Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Lựa chọn đơn chào hàng để ký kết hợp đồng cho thuê tàu chuyến tại công ty cổ phần vận tải biển việt nam (VOSCO)”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.81 KB, 76 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Kinh tế
– Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam đã cùng với tri thức và tâm huyết của
mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học
tập tại trường. Và đặc biệt trong kỳ này, được sự phân công và đồng ý của giáo
viên hướng dẫn em đã được làm đồ án tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô trong bộ môn đã tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho chúng em. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Đặng Công Xưởng đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực
hiện đồ án này. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em rất
khó có thể hoàn thiện được đồ án tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn
đội ngũ cán bộ nhân viên đặc biệt các chú, các anh trong phòng Khai thác –
Thương vụ của Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam đã giúp đỡ, chỉ bảo và
cung cấp các thông tin tài liệu, ý kiến bổ sung để em có thể thực hiện đề tài một
cách tốt nhất. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn
tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!

1

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đồ án tốt nghiệp độc lập của riêng em. Các tài
liệu, số liệu sử dụng trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng


quy định. Các kết quả tìm hiểu, tính toán trong đồ án do em tự xin công ty, tự
tìm hiểu và tính toán một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa
từng được công bố trong đồ án nào từ trước.

2

2


MỤC LỤC

3

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
C/P

Charter Party - Hơp đồng thuê tàu

NOA

Notice of Arrival - Thông báo tàu đến

NOR

Notice of Readiness - Thông báo sẵn sàng

MOLOO


More or Less Owners Option - Hơn kém (…%) do chủ tàu
lựa chọn

PWWD

Permitting Weather Working days - Những ngày làm việc
thời tiết cho phép

SHINC

Sundays/Holidays Included - Chủ nhật và ngày lễ được
tính vào Laytime

SSHINC

Saturdays, Sundays, Holidays Included - Thứ bảy, chủ
nhật và ngày lễ được tính vào Laytime

SSHEX

Saturdays, Sundays, Holidays Excluded - Thứ bảy, chủ
nhật và ngày lễ không tính vào Laytime

CQD

Customary Quick Despatch - Thời hạn làm hàng theo tập
quán cảng

4


UU

Unless Used - Trừ khi có sử dụng

PCT

Percent - Phần trăm

ĐCH

Đơn chào hàng

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
SỐ
BẢNG
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5

Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21
5

TÊN BẢNG
Danh sách đội tàu hàng khô và hàng rời của Vosco
Danh sách đội tàu dầu sản phẩm của Vosco
Danh sách đội tàu container của Vosco
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vosco
Báo cáo tình hình tài chính của Vosco
So sánh doanh thu năm 2014 và năm 2015 của Vosco
Thông số kỹ thuật của tàu Vĩnh Thuận và tàu Vega Star
Tính thời gian có mặt tại ở cảng xếp của tàu Vĩnh Thuận
Tính thời gian có mặt tại ở cảng xếp của tàu Vega Star
Tính thời gian chạy của tàu
Tính trọng tải thực trở của tàu

Tính dung tích thực trở của tàu
Tính khối lượng hàng vận chuyển
Tính thời gian chuyến đi
Chi phí khấu hao cơ bản, sửa chữa lớn, sửa chữa
thường xuyên, vật rẻ mau hỏng
Chi phí bảo hiểm tàu
Lương thuyền viên
Chi phí thuyền viên và chi phí quản lý
Chi phí nhiên liệu
Trọng tải phí, phí bảo đảm hàng hải, phí hoa tiêu
Phí buộc cởi dây, đóng mở hầm hàng, vệ sinh hầm hàng,
đổ rác và cung cấp nước ngọt
Phí cập cầu và phí giao nhận hàng hóa
Cảng phí
Hoa hồng phí
Tổng hợp chi phí
Kết quả kinh doanh
Lập kế hoạch tác nghiệp chuyến đi
5

TRANG


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
SỐ HÌNH
Hình 1.1

Quy trình nghiệp vụ cơ bản khai thác tàu chuyến

Hình 2.1


Cơ cấu tổ chức của Vosco

Hình 2.2

6

TÊN HÌNH

Quy trình lựa chọn đơn chào hàng để ký kết
hợp đồng cho thuê tàu chuyến tại Vosco

6

TRAN
G


LỜI MỞ ĐẦU
Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, là một ngành kinh tế hoạt
động trong hệ thống kinh tế của đất nước. Hệ thống này không khi nào bị đóng
mà có nhiều lối đi ra thị trường quốc tế, trong đó vận tải biển đóng một vai trò
vô cùng quan trọng, nhất là đối với nền kinh tế thị trường của nước ta trong giai
đoạn hiện nay. Trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đát nước,
ngành vận tải biển Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số
lượng lẫn chất lượng với tiềm năng vô cùng to lớn là 3200 km bờ biển, hơn một
triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn. Vận tải biển giúp đẩy
mạnh quan hệ buôn bán ngoại thương giữa các quốc gia với nhau bởi vì vận tải
biển có giá thành vận chuyển rẻ nhưng khối lượng vận chuyển lớn, góp phần
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dận.

