Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

nghiên cứu cong vẹo cột sóng học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.17 KB, 44 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
BỘ MÔN DỊCH TỄ

---   ---

Chuyên đề :
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ MỘT
SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CONG VẸO CỘT SỐNG
HỌC ĐƯỜNG Ở NƯỚC TA

Sinh viên thực hiện
Tổ
Lớp

: LÊ ĐÌNH BÌNH
:3
: YHDP6-K4

Thái Bình 2016

1


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
BỘ MÔN DỊCH TỄ

Chuyên đề :
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ MỘT
SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CONG VẸO CỘT SỐNG


HỌC ĐƯỜNG Ở NƯỚC TA

Sinh viên thực hiện
Tổ
Lớp

2

: LÊ ĐÌNH BÌNH
:3
: YHDP6-K4


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................5
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................6
NỘI DUNG..........................................................................................8
A. Tổng quan bệnh cong vẹo cột sống học đường......................8
1. Khái niệm cong vẹo cột sống.....................................................8
2. Phân loại cong vẹo cột sống......................................................9
2.1.
Phân loại theo nguyên nhân...........................................9
2.2.
Phân loại theo hình dáng................................................9
2.3.
Phân loại theo thời gian mắc..........................................10
2.4.
Phân loại theo vị trí.........................................................10
2.5.
Phân loại theo chức năng cân bằng của cột sống.........10

2.6.
Phân loại theo hình ảnh X Quang..................................10
2.7.
Phân loại theo múc độ biến đổi cột sống......................11
2.8.
Phân loại theo tiến triển lâm sàng.................................12
3. Ảnh hưởng của cong vẹo cột sống đến sức khỏe.....................12
B. Thực trạng CVCS ở Việt Nam và thế giới..............................15
1. Tình hình CVCS trên thế giới....................................................15
2. Tình hình CVCS ở Việt Nam......................................................16
C. Phòng chống CVCS cho học sinh..............................................20
1. Cải thiện điều kiện vệ sinh học đường.....................................20
1.1.
Cải thiện môi trường nhà trường.....................................20
1.2.
Cải thiện điều kiện vệ sinh lớp học................................21
1.2.1. Bàn ghế hợp vệ sinh.......................................................21
1.2.2. Vệ sinh chiếu sáng.........................................................21
1.2.3. Vệ sinh trang bị, đồ dùng học tập................................22
1.2.4. Vệ sinh chế độ học tập..................................................22
2. Khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ..............................23
2.1.
Khám lâm sàng.................................................................23
2.2.
Khám bằng thước đo cong vẹo cột sống........................29
2.3.
Chụp X- Quang: xác định góc cong, vẹo.......................30
3. Giáo dục, truyền thông, phòng chống CVCS...........................33
3.1.
Đối tượng, vai trò các đối tượng truyền thông..............33

3.2.
Các nội dung yêu cầu trong truyền thông.............................33
3.2.1. Nâng cao sức khỏe thể chất..........................................34
3.2.2. Đảm bảo vệ sinh thiết bị, đồ dùng học tập..................35

KẾT LUẬN..........................................................................................43
3


TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................44

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

5

HS

Học sinh.

PHCN

Phục hồi chức năng.

TH

Tiểu học.


THCS

Trung học cơ sở.

PTTH

Phổ thong Trung học.

TK

Thần kinh.

VCS

Vẹo cột sống.

CVCS

Cong vẹo cột sống.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người và của toàn xã hội. Đảng và
Nhà nước ta dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn luôn quan tâm đến vấn đề bảo
vệ và chăm sóc sức khỏe. Có đầy đủ sức khoẻ, con người mới có niềm vui và
hạnh phúc thật sự, đặc biệt là ở xã hội văn minh thì vấn đề sức khoẻ càng
được ưu tiên hàng đầu. Quan tâm chăm sóc và phát triển thể chất trẻ em có
một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự trường tồn của một dân tộc.
Nhóm trẻ em tuổi cắp sách đến trường là đối tượng luôn nhận được sự
quan tâm và chăm sóc của cả cộng đồng, vì các em là nguồn nhân lực phục vụ

cho sự phát triển đất nước trong tương lai. Thời gian học ở trường phổ thông
là quan trọng nhất và đó cũng là thời kỳ con người đang trong giai đoạn phát
triển mạnh về thể chất, tinh thần. Tại đây các em luôn tiếp cận với hàng loạt
các yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình phát triển
bản thân. Bệnh tật học đường luôn có môi liên quan mật thiết đến quá trình
học tập của các em và nếu không phát hiện sớm, không có những giải pháp dự
phòng ngay từ ban đầu thì sau này khi trưởng thành, sức khoẻ của các em sẽ
bị hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình lao động làm việc cũng như phát triển
của các em.
Hiện nay gia tăng một số bệnh, tật học đường đang là vấn đề nóng trong đó
cong vẹo cột sống là một trong nhưng bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự
phát triển thể chất cũng như tinh thần của các em, nó mang đến nhiều hậu quả
nghiêm trọng và ảnh hưởng về lâu dài tới các em sau này.

