Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

dân số và sự phát triển dân số của nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.12 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

CHỦ ĐỀ: DÂN SỐ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ
CỦA NƯỚC TA

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

PHẠM VĂN LƯỢNG (Nhóm trưởng) MSSV: DTS153293
NGUYỄN THỊ NGỌC THỦY (Thư ký) MSSV: DTS153312
NGUYỄN THỊ KIM CHÂU MSSV: DTS153268
PHAN THỊ NHẢN MSSV: DTS153296
PHẠM THỊ HỒNG THẮM MSSV:DTS153307
NGUYỄN THỊ KIM MAI MSSV: DTS153294
LÊ THỊ THU TRÚC MSSV: DTS15318

AN GIANG, NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 2016

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


CHỦ ĐỀ: DÂN SỐ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ
CỦA NƯỚC TA
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN HỒNG NHẬT

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

PHẠM VĂN LƯỢNG (Nhóm trưởng) MSSV: DTS153293
NGUYỄN THỊ NGỌC THỦY (Thư ký) MSSV: DTS153312
NGUYỄN THỊ KIM CHÂU MSSV: DTS153268
PHAN THỊ NHẢN MSSV: DTS153296
PHẠM THỊ HỒNG THẮM MSSV:DTS153307
NGUYỄN THỊ KIM MAI MSSV: DTS153294
LÊ THỊ THU TRÚC MSSV: DTS15318

AN GIANG, NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 2016

2


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DÂN SỐ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN SỐ
I.
KHÁI NIỆM VÀ CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN VỀ DÂN SỐ

1. DÂN SỐ LÀ GÌ?
2. TÌNH HÌH DÂN SỐ NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1) Quy mô dân số
2.2) Dân số nước ta đang tăng
2.3) Cơ cấu theo độ tuổi
2.4) Mất cân bằng giới tính
2.5) Phân bố dân số không đều
2.6) Tỉ lệ dân thành thị thấp nhưng đang tăng
2.7) Mức sinh đã giảm nhưng còn khác nhau giữ các vùng
2.8) Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai nói chung và biện pháp tránh thai hiện
đại cao, đảm bảo mức sinh thay thế
2.9) Mức tử thấp và ổn định nhưng có sự khác nhau giữa vùng
2.10 ) Chất lượng dân số tăng lên nhưng chưa cao
2.11) Quy mô gia đình nhỏ hơn nhưng dễ vỡ hơn
2.12) Tình hình sức khỏe dân số đang đứng trước những thách thức gây gắt
II.

LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ DÂN SỐ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VIỆT
NAM

CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ
I.
II.
1.
2.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÂN SỐ
ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ
ẢNH HƯỞNG DÂN SỐ ĐẾN MÔI TRƯỜNG

DÂN SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN , HẬU QUẢ VÀ THỬ THÁCH
CỦA GIA TĂNG DÂN SỐ
I.

THỰC TRẠNG
3


II.
III.
IV.

NGUYÊN NHÂN
HẬU QUẢ
THÁCH THỨC

CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP HẠN CHẾ GIA TĂNG DÂN SỐ

Chương1: GIỚI THIỆU VỀ DÂN SỐ VÀ
SỰ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ
4


I) khái niệm và các thuật ngữ liên quan về dân số
1) Dân số là gì?
- Dân số (population) là đại lượng tuyệt đối con người trong một đơn vị hành
chính hay một quốc gia, một châu lục hoặc cả hành tinh chúng ta tại một thời điểm nhất
định.

2) Tình hình dân số nước ta hiện nay
2.1. Quy mô dân số.
-Quy mô lớn, mật độ cao: Việt Nam đứng thứ 5 về mật độ
2.2. Dân số nước ta vẫn đang tăng.
-Mặc dù đã đạt mức sinh thay thế nhưng dân số nước ta vẫn tăng do đà tăng
dân số tạo nên.
2.3. Cơ cấu theo tuổi:
- Tỷ lệ trẻ em giảm mạnh.
- Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và người già tăng nhanh. Hiện có khoảng
40 triệu người trong độ tuổi 15 – 49 đang là áp lực mạnh cho Nhà nước trong việc đào
tạo và tạo công ăn việc làm cho họ.
- Xuất hiện cơ cấu dân số vàng.
2.4. Mất cân đối giới tính.
- Nguyên nhân:
+ Sâu xa: Văn hóa
+ Cơ bản: Trình độ phát triển văn hóa – xã hội.
+ Trực tiếp: Kỹ thuật nhận biết giới tính ngày càng sớm và chính xác dẫn đến
nạo phá thai để lựa chọn giới tính.
- Hậu quả: Ảnh hưởng đến các vấn đề về Dân số, An ninh, Xã hội
2.5. Phân bố dân số không đều: Giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng,
miền…
Tạo ra vấn đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản của người di cư.
2.6. Tỷ lệ dân đô thị thấp nhưng tăng nhanh. (khoảng 10 năm lại đây)
-Ở Việt Nam: 27,44%
- Châu Phi: 40%
- Thế giới: 50%
Do đó có thể thấy ở Việt Nam có tỷ lệ nông dân lớn thường có tư tưởng tùy tiện,
bảo thủ.
2.7. Mức sinh đã giảm mạnh nhưng còn khác nhau giữa các vùng.
2.8. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai nói chung và biện pháp tránh thai hiện đại

cao, đảm bảo đạt mức sinh thay thế.
- Nhu cầu tránh sthai rất lớn gây áp lực cho việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm.
- Tuyệt đại bộ phận sử dụng các biện pháp tránh thai là phụ nữ (nam giới sử dụng
rất ít).
2.9. Mức tử thấp và ổn định nhưng có sự khác nhau giữa các vùng.
5


2.10. Chất lượng dân số tăng lên nhưng chưa cao:
Chỉ số phát triển con người của Việt Nam năm 2009 xếp thứ 116/182 nước được
đánh giá.
(HDI = Kinh tế + Giáo dục + Sức khỏe)
2.11. Quy mô gia đình nhỏ hơn nhưng dễ vỡ hơn.
- Năm 1979: Quy mô 5,2 người/1 gia đình.
- Năm 2009: Quy mô 3,8 người/1 gia đình. Tỷ lệ ly hôn/kết hôn đang có xu hướng
tăng cao.
2.12. Tình hình sức khỏe sinh sản đang đứng trước những thách thức mới gay gắt.
- Nạo phá thai nhiều.
- Tình trạng nhiễm khuẩn vẫn cao.
- Vô sinh cao.
II) Lý do chọn chuyên đề: “ Dân số và sự phát triển dân số Việt Nam”
-Dân số là một đề tài nóng hiện nay, nó là một bộ mặt nói lên sự phát triển hay thụt
lùi của một quốc gia. Nên để hiểu rõ thêm đều đó nhóm tôi đã quyết định chọn chuyên
đề: “ Dân số và sự phát triển dân số Việt Nam” là đề tài của nhóm.
Vấn đề gia tăng và sự phát triển về dân số được biểu hiện qua hai mặt tích cực và
tiêu cực. trước hết là mặt tích cực: cung cấp nguồn lao động dồi dào, là động lực thút đẩy
nên kinh tế phát triển, bên cạnh đó cơ cấu dân số trẻ, là ưu thế cho việc hội nhập và phát
triển kinh tế,……… Song song đó ngoài mặt tích cực ta có tiêu cực : thiếu việc làm, ôn
nhiễm môi trường, tệ nạn,……. Tóm lại dân số là một đề tài còn mang nhiều dấu chấm
hỏi nhất của các quốc gia trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.


CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ
I.

Tầm quan trọng của dân số:

Con người trong thời gian qua đã nỗ lực xây dựng môi trường sống để càng ngày
càng tốt hơn, nhưng do nhiều trường hợp chính con người là nguyên nhân làm ô nhiễm
và xáo trộn môi trường sống của con người. Những thay đổi do sinh hoạt của con người
mà dân số ngày càng gia tăng, gồm có khai thác tài nguyên, khai hoang, phá rừng, đốt cỏ,
cất nhà,…. Sẽ có hệ quả làm mất căn bằng tự nhiên. Thí dụ, phá rừng không trật tự và
quy hoạch tạo ra rất nhiều thay đổi đưa đến sự tiêu diệt môi sinh của rừng, các loài sống
6


nhờ cây cối, dùng bóng tàn của cây cối trong rừng làm nơi trú ẩn sẽ bị tiêu diệt. Các loại
cây nhỏ sống nhờ cây lớn, cùng với các loại sói mòn nhanh chóng mất dần độ phì của
đất, suy thoái đất đai.
Phá rừng còn làm thay đổi chu kỳ nước theo nhiều cách vì làm giảm khối lượng
nước từ đất lên không khí. Trong đó việc này thực hiện được nhờ cây cối qua động tác hô
hấp. Phá rừng còn làm thay đổi chu kỳ CO 2, tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu,
thời tiết trong vùng và cả trái đất. Ngoài ra còn có thể tạo điều kiện cho lũ lụt dễ xảy ra và
có thể biến vùng đất này trở thành vùng đất không thể trồng trọt về sau. Do đó, vì nhu
cầu mở mang diện tích đất trồng trọt do phát triển dân số, phá rừng cần có sự nghiên cứu
kỹ lưỡng, kết hợp nhiều ngành có liên quan, nhất là những biện pháp để giảm hậu quả do
sự xáo trộn môi sinh gây ra trong thời gian trước mắt và lâu dài.
II.

Ảnh hưởng của dân số:

1) Dân số ảnh hưởng đến môi trường:

Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của
yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân số có tác
động tích cực hay tiêu cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi
trường, tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người bởi cả hai mặt. Đặc
biệt trong xu thế phát triển kinh tế xã hội ngày nay thì mối quan hệ trên càng được thể
hiện rõ nét.
Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển.
Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng của thế giới. Sự gia tăng
dân số nhanh trên thế giới thể hiện ở một số nguyên nhân chính như: Dân số và tập quán
sống di cư, du cư; đô thị hóa; các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều.
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các
khía cạnh sau:
Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các
nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản
xuất công nghiệp, v.v...

7


Hình 2.1
Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi
trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch,
nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không
khí, môi trường nước tăng lên. Ví dụ, nhiều nhà máy thải khí thải ra môi trường, nhiều
con sông bị ô nhiễm do những chất thải từ sinh hoạt của con người và các công ty….

Hình 2.2
Dân số tăng nhanh làm cho môi trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của

con người. Muốn tồn tại, con người buộc phải phá rừng để mở rộng diện tích canh tác và
chăn nuôi gia súc. Diện tích canh tác ngày càng giảm, mọi người phá rừng để làm nương
rẫy. Từ năm 1950 - 1993, diện tích canh tác theo đầu người đã giảm từ 0,23 ha xuống
0,13 ha. Để khắc phục sự hạn chế về diện tích, người ta phải tăng năng suất cây trồng
8


bằng thủy lợi và phân bón. Nhưng ngày nay diện tích canh tác, diện tích thuỷ lợi hoá và
lượng phân bón tính theo đầu người cũng giảm và xu thế này còn tiếp diễn chừng nào số
dân còn tiếp tục tăng.

Hình 2.3
2) Dân số ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế và xã hội:
 Về giáo dục:

Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về
số lượng và chất lượng đến hệ thống giáo dục. Việt Nam là nước có tỷ lệ gia tăng dân số
cao cơ cấu dân số trẻ dẫn đến có hậu qủa kém cho sự phát triển giáo dục. Quy mô và tốc
độ tăng dân số có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của giáo dục. Nếu tỷ lệ
trẻ em trong độ tuổi đến trường trong tổng số dân tương đối ổn định hoặc giảm rất chậm
và quy mô nhu cầu giáo dục phổ thông phụ thuộc vào quy mô dân số. ở nước ta do quy
mô dân số tăng nhanh nên số lượng học sinh cũng không ngừng tăng nên. Tốc độ tăng
dân số cao sẽ làm cho số học sinh trong độ tuổi đến trường tăng nhanh chóng.
Tác động gián tiếp của quy mô và tốc độ tăng dân số thể hiện thông qua ảnh hưởng
của sự tăng nhanh dân số đến chất lượng cuộc sống, mức thu nhập từ đó ảnh hưởng đến
quy mô giáo dục, đầu tư cho giáo dục, chất lượng giáo dục. Ở nước ta do ngân sách chưa
9


lớn, nên đầu tư cho ngành giáo dục chưa cao, cơ sở vật chất hạ tầng còn thiếu thốn, nhiều

nơi còn chưa xây dựng được trường lớp khang trang, bàn ghế sách vở đồ dùng còn thiếu.

