Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

đề cương môn miễn dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.08 KB, 54 trang )

Lưu Mạnh Cường - K31E ĐH YHP

Miễn Dịch
Câu 74: Trình bày các đặc điểm về cấu trúc và chức năng của các cơ quan lympho
trung ương của hệ thống miễn dịch (tủy xương, bursa fabricius và tuyến ức).
Đáp ứng miễn dịch là khả năng của cơ thể nhận biết, đáp ứng và loại bỏ các yếu
tố lạ gây hại. Do vậy, đáp ứng miễn dịch là phương thức đề kháng tự vệ hết sức quan
trọng của cơ thể.
Các tế bào hình thành các cơ quan, các mô của hệ thống miễn dịch có mặt ở khắp
nơi trong cơ thể, nhưng tập trung chủ yếu ở mô lympho: hạch lympho, lách, tủy
xương, tuyến ức, mô lympho dưới niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp.
Các cơ quan, mô dạng lympho được chia làm 2 loại: Các cơ quan lympho trung
ương và Các cơ quan lympho ngoại vi.
- Các cơ quan lympho trung ương: Là nơi sản sinh ra các tế bào gốc, nơi huấn
luyện các tế bào gốc thành các tế bào chín. Sự trưởng thành, biệt hóa của các tế bào
gốc ở cơ quan lympho trung ương không cần sự có mặt của kháng nguyên.
- Các cơ quan lympho ngoại vi: Là nơi trú ngụ và tập trung chủ yếu của các
lympho bào, sau đó là đại thực bào. Kháng nguyên được tập trung ở đây kích thích
các tế bào phân chia, biệt hóa thành các tế bào hiệu lực để xử lý loại trừ kháng
nguyên.
Cơ quan lympho trung ương bao gồm:
1. Tủy xương:
- Cấu trúc: Tủy xương không phải là cơ quan dạng lympho. Tủy xương là mô liên
kết, nằm trong hốc tủy, bao gồm tủy tạo cốt, tủy tạo máu, tủy mỡ, tủy xơ.
- Chức năng: là nơi sản sinh các tế bào gốc đa năng, rồi từ đó mới có các tế bào
định hướng dòng bạch cầu, trong đó có tế bào định hướng lympho, tham gia đáp ứng
miễn dịch.
- Ở người, các tế bào bạch cầu trưởng thành ngay ở tủy xương.
2. Tuyến ức:
1



- Cấu trúc: Tuyến ức nằm sau xương ức, gồm 2 thùy lớn. Mỗi thùy lại chia thành
nhiều tiểu thùy, gồm vùng vỏ và vùng tủy.
+) Vùng vỏ: Các tiền thymo bào chuyển thành thymo bào chưa chín đi vào
vùng tủy.
+) Vùng tủy: Các thymo bào chưa chín trưởng thành, tạo các tế bào lympho T
chín và rời tuyến đi vào máu.
- Chức năng: Huấn luyện, phân chia, biệt hóa các tế bào lympho T.
3. Túi Fabricius (Bursa Fabricius): chỉ có ở loài chim, gà.
- Cấu trúc: Là một cơ quan lympho biểu mô nằm ở gần ổ nhớp. Túi Fabricius
chứa các nang lympho, bao gồm vùng vỏ và vùng tủy.
Ở vùng vỏ, các tế bào lympho B non tạo thành nang lympho. Tế bào lympho B
non dần dần trưởng thành để tạo ra kháng thể dịch thể di chuyển vào vùng tủy, rời
khỏi túi đến di trú ở các hạch.
- Chức năng: Là nơi biệt hóa các tế bào lympho B.
Câu 75: Trình bày 1 số đặc điểm cơ bản về cấu trúc và chức năng của hạch lympho,
lách và mô lympho không có vỏ bọc ở các niêm mạc.
( Đoạn đầu câu 74)
Các cơ quan lympho ngoại vi bao gồm:
1. Hạch lympho:
- Cấu trúc: Hạch lympho gồm các thùy, mỗi thùy được chia thành 2 vùng chính:
vùng vỏ và vùng tủy. Vùng vỏ lại được chia ra 2 vùng nhỏ: vùng vỏ nông và vùng vỏ
sâu.
+) Vùng vỏ:
. Vùng vỏ nông: Là nơi tập trung các lympho bào B nhỏ tạo nên các đám gọi
là nang lympho nguyên phát. Vùng vỏ nông còn được gọi là vùng không phụ thuộc
tuyến ức. Khi có kháng nguyên xâm nhập kích thích thì các nang lympho nguyên
phát sẽ phát triển rộng ra, xuất hiện các trung tâm mầm và trở thành nang lympho thứ
phát. Trung tâm mầm chứa các lympho bào non có kích thước lớn.
. Vùng vỏ sâu: tập trung nhiều lympho bào T, có 1 ít đại thực bào và lympho

bào B. Do vậy, vùng vỏ sâu còn được gọi là cùng phụ thuộc tuyến ức.
2


+) Vùng tủy: là trung tâm của các hạch, các tế bào thường đứng thành hàng
gọi là dây nang. Vùng tủy có các lympho T, tương bào, đại thực bào nằm xen kẽ với
các mạch bạch huyết tạo nên các hang bạch huyết, từ đây các tế bào rời hạch đi ra
ngoài.
- Chức năng:
+) Là nơi cư trú của TB lympho sẵn sàng tham gia đáp ứng miễn dịch.
+) Là nơi bẫy và tập trung kháng nguyên.
+) Là nơi TB miễn dịch tiếp xúc kháng nguyên, hình thành đáp ứng miễn dịch
của cơ thể.
2. Lách:
- Cấu trúc: Là 1 cơ quan lympho lớn. Lách có 1 vỏ liên kết, tiến từ vỏ vào trong
chia nhu mô lách thành các bè. Động mạch, tĩnh mạch lách từ cuống lách phân nhánh
thành các tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch, mao mạch đi vào nhu mô lách. Nhu mô
lách được chia làm 2 phần: Tủy đỏ chiếm 4/5 khối lượng lách và Tủy trắng là những
điểm rải rác xen vào khối tủy đỏ.
+) Tủy đỏ: đóng vai trò một cái lọc đối với các hồng cầu bị hủy hoại do tổn
thương hoặc do già, các mảnh tế bào chết. Tủy đỏ có nhiều xoang tĩnh mạch chứa
hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và tế bào lympho.
+) Tủy trắng: được cấu tạo chủ yếu bởi các mô lympho với nhiều tiểu động
mạch xen kẽ. Dọc theo mặt ngoài của tiểu động mạch có rất nhiều tế bào lympho, tạo
nên bao lympho. Có những chỗ bao lympho phình ra tạo nên các nang lympho. Tủy
trắng có 2 vùng: một vùng có các nang lympho chứa các tâm điểm mầm của dòng tế
bào lympho B (vùng không phụ thuộc tuyến ức); một vùng khác chứa các tế bào
lympho T (vùng phụ thuộc tuyến ức).
- Chức năng:
+) Lọc và dự trữ máu cho cơ thể.

