BÁO CÁO TIẾN ĐỘ DỰ ÁN CARD
004/04VIE
Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn dạng
công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm tra chất
lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất Rau của
Việt Nam
MS3: Báo cáo tiến độ 6 tháng lần thứ 2
Ngày 31 tháng 7 năm 2006
1
1.Thông tin về các cơ quan tham gia dự án
Tên dự án Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn
dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm
tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành
sản xuất Rau của Việt Nam
Phía Việt Nam Viện Nghiên cứu Rau quả (RIFAV) Trâu Quỳ - Gia
Lâm - Hà Nội
Chủ trì dự án phía Việt Nam PGS.TS. Trần Khắc Thi
Tổ chức phía Australia Bộ Nông nghiệp NSW DPI - Viện nghiên cứu Rau hoa
quả GOSFORD - NCGH
Chủ trì dự án phía Australia Dr. Nguyễn Quốc Vọng
Thời gian phê duyệt 30 tháng 9 năm 2005
Thời gian kết thúc (dự kiến
lúc đầu)
30 tháng 9 năm 2007
Thời gian kết thúc 30 tháng 9 năm 2007 (do chậm trễ khi ký hợp đồng)
Báo cáo tiến độ Báo cáo 6 tháng lần thứ hai
Các quan chức liên quan
Phía Australia: trưởng nhóm
Tên Dr. Nguyễn Quốc Vọng/Dr.
Suzie Newman
Điện
thoại
61 02 4348 1927
Chức vụ Chuyên gia nghiên cứu Rau
quả
Fax: 61 02 4348 1910
Cơ quan NSW DPI Email
Phía Australia : cơ quan hành chính
Tên Graham Denney Điện
thoại
02 4348 1927
Chức vụ Cán bộ quản lý hành chính Fax: 02 4348 1910
Cơ quan NSW DPI Email
Phía Việt Nam
Tên PGS.TS. Trần Khắc Thi Điện
thoại
84 4 8276 316
Chức vụ Phó viện trưởng Fax: 84 4 8276 148
Cơ quan Viện Nghiên cứu Rau quả -
Trâu quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Email
2
2. Trích lược dự án
Tồn dư thuốc BVTV là nguyên nhân chính gây ô nhiễm rau ở Việt Nam. Đã có nhiều
phương pháp phát triển rau an toàn được Bộ NSW - DPI đưa ra trong dự án CARD-
0016, 2001-2003 nhưng điều này chỉ có thể thực hiện khi có sự kết hợp giữa Nghiên
cứu và phát triển. Dự án này sẽ giải quyết vấn đề thực phẩm an toàn và chất lượng cao
từ sản xuất đến thị trường để khuyến khích phát triển kinh tế và phát triển bền vững
ngành rau Việt Nam. Mục tiêu của dự án là:
1. Tăng cường khuyến khích phát triển sản xuất rau theo công nghệ từ thấp đến trung
bình hạn chế sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật thông qua hoạt động nghiên cứu và
khuyến nông
2. Kiểm tra những khó khăn của dây chuyền cung ứng và sử dụng nguyên tắc bảo đảm
chất lượng.
3. Tăng cường năng lực nghiên cứu, giảng dạy và khuyến nông cho Việt Nam để sản
xuất rau trong nhà lưới, quản lý sau thu hoạch và hệ thống bảo đảm chất lượng.
Dự án này được bắt đầu dựa trên những mục tiêu đó thông qua các nội dung:
1. Nghiên cứu xây dựng mô hình thí nghiệm tại Hà Nội và Lâm Đồng để xác định giá
thể phù hợp cho sản xuất cà chua, dưa chuột trồng thuỷ canh trong nhà lưới
2. Hội thảo tập huấn cho hơn 200 cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến nông và nông dân
tiên tiến ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
3. Tư vấn cho cán bộ của Trung tâm công nghệ cao Hà Nội và Hải Phòng
3. Báo cáo tóm tắt
Với hệ thống nhà lưới người trồng rau sẽ có cơ hội sản xuất rau an toàn chất lượng cao.
Mục tiêu chính của dự án này là cung cấp cho các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông
Việt Nam những kiến thức cũng như công cụ thực hiện và áp dụng trong điều kiện sản
xuất rau của Việt Nam và dây chuyền cung ứng. Dự án CARD-004/04Vietnam :"Nâng
cao chất lượng và an toàn cho rau ở Việt Nam"
được bắt đầu thực hiện từ tháng 9/2005.
