Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

ĐẦU tư nước NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP hỗ TRỢ tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.67 KB, 19 trang )

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI VIỆT NAM
(Bộ Công Thương)

Phát triển Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là một trong những chính sách ưu
tiên hàng đầu của Chính phủ, được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành
công nghiệp Việt Nam.
Xét trên cả tầm nhìn trung và dài hạn ngành CNHT đóng một vai trò quan
trọng bởi đây là luận điểm cần thiết để xây dựng các giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp Việt Nam. Có thể nói, CNHT liên quan
hầu hết tới các ngành công nghiệp chế tạo quan trọng như ôtô, xe máy, cơ khí,
hóa dầu, điện, điện tử, chế tạo máy… không chỉ có các doanh nghiệp trong nước
mà ngay cả các doanh nghiệp FDI cũng gặp phải khó khăn do khả năng đáp ứng
của các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn rất hạn chế, nhất là các linh kiện, phụ
kiện đòi hỏi tính chính xác cao.
Ngành công nghiệp hỗ trợ ở nước ta hiện nay chỉ mới ở giai đoạn đầu của
sự phát triển, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết đơn
giản, giá trị gia tăng thấp và còn có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các
doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản
xuất toàn cầu. Hiện nay, ĐTNN trong lĩnh vực này chủ yếu là từ Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan...Môi trường đầu tư trong lĩnh vực này còn hạn chế và các
doanh nghiệp thực sự chưa tính toán được mức lợi nhuận so với chị phí đầu tư
nên chưa mặn mà với hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Báo cáo dưới đây đánh giá khái quát tổng quan về tình hình đầu tư nước
ngoài trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, thực trạng và
những định hướng đổi mới chính sách trong thời gian tới.
Về cơ chế, chính sách cho phát triển công nghiệp hỗ trợ
Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật để phát triển ngành CNHT như:
- Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ
về chính sách phát triển một số ngành CNHT;


- Quyết định 1483/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 về danh mục
các sản phẩm CNHT được ưu tiên phát triển;
32


- Thông tư 96/2011/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài Chính
về Hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính cho phát triển một số ngành
CNHT;
- Quyết định 10/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về
cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm đến năm 2015;
- Thông tư 214/2010/TT-BTC ngày 28/12/2010 của Bộ Tài Chính về
Hướng dẫn chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu
để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm;
- Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
Nội dung của các văn bản nói trên gồm một số vấn đề cơ bản sau:
- Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển CNHT đối với các ngành:
cơ khí chế tạo, điện tử tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; dệt may; da giày; CNHT
cho phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Theo đó các dự án đầu tư
vào các lĩnh vực này được hưởng các ưu đãi như:
- Được miễn thuế nhập khẩu 05 năm đối với: Thiết bị, máy móc; phương
tiện vận tải chuyên dùng; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, giá lắp,
khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị vận tải chuyên dùng;
nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được; cho các dự án thuộc danh
mục lĩnh vực được ưu đãi đặc biệt (phụ lục I nghị định 87/2010/NĐ-CP).
- Miễn thuế cho các vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm cơ
khí trọng điểm, (Phụ lục I Quyết định 10/2009/QĐ-TTg ).
- Được giảm thuế nhập khẩu đối với: Thiết bị, máy móc; phương tiện vận
tải chuyên dùng; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, giá lắp, khuôn mẫu,
phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị vận tải chuyên dùng; nguyên

liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được cho các dự án thuộc danh mục lĩnh
vực được ưu đãi (Phụ lục I nghị định 87/2010/NĐ-CP.
- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất cho các dự án sản xuất sản phẩm CNHT cho phát triển công nghiệp
công nghệ cao.
- Ngoài ra, các dự án sản xuất sản phẩm CNHT được hưởng những cơ chế
ưu đãi đặc biệt. Chủ đầu tư xây dựng dự án theo các quy định hiện hành, trong
33


đó đề xuất cụ thể các ưu đãi đặc biệt, gửi Hội đồng thẩm định dự án CNHT xem
xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Một số nét khái quát về tình hình phát triển CNHT ở Việt Nam
Do đặc thù phát triển với quy định nội địa hoá của Chính phủ và dung
lượng thị trường hạ nguồn rất lớn, đến nay CNHT cung cấp cho ngành xe máy
được coi là thành công nhất với việc hình thành một hệ thống các nhà cung ứng
ngay trong nội địa. Trong quá trình hợp tác, đã có sự chuyển giao công nghệ từ
các công ty lắp ráp nước ngoài đến các doanh nghiệp Việt Nam cung ứng linh
kiện. Ngành cơ khí và nhựa cung cấp linh kiện cho xe máy, vì vậy, đã có những
bước phát triển về trình độ kỹ thuật, quản lý và tay nghề lao động. Mặc dù vậy,
nhiều linh kiện chi tiết quan trọng với giá trị cao vẫn do các nhà cung ứng FDI
thực hiện, doanh nghiệp sản xuất CNHT cho các ngành khác như điện tử, ô tô
còn rất yếu kém.
Tuy nhiên, nhìn chung CNHT ở Việt Nam hiện nay còn rất yếu, thiếu
đồng bộ và chưa thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của ngành công
nghiệp lắp ráp. Ngoại trừ một số rất ít doanh nghiệp đã tham gia được vào sản
xuất phụ trợ cho các công ty lắp ráp, phần lớn các doanh nghiệp vẫn không thể
đáp ứng được yêu cầu của các công ty này.
Đối với ngành công nghiệp cơ khí
Các doanh nghiệp CNHT ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam có số lượng ít

và không tập trung. Một số lĩnh vực rất thiếu và yếu như đúc, nhiệt luyện. Hiện
nay cũng không có một cơ sở dữ liệu đầy đủ thông tin về các doanh nghiệp này
để nhà lắp ráp tìm hiểu khi cần. Mặt khác hoạt động marketing của các doanh
nghiệp cũng rất kém, chủ yếu dựa trên các mối quan hệ lâu dài. Điều này làm
cho các doanh nghiệp lắp ráp rất khó khăn khi muốn tìm kiếm các doanh nghiệp
phụ trợ ngay tại Việt Nam.
Cho đến nay CNHT cung cấp cho ngành xe máy được coi là thành công
nhất với việc hình thành một hệ thống các nhà cung ứng ngay trong nội địa. Tỷ
lệ nội địa hoá các loại xe gắn máy do trong nước sản xuất đã đạt khoảng 8590%. Hầu hết các linh kiện của xe số, kể cả linh kiện động cơ, đều đã được sản
xuất trong nước. Việt Nam hiện đã có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất phụ
tùng, linh kiện kim loại cho xe máy. Các sản phẩm chính trong xe máy hầu hết
đã được sản xuất với số lượng lớn, đạt tiêu chuẩn của các nhà lắp ráp và tạo
thành hệ thống cung ứng khá hiệu quả.
34


Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện kim loại cho ngành ô tô với sự tham
gia của các nhà sản xuất lắp ráp ô tô đồng thời đầu tư sản xuất các linh kiện, phụ
tùng và các nhà cung cấp linh kiện kim loại đã bước đầu cung ứng được một
phần nhu cầu cho ngành ô tô.
Lĩnh vực linh kiện, thiết bị phục vụ cho sản xuất thiết bị đồng bộ mà chiến
lược phát triển ngành cơ khí hướng tới (bao gồm sản xuất máy móc thiết bị tàu
thủy, điện, than, xi măng) đã đạt được một số thành tích tuy nhiên ngành cơ khí
mới tham gia sản xuất được một phần sản phẩm phi tiêu chuẩn, chiếm khoảng
20% trong tổng giá trị thiết bị. Trong đó, ngành cơ khí trong nước đã chế tạo
được 50 - 70% khối lượng của một số thiết bị tiêu chuẩn như thiết bị vận chuyển
bao gồm gầu nâng, vít tải, băng tải thiết bị kho bãi như thiết bị chất liệu, dỡ liệu,
thiết bị lọc bụi… Các nhà thầu Việt Nam hầu như không tự sản xuất được các
loại máy móc thiết bị chính phục vụ cho các dự án lớn, phần máy móc thiết bị có
giá trị, mang lại lợi nhuận cao của các nhà máy điện, xi măng hay dầu khí chủ

yếu được các nhà thầu Việt Nam giao cho các nhà thầu phụ nước ngoài đảm
nhiệm.
Về năng lực công nghệ kỹ thuật, ngoại trừ một số ít doanh nghiệp, đặc
biệt là doanh nghiệp FDI được trang bị công nghệ, máy móc hiện đại và hoàn
chỉnh, đa số doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ, máy móc cũ, lạc hậu vì vậy
chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của nhà lắp ráp.
Ngành công nghiệp điện - điện tử
Mặc dù công nghiệp điện tử của Việt Nam khá phát triển trong những
năm vừa qua, công nghiệp sản xuất linh phụ kiện điện tử vẫn chưa có bước phát
triển tương xứng. Trong tổng thể công nghiệp điện tử Việt Nam, lĩnh vực sản
xuất linh phụ kiện điện tử chỉ chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư của ngành, không đủ
mạnh để cung ứng linh kiện cho lĩnh vực sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng
chiếm 67% và điện tử chuyên dụng 11,5% tổng vốn đầu tư.
Số lượng doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử đã có sự gia tăng khá
nhanh trong thời gian qua, đến năm 2010, ước tính có khoảng trên 300 doanh
nghiệp tham gia sản xuất linh kiện điện tử với số vốn lên tới trên 32 nghìn tỷ
đồng và sử dụng khoảng 70 nghìn lao động.
Sản phẩm các loại linh kiện phụ tùng điện tử của Việt Nam khá đa dạng
bao gồm nhiều chủng loại từ linh kiện cơ bản tới các cụm linh kiện phức tạp, có
35


giá trị cao với sự tham gia của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong
nước.
Các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư lắp ráp các sản phẩm linh kiện,
cụm linh kiện điện tử với số lượng lớn như bảng mạch các loại, bo mạch điện tử,
chíp điện tử, cuộn cảm điều hòa, tủ lạnh, các linh kiện cho điện thoại di động,...
Một phần nhỏ những linh kiện này được cung ứng cho các doanh nghiệp trong
nước, còn lại phần lớn là xuất khẩu. Các sản phẩm chính của doanh nghiệp Việt
Nam là mạch in, đèn hình tivi, đế mạch in, tụ điện các loại, cuộn cao áp, cuộn

cảm, cuộn lái tia, các chi tiết nhựa, các chi tiết cơ khí cho lắp ráp đèn hình, các
loại ăng-ten, các chủng loại bao gói (thùng, xốp chèn)... Phần lớn những linh
kiện này được cung ứng cho các doanh nghiệp FDI trong nước, xuất khẩu rất
hạn chế.
Hiện nay cũng đã có một số dự án lớn đầu tư tại Việt Nam để sản xuất và
lắp ráp sản phẩm điện tử do các tập đoàn đa quốc gia thực hiện. Trong đó có
những tập đoàn lớn, có tên tuổi trong công nghiệp điện tử thế giới: Intel (Mỹ),
Nidec (Nhật Bản), Foxconn (Đài Loan), Samsung (Hàn Quốc), Nokia (Phần
Lan). Các tập đoàn này hầu hết đều có sản xuất các sản phẩm linh kiện, cụm linh
kiện điện tử cho sản phẩm, chủ yếu là các chi tiết mang bí quyết công nghệ, đòi
hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tính đổi mới cao. Các doanh nghiệp FDI quy
mô nhỏ và vừa chuyên sản xuất linh kiện cho các doanh nghiệp lắp ráp lớn cũng
rất tích cực đầu tư sản xuất ở Việt Nam, trong đó, hệ thống các nhà cung ứng là
các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đầu tư theo các doanh nghiệp
lắp ráp được đánh giá là phát triển khá mạnh.
Các doanh nghiệp FDI bao gồm cả các tập đoàn lớn sản xuất linh kiện
chuyên dụng và các nhà sản xuất phụ trợ nhỏ và vừa khi sản xuất tại Việt Nam
thường cũng chỉ thực hiện tích hợp các thành phần tạo thành sản phẩm cụm linh
kiện trên cơ sở nhập khẩu các sản phẩm điện tử cơ bản như bảng mạch, các linh
kiện bán dẫn… do năng lực sản xuất các loại sản phẩm này trong nước không
đáp ứng được yêu cầu, các nhà sản xuất phụ trợ lớp 2, 3 cho công nghiệp điện tử
hầu như không có.
Hiện nay ở Việt Nam chưa sản xuất được những linh kiện đòi hỏi trình độ
công nghệ cao như các linh kiện bán dẫn, linh kiện cơ khí điện tử, quang điện tử…
Muốn phát triển sản xuất các loại linh kiện này cần có vốn đầu tư lớn và phải có thị
trường tiêu thụ lớn, ổn định nhưng cả hai yêu cầu trên đang là những thách thức mà
các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt. Tuy nhiên, với sự tập trung đầu tư của
các tập đoàn công nghiệp điện tử lớn trên thế giới vào Việt Nam trong những năm
gần đây, thị trường cho lĩnh vực này đã có dung lượng khá lớn, có thể hy vọng các
công ty, trước hết là các công ty FDI, sẽ đầu tư vào sản xuất các loại linh kiện này

