Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bai du thi Chu de tich hop kiến thúc liên môn giai nhất Sở, Khuyến khích cấp bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.88 KB, 15 trang )

KẾ HOẠCH
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP, LIÊN MÔN
-------Chủ đề: VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954
(Tích hợp liên môn; giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục phẩm chất,
lý tưởng, kỹ năng, lối sống cho học sinh)

Phần 1: CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
1.Kiến thức:
- Sự phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc sau chiến dịch Việt Bắc 1947.
Thắng lợi của chiến dịch Biên Giới 1950 và những thắng lợi mọi mặt ở tiền tuyến
và hậu phương.
- Âm mưu của Pháp - Mĩ ở giai đoạn này?
- Giúp học sinh biết được nội dung củaĐại hội đại biểu toàn quốc lần 2 của
Đảng; sự phát triển hậu phương về mọi mặt để giữa vững quyền chủ động đánh địch
trên chiến trường
- Âm mưu mới của Pháp và Mĩ ở Đông Dương trong kế hoạch Na-va.
- Chủ trương kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của ta nhằm phá kế
hoạch Na-va bằng cuộc tấn công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 bằng chiến dịch
Điện Biên Phủ giành thắng lợi quân sự quyết định.
- Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.


- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi.
- Bảo vệ môi trường: Sử dụng lược đồ về chiến dịch để miêu tả các vị trí địa
lí và diễn biến chiến dịch->dưới sự lãnh đạo của Đảng.Quân dân ta đã chiến đấu
anh dũng đánh thắng quân xâm lược
- Đạo đức Hồ Chí Minh: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng phát
triển, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng mở các cuộc tấn công chiến lược
trong Đông – Xuân 1953- 1954 đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ
- Tích hợp với kiến thức của các môn Văn học, Địa lý, Âm nhạc...để tìm
hiểu và khắc sâu sự kiện lịch sử trọng đai của dân tộc Việt Nam.


2. Kỹ năng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá âm mưu của địch
- Kĩ năng sử dụng bản đồ chiến dịch Biên giới thu đông 1950, các chiến dịch khác
đặc biệt là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
- Biết cách nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của một cuộc kháng chiến
- Biết tích hợp vận dụng kiến thức các môn học Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật,
Giáo dục công dân ... vào việc tìm hiểu các sự kiện, nhân vật lịch sử và những biến
cố lớn của lịch sử dân tộc ta.
- Biết vận dụng kiến thức có được trong các giờ vào xử lý những tình huống
gặp trong cuộc sống hàng ngày.
- Kết hợp với chương trình lịch sử địa phương: tìm hiểu một số trận đánh và các
anh hùng lực lượng vũ trang của nhân dân Thái
3.Thái độ.
* Năng lực hình thành.
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực giao tiếp.
+ Năng lực chuyên biệt của bộ môn: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử;
năng lực thực hành bộ môn lịch sử; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa;
nhận xét, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân
vật; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn
đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.
* Phẩm chất.
- Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào truyền thống của dân tộc, ý chí đấu
tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta. Đồng thời có thái độ sống uống nước
nhớ nguồn .
- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, quốc tế.
- Học sinh thấy được tinh thần tích cực tham gia kháng chiến, tích cực ủng hộ
kháng chiến của nhân dân ta. Từ đó có thái độ đúng đắn trong công cuộc xây dựng
đất nước.

- Giáo dục tình cảm gia đình ý thức trách nhiệm với gia đình và cộng đồng, đất
nước của thế hệ trẻ.
- Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.


