Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BẠCH cầu cấp ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.95 KB, 8 trang )

BẠCH CẦU CẤP Ở TRẺ EM
PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Sáng
I- MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi học xong bài này , sinh viên có khả năng :
1-Trình bày được dịch tễ học bệnh bạch cầu cấp.
2-Trình bày được các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm để chẩn đoán
xác định bệnh bạch cầu cấp.
3-Trình bày được phân loại bạch cầu cấp.
4-Trình bày được các nguyên tắc điều trị bệnh bạch cầu cấp.
5-Nêu được các yếu tố tiên lượng bạch cầu cấp .
I-NỘI DUNG
1-Đại cương
Bạch cầu cấp (Acute Leukaemia, Leucémie aigue = Leucose aigue )là
một bệnh tăng sinh ác tính của tế bào máu chưa biệt hoá hay đã biệt hoá
một phần thành các tế bào non đầu dòng của bạch cầu.
2- Một số đặc điểm dịch tễ học .
2.1.Tần số mắc bệnh :
Bạch cầu cấp là bệnh ác tính ở trẻ em.Tỉ lệ mắc bệnh ở Mĩ (1956) là
6/100.000 dân ,con số này gần như ít thay đổi . Tỉ lệ tử vong hàng năm ở
nhiều nước là từ 3-7/100.000 dân .
Bệnh khá phổ biến ở Việt Nam , tại Viện Nhi theo tổng kết 10 năm
(1981-1990) bạch cầu cấp chiếm 24,6% tổng số cấc bệnh về máu vào
viện . Theo Bạch Quốc Tuyên và cộng sự , bạch cầu cấp chiếm 21%
trong các bệnh máu vào điều trị tại Viện huyết học và truyền máu ; tỉ lệ
mắc bệnh trong nhân dân là 1,76 /100.000 dân ( điều tra năm 1982-1986 ở
5 tỉnh Miền Bắc).
2.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh
Đến nay nguyên nhân còn chưa rõ , một số nguy cơ gây bệnh có thể là
:
-Yếu tố ngoại sinh :


+Tia phóng xạ ( ví dụ hậu quả của bom nguyên tử ở Hiroshima và
Nagasaki).
+Hoá chất: Benzen , một số hoá chất chống ung thư .
-Yếu tố nội sinh : Một số bệnh có biến đổi nhiễm sắc thể như Down ,
thiếu máu Fanconi . một số trường hợp bạch cầu cấp có tính chất gia đình
1


đặc biệt anh em sinh đôi cùng trứng . Ngoài ra , bệnh bạch cầu cấp cũng có
chuyển đoạn nhiễm sắc thể .
- Suy giảm miễn dịch : như bệnh Bruton (không có gamaglobulin bẩm
sinh ).
- Virus : 2 loại virus có liên quan đến Bạch cầu cấp là :
+Virus HTLV1 ( human T-cell lymphotropic virus -1 ): virus hướng tế
bào lympho T ở người .
+Virus Eptein - Bar.
2.3. Tuổi mắc bệnh: có thể ở bất cứ tuổi nào nhưng thường gặp nhất là
2-5 tuổi.
2.4. Giới tính : nam mắc nhiều hơn nữ.
2.5. Địa dư :bệnh có thể gặp mọi nơi trên thế giới.
2.6. Chủng tộc :người da đen ít mắc bệnh hơn người da trắng .
3. Triệu chứng lâm sàng:
3.1. Thời kì khởi phát:
Có thể từ 2-3 tuần đến 5-6 tháng , gồm các triệu chứng không đặc
hiệu : mệt mỏi , kém ăn ,sốt nhẹ , thiếu máu nhẹ.
3.2. Thời kì toàn phát:
Các triệu chứng rõ rệt , có thể chia làm hai loại triệu chứng :
3.2.1.Các triệu chứng do thiếu các tế bào máu bình thường (do hậu
quả lấn át tuỷ).
-Thiếu máu : thường nặng , da xanh ,niêm mạc nhợt nhạt, khó thở ,tim có

