Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BAI LIEN MON XỬ LÝ RÁC THẢI TRÊN ĐỒNG RUỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 9 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG HÀ
TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN
Địa chỉ: Xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Điện thoại: 0363895399
Gmail:

BÀI VIẾT DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Thông tin về học sinh:
1. Họ và tên:Nguyễn Thị Ngọc Mai - Lớp 9B
Ngày sinh: 03/01/2001
2. Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh- Lớp 9B
Ngày sinh: 24/03/2001

Tân Tiến, tháng 12 năm 2015
1


1. Tên tình huống
Xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng thành phân hữu cơ tại chỗ bón
cho cây lúa trên đồng đất thôn Lương Ngọc, xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà,
tỉnh Thái Bình.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Nắm bắt tổng quan về phân bón hóa học.
- Làm thế nào để tạo ra phân bón hóa học, phân bón hữu cơ từ rác thải
hữu cơ và tàn dư thực vật?
- Việc tạo ra phân bón hữu cơ từ rác thải hữu cơ đem lại những lợi ích gì


cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cho việc trồng cây lúa trên đồng đất thôn
Lương Ngọc, xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà nói riêng.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống:
+ Môn Giáo dục công dân: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Môn Địa: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, thời tiết địa phương Thái
Bình.
+ Môn Sinh học: Vai trò của phân bón hữu cơ trong quá trình phát triển
cây trồng (đặc biệt là cây lúa).
+ Môn Hóa học: Thành phần hóa học trong phân hữu cơ và phân hóa học.
+ Môn Ngữ văn: Phương pháp làm văn thuyết minh và văn nghị luận để
có được trình bày bố cục văn bản và lời lẽ mạch lạc, rõ ràng có tính thuyết phục
cao.
+ Môn Công nghệ: Hiểu về thành phần của đất, nhu cầu dinh dưỡng của
đất.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
- Nghiên cứu cơ chế phân hủy rác hữu cơ.
- Tổng quan về phân bón hóa học (phân bón hữu cơ).
- Thu gom nguyên liệu phế thải nông nghiệp, tàn dư thực vật trên đồng
ruộng.
- Nghiên cứu các phương pháp ủ phân truyền thống, ủ phân có bổ sung vi
sinh…
- Lấy mẫu đất, mẫu phân động vật trước thí nghiệm;
- Lấy mẫu phân ủ hữu cơ, mẫu đất sau thí nghiệm đem phân tích dinh
dưỡng.
- Quy trình xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
5.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, phế thải đang là một thảm họa khó lường trong sự phát triển mạnh

mẽ của quá trình sản xuất nông nghiệp, chế biến công nghiệp và hoạt động toàn xã
2


hội. Phế thải không chỉ làm ô nhiễm môi trường sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm nguồn đất, ô nhiễm không khí gây độc hại đến sức khỏe con người, vật nuôi
và cây trồng, mà còn làm mất đi cảnh quan văn hóa đô thị và nông nghiệp nông
thôn.
Phế thải có nhiều nguồn khác nhau: Từ rác thải sinh hoạt, rác thải đô thị, tàn
dư thực vật trên đồng ruộng, phế thải từ các nhà máy công nghiệp: như nhà máy
giấy, khai thác chế biến than, nhà máy đường, nhà máy thuốc lá, nhà máy sản xuất
rượu bia, nước giải khát, các lò giết mổ, các nhà máy xí nghiệp chế biến rau quả đồ
hộp...
Tân Tiến là một xã nông nghiệp có nguồn phế thải sau thu hoạch khá lớn
và rất đa dạng. Trên đồng ruộng hàng năm để lại hàng triệu tấn phế thải như
rơm, rạ, thân ngô, đậu tương, bí... Nhưng đại bộ phận nguồn phế thải này một
phần nhỏ được con người dùng vào mục đích chăn nuôi, còn lại bị đốt đi hoặc
trở thành phế thải gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường không khí và
nguồn nước, trong khi đó đất đai lại thiếu trầm trọng nguồn dinh dưỡng cho cây
trồng.
Qua tìm hiểu thông tin trên mạng Internet chúng em được biết: xu thế hiện
nay là phát triển một nền nông nghiệp bền vững (nền nông nghiệp hữu cơ), nhu cầu
sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng nhiều. Trong khi đó phân hữu cơ từ gia súc,
gia cầm và phân xanh ngày càng bị thiếu hụt… không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu
thâm canh.
Xuất phát từ thực tế trên nhóm nghiên cứu chúng em được sự hướng dẫn
của các thầy cô trong tổ khoa học tự nhiên trường THCS Tân Tiến, huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình đã tiến hành nghiên cứu quy trình: “Xử lý tàn dư thực vật
trên đồng ruộng thành phân hữu cơ tại chỗ bón cho cây lúa trên đồng đất
thôn Lương Ngọc, xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình” nhằm góp

