Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

THỰC TRẠNG tổ CHỨC, HOẠT ĐỘNG của ủy ban nhân dân HUYỆN lâm THAO TỈNH phu tho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.74 KB, 12 trang )

KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG

TIỂU LUẬN
MÔN: TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA
UBND HUYỆN LÂM THAO - TỈNH PHÚ THỌ VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI

Người thực hiện:
Lớp: Cao học K17 chuyên ngành XDĐ&CQNN
Hệ chính quy tập trung

Hà Nội, tháng 6 - 2012


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: Thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND huyện Lâm
Thao - Tỉnh Phú Thọ:
1.1. Thực trạng tổ chức:
1.2. Thực trạng hoạt động:
Chương 2: Phương hướng và giải pháp đổi mới hoạt động của
UBND huyện Lâm Thao giai đoạn hiện nay:
2.1. Phương hướng:
2.2. Giải pháp cơ bản:
KẾT LUẬN

2



LỜI MỞ ĐẦU
Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, Uỷ ban nhân dân là
cơ quan quản lý hành chính nhà nước và chấp hành của cơ quan quyền lực, có
vai trị quan trọng về việc bảo đảm hiệu lực hiệu quả hoạt động quản lý nhà
nước, trật tự pháp luật, pháp chế và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương
các cấp.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đề ra định hướng là: Nâng cao chất
lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân, phân cấp mạnh, giao
quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết
định về ngân sách, tài chính, đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài
chính với Trung ương.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng đề ra: Nâng cao chất lượng
hoạt động của Uỷ ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm
của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. Phát huy vai trò Ủy
ban nhân dân. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định lại thẩm
quyền đối với chính quyền ở nơng thơn, đơ thị.
Từ những định hướng đại hội X, XI đã đề ra và thực tiễn hoạt động của
Uỷ ban nhân dân huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ, tôi nhận thấy việc đề ra các
giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân ở điạ
phương hiện nay là nhiệm vụ rất cần thiết.

3


NỘI DUNG
Chương 1: Thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND huyện Lâm
Thao - Tỉnh Phú Thọ:
1.1. Thực trạng tổ chức:
Uỷ ban nhân dân huyện Lâm Thao có tổng số cán bộ cơng chức là: 151

cán bộ, trong đó về trình độ chun mơn đại học là 85 cán bộ, cao đẳng 41.
Cơ cấu Uỷ ban nhân dân huyện và các phịng chun mơn:
Lãnh đạo UBND huyện gồm: Đồng chí chủ tịch UBND huyện và 03
đồng chí phó chủ tịch UBND huyện cùng các đồng chí là thành viên uỷ ban.
Các phịng chun mơn gồm có: Văn Phịng HĐND và UBND; Phịng
Nơng nghiệp & PTNT; Phịng Văn hố thơng tin; Phòng Tư Pháp; Phòng nội
vụ; Thanh tra huyện; Phòng Tài ngun và mơi trường; Phịng Kinh tế hạ tầng;
Phịng giáo dục và đào tạo; Phòng y tế; Phòng tài chính và kế hoạch; Phịng lao
động thương binh và xã hội;
* Ngoài ra một số đơn vị sự nghiệp mới được thành lập và hoạt động
gồm có: Ban quản lý dự án, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng, Trung tâm
dân số KHHGĐ...
1.2. Thực trạng hoạt động:
Chủ động khắc phục có hiệu quả ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính,
suy thoái kinh tế, kinh tế huyện trong 5 năm vẫn tiếp tục tăng trưởng khá.
Tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt 13,6%/năm, cơng nghiệp - TTCN
tăng bình qn 27,7%/năm, xây dựng tăng bình quân 25,2%/năm, thương mạidịch vụ tăng bình qn 20,25%/năm, Nơng nghiệp tăng bình qn 3%/năm. Cơ
cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành thương
mại-dịch vụ, công nghiệp-xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Công nghiệp – xây dựng: Tiếp tục được đầu tư và phát triển. Trong 5 năm
đã thu hút 109 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện, 364 hộ sản xuất kinh
doanh tại các điểm công nghiệp với tổng nguồn vốn đăng ký 5.552 tỷ đồng,
4