6


Xuất phát từ nhưng lý do và nhằm cho mọi người thấy rõ hậu quả nghiêm
trọng của bệnh này em xin tiến hành chuyên đề” Tìm hiểu thực trạng, các
yếu tố nguy cơ và một số biện pháp phòng chống cong vẹo cột sống học
đường ở nước ta”. Với những mục tiêu sau :
1.

Đưa ra thực trạng bệnh cong vẹo cột sống học đường tại việt nam và
trên thế giới.

2.

Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ, phân loại cong vẹo cột sống học đường.


3.

Đưa ra một số biện pháp phòng chống cong vẹo cột sống cho học
sinh

7


NỘI DUNG
A.

TỔNG QUAN BỆNH CONG VẸO CỘT SỐNG HỌC ĐƯỜNG.

1. Khái niệm về cong vẹo cột sống.
Cong vẹo cột sống (biến dạng cột sống) là tình trạng cột sống bị
nghiêng, lệch về một phía hoặc bị cong về phía trước hay phía sau,
do đó không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường
của nó vốn có.
Cột sống là cột trụ của thân người, là chỗ dựa vững chắc cho các
hoạt động của hệ cơ trong các hoạt động sống, đồng thời cũng là hệ
thống khung che chắn, bảo vệ cho các cơ quan nội tạng, bảo vệ tủy
sống, giảm sóc cho bộ não. Cột sống bao gồm 33 - 34 đốt sống (7 đốt
cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt cùng và 4-5 đốt cụt) được nối
với nhau bằng các đĩa đệm, khớp và dây chằng, tạo thành khung nâng
đỡ cơ thể. Ở người trưởng thành, chiều dài cột sống của nam giới từ
60- 75 cm, của nữ từ 60-65 cm, chiếm khoảng 2/5 chiều cao cơ thể.
Ở người già, chiều dài cột sống có thể giảm trên 5 cm do tăng độ
cong của các đoạn cột sống và giảm độ dày của các đĩa đệm.
Cột sống không hoàn toàn nằm ở tư thế thẳng đứng, mà có một số
đoạn cong sinh lý trên mặt phẳng trước sau và mặt phẳng đối xứng

dọc. Trong tư thể đứng thẳng, nếu nhìn từ sau về trước, cột sống là
một đường thẳng, nếu nhìn nghiêng, cột sống có 2 đoạn cong uốn ra
trước là cổ và thắt lưng (lordosis), 2 đoạn cong uốn ra phía sau là
ngực và cùng - cụt (kyphosis). Quá trình hình thành các đoạn cong
cột sống chỉ diễn ra sau khi sinh. Ở trẻ sơ sinh, cột sống có dạng hình
cung, lồi ra phía sau. Khi trẻ bắt đầu lẫy, ngồi thì cung ưỡn cong ra
8


trước ở cổ được hình thành do trương lực của các cơ gáy; khi trẻ bắt
đầu tập đứng và đi, cung ưỡn ở thắt lưng hình thành để cơ thể con
người thích nghi với tư thế đứng thẳng, đồng thời tăng độ cong ở
vùng ngực và vùng cùng-cụt.
Khi bị biến dạng, cột sống có thể bị lệch sang phải hoặc sang
trái (gọi là vẹo cột sống) hoặc uốn cong quá mức về phía trước (gọi
là lordosis), về phía sau (gọi là kyphosis – hunt back, roand back)
hay giảm độ cong của các đoạn cong sinh lý (Bẹt- flat back).

2. Phân loại cong vẹo cột sống
Có nhiều cách phân loại như dựa vào nguyên nhân nhân sinh bệnh,
lứa tuổi mắc, hình dạng và hướng di lệch, mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tuy nhiên mỗi cách phân loại cũng có sự khác nhau tùy từng tác giả.
2.1. Phân loại theo nguyên nhân
• Nhóm 1: do bệnh cơ
• Nhóm 2: do thần kinh
• Nhóm 3: do bất thường của đốt, cột sống bẩm sinh, loạn dưỡng xương
• Nhóm 4: do chấn thương
• Nhóm 5: vẹo cột sống không rõ nguyên nhân.

2.2. Phân loại theo hình dáng

Di lệch về phía trước và phía sau:
• Gù (với sự cong quá mức về phía sau của đoạn ngực)
• Ưỡn (với sự cong quá mức về phía trước của đoạn lưng)
• Bẹt (giảm độ cong sinh lý bình thường của cột sống)
9


Di lệch sang 2 bên:
• Hình chữ C (với 1 cung uốn cong) có dạng C thuận và C ngược
• Hình chữ S (với 2 cung uốn cong) có dạng S thuận và S ngược

2.3. Phân loại theo thời gian mắc
• Mắc ở lứa tuổi trẻ nhỏ 3 – 10 tuổi
• Mắc ở lứa tuổi vị thành niên > 10 tuổi.
• Mắc ở lứa tuổi trưởng thành.

