Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐẦU tư nước NGOÀI với PHÁT TRIỂN cơ sở hạ TẦNG tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.54 KB, 5 trang )

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI
VIỆT NAM
(Bộ Giao thông Vận tải)

Kết cấu hạ tầng giao thông luôn được Chính phủ Việt Nam dành ưu tiên
quan tâm đầu tư với phương châm cơ sở hạ tầng giao thông phát triển đi trước
một bước với tốc độ nhanh, bền vững tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước.
Để thực hiện mục tiêu nước ta cơ bản đạt được quy mô và trình độ của
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Bộ Giao thông vận tải đã
xây dựng mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông “bảo đảm kết nối các trung tâm
kinh tế lớn với nhau và với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao
thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an
toàn”. Bộ xác định, huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, kể cả các nhà
đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
1) Kết quả phát triển CSHT giao thông trong thời gian qua
Trong thời gian qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam
phát triển theo chiều hướng khá tích cực, mở rộng về quy mô, nâng cao về chất
lượng. Các tuyến giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt chính yếu
đã được đầu tư nâng cấp kết hợp tăng cường công tác quản lý, bảo trì, nâng cao
đáng kể năng lực thông qua. Hệ thống cảng biển và cảng hàng không từng bước
được mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới đáp ứng tốc độ tăng trưởng vận tải bình
quân tăng trên 10%/năm. Nhiều công trình quan trọng cấp thiết phục vụ sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước như: Đường bộ cao tốc tại các vùng kinh tế trọng
điểm, trục Bắc Nam, đường vành đai đô thị, cảng hàng không quốc tế, cảng biển
lớn đã và đang được triển khai xây dựng. Giao thông đô thị từng bước được mở
mang cùng với việc phát triển vận tải hành khách công cộng. Hệ thống giao
thông địa phương cũng đã được các tỉnh, thành phố quan tâm đầu tư, đáp ứng tốt
hơn nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Cụ thể trong từng lĩnh vực như sau:
a) Lĩnh vực hàng hải:


Hạ tầng giao thông đường biển được đầu tư cơ bản, hoàn thành nâng cấp
giai đoạn 1 các cảng biển tổng hợp quốc gia chủ yếu như: Cảng Cái Lân, cảng
Hải Phòng, cảng Vũng Áng, cảng Tiên Sa – Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn, cảng Sài
71


Gòn, cảng Bà Rịa – Vũng Tầu, cảng Cần Thơ và hoàn thành nâng cấp một số
cảng địa phương. Năng lực thông qua cảng biển đã tăng gần 3 lần từ 110 triệu
tấn năm 2000 lên 300 triệu tấn vào năm 2010. Đang triển khai xây dựng cảng
Quốc tế Cái Mép – Thị Vải, đầu tư xây dựng luồng cho tàu có trọng tải lớn vào
sông Hậu cho cảng Cần Thơ, chuẩn bị triển khai cảng Lạch Huyện…
b) Lĩnh vực hàng không:
Thời gian qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các cảng hàng không
quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Cam Ranh, các cảng hàng
không nội địa Phù Cát, Côn Sơn, Vinh, Điện Biên Phủ, Pleiku, Đồng Hới, Liên
Khương đã được nâng cấp đáp ứng nhu cầu, nâng năng lực hành khách thông
qua các cảng hàng không từ 4,9 triệu khách năm 2000 lên 41,8 triệu khách năm
2010. Bộ Giao thông vận tải đang triển khai xây dựng Nhà ga T2 sân bay quốc tế
Nội Bài, chuẩn bị đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành,…
c) Lĩnh vực đường bộ:
Hạ tầng giao thông đường bộ được quan tâm đầu tư, nâng cấp một bước
rất cơ bản hệ thống quốc lộ. Bước đầu xây dựng được gần 150 km đường cao
tốc và tiền cao tốc như Tp. HCM – Trung Lương, Láng – Hoà Lạc, Nội Bài Bắc Ninh, Pháp Vân – Cầu Giẽ; đang triển khai xây dựng một số tuyến cao tốc:
Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai, Sài Gòn – Long
Thành – Dầu Giây; đã xác định nguồn vốn, hiện đang chuẩn bị thủ tục để khởi
công một số tuyến cao tốc và đang tích cực kêu gọi vốn đầu tư cho một số tuyến.
d) Lĩnh vực đường sắt
Hệ thống giao thông đường sắt hiện có đã từng bước được cải tạo nâng
cấp, nâng cao tính an toàn và rút ngắn thời gian chạy tàu từ 42h xuống còn 29h
trên tuyến đường sắt Thống Nhất, 10 giờ xuống còn 8 giờ trên tuyến Hà Nội Lào Cai; hiện đang triển khai dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long –

Cái Lân, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.
e) Lĩnh vực đường thủy nội địa:
Đã hoàn thành nâng cấp 2 tuyến đường thuỷ phía Nam TP. HCM – Cà
Mau, TP HCM – Kiên Lương, vận tải thủy phục vụ thủy điện Sơn La, tuyến vận
tải thủy Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên; các tuyến sông chính yếu
khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng cũng từng bước
được cải tạo, tăng cường quản lý bảo trì đáp ứng tốt hơn nhu cầu chạy tàu…
Nhìn chung, vốn đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong
thời gian vừa qua, chủ yếu từ nguồn vốn ODA, Ngân sách Nhà nước, trái phiếu
72