Đội tàu biển là nhân tố chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của
ngành vận tải biển. Vì vậy cần tìm cách để khai thác tốt hơn đội tàu biển chính
là tìm cách để góp phần phát triển ngành vận tải biển. Trong số các các công tác
để khai thác đội tàu hiệu quả thì việc lựa chọn đơn chào hàng phù hợp là rất
quan trọng để có thể đem lại lợi nhuận cao nhất.
Nhận thấy sự quan trọng của việc lựa chọn đơn chào hàng có thể đem lại
hiệu quả cho quá trình khai thác tàu, em đã làm đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Lựa
chọn đơn chào hàng để ký kết hợp đồng cho thuê tàu chuyến tại Công ty cổ phần
Vận tải biển Việt Nam (VOSCO)”.

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHAI THÁC TÀU
CHUYẾN
Mục đích của chương này là nhằm nắm được bản chất của công tác khai
thác tàu chuyến, loại tàu thường sử dụng và các loại hàng thường được chở
chuyến, các thuật ngữ thường dùng và nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu
chuyến. Đồng thời nắm bắt được các công việc cần làm trước, trong và sau khi
kết thúc chuyến đi của tàu. [1]
1.1. Khái niệm [1]
“Tàu chuyến là loại tàu hoạt động theo không theo tuyến cố định, không
có lịch trình chạy tàu được công bố từ trước mà theo yêu cầu của người thuê tàu
trên cơ sở của hợp đồng thuê tàu chuyến

.

Vận tải thuê tàu chuyến là hình thức tổ chức khai thác tàu hoạt động
không theo tuyến cố định, không có lịch trình chạy tàu được công bố từ trước

mà theo yêu cầu của người thuê tàu trên cơ sở của hợp đồng thuê tàu chuyến .
Hình thức khai thác tàu chuyến là một trong những hình thức phổ biến
nhất hiện nay đối với hầu hết các nước có đội tàu buôn vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển. Hình thức này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát
triển có đội tàu còn nhỏ bé, hệ thống cảng chưa phát triển, nguồn hàng không ổn
định.”
1.2. Đặc điểm của khai thác tàu chuyến [1]
1.2.1. “Số lượng cảng ghé trong mỗi chuyến đi
Số lượng cảng ghé giữa các chuyến của tàu chuyến là khác nhau, tuỳ
thuộc vào hợp đồng thuê tàu chuyến (hợp đồng vận chuyển) thỏa thuận mà số
lượng cảng có thể hai hoặc nhiều hơn.
1.2.2. Thời gian chuyến đi
Thời gian chuyến đi của tàu được xác định kể từ khi tàu kết thúc chuyến
đi trước và bắt đầu tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển mới cho đến khi
8


hoàn thành việc dỡ trả hàng tại cảng đích. Thời gian chuyến đi của tàu chuyến
không cố định, phụ thuộc vào điều kiện hành hải, tốc độ của tàu, mức giải phóng
và thỏa thuận về thời gian làm hàng giữa chủ tàu và người thuê tàu.
1.2.3. Loại hàng và khối lượng hàng yêu cầu vận chuyển
Các loại hàng được chuyên chở bằng tàu chuyến thường là nguyên liệu,
nhiên liệu, các loại quặng, than đá và sản phẩm nông nghiệp.
Khối lượng hàng giữa các chuyến đi là không ổn định, phụ thuộc vào các
hợp đồng hay các đơn hàng (yêu cầu của chủ hàng). Tàu có thể tận dụng tối đa
hoặc lãng phí sức chở tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể.
1.2.4. Tránh nhiệm của người chuyên chở:
Các trách nhiệm cụ thể được quy định trong hợp đồng do hai bên thỏa
thuận. Người chuyên chở không được quyền thay tàu khác so với hợp đồng
vận chuyển (trừ khi có thỏa thuận). Hợp đồng thuê tàu chuyến là cơ sở pháp lý

ràng buộc trách nhiệm thực hiện hợp đồng giữa người vận chuyển và người thuê
tàu.
1.2.5. Hành trình của tàu: Các chuyến đi của tàu có thể khác nhau về
hành trình, tàu không nhất thiết phải lập lại hành trình cũ, trừ khi chủ hàng thuê
nhiều chuyến liên tục.
1.2.6. Giá cước vận chuyển: Theo thoả thuận giữa người vận chuyển và
người thuê vận chuyển.
1.2.7. Loại tàu và cỡ tàu: Các tàu chở chuyến gồm nhiều chủng loại và
nhiều cỡ khác nhau, tùy thuộc vào các nguồn hàng trên từng thị trường.
1.2.8. Chi phí xếp dỡ và điều kiện chuyên chở: Người vận chuyển và
người thuê tàu sẽ thoả thuận về các chí phí xếp hàng, sắp xếp hàng và san cào
hàng trong hầm tàu, chi phí dỡ hàng ra khỏi tàu, chi phí vật liệu chèn lót, chằng
buộc hàng, việc chở hàng trên boong….”