Chủ trì dự án phía Việt Nam là Viện Nghiên cứu Rau quả có sự phối hợp của Trường
Đại học Nông lâm Huế và Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. NSW DPI
là cơ quan chủ trì phía Australia . .
Những kết quả chính đạt được trong 6 tháng lần thứ hai thực hiện dự án bao gồm:
1. Tổ chức thành công hai hội thảo ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vào tháng 2
năm 2006 cho h
ơn 150 đại biểu bao gồm: người sản xuất, nhà bán buôn, bán lẻ và
các cán bộ khuyến nông. Chương trình hội thảo gồm các bài trình bày của các thành
viên của dự án từ phía Úc và Việt Nam trên các lĩnh vực như: hệ thống sản xuất rau
trong trong nhà lồng, quản lý chuỗi cung ứng và thực hành nông nghiệp tốt (GAP).
2.Hai mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đối với sự sinh
trưởng, phát triển của cà chua và dưa chuột đã
được hoàn thành vào tháng 3 năm
2006.
3
3. Xây dựng các thí nghiệm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Rau hoa quả Gosford để
kiểm tra đặc tính lý, hoá học của xơ dừa Việt Nam để xác định sự sự dụng nước của
các loại giá thể khác nhau ( bao gồm cả xơ dừa) để sane xuất cà chua và dưa chuột
trong nhà kính.
4. Chuyến công tác của đoàn chuyên gia Úc vào tháng 2 và tháng 5 năm 2006 đã thuận
tiện cho kế hoạch tổ chức hội thảo, nghiên cứu, tập hu
ấn và các hoạt động chuyển
giao.
4. Giới thiệu và bối cảnh
Mục tiêu chung của dự án:
Với hệ thống nhà lưới người trồng rau sẽ có cơ hội sản xuất rau an toàn chất lượng cao
giảm thuốc BVTV. Dự án trước đây AusAID-CARD0016 chú trọng đến việc phát triển
rau trong nhà lưới dạng công nghệ thấp để tăng cường sản lượng và sự ổn định cho
ngành Rau của Vi
ệt Nam. Nhà lưới này sử dụng giá thể xơ dừa với hệ thống tưới nhỏ
giọt đạt hiệu quả, do vậy khả năng chuyển giao của công nghệ này được chấp nhận và
có thể chuyển giao rộng rãi. Dự án tập trung vào việc cung cấp các vật tư, trang thiết bị
thích hợp cho sản xuất rau trong nhà lưới dạng công nghệ thấp - trung bình để đưa ra
sản phẩm chất l
ượng cao cho thị trường. Điều này đạt được thông qua những khoá đào
tạo chính quy và phi chính quy gồm các hội thảo tổ chức trong nước. Những chương
trình đào tạo cơ bản cho các cán bộ nghiên cứu, khuyến nông và nhiều mô hình nghiên
cứu. Dự án này sử dụng những nghiên cứu tiếp cận để khuyến khích sự sáng tạo của các
cơ quan nghiên cứu, nông dân, khuyến nông và các thành viên tham gia vào chuỗi cung
ứng.
Mục tiêu cụ thể củ
a dự án này là:
1. Áp dụng các công nghệ sản xuất rau từ thấp đến trung bình trong nhà lưới có sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật với một lượng nhỏ thông qua mục tiêu nghiên cứu và
hoạt động khuyến nông
2. Nghiên cứu các dây chuyền cung ứng phổ biến và sử dụng nguyên tắc quản lý chất
lượng để thực hiện mục tiêu tăng cường;
3. Tăng cường năng lự
c nghiên cứu và phát triển của người Việt Nam tại những vùng
sản xuất rau trong nhà lưới, quản lý sau thu hoạch và hệ thống bảo đảm chất lượng.
Sáu nhà khoa học từ RIFAV, IAS, HUAF học tập được kinh nghiệm ở Australia sẽ
trợ giúp thiết lập các mô hình khảo nghiệm tại những vùng của họ ở Việt Nam.
Khoảng 300 cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật, người buôn bán rau và nông dân
sản xuất rau từ
64 tỉnh thành trong cả nước sẽ tham gia trong các buổi tập huấn, hội
thảo do 4 nhà khoa học của Australia - thành viên tham gia dự án. Những cán bộ,
nông dân Việt Nam được tập huấn sẽ có tác động mạnh mẽ đến ngành rau của Việt
Nam nhằm tăng cường sản xuất và chất lượng cho rau an toàn đem lại lợi ích cho tất
cả người tiêu dùng.