tiếng thổi cơ năng .
-Xuất huyết do giảm tiểu cầu: xuất huyết đa hình thái ( chấm, nốt ,mảng,
xuất huyết dưới da, niêm mạc, chảy máu cam, chảy máu lợi, chảy máu
đường tiêu hoá, có khi chảy máu phổi, xuất huyết não màng não…)
- Sốt ,nhiễm khuẩn ( viêm loét hoại tử họng ) do giảm bạch cầu trung tính
3.2.2- Các triệu chứng do xâm lấn bạch cầu ở các bộ phận
Gan ,lách, hạch to: thường có nhiều hạch to ở cổ, nách ,bẹn, ổ bụng, trung
thất…
Biểu hiện ở xương khớp:
+ Đau khớp, dễ nhầm với thấp khớp cấp
+ Đau xương, thường đau dọc các xương dài
+ U xương, có thể u ở xương sọ vùng hố mắt làm lồi mắt ( gặp trong bạch
cầu cấp thể tuỷ M4)
- Biểu hiện ở não- màng não: Trẻ nhức đầu, nôn, liệt thần kinh sọ não
- Tinh hoàn có thể to: gặp trong bạch cầu cấp thể lymphô
Thâm nhiễm da, niêm mạc lợi: tạo nên các mảng thâm tím, quá sản lợi,
chân răng
2


Thâm nhiễm thận, có thể gây ra hội chứng thận hư
Thâm nhiễm phổi, màng phổi gây tràn dịch màng phổi. Chèn ép trung
thất…
4. Xét nghiệm
4.1. Máu ngoại vi ( công thức máu, huyết đồ ):
Hồng cầu giảm nặng, hồng cầu lưới giảm
Huyết sắc tố giảm
Bạch cầu: số lượng có thể tăng, giảm hay bình thường nhưng bạch cầu
trung tính thường giảm nặng. Có nhiều bạch cầu non ra máu ngoại vi. Tuỳ
theo thể bệnh, bạch cầu non có thể là nguyên bào lymphô ( lymphoblast ),

nguyên tuỷ bào ( myeloblast ), nguyên bào đơn nhân (monoblast ) hay
nguyên hồng cầu ( erythroblast )
Tiểu cầu giảm
4.2.Tuỷ đồ
Số lượng tế bào tuỷ thường tăng, nhưng cũng có khi bình thường hoặc
giảm
Tăng sinh các nguyên bạch cầu (leucoblast )
Lấn át 3 dòng tế bào tuỷ bình thường: dòng hồng cầu, bạch cầu hạt và mẫu
tiểu cầu giảm nặng, có khi không thấy
Như vậy , tuỷ đồ chủ yếu là bạch cầu non và một số ít loại già, không có
loại trung gian, tạo ra khoảng trống bạch cầu
Dựa vào hình thái tế bào và nhuộm hoá học tế bào của các nguyên bạch
cầu sẽ giúp cho phân loại các thể bạch cầu cấp ( xem phần sau )
4.3.Các xét nghiệm khác
Tuỳ theo triệu chứng và biến chứng của bệnh có thể làm thêm:
Nhuộm hoá học tế bào: giúp cho chẩn đoán các thể bạch cầu cấp, thường
nhuộm PAS, peroxydase, Sudan đen, Esterase…
Xét nghiệm về rối loạn đông máu và cầm máu khi bệnh nhân có xuất huyết
đặc biệt là thể bạch cầu cấp L3
Cấy máu khi có biểu hiện nhiễm khuẩn nặng
Xét nghiệm tế bào miễn dịch: lympho B, T
Xét nghiệm dịch não tuỷ khi có hội chứng não- màng não
Chụp phổi khi có bội nhiễm hoặc thâm nhiễm phổi
Hạch đồ và lách đồ; khi tuỷ đồ không giúp được cho chẩn đoán, mục đích
để tìm tế bào non
5. Phân loại
Có nhiều cách phân loại
Theo lâm sàng: dựa vào triệu chứng nào nổi bật như thể lách to, thể
nhiễm khuẩn huyết, thể khớp, thể chảy máu tối cấp…
3