Hình 2.4
Cơ cấu dân số theo tuổi cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của giáo dục, cơ
cấu dân số nước ta là trẻ nên nhu cầu giáo dục nước ta là lớn, do mức sinh cao nên cơ cấu
dân số trẻ, tháp tuổi dân số có đáy mở rộng. Do đó quy mô của nền giáo dục tương ứng
với dân số này có số học sinh cấp 1 lớn hơn cấp 2 lớn hơn cấp 3.
Phân bố địa lý dân số cũng có ảnh hưởng đến giáo dục. Ở nước ta dân số phân bố
không đều giữa đồng bằng và miền núi giữa thành thị và nông thôn. Ở thành thị và các
vùng đông dân kinh tế thường phát triển hơn, nên trẻ em có nhiều cơ hội được đến trường
hơn những vùng kém phát triển dân cư thưa thớt. Ngoài ra do điều kiện kinh tế chưa có
nên nước ta chưa quan tâm đúng mức đến sự phát triển giáo dục ở các vùng hẻo lánh và
nhiều giáo viên không muốn làm việc ở vùng này. Mật độ dân số ở các khu vực thành thị
quá lớn nên ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng giáo dục. Mật độ dân số quá lớn số trẻ
em đến tuổi đi học cao gây quá tải, học sinh phải học 3 ca, ví dụ như ở các thành phố lớn
như: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng…

10


Ngược lại ở nơi dân cư thưa thớt, ví dụ như các dân tộc sống rải rác trên núi, số trẻ
em trong độ tuổi đi học không nhiều, khoảng cách từ nhà đến trường lớn cũng là một yếu
tố gây khó khăn cho ngành giáo dục.
 Về y tế:

Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số ảnh hưởng lớn đến hệ thống y tế: Nhiệm vụ của hệ
thống y tế là khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Vì vậy quy mô dân số
quyết định số lượng y bác sỹ và số lượng cơ sở y tế. Và dân số tăng quá nhanh sẽ dẫn lần
khám và chữa bệnh của một người tăng lên. Nước ta là một nước có nền kinh tế chậm
phát triển khả năng dinh dưỡng hạn chế, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên, chưa hết bệnh suy dinh

dưỡng. Dân số đông và tăng quá nhanh và dẫn đến nhà ở trật trội và vệ sinh không dảm
bảo nhất là nguồn nước sinh hoạt. Dinh dưỡng kém và môi trường bị ô nhiễm là những
điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển. Nước ta nhiều người vẫn không có việc làm
nẩy sinh những tệ nạn xã hội do đó quản lý xã hội khó khăn, tai nạn giao thông tăng lên.
Những nguyên nhân góp phần làm tăng bệnh tật và thương tật do đó cũng cần có nhiều
cơ sở khám chữa bệnh. Như vậy quy mô dân số và tỷ lệ tăng của nó tác động trực tiếp
đến nhu cầu khám chữa bệnh. Quy mô dân só lớn tốc dộ tăng dân số cao đòi hỏi quy mô
hệ thống y tế bệnh viện, số cơ sở y tế, số gường bệnh, số y bác sỹ… cũng phải phát triển
với tốc đọ thích hợp để đảm bảo các hoạt động khám và chữa bệnh cho người dân.
Sức khoẻ tình trạng mắc, bệnh nhu cầu kế hoạch hoá gia đình phụ thuộc rất lớn vào độ
tuổi, giới tính của con người. Lứa tuổi thanh niên và trung niên, có sức khoẻ tốt hơn và
do đó tỷ lệ mắc bệnh và mức chết thấp hơn so vơi trẻ em và người già. Nhu cầu kế hoạch
hoá gia đình cũng cao hơn các nứa tuổi khác.
Phân bố dân số ảnh hưởng đến hệ thống y tế. Ở Các khu vực địa lý khác nhau, như
đồng bằng miền núi, thành thị, nông thôn có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tê
xã hội lên có cơ cấu bệnh tật khác nhau. Ví dụ ở vùng đồng bằng, vùng ven biển Miền
Bắc Việt Nam thì các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh hô hấp là phổ biến, nhưng ở vùng núi
cao thì bệnh sốt rét, bệnh bướu cổ lại là bệnh cần quan tâm phòng chống. Các bệnh xã hội
hay lây lan như: giang mai, hoa liễu, AIDS... thường tập trung ở các thành phố lớn mật độ
cao. Mặc dù đã dạt được những thành tụu đáng ghi nhận, nhưng tình trạng sức khoẻ nhân
11


dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa đang đặt ra nhiều bức xúc ,có nhiều vấn đề trở lên gay
gắt. Đại dịch HIV-AIDS ở nước ta tuy chưa đến mức nghiêm trọng như ở các nước,
nhưng với tốc độ lan truyền như hiện nay thì sẽ là một thách thức lơn đối với chất lượng
dân số. Theo thống kê của uỷ ban quốc gia phòng Chống AIDS thì HIV ca đầu tiên vào
tháng 12-1990 đến tháng 12-2002 là 35.330. Con số thực tế còn cao hơn nhiều còn đang
tăng nhanh, có thể đạt đỉnh vào năm 2010. HIV /AIDS tác động mạnh đến các lĩnh vực y
tế và sức khoẻ. Sự lan truyền nhanh HIV/AIDS tạo ra sự thay đổi phức tạp theo su huớng

làm xấu đi các quan hệ xã hội, nhất là gia đình. Nó làm đảo lộn mối quan hệ truyền thống
trong các gia đình người bệnh và cộng đồng người xung quanh. Đó là những yếu tố tiềm
ẩn của những xáo trộn ngoài mong muốn, không tích cực đối với xã hội. Đại dịch
HIV/AIDS ở nước ta gây những tổn thất lớn về kinh tế cho đất nước gia đình người nhiễn
HIV, sẽ ngăn cản làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội. Dịch bệnh HIV/AIDS sẽ tác động
khả năng phát triển nâu dài của đất thông qua những thay đổi theo chiều hướng không tốt
cho cơ cấu dân cư và làm giảm cả số lượng và chất lượng lực lượng lao động của xã hội
trong tương lai.

Hình 2.5
12


Ngày nay tuy đã có những thay đổi quan trọng về vai trò của người phụ nữ, song
điều này vẫn chưa phổ biến dân số và bình đẳng giới có tác động qua lại lẫn nhau trong
sự tác động của nhiều nhân tố khác: như kinh tế, giáo dục… Dân số cũng là một trong
các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình đấu tranh cho bình đẳng giới. Tốc độ tăng dân số ảnh
hưởng đến việc thực hiện bình đẳng nam nữ. Nên đặc trưng trong mối quan hệ giới giữa
phát triển dân số và bình đẳng giới trong xã hội ngày nay là sự tăng dân số quá nhanh dẫn
đến hậu quả xấu trong việc bình đẳng giới. Nước ta là một nước có tốc độ phát triển dân
số nhanh, đầu tư của nhà nước cho giáo dục ít, do đó hệ thống giáo dục kém phát triển.
Phụ nữ ít có cơ hội học tập và nâng cao trình độ. Vì vậy họ thường phải làm việc sớm và
làm các công việc không có trình độ chuyên môn. Phụ nữ thường lấy chồng sớm và sinh
nhiều con, do đó tốc độ tăng dân số cao thì địa vị của phụ nữ thường thấp kém nhiều so
với nam giới. Trong phạm vi gia đình quy mô gia đình lớn (đông con) đặc biệt là trong
các gia đình nghèo cha mẹ thường chỉ ưu tiên cho con trai đi học, con gái phải đi làm
sớm để giúp cha mẹ nuôi gia đình. Không được đi học, làm việc sớm và phải lấy chồng
sớm khiến cho người phụ nữ không có trình độ học vấn cao. Vì vậy họ không thể tìm
được những công việc có thu nhập cao. Không có trình độ hiểu biết nên họ không thể và
không được tự mình quyết định tất cả các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của họ như

chọn bạn đời, chọn các phương tiên tránh thai, chọn thời điểm sinh con. Tóm lại dân số
tăng nhanh nền kinh tế kém đã hạn chế quyền bình đẳng nam nữ.