phần phát triển sản xuất một cách bền vững và bảo vệ môi trường đóng góp một
phần công sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng “Nông thôn mới” hiện nay của
địa phương.
5.2. Quá trình thực hiện
5.2.1. Thu thập và xử lý thông tin liên quan
- Nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trồng lúa từ các “lão nông”, từ các
phương tiện truyền thông như: sách, báo, internet…
- Tìm hiểu thành phần đất, nhu cầu và tập quán canh tác của người dân địa
phương về sử dụng phân bón hóa học và phân bón hữu cơ tự chế trong việc
chăm bón cho cây lúa.
- Nắm vững quy luật thời tiết, khí hậu tại địa phương ảnh hưởng tới sinh
trưởng và phát triển của cây lúa (qua phần kiến thức địa lý địa phương).
5.2.2. Quy trình xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng

3


*Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra 1 tấn phân
hữu cơ sinh học từ tàn dư thực vật.
Các nguyên liệu dùng để chế biến
Số lượng
Tàn dư thực vật: Rơm rạ, thân lá cây khoai lang…
400 - 500 kg
Phân gia súc, gia cầm
300 - 350 kg
Men vi sinh vật
10 lít
Vôi bột
50 kg
Nước

600 - 800 lít
*Các bước tiến hành
Bước 1: Thu gom tàn dư thực vật gồm: Rơm rạ, thân lá cây ngô, khoai
lang…

Bước 2: Trộn đều phế thải hữu cơ với phân gia súc, gia cầm.
- Rắc vôi bột đều vào đống ủ.
- Tưới men vi sinh vật hoặc rắc men vi sinh vào đống ủ.
- Trộn đều sao cho các chất đồng đều vào trong đống ủ.
- Dùng cào, cuốc đánh thành luống rộng = 2,0 m; cao 1,5 m.
- Phủ kín bằng bạt lên trên và trát kín phía ngoài bằng bùn ao mỏng
khoảng 2 - 3 cm.

4


02/12/2015

Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ hàng ngày, hàng tuần đo theo thời gian quy
định.
Ủ trong 1 tháng thành phân hữu cơ đem ra sử dụng bón cho cây trồng.
(Quy trình ủ này sẽ được thực hiện cho các loại cây: lúa, ngô, khoai
lang...)

Thu gom tàn dư
thực vật (xử lý,
loại bỏ tạp chất )

Đống ủ


Chế biến vi sinh vật
Bổ sung phụ gia
NPK (nếu cần thiết)

Theo dõi diễn biến
nhiệt độ đống ủ

Bổ sung nước đảm bảo
độ ẩm 50 - 70%

Đống ủ sau 30 ngày

Kiểm tra chất lượng

Phân hữu cơ

Bổ sung NPK
(Nếu cần thiết)

Sử dụng

Nhìn chung nhiệt độ đống ủ tăng mạnh sau 3 - 7 ngày ủ, sau đó nhiệt độ
giảm dần và ổn định sau 21 ngày ủ. Điều này chứng tỏ quá trình phân hủy các
chất hữu cơ xảy ra rất mạnh ở những ngày đầu tiên và đạt nhiệt độ lớn nhất ở
5


ngày thứ 5 đối với đống ủ của cây lúa, đạt nhiệt độ lớn nhất ở ngày thứ 6 đối với
đống ủ của cây ngô, đạt nhiệt độ lớn nhất ở ngày thứ 4 đối với đống ủ của cây
khoai tây. Sau 30 ngày nhiệt độ đống ủ của các loại cây chênh lệch nhau không