+) Là nơi ở các tế bào miễn dịch.
+) Là nơi tập trung kháng nguyên, nhất là các nguyên vào cơ thể bằng đường
máu.
Sau khi xâm nhập và bị đại thực bào xử lý, kháng nguyên được cố định tại các
xoang của tủy đỏ, sau đó vào tủy trắng (nơi có nhiều nang lympho) kích thích các tế
3


bào lympho phân chia, biệt hóa, thành tương bào. Khác với hạch lympho, các tế bào
lympho đi vào và ra khỏi lách chủ yếu bằng đường máu.
3. Mô lympho không có vỏ bọc:
Là những đám tế bào lympho nằm rải rác ở niêm mạc đường hô hấp, đường tiêu
hóa, đường tiết niệu
- Cấu trúc: Khác với hạch lympho ở chỗ: bên ngoài là các tế bào lympho TC
(Lympho T gây độc), bên trong là các tế bào lympho B.
- Chức năng: Bảo vệ cơ thể tại chỗ với những kháng nguyên vào cơ thể theo
đường tiêu hóa, hô hấp.
+) Lympho TC: tiêu diệt trực tiếp tế bào kháng nguyên.
+) Lympho B: sản xuất kháng thể IgA, IgG, IgM  giảm độc, loại trừ yếu tố
gây độc ra khỏi cơ thể.
Câu 76: Trình bày đặc điểm cơ bản về cấu trúc và chức năng của lympho bào T trong
đáp ứng miễn dịch.
Đáp ứng miễn dịch là khả năng của cơ thể nhận biết, đáp ứng và loại bỏ các yếu
tố lạ gây hại. Do vậy, đáp ứng miễn dịch là phương thức đề kháng tự vệ hết sức quan
trọng của cơ thể.
Các tế bào hình thành các cơ quan, các mô của hệ thống miễn dịch có mặt ở khắp
nơi trong cơ thể, nhưng tập trung chủ yếu ở mô lympho: hạch lympho, lách, tủy
xương, tuyến ức, mô lympho dưới niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp.
Tất cả các tế bào của hệ thống miễn dịch đều được sinh ra từ các tế bào đa năng
của tủy xương. Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch bao gồm: Lympho bào,

lympho bào T, lympho bào B, tế bào diệt tự nhiên (NK), đại thực bào, các tế bào máu
khác (bạch cầu trung tính, ái toan, ái kiềm, tiểu cầu)
Lympho Bào T:
Các tế bào tiền thân dạng lympho từ tổ chức tạo máu đi đến tuyến ức, phân chia,
biệt hóa thành các lympho bào chịu trách nhiệm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế
bào được gọi là lympho bào T.
- Cấu trúc: Lympho bào T có các dấu ấn bề mặt (kháng nguyên bề mặt – CD).
Dựa vào các CD này, người ta chia quần thể lympho bào T thành 2 tiểu quần thể:
4


+) Tiểu quần thể lympho bào T có chức năng ức chế và gây độc tế bào (TS, TC).
Tiểu quần thể này có kháng nguyên CD8 trên bề mặt.
+) Tiểu quần thể lympho bào T có chức năng hỗ trợ lympho bào B trong đáp
ứng miễn dịch (TH). Tiểu quần thể này có kháng nguyên CD4 trên bề mặt.
- Chức năng:
+) Chịu trách nhiệm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào của cơ thể.
+) Hỗ trợ lympho bào B sản xuất kháng thể dịch thể.
+) Tham gia quá trình điều hòa miễn dịch qua các cytokin.
Câu 77: Trình bày đặc điểm cơ bản về cấu trúc và chức năng của lympho bào B trong
đáp ứng miễn dịch.
( Đoạn đầu câu 76)
Lympho bào B:
- Cấu trúc:
+) Trên bề mặt tế bào khi soi dưới kính hiển vi điện tử thấy rất nhiều gai xù xì.
Đó chính là các Ig bề mặt, có chức năng nhận biết đặc hiệu kháng nguyên và sinh đáp
ứng miễn dịch đặc hiệu chống lại kháng nguyên đó.
+) Trên bề mặt tế bào có thụ thể với phần FC của Ig, thụ thể với thành phần C3d
của bổ thể…
- Chức năng:

+) Chịu trách nhiệm đáp ứng miễn dịch dịch thể của cơ thể.
+) Thông qua các Ig, lympo B có vai trò chủ đạo bảo vệ cơ thể chống các vi
khuẩn kí sinh ngoại bào và độc tố của chúng.
+) Duy trì trí nhớ miễn dịch.
Câu 78: Trình bày đặc điểm cơ bản về cấu trúc và chức năng của tế bào bạch cầu hạt
trung tính và bạch cầu mono trong đáp ứng miễn dịch.
( Đoạn đầu câu 76)
1. Bạch cầu trung tính (BCTT):
- Cấu trúc:
5


+) Nhân chia thành 2 – 5 múi nối với nhau bằng các quãng thắt. Bào tương
chứa nhiều hạt đặc hiệu nhỏ, vừa ưa acid, vừa ưa kiềm, chứa nhiều enzym có tác
dụng tiêu các chất.
+) Trên bề mặt có các thụ thể với Ig, thành phần C3 của bổ thể, do đó những
kháng nguyên đã kết hợp với kháng thể thì dễ bị BCTT tiêu diệt.
- Chức năng: làm nhiệm vụ tiểu thực bào, tham gia loại trừ các phức hợp miễn
dịch, tiết ra 1 số yếu tố hòa tan có tác dụng điều hòa hoạt động một số tế bào khác.
2. Bạch cầu mono:
- Cấu trúc:
+) Tế bào lớn có kích thước 15 – 20μm, nhân hình thận, hơi ưa kiềm. Bào
tương phong phú, hơi ưa acid, có các hạt bắt màu azur, các lysosome chứa nhiều
enzym thủy phân. Mặt khác, màng bào tương có diềm vi nhung mao. Mono bào có
tính hoạt động mạnh, vận động bằng giả túc, lách qua được thành mao mạch để vào
tổ chức.
+) Có 1 hệ thống thụ thể như: thụ thể với thành phần C3 bổ thể, thụ thể với
virus Epstein – Barr, thụ thể với IgG1, IgG3…
- Chức năng:
+) Ăn các phần tử bé hơn 0,1μm bằng ẩm bào và vùi lấp các phần tử lớn hơn

0,1μm bằng thực bào. Đầu tiên là dính các đối tượng vào màng bào tương, sau đó
nhấn chìm các đối tượng vào các bọng, các bọng gắn với lysosome hình thành các
phagolysosom. Các enzym thủy phân chức trong lysosome tràn sang để tiêu diệt đối
tượng.
+) Đóng vai trò quan trọng trong trình diện KN cho các tế bào miễn dịch, mang
các KN hòa hợp mô (MHC), các thụ thể đối với FC của IgG, với C3b… giúp cho việc
liên kết KN, nhận KN đã opsonin hóa. Bạch cầu mono có hoạt tính tiêu diệt vi khuẩn,
nấm, tế bào u vì chúng tiết ra nhiều chất có hoạt tính sinh học khác nhau như:
lysozym, các thành phần C2, C3, C4, C5 của bổ thể, interferon, IL-1, prostaglandin…

Câu 80: Trình bày cơ chế miễn dịch chống vi khuẩn ngoại bào và vi khuẩn nội bào.
6


Trong cuộc sống, cơ thể luôn bị đe dọa bởi rất nhiều yếu tố gây bệnh, trong đó chủ
yếu là các vi sinh vật (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng). Để tự bảo vệ, cơ thể đã sử dụng
các cơ chế miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đặc hiệu. Trong khi đó vi sinh vật cũng
sử dụng nhiều hình thức để né tránh, để tồn tại và phát triển.
A. Vi khuẩn ngoại bào:
Là vi khuẩn có thể sống và nhân lên bên ngoài tế bào chủ, ví dụ ở máu, mô liên
kết, trong đường hô hấp, ống tiêu hóa…Vi khuẩn ngoại bào gây bệnh có thể bằng
cách tạo ra phản ứng viêm (dẫn đến hủy hoại mô), hoặc bằng độc tố của chúng. Độc
tố gồm nội độc tố, đó chính là thành phần của màng tế bào vi khuẩn, chúng có bản
chất là lipopolysacharid (LPS) và ngoại độc tố, đó là sản phẩm tiết của vi khuẩn.
Cơ chế miễn dịch chống vi khuẩn ngoại bào:
1. Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu:
Bao gồm 3 cơ chế:
- Thực bào: Là cơ chế chính, nó được thực hiện bởi bạch cầu đa nhân trung tính,
monocyt, đại thực bào ở tổ chức (mô). Khả năng thực bào sẽ bị giảm khi độc lực của
vi khuẩn càng cao.

