Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tăng cường năng lực vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) Việt Nam cho thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 60 trang )

VIỆN KHNN VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ

FOOD AND AGRICULTURE
ORGANIZATION OF UNITED NATIONS

BÁO CÁO
Dự án: “Tăng cường năng lực vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động
thực vật (SPS) Việt Nam cho thương mại – Cải thiện chất lượng và an toàn sản
phẩm rau tươi thông qua tiếp cận chuỗi giá trị - Giai đoạn II”.
Mã dự án: UNJP/VIE/052/UNJ

HÀ NỘI, 2014
1


I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, thực trạng về các mối liên kết trong chuỗi giá trị rau tại các vùng trọng
điểm trồng rau trên cả nước đã có những tiến triển nhất định. Sản xuất và kinh doanh hàng
nông sản nói chung và sản phẩm rau nói riêng của nước ta còn thấp vẫn mang nặng tính tự
phát, sức cạnh tranh của nông nghiệp thấp, giá thành cao, chất lượng chưa phù hợp với nhu
cầu và thị hiếu của thị trường, sự liên kết giữa sản xuất - kinh doanh - chế biến – tiêu thụ
chưa phát triển mạnh. Hiện nay tình hình sản xuất rau ở nước ta đã dần đi vào ổn định và
đạt trạng thái cân bằng cả về chất và lượng. Mỗi địa phương trong cả nước đều có những thế
mạnh riêng trong sản xuất rau và luôn bổ sung cho nhau nhằm ổn định thị trường rau. Tuy
nhiên, sự kết nối giữa các tác nhân trong ngành hàng rau còn manh mún, nhỏ lẻ, các mối
liên kết chưa thực sự bền vững.
Việt Nam có khả năng sản xuất rau quanh năm với số lượng, chủng loại rau rất
phong phú đa dạng ở nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Có đến 60-80 loại rau trong
vụ đông xuân, 20-30 loại rau trong vụ hè thu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất


khẩu.
Để góp phần đáp ứng được nhu cầu về kết nối các sản phẩm rau trong nước, tăng
cường năng suất, chất lượng và an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm rau bằng
việc tiếp cận chuỗi giá trị. Thúc đẩy các cơ hội thị trường cho các loại rau của Việt Nam, từ
đó thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và an toàn cho các sản phẩm rau, xây dựng và phát
triển thương hiệu cho các sản phẩm cũng như tăng cường liên kết giữa người sản xuất và
các nhà kinh doanh, chúng tôi đi sâu “Nghiên cứu kết nối thi trường trong nước” là vấn đề
vô cùng cấp thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiện trạng các mối liên kết trong chuỗi giá trị rau tại ba điểm thực
hiện dự án là Sơn La, Hưng Yên và Lâm Đồng và thị trường lớn khác ở trong nước là TP.
Hà Nội. Qua đó làm rõ hình thức liên kết nào phù hợp và có thể phát triển tại mỗi địa
phương và khuyến cáo cho các vùng khác.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống lý luận và cơ sở thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.
- Đánh giá được hiện trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau tại các điểm thực
hiện dự án là Sơn La, Hưng Yên, Lâm Đồng. Thấy được nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm rau
an toàn của một số đơn vị thu mua (nhà chế biến, nhà phân phối và nhà xuất khẩu) tại địa
bàn 3 tỉnh thực hiện dự án là Sơn La, Hưng Yên, Lâm Đồng và một số thị trường lớn.
- Xác định các điều kiện cho các mối liên kết và khuyến cáo hình thức liên kết phù
hợp với từng địa bàn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng
2


- Đối tượng nghiên cứu: Các mối liên kết giữa sản xuất - kinh doanh - chế biến –
tiêu thụ rau tại các địa bàn đã chọn của dự án.
- Đối tượng thu thập số liệu: Nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà thu gom và nhà chế

biến, xuất khẩu rau.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Không gian
Địa điểm nghiên cứu là tại các tỉnh thực hiện dự án là Sơn La, Hưng Yên, Lâm Đồng
và thị trường lớn tiêu thụ lớn là TP. Hà Nội.
1..3.2.2. Thời gian
- Thông tin đã công bố: Là những số liệu liên quan đã công bố qua các nguồn khác
nhau có liên quan từ trước tới nay.
- Thông tin mới: Các thông tin, số liệu về sản xuất và kinh doanh của năm 2013 và
năm 2014.
- Thời gian thực hiện dự án: Từ 02/2014 đến 12/2014.

3


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC MỐI LIÊN KẾT TRONG CHUỖI
GIÁ TRỊ RAU
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong liên kết sản xuất rau
2.1.1. Cơ sở lý luận về liên kết
Một số khái niệm về liên kết
- Liên kết: Khái niệm liên kết xuất phát từ tiếng Anh “integration”mà trong hệ thống
thuật ngữ kinh tế có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp nhập của nhiều bộ phận
thành một chỉnh thể. Trước đây khái niệm này được biết đến với tên gọi là nhất thể hoá và
gần đây mới gọi là liên kết.
- Liên kết kinh tế: Theo từ điển Thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên cứu và phổ
biến tri thức bách khoa thì: liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các
đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng
có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước. Mục tiêu là tạo ra mối liên kết kinh tế
ổn định thông qua các hoạt động kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công
sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường

tiêu thụ chung, bảo vệ lợi ích cho nhau. Liên kết kinh tế là quá trình xâm nhập, phối hợp với
nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc
đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp
đồng kinh tế để khai thác tốt các tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh
tế có thể tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc giữa các
ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vị khu vực và quốc tế...
Với khái niệm về liên kết chung kể trên, có khái niệm về:
- Liên kết dọc: Là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất
kinh doanh (Theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết theo chiều dọc là toàn diện
nhất bao gồm các giai đoạn từ sản xuất, chế biến nguyên liệu đến phân phối thành phẩm.
Trong mối liên kết này thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của
tác nhân trước đó đồng thời bán sản phẩm cho tác nhân tiếp theo của quá trình sản xuất kinh
doanh. Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể
làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian.
- Liên kết ngang: Là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tổ chức hay cá nhân tham gia
là một đơn vị hoạt động độc lập nhưng có quan hệ với nhau thông qua một bộ máy kiểm
soát chung. Trong liên kết này mỗi thành viên tham gia có sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh
tranh nhau nhưng họ liên kết lại để nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng thành viên nhờ
phát huy tính lợi ích kinh tế theo quy mô của tổ chức liên kết. Kết quả của liên kết theo
chiều ngang hình thành nên những tổ chức liên kết như Hợp tác xã, liên minh, hiệp hội...và
có thể dẫn đến độc quyền trong một thị trường nhất định.
2.1.2.Cơ sở thực tiễn về liên kết
2.1.2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về vấn đề liên
kết trong sản xuất nông nghiệp
4


Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc về phát triển kinh tế-xã hội nói
chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng theo hướng CNH, HĐH, Chính phủ đã ban hành
một số văn bản quan trọng để triển khai và nhân rộng mô hình hợp tác, liên kết giữa công

