Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP ĐỂ BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA MẶT ĐƯỜNG ÁP DỤNG CHO QUỐC LỘ 17 ĐOẠN QUA HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.32 MB, 130 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
****š&›****

THẾ MẠNH HUY

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP ĐỂ
BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA MẶT ĐƯỜNG ÁP DỤNG CHO
QUỐC LỘ 17 ĐOẠN QUA HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH
BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ
MÃ SỐ: 60.58.02.05.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

1


2

Năm 2016

2


3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
****š&›****



THẾ MẠNH HUY

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP ĐỂ
BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA MẶT ĐƯỜNG ÁP DỤNG CHO
QUỐC LỘ 17 ĐOẠN QUA HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH
BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ
MÃ SỐ: 60.58.02.05.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS PHẠM HUY KHANG

3


4

Năm 2016

4


5
LỜI CẢM ƠN

Học viên xin chân thành cảm ơn trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội trong
thời gian học tập chương trình cao học vừa qua đã trang bị cho học viên được nhiều
kiến thức cần thiết về các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng công trình giao

thông.
Học viên xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong trường
đã tạo điều kiện giúp đỡ học viên trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn của mình.
Đặc biệt, học viên xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS-TS. Phạm Huy Khang
-Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội đã quan tâm và tận tình hướng dẫn giúp
đỡ học viên hoàn thành luận văn này.
Để hoàn thành được luận văn này học viên cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới
phòng Công Thương huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh nơi tôi làm việc đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như tài liệu cho tôi trong quá trình học tập và
hoàn thiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới những người thân, bạn bè đã luôn luôn động viên và tạo
điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 05 năm 2016
Học viên

Thế Mạnh Huy

5


6
MỤC LỤC

6


7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

TNGT
TNGT ĐB
ATGT
BTN
CPĐD
BTXM
QL
TL
HLVBX
HLN
KCAĐ
GTVT

Tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông đường bộ
An toàn giao thông
Bê tông nhựa
Cấp phối đá dăm
Bê tông xi măng
Quốc lộ
Tỉnh lộ
Hằn lún vệt bánh xe
Hằn lún nhựa
Kết cấu áo đường
Giao thông vận tải

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


7


8
Trong những năm vừa qua do nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Mỗi năm ngành
giao thông vận tải đưa vào sử dụng, khai thác hàng ngàn km đường bộ. Theo số liệu
của Bộ GTVT, riêng năm 2009 đã xây dựng mới và cải tạo khoảng 750km đường
bộ, trên 20km cầu và các công trình khác, đưa vào sử dụng trên 30 dự án, khối
lượng thực hiện khoảng 33.000 tỷ đồng; trong năm 2010 đã xây dựng mới và cải tạo
khoảng 1.000km đường bộ, trên 8.700m cầu, các công trình nhà ga, sân đỗ..., đưa
vào sử dụng trên 30 dự án, khối lượng thực hiện khoảng 39.000 tỷ đồng. Các công
trình xây dựng đưa vào sử dụng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới. Nhìn chung chất lượng công trình tại các dự án
đầu tư khi đưa vào khai thác đã đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên cũng có không ít
dự án khi vừa mới đưa vào sử dụng đã xuất hiện những hư hỏng tại một số hạng
mục hoặc bộ phận công trình, kể cả trong quá trình xây dựng, gây bức xúc cho xã
hội.
Các công trình giao thông sau khi xây dựng đưa vào khai thác, tuổi thọ của công
trình cũng như khả năng đáp ứng được yêu cầu cho phương tiện tham gia giao
thông theo dự án được duyệt, phụ thuộc vào hai giai đoạn: Lập thẩm định dự án,
triển khai thực hiện xây lắp công trình và Quản lý trong quá trình khai thác (bảo trì,
duy tu sửa chữa...). Các giai đoạn thực hiện trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều
chủ thể tham gia đảm bảo chất lượng cũng như tuổi thọ của công trình. Công tác
quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng
trong các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì và xử
lý sự cố công trình xây dựng.
Trong giai đoạn đầu tư xây dựng: Hoạt động đảm bảo chất lượng công trình xây
dựng phụ thuộc vào quá trình đầu tư xây dựng, từ bước chuẩn bị đầu tư (lập dự án
đầu tư) đến thực hiện đầu tư, công tác khảo sát thiết kế, thẩm định, phê duyệt và thi
công xây dựng công trình.