9


1.3. Ưu nhược điểm của vận tải tàu chuyến [1]
1.3.1. Ưu điểm
“- Hình thức khai thác tàu chuyến là có tính linh hoạt cao, chủ tàu tùy ý lựa chọn
các nhu cầu vận chuyển có lợi cho họ trong từng điều kiện cụ thể.
- Chủ tàu kịp thời điều chỉnh giá cước phù hợp với biến động chi phí của tàu và
thị trường vận tải.
- Thích hợp với việc vận chuyển các lô hàng có nhu cầu không thường xuyên.
- Tàu có cơ hội tận dụng được hết sức tải trong từng chuyến đi, vì vậy nếu làm
tốt công tác tìm hàng thì hình thức khai thác tàu chuyến có thể đạt hiệu quả cao,
đặc biệt là các lô hàng có khối lượng lớn….
1.3.2. Nhược điểm
- Khó tổ chức và phối hợp giữa tàu và cảng cùng các bên liên quan khác. Vì vậy
nếu tổ chức kém thì hiệu quả khai thác tàu không cao.

- Giá cước vận tải tàu chuyến biến động bất thường, phụ thuộc vào cung cầu của
thị trường. Giá cước vận chuyển bằng tàu chuyến thấp hơn so với tàu chợ. Đội
tàu chuyến không có chuyên môn hoá nên việc thoả mãn yêu cầu bảo quản hàng
thấp hơn so với tàu chợ.
- Tốc độ của tàu chuyến thường thấp hơn tàu chợ và thời gian tập kết hàng dài
hơn so với tàu chợ, vì vậy thường gây ra chi phí tồn kho của chủ hàng rất lớn (ứ
đọng vốn lưu động của chủ hàng).
- Thủ tục ký kết hợp đồng phức tạp, thường gây ra các tranh chấp trong quá
trình thực hiện hợp đồng do sự đa dạng về tập quán hàng hải.”
1.4. Phân loại chuyến đi của tàu chuyến [1]
1.4.1. Mục đích của việc phân loại chuyến đi của tàu:
“Các tàu vận tải biển có thể được tổ chức khai thác theo các chuyến đi
khác nhau, mỗi loại chuyến đi sẽ có các chi phí khác nhau phụ thuộc vào số
lượng cầu bến mà tàu phải ghé vào làm hàng, giá cả nhiên liệu, tính liên tục của
sản xuất vận tải và tính chất thị trường,...

10


Để chủ động điều động tàu trong quá trình khai thác, để đưa ra giá cước
hợp lý trong từng giai đoạn và từng tình huống cụ thể luôn đáp ứng nhu cầu của
khách hàng người khai thác tàu phải nắm rõ được tính chất của chuyến đi.
1.4.2. Các loại chuyến đi của tàu chuyến
* Theo hướng đi của luồng hàng
- Chuyến đi một chiều
- Chuyến đi hai chiều
* Theo số lượng cảng xếp/dỡ hàng hóa trong một chuyến
- Chuyến đi đơn giản
- Chuyến đi phức tạp
* Theo giới hạn thị trường

- Chuyến đi nội địa: là chuyến đi chở hàng giữa các cảng trong nước
- Chuyến đi quốc tế (Chở hàng xuất nhập khẩu hàng hoá, chở thuê giữa các cảng
nước ngoài).”
1.5. Thị trường vận tải tàu chuyến (Tramp Market) [1]
1.5.1. Nguồn cung của thi trường vận tải tàu chuyến
“Các loại tàu chở chuyến:
- Tàu hàng bách hoá <General Cargo Ship>: dùng để vận chuyển các loại hàng
hoá công nghiệp, có bao bì, giá trị hàng tương đối cao. Tàu này có nhiều tầng
boong (Multi decks), nhiều hầm hàng, có thiết bị làm hàng riêng được bố trí trên
tàu, tốc độ thấp và trọng tải nhỏ (dưới 20.000 DWT), dung tích đơn vị từ 1,6 đến
2,0 M3/T. GC ships không chở container được, chở hàng rời không thuận tiện
cho việc cơ giới hóa xếp dỡ. Loại tàu này thường phải đỗ ở cảng dài ngày do
mức giải phóng tàu thấp. Loại tàu này vẫn còn tồn tại nhưng giảm dần về số
lượng, chỉ còn khoảng trên 3 triệu DWT vì không thích hợp với xu thế phát triển
của công nghệ vận tải biển hiện đại.
- Tàu hàng tổng hợp (MPP): Loại này giống tàu bách hoá (được xếp chung vào
nhóm tàu bách hóa) nhưng có ít hầm hàng và ít tầng boong so với tàu bách hoá
(thường là hai tầng boong – Tweendecker), có thể chuyên chở được cả
11


container. Loại tàu này có thể chở được cả hàng rời và hàng có bao gói mà tính
kinh tế của tàu vẫn đảm bảo. Loai này hiện nay vẫn có thể được bổ sung vào đội
tàu vào đội tàu định tuyến trên một số thị trường nhất định.
- Tàu chở hàng rời khô < Bulk Carier >: Thường dùng để vận chuyển các loại
hàng rời đổ đống như: Than đá, ngũ cốc, quặng, phốt phát, phân bón,…Loại tàu
này thường có một tầng boong, nhiều hầm hàng, trọng tải lớn đến 200.000
DWT, tốc độ từ 13 - 16 Knots. Trên tàu có các cần cẩu riêng và gầu ngoặm
(grab) để xếp dỡ hàng rời.
- Tàu kết hợp < Combined Carrier >: Được dùng để chuyên chở hai hoặc nhiều