phục vụ cho các nhà lắp ráp hiện có.

36


Các loại sản phẩm điện –điện tử cung cấp cho các ngành sản xuất lắp ráp
khác còn kém phát triển. Trong đó, đáng kể nhất là lĩnh vực sản xuất linh kiện
điện - điện tử cung ứng cho ngành ô tô, xe máy, với hệ thống các doanh nghiệp
cung ứng khá lớn, chủ yếu là doanh nghiệp FDI cung cấp linh kiện điện- điện tử
cho ngành xe máy, phân bố chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Nai. Các
doanh nghiệp FDI này là những nhà cung ứng nằm trong hệ thống cung ứng toàn
cầu của các "Công ty mẹ" nên sản phẩm làm ra chủ yếu xuất khẩu theo những
hợp đồng trong hệ thống cung ứng chung, chỉ một phần nhỏ cung ứng cho các
doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Các lĩnh vực sản xuất linh kiện điệnđiện tử cho các lĩnh vực khác như sản xuất thiết bị đồng bộ, cơ khí chuyên dụng,
công nghiệp công nghệ cao còn kém phát triển.

37


Ngành công nghiệp dệt may, da giày
Máy móc, thiết bị sản xuất: Hầu hết các dây chuyền và thiết bị sản xuất
của ngành dệt may, da giày hiện nay của Việt Nam đều nhập của Hàn Quốc và
Đài Loan. Hầu như chưa có các doanh nghiệp trong nước sản xuất các máy móc
chuyên phục vụ sản xuất các ngành này, Tập đoàn dệt may Việt Nam trước đây
cũng đã có nhà máy sản xuất các loại máy móc này song hiện nay đã dừng sản
xuất để tập trung vào những khâu sản xuất có thế mạnh.
Nguyên vật liệu, phụ liệu: Sản xuất sợi của Việt Nam phát triển khá nhanh
trong thời gian gần đây, các loại sợi thông dụng đã đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất,
các loại sợi tổng hợp, sợi pha với tỷ lệ khác nhau cũng đã bắt đầu được sản xuất,
hiện đã xuất khẩu được khoảng 1,8 tỷ USD sản phẩm sợi đi các nước. Bước

sang thời kỳ tăng tốc, ngành dệt may đã liên doanh với Tập đoàn Dầu khí quốc
gia Việt Nam đầu tư 320 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất xơ polyeste ở
Ðình Vũ (Hải Phòng), công suất 160 nghìn tấn/năm. Cùng với xây dựng Nhà
máy sản xuất xơ Fomosa (Ðài Loan) tại KCN Nhơn Trạch, công suất 60 nghìn
tấn/năm, dự kiến đến 2015, sản xuất xơ trong nước sẽ đáp ứng được 80-90% nhu
cầu xơ của ngành dệt may.
Trong khâu dệt vải, nhiều mặt hàng dệt thoi mới, chất lượng cao đã bắt
đầu được sản xuất. Đối với thuốc nhuộm: toàn bộ số thuốc nhuộm hiện đang sử
dụng đều phải nhập khẩu; Tỷ lệ chất trợ và hoá chất cơ bản trong nước sản xuất
cung cấp cho ngành dệt chiếm từ 5-15% nhưng hầu hết là những sản phẩm có
giá trị thấp, mặc dù về số lượng nhiều nhưng giá trị chỉ đạt 4,55% tổng nhu cầu
của ngành dệt.
Tại Việt Nam hiện đã có các cơ sở sản xuất một số chủng loại phụ liệu
chính như: chỉ may, bông tấm, mếch dính, cúc nhựa, khóa kéo, băng chun, nhãn
mác, bao bì đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường nội địa.
Những năm gần đây, ngành sản xuất giày trong nước phát triển nhanh
khiến nhu cầu cung ứng nguyên phụ liệu sản xuất giày tăng mạnh. Nhiều cơ sở
sản xuất nguyên phụ liệu đã ra đời. Tuy nhiên các cơ sở trên được hình thành tự
phát và còn nhỏ lẻ nên hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm còn
hạn chế. Nhiều doanh nghiệp thuộc da đã đầu tư công nghệ thiết bị tiên tiến của
Ý, Hà Lan để cung cấp các loại da thuộc bảo đảm tiêu chuẩn cho sản phẩm xuất
khẩu. Tuy nhiên, nguyên liệu da thô vẫn còn phải nhập khẩu từ nước ngoài là chủ
yếu. Tương tự như vậy, mặc dù Việt Nam có tiềm năng về cao su, chất dẻo nhưng
tỉ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước chỉ đạt 40%; 60% còn lại đều nhập khẩu chủ
yếu từ Trung Quốc với số lượng và giá cả rất cạnh tranh.
Ngành công nghiệp hóa chất
38


