Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

SUY TIM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.94 KB, 3 trang )

SUY TI M
PGS.TS. Nguyễn Ngoc Sáng
Định nghĩa: Suy tim là cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung
lượng tuần hoàn.
1. Chẩn đoán
1.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào:
1.1.1. Biểu hiện lâm sàng:
Có rất nhiều triệu chứng xảy ra cấp tính hay từ từ, thay đổi tuỳ theo
tuổi trẻ, suy tim trái hay phải. Song triệu chứng chính là:
- Khó thở nhanh nông, thường xuyên hay khi gắng sức, ở trẻ bé nhịp
thở có thể 50-60 lần/ phút. Trường hợp suy tim cấp có thể khó thở dữ dội,
co kéo, suy hô hấp nặng. Do xung huyết ở phổi nên nghe có tiếng ran ẩm ở
đáy phổi. Nếu có phù phổi, ran ẩm rất nhiều ở toàn hai bên phổi.
- Gan to, ấn hơi đau tức, ứ máu ngoại biên, phản hồi gan- tĩnh mạch cổ
dương tính.
- Tim đập nhanh, kể cả khi nghỉ ngơi, tiếng tim mờ, có tiếng ngựa phi,
diện tim to, mạch nhanh;
- Phù, có thể chỉ phù nhẹ ở mi mắt, đến phù to ở chi dưới. Một số
trường hợp suy tim lâu không hồi phục có thể có cổ trướng;
- Trụy mạch trong trường hợp nặng. Trẻ ở tình trạng vật vã, lo sợ, lờ
đờ, da xanh tái, đầu chi lạnh, nổi vân tím, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp hạ,
đái ít.
1.1.2. Xét nghiệm bổ xung:
- Chụp X quang tim thẳng, diện tim to, tỷ lệ tim/ lồng ngực trên 0.55 ở
trẻ bú mẹ, trên 0.60 ở trẻ sơ sinh
- Siêu âm tim và điện tâm đồ: không giúp ích nhiều cho chẩn đoán xác
định suy tim, song có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân.
- Tâm thanh đồ phát hiện các tiếng bất thường, tiếng nhịp ba và các
tiếng thổi giúp ích chẩn đoán.
- Một số xét nghiệm sinh học nên làm để xác định mức độ nặng và có
hướng xử trí: điện giải đồ, nitơ máu, hematorcit.


- Trong trường hợp nặng, có truỵ mạch nên đo áp lực tĩnh mạch trung
tâm để chẩn đoán và theo dõi điều trị.
1.2. Chẩn đoán phân biệt: Với tràn dịch màng tim….
1.3. Chẩn đoán nguyên nhân : dựa vào tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng ,
cận lâm sàng.
1


Nguyên nhân thường gặp là: tim bẩm sinh, thấp tim, viêm cơ tim, tăng
huyết áp, thiếu máu, thiêú vitamin B1…
2. Điều trị và chăm sóc
Việc điều trị suy tim gồm hai phần, điều trị triệu chứng chung và điều
trị nguyên nhân. Trong cấp cứu phải xử trí nhanh các triệu chứng suy tim
trước.
2.1 Điều trị triệu chứng chung
2.1.2. Thuốc trợ tim.
- Digoxin : Là thuốc có hiệu quả trong hầu hết các trường hợp suy tim.
+Chống chỉ định : nhịp tim chậm, block tim, tràn dịch màng tim, bệnh cơ
tim phì đại
+Dạng viên 0,25 mg, ống 0,25 mg/ml tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
+Liều tấn công: dưới 2 tuổi cho 0,06 - 0,08 mg/kg/24 giờ, uống, trên 2 tuổi
cho 0,03 - 0,06 mg/kg/24 giờ, uống chia làm 4 lần, 6 giờ uống một lần, 12
giờ sau liều cuối cùng dùng liều duy trì. Liều tấn công chỉ cho 1 ngày.
+Liều duy trì bằng 1/4 hay 1/5 liều tấn công, dùng đến khi hết suy tim (hết gan
to).
+Nếu dùng digoxin tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp thì cho liều bằng 2/3 liều
uống.
Liều tấn công là liều cao dễ ngộ độc, khi dùng thuốc trợ tim cần hỏi
xem trước đó bệnh nhi đã dùng thuốc trợ tim nào không. Phải theo dõi
triệu chứng ngộ độc, hoa mắt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, mạch chậm, điện

