Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

MÁY móc và DỤNG cụ CHỮA RĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 152 trang )

MÁY MÓC VÀ DỤNG CỤ CHỮA RĂNG
1. GHẾ, MÁY NHA KHOA
1.1. Các loại ghế nha khoa
Gồm có ghế cho bệnh nhân và ghế cho người điều trị.
1.1.1. Ghế cho bệnh nhân Thường có hai loại
- Ghế ngồi: Bệnh nhân được điều trị ở tư thế ngồi, thường là ghế bơm dầu.
- Ghế nằm: Bệnh nhân được điều trị ở tư thế nằm, loại ghế này thường có những
nút điện để điều khiển ghế lên, xuống, ngửa ra phía sau, chồm ra trước.
1.1.2. Ghế ngồi cho người điều trị
Thường có bánh xe, chỗ tựa lưng và có thể điều khiển lên xuống.
1.2. Các loại máy nha khoa
1.2.1. Máy đạp chân
Dùng chân đạp để vận chuyển hệ thống ròng rọc - dây tua truyền đến tay
khoan, loại này chạy chậm, chỉ tiện dùng cho những vùng chưa có điện (hiện
hay không còn dùng).
1.2.2. Máy điện tốc độ thường
Sử dụng mô tơ có vận tốc từ 10.000 đến 15.000 vòng/phút. Lực quay
được truyền đến tay khoan qua hệ thống ròng rọc-dây tua hoặc cần dẻo.
1.2.3. Máy điện tốc độ cao (máy siêu tốc)
Sử dụng khí nén từ 6-8 kg lực, khí được chuyển đến tay khoan qua hệ
thống dây dẫn, luôn luôn có dây dẫn nước đi kèm.
Các loại máy nha khoa trên thường kèm theo các bộ phận để tiện sử dụng,
các bộ phận này được lắp kèm theo máy hoặc để rời.
- Đèn chiếu sáng: Để chiếu sáng vùng làm việc, dùng công tắt hoặc cảm ứng từ
- Bàn nhỏ: Để khay dụng cụ và hóa chất, có thể di chuyển đến gần hoặc ra xa
- Bộ phận xịt hơi, nước: Để rửa sạch và thổi khô, nếu ghép chung có thể tạo
phun sương.
- Ống hút nước bọt: Để làm khô vùng làm việc
- Ống nhổ: Để bệnh nhân nhổ nước bọt và súc miệng.
Ngoài ra, có thể kèm theo máy chụp phim nha khoa, đèn trám quang trùng
hợp, máy thử tuỷ răng, đầu cạo cao siêu âm…



1


Hình 1: Hệ thống ghế máy nha khoa

Hình 2: Tay xịt hơi và nước

Hình 3: Ống hút nước bọt
2. DỤNG CỤ CHỮA RĂNG
2.1. Dụng cụ khám
2.1.1. Gương Có hai loại
- Gương phẳng: Cho hình ảnh, trung thực.
- Gương lõm: Có tính phóng đại làm ảnh to hơn.
- Công dụng:
+ Phản chiếu ánh sáng đến răng.
+ Nhìn gián tiếp.
+ Banh môi má, gạt lưỡi.

Hình 4: Gương phẳng
2.1.2. Thám trâm: Tuỳ theo hình dạng có 3 loại:
- Số 6: thẳng, dùng tìm lỗ sâu mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai, tìm lỗ vào ống
tủy…
- Số 17: gập khúc hai lần có móc nhỏ để tìm lỗ sâu mặt bên.
- Số 23: cong, công dụng như cây số 6.
- Công dụng: Dùng để khám, phát hiện lỗ sâu, cao răng dưới nướu, túi nha
chu… và những cái mà mắt thường không thể thấy.
2



A
B
C
Hình 5: Các loại thám trâm: (A): số 6; (B): số 17; (C): số 23
2.1.3. Kẹp gắp
Đầu mũi khép chặt, trơn hoặc có khía, dùng để gắp bông, các loại dụng cụ
nhỏ.
Ngoài ra còn có khay để đựng dụng cụ khám.