đáng kể.
Trong thời gian ủ nhiệt độ là yếu tố quan trọng. Dựa vào nhiệt độ của
đống ủ, ta có thể thấy được diễn biến của quá trình phân giải chất hữu cơ mạnh
hay yếu.
5.2.3. Kết quả thu được sau khi ủ
Quá trình sản xuất phân hữu cơ được chế biến từ tàn dư thực vật trên
đồng ruộng trong dự án rất dễ sử dụng, quy trình xử lý bằng chế phẩm vi sinh
vật tại nông hộ với thời gian từ 21 đến 30 ngày ủ, phụ thuộc vào từng nhóm cây
trồng khác nhau mà thời gian khác nhau. Kết quả của quy trình ủ tàn dư thực vật
như trên bằng chế phẩm vi sinh vật sau khi ủ thì đều có kết quả tạo ra phân bón
hữu cơ có màu nâu xám, xốp, rất dễ vỡ vụn pH = 6,4 đối với rác thải từ cây lúa,
pH = 6,1 đối với rác thải từ cây khoai lang khoai tây. Chất lượng tàn dư thực vật
sau ủ đạt tiêu chuẩn phân bón hữu cơ bón cho cây trồng.
Quá trình xử lý, theo dõi lượng tàn dư thực vật đưa vào ủ đến khi thành
phẩm tạo phân hữu cơ cho thấy: Cứ 1 tấn rơm, rạ thì cho 0,2 - 0,25 tấn phân hữu
cơ, 1 tấn thân và lá khoai tây cho ra 0,2 tấn phân hữu cơ, 1 tấn thân và lá cây bí
cho ra 0,15 - 0,3 tấn phân hữu cơ. Nếu tính hiệu quả kinh tế trên 1ha cho lãi suất
là 550 000 đồng, nếu nhân với toàn bộ diện tích gieo trồng của một xã thì hiệu
quả vô cùng lớn. Đặc biệt là việc tạo nguồn phân hữu cơ tại chỗ, giải quyết
nguồn phân hữu cơ thiếu hụt hiện nay để phát triển nông nghiệp bền vững góp
phần chung tay xây dựng nông thôn mới.

5.2.4. Sử dụng phân hữu cơ sau khi ủ làm phân bón cho cây lúa
*Cách bón phân hữu cơ cho lúa trên đồng đất thôn Lương Ngọc – xã Tân Tiến:
Phân hữu cơ tái chế này được bón theo khoa học kết hợp với kinh nghiệm
của lão nông chuyên canh tác trồng cây lúa.
- Cụ thể áp dụng cho 1 sào (360 m2) trồng lúa:
6



Phân hữu cơ tái chế:
Urê:
Super lân:
Kali:

160-180 kg
4-5 kg
7-10 kg
2-3 kg

Phân tổng hợp N-P-K : 10 kg.
-Bón phân ở giai đoạn tăng trưởng: Đây là giai đoạn quan trọng cần đảm
bảo mật độ, liều lượng, tỷ lệ và chất lượng các loại phân bón.
+Bón lót: (Tiến hành trước khi cấy hoặc gieo xạ): Nhằm phục hồi sức
khỏe đất và cân bằng các chất dinh dưỡng mất đi từ vụ canh tác trước đó nên ta
tiến hành bón phân hữu cơ tái chế khoảng từ 160-180kg/sào kết hợp với Urê
hoặc phân tổng hợp N-P-K.
+Bón thúc: (Từ 7-22 ngày sau khi cấy): Giúp cây lúa tăng trưởng nhanh,
phát rễ nhanh, đẻ nhánh nhanh.
Với giai đoạn tăng trưởng ta bón phân N-P-K tỷ lệ 3:2:1 hoặc 3:1:1.
-Giai đoạn sinh trưởng:Từ khi lúa có đòng đến khi thu hoạch ta phải bón
thúc đòng và bón nuôi hạt.Với giai đoạn này lúa có nhu cầu cao về lân và kali.Khi
lúa có đòng có thể bón N-P-K với tỷ lệ 1:2:1, trong quá trình nuôi hạt có thể bón
N-P-K với tỷ lệ 3:1:3.
Quá trình cây lúa phát triển đến khi thu hoạch khoảng 120 ngày, nông dân
cần theo dõi sự phát triển của cây lúa và chú ý các biểu hiện phát sinh các loại
sâu, bệnh để phun thuốc rầy nâu, sâu vằn, đạo ôn, len lép hạt... theo liều lượng
cho phép.
*Kết quả:
Sau khi tiến hành ủ phế thải nông nghiệp gia đình chúng em đã tiến hành