8


9
Trong giai đoạn khai thác, mặt đường chịu ảnh hưởng trực tiếp tải trọng xe và của
mọi điều kiện thiên nhiên, thời tiết như: lượng nước mưa, sức nóng của trời nắng,
các mức độ ẩm thấp, hơi nước mặn… Nhất là nước ta lại ở vào vùng nhiệt đới thì
mức độ chịu ảnh hưởng phá hoại của các điều kiện thiên nhiên, thời tiết lại càng
mau.
Trong đó mặt đường là một bộ phận rất quan trọng của công trình đường bộ. Nó
cũng là bộ phận đắt tiền nhất. Mặt đường tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng chạy xe: an toàn, êm thuận, kinh tế. Do vậy ngoài việc tính toán thiết kế
nhằm tìm ra một kết cấu mặt đường có đủ bề dày, đủ cường độ thì công nghệ thi
công, chất lượng thi công nhằm tạo ra các tầng lớp vật liệu như trong tính toán là
hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều con đường tỉnh lộ, quốc lộ đều có tình trạng xuống cấp,
“ổ voi”, “vệt sống trâu” xuất hiện dày đặc. Ngay cả những con đường cao tốc được
đầu tư đến hàng nghìn tỷ đồng, sau khi đưa vào sử dụng một thời gian đã xuất hiện
tình trạng xuống cấp và ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn giao thông (ATGT). Gần
đây, nhiều tuyến đường cao tốc như QL18 (Uông Bí - Hạ Long), Quốc lộ 17 đoạn
qua huyện Thuận Thành tỉnh Bắc ninh, đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai, QL3 mới
(Hà Nội - Thái Nguyên) vừa khánh thành đưa vào sử dụng được vài ngày đã xuất
hiện tình trạng lún, nứt nghiêm trọng. Đại lộ Đông Tây - Liên tỉnh lộ 25B đến giao
lộ đại lộ Đông Tây - Lương Định Của có khoảng 800m đường bị lún hẳn xuống
theo lằn bánh xe, bê tông nhựa bị trồi lên, gợn sóng, ôtô chạy bị dằn xóc mạnh, có
đoạn bị lún sâu hơn 10cm. Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, có tổng vốn
gần 10.000 tỷ đồng, được khởi công từ cuối năm 2004, tổng chiều dài 62km. Chỉ 4
tháng sau khi được thông xe, đường dành cho ôtô với tốc độ tối đa đến 100km đã
xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà, nền đường bị lún. Mới nhất là dự án nâng cấp, mở rộng

tuyến QL1A đoạn Nam cầu Bến Thủy đến Bắc tuyến tránh TP Hà Tĩnh. Dự án có
chiều dài 35,1km, đưa vào sử dụng ngày 19/1/2014 thì cũng đã phát hiện tình trạng
lún hằn vệt bánh xe. Có những điểm lún sâu 2 - 4cm. Đặc biệt, đoạn qua thị trấn

9


10
Nghèn, huyện Can Lộc bị lún sâu, không đảm bảo ATGT trên tuyến nên chủ đầu tư
đã phải sử dụng công nghệ cào bóc lớp thảm mặt đường cũ để thay thế lớp thảm
khác.
Để nâng cao tuổi thọ thời gian sử dụng, khai thác của mặt đường, học viên đã chọn
đề tài “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ phù hợp để bảo trì sửa chữa đường áp
dụng cho đường quốc lộ 17 đoạn qua huyện Thuận Thành”, trong đó tập trung phân
tích đánh giá, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới trong công tác bảo trì , sữa chữa
mặt đường.
2. Đối tượng nghiên cứu
Quốc lộ 17 đoạn qua huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào nghiên cứu đề xuất các giải pháp
bảo trì, sửa chữa nâng cao chất lượng mặt đường tăng tuổi thọ và thời gian sử
dụng , khai thác công trình đường bộ.
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu lý thuyết từ khâu thiết kế, thi công công tác bảo trì, sửa chữa mặt
đường.
- Phát hiện, đánh giá những nguyên nhân tồn tại và đề xuất các giải pháp đồng bộ
nhằm nâng cao chất lượng, tuổi thọ thời gian sử dụng, khai thác công trình đường
bộ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thu thập số liệu nghiên cứu các quy