nghiệp và nông nghiệp, giữa doanh nghiệp nhà nước và sản xuất của kinh tế hộ ở nông thôn,
ngày 15/6/2000 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về “một số chủ trương
và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, theo đó Nghị
quyết yêu cầu “Tạo thêm các nguồn lực, phát triển các hình thức hợp đồng với nông dân,
liên kết có hiệu quả giữa nông nghiệp, công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản”.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002, về
chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng; trong đó, quyết
định nêu lên các hình thức liên doanh, liên kết giữa các chủ thể kinh tế nhằm thúc đẩy việc
phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ hàng hoá nông sản, bảo đảm lợi ích chính đáng của các
bên tham gia liên doanh, liên kết mà trước hết là lợi ích của người nông dân. Quyết định đã
đặt ra mối quan hệ nhiều mặt giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội, trong đó chủ yếu là
quan hệ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, ngân hàng và có sự tham
gia của nhà quản lý ở các Bộ, ngành, chính quyền đoàn thể các cấp.
Chính phủ cũng ban hành các văn bản khác có liên quan như: Nghị định số
106/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 4/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước; Nghị định số 20/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005; Nghị định số 106/2004/NĐ-CP;
Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 2/6/2006 về đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị
định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 về chính sách khuyến nông, khuyến
ngư…
Cùng với các văn bản chỉ đạo phát triển các mô hình liên kết trong nông nghiệp, Thủ
tướng chính phủ đã ra Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg nhằm khuyến khích phát triển liên
kết sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn được coi là bước đột phá nhằm
thúc đẩy các mối liên kết ngày càng chặt chẽ hơn. Các văn bản trên được ban hành nhằm tạo
thuận lợi bằng chính sách để khuyến khích phát triển các mô hình liên kết trong nông
nghiệp. Trên tinh thần các Nghị quyết, Quyết định, Nghị định của Chính phủ, Bộ nông
nghiệp và PTNT, các bộ ngành Trung ương và các địa phương đã ban hành các văn bản Chỉ
thị, thông tư và hướng dẫn nhằm tổ chức thực hiện, khuyến khích các mô hình liên kết trong
nông nghiệp phát triển.
2.2.2.3. Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ trên thế
* Hàn Quốc

Cũng như nhiều quốc gia Châu Á, các nông trại gia đình của Hàn Quốc là đơn vị
kinh tế tự chủ nhưng quy mô trang trại nhỏ, bình quân chỉ có 1,3ha/hộ. Cho đến năm 1960,
nông nghiệp vẫn chiếm ½ GDP của nền kinh tế và ½ lao động, nhưng đến năm 2000 chỉ
chiếm 4,4% GDP, năm 2002 chiếm 3,5% và sử dụng 2,3 triệu lao động Liên đoàn quốc gia
HTXNN Hàn Quốc (NACF) được thành lập từ năm 1961, là tổ chức cao nhất (HTX của các
5


HTX ở cấp quốc gia) của HTX, liên hiệp HTXNN Hàn Quốc, được qui định trong Luật
HTXNN Hàn Quốc. Từ năm 1980, hệ thống HTXNN không ngừng hoàn thiện về tổ chức và
hình thức hoạt động và đến nay đã rất hoàn chỉnh. Cơ quan đứng đầu của Hệ thống là
NACF, trong đó có hai nhánh là HTX cơ sở và HTX ở đô thị
+ Kinh nghiệm mở rộng chế biến sản phẩm nông nghiệp để tăng tốc độ tiêu thụ
hàng nông sản
Các HTX nông nghiệp của Hàn Quốc rất chú trọng đến việc nâng cao hàm lượng giá
trị gia tăng cho sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Số lượng nhà máy chế
biến nông sản tăng từ 9 (năm 1988) lên 153 (năm 1998) nhà máy chế biến nông sản hiện đại
với qui mô lớn trên toàn. Trong đó có 14 nhà máy chế biến rau, 13 nhà máy làm dưa kim
chi (món đặc sản nổi tiếng của Hàn Quốc), 12 nhà máy chế biến gạo, 12 nhà máy chế biến
nước uống, 11 nhà máy chế biến đậu tương, 10 nhà máy chế biến chè và 8 nhà máy chế biến
ớt. Tổng doanh thu qua các hoạt động chế biến năm 1998 đạt 174 triệu USD Cuối năm
1993, NAFC đã thiết lập 183 điểm thu mua hàng nông sản, 116 kho bảo quản lạnh và 30
trung tâm phân loại hoa quả. Từ năm 1990 – 1993, số lượng các siêu thụ hàng nông sản tăng
từ 38 lên 217, các cửa hàng marketing trực tiếp tăng từ 38 lên 151 và các trung tâm buôn
bán tăng từ 1 lên 6. Các điểm buôn bán hàng nông sản nhỏ được thành lập ngay tại các văn
phòng chi nhánh của NACF. Đến cuối năm 1998, các trung tâm trưng bày và bán buôn hàng
nông sản đã được thành lập tại Yang-Jae, Chang-Dong và Cheong-Ju. Các trung tâm buôn
bán đã được xây dựng ở Gun-wi vào năm 1999, và Koh-Yang vào năm 2001. Thị phần của
các HTX đã chiếm tới 40% vào năm 2001.
Kinh nghiệm tiếp thị hàng nông sản của HTXNN Hàn Quốc

Trong NACF có Trung tâm bán buôn và phân phối nông sản chịu trách nhiệm nâng
cao khả năng cạnh tranh của nông sản và bảo vệ thị trường. Với mục tiêu đưa sản phẩm của
HTX đến với người tiêu dùng, các kênh tiếp thị được tổ chức tại các trung tâm tiêu dùng
quan trọng. NACF đã tổ chức hệ thống tiêu thụ gồm 99 trung tâm bán buôn nông sản, và 12
“Câu lạc bộ Hanaro” (cửa hàng giảm giá lưu kho cho các thành viên), và 2.206 “Hanaro
Mart” (siêu thị cho những người không phải là xã viên) và các tổ hợp tiếp thị nông sản. Mô
hình này đã giảm chi phí tiếp thị đơn lẻ, của các thành viên, mặt khác các thành viên bán
sản phẩm ổn định với mức giá có lợi.
Doanh số nông sản của hệ thống HTXNN Hàn Quốc năm 2008 đạt tới 19,3 tỷ USD,
trong đó 70% từ các HTX cơ sở. Hiện nay, Liên đoàn quản lý một hệ thống doanh nghiệp
kinh doanh nông sản lớn nhất và cạnh tranh mạnh nhất, nắm giữ 40% thị phần buôn bán
nông sản trên thị trường Hàn Quốc.
* Thái Lan
Là một đất nước trồng cả rau nhiệt đới và ôn đới nên có thể nói, chủng loại rau của
Thái Lan rất phong phú. Hiện nay có trên 100 loại rau được trồng ở Thái Lan, trong đó có
45 loại được trồng phổ biến.
6


Mức tiêu dùng rau bình quân tại Thái Lan là 53 kg/người/năm với các kênh tiêu thụ
rau chủ yếu trên thị trường là:
Loại kênh thứ nhất: Người sản xuất - Nhóm nông dân tự thành lập - Người bán buôn
(tại Băng Cốc)/Người chế biến/Xuất khẩu - Người bán buôn - Người bán lẻ - Người tiêu
dùng.
Loại kênh thứ hai: Người sản xuất - người thu gom trên địa bàn trồng rau - thị
trường bán buôn trung tâm - người bán buôn tại Băng Cốc - người bán lẻ - người tiêu dùng.
Thông thường phần lớn các thương lái thu gom rau trực tiếp tại các nông hộ và chở
rau đi bằng xe tải. Một số nông hộ cũng có thể bán trực tiếp rau ra chợ bằng cách chuyên
chở bằng xe tải riêng của gia đình. Rau thường được vận chuyển vào buổi chiều và được
tiêu thụ chủ yếu ở các chợ bán buôn lớn ở Băng Cốc. Khoảng hơn 20% lượng rau ở các chợ