Trong hệ thống sản xuất CNHT, các sản phẩm bằng nhựa và cao su đóng

vai trò quan trọng trong việc cung ứng cho lắp ráp các ngành như điện tử gia
dụng, xe máy, ô tô… Đây cũng là lĩnh vực mà Việt Nam đã khá phát triển tuy
nhiên chỉ dừng lại ở mức cung ứng các sản phẩm kích thước lớn, giá trị thấp.
Sản xuất trong nước (cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI) đã đáp
ứng được một phần nhu cầu trong nước về các loại sản phẩm có kích thước lớn,
các sản phẩm linh kiện cao cấp được sản xuất rất hạn chế ở một số doanh nghiệp
FDI. Các doanh nghiệp ngành nhựa, cao su chủ yếu chỉ sản xuất sản phẩm cung
ứng cho các ngành xe máy, điện tử gia dụng là các ngành hạ nguồn tương đối
phát triển, một số cho ngành ô tô và xuất khẩu, các sản phẩm phục vụ phát triển
công nghiệp CNC rất ít. Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nội,
Hưng Yên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh.
Năng lực cung ứng khuôn mẫu cho sản xuất sản phẩm nhựa, cao su còn
rất hạn chế, do hạn chế về năng lực thiết kế và chế tạo, Việt Nam hiện mới chỉ
đáp ứng được một phần sản phẩm khuôn mẫu phục vụ cho chế tạo các sản phẩm
có thiết kế đơn giản, yêu cầu kỹ thuật không cao. Khuôn mẫu do doanh nghiệp
trong nước sản xuất thường có lượng dư gia công lớn, độ bền thấp. Với những
sản phẩm khuôn phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật cao (để sản xuất linh kiện cho
máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, ô tô, xe máy…) hầu hết đều phải nhập bán thành
phẩm hoặc nhập khuôn từ nước ngoài.
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào CNHT ở Việt Nam
Đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp
Theo số liệu tổng hợp và phân tích từ nguồn thống kê của Cục Đầu tư
nước ngoài, từ năm 2000 đến tháng 7 năm 2012, trên cả nước có 12.370 dự án
FDI còn hiệu lực đang hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, với tổng số
vốn đầu tư là 109,7 tỉ USD.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hiện đã có giá trị sản xuất khá lớn,
chiếm tới trên 41% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2011. Với tốc độ
tăng trưởng nhanh và ổn định (bình quân 16,9%/năm trong giai đoạn 2001-2005
và 16,3%/năm trong giai đoạn 2006-2011), khu vực này đã đóng vai trò quan
trọng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam.

Bảng 1 Đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực công nghiệp
từ năm 2000 đến tháng 7/2012
STT
1

Ngành công nghiệp
Cơ khí

Số lượng
doanh nghiệp
6738

%
54.5%

Tổng số vốn đầu tư
(USD)
45,254,128,802

%
41.2%

39


2

Luyện kim

95


0.8%

9,051,564,893

8.2%

3

Hóa chất

1088

8.8%

19,002,804,308

17.3%

4

Chế biến NLTHSTP và
đồ uống

1133

9.2%

7,440,151,920


6.8%

5

Dệt may - Da giày

1417

11.5%

10,263,792,618

9.4%

6

Điện tử

714

5.8%

10,518,391,990

9.6%

7

Khác


1185

9.6%

8,225,485,606

7.5%

12370

100%

109,756,320,137

100%

Tổng số

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, 2012

Ngành công nghiệp cơ khí chiếm tỉ trọng thu hút đầu tư nước ngoài cao
nhất, với 54,5% số lượng các dự án và 41,2% tổng số vốn đầu tư vào toàn ngành
công nghiệp. Mặc dù nhà đầu tư nước ngoài quan tâm mạnh đến các lĩnh vực cơ
khí, các dự án luyện kim sản xuất vật liệu kim loại phục vụ cơ khí chiếm tỉ trọng
nhỏ nhất trong thu hút đầu tư nước ngoài, cả về số lượng và vốn đầu tư, với 95
dự án, chiếm 0,8% tổng số dự án và 9,2 tỉ USD chiếm 8,2% tổng vốn đầu tư.
Mặc dù các dự án cơ khí khá lớn nhưng nhu cầu tiêu thụ thép chế tạo vẫn thấp
đã không đủ sức hút để doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất thép chế tạọ
tại Việt Nam.
Do có một số dự án khá lớn nên các doanh nghiệp FDI ngành công nghiệp

hóa chất chiếm tỉ trọng vốn đầu tư 17,3%, đứng vị trí thứ 2, chỉ sau ngành cơ
khí. Tương tự như vậy, ngành công nghiệp điện tử chỉ có 714 dự án (chiếm hơn
5% tống số dự án) nhưng có tỉ trọng vốn đầu tư gần 10%, đứng vị trí thứ 3 trong
thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp. Nhờ các doanh nghiệp
này mà kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử (không kể điện thoại di động)
của Việt nam năm 2011 là 4,2 tỉ USD, đứng thứ 3 trong bảng xuất khẩu. Dệt
may và Da giày thu hút số vốn đầu tư gần tương đương như công nghiệp điện tử,
nhưng với gấp đôi số lượng doanh nghiệp, 1417 chiếm 11,5% tổng số dự án đầu
tư nước ngoài. Mặc dù vốn đầu tư thấp, các doanh nghiệp này đóng góp quan
trọng vào việc dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu quốc gia của ngành dệt may trong
vài năm trở lại đây. Khu vực chế biến nông lâm thủy hải sản thực phẩm và đồ
uống có tổng số vốn đầu tư thấp nhất, chỉ chiếm 6,8% tổng vốn đầu tư với 1133
doanh nghiệp trên toàn quốc.

40


Như vậy, bức tranh đầu tư nước ngoài trong giai đoạn vừa qua đã phần
nào phản ánh cơ cấu các ngành công nghiệp của Việt Nam. Các ngành thâm
dụng vốn là cơ khí, hóa chất, điện tử hiện đã được các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN quan tâm và đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. Khu vực các
ngành ít thâm dụng vốn như Dệt may, Da giày, Chế biến NLTHSTP và đồ uống
đã thu hút được số lượng dự án đáng kể, góp phần giải quyết việc làm, tăng kim
ngạch xuất khẩu quốc gia.

