Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Câu hỏi ôn tập và trả lời môn đại cương văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.35 KB, 10 trang )

Đại cương văn hóa Việt Nam

Lớp ĐH Hành chính K2

Câu 1. Khái niệm văn hóa. Phân biệt văn hóa với văn minh, văn hiến, văn vật.
a. Khái niệm văn hóa:
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi
mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh
và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,...) có nguồn gốc từ chữ Latinh "Cultus" với nghĩa gốc là gieo
trồng, được hiểu theo hai nghĩa: "Cultus Agri" - trồng trọt/ canh tác nông nghiệp (trồng cây) và
"Cultus Animi" - "trồng trọt"/ "canh tác" tinh thần (trồng người - sự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn
con người).
Ở phương Đông, từ văn hóa cũng đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm; "văn" là vẻ đẹp của
con người, "hóa" là thay đổi theo hướng tốt đẹp, "văn hóa" nghĩa là làm cho đẹp, cho tốt hơn.
Trong Tiếng Việt, khái niệm văn hóa có nhiều nghĩa:
+ Nghĩa hẹp: học thức, lối sống, nếp sống hoặc trình độ phát triển của một giai đoạn.
+ Nghĩa rộng: văn hóa bao gồm tất cả những giá trị tinh thần và vật chất.
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ
thuật, sân khấu, điện ảnh...Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách
hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả
đức tin, tri thức được tiếp nhận...
 Theo cách hiểu thông thường, văn hóa là học thức, trình dộ học vấn và lối sống lành mạnh.
Theo nghĩa rộng, văn hóa bao gồm toàn bộ đời sống con người. Trên thế giới có nhiều định nghĩa về
văn hóa và chúng ta chọn định nghĩa đã được UNESCO công nhận: "Văn hóa là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội".
b. Phân biệt văn hóa với văn minh, văn hiến, văn vật:
VĂN HÓA

VĂN HIẾN



VĂN VẬT

VĂN MINH

Chứa cả giá trị vật chất
Thiên về giá trị vật chất,
Thiên về giá trị tinh thần Thiên về giá trị vật chất
lẫn tinh thần
khoa học – kỹ thuật

Có bề dày lịch sử

Là một lát cắt đồng đại
của lịch sử, chỉ một trình
độ phát triển nhất định

Đậm tính dân tộc

Có tính quốc tế

Gắn bó nhiều với phương Đông nông nghiệp

Gắn bó nhiều với phương
Tây đô thị

Câu 2. Cho biết tên các vùng văn hóa ở Việt Nam. Cho biết những hình thức giao lưu và tiếp
biến văn hóa.
a. Tên các vùng văn hóa ở Việt Nam:
Đất nước Việt Nam có địa hình, khí hậu đa dạng nên đã hình thành nhiều vùng văn hóa khác

nhau, gồm 6 vùng:
- Mỹ Cận -

Trang

1


Đại cương văn hóa Việt Nam

Lớp ĐH Hành chính K2

- Vùng văn hóa Tây Bắc: gồm các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, một
phần của Hòa Bình.
- Vùng văn hóa Việt Bắc (vùng Đông Bắc): gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và một phần đồi núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang,
Quảng Ninh.
- Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ (vùng Thăng Long, vùng Sông Hồng): gồm các tỉnh: Hà Nội, Hà
Tây, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và
phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang.
- Vùng văn hóa duyên hải Trung Bộ: gồm các tỉnh dọc theo biển Đông từ Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên: gồm các tỉnh: Gia Lai, Kontum, Đak Lak, Đak Nông,
Lâm Đồng.
- Vùng văn hóa Nam Bộ: gồm các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa
Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng,
An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và TP Hồ Chí Minh.
b. Những hình thức giao lưu và tiếp biến văn hóa:
- Trao đổi văn hóa

- Đan xen văn hóa
- Tiếp biến văn hóa
- Hội nhập văn hóa
Câu 3. Cách lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn của người Việt. Như thế nào là ăn
uống có văn hóa?
a. Cách lực chọn thực phẩm và chế biến món ăn của người Việt:
Tục ngữ có câu "dĩ thực vi tiên", từ ngày xưa người Việt đã coi việc ăn uống là nhu cầu quan
trọng nhất trong số những nhu cầu tối thiểu của con người, vì hiểu rằng trước hết cần ăn lấy no: "ăn
lấy chắc", "no nên bụt, đói ra ma", "có thực mới vực được đạo",... Và việc ăn uống chỉ trở thành văn
hóa khi con người biết hưởng thụ những sản phẩm trong ăn uống thông qua việc lựa chọn thực
phẩm, chế biến món ăn và cung cách ăn uống.
 Cách lựa chọn thực phẩm của người Việt:
- Quan niệm của người Việt: "của rẻ là của ôi, của đầy nồi là của chẳng ngon", chính vì vậy việc
lựa chọn thực phẩm tươi sống theo cảm tính là 1 việc rất quan trọng, như: "mua bầu xem cuống, mua
muống xem lá, mua cá xem mang, mua cua xem càng", "mua thịt thì chọn miếng mông, lấy chồng
thì chọn con tông nhà nòi", "trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon",...
- Lựa chọn thực phẩm theo mùa để lựa chọn được những thực phẩm ngon nhất, nhiều nhất, rẻ
nhất và tươi sống nhất, như người xưa vẫn thường nói: "chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè", "mùa
hè cá sông, mùa đông cá bể", "ếch tháng 3, gà tháng 10", "ếch tháng 10, người tháng Giêng", "tháng
9 ăn tươi, tháng 10 ăn ruốc", ...
- Lựa chọn theo thời điểm ngon nhất của từng loại thực phẩm, như: "cơm chín tới, cải vồng
(ngồng) non, gái một con, gà mái ghẹ", "bầu già thì ném xuống ao, bí già đóng cửa làm cao lấy tiền",
"cốm hoa vàng, chim ra ràng, gái mãn tang, cà cuống trứng",...
- Lựa chọn theo từng bộ phận của thực phẩm, như: "cần ăn cuốn, muống ăn lá, cây rau má, lá rau
húng", "chuối sau, cau trước", "đầu cá chép, mép cá trôi, môi cá mè, lườn cá trắm", "tôm nấu sống,
bống để ươn", "mít tròn, dưa vẹo, thị méo trôn", "nhãn cành la, na cành bồng", ...
- Mỹ Cận -