- Hoạt hóa bổ thể: Là cơ chế quan trọng trong việc loại trừ vi khuẩn ngoại bào.
LPS nội độc tố của vách trực khuẩn Gram (-) là 1 trong những tác nhân hoạt hóa bổ
thể theo con đường cạnh không có kháng thể; kết quả tạo được C3b gây opsonin hóa
vi khuẩn, giúp cho quá trình thực bào, tạo nên phức hợp tấn công màng gây dung giải
vách của vi khuẩn. Các thành phần C3a và C5a, sản phẩm của sự hoạt hóa bổ thể, làm
tăng quá trình viêm và tạo điều kiện cho các tế bào thực bào tiêu diệt vi khuẩn gây
bệnh.
- Nội độc tố (LPS): kích thích đại thực bào, các tế bào viêm khác, tế bào nội
mạch sản xuất nhiều cytokin (như TNF, IL-1, IL-6) và các chất gây viêm khác, gây
bám dính và xuyên mạch của bạch cầu, làm tăng phản ứng viêm cấp và hoạt hóa cả tế
bào miễn dịch đặc hiệu để loại trừ vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên nếu phản ứng bảo vệ
này xảy ra quá mạnh (quá nhiều cytokin) nó có thể gây tổn thương tổ chức như đông
máu nội mạch rải rác, sốc nội độc tố.
2. Cơ chế bảo vệ đặc hiệu:
7


Miễn dịch dịch thể là đáp ứng chính của cơ thể chống lại vi khuẩn ngoại bào.
Những kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức (LPS) có trong thành phần vỏ vi
khuẩn khi tiếp xúc với tế bào lympho B sẽ trực tiếp kích thích chúng sản xuất ra
kháng thể dịch thể IgM đặc hiệu. Những phần kháng nguyên vi khuẩn được đại thực
bào xử lý và trình diện bằng phân tử MHC II cho tế bào TCD4+, khiến tế bào này
được hoạt hóa và tiết ra IL-4, IL-5, IL-6 giúp tế bào lympho B sản xuất các Ig đặc
hiệu.
Gần đây còn thấy 1 số độc tố vi khuẩn kích thích gần như toàn bộ dòng tế bào T,
gây tiết rất nhiều cytokin, gây những biểu hiện bệnh lý giống sốc nhiễm khuẩn do
LPS.
Kháng thể IgM và IgG chống lại kháng nguyên và độc tố vi khuẩn theo các cơ chế
sau:
- Tuy không giết được vi khuẩn, nhưng kháng thể làm tập trung, bất động vi

khuẩn, làm chúng ngừng phân bào. Phần Fc của kháng thể có vai trò hấp dẫn thực
bào và C1q, tạo điều kiện lý tưởng cho miễn dịch không đặc hiệu hoạt hóa với cường
độ cao.
- Làm tăng hiệu quả thực bào nhờ sự opsonin hóa vi khuẩn. Các Ig một đầu (Fab)
gắn đặc hiệu với vi khuẩn, đầu kia (Fc) gắn với tế bào thực bào (qua các FcR), đồng
thời gây hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển mạnh mẽ nhất.
- Trung hòa độc tố vi khuẩn và ngăn cản chúng gặp thụ thể ở tế bào đích. Phức
hợp kháng nguyên – kháng thể này nhanh chóng bị đào thải thông qua hiện tượng
thực bào và đây chính là cơ sở dùng huyết thanh điều trị thụ động như trong uốn ván,
bạch hầu. IgA tiết ra niêm mạc (hô hấp, tiêu hóa) cũng có tác dụng trung hòa độc tố
và ngăn cản vi khuẩn bám vào niêm mạc để xâm nhập.
Ngoài ra trong cơ chế miễn dịch đặc hiệu còn gặp 1 biến chứng khác, đó là hiện
tượng mẫn cảm chéo. Một số kháng nguyên, đặc biệt của liên cầu dung huyết β là
protein M, có cấu trúc tương tự như protein của cơ tim. Kháng thể do chúng kích
thích tạo ra có thể phản ứng chéo với cơ tim, gây viêm cơ tim, cho nên bệnh tại khớp
nhưng nguy hiểm lại tại tim. Nhiễm khuẩn liên tiếp có thể gây ra hoạt hóa đa clon
lympho bào, điều đó cũng có thể đóng góp vào cơ chế dẫn đến bệnh tự miễn.
B. Vi khuẩn nội bào:
8


Là những vi khuẩn sống và nhân lên ngay bên trong tế bào vật chủ (ví dụ trực
khuẩn lao, phong…). Vì vậy, các kháng thể dịch thể không tiếp cận được với vi
khuẩn nội bào.
Cơ chế miễn dịch chống vi khuẩn nội bào:
1. Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu:
Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu chủ yếu là thực bào. Tuy nhiên trong nhiều trường
hợp, vi khuẩn vẫn sống và tăng sinh ngay trong tế bào thực bào, ví dụ vi khuẩn lao
đối với đại thực bào. Khi đó, miễn dịch tự nhiên ít có hiệu quả, cơ thể chỉ trông cậy
vào đáp ứng miễn dịch thu được.

2. Cơ chế bảo vệ đặc hiệu:
Chủ yếu là miễn dịch qua trung gian tế bào (CMI). Đại thực bào tuy không tiêu
diệt được vi khuẩn nhưng vẫn trình diện được một số kháng nguyên protein cho các
tế bào T. TCD4 sau khi nhận ra kháng nguyên đã tăng cường sản xuất các cytokin trong
đó quan trọng là IFNγ. Chất này có tác dụng tăng cường khả năng tiêu của đại thực
bào. Cũng như TCD4+, TCD8+ cũng hỗ trợ, kích thích thực bào. TDTH gây ra hiện
tượng dị ứng, tức là viêm cục bộ, đóng góp thêm vào quá trình tiêu diệt cả tế bào thực
bào đã hoặc chưa ăn vi khuẩn.
Nhiễm khuẩn nội bào (do trực khuẩn hay nấm) ít nhiều đều gây ra viêm cục bộ
kéo dài có hoại tử và phát triển thành mô xơ tại ổ viêm. Cơ thể phản ứng bằng tụ tập
tại chỗ những đại thực bào hoạt hóa vây quanh trực khuẩn tạo ra u hạt, nếu rộng có
thể gây rối loạn chức năng. Như thế có thể nói chính đáp ứng của vật chủ gây ra tổn
thương. Tính phản ứng này phụ thuộc nhiều vào cơ địa của vật chủ. Điều này có thể
thấy rõ ở những bệnh nhân phong, với các cơ thể khác nhau:
- Trong thể ác tính, có tình trạng đáp ứng CMI yếu nhưng hiệu giá kháng thể đặc
hiệu cao, trực khuẩn vẫn tồn tại, sinh sôi nảy nở bên trong đại thực bào gây ra những
tổn thương ở da và xương.
- Trong thể củ, hiệu giá kháng thể thấp nhưng đáp ứng CMI vẫn gần như bình
thường,nên vi khuẩn bị kiềm chế, bệnh nhẹ, có những u hạt (củ) xung quanh dây thần
kinh. Tùy nơi bị mà gây ra các hiện tượng như mất cảm giác, rối loạn dinh dưỡng, có
thể dẫn đến hậu quả co quắp, rụt ngón chân, ngón tay…
9


Tóm lại, nhiễm vi khuẩn nội bào là vấn đề phức tạp, ngoài tính kháng nguyên,
đường vào của vi khuẩn còn có vai trò của khả năng đề kháng và tính phản ứng của
cơ thể.
Câu 81: Trình bày cơ chế miễn dịch chống virus và ký sinh trùng.
(Đoạn đầu câu 80)
A. Virus:

Là loại vi sinh vật nội bào: về cấu trúc chúng chỉ gồm có vỏ bọc và nhân (ARN
hay ADN). Muốn sống và nhân lên, chúng phải tồn tại trong các tế bào khác, sử dụng
acid nucleic cùng với bộ máy tổng hợp protein của tế bào túc chủ. Để xâm nhập vào
tế bào, trước tiên chúng phải gắn với các phân tử có trên bề mặt tế bào đó (VD: HIV
gắn với phân tử CD4 có trên bề mặt các tế bào lympho TCD4). Sau khi vào được tế
bào, nhân của virus tích hợp với nhân của tế bào túc chủ và gây bệnh.
Cơ chế miễn dịch chống virus:
1. Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu:
Có 2 cơ chế chính:
- Tăng sản xuất IFN từ tế bào nhiễm: Chất này ức chế sự nhân lên của virus tại
chỗ cngx như đối với các tế bào lân cận, hạn chế sự lan truyền của yếu tố gây bệnh.
- Tế bào NK tăng hoạt động, ly giải những tế bào nhiễm virus.
Ngoài ra còn có sự tham gia của bổ thể, của hoạt động thực bào vào quá trình tiêu
diệt virus gây bệnh.
2. Cơ chế bảo vệ đặc hiệu:
Miễn dịch đặc hiệu chống virus bao gồm có miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế
bào.
a) Đáp ứng miễn dịch dịch thể:
- Các kháng thể dịch thể đặc hiệu virus có vai trò quan trọng trong giai đoạn sớm
của quá trình nhiễm, khi virus vẫn còn tự do chưa xâm nhập vào tế bào. Các IgM và
sau đó là IgG sẽ gắn với các protein của vỏ nhân hoặc bao ngoài virus, ngăn cản
chúng bám dính và đi vào tế bào túc chủ. Kháng thể IgA tiết có tác dụng ngăn chặn
sự tấn công của virus theo đường niêm mạc. Nói chung, kháng thể dịch thể trong một
số trường hợp chứng tỏ có hiệu quả.
10


- Tuy vậy, với nhiều loài virus, kháng thể dịch thể không có tác dụng mong muốn
hoặc không có tác dụng. Chúng không gây được miễn dịch thụ động khi tiêm các Ig
đặc hiệu cho cơ thể chưa bị nhiễm.

b) Đáp ứng miễn dịch tế bào:
- Là cơ chế chính với vai trò chủ yếu của tế bào lympho Tc (tế bào lympho T gây
độc).
- Tc mang CD8+ do vậy có khả năng nhận biết kháng nguyên virus do phân tử
MHC I trình ra, ngay từ giai đoạn virus còn tiềm ẩn trong tế bào chủ. Tc có tác dụng
ly giải tế bào nhiễm qua kích thích tạo các enzym và cytokin hoạt động (như
interferon) giúp hạn chế sự xâm nhập hoặc tiêu diệt virus.
 Đây là cơ chế hiệu lực nhất trong các bệnh nhiễm virus (gây bệnh cấp và gây ung
thư). Nhưng chính cơ chế này trong 1 số trường hợp gây tổn thương mô vì Tc có thể
làm ly giải mạnh các tế bào nhiễm gây ra những đám hoại tử lớn.
Nhiều trường hợp, sự phối hợp cả 2 cơ chế dịch thể và tế bào là nguyên nhân lành
bệnh nhanh chóng, đồng thời có thể gây trạng thái bệnh lý nặng nề.
B. Ký sinh trùng:
Là những sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại và
phát triển.
Đáp ứng miễn dịch chống ký sinh trùng diễn ra dai dẳng, lâu dài nhưng kết quả
đôi khi lại dẫn đến những tổn thương bệnh lý nghiêm trọng.
Cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng:
1. Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu:
Ký sinh trùng xâm nhập cơ thể sẽ gặp phải:
- Bổ thể hoạt hóa: các kháng nguyên ký sinh trùng xuất hiện là tác nhân hoạt hóa
bổ thể theo con đường cạnh, kết quả dẫn đến ly giải ký sinh trùng nhờ phức hợp tấn
công màng. Tuy nhiên cách này ít hiệu quả vì ký sinh trùng trút bỏ những phân tử bề
mặt đã gắn bổ thể.
- Thực bào: đại thực bào có thể ăn các ký sinh trùng, nhưng cơ chế này rất yếu,
thường là ký sinh trùng chống được các cơ chế diệt tế bào của cả tiểu và đại thực bào,
thậm chí vẫn tồn tại và phát triển ngay trong tế bào thực bào.
2. Cơ chế bảo vệ đặc hiệu:
11



a) Đáp ứng miễn dịch dịch thể:
- Tăng sản xuất IgE đặc hiệu và tăng bạch cầu ái toan, thường gặp trong nhiễm
giun, sán. Đáp ứng này là do kháng nguyên ký sinh trùng kích thích TCD4+ tiết IL-4,
IL-5 là những cytokin thúc đẩy tế bào lympho B sản xuất IgE và tủy xương sản xuất
bạch cầu ái toan.
- Một số Ig chống ký sinh trùng có khả năng hoạt hóa bổ thể, opsonin hóa ký sinh
trùng để tăng thực bào, qua đó giết ký sinh trùng.
- Đại thực bào khi được hoạt hóa cũng có khả năng trực tiếp nuốt và tiêu ký sinh
trùng thông qua các gốc tự do (NO) và TNF.
- Một số ký sinh trùng gây các u hạt, phát triển nhiều tổ chức xơ; u hạt xung quanh
schistosoma để chống lại sự bành trướng của ký sinh trùng.
b) Đáp ứng miễn dịch tế bào:
- Trong nhiễm ký sinh trùng, tế bào TCD4+ và các cytokin có thể đóng góp vào
việc đẩy lùi bệnh nhưng cũng có thể làm bệnh trầm trọng thêm. Người ta cho rằng,
đại thực bào khi được hoạt hóa sẽ tăng tạo IFNγ và TNF, giúp tăng hoạt động của đại
thực bào, còn IL-4 ức chế hoạt động đó.
- Trong sốt rét, TNF có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của sốt rét ác
tính. Ở nồng độ thấp, nó có tác dụng diệt ký sinh trùng, gây sốt… nhưng ở nồng độ
cao nó gây nhiều rối loạn bệnh lý như tổn thương phổi, não và có thể gây chết. Vì
vậy, nếu tiêm kháng thể kháng TNF có thể làm hạn chế mức độ trầm trọng của bệnh.
- TCD8+ cũng có vai trò bảo vệ trong sốt rét. Hiệu quả này dường như cũng phụ
thuộc TNF và IFNγ. Những cytokin này đã ức chế sự nhân lên của ký sinh trùng, tuy
cơ chế chưa được rõ.
Câu 82: Trình bày khái niệm về đáp ứng miễn dịch, phân biệt đáp ứng miễn dịch tự
nhiên với đáp ứng miễn dịch thích ứng (thu được), đáp ứng miễn dịch tiên phát và
đáp ứng miễn dịch thứ phát.
1. Khái niệm đáp ứng miễn dịch:
- Đáp ứng miễn dịch là khả năng của cơ thể nhận biết, đáp ứng và loại bỏ yếu tố lạ
gây hại. Do vậy, đáp ứng miễn dịch là phương thức đề kháng tự vệ hết sức quan trọng

của cơ thể.
12


- Khi bị yếu tố gây bệnh (kháng nguyên) xâm nhập, trước tiên cơ thể vận hành
ngay một số tế bào và phân tử sẵn có để kịp thời ngăn chặn, xử lý, sau đó tạo ra các tế
bào đặc hiệu tương ứng với từng loại kháng nguyên khác nhau để loại trừ chúng.
2. Phân biệt:
- Đáp ứng miễn dịch ở người được chia thành 2 loại:
+) Đáp ứng miễn dịch tự nhiên (Miễn dịch không đặc hiệu).
+) Đáp ứng miễn dịch thu được (Miễn dịch đặc hiệu).
Miễn dịch tự nhiên
- Là miễn dịch sẵn có của cơ thể từ khi mới sinh ra,
được hình thành sớm trong quá trình tiến hóa của động vật
với vai trò chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật gây
bệnh. Nói cách khác, đó là khả năng tự bảo vệ của một cá
thể có ngay từ lúc mới sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp
xúc trước của cơ thể với các kháng nguyên của vật lạ.
- Có tính chất di truyền, khác nhau giữa các loài và
các cá thể trong cùng một loài.
- Không để lại trí nhớ, khá ổn định, ít bị sai sót.
- Các yếu tố thuộc miễn dịch tự nhiên là phương tiện
chung dùng để chống lại sự xâm nhiễm của các vi sinh
gây bệnh, không phân biệt đó là vi khuẩn hay ký sinh
trùng hoặc virus.