Hình 6: Kẹp gắp
2.2. Dụng cụ cắt
2.2.1. Dụng cụ cắt bằng tay
- Cây đục men:
Có 2 loại.
+ Cây đục men thẳng:
Cán dụng cụ và lưỡi cắt nằm trong cùng một trục.
Dùng để vạt men và tạo rãnh lưu cho xoang.
+ Cây đục men khuỷu
Lưỡi cắt nằm trong một mặt phẳng tác dụng không cùng trục với cán dụng
cụ và có độ vát nghiêng thay đổi tuỳ theo cây đục dùng cho phía gần hoặc phía
xa. Nó có thể trình bày dưới dạng 1 cặp hai cây hoặc dưới dạng 1 cây hai đầu;
dùng để vát men ở bờ nướu của thành xoang.

Hình 7: Cây đục men thẳng và khuỷu
- Cây nạo ngà:
Có nhiều hình dạng khác nhau: Hình tròn, hình muổng, hình lá lúa...Có
thể là cây một đầu, 1cặp 2 cây, hay cây hai đầu.
Dùng để lấy đi lớp ngà bệnh lý.
3



Hình 8:Cây nạo ngà
2.2.2. Dụng cụ cắt bằng máy
2.2.2.1. Tay khoan
- Tay khoan chậm (Low speed) Có 2 loại:
Loại chạy bằng cần ròng rọc dây tua (hoặc cần dẽo), loại này không có hệ
thống phun nước kèm tay khoan. Vận tốc khoảng 10.000 – 15.000 vòng/phút
Loại chạy bằng hệ thống hơi nén, có thể có hệ thống phun nước. Vận tốc
khoảng 40.000 vòng/phút. Loại này cần có phần trung gian để gắn vào, gọi là
mô tơ, vận tốc có thể lên đến 100.000 vòng/phút
Mỗi loại có tay thẳng và tay khuỷu
+ Tay khoan thẳng dùng để:
* Tạo xoang các răng phía trước hàm trên (ít dùng), phẫu thuật
* Cắt hoặc mài ngoài miệng như mài chỉnh răng hàm giả, cắt chốt...
+ Tay khoan khuỷu dùng để:
* Tạo xoang .
* Gắn các dụng cụ sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, thí dụ: gắn lentulo để
trám ống tuỷ các răng, gắn chổi và đài cao su để đánh bóng răng…

D
E (mô tơ để gắn tay khoan chậm chạy bằng hơi)

F (tay khoan thẳng chạy bằng hơi)
4


G (tay khoan khuỷu chạy bằng hơi)
Hình 9: Tay khoan chậm, (A,B,C,D): chạy bằng ròng rọc và dây tua;
(F,G): chạy bằng hơi
- Tay khoan siêu tốc (High speed)

Chỉ có tay khuỷu, chạy bằng hơi nén, vận tốc có thể từ 200.000 – 400.000
vòng/phút, vì vậy luôn luôn sử dụng với hệ thống phun nước. Phần đuôi có loại
2 lỗ (một lỗ hơi và một lỗ nước vào), có loại 4 lỗ (2 lỗ cho hơi và nước vào, 2 lỗ
cho hơi và nước thừa thoát ra). Đầu lắp dụng cụ nhỏ (mũi khoan) có dạng bấm,
dạng vặn, dạng ấn. Tay khoan siêu tốc thường được dùng để:
+ Tạo xoang.
+ Mài cùi, cắt răng và cầu răng giả.

