Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của việt nam sau khi gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.48 KB, 4 trang )

Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước
ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO


Nguyễn Thị Minh Khuê


Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 60 31 40
Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Nhật Quang
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài và điều chỉnh chính sách đầu tư trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế. Nghiên cứu những điều chỉnh chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi gia nhập WTO. Phân tích thực trạng thu hút
đầu tư của Việt Nam kể từ sau khi gia nhập WTO, những thành tựu, thách thức và
những hạn chế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài kể từ mốc hội nhập WTO.
Đề xuất những giải pháp, gợi ý để tăng cường hiệu quả trong thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam thời gian tới.

Keywords. Quan hệ quốc tế; Đầu tư nước ngoài; Tổ chức thương mại thế giới; Việt
Nam

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ các chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước và xu hướng toàn cầu hóa, hội
nhập kinh tế, thương mại, Việt Nam đã tận dung những cơ hội mang lại, khắc phục khó khăn,
tăng cường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ
coi đầu tư là nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế quốc gia.


Trong suốt nhiều thập kỷ kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới năm 1986, Việt Nam
luôn đạt tốc độ phát triển kinh tế cao so với thế giới và khu vực và đóng góp không nhỏ vào
thành công của Việt Nam chính là các dự án đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy Việt Nam
có nhiều điều kiện thuận lợi cũng như tiềm năng trong thu hút đầu tư. Nhà nước Việt Nam đã
ban hành luật đầu tư nước ngoài từ rất sớm (1987) và qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, các văn
bản pháp lý và chính sách đầu tư của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện với nhiều chủ
trương, chính sách hợp lý hướng tới tháo gỡ các khó khăn, tinh giảm các thủ tục cho các nhà
đầu tư, khuyến khích thu hút đầu tư nên số lượng dự án cũng như vốn đăng ký đầu tư vào
khắp các tỉnh thành trong toàn quốc đã tăng nhanh, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2000 đến
nay. Tuy nhiên, các chính sách thu hút đầu tư cũng như quá trình triển khai thực hiện các chủ
trương, chính sách ở các cơ quan chức năng còn một số bất cập và kết quả đạt được chưa
tương xứng với điều kiện, tiềm năng của một quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh như Việt
Nam. Đặc biệt là kể từ năm 2006, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) thì mức độ hội nhập quốc tế của Việt Nam đã tăng lên rất
nhiều, đòi hỏi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài phải có những điều chỉnh thích hợp
Bối cảnh mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dẫn tới sự cạnh tranh mạnh mẽ
giữa các quốc gia trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực thu hút đầu tư
nước ngoài.
Do vậy, cần tiến hành nghiên cứu tìm hiểu những cơ hội, khó khăn, thách thức mà
Việt Nam gặp phải khi gia nhập tổ chức WTO và những tác động có thể có đến việc thu hút
đầu tư nước ngoài. Cũng cần thiết phải đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu trong chính
sách thu hút đầu tư của Việt Nam và yêu cầu phải điều chỉnh chính sách giai đoạn “hậu
WTO” để từ đó rút ra những kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các cơ chế
chính sách thu hút đầu tư, nâng cao hơn nữa hiệu lực của các chính sách thu hút đầu tư của
Việt Nam trong thời gian tới.
Cho đến nay, Việt Nam chưa có nghiên cứu mang tính chuyên sâu về vấn đề chính
sách thu hút đầu tư nước ngoài sau khi gia nhập WTO để phân tích, đánh giá thực hiện các
chính sách thu hút đầu tư, cũng như các tác động của cam kết khi gia nhập WTO của Việt
Nam đến thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn tới.
Xuất phát từ các lý do như vậy, chủ đề nghiên cứu của luận văn “Điều chỉnh chính

sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO” trở nên có ý nghĩ
thực tiễn và đáng được quan tâm.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống các văn bản, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam và những
điều chỉnh, sửa đổi sau khi Việt Nam gia nhập WTO và tác động của việc điều chỉnh chính
sách đến thực tiễn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam kể từ cuối năm 2006 đến
nay.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài của trên địa
bàn toàn quốc
- Phạm vi về thời gian
+ Số liệu thu thập phân tích: Giai đoạn 2006 - 2010
+ Thời gian tiến hành nghiên cứu: 2010
3. Mục tiêu nghiên cứu.
* Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích các chính sách đã ban hành và thực trạng thu hút đầu tư của Việt
Nam trong thời gian qua, đặc biệt là kể từ sau khi gia nhập WTO năm 2006, xem xét các điều
chỉnh chính sách của Việt Nam để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện các chính sách, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam.
* Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài và điều chỉnh chính sách đầu tư trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nghiên cứu những điều chỉnh chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài sau khi gia nhập WTO .
- Phân tích thực trạng thu hút đầu tư của Việt Nam kể từ sau khi gia nhập WTO, những
thành tựu, thách thức và những hạn chế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài kể từ mốc hội
nhập WTO.
- Đề xuất những giải pháp, gợi ý để tăng cường hiệu quả trong thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại Việt Nam thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Với yêu cầu thực hiện nội dung luận văn về điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của
Việt Nam sau khi gia nhập WTO cho thấy đây là vấn đề nghiên cứu mang tính quốc tế. Do
vậy, luận văn sẽ lựa chọn sử dụng các phương pháp luận Marxist, phương pháp định lượng và
duy vật lịch sử, suy luận logic để diễn giải và phân tích nguyên nhân, tiến trình và kết quả của
các động thái hội nhập mà Việt Nam thực hiện khi gia nhập WTO. Đồng thời, trong quá trình
xử lý dữ liệu phục vụ cho việc thực hiện luận văn, các phương pháp khác như phương pháp
thống kê tổng hợp và nghiên cứu so sánh cũng được sử dụng nhằm làm rõ các đặc điểm,
chuyển biến và thành quả phát triển của đối tượng nghiên cứu là chính sách thu hút đầu tư
nước ngoài của Việt Nam.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo…v.v, luận văn sẽ được kết cấu
thành 3 chương chính. Chương 1 làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn như khái niệm về
chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong bối cảnh tự do hóa thương mại, đầu tư, mở cửa, hội nhập. Đồng thời, làm rõ
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình
thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong những năm vừa qua để thấy rõ tầm quan trọng
của việc điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài trong từng mốc thời gian cụ thể nhằm nâng
cao hiệu quả thu hút đầu tư. Chương 2 là chương chính của luận văn, đi vào nghiên cứu
chuyên sâu và làm rõ những nội dung điều chỉnh chủ yếu trong chính sách thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO, đánh giá những tác động tích cực và
tiêu cực của việc điều chỉnh chính sách đối với thực tiễn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Chương 3 tập trung phân tích những thuận lợi, khó khăn
của Việt Nam khi thực hiện những nội dung điều chỉnh, đề cập đến định hướng về điều chỉnh
chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 để đưa ra một số
kiến nghị giải pháp trước mắt để nâng cao hiệu quả điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước
ngoài của Việt Nam.



References
* Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ thương mại (2007), u bt gia nhp T chi th
gii ca Vit Nam.
2. Bùi Nhật Quang (2008), i c
bi cn mi, Sách chuyên khảo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Bùi Nhật Quang (2008),  ng c    i chung EU ti quan h
i Vit Nam  EU, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, Số 4 (91).
4. Bùi Nhật Quang (22/6/2010), i ma nn kinh t Vit Nam sau khng
hong, Tham luận Hội thảo khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học Thượng Hải, Trung Quốc.
5. Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư (2007), i Vit
Nam, 22/03/2008.
6. Đỗ Hoài Nam (2010), 






, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, NXB Khoa ho
̣
c Xa
̃

̣
i, Hà Nội.
7. Duơng Thị Lan Chi (2011), DI khi Vi a
WTO, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố HCM.
8. GS.TS Võ Thanh Thu (2008), Quan h kinh t quc t, Nhà xuất bản Thống kê.
9. Nguyễn Chiến Thắng (4/2007), “Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Thành công và

triển vọng”, Tạp chí u kinh t, số 4(347), trang 8-20.
10. Nguyễn Hồng Sơn (6/2006), Gia nhi vi khu vc dch
v Vit Nam, tham luận tại hội thảo quốc tế do Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới tổ chức
tại Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Hoa (2007), FDI u kin Vit Nam gia nhp WTO, Bộ Thương mại

12. Nguyễn Xuân Thắng chủ biên (7/2007),  i nhp kinh t quc t
i vi ti Vit Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Hà Nội.
13. Thời báo Kinh tế Sài Gòn (2008), “Vn FDI t    ng s u bt
, cập nhật ngày 1/4/2008
14. Trần Đình Thiên (6/2006), Gia nhc cho Vit Nam”, tham
luận trình bày tại hội thảo quốc tế do Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới tổ chức tại Hà Nội.
15. Trần Thị Cẩm Trang (2003), Ci thic tic ng mt s
c trong nhm cho Vit Nam, Viện
Kinh tế thế giới.
16. Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (5/2010), ng ca hi nhp
kinh t quc t i vi nn kinh t t Nam gia nh, tài liệu tại Hội thảo
Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO, tổ chức tại Hà Nội.
17. Viện Nghiên cứu và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (2011), Nh
FDI khi Vit Nam tr .
18. Vụ Pháp chế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), t mt s cam kt ch yu ca Vit
Nam vi WTO v 
* Tài liệu Tiếng Anh
19. Ms. Le Hai Van (2007), Foreign direct investment in Vietnam,
24/09/2007
20. OECD (2009), Investment Policy Reviews: Vietnam 2009, d-
ilibrary.org/finance-and-investment/oecd-investment-policy-reviews-vietnam-
2009_9789264050921-en, 22/1/2010.
21. UNCTAD (2007), World Investment Prospects Survey 2007  2009,

1/11/2007.
22. UNCTAD (2009), Investment Policy Review of Vietnam,
9/2/2009.
23.  World Investment Prospects Survey 20102012,
1/9/2010.
24. World Bank and International Finance Corporation (2010), Doing Business2009,

05/11/2010.
25. World Bank and International Finance Corporation (2010), Doing Business 2010,
/>ntry/db11/VNM.pdf, 4/11/2010.





×