Trang


2


Đại cương văn hóa Việt Nam

Lớp ĐH Hành chính K2

- Lựa chọn theo từng đặc sản của địa phương, như: "dưa La, húng Láng, nem Báng, tương Bần,
nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét", "bánh cuốn Thanh Trì, bánh giầy Quán Gánh", "bánh đúc làng
Kẻ, bánh tẻ làng Diễn", "nem cá Hoa Vàng, bánh tổ Hội An, khoai lang Trà Kiệu, thơm rượu Tam
Kỳ", "muốn ăn bánh ích lá gai, lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi", "Xoài nào ngon bằng xoài
Cao Lãnh, vú sữa nào ngọt bằng vú sữa Cần Thơ",...
- Lựa chọn đảm bảo tính tương hòa giữa các loại thực phẩm, món ăn nào phải đi kèm gia vị nấy
như: "con gà tục các lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi, con chó khóc đứng khóc ngồi, mẹ ơi
đi chợ mua tôi đồng riềng, con trâu ngó ngó nghiêng nghiêng, mình đã có riềng để tỏi cho tôi",
"bồng bồng nấu với tép khô, dầu chết xuống mồ cũng dậy mà ăn", "rau cải nấu với cá rô, gừng thơm
một lát cho cô lấy chồng", "Cái cò, cái vạc, cái nông. Ba con cùng béo vặt lông con nào? Vặt lông
con vạc cho tao. Hành, răm, mắm, muối bỏ vào mà thuôn", "rủ nhau xuống bể mò cua, đem về nấu
quả mơ chua trên rừng", "ta về ta lấy cần câu, câu con cá bống nấu canh tập tàng",... Đặc biệt, lưu ý
đến việc sử dụng các món ăn với các nhóm gia vị kỵ nhau, như: "Trứng vịt, lẫn tỏi than ôi. Ăn vào
chắc chết mười mươi rõ ràng", "Mật ong, sữa, sữa đậu nàng. Ăn vào tắc tử, phải đành xa nhau",
"Gan lợn, giá, đậu nực cười. Xào chung mất sạch bổ tươi ban đầu", "Chuối hột ăn với mật, đường.
Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi", "Thịt dê ngộ độc do đâu? chỉ vì dưa hấu xen vào bữa
ăn",...
 Cách chế biến món ăn của người Việt thường có 2 cách:
- Chế biến món ăn không qua lửa: ăn sống (như các loại rau, củ, quả, hoặc các loại gỏi cá...), để
lên men tự nhiên (như nem chua, dưa muối, dưa cà...), hoặc phơi khô (như mít, chuối...),...
- Chế biến món ăn qua lửa: nấu, luộc, kho, xào, chiên (rán), hấp, đồ, hầm (ninh), nướng, tái, rim,
trần (trụng qua nước sôi),...
b. Ăn uống có văn hóa:

Ăngghen từng nói: "Con người trước hết phải ăn, uống, ở và mặc đã, rồi mới có thể làm chính
trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo,...". Ăn uống cũng là một cách thể hiện sự văn minh của một
người. Người Việt Nam vốn rất ý tứ trong chuyện ăn uống, nhất là ở những nơi công cộng, tiệc tùng.
Việc ăn uống luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu, có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đó là
lời răn dạy của tiền nhân đối với con cháu trong gia đình dòng tộc, đây chính là những đức tính nhân
bản mà mọi người đều phải học tập trong suốt cuộc sống nếu muốn làm người trưởng thành về nhân
cách và được người khác kính trọng. Sở dĩ phải học ăn học nói, vì tuy chỉ là những việc ai cũng biết,
nhưng không phải ai cũng làm tốt, giống như treo một bức tranh lên tường ai cũng làm được, nhưng
không phải mọi người đều treo được bức tranh cho ngay ngắn và hòa hợp với bức tường ở phía sau.
Vậy trước tiên hãy học cách ăn uống sao cho lễ độ lịch sự vì nhân cách của một người sẽ được
biểu lộ trong cách ăn uống. Ăn uống cũng phải quan sát, học tập, không phải muốn ăn gì, ăn như thế
nào cũng được. Vậy chúng ta cần tránh những cách ăn uống nào và cần phải ăn uống ra sao cho có
văn hóa?
Người xưa từng có câu: "ăn trông nồi, ngồi trông hướng". Người bất lịch sự, thiếu văn hóa vì
không biết nghĩ tới người khác khi ăn uống, họ có thể ợ ngáp như ở trong phòng riêng, có thể húp
canh sùm sụp, có người vừa nhai nhồm nhoàm đồ ăn vừa nói to tiếng, khiến thức ăn trong miệng
văng sang người bên cạnh, có người không biết mời mọc những người cùng bàn. Việc dùng đũa gắp
thức ăn bỏ vào chén đĩa của khách tuy muốn thể hiện sự thân thiện, nhưng lại vô tình gây khó chịu
cho khách do việc dùng đũa đang ăn mất vệ sinh, lại khiến khách phải khó xử khi không thích dùng
món ăn đó, trừ khi có mối quan hệ thân tình với gia chủ hoặc theo thông lệ địa phương, người ăn tiệc
cần tránh mang đồ ăn dư về cho người ở nhà.
Phong cách ăn uống có văn hóa là khi ta biết nghĩ đến người khác, như:

- Mỹ Cận -

Trang

3



Đại cương văn hóa Việt Nam

Lớp ĐH Hành chính K2

- Trước bữa ăn trong gia đình: Nên ấn định giờ ăn và mọi người cần hiện diện đúng giờ.
Người đến trước nên chờ người đến sau. Trừ khi phải chờ quá lâu và sắp tới giờ phải làm việc khác
cần đảm bảo thời gian như đưa con cái đi học...
- Gia đình cần tổ chức dùng bữa chung giữa các thành viên ít nhất mỗi ngày một lần, để duy
trì bầu khí yêu thương. Trong bàn ăn nên xếp chỗ ngồi theo vị trí lớn nhỏ.
- Trong bữa ăn, cha mẹ không nên trách phạt con cái, hay vợ chồng không nên cãi nhau, làm
mất hòa khí trong bữa ăn. Nên khen các món ăn ngon để động viên người nấu và tránh phê bình gay
gắt các món ăn chưa vừa miệng.
- Trong bữa ăn, mỗi người cần tránh chỉ ăn món mình thích, nhưng liệu sao để mọi người đều
có phần ăn. Nên quan tâm dọn đủ chén bát, muỗng đũa,.... Muốn nhờ ai lấy giúp đồ ăn trên bàn, cần
lựa thời điểm thích hợp. Người giúp lấy đồ ăn không nên lấy đầy chén, vì có thể người kia còn lấy
thêm món khác. Khi để phần thức ăn cho người về sau, nên để ra một đĩa riêng. Nên kín đáo bỏ
xương xẩu hay đồ ăn không hợp miệng vào khăn ăn bên cạnh. Tránh vứt đồ ăn xuống nền nhà vì mất
vệ sinh chung.
- Khi tham dự các bữa tiệc tự chọn (Buffet), mỗi người cần phải xếp hàng lấy đồ ăn theo thứ
tự trước sau. Ai lấy trước tránh lấy quá nhiều vì ăn không hết phải bỏ đi, đang khi những người lấy
sau lại không còn các món ngon.
- Trong bữa tiệc liên hoan, tránh ép nhau uống nhiều bia rượu vì vừa có hại cho sức khỏe, lại
vừa gây lãng phí tiền bạc của gia chủ. Tránh ngồi dự thêm bữa tiệc sau dành riêng cho người phục
vụ, để khỏi gây phiền hà cho gia chủ và người nấu nướng cần dọn dẹp để về nhà sớm ăn uống nghỉ
ngơi.
- Khi tham dự tiệc liên hoan nhà hàng, cha mẹ không nên mang theo con cái, để tránh phiền
hà cho gia chủ. Cha mẹ không nên để con trẻ tự do đùa giỡn trên sân khấu gây mất trật tự và trở ngại
cho việc biểu diễn của các ca sĩ.
- Trong các bữa ăn tập thể riêng nhóm gia đình, mỗi người nên thể hiện tinh thần phục vụ
bằng việc giúp đỡ dọn dẹp chén bát trước và sau bữa tiệc.