bán buôn được đưa đến các siêu thị và khuynh hướng này đang tăng dần trong cách tiêu thụ
rau an toàn ở Thái Lan.
Đối với Thị trường giao dịch theo hợp đồng: Cục nội thương trực thuộc Bộ Thương
mại thiết lập thị trường để phục vụ cho các giao dịch theo hợp đồng giữa người nông dân
hoặc tổ chức nông nghiệp với những người mua hàng. Cục nội thương đề ra tiêu chuẩn hàng
hoá, đề ra mẫu hợp đồng tiêu chuẩn, Văn phòng thương mại của Cục nội thương đặt tại các
tỉnh để điều tiết các hoạt động ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng, tham gia cùng với bên
trọng tài và các bên ký kết giải quyết mâu thuẫn khi có tranh chấp.
* Trung Quốc
Theo kết quả khảo sát của Trung Quốc thì hầu hết nông dân được phỏng vấn đều
đồng tình với phương pháp sản xuất theo hợp đồng và hưởng ứng cách làm này. Tuy nhiên,
sản xuất theo hợp đồng có xu hướng bỏ qua những người sản xuất nhỏ. Nông dân xác định
được giá cả ổn định và được tiếp cận thị trường như là những ưu điểm chính của phương thức
này để ký hợp đồng với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp coi việc cải tiến chất lượng sản
phẩm là mấu chốt để đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện. kết quả là sản xuất thep phương
thức này là chất lượng sản phẩm cao hơn, chi phí sản xuất và tiếp thị thấp hơn. Trong chương
trình công nghiệp hoá nông nghiệp, chính phủ Trung Quốc có chủ trương hỗ trợ và thúc đẩy
phương thức hợp đồng sản xuất nông nghiệp nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận và khả năng cạnh
tranh cho sản xuất nông nghiệp. Hợp đồng sản xuất nông nghiệp như phương tiện để gắn
nông dân sản xuất nhỏ với doanh nghiệp chế biến quy mô lớn. Chính quyền địa phương đã
nhận thức tiềm năng của sản xuất theo hợp đồng trong việc cơ cấu lại sản xuất và tăng thu
nhập cho nông dân.
Những đặc điểm chính có được từ phương thức sản xuất theo hợp đồng là:
- Số hàng hoá nông nghiệp sản xuất theo phương thức này tăng một cách vững chắc.
- Địa bàn áp dụng phương thức sản xuất này cũng tăng nhanh chóng, ngay cả đến
những vùng kém phát triển của miền Trung và Tây Trung Quốc.
- Quy mô của phương thức sản xuất này cũng mở rộng và số lượng hợp đồng cũng
tăng nhanh.
Kết quả phân tích từ điều tra 1036 hộ nông dân, trong đó có 220 hộ (chiếm 21%) thực
7



hiện hợp đồng đã chỉ ra những lý do tại sao việc thực hiện hợp đồng còn khó khăn và có liên
quan đến cả hai phía nông dân và doanh nghiệp.
2.2.2.4. Bài học rút ra từ hoạt động liên kết của một số nước trên thế giới
Đối với các nước có sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là sản xuất rau, trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm rau đều có hoạt động liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, mối liên kết
này có quy mô khá và rất lớn, thường liên kết trong một vùng hay một ngành hoặc nhiều
ngành.
Chính phủ các nước cũng rất quan tâm đến vấn đề là làm thế nào để người sản xuất nông
nghiệp yên tâm sản xuất, người chế biến yên tâm về nguồn đầu vào cho sản xuất, người tiêu
dùng thì hài lòng về các sản phẩm sau chế biến có mặt trên thị trường, ...vì thế họ ban hành
những chính sách vĩ mô giúp cho hoạt động liên kết thực sự hiệu quả, góp phần phát triển kinh
tế xã hội.
Các đối tượng thu mua đầu ra tồn tại dưới nhiều loại hình như: loại hình HTX ở Hàn
Quốc hay loại hình các cơ sở, các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào thu mua các sản phẩm
đầu ra cho nông dân nhằm tạo nguồn đầu ra ổn định cho người sản xuất và nguồn đầu vào
ổn định cho các doanh nghiệp chế biến, mặt khác hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.
Chính từ những nhận thức về lợi ích từ hoạt động liên kết mang lại, từ những năm
đầu của thế kỷ 19 một số nước trên thế giới đã biết vận dụng và thực hiện hoạt động này rất
hiệu quả.
2.2.3. Tình hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam
Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/6/02 được ban hành
là cơ sở pháp lý đầu tiên để hình thành mối liên kết 4 nhà, đặc biệt giữa nhà nông và nhà
doanh nghiệp. Mặc dù một số doanh nghiệp không đợi đến Quyết định số 80 ra đời nhưng
họ đã thực hiện việc ký kết hợp đồng tiêu thụ và ứng trước vật tư với nông dân từ lâu, bước
đầu thực hiện thành công.
* Ưu điểm của Quyết định 80/2002/QĐ-TTg
Thúc đẩy hình thành nhiều vùng nguyên liệu gắn liền với chế biến và tiêu thụ nông

sản, nhất là đối với sản xuất mía đường, thuốc lá, sữa và một số loại rau quả. Đã xuất hiện
nhiều mô hình liên kết thành công ở các địa phương.
* Nhược điểm của Quyết định 80/2002/QĐ-TTg
- Tỷ trọng giá trị sản phẩm được sản xuất, chế biến, tiêu thụ qua hợp đồng thấp.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, chè, rau quả, chế biến gỗ... tỷ lệ tiêu thụ qua
hợp đồng chỉ chiếm từ 3 – 15%.
- Vai trò của các bên trong liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản còn hạn chế. Các
doanh nghiệp thường dựa vào thương lái thu gom nông sản, chưa phát triển liên kết trực tiếp
với nông dân; các cơ quan, tổ chức khoa học còn thụ động, chưa chủ động liên kết với
doanh nghiệp và người sản xuất để thực hiện các hợp đồng nghiên cứu; cơ quan chính
quyền địa phương còn lúng túng trong chỉ đạo phát triển liên kết tại địa phương.
8


III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của cả nước với dân số xấp xỉ 7 triệu người là một thị trường tiêu
thụ rau quả lớn nhất nhì cả nước. Đây là địa bàn tập trung nhiều dân cư có dân trí cao, đời
sống của người dân ổn định nên việc tiêu dùng rau quả rất được coi trọng. Đặc biệt hệ thống
bán hàng rau quả lại rất đa dạng từ truyền thống đến hiện đại. Hệ thống cửa hàng, siêu thị có
bán rau chất lượng ngày càng nhiều nhắm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Các hình thức liên kết bán hàng rau rất phát triển và trong nhiều năm tới đây vẫn là địa bàn
tiêu thụ mạnh các sản phẩm rau.
3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 9.772,19 km2. Đây là vùng rau trọng điểm
của cả nước và có truyền thống sản xuất rau lâu đời. Về đất đai, khí hậu, địa hình rất phù hợp cho
sản xuất rau. Một thế mạnh nữa của Lâm Đồng là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh:
Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia
súc. Các hình thức liên kết trong chuỗi giá trị rau rất chuyên nghiệp và được đánh giá là địa hương

tiêu biểu đi đầu về sản xuất và tiêu thụ rau trong cả nước.

3.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu tỉnh tỉnh Sơn La
Tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km² chiếm
4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố.
Sơn La có khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô, mùa
hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng
khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao
nguyên Mộc Châu phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù
hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm. Đây cũng là địa phương có tiềm lực phát triển
cây rau rất mạnh. Với lơi thế về đất đai và khí hậu có thể phát triển các loại rau đặc sản, rau
trái vụ mang lại lợi ích kinh tế cao. Chúng tôi lựa chọn các xã tiêu biểu có truyền thống
phát triển rau như Đông Sang, Mường Sang và Chiềng Hắc để đánh giá hiện trạng liên kết
trong chuỗi giá trị rau.
3.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam có diện tích
923,09 km². Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của miền
Bắc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như phố nối A, phố
nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng long II (Mitsutomo Nhật Bản),
khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp nhỏ Kim Động,
khu công nghiệp Quán Đỏ..... Sản phẩm công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe
máy, công nghiệp thực phẩm... Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ
đang là chủ đạo.
9


Đây cũng là địa bàn có truyền thống sản xuất rau, đặc biệt là các loại rau chuyên
phục vụ chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên hiện trạng liên kết trong chuỗi giá trị rau tại Hưng
Yên chưa thực sự gắn kết và cần có sự can thiệp từ nhiều hướng khác nhau mới có thể cải
thiện được sự phát triển bền vững theo định hướng của tỉnh.