Theo nguồn gốc tế bào: thể tuỷ, thể lymphô ,ở trẻ em chủ yếu là thể
lympho chiếm 70- 80% các trường hợp.
Theo hoá học tế bào: thể peroxydase (+) tương ứng với thể tuỷ.
Thể PAS (+), thể esterase (+), thể photphatase axit (+), thể không biệt hoá
( tất cả các phản ứng hoá học đều âm tính ). 4 thể này tương ứng với thể
lympho
Theo miễn dịch: tuỳ theo tế bào non là T hay B lympho: thể tế bào T, thể
tế bào B, thể không B- không T ( trẻ em đa số ở thể này )
Phân loại theo F.A.B ( French-British-American cooperative group )
Chủ yếu dựa vào hình thái học tế bào. Cách phân loại này đến nay vẫn
được nhiều nước sử dụng:
5.1.Bạch cầu cấp thể lympho: Chia thành 3 nhóm:
Thể L1: tế bào nhỏ, kích thước đồng đều, chất nhiễm sắc thô, không rõ hạt
nhân. Nguyên sinh chất hẹp hoặc không có, ưa base nhẹ, không có nguyên
bào trong nguyên sinh chất
Thể L2: tế bào lớn, kích thước không đồng đều, chất nhiễm sắc thay đổi,
ưa base. Không có không bào trong nguyên sinh chất
Thể L3: tế bào lớn, kích thước đồng đều, chất nhiễm sắc mịn, nhân to, có
một hạt nhân, nguyên sinh chất rộng, ưa base đậm, có nhiều không bào chế
tiết trong nguyên sinh chất
Ngoài ra, thể lympho còn được phân loại theo miễn dịch ( như đã trình
bày ở trên )
5.2. Bạch cầu cấp thể tuỷ: được chia thành 7 nhóm:
Thể M1 ( nguyên tuỷ bào không biệt hoá ): tỷ lệ blast trên 90 %
Thể M2 ( nguyên tuỷ bào có biệt hoá) : tỷ lệ blast 30 %
Thể M3 ( tiền tuỷ bào )
Thể M4 ( tuỷ bào-đơn nhân to ): tỷ lệ monoblast và myeloblast chiếm trên
30 % tế bào có nhân trong tuỷ

Thể M5 (đơn nhân to hay dòng mono ): có 2 dưới nhóm là:
+ M5a: trên 80% tế bào có nhân trong tuỷ là monoblast
+ M5b: dưới 80% tế bào có nhân trong tuỷ là monoblast còn lạI là
promonocyt và monocyt
M6 (nguyên hồng bạch cầu ): trên 50 % tế bào có nhân trong tuỷ là nguyên
hồng cầu , trên 30% tế bào có nhân không thuộc dòng hồng cầu là blast
M7:dòng mẫu tiểu cầu
6. Chẩn đoán
6.1.Chẩn đoán xác định
-Tuyến xã: Chủ yếu dựa vào lâm sàng :
4


+ Có các triệu chứng giảm sản tuỷ: thiếu máu nặng khó hồi phục, xuất
huyết , triệu chứng nhiễm trùng, sốt.
+ Có các triệu chứng do thâm nhiễm tế bào: gan lách hạch to, đau xương
khớp, u xương sọ…
- Tuyến huyện, quận, thị xã: ngoài triệu chứng lâm sàng nói trên, cần
dựa vào xét nghiệm công thức máu thấy: hồng cầu giảm, hồng cầu lưới
giảm, huyết sắc tố giảm , bạch cầu trung tính giảm nặng, có bạch cầu non
ra máu ngoại vi
- Tuyến tỉnh , thành phố và trung ương: cần dựa thêm vào huyết đồ và
tuỷ đồ:
+ Huyết đồ: hồng cầu giảm, hồng cầu lưới giảm, huyết sắc tố giảm , bạch
cầu trung tính giảm nặng, có bạch cầu non ra máu ngoại vi
+ Tuỷ đồ: quyết định chẩn đoán
Số lượng tế bào có thể tăng ,giảm hoặc bình thường, đa số là quá sản.
Tăng sinh tế bào non có thể là lympho non, nguyên tuỷ bào, hồng cầu
non..tuỳ theo thể bạch cầu cấp. Có hiện tượng lấn át các dòng tuỷ bình
thường (dòng hồng cầu, mẫu tiểu cầu giảm )