Miễn dịch thu được
- Là trạng thái miễn dịch xuất hiện do kháng thể đặc
hiệu tương ứng với từng loại kháng nguyên được tạo ra
sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên. Có 2 cách tiếp

xúc kháng nguyên:
+) Tiếp xúc 1 cách ngẫu nhiên.
+) Tiếp xúc chủ động: tiêm vaccin phòng bệnh.
- Giữ vai trò rất quan trọng, do bởi chúng có khả năng
nhận dạng được hầu hết các kháng nguyên và để lại trí nhớ
miễn dịch.
- Sản phẩm chủ yếu của miễn dịch thu được là các
kháng thể đặc hiệu (kháng thể dịch thể, kháng thể tế bào)
và các chất có hoạt tính sinh học (cytokin).

Miễn dịch tiên phát
- Đều là đáp ứng miễn dịch dịch thể.

Miễn dịch thứ phát

Giống

Khác

- Thời gian tiềm tàng dài, cường độ đáp ứng
kém, thời gian duy trì đáp ứng ngắn.
- Một số tế bào T và B đã được mẫn cảm sẽ trở
thành tế bào trí nhớ, nếu tiếp xúc lại với kháng
nguyên sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch thứ phát.

- Thời gian tiềm tàng ngắn hơn, cường độ đáp
ứng mạnh hơn, thời gian duy trì đáp ứng dài hơn.
- Các tế bào trí nhớ phát triển nhanh và mạnh tạo
thành 1 clon tế bào chuyên sản xuất ra kháng thể đặc
hiệu.


Câu 83: Kể về các hàng rào đáp ứng miễn dịch tự nhiên, phân tích đặc điểm cấu tạo
và cơ chế bảo vệ của hàng rào vật lý.
1. Các hàng rào đáp ứng miễn dịch tự nhiên:
Miễn dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu): là khả năng tự bảo vệ sẵn có và
mang tính di truyền trong các cơ thể cùng một loài. Nói cách khác đó là khả năng tự
bảo vệ của một cá thể có ngay từ mới sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước
của cơ thể với các kháng nguyên của vật lạ.
13


Trong miễn dịch tự nhiên, có các hàng rào sau:
- Hàng rào vật lý.
- Hàng rào hóa học.
- Hàng rào tế bào.
- Hàng rào thể chất.
2. Đặc điểm cấu tạo và cơ chế bảo vệ của hàng rào vật lý:
Hàng rào vật lý bao gồm: da và niêm mạc.
- Da: gồm rất nhiều lớp tế bào, trong đó có lớp tế bào ngoài cùng đã sừng hóa,
luôn được bong ra và đổi mới
 đã tạo ra một cản trở vật lý trước sự xâm nhập của kháng nguyên.
Da lành lặn, không bị sây sát sẽ cản trở sự xâm nhập của kháng nguyên.
- Niêm mạc: chỉ có 1 lớp tế bào trên bề mặt nhưng cũng có tác dụng cản trở tố,
ngoài tính đàn hồi như da, nó còn được bao phủ bởi lớp chất nhầy. Chất nhầy do
những tuyến ở dưới niêm mạc tiết ra
 tạo nên một màng bảo vệ làm cho vi khuẩn và các vật lạ không bám thẳng được
vào tế bào, mà sự bám này là 1 điều kiện tiên quyết để chúng có thể xâm nhập vào
sâu hơn.
Một số niêm mạc (mắt, miệng, đường tiết niệu) thường xuyên được rửa sạch bởi
các dịch tiết, loãng (nước mắt, nước bọt, nước tiểu).

Một số niêm mạc khác, đặc biệt là niêm mạc đường hô hấp, lại có các vi nhung
mao luôn rung động có tác dụng cản bụi mang theo vi khuẩn và các vật lạ, không cho
chúng vào phế nang và đẩy dần chúng ra khỏi phế quản cùng phản xạ ho và hắt hơi.
Câu 83: Nêu một số thành phần cấu tạo thuộc hàng rào hóa học và cơ chế bảo vệ của
chúng.
Miễn dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu): là khả năng tự bảo vệ sẵn có và
mang tính di truyền trong các cơ thể cùng một loài. Nói cách khác đó là khả năng tự
bảo vệ của một cá thể có ngay từ mới sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước
của cơ thể với các kháng nguyên của vật lạ.
Trong miễn dịch tự nhiên, có các hàng rào sau:
- Hàng rào vật lý.
14


- Hàng rào hóa học.
- Hàng rào tế bào.
- Hàng rào thể chất.
1. Các thành phần cấu tạo thuộc hàng rào hóa học:
- Dịch tiết của các tuyến trong cơ thể (nước mắt, nước bọt, nước mũi, mồ hôi…)
- Huyết thanh có chức lysozym, protein phản ứng C, các thành phẩn của bổ thể,
interferon…
2. Ccơ chế bảo vệ của hàng rào hóa học:
- Da và niêm mạc (hàng rào vật lý) được tăng cường với 1 số yếu tố hóa học:
+) Trên da, nhờ có các chất tiết như acid lactic, acid béo của mồ hôi và tuyến
mỡ dưới da mà các vi khuẩn không tồn tại lâu được.
+) Tại niêm mạc, chất nhầy che chở bề mặt tế bào khỏi bị enzym neuraminidase của virus tác động. Dịch tiết của các tuyến như nước mắt, nước bọt, nước mũi,
sữa…có nhiều lysozym, một loại enzym muramidase có tác dụng trên vỏ của một số
vi khuẩn.
Ngoài ra, bổ thể, interferon, các tế bào thực bào cũng chuyển từ máu qua niêm
mạc, tham gia vào đáp ứng miễn dịch tự nhiên.

- Một khi kháng nguyên đã vượt qua hàng rào da và niêm mạc thì sẽ gặp hàng rào
hóa học ngay bên trong cơ thể, chính là huyết thanh có chức lysozym, protein phản
ứng C, các thành phẩn của bổ thể, interferon…
+) Protein C: có nồng độ tăng cao tại ổ viêm, cùng với sự có mặt của Ca2+, có
tác dụng đối với phế cầu trùng và có thể cố định cả bổ thể. Bổ thể có thể được hoạt
hóa bởi các chất hydratcacbon, LPS…của vi khuẩn, do đó chọc thủng vách tế bào và
làm dung giải vi khuẩn.
+) Hệ thống bổ thể: Là 1 hệ thống protein enzyme hoạt động theo dây chuyền.
Khi gặp các yếu tố gây hoạt hóa (như LPS, hydratcarbon, phức hợp kháng nguyên –
kháng thể), hệ thống bổ thể được hoạt hóa và tạo ra phức hợp tấn công màng (MAC)
có tác dụng chọc thủng màng các tế bào mang kháng nguyên.
Trong quá trình hoạt hóa, một số thành phần bổ thể được tách ra thành 1 số
mảnh (C3a, C5a) có tác dụng sinh học: Hóa hướng động bạch cầu, gây dãn mạch,
15


tăng tính thấm thành mạch…C3b còn dính vào vi khuẩn, giúp các thực bào dễ tiếp
cận và tiêu diệt vi khuẩn.
+) Interferon (IFN): là 1 cytokin của các tế bào sau khi hoạt hóa tiết ra, có
hoạt tính không đặc hiệu chống các virus gây nhiễm các tế bào cùng loại.
Một số tế bào, sau khi bị nhiễm virus cũng có khả năng tiết ra IFN ngăn virus
xâm nhập vào các tế bào lành khác (kể cả virus cũ và virus mới xâm nhập). IFN còn
hoạt hóa protein khác của tế bào có tác dụng hạn chế sự sao chép của virus ở khâu
mARN.