trình quy phạm và kỹ thuật thi công; phân tích, đánh giá những tồn tại nhằm tìm ra
phương án khắc phục từ đó lựa chọn công nghệ phù hợp để bảo trì và sửa chữa mặt

10


11
đường nhằm nâng cao chất lượng, tuổi thọ thời gian sử dụng mặt đường để áp dụng
cho các dự án, công trình tương tự.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm
3 chương.
Chương 1. Hệ thống đường Quốc Lộ Việt Nam và thực trạng bảo trì và sửa chữa
mặt đường.
Chương 2. Các công nghệ mới trong công tác bảo trì sửa chữa mặt đường.
Chương 3. Nghiên cứu công nghệ bảo trì sửa chữa mặt đường áp dụng trên Quốc
Lộ 17 đoạn qua huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.

11


12
CHƯƠNG 1. HỆ THỐNG ĐƯỜNG QUỐC LỘ VIỆT NAM VÀ THỰC
TRẠNG BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA MẶT ĐƯỜNG
Tổng quan về hệ thống đường bộ Việt Nam

1.1.

1.1.1. Một số nét cơ bản về hệ thống giao thông Việt Nam


Hệ thống giao thông về cơ bản đã được cải tạo nâng cấp trong các năm gần đây, đạt
tiêu chuẩn các cấp khác nhau, từ cấp 2-cấp 3 và đang được vận hành và khai thác
tốt ( Hình 1.1).

CÁC LOẠI MẶT ĐƯỜNG GỒM
Bê tông xi măng :1.113 km
Mặt đường BTN : 22.194 km
Mặt đường nhựat:28.017 km
Mặt đường đá:
62.324km
Mặt đường đất :110.835 km

Hình 1.1. Bản đồ giao thông Việt Nam
CÁC QUỐC LỘ QUAN TRỌNG
-

Quốc lộ 1A hay Đường 1 là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Quốc lộ
bắt đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan trên biên giới giữa Việt Nam và Trung
Quốc- Kết thúc tại điểm cuối (km 2301 + 340m) tại thị trấn Năm Căn nằm trong địa

12


13
phận huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Đây là tuyến đường quan trọng hàng đầu Việt
Nam, nó đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành Việt Nam (31 tỉnh). nối liền 4
thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
-

Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai dài 264 km có điểm đầu là nút giao thông giữa

quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối là xã
Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Đường cao tốc này là một phần của
đường Xuyên Á AH14.

-

Quốc lộ 2: Dài 313,56 km: Bắt đầu từ Phủ Lỗ - Hà Nội theo hướng tây bắc, qua các
tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang,điểm cuối cửa khẩu Thanh Thủy - Hà
Giang.

-

Quốc lộ 3: Quốc lộ 3 là tuyến đường bắt đầu từ cầu Đuống (Hà Nội) theo hướng
bắc, qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao
Bằng). Tổng chiều dài 350,44 km. Tuyến QL3 mới: Dài 62 km sẽ là tuyến cao tốc
hướng tâm thứ ba vào Thủ đô Hà Nội,bắt đầu từ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà
Nội (Km 152+400 QL1A mới)

-

Quốc lộ 5A: Từ Hà Nội theo hướng đông, qua Hưng Yên, Hải Dương và kết thúc
tại Hải Phòng.

-

Quốc lộ 6: (Cũng thường gọi Quốc lộ 6A): Từ Hà Nội theo hướng tây bắc, qua Hòa
Bình, Sơn La đến Tuần Giáo - Điện Biên.

-


Quốc lộ 10: Từ Ninh Bình theo hướng đông bắc qua Nam Định, Thái Bình, Hải
Phòng, Quảng Ninh.

