Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nghiên cứu thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.44 KB, 3 trang )

Nghiên cứu thực nghiệm - Giới thiệu phương pháp tìm ý
tưởng, chọn hướng nghiên cứu cho một đề tài nghiên cứu
thực nghiệm.
(Ghi chú: Bài viết chỉ mang tính chất kinh nghiệm cá nhân của người viết và chỉ nên sử dụng để tham
khảo).

Giới thiệu
Mọi đề tài nghiên cứu khoa học đều xuất phát từ các ý tưởng khoa học và từ những ý tưởng
này chúng ta sẽ phát triển thành hướng nghiên cứu, khi lựa chọn được hướng nghiên cứu phù
hợp chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện nghiên cứu. Một công trình nghiên cứu thực nghiệm
(empirical research) cũng được bắt đầu tương tự. Do tính chất quan trọng của việc tìm ý
tưởng và phát triển hướng nghiên cứu, bài viết này sẽ giới thiệu một phương pháp đơn giản
trong việc tìm ý tưởng và phát triển hướng nghiên cứu cho một công trình nghiên cứu thực
nghiệm.
Nghiên cứu thực nghiệm là gì?
Nghiên cứu thực nghiệm được định nghĩa như sau (theo wikipedia)
Empirical research is a way of gaining knowledge by means of direct and
indirect observation or experience. Empirical evidence (the record of one's direct
observations or experiences) can be analyzed quantitatively or qualitatively. Through
quantifying the evidence or making sense of it in qualitative form, a researcher can answer
empirical questions, which should be clearly defined and answerable with the evidence
collected (usually called data). Research design varies by field and by the question being
investigated. Many researchers combine qualitative and quantitative forms of analysis to
better answer questions which cannot be studied in laboratory settings, particularly in the
social sciences and in education.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản là nghiên cứu thực nghiệm là tạo ra kiến thức mới và được
chứng minh bởi dữ liệu trực tiếp hoặc gián tiếp.
Ý tưởng cho một công trình nghiên cứu thực nghiệm bắt đầu từ đâu?
Ý tưởng thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau,
chẳng hạn thông qua việc được thầy cô giáo giới thiệu trên lớp, thông qua trao đổi với các
chuyên gia trong một buổi hội thảo, hoặc là một ý nghĩ lóe lên trong chính chúng ta khi đọc


được một bài báo khoa học, một công trình nghiên cứu tâm đắc, hoặc đơn giản là thông qua
các đề tài gợi ý của blog này… Từ những nguồn này, chúng ta sẽ có những ý tưởng quan trọng
để phát triển thành một đề tài nghiên cứu khoa học.
Trong phạm vi bài viết này, người viết sẽ giới thiệu phương pháp tìm ý tưởng và chọn hướng
nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu thực nghiệm với xuất phát điểm là các bài báo khoa học.
Lý do lựa chọn xuất phát điểm là các bài báo khoa học nghiên cứu thực nghiệm?
Các bài báo khoa học về nghiên cứu thực nghiệm (nhất là các bài báo khoc học mang tầm
quốc tế) sẽ cung cấp những thông tin, kiến thức mới nhất về lĩnh vực đang nghiên cứu, do đó
việc bắt đầu tìm kiếm ý tưởng từ các bài báo khoa học sẽ rất hữu ích. Đây là một phương pháp
tiếp cận hay và thường được áp dụng cho nhiều công trình nghiên cứu khoa học (thậm chí
phương pháp tiếp cận này còn hữu ích cho luận án tiến sỹ!)
Phương pháp tìm ý tưởng và chọn hướng nghiên cứu cho một công trình nghiên
cứu thực nghiệm
Về cơ bản, phương pháp tiếp tìm ý tưởng và chọn hướng nghiên cứu dựa trên các bài báo
khoa học có thể được tóm tắt trong các bước sau đây:


Bước 1: Tìm ý tưởng nghiên cứu
Trước hết, chúng ta nên bắt đầu bằng đọc sơ qua tiêu đề của các bài báo trong thời gian gần
đây (2-3 năm trở lại) được đăng trên một số tờ báo hàng đầu của lĩnh vực đang nghiên cứu.
Thí dụ, các tờ báo hàng đầu trong lĩnh vực tài chính/kế toán trên thế giới có thể là Review of
Financial Studies, Journal of Finance, Journal of Financial Economics, Journal of
accounting and economics, Journal of accounting research, Accounting Review, Accounting
Horizon… Ở Việt Nam, các tờ báo có chất lượng có thể là: Tạp chí Kế toán, Tạp Chí Kiểm
toán, Tạp Chí Nghiên Cứu Khoa Học Kiểm toán… (Đối với các bài báo nước ngoài, thường thì
để có được bài báo gốc chúng ta phải đăng ký trả tiền, do đó, một cách đơn giản và miễn phí
là nên sử dụng website sau để tìm hiểu: www.ssrn.com. Bắt đầu search bằng một key words
nào đó và giới hạn sự lựa chọn dần dần. Đối với các bài báo tiếng Việt, có thể tìm đến website
của các tờ báo để đọc miễn phí.)
Khi nhận thấy một tiêu đề hấp dẫn thì nên tiếp tục với bài báo đó bằng cách đọc sơ qua phần

