Gan, được cấu thành
bởi các dãy núi chạy từ Tây Tạng đến phía Đông và xòe ra biển như hình rẽ quạt.
Giữa các rặng núi là những thung lũng tạo thành các miền cao nguyên, bình nguyên

và các sông lớn. Địa thế Việt Nam còn nằm giữa hai lục địa lớn và đông dân nhất thế
giới là Trung Quốc, Ân Độ. Hai quốc gia lớn này cũng có nền văn hóa rất sớm đối với
nhân loại, trong đó có Việt Nam
Người Việt Nam, theo truyền thuyết, thuộc nòi giống Tiên Rồng. Nhưng theo các
nhà sử học, dân tộc Việt Nam được hình thành có những thuyết như sau:
a. Tổ tiên Việt Nam gốc ở Tây Tạng. Vì đời sống,một bộ lạc theo lưu vực sông
Hồng,dần hồi tràn xuống Trung Châu Bắc Việt-hạ lưu sông Dương Tử bị nước Sở
đánh đuổi. Để lánh nạn, người Việt chạy về phía Nam miền Quảng Đông,Quảng Tây
rồi từ từ đến bắc Việt và Bắc Trung Việt.
b. Theo các nhà nhân chủng học thời thượng cổ: giống người Indonesia bị giống
dân Aryan đánh đuổi, họ bỏ Ấn Độ chạy đến bán đảo Ân Độ Chi Na.Số người fân
chạy về phía Nam lập thành nước Campuchia, Chiêm Thành theo văn hóa Ân Độ.
Còn số người ở phía Bắc kết hợp với giống Mông Cổ thành người Việt Nam
c. Theo các nhà dân tộc học: Việt Nam nằm giữa khu vực nối liền Ân Độ Dương và
Thái Bình Dương,chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa cổ nhất là Ân Độ và Trung
Quốc. Vì thế, Việt Nam là vùng quy tụ các thành phần dân tộc khác nhau với tám
nhóm ngôn ngữ: Mường, Thái, Dao, Khơmer, Chăm, Nam Á.. Nhưng thành phần
người Kinh chiếm phần lớn, có ưu thế hơn.

7


TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC

GVHD: TS BÙI BÁ LINH

2.1.2. Thời đại Phật giáo du nhập.
Qua lịch sử, Phật giáo từ Ân Độ truyền vào Việt Nam cùng thời với con đường
truyền qua Trung Quốc. Theo cuốn “Cổ sử các nước Ân Độ hóa ở vùng Viễn Đông:
trong những năm đầu của công nguyên, các thương nhân hằng hải của Ấn Độ qua

miền Viễn Đông để buôn bán, đạo Phật đã theo bằng đường thủy qua Srilanca, Java,
Inddônêxia, Ân Độ và Trung Quốc. Ở những nơi thương nhân ghé lại, nơi thừa tự
được lâp để nguyện cầu bình an, may mắn. Từ đó, tư tưởng tôn giáo được thiết lập.
Theo cuốn “Ngô chí” của Trung Quốc vào đời Hán thì có nói: Sĩ Nhiếp trong buổi
loạn lạc đã giữ yên quận Giao Châu, giúp dân an cư lạc nghiệp. Vì thế ông được
người dân bản xứ tôn kính. Đi đâu ông cũng có người Hồ đi theo hai bên đường. Mà
theo Sylvainlevi, Hồ là từ mà người Trung Quốc dùng để chỉ ngườiTrung Á hay Ân
Độ.Như vậy, người Ân Độ, kể cả các nhà sư có nhiều ở Giao Châu lúc bấy giờ. Bản
thân Sĩ Nhiếp cũng đã theo đạo Phật, đi đâu cũng có các nhà sư đi theo…Như thế
chứng tỏ là đạo Phật đã do các nhà sư Ân Độ đem vào Việt vào hạ bán thế kỉ thứ 2
Do Phật giáo được truyền bá trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam nên ngay từ đầu
công nguyên từ Buddha (Bậc Giác Ngộ) tiếng phạn đã được phiên âm sang tiếng Việt
là Bụt. Phật giáo Giao Châu lúc này mang màu sắc Tiểu Thừa Nam Tông, và trong
mắt người Việt nông nghiệp, hình tượng Bụt được hình dung như vị thần dân dã toàn
năng có mặt khắp nơi, luôn sẵn sàng xuất hiện để cứu giúp người tốt và trừng trị kẻ
xấu.
Sau này, sang thế kỷ thứ 4-5 có thêm luồng ảnh hưởng của Phật Giáo Đại Thừa
Bắc Tông từ Trung Hoa tràn vào không bao lâu, nó đã lấn át và thay thế luồng Nam
Tông có từ trước đó. Khi ấy từ Buddha tiếng Phạn vào tiếng Hán được phiên âm
thành Phật ngang đà, Phật đồ, vào tiếng Việt rút gọn thành Phật. Và từ đây từ Phật
dần dần thay thế từ Bụt.
Từ Trung Hoa, có ba tông phái Phật giáo được truyền vào Việt Nam, đó là: Thiền
tông, Tịnh Độ tông và Mật tông.