13


Hình 2.6
 Về kinh tế:

Dân số vừa là lực lượng sản xuất vừa là lựclượng tiêu dùng. Vì vậy quy mô, cơ cấu
và sự gia tăng của dân số liên quan mật thiết đến nền kinh tế và tới toàn bộ sự phát triển
của mỗi quốc gia. Quy mô dân số lớn, nên lực lượng lao động rồi dào, Việt Nam vừa có
khả năng phát triển toàn diện các ngành kinh tế vừa có thể chuyên môn hoá lao động sâu
sắc tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy xã hội phát triển. Lực lượng lao
động nước ta vào loại trẻ giữa chuyển dịch và tạo ra tính năng động cao trong hoạt động
kinh tế.
77 triệu dân là 77 người tiêu dùng. Đây là một thị trường rộng lớn hấp dẫn đầu tư,
kích thích sản xuất, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những đặc điểm dân số nói trên cũng có
nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế. Điều này có thể tập trung xem xét đến
các khía cạnh: Tác động của dân số đến nguồn lao động, việc làm, tăng trưởng kinh tế,
tiêu dùng và tích luỹ.
Luật pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tuổi lao động của
nam là từ 15-60 tuổi còn đồi với nữ là 15-55 tuổi. Tỷ lệ dân số trong tuổi lao động Việt
14


Nam năm 1997 là gần 58% với khoảng 44 triệu người. Nguồn lao động ở nước ta có quy
mô lớn và tăng rất nhanh. Số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm không ngừng
tăng lên. Năm 1990: là 1,448 nghìn người, năm 1995 là 1,651 nghìn người, dự báo năm
2010 là 1,83 nghìn người và tổng số người trong độ tuổi lao động lên tới gần 58 triệu. Từ

nay tới năm 2010, mặc dù dân số có thể tăng chậm lại nhưbg nguồn lao động của nước ta
vẫn tăng liên tục. Giải quyết việc làm cho đội quân lao động khổng lồ này là một thách
thức lớn cho nền kinh tế, một vấn đề kinh tế xã hội nan giải.
Xét về mặt cơ cấu nghề nghiệp, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại háo, lao
động nông nghiệp có xu hướng giảm dần, lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng
và dịch vụ tăng lên, song điều đó đến nay Việt Nam vẫn có lao động theo ngành hết sức
lạc hậu: Lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông, lâm ngư nghiệp. Việc cải thiện
cơ cấu lạc hậu này diễn ra rất chậm chạp. Điều này phụ thuộc nhiều nguyên nhân, trong
đó có yếu tố mức sinh ở nông thôn luôn luôn cao khoảng gấp đôi ở thành phố. Do vậy lao
động tích tụ ở đây càng ngày một nhiều và tỷ trọng giảm chậm, mặc dù đã diễn ra luồng
di dân mạnh mẽ từ nông thôn ra đô thị, kèm theo sự chuyển đổi ngành nghề trong nông
nghiệp, trong khi số dân và lao động khu vực này tăng lên nhanh chóng thì quỹ đất canh
tác là có hạn. Hơn nữa quá trình công nghiệp hoá đất nước đang diễn ra mạnh mẽ thì đất
nông nghiệp phải chuyển giao cho công nghiệp, dịch vụ, các công trình dịch vụ khác.
Diện tích đất nông nghiệp không ngừng giảm xuống trong thời gian qua. Năm 1981 bình
quân 0,42 ha/người, năm 1993 còn 0,098 ha/người. Bình quân hộ giàu ở nông thôn mới
có 1,2 ha đất canh tác trong khi ở Mỹ là 80 Ha, ở Châu Âu là 9 ha.
Sức ép dân số, lao động lên đất đai hạn hẹp gây ra tình trạng thiếu việc làm phổ
biến. Lao động nông nghiệp làm việc theo màu vụ mà ruộng đất là tư liệu sản xuất chính
có ít nên số ngày công của lao động trong năm thường rất thấp (187 ngày/năm). Hiện tại
hình thức kênh tế trang trại đang được nàh nước khuyến khích phát triển cũng gập nhiều
khó khăn khi diện tích đất đai của các hộ gia đình ngày càng bị thu hẹp. Thêm nữa là tình
trạng khó khăn trong lao động việc làm ở các ngành khác dẫn đến hiện tượng dồn động
thêm lao động nông thôn vào khu vực nông nghiệp. Năm 1997, có tới 7.358.199 người từ
15 tuổi trở lên, chiếm 25% tổng số lao động hoạt động kinh tế thường xuyên ở khu vực
15


nông thôn thiếu việc làm. Tình trạng khan hiếm đất dẫn tới đồng ruộng manh mún, phân
tán, khó thúc đẩy các tiến bộ khoa học, kỹ thuật như cơ giới hoá thuỷ lợi hoá, tổ chức lao

động khoa học.Tình trạng di dân tự do từ nông thôn nên thành thi hoặc từ đồng bằng
Sông Hồng lên miền núi phía Bắc vầ Tây Nguyên đã phát sinh và ngày càng răng mạnh,
dẫn đến nạn phá rừng trần trọng. Dẫn đến diên tích rừng suy giảm theo cấp độ tăng của
dân số : Dân số năm 1981 so với năm 1943 tăng 2,5 lần, diện tích rừng chỉ còn lại 40%.
So với các nước trên thế giới và khu vực tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
tương đối cao và ổn định (Năm 1996: 5,62%, năm 1997: 5,81%) và tập trung ở những
vùng đông dân hay đô thị lớn.
Vùng
Miền núi và trung du phía Bắc
Đồng bằng Sông Hồng
Bắc Trrung Bộ
Duyên hải Miền Trung
Đông Nam Bộ
Tây Nguyên
Đồng bằng Sông Cửu Long
Bình quân cả nước

1996
6,13
7,31
6,67
5,3
5,3
4,08
4,59
5,62

1997
6,01
7,56

6,69
5,2
5,79
4,48
4,56
5,81

1998
6,25
8,25
7,26
6,67
6,44
5,88
6,44
6,85

Chương 3: THỰC TRẠNG, NGUYÊN
NHÂN, HẬU QUẢ VÀ THÁCH THỨC
CỦA GIA TĂNG DÂN SỐ
Thực trạng:
Theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới 2010 của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam
hiện là 89 triệu người và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050. Việt Nam hiện đứng
thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới.
I.