tóm tắt (abstract) của bài báo (không cần đọc cả bài báo). Thông thường, chỉ cần đọc abstract
thì có thể biết được rằng bài báo có hữu ích hay không. Đây là một bước tốn rất nhiều thời
gian để tìm ý tưởng thích hợp, nếu gặp các khó khăn khi đọc và hiểu các thuật ngữ (nhất là
các bài báo nước ngoài được viết bằng Tiếng Anh) thì nên sử dụng google để tìm hiểu thêm.
Trong quá trình đọc, nên ghi chú một số nội dung cần thiết để khi cần có thể quay lại.
Bước 2: Chọn hướng nghiên cứu phù hợp
Khi đã nắm được thông tin một cách khái quát về các công trình nghiên cứu trên thế giới và
Việt Nam, chúng ta có thể quyết định nên nghiên cứu về vấn đề gì. Thông thường, các đề tài
được chọn là những đề tài cấp thiết và có tính chất quan trọng. Cách dễ nhận biết đề tài nào
cấp thiết và quan trọng hay không là xem vấn đề mà chúng ta đang quan tâm có nhiều người
đang thực hiện hay không. Lựa chọn được một hướng nghiên cứu phù hợp sẽ góp phần tạo
nên một công trình nghiên cứu có giá trị.
Bước 3: Phát triển hướng nghiên cứu
Trong bước này, kỹ năng critical thinking (đọc lại bài viết về critical thinking) đóng vai trò
quan trọng vì chúng ta sẽ bắt đầu đi sâu hơn vào các vấn đề chuyên môn. Bước này bắt đầu
với việc chọn một số bài báo có sự liên quan mật thiết đến hướng nghiên cứu đã chọn và bắt
đầu đọc toàn bộ bài báo.
Thông thường, trong một bài báo nghiên cứu thực nghiệm có cấu trúc gồm các phần sau:
abstract (tóm tắt), introduction (giới thiệu), literature review (cơ sở lý luận), hypotheisis (giả
thuyết), methodology (phương pháp nghiên cứu), data (dữ liệu sử dụng để nghiên cứu),
results
(kết
quả
nghiên
cứu)

conclusion
(kết
luận).
Khi bắt đầu đọc về nội dung bài báo, trước hết cần đọc phần Introduction và Conclusion để

xem trong bài báo này có những vấn đề mà chúng ta quan tâm hay không. Một bài báo được
viết tốt sẽ cung cấp tất cả các thông tin cần thiết để chúng ta biết được bài báo này có phù hợp
với hướng nghiên cứu của chúng ta hay không. Nếu không, bỏ qua bài báo này và tiếp tục với
bài báo khác. Nếu có, chúng ta nên tiếp tục với phần còn lại (literature review, methodology,
data and results).
Literature review sẽ cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết đầy đủ về cơ sở lý luận liên quan.
Literature review tóm tắt lại các công trình nghiên cứu trước đó, kết quả đạt được, những ưu
điểm và hạn chế của các công trình đó và đồng thời sẽ giải thích tại sao cần có thêm những
nghiên cứu khác để hoàn thiện hơn hệ thống kiến thức hiện tại. Ngoài ra, đối với các nghiên
cứu mang tầm quốc tế, mỗi một lĩnh vực nghiên cứu đều có một vài nghiên cứu rất quan
trọng đã thực hiện trước đó, phần literature review sẽ giúp chúng ta tìm đến với các bài báo
quan trọng này khi cần thiết.


Hypothesis sẽ trình bày giả thuyết của tác giả về một vấn đề nào đó. Dựa trên các công trình
nghiên cứu trước đây, tác giả sẽ đánh giá, phân tích, tìm các điểm manh, điểm yếu của các
công tringh nghiên cứu trước, hoặc là liên kết các công trinh nghiên cứu lại với nhau… để
hình thành nên một giả thuyết nào đó. Dựa trên giả thuyết này, tác giả sẽ tìm bằng chứng
thực nghiệm để chứng minh các giả thuyết. Đọc và hiểu phương pháp xây dựng giả thuyết của
tác giả trong từng bài báo sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng critical
thinking nói chung.
Methodology và data là phần tương đối khó hiểu và đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn về
kinh tế lượng, nhưng lại là phần cực kỳ quan trọng của bất kỳ một công trình nghiên cứu thực
nghiệm nào. Trong phần này, tác giả sẽ sử dụng các mô hình toán học (thí dụ, hàm một biến,
hàm nhiều biến…) kết hợp với dữ liệu để phân tích và cho ra kết quả thực nghiệm. Trong lĩnh
vực kế toán, kiểm toán và tài chính thì một giả thuyết chỉ được chấp nhận khi có bằng chứng
từ thị trường tài chính với một phương pháp nghiên cứu phù hợp và dữ liệu đầy đủ, đúng đắn.
Kiến thức hữu ích cho nghiên cứu thực nghiệm và đọc hiểu phần này là môn học kinh tế
tượng (econometrics).
Results sẽ trình bày các kết quả và kết luận của tác giả về dựa trên dữ liệu đã được phân tích.

Trong quá trình đọc toàn bộ một công trình nghiên cứu, chúng ta có thể sử dụng kỹ năng
critical thinking để đánh giá sự đúng sai, điểm mạnh và điểm yếu của từng công trình (cả về
phương pháp nghiên cứu và dữ liệu, cách thức giải thích kế quả phân tích…). Chúng ta có thể
phát triển thành cả một công trình nghiên cứu khoa học khác nếu chúng ta có một phương
pháp nghiên cứu tốt hơn và dữ liệu tốt hơn.
Bước 4: Thực hiện đề tài
Khi đã tìm được hướng nghiên cứu, lựa chọn được phương pháp nghiên cứu và dữ liệu phù
hợp thì chúng ta có thể bắt đầu công việc của một nhà khoa học – nghiên cứu và viết lại kết
quả
thực
hiện
được.
Để có một công trình nghiên cứu thực nghiệm có chất lượng, công trình của chúng ta cũng
cần bao gồm tất cả các phần cần thiết như literature review, hypothesis, methodology, data
và results.
Chúc các bạn thành công với hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam - nghiên cứu thực nghiệm!
Trí Tri



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×