41


Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CNHT ở Việt Nam
Do sản xuất trong nước còn khá hạn chế, các doanh nghiệp trong lĩnh vực

CNHT chủ yếu là các doanh nghiệp FDI, đến năm 2012, có 1631 doanh nghiệp
FDI đầu tư vào lĩnh vực CNHT với số vốn đăng ký lên tới trên 22,8 tỷ USD,
chiếm 13,2% số dự án và 20,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công
nghiệp.
Lĩnh vực CNHT thu hút được nhiều vốn FDI đầu tư là điện- điện tử với số
vốn thu hút trên 10 tỷ USD, cơ khí thu hút được trên 5,2 tỷ USD, dệt may trên
5,1 tỷ USD. Lĩnh vực hóa chất thu hút được trên 1,9 tỷ USD vốn FDI và CNHT
ngành da giày chỉ thu hút được khoảng 305,6 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư của
khu vực FDI như vậy là phù hợp với năng lực sản xuất của các ngành sản xuất
hạ nguồn ở Việt Nam: các ngành cơ khí, điện- điện tử và dệt may hiện đã khá
phát triển với sản lượng sản xuất tương đối lớn, nhu cầu sản phẩm CNHT cao.
Bảng 2: Thống kê đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CNHT ở Việt Nam phân
theo ngành và quy mô doanh nghiệp
Vốn đầu tư

Số lượng
DN

DN nhỏ

5,239,400,032

595

124

300

171


10,159,979,009

445

90

179

176

Hóa chất

1,950,924,451

225

47

121

57

Dệt may

5,149,091,377

307

110


123

74

Da giày

305,617,079

59

13

30

15

22,805,011,948

1,631

384

753

493

20.8%

13.2%


CNHT các ngành
(USD)
Cơ khí
Điện – Điện tử

Tổng số FDI CNHT
Tỉ trọng trong FDI toàn
ngành CN

DN
vừa

DN
lớn

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, 2012

CNHT ngành cơ khí
CNHT ngành cơ khí được hiểu là lĩnh vực sản xuất các linh kiện, khuôn
mẫu, bao bì, máy móc thiết bị cho các ngành kinh tế quốc dân, không chỉ gồm có
42


ngành cơ khí. Lĩnh vực này đã thu hút được 595 dự án đầu tư với số vốn khoảng
5,2 tỷ USD, chiếm trên 36,5% tổng số dự án và 23% số vốn đầu tư vào CNHT.
Trong đó, các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư vào sản xuất các linh kiện
cơ khí (với 468 doanh nghiệp và trên 4,4 tỷ USD vốn đầu tư) chủ yếu là các
doanh nghiệp đầu tư sản xuất linh kiện cho ngành ô tô, xe máy, chỉ có 78 doanh
nghiệp đầu tư sản xuất khuôn mẫu và 35 doanh nghiệp đầu tư sản xuất thiết bị,
máy móc cơ khí.

CNHT ngành điện- điện tử
Theo thống kê, lĩnh vực này đã thu hút được 445 dự án đầu tư FDI với số
vốn đăng ký lên tới trên 10 tỷ USD trong đó chủ yếu là các dự án sản xuất linh
kiện điện tử (có 311 dự án với số vốn đầu tư trên 8,2 tỷ USD), số dự án đầu tư vào
sản xuất linh kiện điện khá hạn chế ( có 134 dự án với 1,95 tỷ USD vốn đầu tư).
Các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất linh kiện điện- điện tử chủ yếu là
các doanh nghiệp lớn (chiếm tới 35,7% tổng số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực
CNHT và khoảng 45% tổng số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này), các
doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ chiếmtỷ lệ khiêm tốn. Các doanh nghiệp đầu tư trong
lĩnh vực này chỉ sản xuất các loại linh kiện, cụm linh kiện phục vụ lắp ráp từ
những loại linh kiện cơ bản và vật liệu điện tử nhập khẩu do những loại linh kiện
và vật liệu này không được sản xuất tại Việt Nam.
Trước đây, các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư lắp ráp các sản phẩm
linh kiện, cụm linh kiện điện tử với số lượng lớn như bảng mạch các loại, bo
mạch điện tử, chíp điện tử, cuộn cảm điều hòa, tủ lạnh, các linh kiện cho điện
thoại di động,... Một phần nhỏ những linh kiện này được cung ứng cho các
doanh nghiệp trong nước, còn lại phần lớn là xuất khẩu. Trong những năm gần
đây, các nhà sản xuất lắp ráp lớn như Canon, Samsung, Intel, Nokia… đã đầu tư
sản xuất các loại sản phẩm điện tử tại Việt Nam thu hút một lượng lớn các
doanh nghiệp CNHT ngành điện- điện tử đầu tư sản xuất cung ứng các loại linh
kiện cần thiết cho sản xuất của những nhà lắp ráp này.
CNHT ngành hóa chất
Ngành hóa chất là ngành cung ứng các loại vật liệu, linh kiện nhựa, cao su
cho các ngành công nghiệp chế tạo, thông thường, đây là lĩnh vực được ưu tiên
nội địa hóa của các tập đoàn đa quốc gia. Hiện nay Việt Nam chỉ thu hút được
225 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào sản xuất các sản phẩm hóa chất phục
vụ sản xuất với số vốn đầu tư vào khoảng 1,9 tỷ USD.
43



Thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này của Việt Nam là khá hạn chế với
lượng doanh nghiệp cũng như khối lượng vốn thu hút còn thấp, chỉ chiếm 13,8%
số lượng doanh nghiệp và 8,6% tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực CNHT.
Trong lĩnh vực này, sản xuất linh kiện nhựa, cao su là lĩnh vực thu hút
được nguồn vốn FDI đầu tư mạnh mẽ nhất với 134 dự án và trên 1,1 tỷ USD vốn
đầu tư, chiếm 59,5% số dự án và 62,1% tổng số vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất
vật liệu và sản xuất khuôn mẫu cho ngành nhựa kém phát triển, không đáp ứng
đủ nhu cầu cho lĩnh vực sản xuất linh kiện cũng như các ngành sản xuất hạ
nguồn.
CNHT ngành dệt may