Hình 10: Tay khoan siêu tốc
- Micromotor
Là một loại tay khoan được lắp vào bộ điều khiển riêng, hoặc được gắn vào
máy nha khoa nhưng có phần gắn trung gian có mô tơ với vận tốc cao hơn mô tơ cho
tay khoan chậm có hai loại:
+ Loại chỉ có tay khoan thẳng, thường được dùng trong labo răng giả.
+ Loại vừa có tay thẳng và tay khuỷu, tay khuỷu được gắn vào tay thẳng. Tùy theo
yêu cầu sử dụng, nếu dùng để mài răng giả thì dùng tay thẳng, nếu muốn tạo xoang thì
gắn tay khủyu vào tay thẳng

Hình 11: Micromotor
2.2.2.2. Mũi khoan
- Cấu tạo:
Mũi khoan được cấu tạo gồm 3 phần:
5


+ Phần đầu: là phần tác dụng, có nhiều hình thể khác nhau.
+ Phần cổ: là phần nối giữa phần đầu và phần thân, thuôn nhỏ từ thân đến đầu
+ Phần thân: là phần được gắn vào tay khoan, phần này khác nhau về kích
thước, đường kính, kiểu dáng ở mỗi loại tay khoan. Thí dụ, với tay khoan chậm
thẳng và tay khoan siêu tốc, phần đuôi của thân tròn trơn còn phần đuôi của tay

khoan chậm khuỷu có vát một nửa để khi lắp vào tay khoan được lưỡi gà nơi tay
khoan gài lại.

Hình 12: Cấu tạo mũi khoan
(A): mũi khoan dùng cho tay khoan chậm thẳng
(B): mũi khoan dùng cho tay khoan chậm khuỷu
(C): mũi khoan dùng cho tay khoan siêu tốc
- Phân loại:
+ Theo tay khoan:
* Mũi khoan cho tay khoan chậm thẳng:
Phần đầu có nhiều hình dạng để phù hợp cho mỗi công dụng của nó, phần
thân dài khoảng 35mm, đường kính khoảng 2mm, đuôi trơn .
* Mũi khoan dùng cho tay khoan chậm khuỷu:
Phần đầu có nhiều hình dạng, phần thân có đường kính như tay khoan
thẳng nhưng ngắn hơn và có 3 kích thước, phần đuôi mũi khoan có một mặt vát
và một rãnh để ăn khớp vào lưỡi gà trên tay khoan khuỷu.
* Mũi khoan dùng cho tay khoan siêu tốc:
Phần đầu có nhiều dạng, phần thân có đường kính nhỏ hơn tay khoan
chậm, khoảng 1.2mm, và cũng có 3 kích thước, đuôi mũi khoan trơn láng

A
B
C
Hình 13: Mũi khoan cho các loại tay khoan. (A): thẳng; (B): khuỷu; (C):
siêu tốc
6


+ Theo kích thước phần thân:
Để thuận tiện trong động tác sử dụng, phần thân của mũi khoan dùng cho

tay khoan khuỷu và siêu tốc có thể dài, trung bình hay ngắn. Loại dài thường
được sử dụng để mở tủy, loại ngắn dùng tạo xoang cho những vùng hẹp, vướng
khó thao tác như mặt ngài răng cối lớn, vùng răng khôn…

Hình 14: Mũi khoan ngắn, trung bình, dài
+ Theo chất liệu nơi đầu tác dụng.
* Mũi khoan bằng thép
* Mũi khoan bằng carburre tungsten
* Mũi khoan có phủ kim cương ở bề mặt, với loại này có nhiều độ thô mịn khác
nhau

A
B
Hình 15: (A): mũi khoan kim cương; (B): mũi khoan tungsten
+ Phân loại theo hình dạng của đầu tác dụng
Tất cả các mũi khoan thường có số từ nhỏ đến lớn và có các hình dạng :
* Mũi tròn: thường được dùng để mở rộng lỗ sâu, lấy ngà mềm, tạo lưu..
* Mũi bầu dục: thường dùng mài mặt trong răng cửa hoặc mặt nhai
* Mũi trái trám: mài tạo rãnh mặt nhai
* Mũi trụ: có nhiều dạng: trụ đầu bằng, trụ búp, trụ thuôn đầu, trụ đầu tròn, trụ
nhọn ...
Mỗi dạng có một chức năng riêng. Thí dụ trụ đầu bằng thường dùng làm phẳng
đáy xoang và tạo thành xoang thẳng đứng, trụ búp mài đường hoàn tất của cùi
răng…
* Mũi ngọn lửa
* Mũi trái lê
7