Câu 85: Kể về một số thành phần tham gia chính và chức năng của hàng rào tế bào.
Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch tự nhiên gồm: Tế bào thực bào (đại thực
bào, tiểu thực bào), tế bào diệt tự nhiên, một số tế bào tham gia trong phản ứng viêm
như bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, tế bào Mast…
1. Thực bào:

Là các tế bào có khả năng nuốt, tiêu các vi sinh vật. Thực bào gồm 2 loại:
- Tiểu thực bào: Bạch cầu hạt trung tính (BCTT) làm nhiệm vụ tiểu thực bào (ăn
các đối tượng có kích thước bé), là loại bạch cầu đông đảo nhất ở máu ngoại vi
(chiếm khoảng 60% tổng số bạch cầu máu ngoại vi). Trên bề mặt BCTT có các thụ
thể đối với các chất hóa hướng động giúp chúng di chuyển (thụ thể Fc của IgG, IgA,
thụ thể với C3b của bổ thể, thụ thể với các yếu tố sinh trưởng).
- Đại thực bào: Là các tế bào có khả năng nuốt và xử lý các vật lạ kích thước lớn.
Tùy theo nơi cư trú hoạt động mà đại thực bào có những tên khác nhau: Monocyte
(máu), Kupffer (gan), Langerhans (da)…
Trên bề mặt ĐTB có nhiều thụ thể: Thụ thể hóa hướng động, thụ thể với C3 của
bổ thể, với Fc của globulin miễn dịch…Ngoài ra, trên bề mặt ĐTB có phân tử MHC
lớp I và lớp II có vai trò quan trọng trình diện kháng nguyên cho các tế bào lympho,
mở màn cho miễn dịch đặc hiệu.
* Quá trình thực bào chia ra 3 giai đoạn chính:
16


- Giai đoạn gắn: Các vsv và sản phẩm của chúng có tính hấp dẫn đối với các
thụ thể hóa hướng động trên bề mặt thực bào, dẫn đến hoạt hóa kinase, hình thành giả
túc giúp chúng vận động di chuyển đến đối tượng. Thụ thể kết dính giúp thực bào áp
sát và gắn với đối tượng, tín hiệu được chuyển vào trong và thực bào được hoạt hóa.
- Giai đoạn nuốt: Màng tế bò và nguyên sinh chất hình thành gọng kìm ôm
kín đối tượng, chuyển đối tượng vào bên trong tạo thành phagosom.
- Giai đoạn tiêu: Lysosom tiến đến phagosom, cả 2 tiểu thể này hòa màng tạo
phagolysosom. Các vi sinh vật trong phagolysosom bị tiêu diệt.
2. Bạch cầu hạt ái kiềm (BACK), Tế bào Mast, Bạch cầu hạt ái toan (BCAT):
Các tế bào này tham gia phản ứng viêm, có vai trò trong cơ chế đề kháng tự nhiên
của cơ thể.
- BACK và tế bào Mast: BACK có mặt chủ yếu trong máu, tế bào mast có mặt
chủ yếu trong các mô. Trong nguyên sinh chất của các tế bào này có các hạt chứa các

chất có hoạt tính sinh học: histamin, heparin, arylsulfat, glucuronidase. Trên bề mặt 2
loại tế bào này có thụ thể với Fc của IgE, do đó hầu hết IgE của cơ thể đều gắn trên
bề mặt của chúng.
- BCAT: Trong nguyên sinh chất có các hạt chứa protein kiềm, protein mang điện
âm có tác dụng gây độc tế bào, đặc biệt đối với ấu trùng ký sinh trùng.
3. Tế bào diệt tự nhiên (NK):
Là những tế bào dạng lympho to, không có các thụ thể của tế bào lympho T hoặc
B nhưng có hạt chứa perforin và granzym. NK có khả năng tiêu diệt các tế bào nhiễm
virus, tế bào ung thư khi các tế bào này không hoặc ít biểu lộ MHC lớp I.
Câu 87: Trình bày khái quát quá trình hình thành đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Nêu
nguồn gốc, bản chất của kháng thể dịch thể và các thành phần bổ thể.
1. Quá trình hình thành đáp ứng miễn dịch đặc hiệu:
Miễn dịch đặc hiệu là trạng thái miễn dịch xuất hiện do kháng thể đặc hiệu tương
ứng với từng KN được tạo ra sau khi cơ thể tiếp xúc với KN.
Miễn dịch đặc hiệu bao gồm: Miễn dịch dịch thể và Miễn dịch qua trung gian tế
bào.
Quá trình hình thành miễn dịch đặc hiệu trải qua 3 giai đoạn:
17


- Nhận diện KN: Trừ 1 số KN không phụ thuộc tuyến ức thì tế bào lympho B có
khả năng nhận diện trực tiếp nhờ thụ thể BCR của chúng, còn hầu hết các KN phải
được các tế bào trình diện KN xử lý thành các đoạn peptid nhỏ cùng với phân tử
MHC trình cho thì tế bào lympho T mới nhận diện được nhờ thụ thể TCR.
- Hoạt hóa: Sự tiếp xúc giữa phức hợp MHC – peptid (kháng nguyên) với thụ thể
của tế bào lympho T (TCR) cùng với các phân tử khác trên bề mặt (phân tử kết dính)
tạo ra các tín hiệu truyền vào trong tế bào làm cho tế bào được hoạt hóa. Những tế
bào được hoạt hóa này tiết ra các cytokin có tác dụng hoạt hóa nhiều tế bào khác,
kích thích tăng sinh.
+)Phần lớn các tế bào hoạt hóa này sẽ biệt hóa thành các tế bào sản xuất KT

đặc hiệu với KN được nhận diện.
+) Một số tế bào hoạt hóa trở thành tế bào nhớ. Nếu KN xâm nhập trở lại, các
tế bào nhớ này nhanh chóng phát triển và sản xuất ra 1 lượng kháng thể đặc hiệu
nhiều hơn và kéo dài hơn so với đáp ứng lần đầu.
- Hiệu ứng: Sau khi được mẫn cảm, các tế bào lympho sản xuất ra các KT đặc
hiệu, KT này sẽ kết hợp với KN tương ứng để loại trừ KN ấy.
+) Trong miễn dịch qua trung gian tế bào: Nếu KN gắn trên tế bào thì sẽ kết
hợp trực tiếp với KT tương ứng trên bề mặt tế bào lympho T gây độc (Tc), Tc sản
xuất perforin tiêu diệt tế bào mang KN. Nếu KN là KN hòa tan thì nó sẽ kết hợp với
KT tương ứng trên bề mặt tế bào lympho T hỗ trợ (Th), phản ứng KN – KT này làm
KN mất hiệu lực.
+) Trong miễn dịch thể dịch: KN kết hợp với KT tạo thành các phức hợp miễn
dịch. Các phức hợp này sẽ bị các thực bào ăn và xử lý. Khả năng thực bào tăng lên
khi phức hợp miễn dịch được gắn thêm bổ thể.
2. Nguồn gốc, bản chất:
a) Kháng thể dịch thể:
- Nguồn gốc: Do các tế bào lympho B mẫn cảm (tế bào plasma) sản xuất.
- Bản chất: Là kháng thể đặc hiệu thuộc thành phần globulin huyết thanh, được tạo
ra do quá trình đáp ứng miễn dịch và gọi là “globulin miễn dịch”.
b) Các thành phần bổ thể:
18


- Nguồn gốc: Các yếu tố bổ thể được sinh ra ở các tế bào gan và đại thực bào.
Chúng tồn tại trong hệ thống tuần hoàn như những phân tử không hoạt động.
- Bản chất: Một vài yếu tố của bổ thể thì ở dạng tiền enzym (pro-enzym). Khi
được hoạt hóa, các phân tử này trở thành các enzym protease. Các enzym này sẽ cắt
cầu nối peptid của các yếu tố bổ thể khác để hoạt hóa yếu tố này.
Câu 88: Mô tả cấu trúc chung của các phân tử globulin miễn dịch.
Phân tử globulin miễn dịch gồm 1 hay nhiều đơn vị hình thành, chúng có cấu trúc