-

Quốc lộ 14: Điểm đầu từ Quốc lộ 9 tại Cầu Đa Krong, huyện Đa Krong tỉnh Quảng
Trị, quốc lộ 14 chạy qua các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai,
Đăk Lăk, Đăk Nông và Điểm cuối là TT.Chơn Thành,H.Chơn Thành, Bình Phước.

-

Quốc lộ 51: Từ Biên Hoà (Đồng Nai), theo hướng đông nam đi qua Bà Rịa, đến
Vũng Tàu. qua Long Thành, Tân Thành, thị xã Bà Rịa. Tổng chiều dài: 85,6 km;
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ XE CỘ
Bảng 1.1. Thống kê xe cộ hoạt động trong các năm

13


14
Năm
Tổng số ô
Xetôtải
Xe khách
Xe chuyên
dùng
Cộng

2000
305.000

93.000
38.000
6.892
137.892

2007
786. 678
456.000
72.000
10.235
538.235

11/2008
931. 184
510.891
89.000
15.200
615.091

2012
1. 539. 142
650.752
101.250
16.000
768.002

6/2013
1 .593. 082
669.754
107.146

18.735
795.635

Trong đó theo thông kê của cục đăng kiểm Việt Nam hiện có 25 979 xe ben tự đổ
(có nguy cơ gây qua tải ).
Tổng lượng hàng hóa vận chuyển năm 2013 là 765.070.000 Tấn.
Theo dự báo của Bộ GTVT , giai đoạn 2011-2020 tốc độ tăng trưởng đạt hơn 8%
mỗi năm để đến năm 2020 lượng ôtô cả nước sẽ đạt trên 2,62 triệu chiếc.
1.1.2. Phân loại đường bộ

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 được ban hành theo Luật
Giao thông Đường bộ (số 23/2008/QH12 ngày 01/7/2009), hệ thống đường bộ Việt
Nam được chia làm sáu (6) loại: (1) Đường Quốc lộ; (2) Đường Tỉnh; Đường
Huyện; (4) Đường Đô thị; (5) Đường xã; (6) Đường chuyên dụng. Đường riêng biệt
là loại đường đặc biệt kết nối các khu công nghiệp, khu quân sự, rừng vv... Nghị
định này cũng quy định các cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và bảo dưỡng
đường bộ (Bảng 1.2) bên dưới đây:
Bảng 1.2. Phân loại Đường bộ theo Hành chính
Nguồn: Nghị định 11/2010/ND-CP quy định về việc quản lý và bảo vệ cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ, Dữ liệu tính đến ngày 05 /11 / 2010.

14


15

Hệ thống đường bộ Việt Nam, như thể hiện trong Bảng 1.2 và Hình 1.1, có chiều
dài là 279.928km, trong đó 161.136km (58%) là đường xã và 25.449km (9%) là
đường tỉnh, hai loại đường này chiếm 67% của toàn bộ hệ thống đường. Mặt khác,
các tuyến quốc lộ có tổng chiều

dài 16.758km (6%) có chức năng như những tuyến đường huyết mạch của hệ thống
đường bộ. Tổng thể hệ thống đường bộ đã tăng lên với tốc độ 9.600km, tăng 6%
một năm; và với hệ thống đường quốc lộ tăng 140km và 1% / năm trong vòng 12
năm qua kể từ năm 1997. Hệ thống đường quốc lộ hình thành nên các tuyến hành
lang Bắc - Nam, vùng duyên hải và cao nguyên, với các tuyến đường đông-tây dọc
theo miền trung Việt Nam. Ở phía Bắc, các tuyến đường quốc lộ tạo nên một hình

15


16
tròn xuyên tâm. Ơ phía Nam, các tuyến đường quốc lộ tạo nên hình lưới. Sự bao
phủ của các đường quốc lộ có vẻ là hợp lý. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình ở Việt
Nam, 39% hệ thống đường quốc lộ nằm ở vùng miền núi. Do đó, các tiêu chuẩn
thiết kế của gần một nửa đường quốc lộ bị hạn chế. Nó cũng gây ra các vấn đề cho
công tác bảo dưỡng đường bộ và dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, ví dụ như lở đất.