16


Kẹt xe là hiện tượng thường thấy ở các thành phố lớn, đặc biệt Thành phố Hồ Chí

Minh và thủ đô Hà Nội (Bay Vút)
Mặc dù Việt Nam hiện có ưu thế về việc có đông người trong độ tuổi lao động, nhưng
nước này cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề như dân di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị,
mất cân bằng giới tính cũng như nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Thời kỳ đặc biệt: ‘Dân số vàng’
Việt Nam, nước có 58 triệu người trong độ tuổi lao động thực tế (từ 15 đến 64 tuổi),
đang ở thời kỳ “dân số vàng”: bình quân hai người lao động nuôi một người phụ thuộc.
Trong bài phát biểu tại Hà Nội nhân ngày Dân số Thế giới 2010 bà Urmila Singh, Phó
trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đánh giá: “Với sự thay đổi cơ cấu
dân số, Việt Nam đang bước vào “thời kỳ cơ cấu dân số vàng”. Trong thời kỳ này, cứ một
người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 tuổi hoặc trên 60 tuổi) thì có hai người hoặc hơn
trong độ tuổi lao động (từ 15-60 tuổi). Thời kỳ đặc biệt này chỉ xảy ra một lần trong lịch
sử phát triển của bất kỳ một quốc gia nào”.
Rõ ràng Việt Nam đang có một cơ hội “vàng” khi sử dụng một lực lượng lao động trẻ
dồi dào trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2010-2020.
Kế hoạch hóa gia đình là điều cấp thiết trong điều kiện nước nghèo, đất ít như Việt
Nam. Sau nhiều năm đẩy mạnh chiến lược Kế hoạch hoá gia đình ‘mỗi cặp vợ chồng chỉ
nên có 1-2 con’, tỷ lệ sinh ở Việt Nam đã giảm mạnh và hiện ở mức sinh thấp 2,11 con/
người mẹ trong độ tuổi sinh đẻ (bằng với mức sinh thay thế).
Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam cũng có bước tiến rõ rệt khi tăng lên đến 73,1
tuổi và dự kiến đạt 75 tuổi vào năm 2020.
Ồ ạt ra thành thị
Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở gần nhất của Việt Nam là vào năm 2009 và được
Tổng cục Thống kê công bố chính thức ngày 21 tháng 7 năm 2011 cho thấy bình quân
mỗi năm dân số Việt Nam tăng 952.000 người.
Mặc dù dân thành thị hiện chiếm 30% tổng dân số ở Việt Nam nhưng lại đang tăng
nhanh với tốc độ trung bình 3,4%/năm. Khu vực miền Đông Nam Bộ là nơi có mức đô
thị hóa cao nhất. Nguyên nhân chính là do thị trường lao động mở rộng.
Mật độ dân số ở Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, có sự phân bố rất chênh lệch và
mức gia tăng không đồng đều. Cụ thể khu vực đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc đông

nhất trên cả nước (25 triệu người) trong khi vùng Tây nguyên chỉ hơn 5 triệu người. Một
số tỉnh như Nam Định, Thanh Hóa... tỉ lệ tăng dân số không đáng kể vì số người di cư
vào các tỉnh thành phía Nam (chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh) để làm ăn sinh sống.
Ước tính trong năm năm 2004-2009 có tới 9,1 triệu người di cư.

17


Hình 3.1
Rất đáng lo ngại khi gần đây, tỷ lệ dân số tăng một cách đột biến. Số liệu thống kê
cho thấy, năm 2004, quy mô dân số Việt Nam đạt khoảng 82,5 triệu người, 38/64 tỉnh,
thành phố trong cả nước có tỷ lệ sinh con thứ ba tăng "bất thường". Năm 2004, TP Hà
Nội có 2.234 trẻ em ra đời là con thứ ba, tăng so với năm 2003 là 0,38%, trong đó có 57
cặp vợ chồng là cán bộ, công chức sinh con thứ ba. TP Hồ Chí Minh có 5.600 trẻ em ra
đời là con thứ ba, tăng so với năm 2003 là 0,4%, trong đó có 14 cặp vợ chồng là đảng
viên sinh con thứ ba. Ðáng lưu tâm, phần lớn các gia đình sinh con thứ ba thuộc nhóm
kinh tế khá giả và trình độ học vấn tương đối cao. Vì vậy, nhận diện đúng thực trạng, tìm
ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm kìm hãm và kiểm soát nhịp độ gia tăng dân số
là việc làm cấp bách. Thực tiễn cho thấy, Việt Nam hiện nay không chỉ đứng trước nguy
cơ bùng nổ dân số trở lại, mà đang còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc nâng
cao chất lượng dân số như: sự khác biệt về dân số giữa các vùng, chăm sóc sức khỏe sinh
sản phụ nữ, giải quyết đói nghèo và việc làm, hiện tượng tảo hôn ở các đồng bào dân tộc,
phòng, chống HIV/AIDS... Theo số liệu thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 300
nghìn phụ nữ dưới 20 tuổi sinh con, mang thai và nạo thai ở vị thành niên, phần lớn vị
thành niên chưa được giáo dục, cung cấp kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản. Hiện nay
việc thực hiện các mục tiêu về dân số và sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình còn
bộc lộ một số bất cập. Sự thiếu bền vững trong kết quả giảm sinh, nguy cơ bùng nổ dân
số vẫn còn tiềm ẩn trong nhiều nhóm xã hội.
Thực trạng chất lượng dân số và gia tăng dân số trở lại, nhất là hiện tượng sinh con
thứ ba tăng đột biến cần được kiểm soát và ngăn chặn kịp thời. Nếu không đó sẽ là hệ lụy

cho các vấn đề kinh tế - xã hội khác như đói nghèo, bệnh tật, thất học, ảnh hưởng chất
lượng nguồn nhân lực và cản trở quá trình thực hiện CNH, HÐH đất nước
Theo thống kê của Tổng cục Dân số – Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) đầu năm
2008, tổng số trẻ sinh ra trong quý I năm 2008 đã tăng hơn 18.000 trẻ (tăng 7,2%) so với
cùng kỳ năm 2007. Trong đó, có tới 39/64 tỉnh/thành phố có mức sinh tăng mạnh: Sóc
Trăng (tăng 41,2%), Sơn La (40%), thành phố Hồ Chí Minh (30,2%), Hà Nội (27,6%),
Phú Thọ (23%) Cũng theo Tổng cục DS-KHHGĐ, trong thời gian này, số trẻ mới sinh ra
18