tâm đồ thấy ngoại tâm thu, PR dài, nghẽn nhĩ - thất QRS rộng hay nghẽn
nhánh,... phải ngừng thuốc 3 ngày, sau đó có thể cho lại với liều thấp hơn.
- Thuốc tăng sức bóp cơ tim khác :
+ Dopamin và dobutamin được dùng trong trường hợp suy tim kèm theo
tụt huyết áp :
Liều lượng : dopamin 3-5 microgam/kg/phút,
dobutamin 3-10 microgam/kg/phút ,dùng trong trường hợp phù phổi, bệnh
cơ tim
+Isuprel : dùng khi suy tim kèm nhịp chậm :0,05-0,1 microgam/kg/phút,
- Thuốc ức chế men chuyển: Captopril : 0,5- 2mg/kg/24 giờ
2.1.2. Lợi tiểu:
- Lasix 2 mg/kg tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp hoặc 3-4 mg/kg uống,
ngày có thể cho 4 lần.
- Nếu không có Lasix, cho hypothiazit, liều 1- 2 mg/kg.
Nên cho thuốc lợi tiểu đến khi hết suy tim. Cần theo dõi tình trạng mất
nước và điện giải, nhất là K+
2


2.1.3. Chế độ săn sóc.
- Đặt trẻ nằm yên tĩnh, thoáng khí, tư thế đầu cao cho dễ thở, thở oxy.
- Nếu trẻ vật vã nhiều nên cho an thần, gacdenal, seduxen.
- Chế độ ăn hạn chế nước, 50ml/kg trong ngày đầu, hạn chế muối, đủ
calo.
2.1.4. Điều trị hỗ trợ khác:
- Cho Kali clorua để bù trừ mất K+ qua nước tiểu khi dùng thuốc lợi
tiểu, trung bình cho 2-5 mEq K+/ kg/24 giờ, cụ thể dùng kali clorua 1- 2
g/ngày trong thời gian cho thuốc lợi tiểu.
- Chống nhiễm toan nếu có (pH dưới 7,20, pCO 2 không tăng) cho tiêm
bicacbonat natri 42%, tiêm chậm (1 mEq/phút).

- Nếu thiếu máu nhược sắc nặng (Hb < 60g/l) cho truyền khối hồng
cầu chậm, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm để đề phòng gây tăng gánh.
- Nếu có phù phổi phải cho lợi tiểu mạnh, trợ tim tốt và hô hấp nhân
tạo hỗ trợ bằng máy.
2.2. Điều trị nguyên nhân
Việc điều trị nguyên nhân nhiều khi cũng đóng góp tích cực làm giảm
suy tim nhanh trong cấp cứu.
- Với suy tim do thấp, phải đồng thời điều trị thấp bằng corticoid,
penixilin.
- Trong bệnh Osler, đồng thời phải dùng kháng sinh liều cao và phối
hợp
- Nếu viêm cơ tim do virut, cho ngay prednison 2 mg/kg, các triệu
chứng tim to, suy tim hết nhanh
- Với các bệnh tim bẩm sinh, sau khi đã bớt suy tim, cần thăm dò siêu
âm, thông tim để có chẩn đoán chính xác và chỉ định điều trị phẫu thuật.
- Với bệnh xơ chun màng trong tim cần đặt vấn đề điều trị bằng
digitalis kết hợp với corticoid lâu ngày.
- Suy tim do thiếu máu: truyền máu 10-20 ml/kg
- Do thiếu vitamin B1: tiêm ngay vitamin B1 25 mg 1-2 ống, TB hoặc TM.

3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×