Hình 1.2. Hệ thống Đường Quốc lộ Việt Nam
- Hệ thống quốc lộ: Hệ thống này là xương sống của mạng lưới đường bộ, có tác
dụng quan trọng phục vụ lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng của đất nước,
bao gồm:
+ Đường nối từ thủ đô Hà Nội tới các thành phố trực thuộc Trung ương, tới trung

tâm hành chính các tỉnh.

16


17

+ Đường từ trục chính đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, các khu công

nghiệp.
+ Đường nối liền trung tâm hành chính từ 3 tỉnh trở lên.

- Các hệ thống: đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường
chuyên dùng:
+ Hệ thống đường tỉnh là trục đường trong địa bàn 1 tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương bao gồm đường nối từ thành phố hoặc trung tâm hành chính của tỉnh
tới trung tâm hành chính của huyện và nối đến trung tâm hành chính các tỉnh lân
cận.
+ Hệ thống đường huyện là đường nối từ trung tâm hành chính huyện tới các trung

tâm hành chính xã hoặc cụm xã và nối trung tâm hành chính các huyện lân cận.
+ Hệ thống đường xã là đường nối từ trung tâm hành chính các xã đến các thôn xóm

và nối giữa các xã với nhau.
+ Hệ thống đường đô thị là đường giao thông nằm trong nội đô, nội thị của thành

phố, thị xã, thị trấn.
+ Hệ thống đường chuyên dùng là đường nội bộ chuyên phục vụ cho việc vận

chuyển, đi lại của một hoặc nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tư nhân.
1.2.

Tình trạng bảo dưỡng sửa chữa đường ô tô
1.2.1. Tổng quan về quản lý đường quốc lộ
1.2.1.1. Tình trạng pháp lý của công tác quản lý đường Quốc lộ


Luật điều chỉnh cơ bản công tác giao thông đường bộ là Luật Giao thông Đường bộ,
được Quốc hội ban hành lần đầu vào ngày 29/6/2001 (số 26/2001/QH10). Luật này
mới đây được sửa đôi và có hiệu lực từ ngày 01/7/2009 (số 23/2008/QH12). Luật
quy định các điều lệ giao thông đường bộ, các công trình cơ sở hạ tầng đường bộ,
phương tiện giao thông và người sử dụng đường, giao thông vận tải đường bộ và
quản lý cấp nhà nước về giao thông đường bộ. Sáu loại đường bộ phân theo cấp
hành chính bao gồm đường Quốc lộ, Đường Tỉnh, Đường Huyện, Đường Xã,

17


18
Đường Đô thị, và Đường Chuyên dụng được mô tả trong tài liệu này. Luật cũng nêu
các quy định phù hợp đối với vấn đề quản lý và bảo dưỡng đường bộ.
Sau khi ban hành Luật, Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2010/ND-CP ngày
24/02/2010 quy định các Tổ chức hành chính thực hiện quản lý và khai thác tất cả
các hệ thống đường bộ ở Việt Nam. Cục Đường bộ Việt Nam, nay đã được đổi tên
thành Tổng Cục Đường bộ Việt Nam theo Quyết định số 60/2013/QĐ-TTg ngày
21/10/2013, được giao quản lý, bảo dưỡng và khai thác hệ thống đường quốc lộ.
Cũng trong Nghị định 11/2010/ND-CP, UBND tỉnh là cơ quan quản lý như quy
định trong Luật Giao thông Đường bộ giao cho Sở Giao thông Vận tải nhiệm vụ
trực tiếp quản lý, bảo dưỡng các đường tỉnh. Thuyết minh chi tiết như dưới đây.

-

Bộ Giao thông Vận tải (BGTVT) thực hiện chức năng quản lý nhà nước đồng bộ
các tuyến đường trên cả nước và chịu trách nhiệm Tổ chức quản lý công tác xây
dựng và bảo dưỡng hệ thống đường quốc lộ.