2.4. Theo vị trí
• Vẹo cột sống cổ ngực (đỉnh của đường cong nằm ở T3-T4)
• Vẹo cột sống ngực (đỉnh của đường cong nằm ở T8-T9)
• Vẹo cột sống ngực - thắt lưng (đỉnh đường cong nằm ở T11-T12)
• Vẹo cột sống thắt lưng (đỉnh đường cong nằm ở L1-L2)
• Vẹo cột sống thắt lưng – cùng (đỉnh đường cong nằm ở L5-S1)

2.5. Theo chức năng cân bằng của cột sống
• Dạng vẹo cột sống bù trừ (đường trục thẳng đứng từ gai đốt sống cổ C7

đi qua khe mông)
• Dạng vẹo cột sống không bù trừ (đường trục thẳng đứng từ gai đốt sống

C7 không đi qua khe mông mà lệch sang bên)

2.6. Theo hình ảnh X-Quang (có sự khác nhau về mức phân loại độ tùy
theo phương pháp và tác giả)
• Vẹo độ 1: góc vẹo từ 1-100
• Vẹo độ 2: góc vẹo từ 11-25o
10


• Vẹo độ 3: góc vẹo từ 26-50o
• Vẹo độ 4: góc vẹo lớn hơn 50o

2.7. Phân loại theo mức độ biến đổi cột sống
Cách phân loại thứ 1:
Cong vẹo cột sống không có cấu trúc (do tư thế xấu): Khi đứng ở tư
thế tự nhiên, cột sống có đường cong bất thường nhưng mất đi khi đứng
thẳng, hoặc nằm, hoặc khi uốn thẳng. Không có ụ lồi của xương sườn, sử
dụng thước Scoliometer có góc < 7 0. Trên X-quang các đốt sống bình
thường, không bị xoáy vặn.
Cong vẹo cột sống mức cột sống có cấu trúc: Cột sống có đường cong
bất bình thường, ổn định không bị mất đi khi cố uốn thẳng. Có ụ lồi
xương xường, đo bằng Scoliometer có góc thường > 70. Trên X-quang
các đốt sống có thể có các hình ảnh bất thường, có hình xoáy vặn, di lệch.
Cách phân loại thứ 2:
Vẹo cột sống mức 1: đường cong cột sống trên mặt phẳng trái phải
không hiện rõ và mất đi khi nằm ở tư thế ngang. Có sự mất cân đối của 2
bờ vai và xương bả vai trong trường hợp vẹo cột sống phần cổ-ngực và
vựo ngực, mất cân đối eo trong trường hợp vẹo thắt lưng, mất cân đối của
cơ ở vị trí uốn cong. Góc của cung vẹo từ 175-170 o (góc vẹo 5-10 o)
Vẹo cột sống mức 2: Cột sống uốn cong rõ rệt hơn, không mất đi hoàn
toàn khi nắn chỉnh, có đường cong bù trừ và ụ lồi xương sườn không lớn.
Góc cung vẹo từ 169 o-150 o

Vẹo cột sống mức 3: Cột sống uốn cong rõ rệt trên mặt phẳng trái-phải
11


với đường cong bù trừ, biến dạng lồng ngực rõ và ụ lồi xương sườn lớn.
Sự điều chỉnh khi nắn lại cột sống không đáng kể. Góc cung vẹo từ 149120o (góc vẹo từ 31-60 o).
Vẹo cột sống mức 4: Cong vẹo cột sống ổn định rất rõ rệt. Rối loạn
chức năng tim phổi. Góc cung vẹo nhỏ hơn 120 o (góc vẹo lớn hơn 60 o).
2.8. Phân loại theo tiến triển lâm sàng
• Không tiến triển
• Có tiến triển

Ghi nhớ : Trong khám cong vẹo cột sống tại cộng đồng (tại trường học)
chúng ta thường dùng cách phân loại theo hình dạng và cách phân loại mức
độ cong vẹo cột sống theo cách 1, để chẩn đoán CVCS. Ví dụ như: học
sinh có bị cong (gù, ưỡn) hay vẹo (chữ St, Sn, chữ Ct, Cn) và có cấu trúc
hay không có cấu trúc

3. Ảnh hưởng của cong vẹo cột sống đối với sức khoẻ.
Cong vẹo cột sống thường gây ra 4 tác hại chính :
• Gây dị dạng thân hình
• Ảnh hưởng tâm lý của trẻ do dị dạng thân hình
• Ảnh hưởng tới sự vận động của hệ thống cơ xương
• Ảnh hưởng tới một số cơ quan trong nội tạng và một số chức năng của

cơ thể Cong vẹo cột sống thường không để lại những hậu quả nghiêm
trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, cong vẹo cột sống có
thể tiến triển và gây ảnh hưởng chức năng tim, phổi và thần kinh
(neurological deficits).