tương đối giống nhau.
Mỗi đơn vị là 1 phân tử protein có 4 chuỗi polypeptid giống nhau từng đôi một: 2
chuỗi nhẹ và 2 chuỗi nặng, chúng nối với nhau bằng những cầu nối disulfua (S-S).
1. Chuỗi nhẹ:
- Trọng lượng phân tử khoảng 23.000. Có 2 loại chuỗi nhẹ chung cho tất cả các
lớp globulin miễn dịch:
+) Chuỗi nhẹ Kappa (k), chỉ có 1 loại.
+) Chuỗi nhẹ Lambda (λ), ít nhất có 4 loại.
Tính kháng nguyên của 2 loại chuỗi nhẹ này hoàn toàn khác nhau. Tỷ lệ mang
chuỗi nhẹ k và λ của các globulin miễn dịch có khác nhau giữa các loài. Ở người, tỷ
lệ này là 2 : 1. Một p/tử globulin miễn dịch chứa chuỗi nhẹ k, hoặc λ, không khi nào
mang cả 2 loại. 2 chuỗi nhẹ của phân tử globulin miễn dịch cùng loại có cấu trúc
hoàn toàn giống nhau.
- Chuỗi nhẹ gồm 211-221 acid amin và chia thành 2 phần dài bằng nhau:
+) Phần hằng định (C): có tận cùng – COOH với trình tự a.a tương đối hằng
định và được ký hiệu CK và Cλ.
+) Phần thay đổi (V): có tận cùng – NH2, trật tự a.a trong phần này thay đổi
từng nhóm một, rất khác nhau từ cá thể này đến cá thể khác và ngay trong 1 cá thể,
được ký hiệu VK và Vλ. Trong phần này có những sự sắp xếp vị trí của các a.a cực kỳ
thay đổi.
2. Chuỗi nặng:
- Trọng lượng phân tử từ 50.000 đến 70.000. Được chia thành 5 lớp: γ, α, μ, δ, ε.
Các chuỗi nặng có tính đặc hiệu riêng và quyết định globulin miễn dịch thuộc lớp
19


nào. Tương ứng với mỗi lớp chuỗi nặng là 1 loại globulin miễn dịch, còn chuỗi nhẹ
có thể là k hoặc λ.
- Chuỗi nặng có khoảng 440 a.a và chia thành 2 phần:
+) Phần hằng định (C): có tận cùng –COOH, có khoảng 330 a.a. Do sự khác

biệt về tính kháng nguyên ở vùng hằng định mà 1 số lớp globulin miễn dịch còn được
chia thành các dưới lớp như: γ1, γ2, γ3, γ4 hoặc α1, α2.
+) Phần thay đổi (V): có tận cùng –NH2. Trong trật tự a.a có 1 số đoạn cực kì
thay đổi xen giữa những đoạn tương đối ổn định. Những vùng cực kì thay đổi sẽ tham
gia trực tiếp vào việc hình thành vị trí kết hợp kháng nguyên.
3. Cầu disulfua và các domain globulin miễn dịch:
- Cầu disulfua được hình thành ở các acid amin cystein, chúng nối các chuỗi
polypeptid lại với nhau duy trì cấu trúc bậc 4 của phân tử.
- Chúng còn nối các a.a ở những vị trí cách xa nhau trong cùng 1 chuỗi làm chúng
uốn cong lại tạo ra cấu trúc hình cầu, được gọi là domain. Chuỗi nhẹ có 2 domain,
chuỗi nặng có 4 domain, mỗi domain có khoảng 100 acid amin.
4. Vùng bản lề:
- Là vùng giáp gianh giữa domain CH1 và CH2 trong chuỗi năng.
- Có đặc tính mềm mại, là nơi dễ bị tác động của các enzym tiêu protein.
5. Các nhóm carbohydrat:
- Có vai trò trong việc duy trì cấu trúc bậc 3 thông qua việc gấp chính xác p/tử
globulin miễn dịch.
- Có vai trò trong việc tiết các globulin miễn dịch bởi tế bào plasma và điều hòa
tốc độ chuyển hóa của globulin miễn dịch.
6. Các mảnh của phân tử globulin miễn dịch:
- 2 mảnh Fab: mỗi mảnh gồm 1 chuỗi nhẹ và 1 phần chuỗi nặng có tận cùng –
NH2, gồm các domain VH và CH1. Mảnh này có trọng lượng p/tử 50.000 và có 1 vị trí
kết hợp với kháng nguyên.
- 1 mảnh Fc: trọng lượng p/tử 60.000, có tính kháng nguyên, có khả năng liên kết
với 1 số tế bào khác và giữ vai trò nhất định trong việc hoạt hóa bổ thể.
Câu 89: Trình bày chức năng sinh học của các phân tử globulin miễn dịch.
20


Vùng V trên Fab có chức năng nhận biết cái lạ (KN), kết hợp đặc hiệu với nó, bất

hoạt nó. Phần Fc làm nhiệm vụ tương tác với các phân tử, tế bào khác, hoạt hóa cơ
chế miễn dịch không đặc hiệu. Qua đó, thực hiện sự kết hợp chặt chẽ miễn dịch đặc
hiệu và không đặc hiệu.
1. Chức năng nhận biết, kết hợp đặc hiệu KN: Vai trò của Fab.
Chức năng nhận biết được thực hiện thông qua việc p/tử Ig kết hợp đặc hiệu với
epitop KN. Vị trí kết hợp nằm ở vùng V của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ, đầu tận cùng –
NH2. Nhờ khả năng kết hợp đặc hiệu mà Ig có thể tác động trực tiếp lên KN và làm:
- Bất hoạt các phân tử có hoạt tính: trung hòa độc tố do vi khuẩn tiết ra. Cơ chế:
+) Ví trí hoạt động của p/tử KN (có hoạt tính) bị KT che phủ bằng sự kết hợp,
khiến nó không tiếp xúc được với thụ thể trên tế bào đích.
+) Cấu hình của vị trí có hoạt tính bị biến dạng ko còn đặc hiệu với đích nữa.
+) Phân tử có hoạt tính thay đổi hình thể không gian.
- Bất hoạt virus: KT làm cho virus mất khả năng kết hợp với thụ thể của tế bào
đích, do vậy virus không xâm nhập được vào nội bào, nhanh chóng chết ở ngoại bào.
Trường hợp virus đã lọt được vào nội bào thì khi xuất hiện những epitop KN trên bề
mặt tế bào sẽ bị KT kết hợp. KT không trực tiếp tiêu diệt virus nhưng có tác dụng hấp
dẫn đại thực bào, tế bào NK đến tiêu diệt tế bào nhiễm virus lẫn virus bên trong.
- Bất hoạt vi khuẩn, ký sinh trùng và ấu trùng của chúng: do các mảnh Fab của
p/tử Ig kết hợp đặc hiệu với những epitop KN của chúng, khiến cho:
+) Xoắn khuẩn bi mất khả năng di động.
+) Tốc độ nhân lên của vi khuẩn giảm hoặc mất. Vi khuẩn bi tiêu diệt nhanh.
+) Ký sinh vật đơn bào và 1 số đa bào bị KT diệt như diệt vi khuẩn.
2. Chức năng hoạt hóa hệ miễn dịch không đặc hiệu:
Là c/năng của phần Fc, chỉ được t/hiện khi phần Fab đã kết hợp đặc hiệu với KN.
a) Chức năng hoạt hóa bạch cầu:
- Hoạt hóa bạch cầu thực bào (hiện tượng opsonin hóa):
Các đại thực bào và bạch cầu trung tính có recetor với phần Fc (FcR) của phân tử
IgG và IgM. Vi khuẩn hay đơn bào đã gắn IgM hay IgG thì chúng dễ bị các tb thực
bào bắt, nuốt và tiêu hủy. Đại thực bào và bạch cầu trung tính còn có C3bR, vì vậy
21



khả năng thực bào sẽ được tăng cường nếu đối tượng thực bào gắn cả IgM hay IgG
và C3b.
- Hoạt hóa tế bào gây độc: các tế bào gây độc sẽ tiết ra các chất gây độc làm chết
tế bào mang KN.
- Hoạt hóa tế bào ái kiềm, tế bào Mast: làm giải phóng các hoạt chất trung gian
như serotonin, histamin…các chất hoạt mạch này làm tăng tính thấm thành mạch, do
đó KT trong máu và các tế bào thực bào dễ dàng lọt qua thành mạch tới nơi có KN
xâm nhập.
b) Hoạt hóa cơ chế vận chuyển Ig qua màng tế bào:
- Tb biểu mô ruột có FcR, nhờ có receptor này mà IGA tiết được vận chuyển qua
các tế bào thành ruột rồi giải phóng vào lòng ruột thực hiện vai trò bảo vệ niêm mạc
ruột.
- Trên mặt hợp bào nuôi ở nhau thai có receptor với Fc của IgG, do vậy có cơ chế
vận hành tích cực chuyển IgG tử máu mẹ sang cơ thể thai.
c) Hoạt hóa bổ thể:
Fab của Ig kết hợp KN hình thành phức hợp KN-KT. Việc kết hợp KN đã làm thay
đổi cấu hình không gian của phân tử Ig, nó bộc lọ vị trí gắn bổ thể trên Fc. Khả năng
hoạt hóa bổ thể chỉ có ở IgM, IgG1, IgG2 và IgG3.
Câu 90: Kể tên và cho biết nguồn gốc, bản chất của các yếu tố bổ thể, trình bày cơ
chế hoạt hóa bổ thể.
1.Nguồn gốc, bản chất của các yếu tố bổ thể:
- Từ lâu người ta đã biết bổ thể không phải là 1 chất mà là 1 hệ thống gồm nhiều
thành phần, trong đó có những thành phần không biền với nhiệt. Hiện nay người ta đã
tách biệt được 9 thành phần của bổ thể và được ký hiệu theo quy ước quốc tế như
sau:
+) Bổ thể ký hiệu chung là C’.
+) Các thành phần của bổ thể được ký hiệu từ C1, C2, C3…C9. Riêng C1 có 3
đơn vị nhỏ là C1q, C1r, C1s.