loại hàng. Các loại hàng được chuyên chở trên các tàu này Quặng,than, ngũ cốc,
phốt phát, dầu mỏ (Ore, Coal, Grain, phosphates, Crude Oil).
- Tàu chở dầu (Oil Tankers): đây là loại tàu có trọng tải lớn nhất, có thể tới
500.000 DWT, chúng được chia làm 6 loại sau đây: Handy (10.000-50.000
DWT); Panamax (50.000-70.000 DWT); Aframax (70.000-100.000 DWT);
Suezmax (100.000 - 200.000 DWT); VLCC (200-300)103 DWT; ULCC (>
300.000 DWT).
- Tàu chở các sản phẩm dầu (Products Tankers): dùng để chở dầu nhẹ, các loại
xăng.
- Tàu chở ga hoá lỏng (liquid GasTankers): dùng để chở khí hoá lỏng tự nhiên
(Liquefied Nature Gas - LNG) và dầu khí hoá lỏng (Liquefied Petrolium Gas LPG). Loại hàng này được vận chuyển ở điều kiện nhiệt độ dưới 00C, thậm chí
đến -1630C.
- Tàu chở hoá chất lỏng (Liquid Chemical Tankers): Đây là tàu chở hàng nguy
hiểm, độc hại, bởi vậy thường là các tàu nhỏ có kết cấu đặc biệt để phòng ngừa
các thiệt hại tới môi trường.
* Các tàu chở chất lỏng thường có hệ thống bơm trên tàu để làm hàng.
Nhìn chung, các tàu chuyến thường có tốc độ thấp, cỡ trọng tải khác nhau
tuỳ thuộc vào tuyến hoạt động và nguồn hàng trên tuyến. Tàu chuyến hoạt động
trên một phạm vi không gian rộng lớn, vận chuyển giữa các khu vực địa lý khác
12


nhau phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu, các tàu hoạt động độc lập không cần có
tàu cùng kiểu dự trữ để thay thế khi cần thiết (có thể hủy hợp đồng nếu xét thấy
tàu không đến kịp Laycan).
1.5.2. Nhu cầu hàng hóa trong thị trường vận tải tàu chuyến
a. Hàng lỏng (Liquid Cargoes):
Trên phương diện khai thác tàu, hàng lỏng là những mặt hàng được vận
chuyển bằng các tàu chuyên dụng chở xô chất lỏng. Hàng lỏng trong vận tải
biển được hiểu rằng chất lỏng sẽ trực tiếp được chứa trong các khoang chứa

hàng của tàu.
Thị trường vận chuyển hàng lỏng trên thế giới gồm các mặt hàng sau: dầu
thô, dầu sản phẩm, khí thiên nhiên lỏng (Liquefied Nature Gas - LNG) và dầu
khí hoá lỏng (Liquefied Petrolium Gas – LPG), hoá chất, nước ngọt.
Hàng lỏng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng hàng vận chuyển
bằng đường biển (khoảng hơn 1/3 tổng lượng luân chuyển bằng đường biển).
b. Hàng rời đổ đống khối lượng lớn (Homogennous Cargoes)
Gồm 5 loại chủ yếu (5 Major Bulk cargo):
- Quặng sắt (Iron Ore)
- Than (Coal)
- Quặng Bô- xít nhôm (Bauxite)
- Quặng Phốt phát (Rock Phosphate)
- Ngũ cốc (Grain)
5 loại hàng rời chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng lượng hàng vận chuyển
bằng đường biển (khoảng 1/3 tổng lượng luân chuyển bằng đường biển).
c. Hàng rời thứ cấp (Heterogeneous/ Minor dry bulks), bao gồm:
- Thép thành phẩm (steel)
- Lâm sản (Forest products)
- Phân hoá học (Fertilizers)
- Sản phẩm nông nghiệp (gạo, đường, khoai tây...)

13


Hàng rời thứ cấp và hàng trong container chiếm phần còn lại trong tổng
lượng hàng vận chuyển bằng đường biển.
* Lưu ý: Nhu cầu hàng hóa trong thị trường vận tải tàu chuyến sẽ thay đổi theo
thời gian và không gian.”
1.6. Quy trình nghiệp vụ cơ bản khai thác tàu chuyến [1]
Chào tàu và tiếp nhận các yêu

cầu vận chuyển
Lập các phương án bố trí tàu
theo các đơn hàng
Lập sơ đồ công nghệ chuyến
đi
Ước tính hiệu quả kinh tế
chuyến đi và chọn phương án
phù hợp
Đàm phán ký kết hợp đồng
Điều tàu, lập hướng dẫn
chuyến đi, chỉ định đại lý
Thực hiện hợp đồng
Thanh lý hợp đồng

1.6.1. Chào tàu (Tunnage offer) và tiếp nhận các yêu cầu vận chuyển
(Đơn hàng- Cargo Offers)
“- Để quảng bá dịch vụ của mình, người khai thác tàu sẽ gửi các bản chào tàu
(thông tin các tàu) tới các chủ hàng, đại lý và các nhà môi giới ..(Send Tunnage
offer to Brokers/Charterers) thông qua các phương tiện truyền thông (tạp chí,
TV, Radio, Website,..) hoặc Mail, Fax, telex. Nội dung chủ yếu của Tonnage
14