12


Ảnh hưởng tới một số cơ quan trong nội tạng và một số chức năng
của cơ thể Cong vẹo cột sống thường không để lại những hậu quả nghiêm
trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, cong vẹo cột sống có thể
tiến triển và gây ảnh hưởng chức năng tim, phổi và thần kinh
(neurological deficits).
Trong nhiều trường hợp, cong vẹo cột sống không tiến triển nặng
lên. Nhưng không thể phân biệt được ở giai đoạn sớm, CVCS loại nào thì
tiến triển nặng, loại nào thì không tiến triển thành những biến dạng nặng
[Massachusetts 1996]. Người ta nhận thấy, cong vẹo cột sống tiến triển
mạnh ở thời kỳ vị thành niên, đặc biệt là vào thời điểm cơ thể tăng
trưởng mạnh. Theo nghiên cứu của Souccacos (1998), tỷ lệ cong vẹo cột
sống tiến triển chiếm 14,4%. Một số tác giả khác cũng đưa ra tỷ lệ cong
vẹo cột sống tiến triển ở trẻ em vị thành niên như sau:

CVCS nặng không được điều trị có thể là nguyên nhân dẫn đến rối
loạn thể chất, các hội chứng viêm khớp, rối loạn tim phổi và các vấn đề
sức khoẻ khác.
[Massachusetts 1996]. Ưỡn cột sống ở vùng thắt lưng quá mức có thể là
nguyên nhân dẫn đến đau thắt lưng. Trong nghiên cứu của Ohlen và cs,
20% trẻ em gái bị đau ở vùng thắt lưng, những trẻ này có độ cong cột
sống thắt lưng là 41 0, lớn hơn so với những học sinh không có tiền sử
13


đau lưng (35 0).
Cong vẹo cột sống có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tuổi thọ
của người bệnh. Năm 1968, Nilsonne và Lundgren báo báo một nghiên

cứu dọc trong thời gian 50 năm trên 113 bệnh nhân vẹo cột sống không rõ
nguyên nhân được khám vào giữa những năm 1913 và 1918. Những
trường hợp vẹo cột sống bẩm sinh và do bại liệt được loại ra khỏi nghiên
cứu. Số bệnh nhân theo dõi được là 90% và nhận thấy 45% đã tử vong, tỷ
lệ tử vong đặc biệt cao ở sau tuổi 45. Tỷ lệ tử vong ở nhóm nghiên cứu
cao hơn gấp 2 lần so với cộng đồng, và 60% tử vong do các bệnh tim
mạch. 90% số bệnh nhân còn sống có các triệu chứng đau lưng, 30% trở
thành người tàn tật, 76% chưa xây dựng gia đình.
Vào năm 1968 Nachesmon đã trình bày kết quả nghiên cứu dọc 38 năm
trên 130 bệnh nhân vẹo cột sống không qua điều trị, tỷ lệ tử vong tăng
100% (2 lần) so với quần thể. Nếu chỉ tính riêng vẹo cột sống vùng ngực
thì tỷ lệ tử vong tăng cao gấp 4 lần, 37% đau lưng và 14% có các triệu
chứng về tim phổi, 37% bị tàn tật do những biến dạng khác.

14


B.

THỰC TRẠNG BỆNH CONG VẸO CỘT SỐNG Ở VIỆT NAM VÀ
TRÊN THẾ GIỚI.
1. Tình hình biến dạng cột sống ở học sinh trên thế giới

Kết quả của các chương trình kiểm soát vẹo cột sống trong trường
học ở Mỹ cho thấy tỷ lệ vẹo cột sống dao động trong khoảng 0,3 -15,3%.
Tỷ lệ dao động lớn như vậy là do các phương pháp chẩn đoán khác nhau,
trên những quần thể khác nhau và tiêu chuẩn chẩn đoán về vẹo cột sống
khác nhau. Chỉ tính riêng vẹo cột sống lớn hơn 10 0, tỷ lệ dao động từ 1,53,0%. Tỷ lệ dao động tuỳ theo độ cong của cột sống: 2-3% đối với vẹo cột
sống >10 0, 0,3-0,5% vẹo cột sống >20 0, 0,2-0,3% vẹo cột sống >30 0.
Theo Dalia Dickman, tỷ lệ vẹo cột sống tự phát (không rõ nguyên

nhân) chiếm khoảng 2 - 3% trong cộng đồng và chỉ những trường hợp vẹo
cột sống trên
100 là được chú ý đến. Vẹo cột sống trên 20 0 chiếm khoảng 0,5% trẻ vị
thành niên.
Vẹo cột sống ở trẻ em nữ cao hơn nam, tỷ lệ là 3,6:1. Tỷ lệ vẹo cột sống
do tư thế (không có cấu trúc) ở cộng đồng người trẻ chưa trưởng thành
dược ước tính lên tới 40% (Penčina M. V. et al., 1983).
Ở Philadenphia (Mỹ), nghiên cứu trên 731 trẻ em, có 18% trong số
350 trẻ nam và 41% trong số 381 trẻ em nữ bị cong vẹo cột sống. Tại
Anh, Sterning và cộng sự đã khám sàng lọc cho 1.799 học sinh từ 6-14
tuổi, kết quả cho thấy có 5,9% học sinh có biểu hiện cong - vẹo cột sống
và sau khi cho chụp X-quang, thấy có 2,7% học sinh được chẩn đoán xác
định là bị cong vẹo cột sống.
Nghiên cứu của Nitzschke E, Hildenbrand M. được tiến hành tại 5
15