là con thứ 3 khoảng 182.000 trẻ, tăng hơn 35% so với cùng thời điểm năm 2007. Đặc
biệt, đối tượng sinh con thứ 3 không chỉ dừng lại ở những hộ nông dân mà gần đây lại tập
trung chủ yếu ở đối tượng công chức nhà nước, những gia đình khá giả. Cùng với đó, tỷ
lệ mất cân bằng giới tính cũng đang khá cao, ở nhiều địa phương, số trẻ em trai đã vượt
số trẻ em gái từ 20 đến 25%. Có 16 tỉnh/thành phố có tỷ lệ giới tính khi sinh từ 115 đến
128 nam/100 nữ và 20 tỉnh/thành phố là 111 đến 120 nam/100 nữ.
Bấy lâu này người Việt Nam vẫn thường xem vấn đề “nhập khẩu” vợ là chuyện khác
thường, nhưng có thể một ngày gần đây viễn cảnh sẽ hiện hữu như một thực tế. Cách đây
10 năm, tỷ lệ giới tính ở Việt Nam ngang bằng với mức độ trung bình của thế giới (100
bé gái thì có 105-107 bé trai), nhưng trong vài năm trở lại đây, khi chúng ta thực hiện
cuộc vận động dân số với khẩu hiệu dừng lại ở 1-2 con để nuôi dạy cho tốt đã góp phần
hạn chế mức sinh, nhưng lại làm cho các gia đình phải cân nhắc, lựa chọn giới tính thai
nhi để sinh bằng được con trai. Hệ quả là, khoảng cách tỷ lệ giới tính (số trẻ em trai/trẻ
em gái) ở nước ta ngày càng tăng cao. Cụ thể, năm 2000, tỷ lệ này mới ở mức bình
thường là 106/100, thì đến cuối năm 2007 đã lên đến mức báo động là 126/100. Tỷ lệ này
gia tăng theo số lần sinh, đặc biệt đối với những gia đình sinh con thứ 3 trở lên. ở nhiều
vùng, số lượng bé trai đã vượt số lượng bé gái 20-25%. Mặt khác, tình trạng phụ nữ di cư
lấy chồng nước ngoài có xu hướng tăng ở một số địa phương. Thực tế này không bao lâu
nữa sẽ dẫn đến tình trạng nhiều bé trai khi trưởng thành sẽ không lấy được vợ, giống như
tình trạng của Trung Quốc. Nguy cơ này có thể dẫn đến sự bất ổn xã hội như: ẩu đả, hiếp

dâm, buôn bán phụ nữ qua biên giới… tăng lên.
Khu vực nông thôn, miền núi vẫn còn nặng về quan niệm con trai hơn con gái, công
việc gia đình là trách nhiệm của riêng phụ nữ, định hướng nghề nghiệp vẫn theo hướng
truyền thống… nên việc đầu tư cho trẻ em gái trong học tập không được chú ý và quan
tâm nhiều như với trẻ em trai. Việc làm này tiếp tục là nguy cơ tiềm ẩn về trình độ, năng
lực và tay nghề của phụ nữ thấp, khiến họ chỉ có thể làm được những công việc không ổn
định, ở những nơi có điều kiện làm việc thiếu thốn, thu nhập thấp, bấp bênh, dễ mất việc
làm hoặc không được bảo hiểm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong tương
lai.
Đến hết năm 2008, Việt Nam sẽ hết thời hạn nhận tài trợ các phương tiện tránh thai
(PTTT) hiện đại (bao cao su, thuốc ngừa thai)*. Theo đó, đến năm 2009, Việt Nam sẽ
thiếu 80% số lượng PTTT hiện đại bởi chưa có cam kết cung cấp nào từ phía các nhà tài
trợ. Theo tính toán của các chuyên gia dân số, mỗi năm, nhu cầu cần 100-150 tỷ đồng
mua PTTT nhưng ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 10%. Đó là một bài toán
ngân sách đối với các cơ quan, ban/ngành. Và một thách thức nữa trong vấn đề này là
việc xã hội hoá cung cấp PTTT không thu được nhiều kết quả như mong đợi bởi từ nhiều
năm nay, nhiều người dân vẫn được cung cấp miễn phí thuốc tránh thai, bao cao su. Sự
khủng hoảng này là mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm, rất dễ dẫn đến bùng nổ dân số.

II.

Nguyên nhân

19


Quan niệm lạc hậu: Ở một số nước đặc biệt là các nước phương Đông vẫn còn những
quan niệm lạc hậu như trọng nam kinh nữ, trời sinh voi sinh cỏ, sinh con quý tử,muốn có
con trai, muốn đông con.


Hình 3.2
Ở các nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhu cầu lao động tay chân cao cũng là nguyên
nhân dẫn đến việc đông con.
Tại Việt Nam :Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, tính đến hết quý 1 năm 2007, tỷ
lệ sinh con thứ ba trở lên vẫn ở mức xấp xỉ 17%, nghĩa là gần 6 phụ nữ sinh con thì 1
trường hợ là con thứ ba trở lên
Hiện nay, một vấn đề làm cho nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, lo
lắng, đó là vấn đề gia tăng dân số. Đối với nước ta, sự gia tăng dân số đã và đang là một
trong những nguyên nhân tác động mạnh mẽ làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội,
làm giảm chất lượng hoạt động của các ngành và chất lượng cuộc sống của người dân.
Thực tế cho thấy, dân số ở các nước đang phát triển ngày càng gia tăng. Nhưng do
yêu cầu xây dựng kinh tế công nghiệp, phải có chuyên gia, phải nhập kỹ thuật, trang thiết
bị nhiều nên các nước này vay nợ quá lớn của nước ngoài và không tránh khỏi xảy ra các
nạn lạm phát, thất nghiệp… Ở nước ta, hàng năm xấp xỉ 2 triệu trẻ em ra đời thì đồng
thời có thêm một triệu thanh niên vào tuổi lao động chưa có việc làm đầy đủ. Đáng ngại
nhất là nông dân ngày nay có xu hướng coi sản xuất nông nghiệp là ít có lãi nên kém hào
hứng ở lại mà kéo lên thành thị để tìm việc làm, gây nên áp lực về dân số tại đây.
Tình trạng thiếu việc làm đang là một trong những nguyên nhân gia tăng các biểu
hiện tiêu cực trong xã hội, nhất là tội phạm hình sự. Điều đáng nói là những người nhập
cư vào thành phố một bộ phận ý thức sống đô thị còn hạn chế. Họ nhanh chóng “sao
20


chép” những mặt trái của xã hội đô thị như cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, trộm cắp… Sự
gia tăng dân số cũng đang tác động mạnh mẽ đến môi trường và tài nguyên rừng bị tàn
phá nghiêm trọng do việc di dân tự do từ các nơi khác đến miền núi, do du canh, du cư.
Với tốc độ phá rừng như hiện nay sẽ không còn độ bao phủ, lũ lụt thường xuyên xảy ra là
điều không thể tránh khỏi.
Một nguyên nhân làm tồn tại tình trạng trên là do dân trí chưa được chuyển đổi, nhất
là vùng nông thôn (chiếm gần 80% dân số). Bên cạnh đó, tâm lý xã hội cũ thích đẻ nhiều