4. Thiết lập mối liên kết giữa các nhà nghiên cứu, làm dịch vụ, sản xu
ất, và người trồng
trọt để nâng cao năng suất và cạnh tranh của nông dân Việt Nam và liên quan đến
phát triển nông thôn.
4
5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo
5.1. Những điểm đáng chú ý
Hội thảo và làm việc với các thành viên của dự án
Trong giai đoạn này, đoàn chuyên gia Úc đã có hai chuyến công tác, chuyến công tác
đầu tiên vào tháng 2 năm 2006 bao gồm TS. Nguyễn, Newman, Parks và ông Ekman
với các cơ quan thành viên của dự án ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, làm việc
với các công tác ở Lâm Đồng và Hải Phòng. Các kết quả chính đạt được từ chuyến
công tác này là:
1. Đã t
ổ chức hai hội thảo ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Các hội thảo này với tiêu đề:
"Cải thiện chất lượng và sự an toàn rau của Việt Nam" bao gồm các bài trình bày về
hệ thống trồng rau trong nhà lồng, quản lý sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng và
thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Các bài trình bày tại hội thảo chủ yếu là của các
nhà khoa học Việt Nam và Úc. Hội thảo đã thu hút được khoảng 100 cán bộ khuyến
nông, b
ảo vệ thực vật và 50 nhà kinh doanh và người sản xuất rau. Các đại biểu của
hội nghị đến từ 65 tỉnh thành của miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Một trong
những kết quả nổi bật của hội thảo là diễn đàn thảo luận và điều đó được đề nghị mở
rộng trong chương trình hội thảo trong thời gian tới.
2. Tham quan các mô hình trình diễn, các Trung tâm nhà lướ
i và các trang trại ở Hà
Nội, Hải Phòng và Lâm Đồng.
3. Phát triển mối quan hệ với Trung tâm công nghệ cao ở Hà Nội, Hải Phòng và thành
viên trong chuỗi cung ứng như Metro.
Chuyến công tác lần thứ hai của TS. Nguyễn vào tháng 5 năm 2006 nhằm tập trung
đánh giá kết quả của các mô hình thí nghiệm và chuẩn bị thời gian đào tạo tập huấn cho
các cán bộ Việt Nam trong dự án. Chuyến công tác này cũng đã đưa ra những cơ hội
ki
ểm tra đánh giá dự án và phát triển phương hướng trong tương lai.
Các bản báo cáo về chuyến công tác đã được hoàn thành sau mỗi chuyến công tác và
sẵn sàng theo yêu cầu từ đoàn chuyên gia tham gia dự án của Úc.
Các mô hình nghiên cứu của phía Việt Nam
Các mô hình nghiên cứu so sánh hiệu quả của các loại giá thể khác nhau trong sản xuất
dưa chuột và cà chua đã được hoàn thành tại Hà Nội và Lâm Đồng.
Tại Hà Nội
Mô hình thí nghiệm này được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Rau quả (RIFAV). Thí
nghiệm đã so sánh sự phù hợp của 4 loại giá thể để sản xuất cà chua (giống VL2500) và
dưa chuột (giống Status). Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 5 lần
nhắc lại. Bốn loại giá thể đó là:
• Giá thể 1: Bã mía + Vỏ lạc + Đậu tương nghiền
• Giá thể 2: Bã mía + Vỏ lạc + Than bùn
• Giá thể 3: Bã mía + than bùn + Xỉ núi lửa
• Giá thể 4: Xơ dừa
5
Hạt cà chua và dưa chuột được gieo vào tháng 11 năm 2005. Trong thời gian hội thảo
các đại biểu tham dự đã được tham quan và đánh giá thí nghiệm, điều này đã cung cấp
cơ hội để có nhiều thảo luận về hệ thống sản xuất trong nhà lồng.
Tại Hồ Chí Minh
Mô hình thí nghiệm được tiến hành tại Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng, đây là vùng trồng
cà chua chính ở đây. Giống cà chua Manilla, giống 386 và các giống dưa chuột đã được
gieo vào tháng 11 năm 2005 trên 4 nền giá thể khác nhau:
• Giá thể 1: Xơ dừa + cát + phân chùn
• Giá thể 2: Xơ dừa
• Giá thể 3: Vỏ cà phê + Phân chùn
• Giá thể 4: Than bùn + phân chùn + NPK
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại.
Số liệu từ hai thí nghiệm hiện đang được chuẩn bị phân tích.