trường học ở thành phố Bochum (Đức) trên tổng số 2075 trẻ em từ 10-17
tuổi, nhận thấy tỷ lệ cong bệnh lý là 12% ở nữ và 15,3% ở nam.
Nghiên cứu tại Hy Lạp, tỷ lệ vẹo cột sống (độ cong từ 10 0 trở lên)
là 1,7% và phần lớn là vẹo ở mức độ nhẹ từ 10-19 0 (1,5%), tỷ lệ nam bị
vẹo cột sống so với nữ là 1: 2,1 và thay đổi theo độ vẹo của cột sống
(1:1,5 đối với vẹo dưới 10 0; 1:2,7 đối với vẹo từ 10-19 0; 1:7,5 đối với
vẹo từ 21-29 0, 1: 5,5 đối với vẹo từ 30-39 0; 1:1,2 đối với vẹo trên 40 0).
Vẹo cột sống đoạn ngực-thắt lưng là loại vẹo cột sống thường gặp nhất,
sau đó đến vẹo cột sống thắt lưng. Trong số 1436 trẻ có vẹo cột sống trên
100, có 34,3% vẹo cột sống ngực-thắt lưng, 33,1 vẹo cột sống thắt lưng,
18,2% vẹo cột sống ngực, 14,4 % có đường cong đúp. Mặc dù phần lớn
vẹo cột sống là vẹo sang trái, nhưng tỷ lệ vẹo trái
/vẹo phải phụ thuộc vào vị trí của đỉnh đường cong (1:3.1 đối với vẹo ỏ

ngực, 2,0:1 đối với vẹo ở vùng ngực - thắt lưng; 3,2:1 đối với vẹo cột
sống ở vùng thắt lưng). Chi phí cho việc kiểm soát vẹo cột sống không
đáng kể (khoảng 30 cent/1 trẻ em).
Gù cột sống không phổ biến như vẹo cột sống nhưng thường ảnh
hưởng cho nữ nhiều hơn nam. Jana Kratěnová và cộng sự (2003) tiến
hành nghiên cứu trên 3.600 học sinh 7, 11,15 tuổi ở nước cộng hoà Czech
cho thấy có 32% học sinh bị ưỡn, 31% học sinh bị gù (round back).
Những học sinh có tư thế xấu có biểu hiện đau ở vùng cổ và vùng thắt
lưng cao hơn những học sinh bình thường.

2. Tình hình biến dạng cột sống của học sinh Việt Nam
16


Tại Việt Nam, trong thập kỷ 80, theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y
tế Phạm Song, tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống là 27%. Ở Hà Nội, theo
Đặng Đức Nhu, tỷ lệ cong vẹo cột sống ở học sinh là 28,6% Tác giả Trần
Văn Dần, nhận định, tỷ lệ cong vẹo cột sống ở học sinh thập kỷ 90 dao
động từ 16-27% và nhìn chung tỷ lệ này không giảm.
Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Xuân Trường ở học sinh người
Kh’me tỉnh Kiên Giang, tỷ lệ cong vẹo cột sống năm 1997 là 27,1% và
năm 2000 là 13,98%.
Hoàng Thị Thiệu và cs. nghiên cứu trên 456 học sinh thuộc 3
trường tiểu học Lê Văn Tám, Thủ Lệ và Hoàng Văn Thụ (Hà nội) nhận
thấy tỷ lệ bị cong vẹo cột sống là 46,2% cả nam và nữ. Trong đó các em
bị cong vẹo cột sống độ I chiếm 86,4%, còn độ 2 chiếm 13,6% với nhiều
hình thể vẹo khác nhau như C thuận, C ngược, S thuận, S ngược, gù và
ưỡn, trong đó chủ yếu là cong vẹo hình chữ C thuận và C ngược, còn các
hình thể vẹo khác chiếm tỷ lệ thấp.
Năm 2000, các tác giả Vũ Đức Thu, Lê Thị Kim Dung và Đào Ngọc

Phong khi nghiên cứu ở học sinh tại Sóc Sơn – Hà Nội đã nhận thấy tỷ lệ
bị biến dạng cột sống là 30,8%.
Tác giả Trần Thị Nguyên Hạnh (2001) khi nghiên cứu trên 300 học
sinh phổ thông tại Sóc Sơn - Hà Nội cho thấy tỷ lệ biến dạng cột sống thể
gù chiếm khá cao (23,8%) và tăng theo cấp học, biến dạng hình chữ C
thuận chiếm tỷ lệ từ 45-50%.
Theo Trương Văn Nguyên (2003), Tỷ lệ cong vẹo cột sống ở trường
PTTH Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên) là 7,2%, trong đó nữ bị cong
vẹo cột sống chiếm tỷ lệ cao hơn nam (nam 42%, nữ 58%). Tỷ lệ cong
vẹo lệch phải là 64,5%, lệch trái là 35,5%.
17