* Các cơ sở chế biến – xuất khẩu trên địa bàn tỉnh:
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng trên 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến
các mặt hàng nông sản;
Nguồn cung cấp sản phẩm chính: Các địa phương có phong trào trồng cây vụ đông,
cây màu,… trong và ngoài tỉnh;
Các chủng loại sản phẩm: Dưa chuột, Cà chua bi, Ớt, Thì là, Tỏi,…
Các hình thức liên kết với các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào: Liên kết theo chiều
dọc (hoặc vừa chiều ngang, vừa chiều dọc) bằng Hợp đồng bao tiêu sản phẩm (hợp đồng
bằng văn bản hoặc hợp đồng bằng miệng);
Các dạng sản phẩm chế biến: Đồ hộp đông lạnh là chủ yếu, thị trường chính của họ
trong nước là các tỉnh thành phía nam, các cửa hàng siêu thị ngoài Hà Nội. Nước ngoài là
các thị trường khá quen thuộc như Liên bang Nga, Trung Quốc…
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận theo chuỗi cung ứng và theo vùng, cụ
thể là:
- Tiếp cận theo chuỗi cung ứng sản phẩm, từ nhà sản xuất đến nhà phân phối, nhà thu
gom, nhà chế biến, xuất khẩu và khách hàng của họ.
- Tiếp cận theo từng đối tượng hàng hoá, từng chủng loại rau với nhau ở ba tỉnh thực
hiện dự án.
- Tiếp cận theo từng vùng, từng tỉnh và từng thị trường.
3.5.2. Chọn địa bàn nghiên cứu:
Chọn 3 điểm thực hiện dự án là Sơn La, Hưng Yên, Lâm Đồng và thành phố Hà Nội
3.5.3. Phương pháp Thu thập số liệu
3.5.3.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những số liệu đã được công bố, chúng thường được thu thập qua
sách, giáo trình, báo, tạp chí kinh tế, thời sự trong nước và qua mạng internet. Ngoài ra còn
có số liệu được lấy qua các bản báo cáo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu MALICA thuộc
Viện nghiên cứu Rau qủa, Viện Kinh Tế Nông Nghiệp và báo cáo của dự án FAO_SPS giai
đoạn I. Và còn có một số tài liệu do các nhà quản lý của các đơn vị là tác nhân trong chuỗi

liên kết cung cấp.
3.5.3.2. Số liệu sơ cấp

10


Các số liệu sơ cấp ở đây là những số liệu mới, chúng được thu thập qua quá trình
quan sát, điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng kể trên bằng các bản câu hỏi đã được
soạn thảo trước. Các số liệu sơ cấp chủ yếu liên quan đến tình hình thực tế sản xuất và nhu
cầu kinh doanh của các tác nhân.
* Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: + Thu thập các thông tin từ các Sở NN và PTNT, các huyện có vùng dự án
triển khai.
+ Phỏng vấn nhanh các tác nhân theo từng vùng để từ đó xác định mẫu
khảo sát.
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn sâu các tác nhân
Phỏng vấn 12 nhà quản lý ngành hàng rau tại Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và
PTNT ở Hà Nội và các tỉnh Sơn La, Hưng Yên, Lâm Đồng để có được thông tin chung.
Phỏng vấn 4 siêu thị, 5 cửa hàng, 15 người sản xuất, 7 người thu gom, 4 nhà chế biến
xuất khẩu, Đây là những người tham gia trực tiếp vào sản xuất cũng như những người chịu
trách nhiệm chính trong đơn vị kinh doanh được phỏng vấn.
Ngoài ra, nghiên cứu còn lấy ý kiến chuyên gia:
- Lấy ý kiến của các cơ quan quản lý tại các địa phương
- Các đấu mối của đơn vị chế biến xuất khẩu trên địa bàn triển khai dự án.
Bảng 1. Số mẫu điều tra
Nhà
Quản lý
Hà Nội
Sơn La
Hưng Yên

Lâm Đồng
Tổng số

3
3
3
3
12

Siêu

Cửa

thị
4
4

hàng
5
5

Người sản Người thu Chế biến
xuất
gom
xuất khẩu
5
5
5
15


2
2
3
7

2
2
4

Tổng số
12
10
12
13
47

3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thu thập được sau điều tra được kiểm tra tính hợp lý vf sau đó xử lý số liệu bằng
phần mềm Excel.
3.5.5. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu
3.5.5.1. Phương pháp thống kê mô tả:
Mô tả thực trạng các mối liên kếttrong chuỗi giá trị rau tại 3 điểm thực hiện dự án là Sơn
La, Hưng Yên và Lâm Đồng.
3.5.5.2. Phương pháp so sánh:
- Hệ các dữ liệu thu thập được thành các bảng chỉ tiêu để từ đó so sánh và đánh giá
- Phương pháp này được dùng để so sánh kết quả và năng lực sản xuất và nhu cầu kinh
doanh của các tác nhân trong chuỗi giá trị rau. So sánh khả năng liên kết giữa các vùng triển
khai dự án, lượng hoá thông qua hệ thống chỉ tiêu, sau đó tiến hành so sánh mức độ đạt
được của từng chỉ tiêu thông qua thời gian, không gian nhất định để rút ra nhận xét, đánh
giá và đưa ra kết luận.

11


IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau của Hà Nội
4.1.1. Thực trạng về tình hình sản xuất rau của Hà Nội
Thành phố Hà Nội có tổng diện tích canh tác rau 12.041 ha; tương đương 29.000 ha
gieo trồng/năm, phân bố ở 22 quận, huyện, thị xã. Chủng loại rau được sản xuất ở Hà Nội
khá phong phú với trên 40 loại rau, tập trung chủ yếu ở vụ Đông xuân. Năng suất rau trung
bình đạt 19-20 tấn/ha/vụ, sản lượng rau ước đạt 570.000tấn/năm, tương đương 1.560
tấn/ngày. Nhu cầu rau xanh của Thành phố khoảng 2.600 tấn/ngày, tương đương 950.000
tấn/năm. Với 12.041 ha canh tác rau như trên có khả năng đáp ứng được khoảng 60% nhu
cầu rau xanh của người dân Thủ đô, còn lại 40% lượng rau từ các địa phương khác đưa về.
Bảng 2. Biến động đề diện tích, năng suất và sản lượng rau
trên địa bàn thành phố Hà Nội
TT

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1

Tổng diện tích sản xuất rau (ha)

11.650

12.000

12.041,7


12.041,7

2

Sản lượng (tấn/năm)

558.430

567.200

570.000

570.000

3

Diện tích sản xuất RAT:
- RAT được xác nhận (ha):

2.105

2.626

3.255

3.800

- RAT theo VietGAP (ha)


13,5

70,5

115

125

- Rau hữu cơ (ha)

0
10,2
10,2
10,2
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, 2014
4.1.2. Các kênh tiêu thụ chính của Hà Nội
Dựa vào đặc điểm của rau chất lượng cao, vị trí nơi sản xuất mà rau chất lượng cao
của Hà Nội đã xây dựng được hệ thống phân phối. Hệ thống phân phối rau chất lượng cao
của Hà Nội được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ. Các kênh tiêu thụ chính của thị trường rau Hà Nội
Một số HTX ở ngoại
thành Hà Nội (Đông
Anh, Gia Lâm,
Thanh Trì, Từ
Liêm,…

Các Công ty
(HADICO, Nông sản
Hà Nội, An Việt


Một số HTX ở Tây
Bắc (Dì Thàng, Lào
Cai; Mộc Châu, Sơn
La,…)

Cửa hàng, quầy
Siêu thị
Bếp ăn tập thể ở các trường học, công ty
Nhà hàng

Người tiêu dùng
12

HTX Xuân Hương;
Công ty TNHH Đà
Lạt GAP (Đà Lạt,
Lâm Đồng)