Câu 4. Theo anh (chị) mặc và ở như thế nào là có văn hóa?
a. Mặc có văn hóa:
Thực tế phần lớn chúng ta hiện nay đều biết cách ăn mặc, ở trong từng điều kiện, hoàn cảnh
chúng ta biết lựa chọn cho mình cách mặc đẹp, phù hợp. Nó không chỉ tôn vinh thêm vẻ đẹp, tri thức
của chính mình mà còn góp phần làm đẹp cho cộng đồng, cho xã hội, là ý thức gìn giữ giá trị văn
hóa trong việc mặc... Nhưng bên cạnh đó cũng còn một số người có những kiểu cách ăn mặc làm
cho người khác phải giật mình “ái ngại”. Trào lưu ăn mặc theo phong cách của các sao Hàn, sao
Anh, sao Mỹ… cũng không còn là điều lạ với các bạn trẻ, ai cũng muốn mình thật nổi bật, ai cũng
muốn mình thật “modern”, ai cũng muốn tạo cho mình một phong cách ấn tượng ở bất cứ nơi đâu,
và họ cùng có chung một suy nghĩ, tư tưởng: ta thích gì thì mặc nấy, còn chuyện thiên hạ nghĩ gì,
nói gì thì mặc kệ.
Khi nói đến văn hóa mặc như một nét ứng xử, nhiều người cho rằng, quan niệm về văn hóa mặc
không phải là chuyện gì quá cầu kỳ phức tạp, mà nó chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận, tuân theo cách ăn
mặc truyền thống chung, phù hợp với từng thời kỳ và được dư luận xã hội chấp nhận, khuyến khích.
Trong quan niệm ăn mặc của thế hệ trẻ cũng có nhiều thay đổi, mặc phải chạy theo “mốt”, nhưng
không vì thế mà đi ngược lại nét văn hóa chung. Trong khi việc lựa chọn kiểu cách ăn mặc là quyền
của mỗi người, không có pháp luật nào quy định bắt ai phải mặc thế này hay thế kia, không có một
chuẩn mực nào khô cứng cho chuyện mặc. Thế nhưng, không phải vì thế mà ra sức quảng bá những
kiểu cách ăn mặc lạ đời, “thiếu vải”... Văn hóa không nằm ở những bộ quần áo "modern" mà nó ở
trên não người mặc. Nếu thực sự là người có văn hóa, bạn sẽ thể hiện văn hóa ăn mặc của mình tùy
- Mỹ Cận -

Trang

4


Đại cương văn hóa Việt Nam

Lớp ĐH Hành chính K2


theo hoàn cảnh… Mặc đẹp là nhu cầu chính đáng của mỗi con người, song nên lựa chọn trang phục
sao cho phù hợp với hoàn cảnh và môi trường sống. Hãy để người khác đánh giá con người mình
qua tiếp xúc và tìm hiểu chứ không nên qua trang phục.
b. Ở có văn hóa:
Ở có văn hóa cũng đồng nghĩa với việc xây dựng nếp sống văn hóa nơi cứ trú, có đời sống văn
hóa tinh thần lành mạnh, giữ gìn vệ sinh, môi trường chung xanh - sạch - đẹp. Ở có văn hóa không
chỉ thể hiện bằng hình thức mà thể hiện cả ý thức, tri thức của mỗi cá nhân.

Câu 5. Những sự vật hình ảnh sinh hoạt thân quen gần gũi đặc trưng ở nông thôn làng xã
Việt Nam nằm ngoài 04 biểu tượng đã biết.
Lũy tre làng, con sông, bến nước, con trâu, con bò, ao làng, ao sen, ao bèo, khóm lục bình, đầm
nước, con cò, bãi biển với thuyền bè tấp nập sáng chiều, lời ru của bà, của mẹ, của chị, chợ làng, hát
chèo, múa hát dân ca, các trò chơi dân gian (đánh đu, kéo co, ném còn, ô ăn quan,...),...
Câu 6. Hiểu biết của anh (chị) về lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Liên hệ lễ Tết truyền
thống ở địa phương anh (chị).
Chữ Tết là do biến âm của chữ Tiết mà ra (có Tiết Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên,
Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu,…). Nghĩa gốc Hán của Tiết là "một khoảng thời gian được chia
ra theo sự vận động có chu kỳ của khí trời đất trong một năm". Do vậy, lễ Tết là một sinh hoạt văn
hóa liên quan đến việc đánh dấu một khoảng thời gian, thời tiết có chu kỳ nhằm kích thích và tăng
cường hoạt động lao động sản xuất của người làm nông nghiệp trong chu kỳ đó.
Các ngày lễ Tết được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào các khoảng trống trong lịch thời
vụ. Lễ Tết gồm 2 phần: Lễ (cúng tổ tiên và những người có công) và Tết (ăn uống theo tiết, theo
mùa, Tết nào cúng lễ vật ấy).
Các ngày lễ Tết truyền thống của người Việt đều tính theo âm lịch:
- Tết Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng): có câu: “Lễ vật quanh năm không bằng ngày Rằm
tháng Giêng”. Đó là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, là Tết Rằm tháng Giêng hay Tết Thượng
Nguyên. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa vì ngày Rằm tháng Giêng còn là ngày vía Phật tổ Adiđà.
Thiện nam, tín nữ đi lễ rất đông.
- Tết Hàn thực (mồng 3 tháng 3): Hàn thực có nghĩa là đồ ăn nguội. Gốc Tết này vốn ở Trung