* Mũi bánh xe

* Mũi nón cụt: Làm phẳng đáy xoang tạo các đường góc, tạo phần lưu (ngày nay
ít dùng)

Hình 16: Các dạng mũi khoan
2.3. Dụng cụ đánh bóng
2.3.1. Trục lắp (Mandrel)
Là phần trung gian để gắn các phương tiện dùng để đánh bóng như dĩa
giấy nhám, đá mài…Có 2 loại ngắn và dài để lắp vào tay khoan thẳng hay
khuỷu.

A
B
Hình 17: Trục lắp và dĩa giấy nhám. (A): dài; (B): ngắn
2.3.2. Chổi và đài cao su
Có loại rời để gắn vào trục lắp, có loại gắn sẵn như mũi khoan. Được
dùng với bột đánh bóng để đánh bóng răng hoặc đánh bóng miếng trám
Amalgame, composite

Hình 18: Chổi và đài cao su
2.3.3. Mũi silicon
8


Gồm nhiều hình dạng khác nhau, dùng để đánh bóng miếng trám
composite

Hình 19: Các loại mũi silicon
2.4. Dụng cụ trám
2.4.1. Bộ trám xi măng
- Bay đánh xi măng: dùng để đánh vật liệu trám như Eugenate, Zinc phosphate

cement, Ca(OH)2,...
- Kính: là một tấm kính dày từ 1,5 - 2 cm. Gồm hai phần, phần nhám để trộn
Eugenate
Phần trơn để trộn các loại xi măng khác và Ca(OH)2.

Hình 20: Kính và bay đánh xi măng
- Bay đưa vật liệu vào xoang và nhồi xi măng:
Thường đầu nhồi trơn, dùng để nhồi chặt xi măng vào xoang, trên mỗi cây
có thể vừa có một đầu lấy vừa có một đầu nhồi.

9


Hình 21. Cây lấy và nhồi xi măng
2.4.2 .Bộ dụng cụ trám amalgam: gồm.
- Cây lấy Amalgam (porte d’ amalgam): dùng lấy Amalgam cho vào xoang.
- Cây nhồi Amalgam: Để nhồi chặt Amalgam vào xoang, đầu cây nhồi thường
có những khứa hình quả trám.
- Cây điêu khắc Amalgam:
Có nhiều hình dạng khác nhau dùng để điêu khắc, tạo lại hình dạng giải
phẫu của răng.
- Cây miết bóng amalgam: có nhiều hình dạng khác nhau, để miết láng và làm
sát bờ miếng trám
- Máy đánh Amalgam hoặc cối chày bằng thủy tinh (hoặc inox) dùng để trộn
Amalgam.

Hình 22: Cối chày và máy đánh amalgame

10



.

Hình 23: Các loại porte d’amalgame

Hình 24: Cây nhồi amalgame

Hình 25: Cây điêu khắc amalgame

Hình 26: Cây miết láng
2.4.3. Dụng cụ đặt khuôn
- Khuôn trám (băng trám: Matrix bands): dùng làm khuôn khi trám các xoang
kép hoặc xoang vỡ lớn, có nhiều hình dạng, có thể bằng kim loại hoặc bằng
plastic
- Dụng cụ giữ khuôn: Để giữ khuôn trám, có nhiều loại