8


TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC

GVHD: TS BÙI BÁ LINH


Việt Nam là xứ nông nghiệp, thiên nhiên ít được ưu đãi, nhiều thiên tai bão lụt,
con người tin nhiều vào thần thánh, phép lạ,…bởi thế Mật giáo rất dễ du nhập. Các sư
như Ma Ha Kỳ Vực, Khâu Đà La, Chi Cương Lương klam nhiều phép thần thông lạ
thường được dân Việt Nam ưa thích.
Mật tông là tông phái chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí như dùng linh
thù, mật chú, ấn quyết,…để mau chóng đạt đến giác ngộ và giải thoát. Ở Việt Nam
Mật tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng hòa vào
dòng tín ngưỡng dân gian. Thiền tông là pháp môn thấy dễ mà khó, thiền không khéo
sẽ bị tẩu hỏa nhập ma, điên loạn, mất bình thường. Tuy thế, người Việt Nam vẫn tiếp
nhận và cũng khá phổ biến trong các nhà sư và trí thức.
2.2. Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt
Nam.
Như đã trình bày ở các phần trước, Phật giáo là một học thuyết về sự giải thoát,
toàn bộ ọc thuyết hướng về con người tư tưởng giải thoát. Đồng thời, nó cũng là học
thuyết về đạo đức, đề cập đến vấn đè bình đẳng, bác ái. Vì vậy, ngay sau khi được các
nhà sư Ấn Độ đưa vào Việt Nam, Phật giáo đã nhanh chóng được nhân dân ta tiếp
nhận một cách tự nhiên và phát triển. Do thâm nhập một cách hòa bình, ngay từ thời
Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng khắp.
Cho đến nay Phật giáo vẫn là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất ở Việt Nam.
Đạo Phật thân thiết với người Việt Nam đến nỗi dường như một người Việt Nam nếu
không theo một tôn giáo nào khác, ắt là theo Phật hoặc chí ít là có cảm tình với đạo
Phật.Điều đó cho thấy ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của nhân
dân ta mạnh mẽ đến nhường nào.
Với truyền thống gắn bó đạo với đời, ngay từ thời Đinh- Tiền Lê, Lý, Trần…Các
sư đều tham gia chính sự. Ngoài ra, vào các thời Lý- Trần, còn khá nhiều vua quan
quý tộc đi tu như vua Trần Nhân Tông…
2.2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo về tư tưởng.

9



TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC

GVHD: TS BÙI BÁ LINH

Tư tưởng hay đạo lí của Phật giáo là đạo lí Duyên Khởi, Tứ Diệu Đế và Bát chánh
Đạo. Ba đạo lí này là nền tảng cho tất cả các tông phái Phật giáo nguyên thủy cũng
như Đại Thừa đã ăn sâu vào lòng người dân Việt. Về giáo lí nghiệp báo hay nghiệp
nhân quả báo của đạo Phật đã được truyền vào nước ta rất sớm. Giáo lí này đã trở
thành nếp sống tín ngưỡng đối với người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ. Người
ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, nó chẳng những thích hợp với giới bình dân mà còn
ảnh hưởng đến giới trí thức. Vì thế, giáo lí nghiệp báo luân hồi đã in dấu ấn đậm nét
trong văn chương bình dân, văn chương chữ Hán, chữ Nôm từ xưa cho đến nay để
dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào lí nhân quả nghiệp báo
mà hành động sao cho tốt đẹp, đem lại hòa bình an vui cho mọi người. Mỗi người dân
Việt Nam đều biết câu ”ác giả ác báo”. Mặt khác, họ hiểu rằng nghiệp nhân quả
không phải là định nghiệp mà có thể làm thay đởi, do đó họ tự biết sửa chữa, tu tập
cải ác thành thiện. Từ những hành động thiện, giảm bớt điều ác, dần dần ta sẽ chuyển
hóa và tạo cho ta một cuộc sống yên vui.
2.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo về đạo lí.
Đạo lí ảnh hưởng nhất là giáo lí từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh của Phật giáo
đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn người Việt Nam. Tinh thần
thương người như thể thương thân này đã biến thành ca dao, tục ngữ rất phổ biến
trong quần chúng Việt Nam như: “ lá lành đùm lá rách”, “ nhiễu điều phủ lấy giá
gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là những câu ca dao tục
ngữ mà bất cứ người Việt Nam nào cũng thấm nhuần và thuộc lòng, nói lên lòng nhân
ái vị tha của người Việt Nam.
Ngoài đạọ lí Từ Bi, người Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của Đạo lí Tứ Ân, gồm:
ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh. Trong đó ân cha mẹ là nổi bật

và ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lí người Việt bởi vì đạo Phật đặc biệt
chú trọng đến chữ hiếu, như thế là, phù hợp với đạo lí truyền thống của dân tộc Việt.
Đạo lí Tứ Ân còn có chung động cơ thúc đẩy từ bi hỉ xa khiến con người ta sống hài
hòa với xã hội,thiên nhiên để tiến đến hạnh phúc dích thực và bền vững

10


TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC

GVHD: TS BÙI BÁ LINH

2.2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo qua phong tục tập quán.
2.2.3.1. Ảnh hưởng qua tục ăn chay, phóng sanh, bố thí.
Về ăn chay, hầu như tất cả người Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của nếp sống văn
hóa này. Nó xuất phát từ quan niệm từ bi của Phật giáo. Đạo Phật không muốn sát
sinh mà trái lại phải thương yêu mọi loài. Số ngày ăn chay tuy có khác nhau trong
từng tháng, nhưng cùng giống nhau ở quan điểm từ bi hỷ xả của Phật giáo. Do hiệu
quả của việc ăn chay trong việc tăng cường sức khỏe, chống bệnh tật, nên người Việt
Nam dù là Phật tử hay không đều thích ăn chay. Ăn chay và thờ Phật là hai việc đi đôi
với nhau của người Việt Nam. Dù không phải là Phật Tử cũng dùng tượng Phật hay
tranh ảnh về Phật giáo để trang trí cho đẹp và nghiêm trang.
Cùng với tục thờ Phật, tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam có từ lâu đời.
Tục này xuất phát từ lòng kính yêu đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên và được xem là
một dạng tín ngưỡng quan trọng của người Việt Nam. Vào những ngày rằm, mùng 1
những gia đình không theo đạo Phật cũng mua hoa quả thắp nhang trên bàn thờ tổ
tiên.
Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo Phật, tục lệ bố thí và phóng sinh đã ăn
sâu vào đời sống tinh thần. Đến ngày rằm và mùng 1, người Việt thường mua chim,
cá… để đem về chùa cầu nguyện rồi đi phóng sinh. Người dân cũng thích làm phước

bố thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó hoạn nạn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại
những biểu hiện mang tính chất hình thức trên ngày càng bị thu hẹp. Thay vào đó mọi
người tham gia vào những đợt cứu trợ đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn, hoàn cảnh
sống khó khăn đúng với truyền thống đạo lí của dân tộc: lá lành đùm lá rách.
2.2.3.2. Ảnh hưởng qua tục cúng rằm, mùng một và lễ chùa.
Tập tục đến chùa đẻ tìm sự bình an cho tâm hồn đã trở thành một nét phong tục
lâu dời “ đi chùa lễ Phật” của tổ tiên. Những ngày lễ hội lớn trong năm bắt đầu từ
Phật giáo như: lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lể tắm Phật…thực sự đã trở thành ngày hội
văn hóa của người dân.Những ngày lễ lớn như trên của Phật giáo đã là chất keo gắn
kết người dân với nhau và ảnh hưởng ngày càng sâu đậm trong nhân dân.

