Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ngày càng phát triển khiến quân pháp vô cùng bối rối thì triều đình huế đã kí lần lượt với pháp hiệp ước nhâm tuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.07 KB, 1 trang )

Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ngày càng phát triển khiến quân Pháp vô cùng bối rối thì triều đình
Huế đã kí lần lượt với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất ( 5-6- 1862) gồm 12 khoản, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi, trong đó
có những điều khoản chính như: Nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ ( Gia Định, Định Tường, Nam Hoà) và
đảo Côn Lôn; mở một số cửa biển cho Pháp vào tự do buôn bán; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương
228 vạn lạng bạc, kèm theo nhiều nhượng bộ nặng nề khác về chính trị, quân sự…. Điều ước này thể hiện sự nhượng bộ
đầu tiên, bước đầu hàng đầu tiên của triều đình Nguyễn đối với kẻ xâm lươc.
Sau khi ký hiệp ước Nhâm Tuất ( 5-6- 1862),triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông
dân ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời ra sức ngăn trở phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì. Việc làm này của triều
đình chứng tỏ thái độ sợ dân hơn sợ giặc của vua tôi nhà Nguyễn.
Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình ngày 24 – 6- 1867, quân Pháp chiếm các tỉnh miền Tây( Vĩnh Long, An
Giang, Hà Tiên). Không những không lãnh đạo nhân dân đấu tranh, triều đình còn ra sức vơ vét tiền của nhân dân để phục
vụ cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp. Triều đình nhu nhược, vẫn muốn dung con đường thương lượng để
chia sẻ quyền thống trị.
Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến, chiến thắng Cầu Giấy khiến
quân Pháp hoang mang lo sợ, còn quân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc. Giữa lúc đó triều đình Huế lại kí với thực
dân Pháp hiệp ước Giáp Tuất ( 15- 3- 1874). Theo bản hiệp ước này, Pháp sẽ rút khỏi Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ, nhưng
triều đình Huế cũng phải chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kỳ, cam kết mở cửa Thị Nại ( Quy
Nhơn), Cửa Ninh Hải( Hải Phòng), tỉnh lị Hà Nội và sông Hồng cho Pháp vào buôn bán và người Pháp có quyền đặt lại
lãnh sự quán của mình ở những điểm này; đồng thời cho phép thương nhân giáo sĩ tự do buôn bán trên toàn lãnh thổ Việt
Nam. Với hiệp ước này triều đình Huế đã làm mất một phần quan trọng độc lập chủ quyền Việt Nam, xác lập quyền về
kinh tế của tư bản Pháp trên khắp nước ta. Điều ước 1874 là mốc đánh dấu sự nhượng bộ, thoả hiệp mới cao hơn của triều
đình nhà Nguyễn.
Trong gần mười năm, kể từ sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, triều đình nhà Nguyễn chẳng
những không làm gì để đẩy mạnh nền kinh tế đất nước mà còn làm cho đất nước ngày càng suy yếu. Pháp chiếm Bắc Kì
lần thứ hai, nhưng lần này cũng thất bại ở Cầu Giấy, chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương
lượng nhưng không thành. Pháp tấn công vào Thuận An, triều đình xinh đình chiến và chấp nhận ký hiệp ước Hacmăng( 25-8-1883), gồm 27 điều khoản, thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, triều đình chỉ được cai
quản vùng đất Trung Kỳ, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế, công sứ Pháp ở Bắc Kỳ thường
xuyên kiểm soát công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ; mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều
do Pháp nắm; triều đình phải rút quân đội ở Bắc Kỳ về Trung Kỳ. Như vậy với bản hiệp ước này nhà Nguyễn đã đi xa hơn
một bước trên con đường đầu hàng Pháp, về căn bản triều đình đã chính thức thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp, biến
Việt Nam thành thuộc địa kiểu cũ lâu dài của Pháp.


Không dừng lại ở đó, triều đình lại tiếp tục kí vơi hiệp ước Patơnot với nội dung cơ bản giống như hiệp ước Hacmamg, chỉ điều chỉnh chút ít về ranh giới khu vực Trung Kì, mở rộng thêm vùng đất ở triều đình Huế được tạm thời cai
quản để làm dịu dư luận, hiệp ước Patơnot đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam. Điều ước
này, là cột mốc lịch sử đau thương của dân tộc, nó đánh dấu sự chuyển biến căn bản của dân tộc ta, nó kết thúc thời đại
phong kiến độc lập. Hiệp ước Patơnot là hiệp ước đầu hàng cao nhất, cuối cùng đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của triều
đình phong kiến Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược Việt Nam bằng vũ lực quân sự của thực dân Pháp.
* Đánh giá chung: Vì quyền lợi của dòng họ, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích quốc gia dân tộc- tự do của tổ
quốc, triều đình Nguyễn đã “hi sinh” lợi ích dân tộc nhượng bộ đầu hàng từng bước đối với kẻ thù xâm lược- điều đó hoàn
toàn đi ngược lại nguyện vọng và truyền thống lâu dài của dân tộc. Quá trình đi từ các hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884 là
quá trình cắt từng phần lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ nước ta, các điều khoản điều kiện
ngày một nặng nề hơn, tính chất thoả hiệp ngày một nghiêm trọng hơn.
\



×