Nghiên cứu về mụn xơ dừa (TS. Sophie và TS. Ross Worrall)
Công việc cũng đã được bắt đầu tại Viện Nghiên cứu Rau hoa quả Gosford để so sánh
đặc tính lý hoá học của xơ dừa nguồn gốc Việt Nam với các sản phẩm khác ngoài thị
trường.
Những chất lượng được đánh giá:
• pH
• Độ mặn
• Màu sắc
• Sức chứa nước
• Độ xốp
• Khả năng giữ ẩ
m
• Kích thước của mụn xơ dừa
• Yêu cầu về kết cấu
• Khả năng dẫn nước
• Sử dụng nước
Sử dụng các tiêu chuẩn của châu Âu và Úc để đánh giá đặc tính lý hoá học của mụn xơ
dừa.
Xác định những biến đổi của các sản phẩm để lâu là rất quan trọng liên quan đến giá trị
thương mại. Hi
ện nay chúng tôi có 6 mẫu xơ dừa của Việt Nam có các thời gian khác
nhau. Mỗi mẫu là một đơn vị thí nghiệm. Sự biến đổi trong mỗi mẫu cũng sẽ là chỉ tiêu
quan trọng để xác định số lượng. Biến đổi giữa các mẫu sẽ xác định số mẫu lý tưởng
được đưa ra áp dụng.
Việc sử dụng nước của giá thể trong nhà lưới
Một thí nghiệm được thực hiện tại GHI để so sánh việc sử dụng nước của các giá thể
khác nhau (trong đó có xơ dừa) để sản xuất dưa chuột và hoa Flannel.
Hai loại cây trồng này có sự khác nhau về nhu cầu nước đã được lựa chọn. dưa chuột có
yêu cầu về nước cao hơn trong khi đó cây cảnh và hoa Flannel có yêu cầu về nước thấp
hơn.
Hệ thống công nghệ th
ấp được sử dụng để xác định yêu cầu về nước hàng ngày của cây
trồng trong nhà lưới. Nước được dẫn lên giá thể từ đáy của túi bầu, nước này được dẫn
6
vào từ những cái thùng chứa riêng rẽ. Mức độ sử dụng nước của mỗi cây trồng có thể
đo được từ các thùng.Những bầu không có cây cho phép xác định mức độ thoát hơi
nước của mỗi mẫu thí nghiệm.
Hai giá thể được trộn, một bao gồm xơ dừa sẽ được so sánh:
Hỗn hợp 1: 25% cát + 25% perlite + 25% mùn cưa + 25% mụn xơ dừa
Hỗn hợp 2: 25% cát + 25% perlite + 50% mùn cưa
Hỗn hợ
p có xơ dừa làm tăng khả năng dẫn nước của hỗn hợp 1. Hiệu quả của hai hỗn
hợp này với sinh trưởng của cây và sử dụng nước sẽ được xác định.
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Đặc tính lý hoá học của hỗn hợp trước và sau khi thí nghiệm.
- Sử dụng nước hàng này.
- Diện tích lá (tại tuần thứ 3, 6, 9 và 12)
- Số hoa Flannel
- Số quả d
ưa chuột/ khối lượng quả
- Khối lượng chất khô của cây
Nhiệt độ và bức xạ nhiệt sẽ được theo dõi bằng máy - những chỉ tiêu này có liên quan
đến việc sử dụng nước.
5.2. Lợi ích cho đối tượng quy mô nhỏ
Các hội thảo tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện hơn 150 đại biểu là
các nông gia tham gia tập huấn. Mối liên kết với các nông gia này sẽ
thúc đẩy sự thành
công của dự án.
5.3. Xây dựng năng lực
Tăng cường năng lực là rất nhiều hoạt động của dự án trong 6 tháng cuối. Những hoạt
động này bao gồm: hội thảo trong nước, tăng cường hợp tác với các Trung tâm Công
nghệ cao tại Hà Nội và Hải Phòng và chuẩn bị chương trình đào tạo cho các nhà khoa
học tại Úc.