11


TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC

GVHD: TS BÙI BÁ LINH

Có thể nói phong tục tập quán ở Việt Nam trong qua trình tồn tại và phát triển đã
chịu tác động của trào lưu văn hóa khác nhau, nhất là từ Trung Quốc, trong đó Phật
giáo đã dự một phần quan trọng vào việc định hình và duy trì không ít các tập tục dân
gian vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nhưng không phải tất cả các tập tục có sự ảnh
hưởng của Phật giáo đều là tốt cả mà trong đó có tập tục cần phải chắt lọc lại như tập
tục xin xăm bói quẻ, cúng sao hạn, coi ngày giờ, đốt vàng mã để phù hợp với chính
pháp. Đó là nhiệm vụ nặng nề của các nhà truyền giáo trong thời hiện đại
2.2.4. Ảnh hưởng qua các loại hình văn hóa nghệ thuật.
2.2.4.1. Ảnh hưởng qua ca dao,thơ.
Tư tưởng đạo lý Phật giáo cũng thường được ông cha ta đề cập đến trong ca dao
dân ca dưới đề tài này hay khía cạnh khác để nhắc nhở,khuyên rằn dạy bảo với mục
đích xây dựng cuộc sống yên vui,phù hợp với truyền thống đạo lý dân tộc Việt

Nam.Quan niệm đạo Phật là đạo hiếu,lời dạy của Phật về việc nhớ ơn và báo ơn cha
mẹ là những cảm giác suy tư in đậm trong lòng người dân đã được thể qua ca dao dân
ca ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
2.2.4.2. Thể hiện qua nghệ thuật sân khấu.
Tính triết lý nhân quả báo ứng của Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong các bài
ca tuồng, vở diễn phù hợp với đạo lý Phương Đông và nếp sống truyền thống của dân
tộc, giáo lý “nhân quả báo ứng, thưởng thiện phạt ác”… được các soạn giả thể hiện
trong các vở cải lương…. Ví dụ: “Quan Âm Thị Kính”. Ngoài ra cón có các vở chịu
ảnh hưởng ít nhiều của tư tưởng Phật giáo như các vở: “Phạm Cồng Cúc Hoa”, “ Tấm
Cám”, “Kim Vân Kiều”… do sự ảnh hưởng tinh thần từ bi hỉ xã của Phạt giáo nên
luôn luôn các vở tuồng, cải lương ở phần kết thúc đề có hậu.

12


TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC

GVHD: TS BÙI BÁ LINH

Phần III: KẾT LUẬN
Qua những điều đã trình bày như trên về Phật giáo nói chung cũng như Phật giáo
khi vào Việt Nam, ta nhận thấy:
Phật giáo là một học thuyết triết học vô thần về sự giải thoát. Toàn bộ học thuyết
hướng con người đến tư tưởng giải thoát; đồng thời cũng là một học thuyết về đạo
đức, đề cập đến vấn đề bình đẳng,bác ái. Vì thế mà sau khi đượ các nhà sư Ấn Độ
đưa vào Việt Nam từ đầu công nguyên, Phật giáo đã nhanh chóng được nhân dân tiếp

nhận một cách tự nhiên và ngày càng phát triển
Phật giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của dân tộc Việt
Nam và đã trở thành bản chất và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Đạo Phật đã ảnh
hưởng đến mọi sinh hoạt của người Việt từ triết lý, tư tưởng, đạo đức, văn học, nghệ
thuật cho đến phong tục tập quán, nếp sống nếp nghỉ.... Tìm hiểu và nghiên cứu về
"Sự ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống người Việt", chúng ta càng thấy rõ nhận
định trên. Từ quan niệm nhân sinh quan, thế giới quan, đạo lý, thẩm mỹ cho đến lời
ăn tiếng nói của quảng đại quần chúng ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của triết lý và tư
tưởng Phật giáo. Những câu nói đầu lưỡi "ở hiền gặp lành", "tội nghiệp", "hằng hà sa
số", "ta bà thế giới"... là điều phổ biến trong quan hệ ứng xử giữa mọi người. Qua quá
trình lịch sử, trải qua bao cuộc biến đổi thăng trầm của đất nước, Phật giáo đã khẳng
định mình và có một chỗ đứng vững chắc trong lòng của dân tộc, tồn tại và phát triển
cùng với dân tộc. Rõ ràng Phật giáo đã đóng góp cho dân tộc ta nhiều thành tựu đáng
kể về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
Yếu tố mang tính truyền thống, hình thành nhân cách, bản lĩnh và bản chất của
dân tộc là chủ yếu- đã gặp gỡ, hòa quyện trong những yếu tố tinh thần, tư tưởng từ bi
cứu khổ của Phật giáo Việt Nam. Những yếu tố ngoại sinh đã góp phần lớn vào việc
củng cố, duy trì vá phát triển nội hàm bản sắc dân tộc. Trong đó Phật giáo góp phần
vào việc làm phong phú thêm cá tính, đặc trưng dân tộc người Việt. Ngược lại, chính
những bản chất dân tộc đã làm giàu hơn nền văn hóa Phật giáo. Một minh chứng của
sự tác động qua lại này chính là sự kết hợp giữa truyền thống yêu nước chống ngoại
13


TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC

GVHD: TS BÙI BÁ LINH

xâm của dân tộc với tinh thần tập thể của Phật giáo Việt Nam, đã đưa đến nét đặc thù
của Việt Nam, đem lại hình ảnh sống động của Tăng ni Phật tử qua hai cuộc đấu

tranh giành độc lập dân tộc trong gần một thế kỷ nay.
Dân tộc Việt Nam, với vị trí địa lý- văn hóa đặc biệt, dù có muốn hay không
cũng tạo ra một sự hội nhập văn hóa, không phải là một sự hội nhập văn hóa bình
thường, mà là một sự hội nhập văn hóa của những tinh hoa đến từ các trung tâm văn
hóa tầm cở thế giới, như Ấn Độ, Trung Hoa, được kết tinh trong một tôn giáo lớnPhật giáo. Đó cũng là một sự hội nhập mà cư dân nước Việt làm chủ, lợi ích của dân
tộc và đất nước là chuẩn mực cao nhất của sự hội nhập, sự hội nhập đó là thử thách và
kiểm nghiệm bằng một bề dày lịch sử. Qua thực tế cho thấy rằng, Phật giáo sau khi
nhập vào nền văn hóa nước ta đã tạo ra một thế ổn định xã hội kéo dài.
Nhân dân ta, qua các thế hệ, đã làm cho các giá trị nhân bản của đạo Phật bén rễ sâu
sắc và cắm gốc vững bền trong tâm hồn mình. Một phần là nhờ ở tính uyển chuyển
trong giáo lý, tính bao dung không cố chấp của đạo Phật, nhưng một phần không nhỏ
là do sức sáng tạo của người dân. Tin ở sức mình, tin ở luật Nhân - Quả nghiệp báo,
động viên nhân dân hướng tới Chân - Thiện - Mỹ, đó là công lao của văn hóa Phật
giáo, là sự sáng tạo của nhân dân Việt Nam.
Ngày nay, trong bối cảnh đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp
hóa,hiện đại hóa đất nước,mở rộng giao lưu hợp tác với tất cả các nước trên thế giới
thì Phật giáo ngày càng bị cạnh tranh gay gắt bởi các luồng tư tưởng mới du nhập vào
nước ta. Nhưng với những thành tựu mà Phật giáo đã đạt được thì ảnh hưởng của nó
sẽ còn khắc sâu trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam không chỉ hiện nay
mà còn lâu hơn nữa.

14


TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC

GVHD: TS BÙI BÁ LINH

LỜI KẾT
Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung là một trong những bộ phận không

thể thiếu được của kiến trúc thượng tầng nước ta. Du nhập từ thế kỷ II-SCN, được
bản địa hóa cho phù hợp tâm lý người Việt Nam, vì thế mà Phật giáo đã có những ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống nói chung và đời sống tinh thần nói riêng của người dân.
Trong xu thế mở của hội nhập, nền kinh tế-chính trị-xã hội đã có những bước phát
triển vượt bậc, nhưng mặt trái của nó là hiện tượng suy thoái đạo đức, nhân cách con
người.
Việc nghiên cứu triết lý nhân sinh Phật giáo nói chung, quá trình du nhập, tồn
tại và phát triển của Phật giáo Việt Nam nói riêng sẽ giúp chúng ta hiểu được tại sao
Phật giáo lại có những ảnh hưởng mạnh mẽ như thế đến đời sống tinh thần người dân
Việt. Cũng từ đó, chúng ta sẽ chắt lọc được những giá trị ưu việt để áp dụng vào công
tác giáo dục đạo đức, nhân cách con người, góp phần làm lành mạnh hóa xã hội, hạn
chế mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường.
Trong suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo đã, đang và sẽ đồng hành cùng dân tộc.
Góp phần hình thành, củng cố, điều chỉnh và phát triển những giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc và nhân cách con người Việt Nam.

15



×