6.2.Chẩn đoán các thể bạch cầu cấp
Có ý nghĩa tiên lượng và để chọn phác đồ điều trị thích hợp . Để chẩn đoán
thể tuỷ hay thể lympho ở tuyến xã và huyện có thể dựa vào lâm sàng: các
triệu chứng gan lách hạch to và nhiều, đau xương khớp, thâm nhiễm màng
não và tinh hoàn thường thấy ở thể lympho. Các triệu chứng u xương sọ,
lồi mắt, thâm nhiễm ở da và lợi gặp nhiều ở thể tuỷ.
Tuy nhiên, ở tuyến tỉnh, thành phố và trung ương: ngoài dựa vào lâm
sàng, để chẩn đoán thể bệnh chủ yếu dựa vào hình thái tế bào và hoá học tế
bào:
+ Thể tuỷ: peroxydase (+), PAS (+) lan toả , Sudan (+).
+ Thể lympho: peroxydase (-), PAS (+) hạt , Sudan (-).
Để chẩn đoán các nhóm phụ cũng phải dựa vào hình thái tế bào ( xem
phần phân loại ).
6.3.Chẩn đoán phân biệt
- Bạch cầu kinh: ít gặp ở trẻ em, lách to nhiều, tuỷ đồ không có khoảng
trống bạch cầu
- Suy tuỷ: gan ,lách , hạch không to. Máu ngoại vi : giảm cả 3 dòng( hồng
cầu, bạch cầu và tiểu cầu ). Tuỷ đồ thường nghèo tế bào, không có tăng
sinh tế bào non.
- Phản ứng tăng bạch cầu trong một số bệnh nhiễm khuẩn: tuỷ đồ bình
thường.
7- Điều trị
5


Giai đoạn toàn phát cần được điều trị tại bệnh viện, tốt hơn là từ tuyến
tỉnh trở lên. Giai đoạn lui bệnh có thể điều trị tại tuyến huyện, xã hoặc
ngoại trú ở nhà dưới sự theo dõi của thầy thuốc:
Mục tiêu điều trị chủ yếu là đạt được lui bệnh hoàn toàn: hết triệu chứng
lâm sàng, máu ngoại vi không còn bạch cầu non, bạch cầu non trong tuỷ

dưới 5%.
7.1.Nguyên tắc điều trị:
Đa hoá trị liệu
Điều trị triệu chứng
Ghép tuỷ xương
Theo dõi điều trị
7.1.1.Đa hoá trị liệu (điều trị đặc hiệu): dùng nhiều thuốc, mỗi thuốc
đánh vào một một khâu phân chia tế bào.
Phương pháp điều trị khác nhau tuỳ theo thể bệnh
7.1.1.1. Thể lympho: tuỳ theo nhóm nguy cơ thấp hay cao mà chọn phác
đồ thích hợp.
- Phác đồ điều trị cho nhóm nguy cơ thấp:
+ Điều trị tấn công hay điều trị cảm ứng (4-6 tuần ):
.Vicristin 1,5 mg/ m 2 tiêm tĩnh mạch tuần 1 lần
.Prednison 40mg/ m 2 (= 2mg /kg/ 24 giờ ) không quá 60 mg/ 24 giờ,
uống hàng ngày.
.Asparaginase 10.000 đơn vị/ m 2/ngày, tiêm bắp trong 2 tuần
+ Điều trị phòng biểu hiện thần kinh trung ương:
. Methotrexat: dưới 1 tuổi : 10 mg
2 –8 tuổi: 12,5 mg
trên 9 tuổi: 15 mg
. Hydrocortison: liều như Methotrexat
. Aracytin C: < 1tuổi: 10mg
2-8 tuổi: 25 mg
≥ 9 tuổi: 30 mg
Tiêm tuỷ sống tuần 1 lần x 6 tuần trong điều trị tấn công, sau đó cứ 8
tuần tiêm 1 lần trong 2 năm
+ Điều trị duy trì:
. 6 MP (6- mercaptopurin ): 50 mg/ m 2 /ngày, uống
. Methotrexat 20 mg/ m 2/ tuần, uống, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch

+ Điều trị tái cảm ứng:
. Vincristin 1,5 – 2 mg / m 2, tĩnh mạch 4 tuần 1 lần
. Prednison 2 mg /kg / ngày, uống x 7 ngày, cách nhau 4 tuần
6