Offer như sau: Tên tàu và quốc tịch, năm đóng và nơi đăng kiểm, các đặc trưng
kỹ thuật chủ yếu của tàu, tổ chức bảo hiểm tàu,…
- Người khai thác tàu sẽ thu thập các nhu cầu vận chuyển (Cargo Offers) từ các
chủ hàng hoặc từ người môi giới gửi tới bằng các Mail, Fax hoặc các Webtise,
qua đó tìm kiếm cơ hội kinh doanh phù hợp với điều kiện khai thác của mình,
các đơn chào hàng thường có nội dung cơ bản của một như sau: tên hàng, khối
lượng cần vận chuyển, dung sai về lượng và quyền lựa chọn, cảng đi và cảng

đến của hàng, mức xếp dỡ hàng,giá cước, điều kiện chi phí xếp/dỡ, mức hoa
hồng môi giới.
1.6.2. Lập các phương án sơ bộ bố trí tàu theo các đơn hàng
Sau khi đã lựa chọn được những đơn chào hàng hợp lý, người khai thác
tàu phải lập các phương án bố trí tàu sơ bộ trên cơ sở những con tàu phù hợp,
sau đó ước tính hiệu quả của từng phương án và chọn ra phương án có lợi nhất
để tiến hành ký kết các hợp đồng cho thuê tàu chuyến.
Phương án bố trí tàu có lợi là phương án bố trí tàu thỏa mãn mọi yêu cầu
của người thuê tàu, mặt khác nó cũng thỏa mãn tiêu chuẩn tối ưu của người khai
thác tàu.
Cơ sở lập các phương án bố trí tàu: Thỏa mãn các điều kiện sau:
- Tàu phải đủ điều kiện đi biển theo tuyến vận chuyển (Cấp tàu phù hợp với
tuyến đường vận chuyển theo các đơn chào hàng, thỏa mãn các yêu cầu kiểm tra
của chính quyền hành chính cảng biển)
- Đặc trưng khai thác của tàu phải phù hợp hàng hóa:
+ Loại tàu phải phù hợp với loại hàng cần vận chuyển
+ Sức nâng của cần trục tàu phù hợp với trọng lượng mã hàng
+ Dung tích chứa hàng của tàu đủ để xếp hết lô hàng hóa yêu cầu
(WTWH), có thể xét đến khả năng xếp hàng trên boong nếu cho phép
+ Trọng tải thực trở của tàu không được nhỏ hơn khối lượng hàng cần vận
chuyển

15


- Tàu phải đến cảng xếp hàng đúng theo yêu cầu về thời gian (laycan) của người
thuê.
1.6.3. Lập sơ đồ công nghệ chuyến đi
Sơ đồ công nghệ chuyến đi thể hiện các quá trình tác nghiệp của tàu, dựa
vào sơ đồ công nghệ chuyến đi để xác định hao phí thời gian và chi phí khai thác

cho chuyến đi của từng tàu trên từng tuyến.
1.6.4. Ước tính hiệu quả kinh tế chuyến đi và chọn phương án hợp lý
a. Tính toán chi phí và thu nhập chuyến đi
Chi phí chuyến đi của tàu bao gồm 2 nhóm chính là chi phí cố định và chi
phí biến đổi. Mục đích của việc tính tổng chi phí chuyến đi là để xây dựng mức
cước hợp lí (BEP) khi chủ tàu được quyền định cước.
Chi phí cố định của các tàu phải có được tính sẵn thành một bảng cho
từng con tàu theo thời gian để nhanh chóng so sánh với mức cho thuê định hạn
và là cơ sở để xác định lãi ròng cho một ngày khai thác.
Chi phí biến đổi của tàu phụ thuộc nhiều yếu tố khác như: lượng nhiên
liệu tiêu thụ, giá cả nhiên liệu, số lượng cầu bến mà tàu phải ghé vào, biểu cước
của các cảng, cự ly hành trình, điều kiện tuyến đường, thời hạn làm hàng, chi
phí đại lí và môi giới….
Thu nhập chủ yếu của tàu trong chuyến đi là tổng số tiền cước vận chuyển
hàng hóa, phụ thuộc vào mức cước, lượng hàng chuyên chở và mức dung sai về
lượng ai do ai lựa chọn quy định trên các đơn chào hàng. Đối với tàu hàng khô
thì mức cước thường được tính là bao nhiêu tiền trên một đơn vị chuyên chở
($/MT), cho dù cước thỏa thuận hoặc đươc ấn định trước bởi người thuê tàu.
Riêng cước tàu dầu và sản phẩm dầu thì mức cước được biểu thị bằng chỉ số WS
trên từng tuyến cụ thể. Thu nhập của tàu gồm 2 loại: tổng thu nhập (Gross
Freight) chưa trừ hoa hồng môi giới và thu nhập tịnh (Net Freight) đã trừ hoa
hồng môi giới. Trong một số trường hợp, thu nhập của tàu có thể tính theo cước
Lumpsum (tính theo DWT của tàu).