- Bồi đắp tình yêu, sự hứng thú, niềm đam mê với môn học Lịch sử qua việc vận
dụng linh hoạt tích hợp kiến thức liên môn.
- Tinh thần tự học, tự rèn để hoàn thiện bản thân. Có khao khát khám phá, chiếm
lĩnh, thực hiện những sáng kiến của chính mình, của bạn mình qua đó khẳng định
năng lực, năng khiếu của bản thân.
Phần 2: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
1. Kế hoạch giảng dạy:
Thực hiện chủ đề theo các tiết dạy trong khung chương trình Lịch sử 9 hiện
hành:
Tuần Tiết
26,27

27,28

33,
34

35,
36

Tên bài

Khả năng tích hợp

Ngữ văn 9: Tác phẩm: Làng của nhà văn Kim

Bài 25: Những Lân
năm đầu của
- Liên hệ những bài hát về quê hương (Làng
cuộc kháng chiến tôi, Quê hương).
toàn quốc chống - Địa lý 8:
Thực dân
Bài 49: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Pháp(1946
- Giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh;
-1954)
Tình yêu quê hương đất nước; Tình đồng bào.
- Kỹ năng vận dụng thơ ca kháng chiến, sử
dụng bản đồ; xử lý tình huống nảy sinh trong
cuộc sống.
Bài 26: Bước
phát triển mới
của cuộc kháng
chiến toàn quốc
chống Thực dân
Pháp (1950
-1953)

- Địa lý 8:
Bài 49 Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- GDCD 9: Bài 10: Lý tưởng sống của thanh
niên.
- Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.; Lý
tưởng sống của thanh niên; Vẻ đẹp của tuổi trẻ
Việt Nam thông qua hình ảnh anh hùng
Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu….

- Giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng
xử lý tình huống trong cuộc sống.


28,29

37,
38

- Địa lý 8:
Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Mỹ thuật: +Vẽ lược đồ chiến dịch Điện Biên
Bài 27: Cuộc
Phủ
kháng chiến toàn +Vẽ bản đồ tư duy tổng kết bài học
quốc chống Thực - Giáo dục tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; vẻ đẹp
dân Pháp xâm
của anh bộ đội Cụ Hồ; tinh thần yêu nước với
lược kết
những tấm gương tiêu biểu như anh Phan Đình
thúc(1953 -1954) Giót, Bế Văn Đàn ,Tô Vĩnh Diện...
- Nhạc: Liên hệ với những bài hát thời chống
Pháp như Hò kéo pháo, Hành quân xa...

2. Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề
Nhận biết
- Trình bày được âm
mưu của Pháp sau
chiến dịch Việt Bắc,
chủ trương của ta.

- Trình bày được
nội dung, ý nghĩa
của Đại hội đại biểu
lần thứ II của Đảng
- Trình bày được
diễ biến, kết quả ý
nghĩa của chiến
dịch Điện Biên Phủ.
- Trình bày được
nội dung Hiệp định
Giơ-ne- vơ

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Sau chiến
dịch
Việt
Bắc,
cách
mạng
Việt
Nam

những thuận
lợi gì?
- Tại sao nói

chiến thắng
Biên Giới đã
đưa
cuộc
kháng chiến
của ta sang
giai đoạn mới

- Sử dụng lược đồ để
trình bày diễn biến, kết
quả của các chiến
dịch ....
- Sử dụng lược đồ để
trình bày diễn biến chiến
dịch Điện Biên Phủ.
- Phân tích nguyên nhân
thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
của cuộc kháng chiến
chống Thực dân Pháp
(1945- 1954)

- Bài học kinh
nghiệm rút ra từ
cuộc
kháng
chiến này đối
với đất nước ta
hiện nay.
- Ảnh hưởng to
lớn của chiến

dịch Điện Biên
Phủ đối với thế
giới


Phần 3: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tuần 28, 29
Tiết 37, 38: Bài 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 – 1954) (2 tiết)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về:
- Về âm mưu mới của Pháp – Mỹ ở Đông Dương trong kế hoạch Na- Va (5/1953)
nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
- Chủ trương, kế hoạch tác chiến Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta nhằm phá kế
hoạch Na - Va bằng cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân và bằng chiến dịch
Điện Biên Phủ giành thắng lợi quân sự quyết định.
2.Kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu thủ đoạn
của Pháp – Mĩ, chủ trương kế hoạch chiến đấu của ta, kĩ năng sử dụng bản đồ cuộc
tiến công chiến lược 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Kỹ năng tích hợp kiến thức của môn Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, GDCD vào tìm
hiểu cuộc kháng chiến.
3.Thái độ
* Năng lực hình thành cho học sinh
-Năng lực giải quyết vấn đề liên quan trong cuộc sống.
-Năng lực hợp tác trong làm việc nhóm.
-Năng lực giao tiếp, năng lực đánh giá người khác.
-Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
-Năng lực sáng tạo, năng lực tự học.