-


Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN) được Bộ GTVT giao nhiệm vụ trực tiếp
quản lý, bảo dưỡng và khai thác hệ thống đường quốc lộ, hướng dẫn về mặt chuyên
môn cho các địa phương trên khắp cả nước về việc quản lý, bảo dưỡng và khai thác
đường bộ.

-

Ủy ban nhân dân Tỉnh (UBND tỉnh) quản lý các hệ thống đường tỉnh và đường độ
thị trong phạm vi tỉnh và giao cho Sở Giao thông Vận tải nhiệm vụ trực tiếp quản lý
và bảo dưỡng các tuyến đường tỉnh và Sở Giao thông Công trực tiếp quản lý và bảo
dưỡng các tuyến đường đô thị tỉnh.

-

UBND Huyện sẽ quản lý, bảo dưỡng và khai thác các tuyến đường huyện và đường
xã khi có quy định do UBND Tỉnh ban hành.
1.2.1.2. Quản lý Đường Quốc lộ

Có ba cơ quan quản lý tham gia vào công tác quản lý và bảo dưỡng đường quốc lộ;
+ Bộ GTVT
+ Tổng cục Đường bộ Việt Nam
+ Sở Giao thông Vận tải

18


19
-


Theo Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012, Bộ Giao thông Vận tải có
vai trò và vị trí thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối với giao thông đường
bộ, đường sắt, đường thủy trên khắp cả nước và quản lý hành chính các dịch vụ
công cộng theo quy định của Luật.

-

Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Tổng cục ĐBVN) là cơ quan trực thuộc Bộ Giao
thông Vận tải thực hiện các chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giao thông
Vận tải về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ và thực hiện các
nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ ở Việt Nam. Sự phân công
trách nhiệm của Tổng cục ĐBVN được quy định trong Quyết định số 60/2013/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ.

-

Sở GTVT trực thuộc UBND tỉnh trên khắp cả nước đóng vai trò là cơ quan hợp tác
về các tuyến đường quốc lộ, có nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức về quản lý và bảo
dưỡng đường quốc lộ được quy định trong Thông tư Liên tịch số 12/2008/TTLBGTVT/BNV của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Nội vụ. Theo thông tư này, 64
UBND tỉnh trên khắp cả nước đã ban hành quyết định riêng của mình quy định vai
trò, chức năng và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông Vận tải trực thuộc.
a)Tổng Cục Đường Bộ Việt nam

 Cơ cấu Tổ chức

Tổng cục ĐBVN là cơ quan trực thuộc Bộ GTVT được thành lập vào năm 1993 với
tên Cục Đường bộ Việt Nam (Cục ĐBVN) theo Nghị định số 07/CP ngày
30/1/1993. Ngày 01/4/2010, Cục Đường bộ Việt Nam được đổi tên thành Tổng cục
Đường bộ Việt Nam (Tổng cục ĐBVN). Quyết định số 60/2013/QD-TTg quy định
16 Vụ /Cục trực thuộc Tổng cục ĐBVN. Bảng 1.3 diễn giải vai trò và trách nhiệm
của một số vụ chính trực thuộc Tổng cục ĐBVN và Hình 1.3 trình bày sơ đồ tổ

chức của Tổng cục ĐBVN.
Bảng 1.3. Số lượng nhân sự của TCĐBVN

19


20

Hình 1.3. Sơ đồ Tổ chức của Tổng cục ĐTVN
 Vai trò và Trách nhiệm

20


21
Vai trò và trách nhiệm chính của Tổng cục ĐBVN được quy định trong Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ số 60/2013/QĐ-TTg ngày 21/10/2013 của Thủ tướng
Chính phủ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ GTVT, được nêu rõ dưới đây, tuy nhiên
trách nhiệm chính là quản lý và bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường quốc lộ ở Việt
Nam. Bảng 1.4 cũng trình bày thông tin về quản lý của Tổng cục ĐBVN.
- Dự thảo Luật và văn bản quy pháp pháp luật, lập chiến lược bao gồm các kế hoạch
dài hạn, 5 năm và kế hoạch năm và phát triển các dự án và các chương trình quốc
gia trong lĩnh vực đường bộ,
- Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy định và định mức kỹ thuật quốc gia trong lĩnh
vực đường bộ,
- Quản lý cơ sở hạ tầng đường bộ bao gồm khai thác và bảo dưỡng,
- Quản lý công tác xây dựng và đầu tư cơ sở hạ tầng đường bộ,
- Quản lý giao thông đường bộ,
- Cải thiện an toàn giao thông đường bộ,
- Cải thiện bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông đường bộ,