con trai để có thêm lao động và nhờ cậy lúc tuổi già hoặc gặp lúc khó khăn đang gây ra
tình trạng mất cân bằng giới tính. Vì khi đó lao động chủ yếu bằng cơ bắp, đồng thời hệ
thống bảo hiểm xã hội chưa đảm bảo cho người dân lúc ốm đau, hoạn nạn, tuổi già. Thực
ra đẻ con nhiều không phải là ý muốn của phụ nữ. Từ trước đến nay, người phụ nữ đông
con nào cũng luôn luôn phải khổ vì con, bởi “của không ngon, đông con cũng hết”.
Chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình có ý nghĩa to lớn đến chiến lược con
người và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước ta đang vận động mỗi
cặp vợ chồng chỉ nên sinh một hoặc hai con. Cuộc vận động tuy là một trọng tâm của
ngành y tế, song không phải mỗi ngành y tế đảm đương thực hiện. Nó đòi hỏi phải có sự
phối hợp chặt chẽ của mọi ngành, mọi cấp để có thể đánh giá đúng tình hình mọi mặt và
có kế hoạch thúc đẩy hiệu lực việc nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục về dân số
cũng như hạn chế sinh đẻ.

Hình 3.3
Qua các cuộc nghiên cứu cho thấy: Phụ nữ càng có học thức thì họ càng có ít con.
Có một hay hai đứa con sống hiếu thảo, học hành nên người, giúp ích nhiều cho nước cho
dân là niềm hạnh phúc cho mỗi gia đình, mỗi dòng họ và cho cả đất nước. Lâu nay, trong
công tác giáo dục truyền thông dân số, chúng ta mới nói đến vai trò cơ quan, trường học,
đoàn thể, gia đình… chưa nói đến vai trò của dòng họ, nên đưa vấn đề ấy vào dòng họ
mình. Sống có văn hoá, giữ gìn, phát huy hay tạo được một truyền thống văn hoá phải có
21


con người lỗi lạc, tức là có những thành viên chất lượng, thì tự nhiên sẽ giảm số lượng
dân số. Còn cứ kêu gọi giảm số lượng dân số mà không nói đến chất lượng thì dù số
lượng có giảm, tỉ lệ dân số có chất lượng trong tổng dân số một ngày gần đây cũng sẽ
giảm đáng kể.
Ngày nay, trong xã hội mới đã đủ điều kiện, phương tiện khoa học giúp cho người
phụ nữ chủ động được việc sinh đẻ theo kế hoạch gia đình. Vấn đề đặt ra là làm sao cho
mỗi người sớm thay đổi những tâm lý xã hội, tập quán lỗi thời, lạc hậu trong việc sinh đẻ.

III.
Hậu quả:
Dân số tăng nhanh làm cho môi trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của
con người. Muốn tồn tại, con người buộc phải phá rừng để mở rộng diện tích canh tác và
chăn nuôi gia súc. Từ năm 1950 - 1993, diện tích canh tác theo đầu người đã giảm từ 0,23
ha xuống 0,13 ha. Để khắc phục sự hạn chế về diện tích, người ta phải tăng năng suất cây
trồng bằng thủy lợi và phân bón. Nhưng ngày nay diện tích canh tác, diện tích thuỷ lợi
hoá và lượng phân bón tính theo đầu người cũng giảm và xu thế này còn tiếp tục diễn ra
chừng nào số dân còn tiếp tục tăng.
Năm 1996 lượng cá đánh bắt đạt 93 triệu tấn đến năm 1999, con số này chỉ còn lại 86
triệu tấn. Do lượng đánh bắt giảm nên nuôi trồng thủy sản phát triển và gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, rừng ngập mặn bị tàn phá, các hệ động thực vật bị suy thoái. Đô thị
hoá với tốc độ nhanh cũng gây ra những vấn đề môi trường nan giải. Năm 1999, số dân
thành thị trên toàn thế giới là 2,8 tỷ người, gấp 4 lần so với năm 1950. Hiện nay, có tới
một nửa dân số thế giới sống ở thành thị, những thách thức về môi trường bắt nguồn một
phần từ các đô thị. Chính các thành phố đã sản sinh ra 75% lượng CO2 trên toàn cầu vì
sử dụng nhiên liệu hoá thạch và tiêu thụ 3/4 lượng gỗ công nghiệp thế giới. Tốc độ đô thị
hoá nhanh, những vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí và nước đang trở nên tồi tệ
ở những nơi Chính phủ không đủ năng lực xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng về giao
thông, nước và xử lý rác thải. Hiện nay có 220 triệu người trong các thành phố thuộc các
nước đang phát triển đang trong tình trạng thiếu nước sạch và 1,1 tỷ người đang sống
ngột ngạt trong bầu không khí bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, chất lượng đất cũng giảm rõ rệt,
diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 30% diện tích tự nhiên. Nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp bị ô nhiễm môi trường đặc biệt tại các thành phố, thị xã. Lượng
chất thải tăng cùng với sự gia tăng dân số.

22


Hình 3.4

Báo cáo của Liên Hợp quốc cảnh báo rằng gia tăng dân số và biến đổi khí hậu đều
diễn ra trầm trọng nhất ở các nước đang phát triển. Do biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng
cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như
muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của
nhiều bộ phận dân số trên thế giới. BĐKH là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch
hạch, dịch tả, viêm não Nhật Bản), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm
A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1,
H5N1 nhanh hơn. Phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ yếu của xu
thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá hủy dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ tử ngoại trên
mặt đất, là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt. Nhiệt độ không khí
tăng cao trực tiếp làm tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và hô hấp.
Ở Việt Nam, Khánh Hoà là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ với khoảng 84,1% dân cư
sống ở khu vực ven biển, 4,7% dân số thuộc dân tộc thiểu số (theo niên giám thống kê
năm 2010), đây cũng là khu vực dễ chịu ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng. Theo
số liệu thống kê trung bình mỗi năm dân số tỉnh Khánh Hoà tăng thêm khoảng trên
10.000 người. Trong những năm gần đây do tác động của BĐKH, các loại hình thiên tai
như: bão, lũ, hạn hán, nắng nóng ... xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng nhiều gây
thiệt hại lớn đối với kinh tế và sự phát triển của tỉnh: năm 2007 thiệt hại khoảng 56 tỷ
đồng; năm 2008: 100 tỷ đồng; năm 2009: khoảng 450 tỷ đồng; năm 2010 thiệt hại
khoảng 450 tỷ đồng.
BĐKH tác động đến sự di dân làm mất cân bằng dân số, ảnh hưởng đến an ninh xã
hội. Hàng trăm nghìn người hiện đang sống ở những vùng ven biển trũng có thể sẽ phải
từ bỏ nhà cửa của họ nếu mực nước biển dâng tiếp tục dâng cao và lũ lụt tiếp tục hoành
hành với tần suất càng ngày càng gia tăng như hiện nay. Ngoài ra hạn hán kéo dài và
nghiêm trọng có thể đẩy nhiều nông dân từ các vùng nông thôn ra các đô thị để kiếm kế
sinh nhai mới vì vậy càng gia tăng sự mất cân bằng dân số, dẫn tới ở thành phố đất chật
người đông, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng thể hiện rõ rệt.