sử dụng phân hữu cơ thu được để bón cho ruộng lúa của gia đình. Với diện tích
trồng lúa của gia đình là 1 sào (360 m2), kết quả thu được rất khả quan. Cụ thể:
- Năm 2014 sản lượng trung bình là 220 kg/sào/năm thì sang năm 2015
sản lượng trung bình là 250 kg/sào/năm.
*Năm 2015: Với chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới. Các
cánh đồng của địa phương em được quy hoạch rất thuận lợi cho việc cho việc sản
xuất. Và mô hình sử dụng phân bón hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp của gia đình
em cũng được nhân rộng trong cả thôn. Kết quả đạt được:
Theo số liệu chúng em tìm hiểu sau khi áp dụng bón phân hữu cơ tái chế từ xử lý
tàn dư thực vật tại đồng đất thôn Lương Ngọc, xã Tân Tiến năm 2015 có kết quả như
sau:
- Toàn bộ cánh đồng khu vực thôn Lương Ngọc là 50 ha (1388,888 sào).
7


- Năng suất : 250 kg/sào/năm.
- Tổng sản lượng lúa thu được 50 ha: 347.222 kg tăng hơn so với năm
2014 là 41.666 kg.
Như vậy, việc thay thế phân bón vô cơ bằng phân bón hữu cơ tái chế tận
dụng từ tàn dư thực vật ngay tại địa phương đã giúp bà con thu hoạch thắng lợi,
chất lượng lúa được đánh giá tốt.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
6.1. Đối với bản thân
- Giúp chúng em củng cố, khắc sâu kiến thức đã học qua vận dụng vào
thực tiễn đời sống.
- Bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học.
- Rèn kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng thực hành nhóm.
- Ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, say mê nghiên cứu khoa học, yêu
lao động và trân trọng giá trị lao động.
6.2. Ý nghĩa khoa học

Đề tài bổ sung cơ sở khoa học về kết quả ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử
lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng thành phần hữu cơ và ảnh hưởng của phân
hữu cơ được tái chế đến sinh trưởng và năng suất cây lúa trên đồng đất Tân
Tiến. Kết quả nghiên cứu và áp dụng ngay trên đồng đất thôn Lương Ngọc, xã
Tân Tiến là cơ sở khoa học giúp nông dân tăng nguồn phân hữu cơ tại chỗ từ
việc tái chế các phụ phẩm nông nghiệp và tăng năng suất cũng như chất lượng
hữu cơ cho cây lúa.
6.3. Ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội
Việc làm này làm cho kết quả ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý tàn dư
thực vật trên đồng ruộng thành phân hữu cơ và ảnh hưởng của phân hữu cơ được
tái chế đến sinh trưởng và năng xuất cây lúa trên đồng đất thôn Lương Ngọc, xã
Tân Tiến . Kết quả nghiên cứu cho phép đưa ra các khuyến cáo có cơ sở khoa học
giúp nông dân tăng nguồn phân hữu cơ tại chỗ từ việc tái chế các phụ phẩm nông
nghiệp.
Từ kết quả của dự án này giúp cho người nông dân có cơ sở để áp dụng ủ
phế thải nông nghiệp của cây trồng vụ trước cho cây trồng vụ sau nhằm tăng lượng
hữu cơ, cải thiện độ phì nhiêu đất, tăng năng suất cây trồng và tiết kiệm lượng phân
khoáng trên đất phù sa. Và thay đổi tập quán bón phân hóa học trước kia bằng phân
hữu cơ tại chỗ giảm chi phí và tăng năng suất, chất lượng cho cây lúa.

8


KẾT LUẬN
Quy trình “Xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng thành phân hữu cơ
tại chỗ bón cho cây lúa trên đồng đất thôn Lương Ngọc, xã Tân Tiến, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình” trong hộ gia đình học sinh cần được phát động rộng
rãi trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương hiện nay.
Qua đây em cảm thấy rằng nhiều việc làm dù nhỏ bé nhưng được học từ
sách vở những kiến thức khoa học của các môn học trong trường học cũng giúp

em mở mang rất nhiều và áp dụng vào thực tế được tốt hơn. Và việc làm của
mình có ý nghĩa hơn cho gia đình và cho địa phương nơi em đang sinh sống.
Tân Tiến, ngày 20 tháng 12 năm 2015
Người viết

Nguyễn Thị Ngọc Mai

Nguyễn Tuấn Anh

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

9



×