Sơ đồ 1. Kênh tiêu thụ rau chất lượng cao ở Hà Nội
Nguồn: Số liệu điều tra, FAVRI, 6/2014
a. Các loại rau bày bán tại cửa hàng và siêu thị
Bảng 3: Chủng loại rau được bày bán tại cửa hàng và siêu thị
trên địa bàn thành phố Hà Nội
TT
Tác nhân
Chính vụ
Trái vụ
Cải bẹ đông dư,Xu hào, bắp
cải, cà chua, rau muống, rau Bắp cải, cà chua, bí

ngót, dưa chuột, các lại cải, xanh…
1
Cửa hàng
rau gia vị, bí xanh, bí đỏ,
rau dền, ngon su su, đậu
trạch, hành tỏi…
Đậu leo, xu hào, bắp cải, cà Cà chua, bắp cải, các
chua, rau muống, rau ngót, loại cải, hành tỏi …
2
Siêu thị
dưa chuột, các lại cải, rau
gia vị, bí xanh, bí đỏ, rau
dền, ngon su su, xúp lơ…
b. Nhu cầu về số lượng rau tươi của cửa hàng và siêu thị
Tùy thuộc vào các nhà phân phối khác nhau mà lượng rau nhập của họ cũng có sự
khác nhau đáng kể. Lượng rau nhập cụ thể cho từng tác nhân được phản ánh qua bảng dưới
đây.
Bảng 4: Số lượng rau an toàn cần bởi những tác nhân khác nhau
Số lượng cần mua
(kg/ngày)
TT
Đối tượng mua
Phân loại
Từ
Đến
Lớn
1.000
2.000
Siêu thị
Vừa

70
150
1
Nhỏ
30
70
Người sản xuất
150
520
Cửa hàng và quầy
2
Người kinh doanh
40
1500
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
c. Các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp rau

13


Độ an toàn của rau
6
5
4
Giá cả

Mức độ đa dạng

3
2


1

Cửa hàng

0

Siêu thị
Bếp ăn và nhà hàng

Bề ngoài của rau

Tình trạng pháp lý

Lượng hàng bán được

Nguồn: Số liệu điều tra,FAVRI, 6/2014
Đồ thị 2. Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp rau ở một số cửa hàng, siêu thị chính tại Hà Nội
(Xếp thứ tự quan trọng)
Đối với kênh phân phối hiện đại của sản phẩm rau, thông qua cửa hàng và siêu thị,
việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là suy nghĩ đầu tiên mà khách
hàng có khi đến mua và cũng là yêu cầu của các cơ quan chức năng khi cấp phép kinh
doanh cho các cửa hàng, siêu thị vì vậy tiêu chí này là ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn nhà
cung cấp, đặc biệt là các siêu thị, ngành hàng rau quả luôn chú ý đến quá trình sản xuất tại
vùng cung cấp rau trước khi đi đến kí kết hợp đồng.
4.2. Tình hình sản xuất rau và tiêu thụ rau tại Lâm Đồng
4.2.1. Tình hình sản xuất rau của tỉnh Lâm Đồng
Tình hình năng suất, diện tích, sản lượng rau
Diện tích rau trên toàn tỉnh năm 2013 đạt xấp xỉ 48.00 ha (Sở NN & PTNT Lâm
Đồng), trong đó nhóm rau ăn lá với hơn 20 chủng loại (48% diện tích); nhóm rau ăn củ với

10 chủng loại rau (20%), nhóm rau ăn quả bao gồm 9 chủng loại (27%), còn lại là các loại
rau ăn hoa, rau gia vị.
Nghề trồng rau ở Đà Lạt mang tính hàng hóa cao, đã giải quyết việc làm và mang lại
thu nhập không nhỏ cho hàng trăm ngàn hộ nông dân (giá trị sản xuất trên đất canh tác bình
quân 150 triệu đồng/ha/năm). Vì vậy, qua đó nông dân đã tích luỹ được khá nhiều kinh
nghiệm và mạnh dạn đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt trong công nghệ giống,
tưới tiêu,…; 100% diện tích rau được cơ giới cho khâu làm đất và tưới nước; 3700 ha (gần
14


10%) diện tích rau ứng dụng công nghệ cao, trong đó 240 ha rau trồng trong nhà kính;
114,47 ha rau nhà lưới và gần 1.00 ha có hệ thống tưới tự động kết hợp bón phân lỏng.
Vung chuyên canh rau Đà Lạt được hình thành từ những năm 1930. Năm 1993 Đà Lạt bắt
đầu áp dụng chương trình sản xuất ”rau sạch”, chương trình rau sạch của Bộ, 1997. Công
nghệ cao đã được áp dụng với diện tích 400 ha chủ yếu sản xuất rau cao cấp.
Hiện nay tại Lâm Đồng có 6 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an
toàn, đứng đầu sản lượng hàng năm là HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, Đà
Lạt với 18 ngàn tấn, canh tác hơn 73 ha được cấp Chứng nhận VietGAP. Kế tiếp là HTX
Nông nghiệp Thạnh Nghĩa, Đơn Dương sản xuất gần 68ha rau an toàn, sản lượng từ 12 - 15
ngàn tấn; Công ty TNHH Sản xuất Thương mại nông sản Phong Thúy, Đức Trọng sản xuất
hơn 40ha rau đạt Chứng nhận VietGAP, đạt sản lượng 6 ngàn tấn. Còn lại 3 cơ sở gồm:
Doanh nghiệp tư nhân Phú Sỹ Nông, Đơn Dương đạt sản lượng kinh doanh trên 2 ngàn
tấn/năm; HTX Xuân Hương, Đà Lạt sản xuất gần 4ha đạt Chứng nhận VietGAP, sản lượng
đạt 800 tấn/năm; Cơ sở Nông sản Đức Thành, Đà Lạt canh tác trên 3ha rau sử dụng nhãn
hiệu “Đà Lạt”, sản lượng kinh doanh 500 tấn/năm.
Bảng 5: Các đơn vị tham gia chuỗi sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau
được cấp chứng nhận VietGAP
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
TT

Chỉ tiêu
1
HTX DVNN tổng hợp Anh Đào
73
18.000
2
HTX Nông nghiệp Thạnh Nghĩa
68
15.000
3
Công ty TNHH Sản xuất Thương
40
6.000
mại nông sản Phong Thúy
4
Doanh nghiệp tư nhân Phú Sỹ Nông
11
2.000
5
HTX Xuân Hương
4
800
6
Cơ sở Nông sản Đức Thành
3
500
Nguồn: Sở NN & PTNT Lâm Đồng, năm 2014
Thị trường tiêu thụ ổn định rau an toàn của 6 cơ sở nói trên phát triển đều khắp ở các
hệ thống chợ đầu mối, siêu thị tại các khu vực Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, đồng thời
mở rộng sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia…

Bảng 6: Diện tích, sản lượng rau của tỉnh Lâm Đồng
Năm
Diện tích (ha)
Trong đó
Đà lạt
Lạc Dương
Đơn Dương
Đức Trọng

2008
35.055

2009
39.789

2010
43.202

2011
43.598

2012
44.159

2013
48.781

8.257
2.084
12.925

9.849

8.377
2.502
16.283
10.224

7.961
2.740
17.933
12.109

8.622
2.670
17.300
12.725

9.000,8
2.772
17.500
12.700

8.000
3.050
20.650
14.350

15



Huyện khác
Sản lượng (tấn)
Trong đó
Đà lạt
Lạc Dương
Đơn Dương
Đức Trọng
Huyện khác

1.940
2.403
2.459
2.281
2.186,2
2.731
933.895 1.128.356 1.243.918 1.296.424 1.398.469 1.594.398
203.439
45.217
368.928
290.774
25.537

211.336
60.724
508.167
313.803
34.335

226.643
69.594

568.977
347.894
30.810

262.971
80.100
541.800
381.750
29.803

289.826
86.260
576.410
403.870
42.103

289.750
101.200
716.445
495.475
50.100

Nguồn: Sở NN & PTNT Lâm Đồng, năm 2014
Những nhóm rau chính và phân bổ diện tích gieo trồng rau của tỉnh Lâm Đồng
Bảng 7. Chủng loại của các nhóm rau chínhđược sản xuất tại Lâm Đồng
Nhóm rau chính