trong đó số vốn thực hiện 4.719 tỷ đồng. Hồn thành xây dựng hạ tầng và giao
đất tại các cụm công nghiệp; 4 điểm công nghiệp làng nghề ở 4 xã. Huyện đã
công bố quy hoạch chi tiết 2 khu công nghiệp mới.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng bình qn 25,2%/năm. Trong 5
năm, tồn huyện đã triển khai xây dựng 602 cơng trình (giao thơng, thuỷ lợi,

trường học, y tế, trụ sở làm việc của UBND xã, thị trấn, các cơng trình văn hố,
hạ tầng về điện…) với tổng kinh phí 812 tỷ đồng từ ngân sách các cấp. Cải tạo,
nâng cấp 152km đường liên xã, đường nội bộ thơn, xóm.
Sản xuất nơng nghiệp: Trong 5 năm, đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho
giống cây, con và các mơ hình sản xuất, tốc độ tăng bình qn 5 năm là
3%/năm; tổng sản lượng lương thực đạt 75.110 tấn (năm 2010). Giá trị sản xuất
ngành chăn nuôi chiếm 49% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân 5 năm (2006-2010) tăng
21%/năm. Thu ngân sách địa phương tăng 29,4%/năm. Chi ngân sách địa
phương bình quân tăng 31,8%/năm. Hàng năm, đảm bảo nhiệm vụ chi thường
xuyên và tiết kiệm chi ngân sách.
Công tác quy hoạch từng bước được chú trọng, huyện đã xây dựng quy
hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Tiếp
tục chỉ đạo quy hoạch ngành trên một số lĩnh vực như: đất đai, môi trường, quy
hoạch xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn.
Các dự án đầu tư xây dựng được triển khai mạnh, hệ thống giao thông
nông thôn, cơ sở hạ tầng, trụ sở UBND các xã, thị trấn, hệ thống trường học,
trạm y tế được quan tâm đầu tư xây dựng. Công tác quản lý trật tự xây dựng
được triển khai và thực hiện bước đầu có hiệu quả.
Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, quản lý đất đai được tăng
cường, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của các cấp các
ngành.

5


Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện thường xuyên được các cấp ủy,
chính quyền coi trọng và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Chất lượng giáo dục ổn
định và đi vào thực chất. Đội ngũ cán bộ quản lý từng bước được điều chỉnh và
kiện tồn. Cơng tác xã hội hóa giáo dục, hoạt động của Hội đồng giáo dục, Hội

khuyến học, Trung tâm học tập cộng đồng từ huyện đến cơ sở có hiệu quả.
Cơng tác chỉ đạo, quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa được chú trọng.
Các thiết chế văn hóa được quy hoạch và đầu tư từng bước; các phương tiện
thông tin đại chúng được phát huy hiệu quả, góp phần tăng cường cho cơng tác
tun truyền, giáo dục. Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn
hóa”, và việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội…
chuyển biến tiến bộ. Cơng tác giữ gìn bảo tồn các giá trị văn hoá thường xuyên
được quan tâm.
An sinh xã hội được đảm bảo hàng năm có trên 3000 lao động được giải
quyết việc làm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5%/năm. Bằng nguồn vốn hỗ trợ và Quỹ
"Ngày vì người nghèo" huy động tại địa phương đã xây dựng, sửa chữa được
392 ngôi nhà cho các hộ nghèo. Thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội; công tác
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đối tượng theo quy định. Phong trào
"Đền ơn đáp nghĩa", thực hiện chính sách đối với thương, bệnh binh, gia đình
liệt sỹ, người có cơng với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã được các
cấp, các ngành quan tâm, bảo đảm đúng chế độ chính sách.
Cơng tác y tế và chăm súc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm và có
nhiều tiến bộ. Chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân được chú trọng; cơ sở
vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư theo hướng hiện đại. Mạng lưới y tế dự
phòng hoạt động có hiệu quả, đã chủ động phịng chống hiệu quả các dịch
bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra.
Công tác dân số kế hoạch hố gia đình được triển khai sâu rộng, tổ chức
tốt hoạt động truyền thông về dân số, gia đình và trẻ em. Thường xuyên chỉ
đạo sát sao để nâng cao chất lượng dân số và kế hoạch hóa gia đình.
6


An ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được quan tâm chỉ đạo thường
xuyên, không để xảy ra đột xuất bất ngờ. Chủ động nắm chắc tình hình, chỉ đạo
việc phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể giải quyết tình hình mâu thuẫn

phức tạp trong nội bộ nhân dân liờn quan đến quản lý, sử dụng đất đai, quản lý
kinh tế ở các thơn đội, giải phóng mặt bằng ở các dự án, cụm điểm công
nghiệp, đảm bảo an ninh nông thôn. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả
các chương trình quốc gia phịng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, nâng cao
chất lượng điều tra xử lý tội phạm. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 13/NQCP của Chính phủ góp phần hạn chế ùn tắc giao thông và kiềm chế tai nạn giao
thông.
Tăng cường sự lãnh đạo của Huyện uỷ trong thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, quân sự địa phương nâng cao chất lượng huấn luyện, bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng cho các đối tượng, tổ chức diễn tập các phương án phòng thủ
trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt nhiệm vụ tuyển chọn và gọi cơng dân nhập
ngũ, hồn thành 100% chỉ tiêu giao quân hàng năm. Nâng cao chất lượng xây
dựng lực lượng dự bị động viên, lực lượng DQTV. Hồn thành tốt cơng tác
qn sự địa phương, xây dựng huyện thành khu vực phịng thủ vững chắc.
Cơng tác cải cách hành chính được tập trung chỉ đạo, giải quyết khiếu
nại tố cáo và cơng tác phịng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống
lãng phí được tăng cường.
Hồn thành việc rà soát, đơn giản hoá các thủ tục hành chính theo đề án
30 của Chính phủ, tiếp tục thực hiện giai đoạn 3 của đề án. Công tác cán bộ là
khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Việc củng cố tổ chức, bộ máy, cán bộ được quan tâm.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí. Ban Chỉ đạo
Phịng chống tham nhũng huyện đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương, cơ

7


quan, đơn vị, nhất là cơ quan thanh tra tăng cường công tác kiểm tra phát hiện
những vi phạm và xử lý kịp thời.
Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo chuyển biến tích

cực, giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất của nhân dân.
Chương 2: Phương hướng và giải pháp đổi mới hoạt động của
UBND huyện Lâm Thao giai đoạn hiện nay:
2.1. Phương hướng:
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế với trọng tâm là tập trung huy
động mọi nguồn lực cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng
nghề, nâng cao chất lượng các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch trở thành
ngành kinh tế chủ lực, mũi nhọn; Tập trung xây dựng nông thôn mới, phát triển
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đạt chất lượng giá trị cao, đẩy mạnh
khai thác nguồn thu và quản lý tài chính ngân sách theo luật; tạo điều kiện
chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm, nâng cao thu nhập. Không ngừng nâng
cao chất lượng giáo dục, y tế, thể dục thể thao, tăng cường đầu tư xây dựng các
thiết chế văn hoá, thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở. Đẩy mạnh
cải cách hành chính theo hướng đơn giản, công khai, rõ ràng, minh bạch, xây
dựng bộ máy chính quyền cơ sở vững mạnh. Nâng cao chất lượng đời sống
nhân dân. Giữ vững an ninh chính trị, trật tư an tồn xã hội, hồn thành tốt
cơng tác quốc phòng - quân sự địa phương.
2.2. Giải pháp cơ bản:
2.2.1. Bố trí, sắp xếp tinh gọn bộ máy, mở rộng phạm vi quản lý của các
phịng chun mơn; đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc kỹ thuật hiện đại phục vụ
cho cơng việc:
Cần phải rà sốt lại nhu cầu và phạm vi hoạt động của các phòng, ban.
Tiến hành bố trí, sắp xếp lại theo hướng gọn, nhẹ, hiệu quả.
Đầu tư phương tiên hiện đại phục vụ cho công tác chuyên môn phục vụ
cụ thể cho từng nhiệm vụ, công việc yêu cầu.
8