Quốc thời Xuân – Thu cổ đại. Tích cũ kể: Vua Văn Công nhà Tấn khi gặp cảnh long đong hoạn nạn
được người hiền sĩ Giới Từ Thôi hết lòng phù hộ. Khi vua Văn Công đói quá, Giới Từ Thôi cắt thịt
đùi mình nấu cháo dâng vua ăn. Trải qua 19 năm trời nay trú Tề, mai náu Sở, một ngày Văn Công
lại về làm vua Tấn, mọi người có công giúp vua đều được ban thưởng nhưng rủi thay vua lại quên
mất Giới Từ Thôi đang cùng mẹ ở ẩn trong núi Điền Sơn. Khi vua Tấn nhớ ra, cho người vào tìm,
mời mãi Giới Từ Thôi không chịu rời núi. Vua bèn cho đốt rừng, hy vọng Giới Từ Thôi sẽ ra, nhưng
Giới Tử Thôi đã cùng mẹ già chịu chết cháy trong đó. Vua vô cùng thương xót, cho lập đền thờ trên
núi và cứ mỗi năm vào ngày mồng 3 tháng 3, ngày giỗ Giới Từ Thôi, có nước lại tổ chức cúng ông.
Hôm đó, kiêng đốt lửa, ăn thì dùng đồ nguội đã nấu sẵn từ hôm trước. Từ thời Thăng Long Đại Việt,
nhân dân ta đã ăn Tết này, người ta làm bánh trôi, bánh chay, thay cho đồ nguội, cúng gia tiên là
chính, chứ ít ai biết đến ông Giới Từ Thôi.
- Tết Thanh minh (mồng 9 tháng 3): "Thanh minh trong tiết tháng ba - Lễ là tảo mộ, hội là đạp
thanh" (Nguyễn Du). Thanh minh có nghĩa trời độ ấy mát mẻ quang đãng và ta cũng nhân dịp ấy
mà đi thăm mộ những người trong dòng họ đã mất. Tết Thanh minh là lễ tảo mộ. Đi thăm mộ thấy
có rậm thì phát quang đất khuyết thì bồi đắp, rồi về nhà thắp hương cúng gia tiên.
- Mỹ Cận -

Trang

5


Đại cương văn hóa Việt Nam

Lớp ĐH Hành chính K2

- Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5): Còn gọi là Tết Đoan Dương, nên mới có câu thơ: "Chưa ăn
bánh tết Đoan Dương - Áo bông chẳng dám khinh thường cởi ra". Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được
coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói “Mồng 5 ngày Tết”.
Học trò tết thầy, còn rể tết bố mẹ vợ… quanh năm cũng chỉ tập trung vào hai Lễ Tết đó.

- Tết Trung nguyên (Rằm tháng 7): "Tiết tháng bảy ma dầm sùi sụt - Toát hơi mây lạnh buốt
xương khô" (Nguyễn Du). Tết Rằm tháng bảy có tên khác là Tết Trung Nguyên, người xưa gọi là
ngày “xá tội vong nhân”, do đó vào ngày này, tại các chùa thờ Phật thường làm chay chẩn tế và cầu
kinh Vu Lan. Còn các nhà thì bày cỗ cúng gia tiên, đốt vàng mã và các đồ dùng bằng vàng mã để
người ở âm ty dùng.
- Tết Trung thu (Rằm tháng 8): Tết của trẻ con nhưng người lớn cũng gặp nhau để trà, tửu, ngâm
thơ, ngắm trăng gọi là “thưởng nguyệt”. Cổ thưởng nguyệt (trông trăng) có chiếc bánh nướng hình
trăng tròn, bưởi, hồng và nhiều thứ hoa quả khác. Đáng chú ý là các đồ chơi của các em như tiến sĩ
giấy, voi, đèn kéo quân, ngựa hồng, các loại mặt nạ, đèn ông sao …. và tối đến trước khi phá cỗ là
trò chơi múa rồng, múa sư tử, xem đèn kéo quân.
- Tết Ông Táo (23 tháng Chạp): Tương truyền là ngày ông Táo (Táo quân, vua bếp) lên chầu trời
để tâu việc làm ăn cả xứ của mỗi gia đình với Ngọc Hoàng. Ông Táo hay thần bếp là người mục kích
sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp
để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế cho nên, trong ngày này, mọi gia đình
người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa “ông Táo". Ngày ông Táo về chầu trời được
xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà
cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để
chuẩn bị đón tết.
Cùng với tranh, hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những
ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho
phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngày Tết
người ta còn “chơi” thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho
sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc…
- Tết Nguyên đán, còn gọi là "Tết ta", hay "Tết cả": là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống
Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận
hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng
những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa
xuân - hạ - thu - đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì", tính chất phát của người nông dân
cày cấy ở Việt Nam.... Các lễ Tết trên có nơi tổ chức có nơi không, với nhiều hình thức, nội dung
khác nhau. Còn Tết Nguyên Đán thì khắp nơi trong cả nước, từ đầu núi đến cuối sông, từ thành thị

đến nông thôn, từ biên cương đến hải đảo đều tổ chức gần giống nhau, chỉ khác nhau ở mức sang
hèn của từng gia đình hay các loại hoa quả, bánh trái, cơm nước của từng vùng, miền. Tết còn là dịp
để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội, giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo
lý "ăn quả nhờ kẻ trồng cây" và tình nghĩa xóm làng ... Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình,
ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có
nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa
xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời,
tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.
Dân tộc ta có nhiều phong tục đón Tết, như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc Tết, du xuân, mừng
thọ, kiêng hốt rác trong 3 ngày đầu năm mới (chỉ quét gọn vào 1 góc nhà),....
Câu 7. Ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ cúng vua Hùng, thờ Tứ bất tử của người
Việt?
- Mỹ Cận -

Trang

6


Đại cương văn hóa Việt Nam

Lớp ĐH Hành chính K2

Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền
mang tính phổ quát của người Việt Nam. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có
vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo
nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là
thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi
gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp
điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi...

Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng phổ biến ở người Việt - tộc người đa số - mà
còn lưu giữ ở một vài tộc người khác như người Mường, người Thái... Trải qua bao thăng trầm, biến
cố của lịch sử, trong khi nhiều tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác đã phải chịu cảnh long đong, bị
kết tội “mê tín dị đoan” nhưng tín ngưỡng thờ tổ tiên đã và vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng trong
đời sống tinh thần của người Việt. Ý thức “con người có tổ, có tông” được bảo tồn trong cõi tâm linh
và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dù họ sống trên tổ quốc mình hay lưu vong nơi xứ
người. Đặc biệt đây là hình thức tín ngưỡng được các thể chế chính trị (Nhà nước) từ xưa đến nay
trân trọng thừa nhận, dù rằng với những mức độ khác nhau. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc,
nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.
Tín ngưỡng của tục thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa
người đã chết và người sống (cùng chung huyết thống) bằng con đường hồn về chứng kiến, theo dõi
hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ. Trong tín ngưỡng này đạo lý là nội
dung nổi trội.
Đạo lý uống nước nhớ nguồn, một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành,
lúc họ đã chết cũng như khi còn sống. Mặt khác, nó cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của
con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống
(giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành
vi cúng tế cụ thể. Một học giả nước ngoài khi nghiên cứu về tín ngưỡng này ở nước ta đã nhận xét:
“Các thành viên trong gia đình kính dâng các đồ cúng lễ là tuyệt đối cần thiết để cho linh hồn tổ tiên
có được sự yên nghỉ thanh thản ở thế giới bên kia”.
Ở đây cũng cần nhắc tới đặc trưng “duy tình” hơn “duy lý” của người Việt. Mặc dù nhiều dân tộc
phương Đông có tâm lý ứng xử duy tình, nhưng ở người Việt, thái độ này biểu hiện rất rộng và thể
hiện rất sâu sắc ( không chỉ đối với người đang sống mà cả với những người sắp chào đời hoặc đã
chết). Người ta luôn luôn chịu sự chi phối của quan niệm vừa mong được nhận “phúc ấm của tổ
tiên”, “sống vì mồ mả, ai sống vì bát cơm”, vừa lo trách nhiệm để phúc lộc cho con cháu “phúc đức
tại mẫu”, “đời cha ăn mặn đời con khát nước”. Khi cúng lễ tổ tiên, một mặt con người hướng về quá
khứ, định hướng cho hiện tại (giáo dục truyền thống gia đình, đạo lý làm người cho con cháu) và
mặt khác đã chuẩn bị cho tương lai. Đường dây thế hệ mà cũng là đường dây đạo lý sẽ luôn liên tục
nối tiếp, phát triển.
Thờ cúng tổ tiên còn là hình thái tín ngưỡng có ý nghĩa lớn về mặt tổ chức cộng đồng trong xã hội

truyền thống. Sống trong xã hội, xét theo cả trục dọc và trục ngang, con người không thể sống biệt
lập, đơn độc. Theo trục dọc phụ hệ, thờ cúng tổ tiên là sự nối tiếp liên tục các thế hệ: ông bà - cha
mẹ - bản thân. Mỗi con người phải có trách nhiệm thờ phụng bốn đời trước: cao, tằng, tổ, khảo (kỵ,
cụ, ông, bố) và họ cũng tin rằng sẽ được con cháu bốn đời kế tiếp cúng giỗ. Theo trục ngang, thờ
cúng tổ tiên đã gắn bó con người trong mối liên kết dòng họ: họ cha, họ mẹ, họ vợ (hoặc chồng).
Với tư cách một tập thể - gồm cả người đang sống và người đã chết gắn bó với nhau về huyết thống
và thờ chung một thủy tổ, dòng họ có sức mạnh đảm bảo giá trị tinh thần cho mỗi thành viên của nó
trong làng xã.
Vai trò tổ chức liên kết cộng đồng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn rõ hơn khi ta xem xét vấn
đề thờ quốc tổ. Cả cộng đồng cư dân Việt Nam được củng cố bởi niềm tin chung một cội nguồn
“đồng bào”, đều là “con Lạc cháu Hồng”. Và đó cũng chính là sức mạnh giúp cho dân tộc ta vững
- Mỹ Cận -

Trang

7


Đại cương văn hóa Việt Nam

Lớp ĐH Hành chính K2

vàng trước mọi sự đe dọa của giặc ngoại xâm “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ nước”.(Hồ Chủ Tịch). Suốt từ thế kỷ XV, XVI đến nay, khi Hùng Vương được
coi là quốc tổ, ý thức này đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tâm linh của dân
tộc.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, không cực đoan như nhiều
tôn giáo khác. Bởi thế nó dễ dàng được thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong
tiềm thức của mỗi người. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau không
chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi

giống. Giáo sư Đào Duy Anh cho rằng: “tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích”.
Trong khi tế lễ, lời khấn vái của họ cũng thật giản dị, rất thực tiễn: lời cầu xin che chở, phù trợ cho
cuộc sống hàng ngày của họ được bình yên, suôn sẻ. Không biết sự cầu xin ấy hiệu quả như thế nào,
nhưng trước hết, con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho
cuộc sống. Trong sự thờ cúng này đã thực sự nảy sinh mối quan hệ hai chiều: người chết cần đến sự
cúng lễ của người sống để có thể yên ổn ở thế giới bên kia, không thành “ma đói” lang thang, còn
người sống chỉ có thể an bình, thanh thản khi được che chở, phù trợ một cách bí ẩn của người chết.
Linh hồn các bậc tiền bối luôn luôn bên cạnh con cháu, mách bảo cho họ và giúp đỡ họ có một cuộc
sống tốt đẹp thuận hòa. Với những mong muốn bình dị và niềm tin nguyên thủy chất phát, thờ tổ tiên
được coi là thứ tín ngưỡng “vừa tầm” với mọi lớp người cả về mặt nội dung đạo lý và nghi thức thực
hiện. Do đó, khả năng phổ biến trong không gian và thời gian của tín ngưỡng này cũng là một điều
dễ hiểu.
Các tôn giáo ngoại lai, để tồn tại được ở Việt Nam, đã buộc phải dung hòa với thứ tín ngưỡng bản
địa cắm rễ sâu trong tâm thức người Việt – thờ cúng tổ tiên. Còn các tôn giáo xuất hiện nội sinh
trong nước như Cao Đài, Hòa Hảo ở miền Nam cũng đã biết dựa trên cơ sở của đạo thờ cúng ông bà.
Không chỉ các tôn giáo, mà ngay cả trong các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ thành
hoàng, thờ Mẫu…, ta cũng thấy dấu vết tác động của tín ngưỡng thờ tổ tiên ở sự biết ơn cội nguồn,
biết ơn các đấng sinh thành. Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thần, người dân Việt thờ Mẫu (thờ mẹ) với
mong muốn kéo vị thần này gần với tín ngưỡng gia tộc, từ đó có mối đồng cảm gắn bó như giữa
người mẹ luôn che chở với đàn con của mình.
Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng dân gian của dân tộc có nguồn gốc từ xa xưa và
mang đạo lý nhân ái uống nước nhớ nguồn trong tiến trình lịch sử, nó đã được các hệ tư tưởng tôn
giáo khác bổ sung hoàn chỉnh để thể chế hóa thành một thứ đạo: Đạo tổ tiên - Đạo Ông Bà.

Câu 8. Phân tích các đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt và có suy nghĩ gì về vấn đề
văn hóa giao tiếp của người Việt hiện nay?
Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam gồm 6 đặc trưng:
- Về thái độ giao tiếp: đặc điểm của người Việt Nam là vừa cởi mở vừa rụt rè.
Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan
hệ tốt giữa các thành viên trong cộng đồng. Đó là nguyên nhân dẫn đến người Việt đặc biệt coi trọng

việc giao tiếp, đây cũng được xem là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá con người và do vậy rất thích
giao tiếp. Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai đặc điểm:
+ Từ góc độ của chủ thể giao tiếp thì người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Đã thân
nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau bao nhiêu lần chăng nữa, lúc rảnh rỗi họ vẫn tới thăm nhau.
Thăm viếng không còn là nhu cầu công việc (như ở phương Tây) mà là biểu hiện của tình cảm, tình
nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm mối quan hệ.
+ Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù
quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt dù nghèo khó đến đâu cũng cố gắng tiếp đón chu đáo và tiếp
- Mỹ Cận -

Trang

8


Đại cương văn hóa Việt Nam

Lớp ĐH Hành chính K2

đãi thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, đồ ăn ngon nhất: "Khách đến nhà chẳng gà thì
gỏi, bởi lẽ đói năm, không bằng đói bữa". Tính hiếu khách này càng tăng lên khi ta về những miền
quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa xôi.
Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt rè.
Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách trái ngược nhau (thích giao tiếp và rất rụt rè) này bắt nguồn từ
hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị. Khi đang ở trong phạm vi
của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng ngự trị thì người Việt Nam sẽ tỏ ra xởi lởi, thích giao
tiếp. Còn khi ở ngoài cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người
Việt Nam sẽ tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy không hề mâu thuẫn với nhau
vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất,
là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.