% tổng diện tích

Chủng loại


* Rau ăn lá

48

* Rau ăn củ

20

* Rau ăn hoa

5

Xà lách, Cải thảo, Bó xôi, Rau cải, Bắp cải,
Rau thơm các loại, Cần tây, Paro hành, Nha
đam, Đọt bí, Đọt su su, Rau muống, Xà lách
xoong, Rau mầm, nấm các loại…
Khoai tây Cà rốt Hành tây Củ cải đỏ Su hào
Củ cải Củ dền Củ hồi
Súp lơ, Kim châm, Artiso, Bông bí…

* Rau ăn quả

27

Su su, Cà tím, Bầu, Bí, Cà chua, Mướp đắng,
Dưa leo, Đậu cove, Đậu Hòa lan, Ớt ngọt, Ớt
cay, Chanh…
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng, năm 2014


Bảng 8: Phân bố diện tích gieo trồng các loại rau trong các vụ chính của tỉnh Lâm Đồng
Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ(%)

Toàn tỉnh

100,0

100,0

100,0

100,0


100,0

1

Vụ Đông Xuân

27,69

27,23

27,45

31,68

29.54

2

Vụ Hè Thu

41,09

41,58

41,09

30.57

31.32


3

Vụ Thu Đông

31,22

31,18

31,45

37.75

39.14

TT Thời vụ

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng
* Tiềm năng sản xuất rau của Lâm Đồng
16


Vùng Rau tỉnh Lâm Đồng tập trung tại các địa bàn Đà Lạt, Đức Trọng, Lạc Dương,
Đơn Dương và Lâm Hà. Diện tích trồng rau các loại năm 2013 là 51.729 ha với tổng sản
lượng đạt 1.952.390 tấn, trong đó sản lượng xuất khẩu 8.918 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt
21,8 triệu USD. Rau Đà Lạt từng bước được sản xuất theo phương pháp rau an toàn. Tuy
vậy, vấn đề giống, công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau
vẫn còn là những lĩnh vực cần có các nhà đầu tư. Thương hiệu rau Đà Lạt đã được công
nhận, hiện đang tiếp tục xây dựng tiêu chuẩn GAP cho thương hiệu rau Đà lạt để đáp ứng
cho thị trường xuất khẩu.

Rau Lâm Đồng được tiêu thụ ở hầu hết các thành phố lớn, các địa phương trong cả
nước, về xuất khẩu Rau Lâm Đồng phần lớn được xuất khầu sang thị trường Nhật Bản, Đài
Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Campuchia.
* Kênh tiêu thụ chính của Lâm Đồng
Hợp tác xã/tổ hợp tác

Hộ sản xuất

Bán
buôn

Thu
gom

Siêu
thị/cử
a
hàng

Người bán lẻ

Công
ty chế
biến,
xuất
khẩu

Xuất khẩu
NGƯỜI TIÊU DÙNG


Sơ đồ 3: Các kênh tiêu thụ rau của Lâm Đồng
Ghi chú:
Kênh tiêu thụ chính
Kênh tiêu thụ sản phẩm với tỷ lệ nhỏ
Kênh tiêu thụ sản phẩm với tỷ lệ trung bình
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
17


4.2.2. Tình hình liên kết trong tiêu thụ sản phẩm rau
Qua phân tích và đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau tại
Lâm Đồng cho thấy:
Về hình thức tổ chức sản xuất rau
Quá trình nghiên cứu cho thấy, tại tỉnh Lâm Đồng, có các hình thức tổ chức sản xuất
rau như sau:
● Sản xuất theo hộ gia đình: các hộ tự quyết định trong khâu tổ chức cũng như tiêu
thụ sản phẩm của họ. Hình thức này chiếm hơn 95% diện tích, cung cấp chủ yếu sản lượng
rau quả cho thị trường và các cơ sở chế biến. Sản xuất ở nông hộ chủ yếu là khâu gieo
trồng, canh tác; đa phần khi đến khâu thu hoạch, bảo quản do các cơ sở thu mua, các công
ty chế biến đảm trách.
● Sản xuất theo tổ hợp tác/hợp tác xã: các xã viên tham gia HTX, tổ chức sản xuất
và tiêu thụ theo kế hoạch của ban chủ nhiệm. Trong tỉnh có 12 hợp tác xã sản xuất được tổ
chức khép kín từ khâu canh tác, thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất từ các
HTX chưa nhiều, tuy nhiên chất lượng được kiểm soát, quản lý tốt, có kế hoạch sản xuất tốt
và thị trường tương đối ổn định. Diện tích đất sản xuất trong các hợp tác xã này chiếm
khoảng 2%.
● Các loại hình doanh nghiệp (công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần,…).
Bên cạnh diện tích trồng rau của doanh nghiệp, họ còn tổ chức thu mua rau từ các hộ sản
xuất. Diện tích rau quả được sản xuất từ các doanh nghiệp chiếm khoảng 7%;
Về tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau

Kết quả khảo sát cho thấy có hai hình thức liên kết sản xuất tiêu thụ trong chuỗi giá
trị rau Lâm Đồng gồm:
● Liên kết dọc: gồm hộ nông dân liên kết trực tiếp với doanh nghiệp theo hình thức
hợp đồng nông sản (Trường hợp Công ty CP Nông Sản Thực Phẩm Lâm Đồng, TT Phong
Thuý)
Hiện nay các đơn vị này ký hợp đồng với nông dân để thu mua sản phẩm. Các đơn vị
này có kho bãi, nhà xưởng và phương tiện vận chuyển, sơ chế và bao gói tùy theo nhu cầu
của từng khách hàng. Họ có phương tiện vận chuyển để thu mua sản phẩm từ các vùng sản
xuất. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp kiểm soát quy trình kỹ thuật và có
các cán bộ hướng dẫn người sản xuất thực hiện theo quy trình. Thông qua sự liên kết kết
18


giữa nông dân và doanh nghiệp đã tạo ra sự phát triển sản xuất rau bền vững ở Lâm Đồng .
● Liên kết ngang: các hộ nông dân liên liên kết sản xuất tiêu thụ theo hình thức xã
viên trong HTX sản xuất rau an toàn: trường hợp HTX DVNNTH Anh Đào)
Các đối tượng rau của HTX bao gồm cà chua, bắp cải, cà rốt, khoai tây, cải thảo, ớt
các loại, xà lách, bó xôi…Sau khithu hoạch, loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng,
người sản xuất mang đến điểm tập kết hàng hóa của HTX. Việc tổ chức sản xuất được thống
nhất giữa ban chủ nhiệm và các hộ xã viên. Công tác giám sát chất lượng để đảm bảo chất
lượng sản phẩm giữa các hộ được theo dõi thường xuyên hàng ngày với đội ngũ cán bộ kỹ
thuật của HTX.
Thời gian và khối lượng giao nhận rau của từng hộ đều được ghi chép vào sổ theo
dõi bởi đại diện ban chủ nhiệm và hộ xã viên. Việc tiêu thụ sản phẩm rau do ban chủ nhiệm
HTX quyết định và chịu trách nhiệm điều phối chung.
● Nông dân sản xuất tự do
Đây là hình thức sản xuất tiêu thụ phổ biến nhất đối với người sản xuất rau trên địa
bàn tình Lâm Đồng. Trong trường hợp này, rau chủ yếu được sản xuất theo kinh nghiệm của
nông dân và cung cấp cho người tiêu dùng thông qua nhiều đối tượng người thu gom, bán
buôn. Giữa nông dân và người thu gom, bán buôn không có một quy định ràng buộc nào về

số lượng, chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, thời gian, giá cả. Quan hệ giữa người thu gom, bán
buôn và nông dân chỉ là quan hệ mua bán sản phẩm theo thị trường tự do dựa trên thỏa
thuận miệng giữa hai bên và theo mối quen qua nhiều năm.
Bảng 9. Đánh giá điểm mạnh, hạn chế trong liên kết tiêu thụ rau tại các đơn vị
nghiên cứu
Hình thức liên kết
Điểm mạnh
Liên kết liên kết ● Giá bán rau của người sản xuất
dọc (theo hợp cho các doanh nghiệp cao hơn so
với bán cho thương lái.
đồng)
● Chủng loại rau sản xuất đáp ứng
yêu cầu của doanh nghiệp
● Được cung cấp giống rau đảm
bảo chất lượng
● Sản phẩm rau sản xuất ra đảm
bảo chất lượng
19

