CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
(Văn phòng Chính phủ )
_______________________________________________________
1. Công tác cải cách TTHC được quan tâm triển khai thực sự từ năm 1994
với việc ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 04 tháng 5 năm 1994 của Chính
phủ về cải cách một bước TTHC trong việc giải quyết công việc của công dân
và tổ chức. Từ đó đến nay, công tác cải cách TTHC đã trải qua 05 năm (19941999) triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/CP, 10 năm (2000-2010) triển khai
thực hiện Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ
tướng Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
oạn 2001 - 2010, đặc biệt là Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa TTHC trên các
lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là Đề án 30), và từ năm
2011 đến nay là triển khai thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát TTHC.
Với việc được xác định là "khâu đột phá của cải cách hành chính"1, công
tác cải cách TTHC của Chính phủ đã đạt được những chuyển biến biến tích cực:
Về công khai, minh bạch các quy định về TTHC: Chúng ta đã xây
dựng được bộ TTHC thuộc 4 cấp chính quyền để công bố, công khai trên Cơ sở
dữ liệu quốc gia về TTHC với hơn 5400 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của
các cấp chính quyền được quy định trong tổng số trên 9.000 văn bản pháp luật.
Đồng thời, tại cơ quan, đơn vị hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ giải quyết
thủ tục hành chính, các TTHC thuộc phạm vi giải quyết cũng được niêm yết,
công khai TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tìm hiểu, tuân thủ
quy định về TTHC và thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động tiếp nhận, giải
quyết TTHC của cán bộ, công chức nhà nước. Các quy định mới về TTHC được
các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Văn phòng Chính phủ thường xuyên
cập nhật. Hiện nay dữ liệu được công khai tại CSDLQG là 102.911 hồ sơ TTHC
và 9.855 hồ sơ văn bản có liên quan, trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công
bố, công khai 52 TTHC thuộc lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trên Cơ sở dữ
liệu quốc gia về TTHC số lượng truy cập để khai thác CSDLQG ngày càng tăng,
chỉ trong Quý II/2012 số lượng truy cập là hơn 560 nghìn lượt.
Rà soát, đơn giản hóa quy định TTHC: Thực hiện Đề án 30, với
nỗ lực “Chung tay cải cách TTHC”, 24 Bộ, ngành, cơ quan và 63 địa phương đã
trình Chính phủ ban hành 25 Nghị quyết phê duyệt phương án đơn giản hóa hơn
4700 TTHC. Trong số 25 Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC có
02
89
Nghị quyết đề cập đến nội dung đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi, chức
năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư6. Tính đến ngày 15 tháng 6 năm 2012,
Bộ, ngành, cơ quan đã hoàn thành việc ban hành văn bản hoặc trình cấp có thẩm
quyền ban hành để đơn giản hóa 3.032 TTHC (đang trình cấp có thẩm quyền
ban hành VBQPPL để đơn giản hóa 632 TTHC). Điển hình ở một số lĩnh vực
sau:
+ Lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP
ngày tháng 4 năm 2010 về đăng ký kinh doanh, Chính phủ đã quy định thống
nhất quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong
cùng một thủ tục cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp, tạo điều kiện đơn giản hóa
thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện.
+ Trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chính phủ đã trình Quốc hội
thông qua Luật Đầu tư, thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước, trong đó thủ tục quản lý hoạt động dự án đầu
tư đã chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang cơ chế hậu kiểm và bãi bỏ hàng loạt các
quy định mang tính xin – cho. Kết quả cải cách đã góp phần tích cực cải thiện
môi trường đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
+ Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sau nhiều cải cách hiện đã cho phép
doanh nghiệp có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo ngành nghề ghi
trong giấy chứng nhận kinh doanh nội địa; rút ngắn thời gian thông quan hàng
hoá, giảm thời gian đi lại, chờ đợi và chi phí cho doanh nghiệp; doanh nghiệp
được tự kê khai, áp giá, áp thuế suất và tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu, Hải quan chỉ kiểm tra lại và điều chỉnh khi cần thiết.