Dệt may là lĩnh vực sản xuất đã khá phát triển tại Việt Nam với kim ngạch
xuất khẩu lên tới trên 12 tỷ USD mỗi năm, tuy nhiên, CNHT cho ngành này lại
chưa phát triển tương xứng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực CNHT
ngành dệt may còn khá hạn chế với 307 dự án đầu tư và trên 5,1 tỷ USD vốn đầu
tư.
Lĩnh vực CNHT ngành may được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm
đầu tư là lĩnh vực sản xuất sợi với 52 dự án và khoảng 3,5 tỷ USD vốn đầu tư,
chiếm vai trò chính trong thu hút đầu tư của lĩnh vực này. Các công đoạn dệt,
nhuộm, hoàn tất cũng như sản xuất phụ liệu dệt may kém phát triển thể hiện ở
việc thu hút vốn FDI hạn chế khiến cho sản xuất ngành dệt may Việt Nam phát
triển thiếu sự liên kết cần thiết. Các sản phẩm phụ trợ sản xuất không cung ứng
được trực tiếp cho ngành may trong nước do thiếu các khâu nhuộm, hoàn tất vải
do đó mặc dù Việt Nam xuất khẩu được sản phẩm sợi đi các nước song lại phải
nhập khẩu các loại vải đã nhuộm, hoàn tất phục vụ ngành may trong nước.
CNHT ngành da giày

Cùng với dệt may, da giày là một trong những ngành sản xuất khá phát
triển tại Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu lớn, đóng góp quan trọng vào phát
triển kinh tế. Lĩnh vực CNHT ngành da giày chủ yếu là sản xuất da và thuộc da,

sản xuất các loại phụ liệu cũng như nguyên liệu, dụng cụ sản xuất.
Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này rất hạn chế, đến năm 2012, lĩnh vực
này mới chỉ thu hút được 59 dự án FDI với số vốn đầu tư vào khoảng 305, 6
triệu USD trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất da và thuộc da phục vụ
sản xuất giày dép, cặp túi xuất khẩu, sản xuất phụ liệu và dụng cụ sản xuất da
giày thu hút được rất ít dự án đầu tư.
44


Do sản xuất trong nước còn hạn chế, ngành da giày phải nhập khẩu hầu
hết các loại sản phẩm phụ trợ từ da đến phụ liệu, dụng cụ sản xuất từ nước ngoài
khiến cho giá trị gia tăng của ngành không cao và phụ thuộc mạnh vào các nhà
cung cấp nước ngoài.
Một số bất cập trong việc thu hút đầu tư và triển khai dự án trong các
ngành công nghiệp hỗ trợ
Do dung lượng thị trường còn nhỏ bé, việc áp dụng chính sách khuyến
khích ưu đãi trực tiếp cho DN CNHT khó thực hiện được vì vi phạm các cam
kết của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, các doanh nghiệp
chưa quan tâm đầu tư phát triển vào lĩnh vực được coi là các ngành thâm dụng
công nghệ và vốn này. Về thu hút đầu tư nước ngoài, các năm qua Việt Nam chỉ
tập trung thu hút các doanh nghiệp lớn để nhanh chóng lấp đầy các khu công
nghiệp và tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp tăng đột biến, mà hoàn toàn không
quan tâm đến các doanh nghiệp FDI nhỏ. Chính vì vậy, năng lực của CNHT
Việt Nam hiện tại hết sức nhỏ bé.
Vai trò hỗ trợ trung gian của các tổ chức, các hiệp hội, cơ quan quản lý
nhà nước chưa thể hiện rõ, kể cả ở khâu hoạch định chính sách kế hoạch đến
thực thi. Các chương trình phát triển CNHT do một số tổ chức xúc tiến đã hình
thành, nhưng chưa có chương trình nào thật sự hiệu quả, hầu hết vẫn dừng lại ở
các hội thảo khởi động kêu gọi sự chú ý của công luận. Doanh nghiệp, đối tượng
trực tiếp của các hoạt động này vẫn chưa nhận được các hỗ trợ thích đáng cần

thiết.
Năm 2011, Quyết định 12/QĐ-TTg về phát triển CNHT đã được ban
hành, tuy nhiên các hỗ trợ ưu đãi cho doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT gần
như không có gì mới so với cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài trừ điều 14 quy
định: Chủ đầu tư xây dựng dự án theo các quy định hiện hành, trong đó đề xuất
cụ thể các ưu đãi đặc biệt, gửi Hội đồng thẩm định dự án CNHT xem xét, trình
Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm
thuộc Danh mục các sản phẩm CNHT ưu tiên đã được phê duyệt trong QĐ 1483
ngày 26 tháng 8 vừa qua có thể lập hồ sơ trình Hội đồng thẩm định tại Bộ Công
Thương để trình Chính phủ phê duyệt. Hội đồng thẩm định dự án CNHT hiện đã
thành lập, thủ tục lập hồ sơ ưu đãi theo khoản mục đã được công bố nhưng vì
chính sách mới ban hành nên cần có thời gian để triển khai thực hiện.
Vấn đề thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp trong nhiều năm qua
hầu như chỉ tập trung vào các tập đoàn lớn, tạo nhiều việc làm, tạo ra giá trị sản
45


xuất công nghiệp lớn. Đa số các tập đoàn lớn trong các ngành chế tạo là các
doanh nghiệp lắp ráp, không tạo ra giá trị gia tăng rất ít trong sản phẩm, không
có tác động lan tỏa cho doanh nghiệp nội địa. Trong khi các doanh nghiệp sản
xuất CNHT thường có quy mô nhỏ và vừa, có nhu cầu thuê diện tích sản xuất
nhỏ gần như chưa được quan tâm khi thu hút đầu tư nước ngoài, cả ở tầm chính
phủ trung ương lẫn địa phương.
Các dự án sản xuất CNHT được Chính phủ Việt Nam ưu đãi và khuyến
khích đầu tư vào Việt Nam thời gian qua, như Intel, Foxconn… hầu hết là sản
xuất linh phụ kiện phục vụ 100% cho xuất khẩu. Nguyên vật liệu, linh phụ kiện
đầu vào của các dự án này hầu hết cũng 100% nhập khẩu. Các nhà sản xuất
CNHT xuất khẩu loại này ít có động cơ nội địa hóa, thường lựa chọn đầu tư vào
Việt Nam để tận dụng thị trường lao động rẻ, các ưu đãi của Chính phủ về giá
thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp… Mặc dù đây là các dự án có vốn đầu tư