- Thực hiện nghiên cứu về các tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ trong
lĩnh vực giao thông đường bộ.
Bảng 1.4. Sơ đồ Quản lý của Tổng cục ĐBVN
Hạng mục
(1) Luật và Quyết định liên
quan đến thành lập (Nghị
định, Quyết định)
(2) Chức năng, quyền hạn,
và nhiệm vụ
(3) Phạm vi công việc
(4) Sơ đồ tổ chức
(5) Số lượng cán bộ

21

Tổng cục ĐBVN
• Nghị định 107/2012/NĐ/CP của Chính phủ quy định về
chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông
Vận tải, bao gồm các quy định về cơ cấu tổ chức của Tổng
•cục
Quyết
định số 60/2013/QĐ-TTg ngày 21/10/2013 của
ĐBVN.
Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ
chức của Tổng cục ĐBVN trực thuộc Bộ GTVT.
• Căn cứ Quyết định số 60/2013/QĐ-TTg ngày 21/10/2013
của Thủ tướng Chính phủ
• Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ căn
cứ Quyết định số 60 và hệ thống cấp bậc của Bộ GTVT.
• Trình bày trong Hình 1.3

• Tổng cộng có 892 cán bộ


22
Tổng cục ĐBVN có trách nhiệm về các công trình xây dựng và quy hoạch phát triển
các tuyến đường quốc lộ. Tổng cục ĐBVN được giao quyền quản lý xây dựng dự
án Nhóm B và Nhóm C theo Nghị định số 11/2010/ND-CP quy định về quản lý và
bảo vệ cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ban hành ngày 24/02/2010. Các dự án
xây dựng được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu từ các doanh nghiệp xây
dựng địa phương. Để quản lý các dự án xây dựng, có năm Ban Quản lý Dự án
(PMUs) hiện đang được đặt dưới sự quản lý của Tổng cục ĐBVN.
b) Các Cục Quản lý Đường bộ
 Sơ đồ Tổ chức

Cục Quản lý Đường bộ (Cục QLĐB), là cơ quan sự nghiệp trực thuộc Tổng cục
ĐBVN và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, bảo
dưỡng và sửa chữa cơ sở hạ tầng đường quốc lộ ở các khu vực phụ trách. Có bốn
Cục Quản lý Đường bộ trên cả nước. Đến năm 1985, có tám (8) Liên hợp xây dựng
khu vực thực hiện các công việc quản lý đường bộ, và xây dựng cầu và đường bộ
chính. Tuy nhiên, Liên hợp xây dựng số 1, 3, 6, và 8 trở thành bốn công ty xây
dựng nhà nước đầu tiên, theo đó chức năng quản lý đường bộ được tập trung vào
bốn Tổ chức khác là Cục Quản lý Đường Bộ (Cục QLĐB), và do đó các Cục QLĐB
trở thành các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về các công trình bảo dưỡng đường
bộ. Hiện nay, các Cục QLĐB chịu trách nhiệm quản lý và bảo dưỡng đường quốc lộ
ở khu vực đó, chia cả nước ra làm bốn khu; Cục QLĐB I phụ trách miền bắc, Cục
QLĐB II phụ trách khu vực Bắc Trung bộ, Cục QLĐB III quản lý khu vực Nam
Trung bộ, và Cục QLĐB IV quản lý miền Nam. Đường quốc lộ thuộc thẩm quyền
quản lý của các Cục QLĐB có tông chiều dài 8.827km, chiếm khoảng 50% mạng
lưới đường quốc lộ. Các đoạn còn lại của đường quốc do các Sở GTVT trực thuộc
UBND tỉnh quản lý và bảo dưỡng. Hình 1.4 mô tả quyền hạn cùng với sơ đồ quản

lý của Cục QLĐB. Các Cục QLĐB cũng hoạt động trong phạm vi dịch vụ y tế và
phúc lợi và có các Trường Dạy nghề, hiện nay chủ yếu tập trung vào cung cấp đào

22


23
tạo kỹ thuật và cơ sở cho cán bộ kỹ thuật và nhân viên đốc công. Hình 1.5 mô tả sơ
đồ Tổ chức của Cục QLĐB I.