Hội thảo vùng
Các hội thảo vùng (chi tiết ở phầ
n 5.1) đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và
Hà Nội vào tháng 2/2006. Bảng 1 là tóm tắt các đại biểu tại mỗi hội thảo:
Bảng 1. Những người được mời trong hội thảo
Địa
điểm
Ngày
tháng
Đại biểu Số người
tham gia
Trường đại học và các viện nghiên cứu 7
Các cán bộ nông nghiệp của các tỉnh thành 38
Các công ty NN/các thành viên của chuỗi cung ứng 11
Người sản xuất rau 13
Thành
phố Hồ
Chí
Minh
14 -
15/2/06
Người sản xuất giá thể 3
Trường đại học và các viện nghiên cứu 33
Các cán bộ nông nghiệp của các tỉnh thành 57
Các nhà tư vấn và người sản xuất rau 12
Người sản xuất giá thể 5
Hà Nội 21 -
22/2/06
Khác 2
7
Tài liệu tập huấn được chuẩn bị cho mỗi hội thảo và phát cho các đại biểu. Chương
trình hội thảo được các nhà khoa học Úc và Việt Nam trình bày. Bản copy chương trình
hội thảo được đính kèm ở phụ lục 1. Những thảo luận cởi mở trong hội thảo là cơ hội
cho các đại biểu và các nhà khoa học thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về hệ thống quy
trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), qu
ản lý chuỗi cung ứng, công nghệ sau thu
hoạch và hệ thống nhà lưới. Hai hội thảo tiếp theo tại Huế và Cần Thơ nên tổ chức tạo
cơ hội hơn nữa bằng cách thảo luận nhóm. Chuyến thực hành tại hội thảo ở thành phố
Hồ Chí Minh đến chợ trung tâm (Thủ Đức) và siêu thị Metro đã tạo cơ hội thảo luận rất
thân mật về chuỗi cung ứ
ng và bảo đảm chất lượng. Võ Văn Nam (Giám đốc phân phối
sản phẩm An Phú) và Nguyễn Xuân Hồng Thái (giám đốc chuỗi cung ứng) đã cung cấp
cho đại biểu dự hội thảo một cái nhìn tổng quát tiếp cận với chuỗi cung ứng từ ngoài
sản xuất đến nhà kho. Trong đó họ có cho thấy rằng Metro miêu tả chỉ với một sự cân
đối rất nhỏ của thị trường rau (từ đầ
u đến cuối). Chuỗi cung ứng của họ cho thấy đó là
thực hành nông nghiệp tốt nhất tại Việt Nam và nó đã thu hút sự quan tâm chú ý của tất
cả các đại biểu tham gia hội thảo.
5.4. Các ấn phẩm
Cả hai hội thảo đều được đưa lên chương trình truyền hình địa phương và truyền hình
quốc gia (HTV và VTV) tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Bài báo Việt Nam được xuất bản với nhan đề: "S
ản xuất rau an toàn theo hướng GAP
và cơ hội của Việt Nam trên tiến trình hội nhập WTO (Nguyễn Quốc Vọng, 2006). Cần
cái bắt tay giữa ba nhà (A necessary “hand - shade” of three experts). Quốc tế. Số 2,
2006: 12-18 tháng 1: trang 13 (In Vietnamese.).
Một nhan đề cũng xuất hiện trên tờ tin đầu tiên của dự án CARD (CARD 004/04VIE:
Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn dạng công nghệ cao và
tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất
Rau c
ủa Việt Nam. CARD Newsletter June 2006, trang 5).
5.5. Quản lý dự án
Như đã đề cấp trong báo cáo tiến độ trước, sự bắt đầu chậm trễ tháng 9/2005 (tức là 8
tháng sau khi dự án được phê duyệt) như vậy nó làm thay đổi một số tiến độ. Nó đòi hỏi
phải có các báo cáo tiến độ như sau:
Báo cáo tiến độ Kế hoạch
lúc đầu
Thời gian đề nghị
4 12/2006 4/2007
5 1/2007 4/2007
6 1/2007 1/2007
7 4/2007 7/2007
7/2007 9/2007
9/2007 11/2007
Mặc dù thời gian bắt đầu của dự án bị chậm lại rất nhiều nhưng một số nội dung của dự
án đã được tiến hành dồn dập trong một thời gian ngắn.
8
Tháng 9 năm 2007 trưởng nhóm nghiên cứu phía Úc sẽ phải thay đổi vì Dr. Nguyễn
Quốc Vọng nghỉ hưu. Dr. Suzie sẽ là trưởng nhóm phía Úc nhưng Dr. Vọng vẫn tiếp
tục thực hiện dự án và tham gia trong hội thảo của năm tới.