* Phẩm chất
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân
tộc, đoàn kết Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng,
niềm tự hào dân tộc.
- Rèn luyện bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm trong công việc cuộc sống; tình yêu Tổ
quốc, đức hy sinh, lẽ sống cống hiến...


- Giáo dục lý tưởng sống của thanh niên; giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Biết sống hòa đồng gắn bó trân trọng mọi người xung quanh; biết khiêm tốn.
- Biết yêu và có trách nhiệm với công việc mà mình đã lựa chọn.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN, KỸ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp
- Phương pháp học tập theo nhóm.
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, tranh ảnh.
- Phương pháp phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Phương pháp dạy học liên môn.
2. Kỹ thuật dạy học
- Kỹ thuật vấn đáp, phản hồi nhanh
- Kỹ thuật hợp tác
- Kỹ thuật phân tích video.
- Kỹ thuật bản đồ tư duy...
3. Phương tiện:
- Máy tính; máy chiếu; bảng thông minh…
- Phiếu học tập, phiếu kiểm tra đánh giá.
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
- Lược đồ Hình thái chiến trường trên các Mặt trận Đông Xuân 1953-1954.
- Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Hình Bộ đội ta kéo pháo vào Điện Biên Phủ.

- Hình Lá cờ chiến thắng bay trên nắp hầm Tướng Đờ Caxtơri.

- Phương tiện, đồ dùng dạy học.
2. Học sinh:
- Tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh ảnh và những mẩu chuyện về các anh hùng
dân tộc, và sự kện Điện Biên Phủ.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu khái quát chủ đề kết hợp kiểm tra kiến thức
những thắng lợi liên tiếp từ 1950->1953 (Kỹ thuật sơ đồ tư duy)
3. Giới thiệu bài.
Sau hơn 8 năm tiến hành chiến tranh ở Đông Dương. Thực dân Pháp vấp phải
những thất bại hết sức nặng nề. Mĩ đã can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở
Đông Dương. Pháp và Mĩ đã làm gì nhằm mục đích xoay chuyển tình thế. Bài học
hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
* Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc
tìm hiểu phần I.
- Học sinh báo cáo kết quả tìm hiểu thông
tin (Kỹ thuật vấn đáp)


- Giáo viên nhận xét, bổ sung, khái quát
- GV giới thiệu: Sau gần 8 năm tiến hành
chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân
Pháp chỉ chuốc lấy những thất bại với
những tổn thất lớn về lực lượng quân sự và
tiêu hao lớn về tài chính. Đến năm 1953,

quân Pháp bị loại ra khỏi vòng chiến đấu
hơn 39000 tên, tiêu tốn trên 2000 tỉ phrăng.
Tinh thần chiến đấu của quân đội Pháp
ngày càng suy sụp...
GV: Trước tình thế khó khăn đó, Pháp có kế
hoạch gì mới?
HS: 7/3/1953 chúng cử Nava sang làm Tổng
chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, đề ra
kế hoạch Nava...
GV: Nội dung cơ bản của kế hoạch Nava là
gì?
HS: Trình bày sách giáo khoa.
GV: Hãy cho biết âm mưu của Pháp- Mĩ
trong việc thực hiện kế hoạch Nava?
HS: Chúng muốn giành thắng lợi quân sự
quyết định “kết thúc chiến tranh trong danh
dự”.

GV: Để thực hiện kế hoạch Nava, thực dân
Pháp đã chuẩn bị như thế nào?
HS: Pháp tăng thêm quân ở Đông Dương,
xin Mĩ tăng thêm viện trợ quân sự, tăng
cường ngụy quân, tiến hành càn quét, bình
định vùng chiếm đóng.
Kết luận: Qua kế hoạch này ta thấy rõ hơn
tính chất xâm lược của chúng ngày càng bộc
lộ rõ. Nhưng chúng không thể thực hiện
được âm mưu này trước tinh thần chiến đấu

I/ Kế hoạch Nava của Pháp- Mĩ.