Phạm Hồng Hải (2003) nghiên cứu trên 1157 học sinh tại Thái
Nguyên cho thấy tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống thực sự chiếm tỷ lệ
4,8%, trong đó khối tiểu học là 4,5%, khối trung học cơ sở chiếm 5,0%;
nguy cơ cong vẹo chiếm 17,6% còn lại là vẹo sinh lý.
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chỉnh và cs. trên 9151 học sinh ở
thành phố Hải Phòng cho thấy, tỷ lệ vẹo cột sống chung là 4,48% (nam là
4,24; nữ là 5,57). Học sinh ở nông thôn có tỷ lệ cao nhất (6,29%) sau đó
đến vùng Hải đảo (4,73%; tỷ lệ thấp nhất là ở học sinh thành phố
(3,83%). Hình thái cong vẹo cột sống chủ yếu là vẹo hình chữ C (84%),
trong đó C thuận 44,7%, C ngược 39,3%.
Nguyễn Thị Bích Liên và cs (2005) tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột
sống nói chung là 18,9%, trong đó 19,6% ở nam và 18,3% ở nữ. Tỷ lệ
cong vẹo cột sống tăng theo cấp học (tiểu học là 17,2%, THCS 22,2%,
THPT 18,8%), học sinh ngoại thành có tỷ lệ cong vẹo cột sống cao hơn
học sinh nội thành (21.4% và 16,3%)
Nghiên cứu trên 14.516 học sinh các cấp tại 2 tỉnh Nghệ An và
Thanh Hoá của Ngô Thị Bê (2001-2005) cho thấy tỷ lệ học sinh dị tật cột

sống tăng theo cấp học, TH là 20,22%, THCS: 28,44%, THPT:32,98%.
Nguyễn Hữu Nghị và cộng sự nghiên cứu trên 199 học sinh khối 8
tại thành phố Huế nhận thấy tỷ lệ cong vẹo cột sống chiếm 47,2%, không
có sự khác biệt giữa nam và nữ. Hình thái cong vẹo C thuận và C ngược
chiếm tỷ lệ cao nhất (43,6% và 25,5%). Cong vẹo cột sống phối hợp chỉ
thấy ở nữ.
Số liệu mới nhất theo kết quả “Nghiên cứu về bệnh cong vẹo cột
sống (CVCS) ở học sinh phổ thông Hà Nội – thực trang và giải pháp can
thiệp” của TS.BS Trần Thị Mùi (Viện Nghiên cứu dân số và phát triển,
18


Tổng cục Dân số) thì tỉ lệ mắc CVCS ở học sinh Hà Nội là 18,9%.

Theo điều tra mới đây của Chu Văn Thăng và cộng sự ở 8 tỉnh
trong cả nước đã cho kết quả tỷ lệ vẹo cột sống tăng lên theo cấp học
trong đó có Hà Nội. Học sinh nam giới ở tiểu học có tỷ lệ chung của 8
tỉnh là (8,65%), trung học cơ sở là (9,63%), trung học phổ thông là
(12,57%). Tỷ lệ chung của học sinh nam là (10,08%). Học sinh nữ ở khối
tiểu học là (6,31%), khối trung học cơ sở là (9,09%), khối trung học phổ
thông là (10,40%), tỷ lệ chung của học sinh nữ là (8,62%).
Một nghiên cứu sàng lọc năm 2013 tại khám sàng lọc cho 8 trường
ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội cho thấy trong 236 trường hợp VCS có 198
học sinh bị biến dạng cột sống theo dáng chữ C trong đó C thuận chiếm
tỷ lệ (44,5%), C nghịch chiếm (39,4%), S thuận (14,83%), kiểu S nghịch
tỷ lệ rất ít chỉ có (1,27%).
Theo nghiên cứu của Vũ Văn Tuý tại An Hải, Hải Phòng cho thấy
chủ yếu gặp vẹo theo kiểu chữ C thuận là (42%), C nghịch là (41%) .
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Hữu Chỉnh cũng tại Hải Phòng
năm 2005 cho thấy trong 338 trường hợp VCS thì có 284 học sinh bị

biến dạng cột sống theo hình dáng chữ C chiếm (84,0%) trong đó chữ C
thuận (44,7%), C nghịch (39,3%) . Trong khi đó một nghiên cứu khác
của Nông Thanh Sơn tại Thái Nguyên cho thấy C thuận chiếm (77%), C
nghịch (23%) .
Một nghiên cứu sàng lọc năm 2013 tại khám sàng lọc cho 8 trường
ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội cho thấy tỷ lệ vẹo cột sống chung của tất cả
các trường trong nghiên cứu là (12,6%) [10]. Tỷ lệ VCS theo khối học
sinh trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chỉnh cho thấy tỷ lệ cao nhất ở
khối THCS (6,19%), tiếp đến khối TH (5,08%) và khối THPT (4,38%).
19


C. PHÒNG CHỐNG CONG VẸO CỘT SỐNG CHO HỌC SINH

Để phòng chống cận thị liên quan đến vệ sinh học đường có 3 loại
giải pháp cơ bản:
• Cải thiện điều kiện học tập: bao gồm môi trường học tập, trang thiết bị,

kể cả thời gian biểu, chương trình học tập, lao động…
• Nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của học sinh để các em tự

giác thực hành vệ sinh học đường, nâng cao sức khỏe và phòng chống
cong vẹo cột sống. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh
• Khám cong vẹo cột sống định kỳ để có thể xác định sớm và đề xuất giải

pháp xử trí kịp thời.
1. Cải thiện điều kiện vệ sinh học đường:
1.1.