11


Hình 27: Giữ khuôn Tofflemire và các loại băng trám
(1): ốc cố định băng trám vào giữ khuôn; (2): ốc điều chỉnh băng trám; (3):
trục di chuyển của ốc cố định; (4): trục di chuyển của con chạy; (5): con
chạy và rãnh để luồn băng trám; (6):chữ U và các rãnh để bẻ cong băng
trám

A

B

12



Hình 29: Các loại khuôn trám. (A): Khuôn trám Hawe supermat Matrix
(B): Khuôn trám BiTineTM ring
2.4.4. Chêm kẽ
Dùng để chêm vào kẽ răng khi trám các xoang ở mặt gần và xa, chêm có
thể làm bằng gỗ hoặc bằng plastic

A
B
Hình 30: Các loại chêm kẽ. (A): chêm gỗ; (B): chêm plastic

2.4.5. Dụng cụ trám Composite
- Chổi quét acid và chổi tạo hình miếng trám
- Bông quét keo dán
- Cây điêu khắcvà đưa vật liệu vào xoang.
- Cây nhồi vật liệu
- Cây súng để bơm vật liệu vào xoang
- Đèn quang trùng hợp: đèn halogen và đèn Led

.
Hình 31: Bông quét keo dán và chổi quét acid
13


Hình 32: Cây điêu khắc và nhồi composite

A

B


C
Hình 33: (A): Súng bơm composite
(B): Đèn LED ; (C): Đèn Halogen

DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU TRONG
NHỔ RĂNG TIỂU PHẪU

DỤNG CỤ DÙNG TRONG NHỔ RĂNG

I. GHẾ, MÁY NHA KHOA
1. Ghế nha khoa
Gồm ghế cho bệnh nhân và ghế ngồi cho bác sỹ.
1.1. Ghế cho bệnh nhân
Có nhiều loại, hiện nay thường sử dụng loại ghế được điều khiển bằng
điện, có những công tắc điện để điều khiển ghế lên, xuống, ngã ra phía sau ở tư
14


thế nằm hoặc trở về tư thế ngồi. Những công tắc điện này có thể được điều
khiển bằng tay hoặc chân hoặc phối hợp cả hai tuỳ theo nhà sản xuất.
1.2. Ghế ngồi cho bác sỹ
Thường có bánh xe, có chỗ tựa lưng và có thể điều khiển ghế lên xuống
được.
2. Máy nha khoa
Có nhiều loại, hiện nay máy nha khoa thường được chế tạo gắn liền với ghế nha
khoa thành một đơn vị chung. Máy gồm có :
- Hệ thống tay khoan gồm: Tay khoan chậm (low speed) tốc độ khoảng 30.000
vòng / phút, được vận hành bằng hơi (air torque) hoặc bằng điện (micromoteur)
và tay khoan siêu tốc, tốc độ rất cao khoảng 300.000 - 400.000 vòng / phút,

được vận hành bằng hơi, có kèm hệ thống phun nước để giảm nhiệt độ do ma
sát.
- Hệ thống hơi và nước để rửa và thổi khô (air-spray).
- Hệ thống đèn chiếu sáng với ánh sáng hội tụ.
- Hệ thống hút nước bọt, máu.
- Hệ thống bô nhổ: bệnh nhân nhổ nước bọt hoặc súc miệng.
- Hệ thống đèn đọc phim x quang.
Trong nhổ răng, tiểu phẫu, hệ thống khoan dùng để cắt răng hoặc xương
trong những trường hợp nhổ răng khó.

Hình 1: Hệ thống ghế máy nha khoa
II. DỤNG CỤ KHÁM
1. Gương (miroire): dùng để phản chiếu ánh sáng đến răng, soi rõ những nơi
không nhìn thấy, hoặc banh môi, má, lưỡi. Có 2 loại gương: gương phẳng
(miroire-plan) và gương lõm (miroire-convave). Loại gương lõm có tính phóng
đại thường dùng trong nhổ răng.
15


2. Thám trâm (sonde): dùng để thăm khám lỗ sâu.
3. Kẹp gắp (précelle): mặt trong của 2 đầu kẹp có khía hoặc không, loại có khía
thường dùng trong nhổ răng để gắp những mô hạt viêm, bọc nang chân răng,
gắp bông gòn ..