+ Trong lĩnh vực thuế, một số nội dung đơn giản hóa nổi bật đã được thực
thi, như: đổi mới cơ chế kê khai, nộp thuế theo hướng bãi bỏ cơ chế thông báo
thuế từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 để áp dụng thí điểm cho cơ sở kinh doanh tự
tính, tự khai và tự nộp thuế. Thời gian hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án
ODA giảm xuống không quá 03 ngày. Thời hạn doanh nghiệp nộp quyết toán
thuế thu nhập doanh nghiệp được giãn từ 60 ngày lên 90 ngày sau khi hết năm.
Đặc biệt, thực hiện Đề án 30 và việc ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính
phủ, ngành thuế đã áp dụng hình thức khấu trừ, phân loại đối tượng kê khai và
nộp thuế, giảm bớt tần suất thực hiện, cụ thể như đối với nhóm thủ tục khai thuế
tài nguyên của đơn vị thu mua khai và nộp thuế thay cho đơn vị khai thác tài
nguyên đã được quy định kê khai và nộp thuế theo từng lần phát sinh và không
phải khai quyết toán quy định cho phép các doanh nghiệp được tự in hóa đơn và
chỉ thực hiện thông báo với Bộ Tài chính khi phát hành và sử dụng mẫu hóa đơn
tự in…
6
Chương trình thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8, khoá VII của Chính phủ.
Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2010.
90
Kết quả cải cách TTHC trong các lĩnh vực nêu trên đã tác động tích cực
đến môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư ở Việt Nam, tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.
- Công tác đánh giá tác động quy định TTHC: Theo Nghị
định số
63/2010/NĐ-CP về kiểm soát TTHC, quy định TTHC được kiểm soát ngay từ
khâu dự thảo VBQPPL có quy định về TTHC. Thực hiện quy định này, các Bộ,
ngành, địa phương đã triển khai đánh giá tác động quy định về TTHC tại các dự
án, dự thảo VBQPPL, nhằm nâng cao chất lượng quy định TTHC theo các tiêu
chí về sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp và chi phí tuân thủ thấp nhất7.
Có thể khẳng định rằng cải cách TTHC trong những năm qua đã đạt được
những chuyển tích cực, nhất là từ khi triển khai thực hiện Đề án 30 và kiểm soát
TTHC. Nhận thức của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức nhà nước về
TTHC và cải cách TTHC đã được nâng cao. Các tổ chức chính trị - xã hội, cộng
đồng doanh nghiệp và người dân đã tham gia một cách tích cực trong quá trình
rà soát các TTHC hiện hành và phản biện các quy định mới về TTHC với tư
cách là đối tượng chịu tác động. Cộng đồng quốc tế và các nhà đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi
trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thông qua việc
thực hiện công tác cải cách TTHC, nhất là về kết quả đơn giản hóa TTHC và
thực hiện công khai minh bạch TTHC thuộc tất cả các lĩnh vực ở các cấp chính
quyền trên cả nước.
2. Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, công tác cải cách TTHC vẫn còn
nhiều hạn chế, bất cập, như:
- Quy định TTHC còn thiếu tính đồng bộ, nhiều quy định về TTHC chưa
đạt yêu cầu về tính rõ ràng, minh bạch, nhất là các quy định về yêu cầu, điều
kiện của TTHC. Nhiều văn bản có quy định TTHC nhưng không xác định rõ các
bộ phận tạo thành thủ tục, dẫn đến khó công bố, công khai và áp dụng trên thực
tế. Một số quy định về TTHC vẫn còn mang dấu ấn của cơ chế quản lý cũ, rườm
rà, phức tạp, không phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Việc rà soát, đánh giá TTHC còn nặng tính hình thức, chưa khoa học,
thiếu khách quan... Do đó, công tác phát hiện, đề xuất loại bỏ hoặc sửa đổi
TTHC chưa thật sự hiệu quả.