6. Báo cáo các vấn đề đan chéo
6.1. Môi trường:
Hội thảo tập huấn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào thực hành
nông nghiệp tốt (GAP), cung cấp cho các đại biểu tham dự về
cái nhìn tổng thể xem cái
gì là đòi hỏi của rất nhiều hệ thống thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là thời gian
mà sắp có quy định của ASEAN GAP. Cũng trong thời gian này ngành rau của Việt
Nam không đạt được yêu cầu về môi trường với rất nhiều hệ thống GAP vì không sử
dụng phân hữu cơ chưa hoai mục, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng, thiếu những cam
kế
t. Cung cấp cho cấn bộ bảo vệ thực vật và khuyến nông kiến thức về GAP và giúp đỡ
Việt Nam tiến hành hệ thống này trong một vài năm tới.
Sản xuất rau trong nhà lưới là tạo cho nông dân một cơ hội sản xuất rau mà sử dụng rất
ít thuốc BVTV, phân bón và như vậy sẽ tốt hơn cho môi trường. Tuy nhiên, để đạt được
điều này đòi hỏi trình độ quản lý và duy trì nhà lưới sạ
ch ở mức cao. Một vài dạng nhà
lưới mà chúng tôi đến thăm hiện đang có vấn đề về bệnh hại. Những nhà lưới đó dường
như rất kém về vấn đề vệ sinh hoặc có nơi thì nhà lưới thiết kế lại không có hệ thống
thông khí để giảm độ ẩm trong nhà lưới. Việc tăng bệnh trong nhà lưới cũng đồng nghĩa
với việc tăng lượng hóa ch
ất bảo vệ thực vật dùng cho cây.Trong suốt chuyến thăm của
chuyên gia Úc, họ đã đưa ra rất nhiều lời khuyên về vấn đề bệnh cho cây rau trong nhà
lưới và hy vọng
6.2. Vấn đề giới và xã hội Dự án CARD này sẽ tiếp tục quan tâm đến vấn đề giới và xã
hội có liên quan khác như đã đề ra trong suốt quá trình thực hiện dự án.
7. Các vấn đề về thực hiện và tính bền v
ững
7.1. Những khó khăn và trở ngại
Dự án được thực hiện tại viện nằm ở các vùng địa lý khác nhau (Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Huế) làm cho nhóm chuyên gia Úc chỉ đến được một vài vùng trong mỗi
chuyến đi. Những vùng này cũng có hệ thống Email rất tốt, đảm bảo cho trao đổi thông
tin để tiến hành hội thảo một cách thành công. Nó cũng là trở ngại khi nhóm tham gia
dự án muốn tập trung lại và nắm
được kế hoạch hoạt động cho mỗi vùng
7.2. Giải pháp
Chuyến tập huấn của chuyên gia Việt Nam từ các vùng khác nhau được tiến hành trong
cùng một thời gian là một thuận lợi. Có đề nghị rằng giám đốc dự án phía Việt Nam và
chủ trì dự án của Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam sẽ được mời đến dự hội thảo
tại Huế, đây sẽ là dịp để gặp gỡ
trao đổi về dự án cũng là tăng thêm mối quan hệ khăng
khít giữa các đối tác.
7.3. Tính bền vững
9
Các mô hình thí nghiệm trình diễn thực hiện tại các trang trại của nông dân sẽ tạo điều
kiện cho nông dân dễ tiếp thu. So sánh giữa sản xuất ngoài đồng và trong nhà lưới nên
có những mô hình rõ ràng về hiệu quả kinh tế tại mỗi vùng của dự án.
8. Các bước quan trọng tiếp theo
Hoạt động của dự án trong 6 tháng tiếp theo:
1. Tập trung tập huấn cho 3 chuyên gia của Việt Nam tại GHI
2. Lên kế hoạch và chuẩn bị cho hộ
i thảo tiếp theo được tổ chức tại Huế và Cần Thơ
3. Thiết kế và tiến hành các mô hình trình diễn tại Hà Nội, Huế và Lâm Đồng
4. Tiếp tục nghiên cứu mụn xơ dừa tại GHI
9. Kết luận
Những điểm nổi bật đạt được trong 6 tháng lần này là:
- Tổ chức thành công hai hội thảo về ”Cải thiện rau an toàn chất lượng cao tại Việt
Nam” tạ
i thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
- Hoàn thiện thí nghiệm nghiên cứu thứ 1 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
- Bắt đầu những nghiên cứu về đặc tính lý hóa học của mụn xơ dừa Việt Nam
Dự án đang trong thời gian thực hiện, trong quá trình thực hiện không có vấn đề gì trở
ngại cho việc thực hiện
10