Chính phủ. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đầu tư vào hạ tầng giao
thông của Việt Nam còn rất hạn chế, chưa đồng đều và chủ yếu tập trung vào
lĩnh vực xây dựng và khai thác cảng biển. Hiện tại ở Việt Nam đã có 9 dự án
liên doanh với nước ngoài đầu tư xây dựng và vận hành cảng biển với tổng vốn
đầu tư khoảng 1,7 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 50%.
2) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian tới
Chính phủ Việt Nam đã xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng
bộ là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược giai đoạn 2010-2020.
Nghị Quyết số 16/NQ của Chính phủ về xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020 đã chỉ rõ “Định hướng phát triển hạ tầng giao thông” như
sau:
Về đường bộ, ưu tiên đầu tư nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1A, hoàn
thành phần lớn vào năm 2015 và hoàn thành toàn tuyến vào năm 2020. Đầu tư
nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa
chọn đầu tư những đoạn có hạ tầng yếu kém trên tuyến đường ven biển gắn với
đê biển. Nối thông tuyến đường biên giới phía Bắc, phía Tây, Tây Nam. Nâng
cấp một số tuyến giao thông hành lang kinh tế Đông Tây.

-

Ưu tiên đầu tư trước một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, tuyến
nối Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với các cửa ngõ và các đầu mối giao
thông quan trọng. Phấn đấu đến năm 2015, hoàn thành khoảng 600 km và đến
năm 2020 hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 2.000 km đường cao tốc.
- Về đường sắt, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống tuyến đường sắt
Bắc - Nam hiện có. Nghiên cứu đầu tư mới tuyến đường sắt khổ 1,435 m nối
Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh với
thành phố Vũng Tàu. Phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Về đường thuỷ nội địa, nâng cấp các tuyến đường thuỷ nội địa chính; Ưu
tiên hoàn thành nâng cấp các tuyến ở đồng bằng Sông Cửu Long kết nối với
Thành phố Hồ Chí Minh; các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Thái
Bình.
- Về cảng biển quốc gia, ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại hai cảng biển
cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa 73


Vũng Tàu); khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung
chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hoà).
- Về cảng hàng không, ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại 5 sân bay
quốc tế. Huy động nguồn vốn ODA và khuyến khích hợp tác công tư để đầu tư
xây dựng mới cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành.
Để thực hiện được chiến lược, nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Trong điều kiện
ngân sách nhà nước khó khăn, Chính phủ Việt Nam chủ trương tăng cường huy
động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ mọi thành phần kinh tế trong đó
đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh huy động vốn rất quan trọng.
3) Những thách thức trong thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam

- Thể chế chính sách chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, thiếu các văn bản hướng
dẫn triển khai thực hiện, nhất là các văn bản hướng dẫn triển khai dự án huy
động vốn theo hình thức hợp tác đối tác công – tư (PPP). Việc lựa chọn nhà đầu
tư chưa bài bản. Do vậy, nhà đầu tư còn e ngại tính minh bạch trong lựa chọn
nhà đầu tư.
- Kinh tế vĩ mô chưa ổn định, lạm phát tăng cao, giá cả biến động dẫn đến
rủi ro cao đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.
- Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông yêu cầu vốn đầu tư lớn,
hiệu quả tài chính thấp, đòi hỏi ngân sách tham gia lớn, trong khi Ngân sách Nhà
nước hạn hẹp, việc huy động vốn cho các dự án lớn rất chậm dẫn đến nhiều nhà
đầu tư đề xuất các cơ chế vượt quá quy định của pháp luật.
- Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, chi phí giải phóng mặt
bằng lớn, tiến độ GPMB chậm, kéo dài ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của dự án.
4. Kiến nghị
Nhằm khuyến khích, tạo lòng tin, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài
vào các dự án phát triển hạ tầng giao thông tại Việt Nam, Bộ GTVT kiến nghị:
- Về pháp luật: Sớm hoàn chỉnh thể chế, chính sách nhất là thể chế triển
khai các dự án theo hình thức hợp tác đối tác công – tư PPP nhằm khuyến khích
đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào phát triển kết hạ tầng giao thông.
- Về tổ chức thực hiện:
74


+ Tăng cường sự phối kết hợp giữa các Bộ, ngành với các nhà tài trợ
trong quá trình huy động vốn và triển khai thực hiện các dự án, trong đó Bộ Kế
hoạch và Đầu tư chủ trì tìm kiếm các nguồn vốn để triển khai các dự án theo
hình thức hợp tác đối tác công – tư (PPP) – đây là hình thức huy động vốn cơ
bản trong giai đoạn tới.
+ Trong quá trình tái cơ cấu đầu tư công, Chính phủ cần có phương án
vốn đặc biệt tham gia vào các dự án lớn có tính lan tỏa, kịp giải quyết tình trạng

ùn tắc và nâng cao năng lực thông qua của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
+ Cần có những cải tiến cơ bản trong công tác giải phóng mặt bằng để các
địa phương có thể bàn giao nhanh mặt bằng cho nhà đầu tư để triển khai dự án.

75



×