23



Bên cạnh đó BĐKH làm giảm chất lượng nước và trữ lượng nước sạch, nguy cơ gia
tăng các bệnh truyền nhiễm và đây chính là các yếu tố đe dọa sức khỏe sinh sản, điều
kiện nuôi dưỡng, chăm sóc bà mẹ và trẻ em. BĐKH không những gây nguy hiểm tới
cuộc sống và hủy hoại sinh kế của con người mà còn gia tăng sự bất bình đẳng giữa phụ
nữ và nam giới.
Có thể chắc chắn một điều rằng, hệ thống giáo dục cũng không thể tránh khỏi những
tác động tiêu cực, xin Giáo sư phân tích rõ hơn lĩnh vực này?
Theo công bố của UNESCO, trên thế giới hiện có khoảng 775 triệu người không biết
đọc, biết viết; 2/3 số người mù chữ là những cô gái và các phụ nữ (phần lớn trong số họ
sống ở vùng Nam Á, Đông Á và châu Phi); khoảng 122 triệu thanh thiếu niên trên toàn
thế giới hoàn toàn thiếu các kỹ năng đọc và viết. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân gây nên sự bất bình đẳng trong giáo dục giữa các khu vực, quốc gia, vùng miền, bất
bình đẳng về giới. Số người mù chữ ở 5 nước có số người mù chữ cao nhất thế giới gồm
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Bangladesh và Ai Cập lên tới 510 triệu người,
chiếm 70% tổng số người mù chữ toàn cầu. Theo UNICEF, trên thế giới có 115 triệu trẻ
em toàn thế giới không được đến trường tiểu học thì có đến 90 triệu là trẻ em gái. Ở Việt
Nam tỷ lệ dân số trong độ tuổi học sinh phổ thông giảm hơn 10%, từ 39,33% năm 1979
chỉ còn 28,73% vào năm 2009. Số dân trong dộ tuổi này của cả nước cũng đã bắt đầu
giảm từ 26.507.676 người năm 1999 xuống còn 24.650.028 năm 2009. Vì vậy, tuy tỉ lệ
nhập học tăng lên nhưng số học sinh phổ thông các cấp khoảng 15 năm nay đã giảm
mạnh. Về dài hạn, dân số độ tuổi học sinh phổ thông ở nước ta sẽ vẫn tiếp tục giảm tuyệt
đối. Do vậy, việc chuyển đổi từ hệ thống giáo dục phổ thông phát triển theo chiều rộng
sang phát triển theo chiều sâu là nhu cầu tất yếu. Do đó, vấn đề dân số và giáo dục cần
được quan tâm giải quyết đúng mức nhằm nâng cao chất lượng dân số thế giới, góp phần
giảm sự bất bình đẳng trong giáo dục, tạo sự ổn định xã hội trên thế giới.

24



Hình 3.5
Báo cáo của Liên Hợp quốc cảnh báo rằng gia tăng dân số và biến đổi khí hậu đều
diễn ra trầm trọng nhất ở các nước đang phát triển. Do biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng
cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như
muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của
nhiều bộ phận dân số trên thế giới. BĐKH là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch
hạch, dịch tả, viêm não Nhật Bản), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm
A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1,
H5N1 nhanh hơn. Phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ yếu của xu
thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá hủy dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ tử ngoại trên
mặt đất, là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt. Nhiệt độ không khí
tăng cao trực tiếp làm tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và hô hấp.
Ở Việt Nam, Khánh Hoà là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ với khoảng 84,1% dân cư
sống ở khu vực ven biển, 4,7% dân số thuộc dân tộc thiểu số (theo niên giám thống kê
năm 2010), đây cũng là khu vực dễ chịu ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng. Theo
số liệu thống kê trung bình mỗi năm dân số tỉnh Khánh Hoà tăng thêm khoảng trên
10.000 người. Trong những năm gần đây do tác động của BĐKH, các loại hình thiên tai
như: bão, lũ, hạn hán, nắng nóng ... xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng nhiều gây
thiệt hại lớn đối với kinh tế và sự phát triển của tỉnh: năm 2007 thiệt hại khoảng 56 tỷ
đồng; năm 2008: 100 tỷ đồng; năm 2009: khoảng 450 tỷ đồng; năm 2010 thiệt hại
khoảng 450 tỷ đồng.
BĐKH tác động đến sự di dân làm mất cân bằng dân số, ảnh hưởng đến an ninh xã
hội. Hàng trăm nghìn người hiện đang sống ở những vùng ven biển trũng có thể sẽ phải
từ bỏ nhà cửa của họ nếu mực nước biển dâng tiếp tục dâng cao và lũ lụt tiếp tục hoành
hành với tần suất càng ngày càng gia tăng như hiện nay. Ngoài ra hạn hán kéo dài và
nghiêm trọng có thể đẩy nhiều nông dân từ các vùng nông thôn ra các đô thị để kiếm kế
sinh nhai mới vì vậy càng gia tăng sự mất cân bằng dân số, dẫn tới ở thành phố đất chật
người đông, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng thể hiện rõ rệt.

Bên cạnh đó BĐKH làm giảm chất lượng nước và trữ lượng nước sạch, nguy cơ gia
tăng các bệnh truyền nhiễm và đây chính là các yếu tố đe dọa sức khỏe sinh sản, điều
kiện nuôi dưỡng, chăm sóc bà mẹ và trẻ em. BĐKH không những gây nguy hiểm tới
cuộc sống và hủy hoại sinh kế của con người mà còn gia tăng sự bất bình đẳng giữa phụ
nữ và nam giới.
Theo công bố của UNESCO, trên thế giới hiện có khoảng 775 triệu người không biết
đọc, biết viết; 2/3 số người mù chữ là những cô gái và các phụ nữ (phần lớn trong số họ
sống ở vùng Nam Á, Đông Á và châu Phi); khoảng 122 triệu thanh thiếu niên trên toàn
thế giới hoàn toàn thiếu các kỹ năng đọc và viết. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân gây nên sự bất bình đẳng trong giáo dục giữa các khu vực, quốc gia, vùng miền, bất
bình đẳng về giới. Số người mù chữ ở 5 nước có số người mù chữ cao nhất thế giới gồm
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Bangladesh và Ai Cập lên tới 510 triệu người,
chiếm 70% tổng số người mù chữ toàn cầu. Theo UNICEF, trên thế giới có 115 triệu trẻ
25


×