Hạn chế
● Đòi hỏi nguồn lực: vốn, đất
đai, nguồn lao động lớn
● Thực hiện quy trình kỹ thuật
nghiêm túc, cặn kẽ
● Doanh nghiệp phân loại sản
phẩm chặt chẽ
● Doanh nghiệp ký hợp đồng
chưa thường xuyên, lâu dài với
người sản xuất



● Được doanh nghiệp hướng dẫn ● Người sản xuất có tâm lý
thực hiện đúng quy trình kỹ thuật
không muốn bị ràng buộc bởi
● Sản phẩm sản xuất ra được đảm hợp đồng
bảo tiêu thụ
Liên kết ngang ● Các hộ trong HTX áp dụng quy
(HTX sản xuất và trình sản xuất chung.
● Các xã viên hỗ trợ nhau trong tổ
tiêu thụ RAT)
chức sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm.
● Cán bộ kinh doanh của HTX
năng động kiếm thị trường, đàm
phán và ký hợp đồng với các đối
tác, gắn bó với HTX.
● Một số HTX đã có thương hiệu,
đã xác lập được vị trí trên thị
trường trong nước.
● Có điều kiện để liên kết với các
tổ chức nghiên cứu khoa học trong
việc nghiên cứu và ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật.
Nông dân sản xuất ● Người thu gom, bán buôn mua
tất cả sản phẩm rau theo hình thức
tự do
mua non
● Nhanh thu hồi vốn cho các hộ
nông dân sản xuất nhỏ,sản xuất
theo truyền thống.

● Mua bán thông qua thỏa thuận
miệng, nhanh chóng thống nhất
giá cả, chất lượng.
● Không đòi hỏi hợp đồng, yêu
cầu chất lượng cũng như quy trình
thực hiện.

● Người sản xuất phải có đầy đủ
nguồn lực (vốn, đất đai, lao
động) và trình độ áp dụng kỹ
thuật cao vào sản xuất.
● HTX mới dừng lại ở việc tổ
chức sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm cho xã viên mà chưa có
các hoạt động cung ứng vật tư
đầu vào: giống, phân bón.

● Mối liên kết giữa người mua
và người bán không chặt chẽ,
không bị ràng buộc.
● Người mua và người bán
không liên hệ thường xuyên nên
không nắm được nhu cầu cũng
như khả năng cung cấp.
● Hiện tượng người thu gom,
bán buôn liên kết để ép giá nông
dân để ép cấp, ép giá người sản
xuất.
● Chất lượng sản phẩm rau tiêu
thụ qua kênh này không được

đảm bảo từ khâu sản xuất cho tới
khi tới tay người tiêu dùng
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014

* Các khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoàn thiện mô hình liên kết tại Lâm Đồng
Qua phân tích cho thấy, tại Lâm Đồng có hai hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu
20


thụ tương đối thành công đó là hình thức hợp đồng nông sản giữa các doanh nghiệp và hộ
nông dân và mô hình HTX sản xuất RAT. Tuy nhiên, cũng có một HTX chưa thành công
trong liên kết giữa các xã viên trong HTX (HTX DVNN Thạnh Nghĩa) trong sản xuất và
tiêu thụ rau an toàn, vì vậy cần phải có những hoạt động hỗ trợ trong thời gian tới như:
- Tăng cường sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu, vai trò của địa phương trong
việc khuyến khích, hướng dẫn xây dựng, giám sát hợp đồng giữa người sản xuất, HTX và
doanh nghiệp.
- Cần tư vấn, hỗ trợ HTX (HTX DVNN Thạnh Nghĩa) thành lập các tổ chuyên trách
về phụ trách sản xuất, kinh doanh thuộc HTX nhằm giúp đỡ các xã viên từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm,
- Đào tạo, cải thiện năng lực cho ban chủ nhiệm HTX về kỹ năng quản lý tổ nhóm,
lập phương án sản xuất kinh doanh, marketing tìm kiếm thị trường.
- Khuyến khích và hỗ trợ các HTX thực hiện các dịch vụ cung ứng đầu vào cho xã viên để
giúp giảm chi phí và chủ động trong sản xuất và liên kết đa dạng với các đối tượng kinh
doanh rau để tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho xã viên.
4.3. Tình hình sản xuất và kinh doanh rau tại Mộc Châu - Sơn La
4.3.1. Thực trạng tình hình sản xuất rau trên địa bàn huyện Mộc Châu
*Quy mô diện tích
Bảng 10. Diện tích gieo trồng rau trên địa bàn huyện Mộc Châu 2011-2013
ĐVT: ha
STT


Hạng mục

Năm 2011 Năm 2012

Năm 2013

Tăng BQ
(%/năm)

1

Thị trấn NT

220,9

213,8

214,5

-1

2

Thị trấn Mộc Châu

41,8

126,5


143,9

86

3

Xã Đông sang

108,2

173,3

121,3

5,9

4

Xã Mường sang

145,3

103,6

150,2

1,4

5


Xã Tân Lập

44,9

164,3

150,4

83

6

Xã Chiềng Hắc

29,6

54,4

48,9

28,5

7

Xã Phiêng Luông

71,1

12


22,1

55,7

8

Xã Lóng Sập

12,3

15,3

14,5

8,6

9

Xã Hua Păng

12

12

7,5

79

10


Xã Tân Hợp

3,2

5,2

7,1

49

11

Xã Nà Mường

12,6

9,5

12,8

0,7

21


12

Xã Tà Lại

7,7


8,2

4,2

73,9

13

Xã Quy Hướng

6,2

7,2

14,9

55

14

Xã Chiềng Khừa

1,2

2,7

1,9

25,8


15

Xã Chiềng Sơn

42,5

41,1

24,5

75,9

Tổng

759,5

936

938,8

11,2

Nguồn: UBND huyện Mộc Châu, 2014
Diện tích gieo trồng rau các loại trong giai đoạn 2011-2013 tăng lên rõ rệt. Tốc độ
tăng bình quân 3 năm đạt 11,2 %/năm. Diện tích rau được gieo trồng chủ yếu ở Thị trấn
Nông trường, Thị trấn Mộc Châu, Xã Đông Sang, Xã Mường Sang, Lân Lập, Chiềng Hắc.
* Năng suất, sản lượng
Bảng 11. Sản lượng rau trên địa bàn huyện Mộc Châu từ 2011-2013
ĐVT: Tấn

TT

Hạng mục

1

Thị trấn NT

2

2011

2012

2013

4.291,5

4.044,7

3.133,6

Thị trấn Mộc Châu

801,6

2.338,3

2.225,7


3

Xã Đông sang

2.105

3.257,4

3.684

4

Xã Mường sang

2.794,7

1.700,4

3.027,4

5

Xã Tân Lập

873,1

2.907,2

2.403,1


6

Xã Chiềng Hắc

565,2

1.025,9

816,6

7

Xã Phiêng Luông

1.395,7

227,2

459,3

8

Xã Lóng Sập

239,8

286,7

125,3


9

Xã Hua Păng

222,1

226,2

369,1

10

Xã Tân Hợp

61,7

97,9

118,6

11

Xã Nà Mường

237,7

178,2

213,7


12

Xã Tà Lại

149

154,9

70,1

13

Xã Quy Hướng

115,5

134,8

248,8

14

Xã Chiềng Khừa

22,2

50,6

242,2


15

Xã Chiềng Sơn

799,5

772,3

31,7

14.674,1

17.402,6

17.169,3

Tổng

Nguồn: UBND huyện Mộc Châu, 2014
- Năng suất rau trung bình của huyện giai đoạn 2011-2013 đạt 182,1 tạ/ha. Một số xã
có năng suất khá cao như Thị trấn Nông trường, Thị trấn Mộc Châu, Mường Sang, Đông
Sang, Tân Lập, Phiêng Luông.
22