16


b. Chọn phương án
Để quyết định chọn phương án nào có lợi trong số các phương án bố trí
tàu sơ bộ đã lập, chủ tàu cần xem xét các vấn đề sau:

- Nếu thu nhập của tàu tương ứng với điểm treo tàu thì loại bỏ phương án đó
- Nếu thu nhập của các tàu theo các đơn chào hàng lớn hơn điểm treo tàu thì
việc lựa chọn phương án có lợi sẽ theo quan điểm sau: Phương án có lợi là
phương án có Lmax.
Trường hợp Lk = L(k+1) người ta phải tính thêm một số yếu tố khác: năng
suất, mức an toàn đối với hàng hóa, sự thuận tiện trong công tác làm hàng, cơ
hội của chuyến tiếp theo trên tuyến,…
1.6.5. Đàm phán ký kết hợp đồng
Sau khi đã lựa chọn được phương án có lợi, chủ tàu phải nhanh chóng
đàm phán với thuê tàu hoặc với người môi giới tất cả các điều khoản chủ yếu
của hợp đồng chuyên chở như, cước phí, chi phí xếp dỡ, thanh toán…Sau khi
các bên đồng ý các điều khoản thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến.
Hợp đồng thuê tàu chuyến có hai dạng:
- Hợp đồng rút gọn (Fixture Note): Các Fixture Note rất đa dạng tùy thuộc vào
tập quán từng khu vực và từng loại hàng. Fixture Note dùng để tổ chức thực
hiện chuyến đi khi hợp đồng chính thức chưa để kí kết.
- Hợp đồng chính thức (Voyage Charter Party): Là văn bản đầy đủ các điều
khoản do 2 bên thỏa thuận, để đơn giản hóa trình tự lập hợp đồng, các bên
thường dùng hợp đồng mẫu cho từng loại hàng theo các khu vực thị trường đồng
thời kèm theo phụ lục (Rider Clause) của hợp đồng. mẫu GENCON 22/76/94 là
mẫu được sử dụng rộng rãi hiện nay dùng cho hàng thông dụng không yêu cầu
mẫu riêng (xem BIMCO.COM). Trước khi kết thúc chuyến đi phải hoàn thành
bản hợp đồng chính thức.”
1.6.6. Điều tàu, lập hướng dẫn chuyến đi, chỉ định đại lý
- Lập kế hoạch cung ứng nhiên liệu vật tư cho tàu, kế hoạch thay thuyền viên
(nếu có), kế hoạch sửa chữa nhỏ (nếu có)
17


- Lập hướng dẫn chuyến đi (Sailing Intruction) sau đó thông báo/gửi cho tàu,

S.Int có thể được lập bằng mail sau đó gửi trực tiếp cho tàu hoặc cung cấp cho
tàu thông qua Đại lí tại cảng dỡ hàng của chuyến trước.
- Sau khi hợp đồng được thành lập, chủ tàu tiến hành chỉ định đại lí thay mình
giải quyết các công việc liên quan đến hợp đồng vận chuyển. Lập LETTER OF
APPOINTMENT/ AGENCY AGREEMENT với sự xác nhận của Đại lí sau khi
đã chỉ định được Đại lí cho tàu.
1.6.7. Thực hiện hợp đồng [1]
“Để hoàn toàn thực hiện Voyage C/P đã ký, người khai thác tàu phải triển
khai các công việc chính sau:
- Tìm đại lý phục vụ tàu tại các cảng (Agency nomination)
- Bản hướng dẫn chuyến đi (Sailing Instuction)
- Thông báo tàu đến (NOA) tại cảng xếp và dỡ
- Thông báo xếp/dỡ hàng tại cảng xếp/dỡ
- Lập sơ đồ xếp hàng tại cảng xếp gửi cho các bên liên quan
- Trao Thông báo sẵn sàng (NOR)
- Nhận hàng để chở (Take the cargo in his charge for carriage)
- Cấp Biên lai thuyền phó (M/R) tại cảng xếp
- Cấp vận đơn đường biển (Issue B/L) tại cảng xếp cho Shipper
- Lập Bản lược khai hàng hóa (Cargo manifest) tại cảng xếp/dỡ
- Cấp lệnh giao hàng (D/O-Delivery Order ) tại cảng dỡ và trả hàng cho người
nhận
- Quyết toán chuyến đi (các biên bản liên quan đến tàu và hàng: ROROC, COR,
CSC,SOF, Servey Report, Laytime Calculation,...)
- Lập hóa đơn thu cước (Freight Invoice)
1.6.8. Thanh lý hợp đồng
Sau khi kết thúc việc dỡ trả hàng các bên sẽ tiến hàng thanh lý hợp đồng.
Việc thanh lý hợp đồng có thể thực hiện bằng cách gặp gỡ trao đổi trực tiếp hoặc