Hình 2: Bộ dụng cụ khám răng
III. DỤNG CỤ NHỔ RĂNG
1. Kềm nhổ răng
1.1. Cấu tạo của kềm
Nói chung kềm được cấu tạo dựa vào tính thích hợp với hình dáng giải
phẩu, kích thước thân răng, chân răng và số lượng chân răng của từng nhóm

răng hoặc từng răng một, nhằm mục đích sao cho bắt chặt được răng khi bóp
kềm. Kềm gồm 3 phần: cán kềm, cổ kềm và mỏ kềm. Đối với kềm ta cần phân
biệt:
- Kềm nhổ răng hàm trên hay hàm dưới. Kềm nhổ răng hàm trên có cổ thẳng hay
hình lưỡi lê, kềm nhổ răng hàm dưới có cổ vuông.
- Kềm nhổ răng hay chân răng.
* Đối với kềm nhổ răng cối lớn hàm trên, cần phân biệt bên phải và trái vì răng
cối lớn trên chân phía ngoài có 2 chân nên đòi hỏi mỏ ngoài của kềm có mấu để
len vào giữa 2 chân, giúp kềm bắt chặt vào răng. Do vậy kềm nhổ răng bên trái
không thể dùng để nhổ răng bên phải.
* Khi bóp cán kềm, kềm nhổ răng có mỏ hở, kềm nhổ chân răng mỏ khít với
nhau.

16


Hình 3: Cấu tạo của kềm nhổ răng
1.2. Bộ kềm nhổ răng
1.2.1. Kềm nhổ răng vĩnh viễn
- Kềm nhổ răng cửa hàm trên: cán, cổ, mỏ thẳng, mỏ không có mấu, dùng để
nhổ răng số 1, 2, 3

Hình 4: Kềm nhổ răng cửa hàm trên
- Kềm nhổ răng cửa hàm dưới: cán, cổ, mỏ tạo góc vuông, mỏ không có mấu,
thon nhỏ, dùng để nhổ răng 1, 2, 3.

Hình 5: Kềm nhổ răng cửa hàm dưới
- Kềm nhổ răng cối nhỏ trên: cổ thẳng, cán lượng hình chữ S, mỏ không có mấu,
nhổ răng 4, 5.
17



Hình 6: Kềm nhổ răng cối nhỏ hàm trên
- Kềm nhổ răng cối nhỏ dưới: giống kềm nhổ răng cửa dưới nhưng có mỏ lớn
hơn.

Hình 7: Kềm nhổ răng cối nhỏ hàm dưới
- Kềm nhổ răng cối lớn trên: Có 2 cái, phải và trái, kềm có hình chữ S, mỏ lớn,
mỏ ngoài có mấu để kẹp giữa 2 chân ngoài, nhổ răng 6, 7 hoặc 8.

Hình 8: Kềm nhổ răng cối lớn hàm trên bên trái

Hình 9: Kềm nhổ răng cối lớn hàm trên bên phải
18


- Kềm nhổ răng cối lớn dưới: cổ vuông, hình mỏ chim hoặc càng cua, hai mỏ to,
đều có mấu, dùng cho cả bên phải và trái, nhổ răng 6,7 hoặc 8.

Hình 10: Kềm nhổ răng cối lớn hàm dưới
- Kềm nhổ chân răng hàm trên: hình lưỡi lê, có nhiều cở mỏ khác nhau thích hợp
với kích thước của từng loại chân răng.