- Sản lượng rau các loại năm 2011 là 14,7 nghìn tấn; năm 2013 là 17,2 nghìn tấn, đạt
tốc độ tăng 8,5 %/năm trong giai đoạn 2011-2013.
* Cơ cấu thời vụ và chủng loại
Hiện nay các loại rau được trồng cả 4 vụ là vụ đông, vụ đông xuân, vụ xuân hè và vụ
hè thu, nhưng chủ yếu vẫn tập trung sản xuất các loại rau trái vụ, thời vụ sản xuất từ tháng 4

đến tháng 11 hàng năm, chiếm khoảng 80% về diện tích và sản lượng trong năm. Đây cũng
chính là thời điểm mà vùng đồng bằng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất rau. Sản lượng
sản phẩm rau sản xuất ra không những đáp ứng nhu cầu trên địa bàn huyện, mà còn tạo ra
sản phẩm hàng hoá cung cấp chủ yếu cho các tỉnh đồng bằng, đặc biệt là thành phố Hà Nội
trong thời điểm trái vụ sản xuất rau khan hiếm. Các loại rau chiếm diện tích chủ yếu như:
Su su, Bắp cải, Cà chua, Bí xanh, Bí đỏ, Dưa chuột, Cải mèo, Hành tỏi. Trong đó, cây Su su
là cây chủ lực có thế mạnh ở Mộc Châu, khai thác theo 2 hướng trồng lấy rau và lấy quả,
chiếm diện tích và sản lượng lớn nhất.
Trong 3 năm 2011-2013, một số loại rau biến động mạnh về cơ cấu diện tích gieo
trồng do thị trường tiêu thụ và nhu cầu tiêu dùng.
Bảng 12. Diện tích và sản lượng một số loại rau chủ yếu trên địa bàn
huyện Mộc Châu từ 2011-2013
TT

Loại sản
phẩm
Tổng

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Diện
Sản lượng
Diện
Sản lượng
Diện
Sản lượng

tích (ha)
tích (ha)
(tấn)
tích (ha)
(tấn)
(tấn)
759,5

14.674,1

936

17.402,6

938.8

16.231,7

1

Bắp cải

45

1.441,9

53,9

1.619


62,3

1.327,3

2

Cà chua

22

427

31,4

651,5

31

653,4

3

Rau cải các
loại

125

2.982,4

183,9


4.598

181,2

3.724,8

4

Su hào

45

804

41,6

775,2

35,7

647,3

5

Hành tỏi

20

220


26,2

190,6

17,4

365,9

6

Su su

157

4.712,8

166

4.634,3

140,8

3.519,5

7

Bí đỏ

143


1.251

168,7

1.168

137,8

964,6

8

Bí xanh

20

251

31,9

291

20,8

187,2

9

Dưa chuột


9

91

14,4

110

6

42,3

10

Đậu quả

106

670

140,5

1.431

189

1.884,6

11


Các loại rau
khác

65

1.823

77,5

1.934

116,8

2.914,8

Nguồn: UBND huyện Mộc Châu, 2014
23


Trong giai đoạn 2011-2013, nhiều loại cây trồng đã tăng lên cả về diện tích và sản
lượng như: Bắp cải, Cà chua, Đậu quả, Rau cải. Những loại rau này chủ yếu được trồng ở
vụ Đông Xuân, có giá trị kinh tế cao. Sự tăng lên về diện tích gieo trồng cho thấy được sự
chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất, tăng cường đầu tư, mở rộng vào những loại
cây trồng có hiệu quả hơn.
* Hình thức sản xuất
- Về hạ tầng sản xuất rau an toàn như việc đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà kính, hệ
thống tưới ẩm còn hạn chế. Mới tập trung phát triển chủ yếu ở các doanh nghiệp và số ít
HTX, còn lại diện tích của các hộ gia đình chủ yếu đang được diễn ra ở ngoài trời, khó khăn
cho sản xuất cây trồng trái vụ. Diện tích nhà lưới toàn huyện có trên 30 ha, trong đó riêng

công ty CP hoa nhiệt đới có 20 ha.
- Về hình thức tổ chức sản xuất:
+ Có 7 doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn huyện
Mộc Châu: Công ty Greenfarm (xã Đông Sang); Công ty Rasa (Xã Mường Sang); Công ty
hoa cao nguyên (xã Đông Sang); Công ty Cổ phẩn cao nguyên (TTNT); Công ty Việt Nhật
(xã Đông Sang); Công ty Ka Ky; Công ty cổ phần Hoa Nhiệt Đới (TTMC).
+ Có 3 HTX hình thành khu vực trồng rau là HTX rau an toàn, HTX dịch vụ nông
nghiệp 19/5, HTX Nga Doanh.
+ Các nhóm hộ sản xuất rau tập trung: Gồm các bản An Thái, Mường Sang; Ta Niết
xã Chiềng Hắc; Tự Nhiên, xã Đông Sang; Tiểu khu 14, thị trấn Mộc Châu...có quy mô lớn
hơn bình quân từ 2000-5000m2 và các hộ trồng rau phân tán, nhỏ lẻ theo mô hình kinh tế hộ
gia đình có quy mô nhỏ, trung bình từ 300-700 m2.
* Hình thức tổ chức sản xuất
Bảng 13: Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trên địa bàn huyện Mộc Châu
Hình thức tổ chức sản xuất

Địa bàn

Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ RAT Đông Sang
Nhóm sản xuất và tiêu thụ RAT

Mường Sang, Chiềng Hắc

Hộ gia đình tự sản xuất và tiêu thụ

TT Nông Trường, Tân Lập, Phiêng Luông,
Lóng Sập, Hua Păng, Nà Mường, Tà Lại,
Quy Hướng, Chiềng Khừa, Chiềng Sơn
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014


Hiện nay, trên địa bàn huyện Mộc Châu đang tồn tại 3 hình thức tổ chức sản xuất là
HTX sản xuất và tiêu thụ RAT, nhóm sản xuất và tiêu thụ RAT và hộ gia đình tự sản xuất
kinh doanh.
Cùng với sự tồn tại của 3 hình thức tổ chức sản xuất này, kênh tiêu thụ của sản phẩm
ở mỗi hình thức tổ chức sản xuất có sự khác nhau và mang nhiều nét riêng:
24


NGƯỜI SẢN XUẤT

Collectors

Cooperative

Wholesalers

Supper markets and
shops in Ha Noi

Group

Distributio
n
Companies

Shops
in Ha
Noi

Supper markets and

shops in Ha Noi

Retailers

NGƯỜI TIÊU DÙNG

Nguồn: Kết quả khảo sát , 2014
Sơ đồ 4: Một số kênh tiêu thụ rau chủ yếu trên địa bàn huyện Mộc Châu
Kênh tiêu thụ chính
Kênh tiêu thụ sản phẩm với tỷ lệ nhỏ (khoảng 10-20%)
Kênh tiêu thụ sản phẩm với tỷ lệ trung bình (khoảng 15-35%)
Chiếm khoảng 90% sản lượng rau được sản xuất ra trên địa bàn huyện Mộc Châu
được tiêu thụ theo kênh truyền thống gồm có sự tham gia của các tác nhân: người sản xuất,
người thu gom, bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là không hề có hợp
đồng hay bất cứ điều khoản nào ràng buộc trong mối quan hệ của người mua và người bán.
Họ hợp tác với nhau đơn giản vì chấp nhận về hình thức, chất lượng và giá cả của sản phẩm.
Nếu các tiêu chí này không được đáp ứng ở bạn hàng này họ sẽ tìm kiếm các đối tác mới.
Hình thức tiêu thụ sản phẩm theo nhóm, HTX là hình thức tổ chức sản xuất mới
xuất hiện ở Mộc Châu trong vài năm trở lại đây. Đây là kết quả của sự tham gia, hỗ trợ của
một số dự án hợp tác quốc tế như FAO (tên đầy đủ???) (2010-2011) và dự án “Cải thiện
liên kết giữa thị trường và người sản xuất rau trái vụ vùng Tây Bắc Việt Nam” (2011 đến
25


×