Hình 1.4. Khu vực Quản lý của các Cục QLĐB

23


24

Hình 1.5. Sơ đồ Tổ chức Cục QLĐB (Cục QLĐB I)
 Vai trò và Trách nhiệm

Vai trò và trách nhiệm của Cục QLĐB được quy định trong các Quyết định số
2173, 2174, 2175 và 2176/QĐ-TCĐBVN ngày 10/12/2013. Một số phân công
nhiệm vụ chính phù hợp với công việc quản lý và bảo trì đường quốc lộ được trích
ra từ Quyết định trên và liệt kê dưới đây. Tuy nhiên, trách nhiệm chủ yếu là triển
khai công việc quản lý nhà nước đối với giao thông đường bộ mà Tổng cục ĐBVN
ủy quyền.


Lập các kế hoạch dưới đây và trình Tổng cục ĐBVN phê duyệt;


+ Quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án, đề án

về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi quản lý;
+ Các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý, bảo

trì và khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ.

-

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ;

-

Tổ chức quản lý và bảo dưỡng hệ thống đường quốc lộ ở khu vực có trách nhiệm
theo quy định và định mức về quản lý và bảo dưỡng đường bộ;

-

Lập kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường bộ hàng năm trình Tổng cục phê
duyệt;

24


25
-

Xây dựng giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong quản lý, bảo trì đường bộ trình thẩm
duyệt theo quy định;


-

Tổ chức công tác bảo dưỡng thường xuyên quốc lộ được giao quản lý;

-

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư đối với
các dự án bảo trì quốc lộ theo phân cấp;

-

Kiểm tra việc chấp hành các quy định, quy trình, định mức của các Tổ chức, cá
nhân thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ;

-

Tổ chức thực hiện việc khai thác (cho thuê sử dụng) kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ theo quy định của pháp luật.

-

Đảm bảo giao thông êm thuận dọc các đường quốc lộ trong phạm vi thẩm quyền.
c) Sở Giao Thông Vận Tải
Ngoài các Cục QLĐB, các Sở GTVT thuộc phạm vi quản lý hành chính của UBND
Tỉnh cũng tham gia vào công tác quản lý và bảo dưỡng đường quốc lộ. Hiện nay, có
bốn mươi tám sở GTVT tham gia vào công tác quản lý và bảo dưỡng đường quốc
lộ.
Chính quyền địa phương ở mỗi tỉnh đều thuộc sự quản lý của UBND tỉnh (UBND
Tỉnh). Việc bảo dưỡng đường tỉnh do Sở GTVT chịu trách nhiệm, hoạt động như
một bộ phận của chính quyền tỉnh. Hiện nay các Sở GTVT cũng chịu trách nhiệm

quản lý 8.739 km đường quốc lộ, do đó một nửa đường quốc lộ là do Cục Đường bộ
Việt Nam quản lý thông qua các Khu QLĐB và một nửa kia là do các Sở GTVT
quản lý. Trong trường hợp Khu QLĐB, công tác bảo dưỡng đường quốc lộ cũng
được thực hiện bởi 65 cơ quan cấp dưới, được gọi là các Công ty Bảo dưỡng và Sửa
chữa Đường Tỉnh (Công ty BD&SC Đường Tỉnh) bao gồm các doanh nghiệp nhà
nước và các công ty tư nhân.
d) Các Trung tâm kỹ thuật đường bộ
Có năm Trung tâm Kỹ thuật đường bộ được phân công quản lý và bảo dưỡng các
đường quốc lộ; bốn trung tâm trực thuộc Cục QLĐB và một trung tâm trực thuộc
Tổng cục ĐBVN ở Hà Nội. Vai trò, chức năng và cơ cấu tổ chức của các Trung tâm

25


×