Hình 11: Kềm nhổ chân răng hàm trên
- Kềm nhổ chân răng hàm dưới: Giống kềm nhổ răng cửa dưới nhưng có mỏ
nhọn hơn, mỏ bóp khít vào nhau.
- Kềm 151: hình càng cua, mỏ không mấu, là kềm đa năng có thể nhổ được các
răng ở hàm dưới (trong điều kiện thiếu các kềm khác).

Hình 12: Kềm 151

- Kềm 150: Có hình dạng giống kềm nhổ răng cối nhỏ hàm trên, có tác dụng đa
năng như kềm 151 đối với hàm trên.
- Kềm sừng bò (Cowhorn): có hình dạng giống sừng của con bò, gồm 2 loại trên
(có 2 cái phải và trái) và dưới (1 cái), được dùng để nhổ những răng bị vỡ gần
hết thân răng, có thể dùng để chia đôi chân gần và chân xa (cho răng cối lớn
dưới), chân ngoài và chân trong (răng cối lớn trên).
19


Hình 13: Kềm sừng bò hàm dưới
1.2.2. Kềm nhổ răng sữa
Kềm nhổ răng sữa có hình dáng giống kềm nhổ răng vĩnh viễn, tuy nhiên
có kích thước nhỏ hơn. thường có 4 cây :
- Kềm nhổ răng cửa và chân răng hàm trên.
- Kềm nhổ răng cối sữa hàm trên.
- Kềm nhổ răng cửa và chân răng hàm dưới.
- Kềm nhổ răng cối sữa hàm dưới.

Hình 14: Kềm nhổ răng sữa hàm dưới

Hình 15: Kềm nhổ răng sữa hàm trên
2. Bẩy chân răng
Ngoài công dụng nhổ chân răng, còn dùng để tách lợi và dây chằng cổ
răng. Có 2 loại bẩy, một dùng cho hàm trên và một cho hàm dưới.
2.1.Bẩy hàm trên (bẩy thẳng) : cán, cổ và lưỡi thẳng, lưỡi có khoét lòng máng,
có nhiều kích thước lòng máng cũng như độ dày mỏng của lưỡi.

20



Hình 16: Bộ bẩy thẳng
2.2.Bẩy hàm dưới (bẩy khuỷu): cán, cổ và lưỡi tạo 1 góc vuông, cấu tạo từng
cặp. Một để nhổ chân gần, một để nhổ chân xa.

Hình 17: Bộ bẩy khuỷu
2.3.Bẩy chữ T (bẩy Winter): dùng cho hàm dưới, gồm 1 cặp, dùng để phá vách
xương ổ giữa 2 chân răng và lấy 1 chân răng gãy khi chân kia đã được nhổ ra.

Hình 18: Bộ bẩy Winter
3. Syringe và kim gây tê nha khoa
3.1. Syringe nha khoa
Syringe nha khoa được làm bằng kim loại, có hình dáng và cấu tạo
chuyên biệt để dùng với kim chích và ống thuốc tê nha khoa. Cấu tạo gồm 3
phần:
21


- Đầu để gắn kim có gai vặn.
- Thân có nòng chứa ống thuốc tê.
- Cây piston có cán để đẩy thuốc tê trong ống thuốc tê.

Hình 19: Các loại ống chích nha khoa
3.2. Kim gây tê nha khoa
Là loại kim được cấu tạo gồm 2 đầu, một đầu xuyên qua lớp cao su của
ống thuốc tê và một đầu để chích vào mô, được gắn vào sygrine bằng gai vặn,
lòng kim có đường kính # 0,2-0,3 mm. Chiều dài gồm 2 cở :
- Kim dài: chiều dài 30 mm, dùng để gây tê vùng (anesthésie locorégionale ).
- Kim ngắn: chiều dài 21 mm, dùng để gây tê tại chỗ (anesthésie locale).