- Nguồn gốc: Các yếu tố bổ thể được sinh ra ở các tế bào gan và đại thực bào.
Chúng tồn tại trong hệ thống tuần hoàn như những phân tử không hoạt động.
22


- Bản chất: Một vài yếu tố của bổ thể thì ở dạng tiền enzym (pro-enzym). Khi
được hoạt hóa, các phân tử này trở thành các enzym protease. Các enzym này sẽ cắt
cầu nối peptid của các yếu tố bổ thể khác để hoạt hóa yếu tố này.
2. Cơ chế hoạt hóa bổ thể:
a) Con đường cổ điển:
* Yếu tố khởi phát:
- Phức hợp KN –KT.
- Sự vón tụ của các phân tử IgG, IgM.
- Một số virus, chất plasmin, prothrombin với nồng độ đủ cao.
* Quá trình hoạt hóa:
- Đầu tiên phải có phức hợp KN – KT (để mở màn): Phức hợp miễn dịch EA
(E: hồng cầu cừu, A: kháng thể chống hồng cầu).
- Hoạt hóa C1q:
C1q + EA -------> EAC1q
EAC1q + C1r, C1s ------> EAC1qrs

(s: là thành phần có hoạt tính men)

 Xúc tác quá trình hoạt hóa C4.
- C4: EAC1s

+ C4 ------> EAC1s,4b

+ C4a (rơi vào trong môi trường).


- C2: EAC1,4b

+ C2 ------> EAC1,4,2b

+ C2a.

- C3: EAC1,4,2b + C3 -------> EAC1,4,2,3b + C3a (có hoạt tính sinh học)
EAC1,4,2,3b : là phức hợp C5-convertaza có tác dụng hoạt hóa C5.
- C5: EAC1,4,2,3b + C5 -----> EAC1,4,2,3,5b

+ C5a (có hoạt tính sinh học).

………
- C8:

------> EAC1,4,2,3,5,6,7,8b

Lúc này, quá trình tan máu bắt đầu.
- C9:

------> EAC1,4,2,3,5,6,7,8,9b

Quá trình tan máu được khuếch đại.
b) Con đường cạnh:
- Là con đường diễn ra liên tục, thường xuyên, tự duy trì trong cơ thể.
- Bắt đầu từ C3.
* Yếu tố khởi phát:
23



- Bề mặt các vi khuẩn Gram (-), Gram (+), các TB bị nhiễm nấm, kí sinh vật.
- Các polysaccarid tự nhiên, nhân tạo.
- Bề mặt hồng cầu thỏ IgA vón tụ.
* Quá trình hoạt hóa:
C3 ----> C3a + C3b
C3b + B -Ba + (C3b)Bb
D
(C3b)Bb: là phức hợp có hoạt tính men, vừa quay lại hoạt hóa C3, nhưng lại vừa
có tác dụng giống C5 – convertaza.
Câu 91: Trình bày tác dụng sinh học của hoạt hóa bổ thể.
1. Ly giải tế bào mang kháng nguyên:
- Bổ thể tham gia làm tan các tế bào mang kháng nguyên (chủ yếu là vi sinh gây
bệnh, các tế bào bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, tế bào khác loài…) nhờ sự hình thành
phức hợp tấn công màng.
- Trong giai đoạn đầu (giai đoạn mẫn cảm), bổ thể hoạt hóa theo đường
alternative, khi đã có kháng thể thì hoạt hóa theo con đường cổ điển, để cùng tạo ra
phức hợp tấn công màng làm tan tế bào.
- Khi các đường hoạt hóa xảy ra song song thì đường cổ điển có hiệu quả hơn cả
(chiếm 70% hiệu lực làm tan vi khuẩn), nói lên miễn dịch đặc hiệu là yếu tố quan
trọng hỗ trợ miễn dịch không đặc hiệu.
2. Hình thành phản ứng viêm:
- Các sản phẩm của hoạt hóa bổ thể, nhất là các mảnh C3a, C5a có hoạt tính sinh
học quan trọng trong hình thành phản ứng viêm. Một số mảnh có ái tính gắn trên
màng một số tế bào, lôi kéo các tế bào này tham gia vào phản ứng viêm.
- C3a, C5a có tác dụng hấp dẫn bạch cầu, gây co cơ trơn, gây tăng tính thấm thành
mạch giúp bạch cầu xuyên mạch đến ổ viêm, hình thành dịch rỉ viêm. C5a còn bám
vào tế bào mast và bạch cầu ái kiềm làm giải phóng ra amin hoạt mạch (histamin) gây
tăng tính thấm (thứ phát) rất mạnh.

24



- C3b còn bám trên một số nhóm tế bào lympho T và B (nhờ thụ thể) có tác dụng
hoạt hóa các tế bào này. Nó cũng có thụ thể trên màng bạch cầu đa nhân trung tính và
có tác dụng kích thích thực bào.
- C1q có thụ thể trên tiểu cầu, xúc tiến quá trình đông máu tại ổ viêm.
3. Xử lý phức hợp miễn dịch:
- Xử lý và thải trử các phức hợp miễn dịch trở nên dễ dàng hơn nhiều khi có bổ
thể tham gia.
- Các phức hợp KN-KT lưu hành trong máu, nếu có gắn bổ thể sẽ giúp các thực
bào tăng khả năng bắt giữ và tiêu hủy chúng, nhờ vậy hạn chế khả năng gây bệnh của
chúng.
Câu 92: Trình bày các khái niệm về: Miễn dịch bệnh lý, quá mẫn, suy giảm miễn
dịch và bệnh tự miễn dịch.
- Miễn dịch bệnh lý: Là những tình trạng bệnh lý do hậu quả của tổn thương cấu
trúc và rối loạn cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch.
- Quá mẫn: Là tình trạng đáp ứng với kháng nguyên ở mức quá mạnh mẽ, biểu
hiện bằng các triệu chứng bệnh lý.
- Suy giảm miễn dịch: Là tình trạng hệ miễn dịch đáp ứng dưới mức cần thiết
trước các yếu tố gây hại (kháng nguyên) làm xuất hiện các bệnh lý.
- Bệnh tự miễn dịch: Là một trạng thái bệnh lý do có sự kết hợp của tự kháng thể
mà gây ra viêm, dẫn đến tổn thương thực thể và chức năng tại tế bào, mô hay cơ
quan.
Câu 93: Trình bày cơ chế bệnh sinh của quá mẫn týp 1, kể tên và mô tả biểu hiện lâm
sàng tiêu biểu cho quá mẫn týp 1.
Quá mẫn: Là tình trạng đáp ứng với kháng nguyên ở mức quá mạnh mẽ, biểu
hiện bằng các triệu chứng bệnh lý.
Quá mẫn gồm có 4 týp (1  4).
Quá mẫn týp 1: Phản vệ trên súc vật, Bệnh dị ứng có cơ địa di truyền (ở người).
1. Cơ chế bệnh sinh của quá mẫn týp 1:

25


×