- Đối với thể có nguy cơ cao: có thể phối hợp thêm các thuốc khác như
phối hợp Cytarabin với Etoposid; cyclophosphamid với daunorubicin; .
Methotrexat tiêm tĩnh mạch với Leucovorin . Thời gian điều trị kéo dài 2,5
– 3 năm.
7.1.1.2. Thể tuỷ
Điều trị tấn công có thể sử dụng Cytarabin phối hợp với Daunorubicin
tiêm tĩnh mạch . Hoặc phối hợp 6- Thioguanin với Vicristin và Prednison.
7.1.2. Điều trị triệu chứng
Thiếu maú nặng: truyền khối hồng cầu
Xuất huyết: truỳên khối tiểu cầu hoặc plasma tươi giầu tiểu cầu
Nhiễm khuẩn: cho kháng sinh thích hợp. ở trẻ bị bạch cầu cấp dễ mắc bệnh
nhiễm khuẩn cơ hội đặc biệt là viêm phổi do Pneumocystic carini nên
dùng Co-trimoxazol để điều trị.
7.1.3. Ghép tuỷ xương
Là phương pháp có hiệu quả tốt.
Chỉ định: cho các bệnh nhân được điều trị bằng đa hoá trị liệu triệt để và
cho những bệnh nhân bị tái phát cả thể lympho và thể tuỷ.
7.1.4. Theo dõi:
Sau giai đoạn tấn công đạt tới lui bệnh hoàn toàn, bệnh nhân cần được theo
dõi tại phòng khám ngoại trú. Cần điều trị duy trì đầy đủ, có kế hoạch cho
bệnh nhân điều trị tái cảm ứng.
Cần giải thích cho gia đình trẻ biết sự cần thiết phải theo dõi điều trị lâu
dài để gia đình bệnh nhân và bệnh nhân tự nguyện tuân theo chế độ điều
trị ngoại trú.

8- Tiên lượng
Dựa vào thể bệnh : thể lympho thường tốt hơn thể tuỷ. Trong thể
lympho thì thể L1 tốt nhất. Trong thể tuỷ thì thể M3, M4, M5,M6 tiên
lượng nặng hơn.Thể M3 thường có đông máu trong mạch lan toả.
Các yếu tố sau thường dùng để tiên lượng bạch cầu cấp thể lympho( các
yếu tố nguy cơ cao ):
- Tuổi: dưới 2 hoặc trên 10 tuổi
- Biểu hiện lâm sàng: u trung thất, u xương, u tinh hoàn, thâm nhiễm thần
kinh trung ương.
- Số lượng bạch cầu lúc ban đầu: trên 50.000 /mm3
- Hoá học tế bào: Peroxydase (+), esterase (+)
- Miễn dịch: thể T, hoặc B Lympho
7


Bệnh nhân nào có một trong các yếu tố trên thì xếp vào nhóm nguy
cơ cao . Bệnh nhân nào không có các yếu tố trên thì xếp vào nhóm nguy cơ
thấp. Từ đó chọn phác đồ điều trị thích hợp (xem phần điều trị )
9- Phòng bệnh
- Chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu vì chưa rõ nguyên nhân gây
bệnh .
- Biện pháp phòng bệnh chung giống như phòng các bệnh ung thư
khác ,đó là bảo vệ môi trường sống, chống ô nhiễm, vệ sinh an toàn thực
phẩm, thận trọng khi dùng các hoá chất,thuốc trừ sâu, tia x
- Phòng ngừa tai biến do thầy thuốc gây nên: Trong khi điều trị bằng hoá
chất phải theo dõi công thức bạch cầu, nếu bạch cầu giảm dưới 1000 / mm
3
phải tạm ngừng thuốc và cho thêm thuốc kích thích tăng bạch cầu như
Neupogen , Leucomax.
Vincristin chỉ tiêm hoặc truyền tĩnh mạch, khi tiêm phải hết sức cẩn thận

nếu bị trệch ra ngoài tĩnh mạch có thể gây hoại tử tổ chức…
III- TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1-Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội( 2000): Bệnh bạch cầu cấp. Bài
giảng Nhi khoa tập II, Nhà xuất bản y học Hà Nội , trang 120 -125.
2-Bộ môn Nhi trường Đại học Y Dược tp. Hồ Chí Minh( 1997): bạch
huyết cấp. Nhi khoa sau đại học tập 2, 311-314.
3- Nguyễn Ngọc Sáng, Nguyễn Thị Như, Đồng thị Mai Hương (2002):
Nhận xét về lâm sàng, huyết học và phân loại qua 87 trường hợp bạch cầu
cấp ở trẻ em. Nhi khoa, 10,444-451.
4- William M.C.and William A.S.(2000): The leukemias . Nelson
Textbook of pediatrics,Volume 2, 16 th Edition, W.B. Saunders Company,
1543-1547.

8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×