rất lớn, tạo nhiều việc làm, nhưng giá trị gia tăng của sản phẩm gần như không
có, không giảm nhập siêu, không tạo ra các tác động lan tỏa sang các doanh
nghiệp nội địa. Đây là các bất cập rất lớn trong các dự án thu hút đầu tư FDI vào
CNHT hiện nay.
Về triển khai thực hiện của doanh nghiệp, bất cập lớn nhất là các Tập
đoàn lớn của Việt Nam có vốn đầu tư của nhà nước hiện vẫn còn tư tưởng sản
xuất “trọn gói” trong nội bộ tập đoàn, hoặc ngại tìm kiếm các nhà cung cấp vì
khó giám sát được chất lượng sản phẩm gia công. Điều này đi ngược lại với xu
thế chung của toàn cầu hóa và phân công lao động quốc tế. Theo kinh nghiệm
của các quốc gia công nghiệp hóa nhanh và thành công như Hàn Quốc, Nhật
Bản, thị trường nội địa được tạo ra bởi các tập đoàn kinh tế ngay trong nội địa là
khu vực rộng lớn và nhiều tiềm năng để thu hút đầu tư vào CNHT. Nếu CNHT
chỉ trông đợi vào thị trường của các nhà lắp ráp toàn cầu hoặc các nhà cung ứng
FDI, Việt Nam sẽ còn rất lâu mới có thể phát triển mạnh các ngành CNHT.
Đề xuất một chính sách phát triển và định hướng thu hút FDI vào CNHT
- Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ
● Cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp hỗ trợ. Với vai trò to lớn
của CNHT đối với nền kinh tế, Chính phủ cần thành lập cơ quan đầu mối quản
lý nhà nước về CNHT, có thể đặt tại Bộ Công Thương. Bên cạnh các công việc
liên quan đến chính sách cho CNHT, một trong những nhiệm vụ quan trọng của
cơ quan đầu mối là hàng năm nên ban hành “sách trắng” về CNHT, hay dưới
dạng hệ thống cơ sở dữ liệu về các ngành CNHT.
46


● Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển CNHT. Do vai trò của
CNHT đối với nền kinh tế, cần thể chế hóa việc khuyến khích phát triển CNHT
bằng các văn bản mang tính pháp lý của Chính phủ. Trong đó có các điểm chính
cần làm rõ:
Chính sách ưu đãi doanh nghiệp sản xuất CNHT. Các chính sách này liên

quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh, ưu đãi giá thuê đất, thuế (trong chừng mực
không vi phạm các cam kết hội nhập, như thuế thu nhập doanh nghiệp, các chính
sách thuế gián tiếp, giảm thuế cho doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện phục vụ
thị trường nội địa, các hỗ trợ về thủ tục…), cũng như các trợ giúp gián tiếp
thông qua các khoá đào tạo về nhân lực. Các chính sách trợ giúp gián tiếp cũng
có thể liên quan đến các biện pháp tăng cường liên kết kinh doanh giữa doanh
nghiệp các ngành khác nhau, các lĩnh vực khác nhau.
Chính sách ưu đãi phát triển hạ tầng cho CNHT. Các khu CNHT, các
cụm liên kết ngành liên quan đến CNHT, các Vườn ươm doanh nghiệp cho
CNHT cần được nhận ưu đãi để phát triển. Chính phủ cần đầu tư và dành kinh
phí đào tạo nhân lực cho các ngành CNHT thông qua việc cải tiến các chương
trình đào tạo của các trường cao đẳng, dạy nghề trong các lĩnh vực công nghiệp,
xây dựng các chương trình đại tạo tại chỗ hoặc kết hợp với doanh nghiệp sản
xuất.
Thể chế hoá các quy định về cơ chế hợp đồng. Quan hệ hợp tác kinh
doanh giữa các doanh nghiệp trong các ngành CNHT được dựa chủ yếu trên cơ
chế hợp đồng chính thức và không chính thức. Như vậy, để tránh các rủi ro có
thể xảy đến cho doanh nghiệp tham gia liên kết, cần phải chuẩn bị trước các quy
định, chế tài liên quan đến việc đảm bảo thực hiện các hợp đồng này, nhất là các
hợp đồng không chính thức. Điều này rất cần đến vai trò trung gian khách quan
và chủ động của Chính phủ và các cơ quan hỗ trợ khác, được gọi chung là các
nhà cung cấp dịch vụ.
Xây dựng các hệ thống chất lượng liên quan đến linh phụ kiện. Đây là hệ
thống tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam dành cho các bán thành phẩm, các chi
tiết linh phụ kiện của các ngành CNHT. Nên xem xét đến các tiêu chuẩn quy
định quốc tế cũng như các tiêu chuẩn sẵn có của các tập đoàn đa quốc gia đang
có mặt trên thị trường Việt Nam trong mỗi lĩnh vực khi xây dựng hệ thống này.
Trên cơ sở này, xây dựng cơ chế quản lý chất lượng sản xuất và giám sát các
hoạt động sản xuất theo kiểu Việt Nam để nâng cao chất lượng sản phẩm trong
từng ngành, kiểu như các bộ tiêu chuẩn 5S, JIT của Nhật Bản, hiện đang được

một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện ở Việt Nam áp dụng.
47