18



quy định tự động kết thúc sau một số ngày nhất định kể từ khi kết thúc việc dỡ
trả hàng.”
1.7. Các mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến thường áp dụng [1]
“Mặc dù hợp đồng thuê tàu chuyến là kết quả của một quá trình thương
lượng thỏa thuận giữ hai bên rồi mới được ghi chép lại, nhưng để đơn giản hóa
và rút ngắn thời gian đàm phán ký kết hợp đồng, các bên thường dựa vào các
hợp đồng mẫu (Standard Charter Party). Hợp đồng mẫu thường do các luật gia,
các tổ chức hàng hải Quốc gia và Quốc tế soạn thảo và có nhiều loại khác nhau.
Trên thế giới hiện nay có tới trên 60 loại hợp đồng thuê tàu chuyến mẫu
và chúng có thể phân thành hai loại chính:
* Loại thứ nhất: Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến mang tính chất tổng hợp.
Loại mẫu hợp đồng này thường dùng cho việc thuê tàu chuyến chuyên
chở hàng bách hóa (general cargo). Các mẫu thường sử dụng phổ biến hiện nay
là:
- Mẫu hợp đồng GENCON (Uniform General Charter): Mẫu này do tổ chức
BIMCO soạn thảo 1922 (The Baltic International Maritime conference) và đã
được bổ sung, hoàn chỉnh nhiều lần vào những năm 1976, 1994.
- Mẫu hợp đồng SCANCON: Do Công hội Bimco phát hành năm 1956 dùng
cho các nước trên bán đảo scandinaver
* Loại thứ hai: Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến có tính chất chuyên dụng.
Dạng mẫu hợp đồng này dùng để áp dụng khi chuyên chở một loại hàng
nhất định và trên một tuyến đường nhất định
- Mẫu hợp đồng chở dầu: Exxxonvoy 1969; Mobilvoy 96; Shelvoy 5,…
- Mẫu hợp đồng chở than: “POLCOAL – VOY 1971” của BaLan
- Mẫu hợp đồng chở quặng: “SOVORECON 1962, ORECON 1950”
- Mẫu hợp đồng chở ngũ cốc:“CENTROCON” của Mỹ và “AUSTRAL 1928”
của Úc.
Việc tiêu chuẩn hóa và thống nhất mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến vẫn
đang tiếp tục theo hai hướng:

- Thống nhất nội dung hợp đồng trong phạm vi thế giới.
- Đơn giản hóa nội dung của hợp đồng.”

19


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH - LỰA CHỌN ĐƠN CHÀO HÀNG
ĐỂ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀU CHUYẾN
TẠI VOSCO
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam
(VOSCO)
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam [4]
“Công ty Vận tải biển Việt Nam, tiền thân của Công ty Cổ phần Vận tải
biển Việt Nam được thành lập ngày 1/7/1970 theo Quyết định của Bộ Giao
thông Vận tải trên cơ sở hợp nhất ba đội tàu Giải Phóng, Tự Lực, Quyết Thắng
và một Xưởng vật tư. Đến tháng 3 năm 1975, Bộ Giao thông Vận tải quyết định
tách một bộ phận lớn phương tiện và lao động của Công ty để thành lập Công ty
Vận tải Ven biển (Vietcoship là Vinaship sau này) với nhiệm vụ chủ yếu là tổ
chức vận tải trên các tuyến trong nước. Cũng từ đây Công ty Vận tải biển Việt
Nam (VOSCO – trực thuộc Cục Đường biển, nay là Cục Hàng hải Việt Nam)
chỉ còn tập trung làm một nhiệm vụ là tổ chức vận tải nước ngoài, phục vụ xuất
nhập khẩu và nhanh chóng xây dựng đội tàu vận tải biển xa.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6 Đảng Cộng sản Việt Nam
năm 1986, cả nước bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về quản lý
kinh tế, xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường theo
định hướng XHCN.
Thực hiện chủ trương này, Bộ Giao thông Vận tải cũng thực hiện đổi mới
với việc cắt giảm biên chế khối hành chính sự nghiệp, chuyển chức năng quản lý
kinh tế kỹ thuật trực tiếp xuống các doanh nghiệp và thành lập các doanh nghiệp

mới. Cũng trong thời kỳ này Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) được
thành lập lại theo Quyết định số 29/TTG ngày 26/10/1993 của Thủ tướng Chính
phủ và trở thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng

20


Công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES) theo Quyết định số 250/TTG ngày
29/04/1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Sau 37 năm hoạt động theo mô hình Công ty 100% vốn nhà nước, ngày
11/7/2007, thực hiện Quyết định số 2138/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao
thông Vận tải, Công ty Vận tải biển Việt Nam đã tổ chức chuyển đổi sang mô
hình công ty cổ phần. Đến ngày 01/01/2008, Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt
Nam đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình mới với tên gọi Công ty Cổ
phần Vận tải biển Việt Nam, tên tiếng Anh là Vietnam Ocean Shipping Joint
Stock Company (VOSCO) với số vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, trong đó 60% vốn
do Nhà nước sở hữu, còn lại là phần vốn của các cổ đông tổ chức và thể nhân
khác với tổng số hơn 3.500 cổ đông.”
2.1.2. Các thông tin cơ bản về Công ty [5]
“Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
Tên giao dịch đối ngoại: VIET NAM OCEAN SHIPPING JOINT
STOCK COMPANY
Tên giao dịch viết tắt: VOSCO
Trụ sở chính: Số 215 phố Lạch Tray, phường Đằng Giang, quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng
Giấy CNĐKKD: Số 0203003815 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hải Phòng cấp lần đầu ngày 01/01/2008, thay đổi lần 6 ngày 22/04/2009.
Vốn điều lệ đăng ký: 1.400.000.000.000 đồng (Một ngàn bốn trăm tỷ
đồng).
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty

- Vận tải ven biển và viễn dương
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy
- Bốc xếp hàng hóa đường bộ, bốc xếp hàng hóa cảng biển, bốc xếp hàng hóa
cảng sông
- Hoạt động của các câu lạc bộ thể thao