Cải thiện môi trường nhà trường:


Hoạt động thể lực đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn phát
triển của trẻ em, nó giúp cho bộ xương, hệ thống cơ, tuần hoàn phát triển
cân đối, vững chắc và giúp phát triển, hoàn thiện của hệ thống thần kinh
trong việc điều tiết các hoạt động của cơ thể. Các hoạt động thể chất còn
giúp cho việc lưu thông tuần hoàn làm thư giãn các cơ quan của cơ thể
sau những khoảng thời gian dài phải chịu những căng thẳng chèn ép ở tư
thế ngồi.
Trong lứa tuổi học sinh, các em phải dành một lượng thời gian lớn
ở trường. Vì vậy, việc đảm bảo diện tích dành cho vui chơi, hoạt động thể
thao tại nhà trường là rất quan trọng. Tiêu chuẩn vệ sinh trường học ban
hành theo quyết định 1221/2000 /QĐ-BYT ngày 18/4/2000 yêu cầu diện
tích bình quân cho 1 học sinh ở thành phố, thị xã không nhỏ hơn 6 m 2, ở
20


nông thôn, miền núi không nhỏ hơn 10 m 2, diện tích làm sân chơi, bãi tập
từ 40 – 50% diện tích nhà trường. Việc tuân thủ quy định vệ sinh sẽ đảm
bảo cho nhà trường có điều kiện quy hoạch tạo nên không gian vui chơi
thoáng đãng, đảm bảo cho các hoạt động thể chất giúp thư giãn (phục hồi)
thể chất vào thời gian nghỉ cho học sinh.
1.2.

Cải thiện điều kiện vệ sinh lớp học

Trong lứa tuổi đi học của mình, trẻ em phải dành phần lớn thời gian
của chúng là ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, việc bảo đảm vệ sinh điều
kiện học tập trong các phòng học đóng vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ sức khỏe học sinh.
1.2.1.


Bàn ghế hợp vệ sinh

Bộ bàn ghế được thiết kế phù hợp là bộ bàn ghế có thể tạo ra cho
người sử dụng có tư thế ngồi ngay ngắn, thuận tiện, vững vàng, tiết kiệm
tối đa năng lượng, đảm bảo cho hệ cơ xương, các cơ quan nội tạng không
bị chèn ép, quá tải do các tư thế bất hợp lý.
Do kích thước chiều cao của học sinh trong một lớp học rất khác
nhau, nên mỗi lớp nên có từ 2 đến 3 loại kích thước bàn ghế để có thể bố
trí cho học sinh có bàn ghế phù hợp của từng em. Theo thông tư liên tịch
số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BYT quy định cụ thể kích thước 6 loại bàn
ghế dành cho các học sinh phổ thông có chiều cao từ 100 cm đến 175 cm.
1.2.2.

Vệ sinh chiếu sáng :

Chiếu sáng tốt không những giúp giảm căng thẳng, tăng hiệu quả
làm việc của thị giác, mà chiếu sáng tốt còn giúp cho học sinh ngồi ngay
ngắn. Nếu điều kiện chiếu sáng không đủ, để nhìn rõ chữ học sinh phải
nhìn sát gần vào sách, vở dẫn tới tư thế cúi gập người gây căng thẳng cho
hệ thống cơ xương.
21


Để đảm bảo chiếu sáng tốt, phòng học phải có đủ diện tích cửa
chiếu sáng tự nhiên (diện tích cửa chiếu sáng / diện tích lớp học > 1/5),
ngoài ra cần có thêm hệ thống chiếu sáng nhân tạo để hỗ trợ chiếu sáng
trong những ngày tối trời.
1.2.3.


Vệ sinh trang bị và đồ dùng học tập :

Các đồ dùng, thiết bị học tập trong lớp học góp phần tạo nên môi
trường học tập thuận tiện cho học sinh khi ở lớp, đồng thời làm giảm
thiểu các tác hại không mong muốn tới sức khỏe của học sinh. Trang thiết
bị học tập học tập của học sinh bao gồm bàn ghế của học sinh, bảng viết,
cặp sách, giá sách và các học phẩm như sách vở, bút, tẩy…
Bảng học phải được chống lóa, có mầu sắc tương phản tốt với chữ
viết và treo ở vị trí thuận tiện trong tầm nhìn của học sinh nhằm đảm bảo
thuận tiện cho học sinh khi nhìn lên bảng, học sinh không phải nghiêng,
dướn người để nhìn. Sách vở học sinh phải đảm bảo độ tương phản tốt,
chữ viết trong sách học phải đảm bảo kích thước, hình ảnh minh họa phải
rõ. Các giá sách sử dụng cho học sinh phải có kích thước phù hợp với
kích thước chiều cao của học sinh. Thời gian biểu học tập các môn phù
hợp để số lượng sách mang vừa phải, tránh học sinh phải mang cặp sách
quá nặng.
1.2.4.