Nâng cao nhận thức về sản xuất công nghiệp hỗ trợ . Cần có các chương
trình quảng bá về sản xuất CNHT ở Việt Nam. Bên cạnh hệ thống mô hình đề
xuất, hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước
với vai trò chủ đạo nền kinh tế trong nhiều năm vẫn đang nắm giữ vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế quốc dân. Kêu gọi lực lượng doanh nghiệp này tham gia
sản xuất CNHT, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, điện điện tử, nhựa
cao su… dần biến thành các tập đoàn lớn chuyên cung ứng và xuất khẩu chi tiết
linh kiện cho thị trường quốc tế có thể là một mục tiêu không quá xa đối với các
doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam.
- Hệ thống mô hình phát triển CNHT
Để phát triển CNHT, các quốc gia đi trước tập trung vào thu hút FDI và
bằng quy định tỉ lệ nội địa hoá đối với các doanh nghiệp FDI. Từ hai chính sách
này, các ngành công nghiệp trong nước đã được nhận chuyển giao công nghệ từ
các doanh nghiệp nước ngoài. Công nghiệp Việt Nam đã bỏ qua giai đoạn đó.
Trong bối cảnh hiện nay, các chính sách liên quan đến yêu cầu nội địa hoá là hết
sức nhạy cảm vì vi phạm các quy định tự do hoá thương mại. Vì thế, cần có một
số công cụ phát triển CNHT sắc nét để thu hút và nhận chuyển giao từ các doanh
nghiệp FDI sang doanh nghiệp nội địa.
● Các khu công nghiệp hỗ trợ. Khu công nghiệp hỗ trợ là khu vực tập
trung các doanh nghiệp cung ứng, là một mô hình rất phát triển ở Nhật Bản.
Hiện nay ở Nhật có khoảng 200 các khu CNHT như vậy. Các nhà đầu tư Nhật
Bản cũng đã đầu tư vào các khu như vậy ở Ma-lay-xi-a, Thái Lan. Các khu
CNHT khác biệt so với các khu công nghiệp thông thường, ở việc các doanh
nghiệp đầu tư vào đây đều sản xuất trong các lĩnh vực cung ứng cho các ngành
chế tạo. Do các doanh nghiệp nước ngoài này đều có quy mô rất nhỏ, để khuyến
khích họ đầu tư ra nước ngoài, hạ tầng tại các khu CNHT được cung cấp một

cách đặc biệt, bao gồm cả nhà xưởng theo yêu cầu, cung cấp điện nước hoàn
chỉnh trong công trình, hệ thống xử lý môi trường và các dịch vụ mềm khác,
nhưng với diện tích tối thiểu để chi phí thấp nhất.
● Các cụm liên kết ngành. Mô hình các Cụm liên kết ngành nhằm góp
phần gia tăng năng lực cung ứng nội địa. Đây là mô hình đã thành công ở nhiều
quốc gia khi phát triển CNHT.
● Hệ thống vườn ươm doanh nghiệp cho CNHT. Để đáp ứng nhu cầu về
CNHT, thiết lập được hệ thống cung ứng cho các ngành, rất cần một biện pháp
48


mạnh mẽ và có gốc rễ nền tảng về phát triển doanh nghiệp ngay từ những bước
đi ban đầu. Mục tiêu cụ thể của các vườn ươm doanh nghiệp cho CNHT là xây
dựng hệ thống DNNVV chuyên cung ứng cho các ngành công nghiệp chế tạo cơ
bản. Hệ thống này trong giai đoạn đầu có thể tập trung sản xuất các linh kiện
kim loại và linh kiện nhựa, sẽ đóng góp đáng kể vào năng lực sản xuất nội địa
của quốc gia.
Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong CNHT
- Các dự án sản xuất CNHT phục vụ nhu cầu nội địa
Các ngành CNHT tạo ra giá trị gia tăng và đòi hỏi công nghệ cao hơn các
ngành công nghiệp lắp ráp. Mặc dù vậy, do hầu hết nguyên vật liệu và linh phụ
kiện đầu vào đều nhập khẩu, rất nhiều dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao
nhưng hoàn toàn không tạo ra giá trị gia tăng trong nội địa, khi mà toàn bộ máy
móc, nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất đều được nhập khẩu và sản phẩm đầu
ra hoàn toàn dành cho xuất khẩu. Các dự án loại này thường nằm trong các khu
chế xuất, do đó lợi ích thu được cho quốc gia chỉ là giải quyết việc làm cho
người lao động. Vì vậy, đến năm 2020 cần phát triển CNHT với mục tiêu tập
trung là nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, thay thế nhập khẩu, cần khuyến khích các dự
án đầu tư nước ngoài sản xuất CNHT dành cho nhu cầu nội địa, với tỉ trọng sử
dụng đầu vào tại nội địa cao. Điều này sẽ có tác động lan tỏa đến các doanh

nghiệp trong nước khi trở thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài này.
- Các dự án sản xuất CNHT thuộc mạng lưới sản xuất của các tập đoàn lắp
ráp hiện có ở Việt Nam.
Việt Nam cần khuyến khích các doanh nghiệp cung ứng linh kiện phụ
tùng thuộc mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia đã có mặt ở Việt
Nam. Việc kêu gọi được các doanh nghiệp này vào Việt Nam sản xuất sẽ làm
tăng tỉ lệ nội địa hóa, giảm dần các công đoạn phải nhập khẩu. Đây thường là
các doanh nghiệp cung ứng ở lớp thứ nhất và cả lớp thứ 2 của các mạng lưới sản
xuất này. Đây chính là khách hàng cho doanh nghiệp nội địa sản xuất CNHT và
giúp tạo ra mạng lưới sản xuất của tập đoàn đa quốc gia ngay trong nội địa. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp FDI loại này hầu hết có quy mô nhỏ và vừa nên rất cần
có các chính sách khuyến khích và ưu đãi trong đầu tư.
- Các dự án sản xuất vật liệu phục vụ công nghiệp chế tạo
49


Hiện nay Việt Nam khó thu hút FDI vào các ngành sản xuất vật liệu: thép
chế tạo, hạt nhựa... phục vụ công nghiệp chế tạo. Lý do chính là nhu cầu trong
nước của các ngành này, chính là các doanh nghiệp CNHT còn quá ít nên chưa
đủ sản lượng cần thiết cho sản xuất ngay trong nước. Nếu để xuất khẩu thì Việt
Nam chưa đủ hấp dẫn để các nhà đầu tư FDI chuyển sản xuất hoặc đầu tư mới ở
Việt Nam. Do đó, Chính phủ nên có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào
lĩnh vực này.
- Các tập đoàn sản xuất linh kiện xuất khẩu
Các tập đoàn sản xuất kinh kiện lớn và xuất khẩu đi khắp thế giới cũng là
những tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh. Việc kêu gọi được các tập đoàn này vào
sản xuất tại Việt Nam sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp lớp dưới có thêm thị
trường. Tuy nhiên, nếu như chưa có hệ thống doanh nghiệp CNHT trong nội địa
đủ mạnh, thu hút các doanh nghiệp này quá sớm mà không kèm các cam kết nội

địa hóa, sẽ chỉ là mô hình chế xuất, vì Việt Nam không có cơ hội cung ứng cho
các tập đoàn này.

50



×