21


- Đại lí dầu nhớt và vòng bi, đại lý sơn; đại lí phụ tùng, thiết bị chuyên dùng
hàng hải; đại lí bán vé máy bay; môi giới mua bán tàu biển
- Dịch vụ lưu trữ ngắn ngày, khách sạn
- Kinh doanh bất động sản, quyền sở dụng đất thuộc quyền chủ sở hữu, chủ sử
dụng hoặc đi thuê
- Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước, cung ứng và quản lý nguồn
lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều hành tua du lịch
- Đào tạo và huấn luyện thuyền viên
- Sửa chữa tàu biển
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa đa phương thức bao gồm: sắt, sông, biển, bộ và
hàng không; dịch vụ cung ứng tàu biển; môi giới hàng hải; dịch vụ đại lí tàu
biển, dich cụ đại lí vận tải đường biển
- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe
buýt)
- Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh
- Bán lẻ sơn, dầu nhờn, phụ tùng và thiết bị hàng hải
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng chuyên dùng cho ngành hàng hải

- Kho bãi và lưu trữ hàng hóa
- Nhà hàng, quần áo, hàng ăn uống (trừ quầy bar)
- Đại lí du lịch
- Dịch vụ xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa
- Sửa chữa container, thiết bị container, trang thiết bị vận tải.
Kinh doanh vận tải biển chiếm 90% doanh thu là hoạt động chính của
công ty.”

22


2.1.4. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty [6]
“Ban giám đốc Công ty Vận tải biển Việt Nam bao gồm:
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc khai thác; Phó tổng giám đốc kĩ thuật; Phó tổng giám
đốc phía Nam
a. Tổng giám đốc: Số người 01
Chức năng nhiệm vụ: Điều hành chung
Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo đề nghị của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Tổng giám đốc là
người đại diện pháp nhân và tổ chức điều hành trong mọi hoạt động của công ty,
chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị Tổng công
ty Hàng hải Việt Nam và pháp luật về điều hành công ty.
b. Phó tổng giám đốc: Số người 03
Do Tổng giám đốc công ty Hàng Hải bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị
của Giám đốc công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam
* Phó tổng giám đốc khai thác
Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý và điều hành sản xuất
khai thác kinh doanh, nghiên cứu thị trường, điều phối, nắm bắt nguồn hàng, xây
dựng phương án kinh doanh, đề xuất với Tổng giám đốc công ty kí kết các hợp

đồng vận tải hàng hóa và các phương án cải tiến tổ chức sản xuất trong công ty,
theo dõi hoạt động của đội tàu.
* Phó tổng giám đốc kĩ thuật
Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý điều hành công việc kĩ
thuật, vật tư, sửa chữa, công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học sáng kiến, hợp
lý hóa sản xuất và các hoạt động liên quan khác, tiến hành theo dõi hoạt động
của đội tàu, đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn.
* Phó tổng giám đốc phía Nam
Chức năng nhiệm vụ: phụ trách toàn bộ các hoạt động của các chi nhánh
phía Nam.”
23


24


2.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Tại thời điểm 31/12/2015, vốn điều lệ là 1.400 tỷ đồng, tổng tải sản 4.565
tỷ đồng, số lượng lao động là 1112 người.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty hiện nay gồm:
- Nhà cửa vật kiến trúc
- Các chi nhánh, đại lý, xưởng sữa chữa
- Trang thiết bị máy móc
- Đội tàu viễn dưỡng gồm 19 chiếc
- Đội ca nô đưa đón người
- Đội ca nô chuyên cung ứng nước ngọt, văn hóa phẩm…
- Phương tiện vận tải dùng cho hành chính.
Đội tàu của Công ty hiện nay là đội tàu lớn nhất nước. Tính đến tháng
12/2015,công ty có 19 chiếc tàu trong đó có 15 chiếc là tàu hàng khô và hàng rời
chuyên dụng, 2 tàu dầu và 2 tàu container. Đội tàu của Công ty có:

Tổng trọng tải: 472.212 DWT
Tuổi tàu bình quân: 12,52 tuổi
VOSCO là công ty lớn nhất tại Việt Nam xét về năng lực vận tải, đội tàu
của VOSCO có tổng trọng tải trên 472.212 DWT. Xét về độ tuổi, VOSCO hiện
đang sở hữu đội tàu tương đối trẻ so với các đơn vị lớn trong lĩnh vực vận tải
hàng rời. Điều này sẽ giúp cho Công ty nâng cao năng lực cạnh tranh khi hoạt
động trên các tuyến vận tải quốc tế. Đội tàu của VOSCO hiện nay:
* Đội tàu hàng khô và hàng rời [5]
“Đội tàu hàng khô và hàng rời chuyên dụng gồm 15 chiếc (tính đến ngày
12/2015). Vận tải hàng khô là sở trường của công ty. Ngay từ những ngày đầu
thành lập, công ty đã rất chú ý đầu tư và tích luỹ kinh nghiệm trong lĩnh vực này
và đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp giúp công ty trở thành doanh nghiệp vận tải
biển lớn nhất cả nước.
Công ty đã có mối quan hệ tốt và là bạn hàng truyền thống của những chủ
hàng lớn như gạo, than, nông sản, xi măng, clinker, phân bón, vật tư sắt thép
25


×