- Về quan hệ giao tiếp: lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.
Nguồn gốc văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt đến chỗ lấy tình cảm,
lấy sự yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử. "Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông ti họ
hàng; Yêu nhau cau sáu bổ ba. Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười; Yêu nhau chín bỏ làm mười; Yêu
nhau củ ấu cũng tròn. Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo; Yêu nhau mọi việc chẳng nề, một trăm chỗ
lệch cũng kê cho bằng...". Nếu nói khái quát, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm trọng
nhưng vẫn thiên về âm hơn, thì trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lý có tình nhưng vẫn thiên
về tình hơn, khi cần cân nhắc giữa cái lý cái tình thì tình vẫn được đặt cao hơn lí: "Một bồ cái lý
không bằng một tý cái tình", "Đưa nhau đến trước cửa quan, bên ngoài là lý bên trong là tình",...
Người Việt Nam luôn coi trọng tình cảm hơn mọi thứ trên đời. Ai nhớ mình một chút đều phải nhớ
ơn, ai bảo ban một chút cũng phải tôn làm thầy – khái niệm “thầy” được mở ra rất rộng: thầy đồ,
thầy võ, thầy thuốc, thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý, thầy phù thủy…
- Về đối tượng giao tiếp: ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá (có tính tò mò).
Người Việt Nam có tính hiếu khách, thích tìm hiểu về tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, trình độ học
vấn…của đối tượng giao tiếp. Đặc tính này chẳng qua cũng là một sản phẩm nữa của tính cộng đồng
làng xã mà ra. Do tính cộng đồng, người Việt Nam thấy mình tự có trách nhiệm quan tâm đến người
khác, nhưng muốn quan tâm hay thể hiện sự quan tâm đúng mực thì phải biết rõ hoàn cảnh. Mặt
khác, do lối sống trọng tình cảm, do các mối quan hệ xã hội, người ta cần tìm hiểu để có cách xưng
hô cho thoả đáng. Biết tính cách, biết người để lựa chọn đối tượng giao tiếp cho phù hợp: "Tùy mặt
gửi lời, tùy người gửi của", "Chọn mặt gửi vàng",... Và khi được lựa chọn thì người Việt Nam dùng
chiến lược thích ứng một cách rất linh hoạt: "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", "Đi với bụt mặc áo cà sa,
đi với ma mặc áo giấy",...
- Về chủ thể giao tiếp: trọng danh dự thái quá.
Danh dự được người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp: lời hay nói ra để lại dấu vết, tạo thành
tiếng tăm, lời dở nói ra tạo nên tai tiếng và được lưu truyền đến tai nhiều người: "Tốt danh hơn lành
áo", "Đói cho sạch, rách cho thơm", "Trâu chết để da, người ta chết để tiếng",... Chính vì quá coi
trọng danh dự mà người Việt mắc bệnh sĩ diện: "Ở đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh
hùng mà thôi"; "Đem chuông đi đấm nước người, không kêu cũng đánh ba hồi lấy danh"; "Một quan
tiền công không bằng một đồng tiền thưởng". Ở làng quê, thói sĩ diễn thể hiện càng rõ ràng, trầm
trọng qua tục lệ ngôi thứ, tục chia phần: "Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp". Chính l ối

sống trọng danh dự thái quá ấy đã dẫn đến cơ chế tạo tin đồn, tạo nên dư luận như một thứ vũ khí lợi
hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định của làng xã.
- Về cách thức giao tiếp: Trọng sự hoà hiếu (hòa thuận), ý tứ và tế nhị.
Lối giao tiếp tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen "vòng vo tam quốc", không đi thẳng, trực
tiếp vào vấn đề như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải "xấn xá
cầu điền", hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn trước, cũng để đưa đẩy "miếng trầu là đầu câu chuyện" khi
- Mỹ Cận -

Trang

9


Đại cương văn hóa Việt Nam

Lớp ĐH Hành chính K2

kết hợp với nhu cầu tìm hiểu đối tượng giao tiếp, nó tạo ra thói quen chào của người Việt, là sản
phẩm của lối sống trọng tình cảm, trọng hòa hiếu, không làm mất lòng ai. Chính lối giao tiếp ưa tế
nhị này mà người Việt rất đắn đo, cân nhắc trong ứng xử: "Ăn có nhai, nói có nghĩ"; "Chó ba quanh
mới nằm, người ba năm mới nói"; "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe"; "Người khôn
ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo",... và rồi cũng chính sự đắn đo, cân nhắc này
mà người Việt trở nên thiếu quyết đoán trong công việc. Để tránh nhược điểm này, hay không để
mất lòng ai, người Việt Nam đã thay thế bằng nụ cười trong quá trình giao tiếp. Tâm lý ưa hòa hiếu
khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn: "Một sự nhịn là chín sự lành"; "Chồng giận thì
vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê",…
- Về nghi thức lời nói giao tiếp: Linh hoạt trong việc sử dụng hệ thống xưng hô, lời chào và lời
cảm ơn, xin lỗi.
Đó là sự phong phú của hệ thống xưng hô: trong khi các ngôn ngữ phương Tây và Trung Hoa chỉ
sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt còn sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ

họ hàng để xưng hô, và những danh từ thân tộc này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng.
Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm:
- Có tính chất thân mật hóa (trọng tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng
trong một gia đình.
- Có tính chất cộng đồng hóa cao, không có những từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào tuổi tác,
địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp cụ thể: "chú khi ni, mi khi khác". Cùng là hai người,
cách xưng hô có khi thể hiện được hai quan hệ khác nhau: chú-con, ông-con, bác-em, anh-tôi,… Lối
gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng, bằng thứ tự sinh (Cả, Hai, Ba, Tư,…).
- Thể hiện tính tôn ti: người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc "xưng khiêm hô tôn" (gọi mình
thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính). Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục
kiêng tên riêng: xưa kia chỉ gọi đến tên riêng khi chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được
trùng tên của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội. Vì vậy mà người
Việt Nam trước đây có tục "nhập gia vấn húy" (vào nhà ai phải hỏi tên chủ nhà để khi nói nếu có
động đến từ đó thì phải nói chệch đi).
Văn hóa nông nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian nên người Việt Nam phân biệt
kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm. Trong khi đó văn hóa phương Tây ưa
hoạt động lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời gian như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi
sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối… Mặt khác, do truyền thống tình cảm và linh hoạt mà người
Việt Nam không có một từ cảm ơn, xin lỗi chung chung cho mọi trường hợp như phương Tây, tùy
mỗi trường hợp có thể có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau.

- Mỹ Cận -

Trang 10



×