Vệ sinh chế độ học tập:

Việc quan tâm đến xây dựng Vệ sinh chế độ học tập, lao động và
sinh hoạt (thời khoá biểu trong ngày, trong tuần và thời gian sinh hoạt,
lao động) tại nhà trường một cách hài hòa giữa thời gian học tập, lao động
và vui chơi sẽ làm giảm thiểu các gánh nặng thể chất, hỗ trợ các hoạt
động vận động để tăng cường lưu thông tuần hoàn, phục hồi các chức
năng quan trọng của cơ thể và hỗ trợ sự phát triển cơ xương của học sinh.
22


2. Khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ:


Khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ sẽ giúp cho việc phát
hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có thể có các xử trí và kiến
nghị phòng chống kịp thời. Ngoài ra, việc khám phát hiện cong vẹo cột
sống định kỳ còn có tác dụng giúp cho nhà trường, gia đình và bản thân
học sinh quan tâm hơn tới sức khỏe, tích cực tham gia vào chương trình
phòng chống cong vẹo cột sống học đường.
Khám cong vẹo cột sống cần phải tuân thủ các kỹ thuật, quy trình
khám nhằm góp phần cho việc chẩn đoán đúng, chính xác, đồng thời các
số liệu về tình hình cong vẹo cột sống cũng là cơ sở khoa học quan trọng
cho việc hoạch định các chính sách, chăm sóc và can thiệp sau này.
2.1.

Khám lâm sàng:

2.1.1. Một số trang bị phục vụ thêm cho việc khám:
• Bục đứng khám của học sinh có chiều dài 45 cm, rộng 30 cm gồm 2 bậc.

Bậc trên cao 50 cm cho học sinh nhỏ đứng, bậc dưới cao 30 cm cho học
sinh lớn đứng.
• Một số miếng gỗ có kích thước 18 x 24 cm, với các độ dày 0,3 cm, 1 cm,

2 cm để kê chân khi có hiện tượng chân ngắn chân dài.
• Một dây dọi
• Thước Scoliometer (nếu có)
• Ghế khám của bác sĩ có tựa lưng.

2.1.2. Chuẩn bị khám

Học sinh khám phải cởi trần mặc quần lót (đối với học sinh nữ lớn

23


mặc nịt vú và quần lót, chú ý với học sinh nữ phải quấn tóc cao, hở gáy)
để có thể quan sát được toàn bộ hình dạng cột sống và hai bên lưng, chân
đi đất đứng chụm hai gót chân. Chỗ đứng phải bằng phẳng, phải có đủ
ánh sáng để nhìn rõ lưng.
Người khám ngồi trên ghế, cách lưng học sinh 0,5 m, với tư thế
ngồi có thể nhìn vào chính giữa lưng học sinh và nhìn cho đều hai phần
nửa cơ thể bên phải và bên trái cột sống.
2.1.3. Khám cong vẹo cột sống:

Quan sát tư thế đi lại của học sinh xem có gì bất thường không.
2.1.3.1.

Khám vẹo cột sống :

Khám tư thế trước sau: Học sinh đứng thẳng, thả lỏng ở tư thế tự nhiên,
hai chân thẳng, gót chụm, hai tay buông thõng, mắt nhìn thẳng, không ngả
người ra trước, ra sau, không nghiêng phải, nghiêng trái, không so vai,
ưỡn ngực.
• Thầy thuốc nhìn phía trước (trước - sau) xem có gì bất thường hoặc có dị

tật gì không.
• Thầy thuốc nhìn phía sau học sinh (sau - trước) lưu ý các mốc cân

đối 2 bên.

24



+ Vai: Bình thường 2 vai ngang nhau.
Khi có vẹo, hai vai bị lệch, biểu hiện
cụ thể là mỏm vai bên cao, bên thấp.
+ Bờ trên vai (đường từ cổ tới mỏm
vai): khi có vẹo, một bên dốc hơn bên
kia.
+ Xương bả vai: khi có vẹo, hai xương
bả vai bị lệch, cụ thể là:
o Mỏm xương bả vai bên cao bên thấp.
o Khoảng cách từ cạnh trong xương bả

vai tới cột sống không đều 2 bên
o Những chỗ nhô của xương bả vai không đều nhau, một bên nhô rõ

hơn.
+ Eo lưng: hai tam giác eo lưng (tạo bởi eo lưng và bờ trong của tay
buông thõng) không đều, một bên nhỏ hơn hoặc có thể mất hẳn.
+ Xương chậu: khi có vẹo hai xương chậu lệch, một bên mào chậu cao hơn
bên kia.
+ Khối cơ lưng: bình thường khối cơ lưng cân đối hai bên. Khi có vẹo,
một bên khối có lưng nổi rõ hơn bên kia.
+ Lồng ngực: khi có vẹo, một bên các góc sườn nhô rõ hơn bên kia.
• Thầy thuốc dùng ngón tay miết dọc theo tất cả các mỏm gai sống từ trên

xuống dưới hoặc có thể dùng bút đáng dấu các mỏm gai đốt sống để xem
xét hình dạng cột sống rõ hơn. Bình thường cột sống là một đường thẳng,
khi có vẹo sẽ thấy các gai đốt sống không nằm trên một đường thẳng và
25



×