- 7/5/1953 tướng Nava được cử sang
làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở
Đông Dương và vạch ra kế hoạch
Nava
1.Âm mưu
Kế hoạch Nava gồm 2 bước:
+ Bước 1: thu đông 1953- xuân
1954 giữ thế phòng ngự chiến lược
ở miền Bắc, thực hiện tiến công
chiến lược ở miền Trung và Nam
Đông Dương.
+ Bước 2: từ thu đông 1954 thực
hiện tiến công chiến lược ở miền
Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết
định, kết thúc chiến tranh.
2. Hành động
- Thực hiện kế hoạch Nava, Pháp
xin thêm viện trợ của Mĩ, tăng thêm
quân ở Đông Dương, tập trung quân
ở đồng bằng Bắc Bộ...


anh dũng của quân và dân ta.
GV: Chiếu vi deo
HS: Theo dõi
GV: Em có nhận xét gì về âm mưu và
hành động của Pháp trong kế hoạch Na
Va
(Kỹ thuật phân tích video)
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc II/ Cuộc tiến công chiến lược

tìm hiểu phần II.
Đông Xuân 1953- 1954 và chiến
dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
GV: Trước âm mưu và hành động của thực
dân Pháp ta có chủ trương và kế hoạch gì?
1/Cuộc tiến công chiến lược Đông
HS: 9/1953 Bộ chính trị Trung ương Đảng Xuân 1953- 1954.
họp đề ra kế hoạch tác chiến Đông Xuân a. Chủ trương
1953-1954 với quyết tâm giữ vững quyền - Tháng 9/ 1953 Bộ chính trị Trung
chủ động đánh địch trên cả 2 mặt trận chính ương Đảng họp đề ra phương hướng
diện và sau lưng địch.
chiến lược của ta là tập trung lực
- Gọi HS đọc đoạn chữ nhỏ sách giáo khoa lượng mở các cuộc tiến công vào
trang 120 để thấy rõ phương hướng chiến các hướng quan trọng về chiến lược
lược của ta.
mà lực lượng địch tương đối yếu,
- Giới thiệu hình 52 sách giáo khoa nhằm tiêu diệt bộ phận sinh lực
trang120: Bộ chính trị Trung ương Đảng địch, giải phóng đất đai, buộc địch
họp quyết định chủ trương tác chiến Đông phải phân tán lực lượng đối phó với
Xuân 1953- 1954.
ta.
- Nhấn mạnh: Ta tích cực, chủ động tiến
công địch ở 4 hướng Tây Bắc, Trung Lào,
Thượng Lào, Tây Nguyên đánh vào những
nơi chắc thắng, nhằm tiêu diệt bộ phận sinh
lực địch, giải phóng đất đai, phân tán lực
lượng của địch, buộc chúng phải điều quân
khỏi đồng bằng Bắc Bộ, đến những nơi núi
rừng hiểm trở rồi giam chân chúng ở đó.
- Sử dụng lược đồ Hình thái chiến trường

trên các mặt trận Đông Xuân 1953-1954.


Tích hợp môn Địa lí 8
GV: Giới thiệu một đoạn vi deo về cuộc tiến
công chiến lược Đông Xuân 1953-1954.
HS: Theo dõi và nêu ngắn gọn diễn biến của
chiến lược

GV; Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân
1953-1954 đã đem lại kết quả gì?
HS; Trả lời
- GV kết luận: Như vậy các cuộc tấn công
quân sự của ta đã tiêu diệt bộ phận sinh lực
địch, giải phóng đất đai, buộc chúng phải
phân tán lực lượng trên các chiến trường để
đối phó với ta, chúng bị giam chân ở Điện
Biên Phủ, Xênô, Luôngphabăng, Plâycu, kế
hoạch Nava bước đầu phá sản.
Hoạt động 4: GV tiểu kết tiết học
(Xem video)
(Hai tiết liền nhau nên không giao nhiệm
vụ về nhà)
Tiết 2:

b. Diễn biến
- 12/1953 ta tiến công giải phóng
Lai Châu, Pháp buộc phải điều quân
tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến
nơi đây trở thành nơi tập trung quân