- Nhiều cơ quan Nhà nước chưa chấp hành đúng các quy định về việc tiếp
nhận và giải quyết công việc, vẫn còn tình trạng gây khó khăn, phiền hà cho
7
Trong quý II/2012, Bộ, ngành, địa phương đã đánh giá tác động, tham gia ý kiến đối với 602 TTHC quy định
tại 144 dự thảo VBQPPL (tăng 244 TTHC so với quý /2012), riêng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đánh giá tác động
quy định TTHC tại 02 dự thảo nghị định và 01 dự thảo thông tư
91
người dân, doanh nghiệp chưa bố trí cán bộ có phẩm chất, đủ trình độ làm công
việc tiếp nhận và giải quyết công việc. Không ít công chức có thái độ thiếu tôn
trọng nhân dân, cửa quyền, ban ơn, thậm chí sách nhiễu, đòi hối lộ. Vì vậy, tâm
lý ngại tiếp xúc với cơ quan hành chính nhà nước của người dân vẫn chưa được
cải thiện.
3. Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư làm ăn tại Việt Nam, công tác cải cách TTHC trong thời gian
tới cần tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ sau:
- Hoàn thành việc thực thi các phương án đơn giản hóa TTHC đã được
thông qua tại 25 Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC. Bên cạnh
đó, các Bộ, địa phương được giao nhiệm vụ rà soát TTHC trọng tâm năm
2012 theo Quyết định số 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoàn thành có
chất lượng, đúng tiến độ nhiệm vụ rà soát, đảm bảo mục tiêu cắt giảm tối thiểu
30% chi phí tuân thủ TTHC.
- Nghiêm túc thực hiện việc cập nhật các quy định mới về TTHC vào
CSDLQG và thực hiện niêm yết công khai TTHC, nội dung và địa chỉ tiếp nhận
PAKN tại cơ quan hành chính các cấp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và
hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương phát huy tinh thần, thái độ tận tụy, trách
nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết TTHC bằng
các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa công sở; nghiên cứu đề xuất chế độ
phụ cấp hợp lý để có thể khuyến khích, động viên cán bộ, công chức có đạo đức,
có năng lực thực hiện công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC cho công dân…
- Riêng đối với TTHC trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, đề nghị
tiếp tục hoàn thiện các quy định TTHC tại Luật Đầu tư trên cơ sở rà soát, đánh
giá đầy đủ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, nhất là những
vướng mắc, bất cập của các quy định về điều kiện đầu tư, thủ tục đầu tư được
quy định tại Luật và các văn bản pháp luật có liên quan, như Luật Đất đai, Luật
Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bất động sản… bảo đảm
khuyến khích FD đầu tư mạnh vào các ngành nông, lâm, thủy sản, công nghiệp
nhẹ, đồ điện, điện tử gia dụng, công nghệ phần mềm và các ngành công nghiệp
phụ trợ… Đồng thời nghiên cứu, hoàn thiện quy định TTHC đáp ứng yêu cầu
khuyến khích FD đầu tư tạo hàng xuất khẩu trong các sản phẩm mà Việt Nam có
lợi thế, trong đó chú trọng rà soát, đơn giản hóa các thủ tục liên quan theo hướng
tạo thuận lợi hóa thương mại, như: thủ tục hải quan đối với hàng nhập sản xuất
để xuất khẩu, các TTHC liên quan đến bảo lãnh thuế, hoàn thuế, thủ tục về hàng
hải…
Cải cách TTHC được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là nhiệm
vụ trọng tâm trong cải cách hành chính. Trong bối cảnh kinh tế trong nước đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như Nghị quyết số 13/NQ-CP của
Chính phủ đã nêu, chúng ta càng phải nỗ lực hơn nữa tiếp tục đẩy mạnh thực
92
hiện cải cách TTHC để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị
trường, hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chúng tôi đề nghị các doanh
nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tích cực tham gia cùng các bộ, ngành,
địa phương của Việt Nam để cải cách, đơn giản hóa các quy định TTHC với tinh
thần “Chung tay cải cách TTHC”./.
93