22



Hình 20: kim gây tê nha khoa
4. Cây nạo ổ răng
Dùng để nạo những mô viêm trong ổ răng sau khi đã nhổ răng như u hạt
viêm, nang răng. Gồm có 2 loại :
- Cây nạo thẳng: đầu nạo có khoét lòng máng, có thể 1 đầu hoặc 2 đầu, dùng để
nạo các ổ răng 1 chân.
- Cây nạo khuỷu 2 đầu có lòng máng ngược chiều nhau, dùng để nạo ổ răng
nhiều chân.

Hình 21: Cây nạo ổ răng
5. Dụng cụ mở miệng
Dùng để mở miệng những trẻ không chịu hợp tác khi nhổ răng, cấu tạo
gồm 2 càng nâng tựa vào cung răng trên và dưới, phần cán có khoá răng cưa để
tăng hoặc giảm độ rộng của 2 càng nâng cung răng.

Hình 22: Dụng cụ mở miệng
IV. DỤNG CỤ PHẪU THUẬT TRONG MIỆNG
1. Dụng cụ chích rạch, cắt bỏ phần mềm và sinh thiết
Dùng để chích áp-xe, rạch tạo vạt niêm mạc, cắt bỏ khối u và sinh thiết
1.1. Dao: có hai loại
23


- Dao thép: có 2 loại:
+ Lưỡi dính liền cán.
+ Lưỡi dao rời gắn vào cán (số 11, 15, 10)
- Dao điện: hình dáng như các vòng dây hoặc nhọn, gắn vào mũi đốt điện. Ngoài
tác dụng cắt, dao điện còn có tác dụng cầm máu tốt.


Hình 23: Cán và các lưỡi dao số 11, 12, 15 – Dao điện
1.2. Kéo:
Gồm có kéo thẳng, kéo cong, có đầu nhọn hoặc đầu tù. Dùng để cắt bỏ
hoặc bóc tách niêm mạc và tổ chức duới niêm mạc, kéo còn được dùng để cắt
chỉ.
2. Dụng cụ cầm máu phẫu thuật
2.1 Cầm máu chảy ở phần mềm: có thể dùng những dụng cụ sau:
- Kẹp mạch máu nhỏ, đầu cong, kẹp mạch máu đang chảy
- Máy đốt điện.
- Gạc 3 x 3 cm
- Spongel.
- Kim, chỉ catgut, chromic 0000.
2.2 Cầm máu chảy trong xương
- Dùng dụng cụ nhẵn miết phần xương xốp nơi máu chảy.
- Dùng sáp xương
- Nhét mèche vô trùng có tẩm mỡ iodoform, có thể để 2-3 ngày.
3. Dụng cụ khâu
Dùng để khâu vết mổ, vết rách hoặc cầm máu, gồm có:
- Kẹp kim (porte aiguille).
- Kẹp phẫu tích.
- Kim chỉ liền, hoặc kim xỏ chỉ.
- chỉ line, catgut, chromic, nylon.
4. Dụng cụ cắt xương
Dùng để điều chỉnh xương ổ, cắt các lồi xương, nhổ các răng ngầm trong
xương. Gồm những dụng cụ sau :
- Kềm gặm xương : có 2 loại, loại cắt bằng mũi và loại cắt bằng ngàm.
- Búa và đục xương.
- Mũi khoan phẫu thuật: hình tròn, hình trụ, đường kính 2mm, được gắn vào tay
khoan thẳng low speed.

- Mũi khoan mài nhựa hình tròn hoặc hình ngọn lửa.
5. Dụng cụ cố định răng
24


Dùng để cố định các răng bị lung lay do chấn thương hoặc do bệnh nha
chu, gồm:
- Kẹp dây thép.
- Kềm cắt dây thép.
- Dây thép # 0,25 - 0,5 mm.
- Cung kim loại.
- Nẹp nhựa résine.

Hình 24: Bộ dụng cụ phẫu thuật

VẬT LIỆU DÙNG TRONG NHỔ RĂNG
I. THUỐC TÊ.
1. Các loại thuốc tê bề mặt
25


×