thứ hai của Pháp.
- Đầu 12/1953 liên quân Việt- Lào
mở cuộc tiến công Trung Lào, giải
phóng Thàkhẹt, Xênô trở thành nơi
tập trung quân thứ ba của Pháp.
- 1/1954, liên quân Việt - Lào tiến
công địch ở Thượng Lào, giải phóng
Phongxalì, Luôngphabăng trở thành
nơi tập trung quân thứ tư của Pháp.
- 2/1954, ta giải phóng Kon Tum, uy
hiếp Play Cu. Play Cu trở thành nơi
tập trung quân thứ năm của Pháp.
c. Kết quả
Cuộc tiến công chiến lược Đông
Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm
phá sản kế hoạch Nava của PhápMĩ


Giới thiệu tiết học:
Hoạt động 1: Khái quát tiết học trước
giới thiệu tiết học mới, tìm hiểu chiến 2/ Chiến dịch lịch sử Điện Biên
dịch lịch sử Điện Biên Phủ
Phủ (1954).
a. Pháp
(Kỹ thuật vấn đáp- phản hồi nhanh)
- Được sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp xây
GV: Vì sao thực dân Pháp chọn Điện Biên dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn
Phủ để xây dựng thành tập đoàn cứ điểm cứ điểm mạnh nhất Đông Dương
quân sự mạnh nhất Đông Dương?
với 49 cứ điểm, 3 phân khu.

Tích hợp môn Địa lí 8
HS: Vì Điện Biên Phủ là một thung lũng
rộng lớn ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc,
gần biên giới với Lào, có vị trí chiến lược
quan trọng. Lực lượng của địch ở đây lúc
cao nhất là 16200 tên, được bố trí thành 49
cứ điểm, chia thành 3 phân khu....
GV: Mở rộng: Điện Biên Phủ là một thung
lũng rộng lớn ở phía tây vùng rừng núi Tây
Bắc, có lòng chảo Mường Thanh dài gần
20km, rộng từ 6-8km. Cách Hà Nội khoảng
300km, cách Luôngphabăng khoảng 20km
đường chim bay, theo đánh giá của Nava và
nhiều nhà quân sự Pháp- Mĩ “Điện Biên
Phủ là một vị trí chiến lược chẳng những
đối với chiến trường Đông Dương mà còn
đối với Đông Nam Á”, là “pháo đài bất khả
xâm phạm”. Mỗi cụm cứ điểm là hệ thống
hỏa lực nhiều tầng, có chiến hào ngang dọc,
có hàng rào dây thép gai, bãi mìn dày đặc
với lưới dây điện sát mặt đất, có cả hầm
ngầm.
GV: Chiếu vi deo
HS: Theo dõi
GV: Em có nhận xét gì về âm mưu và
hành động của Pháp tại Điiện Biên Phủ.
HS: Nhận xét
GV: Chủ trương của ta trong chiến dịch
Điện Biên Phủ là gì?
HS: Ta mở chiến dịch nhằm tiêu diệt lực

lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều

b. Ta
* Mục tiêu
- 12/1953 ta mở chiến dịch Điện
Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng


kiện giải phóng Bắc Lào.
Gv: Giới thiệu về sự chuẩn bị của ta qua
1 đoạn vi deo
Tích hợp với môn âm nhạc
HS: Theo dõi và nhận xét
Gv: Chiếu vi deo
(Học sinh quan sát video và cho biết diễn
biến của chiến dịch)
HS: Nêu diễn biến

GV: Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ?
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý: Chiến dịch Điện
Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc tiến công chiến
lược Đông Xuân 1953 -1954 đã thắng lợi.
Đó là thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất. Tiêu
biểu cho tinh thần chiến đấu anh hùng, bất
khuất của dân tộc ta. Làm phá sản hoàn toàn
âm mưu xâm lược của thực dân Pháp với sự

giúp sức của Mĩ. Chiến thắng Điện Biên
Phủ đã được ghi vào lịch sử dân tộc như
một Bạch Đằng, một Chi Lăng một Đống
Đa ở thế kỉ XX
Tích hợp với môn văn học: bài thơ: Hoan
hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu
GV: Trong chiến dịch này đã xuất hiện
nhiều tấm gương anh hùng tiêu biểu, em

địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều
kiện giải phóng Bắc Lào.

* Diễn biến
- Chiến dịch bắt đầu từ 13/3/1954
đến 7/5/1954, chia làm 3 đợt:
+ Đợt 1: quân ta tiêu diệt cụm cứ
điểm Him Lam và toàn bộ phân khu
Bắc.
+ Đợt 2: quân ta tiến công tiêu diệt
các cứ điểm phía đông của phân khu
Trung tâm.
+ Đợt 3: quân ta đồng loạt tiêu diệt
các cứ điểm còn lại của phân khu
Trung tâm và phân khu Nam.
Chiều 7/5 tướng Đờ Caxtơri cùng
toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu
hàng.
* Kết quả: ta đã loại khỏi vòng
chiến đấu 16200 tên địch, bắn rơi và
phá hủy 62 máy bay các loại, thu

toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến
tranh.
* Ý nghĩa: làm phá sản hoàn toàn
kế hoạch Nava, buộc Pháp phải kí
hiệp định Giơnevơ về chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông
Dương..


hãy kể tên và chiến công của các anh.
(Báo cáo thông tin tự học ở nhà)
- Liên hệ, giáo dục lí tưởng sống của tuổi
trẻ Việt Nam qua những tấm gương hy sinh
của các anh hùng như Tô Vĩnh Diện, Phan
Đình Giót, Bế Văn Đàn.....
HS: Tích hợp vẽ hình tượng nhân vật anh
hùng mà em yêu thích.
- GV: Kết luận: Trải qua 9 năm kháng chiến
gian khổ, hy sinh ta đã loại khỏi vòng chiến
đấu hơn nửa triệu quân xâm lược Pháp,
hàng ngàn xe quân sự, hàng trăm máy bay
tàu chiến, pháo các loại, chính phủ Pháp
tiêu tốn vào cuộc chiến tranh này 3 ngàn tỷ
phrăng, 2,6 tỷ đôla viện trợ của Mĩ, 8 tổng
chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương thua
trận, góp phần làm cho 20 lần nội các Pháp
dựng lên đổ xuống, nhưng cuối cùng chúng
vẫn thất bại.
GV: Hình ảnh về tượng đài Điện Biên
Phủ.


Vận dụng giải quyết thực tiễn: Giữ gìn và
phát huy các giá trị lịch sử và văn hóa ở địa
phương
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiệp định III/ Hiệp định Giơnevơ về chấm
Giơnevơ
dứt chiến tranh ở Đông Dương
GV: Hội nghị Giơnevơ diễn ra trong hoàn (1954).
cảnh nào?
HS: Bước vào Đông Xuân 1953- 1954 đồng
thời với cuộc tiến công địch trên mặt trận
quân sự, ta mở cuộc tấn công chúng trên
mặt trận ngoại giao.


Thiện chí hòa bình của nhân dân ta được
thể hiện rõ qua lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ
Chí Minh “...nếu chính phủ Pháp đã rút ra
được bài học kinh nghiệm...”
GV: Hội nghị khai mạc vào thời gian nào?
Thành phần tham dự?
HS: Ngày 8/5/1954 gồm có các nước Liên
Xô, Mỉ, Anh, Pháp, Trung Hoa, các nước 1/ Nội dung:
Đông Dương.
- Các nước tham dự Hội nghị cam
kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ
bản của Việt Nam, Lào, Campuchia
là độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ.
- Hai bên tham chiến cùng ngừng

- Thảo luận cặp:
bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông
GV: Em hãy nêu nội dung cơ bản và ý Dương.
nghĩa lịch sử của Hội nghị Giơnevơ 1954 - Hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ
về Đông Dương?
tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm
HS: Trình bày theo sách giáo khoa.
thời.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng
cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả
nước vào tháng 7- 1956.

Gv: Liên hệ phần lịch sử thế giới đã học và
thực tế hiện nay mối quan hệ giữa Việt Nam
và Pháp
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử,
nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Pháp (1945- 1954).

1/ Ý nghĩa
- Chấm dứt chiến tranh xâm lược
của Pháp và can thiệp Mĩ..
- Là văn bản pháp lí ghi nhận các
quyền dân tộc....
- Pháp rút quân về nước..
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng...
IV/ Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân
thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Pháp (1945- 1954).


- HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1+2: Em hãy trình bày ý nghĩa của
cuộc kháng chiến chống Pháp 1945- 1954?
Nhóm 3+4: Em hãy trình bày nguyên nhân
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
1945- 1954?
- Các nhóm cử đại diện trình bày.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức:

1/ Ý nghĩa lịch sử:
* Ý nghĩa lịch sử dân tộc
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm
lược và ách thống trị của Pháp trên
đất nước ta trong gần một thế kỉ.
Miền Bắc giải phóng chuyển sang


* Ý nghĩa lịch sử dân tộc: Thắng lợi này
chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, miền
Bắc giải phóng chuyển sang giai đoạn cách
mạng xã hội chủ nghĩa, là cơ sở giải phóng
miền Nam.
Gv: Liên hệ phần lịch sử thế giới đã học
HS: Liên hệ
* Ý nghĩa quốc tế: Làm tan rã hệ thống
thuộc địa trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

* Nguyên nhân chủ quan: Sự lãnh đạo tài
tình, sáng suốt của Đảng, đứng đầu Chủ tịch

Hồ Chí Minh.
Gv: Liên hệ đến cuộc vận động học tập và
làm theo tấm gương đạo đức tư tưởng Hồ
Chí Minh hiện nay
* Nguyên nhân khách quan: Sự liên minh
chiến đấu với 2 nước anh em LàoCampuchia. Đặc biệt là sự ủng hộ giúp đỡ
Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ
khác
GV: Liên hệ thực tế
Hoạt động 4: Củng cố
Gv: Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy với
chủ đề “Cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược”
HS: Vẽ sơ đồ
Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà
Câu 1: Hãy sưu tầm những mẩu chuyện về
các anh hùng dân tộc thời kì chống Pháp và
viết một đoạn văn ngắn nói về những suy
nghĩa của em về những tấm gương hi sinh
đó?
Câu 2: - Hãy sưu tầm những đóng góp của

giai đoạn cách mạng xã hội chủ
nghĩa, là cơ sở giải phóng miền
Nam.

* Ý nghĩa quốc tế:
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng
xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa
đế quốc, làm tan rã hệ thống thuộc

địa của chúng, cổ vũ phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới.
2/ Nguyên nhân thắng lợi:
* Nguyên nhân chủ quan
- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
với đường lối kháng chiến đúng
đắn, sáng tạo.
- Có chính quền dân chủ nhân dân,
có lực lượng vũ trang 3 thứ quân
không ngừng mở rộng, có hậu
phương vững chắc.
* Nguyên nhân khách quan
- Tình đoàn kết, liên minh chiến đấu
Việt- Miên- Lào, sự giúp đỡ của
Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa cùng các lực lượng
tiến bộ khác.


địa phương trong thời kì chống Pháp?
- Ôn tập giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Kết thúc tiết học sinh xem video bài hát “Qua miền Tây Bắc”
Phần 4
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THEO CHỦ ĐỀ
Phiếu kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Câu 1: Thắng lợi quân sự của ta (Từ 12.1946 -> 7.1954)
Thời gian

Sự kiện


17/ 12/ 1947
..........................................................................................
......................................... ..........................................................................................
........................................... ...........................................................................................
........................................... ...........................................................................................
........................................... ...........................................................................................
........................................... ...........................................................................................
Từ 13/ 3 - 7/ 5/ 1954
Câu 2: Trong chủ đề trên đã được tích hợp với những môn học nào?
A. Môn Ngữ văn
B. Môn Đại lí
C. Môn Âm nhạc
D. Môn Giáo dục công dân
E. Tất cả những nội dung trên
Tân Tiến, ngày 25 tháng 11 năm
2015
NHÀ TRƯỜNG KÝ DUYỆT

GIÁO VIÊN SOẠN BÀI

Vũ Thị Thảo



×