2.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,
quản lý và sử dụng cán bộ:

Trên cơ sở kế hoạch của Huyện uỷ, UBND huyện xây dựng kế hoạch
tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức theo định kỳ hàng năm. Cơ
quan tham mưu là Phòng nội vụ trên cơ sở báo cáo của các đơn vị sử dụng lao
động, các đơn vị đóng trên địa bàn huyện, sẽ tham mưu về số lượng, đối tượng
và thời gian đào tạo, phù hợp với tình hình địa phương cũng như chỉ đạo của
thành phố và cơ quan cấp trên.
* Tổ chức tập huấn các nghiệp vụ cho cán bộ:
Hàng năm huyện rất quan tâm đến công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán
bộ, công chức địa phương, các lớp tập huấn theo từng lĩnh vực của phịng
chun mơn.
Việc tập huấn nghiệp vụ chun mơn cần rộng hơn nữa về đối tượng, từ
cấp cơ sở đến cán bộ, chuyên môn cấp huyện. Nội dung tập huấn phải dựa vào
đường lối chính sách pháp luật của nhà nước, các quy định của UBND Tỉnh.
Thời gian cũng cần tập huấn kết hợp đan xen để có thể vẫn giải quyết công
việc chuyên môn. Tập trung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy
hoạch xây dựng (quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết), quy hoạch ngành và
lĩnh vực, đặc biệt là các dự án quy hoạch trọng điểm. Công bố công khai, rộng
rãi các quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết theo quy định. Thực hiện nghiêm
việc quản lý xây dựng, phát triển theo quy hoạch được duyệt. Nâng cao năng
lực quản lý đô thị, nông thôn.
2.2.3. Khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, nguồn lực, đặc biệt đẩy
mạnh xã hội hóa đầu tư:
Phát huy và sử dụng tiềm năng nguồn lực sẵn có của huyện, khai thác và
sử dụng hiệu quả quỹ đất, vốn đầu tư và các nguồn lực trong dân cư. Khuyến
khớch huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và
9


đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tư.

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn một cách
có chọn lọc, hiệu quả.
Tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác các nguồn thu trên địa bàn để tăng khả
năng tập trung ngân sách cho đầu tư phát triển, quan tâm các nguồn thu từ đấu
giá quyền sử dụng đất; đảm bảo thu đúng, thu đủ các khoản thuế, phí, lệ phí.
Sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách. Tiếp tục thực hiện nguyên
tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để ưu tiên đầu tư nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo, phát triển hạ tầng, xây dựng nông thôn mới.
2.2.4. Nâng cao hiệu lực trong công tác ban hành văn bản:
Để nâng cao hiêu lực trong công tác ban hành văn bản, quản lý, kiểm tra
và giám sát việc triển khai thực hiện văn bản, UBND huyện cần giao cho
Phịng chun mơn lên kế hoạch hỗ trợ, phối hợp kiểm tra để kịp thời tháo gỡ,
khắc phục cũng như xử lý kịp thời.
Việc tập huấn nghiệp vụ về soạn thảo văn bản, tham mưu cho lãnh đạo
cũng cần được coi trọng, về thể thức, thẩm quyền ban hành xây dựng và trình
tự thực hiện theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản.
2.2.5. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường cơng tác chỉ
đạo nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện môi trường xã hội, thực hành
tiết kiệm phịng chống lãng phí và phịng chống tham nhũng:
2.2.6. Hiện đại hóa trong quản lý, cải cách thủ tục hành chính:
Hiện nay trên địa bàn huyện đang xây dựng quy trình quản lý chất lượng
trong hành chính nhà nước tại các cơ quan chính quyền trên địa bàn.
Trên cơ sở đề án 30 của chính phủ về cải cách hành chính, quy trình
quản lý chất lượng ISO 9001-2000, UBND huyện đã đề nghị Tổng cục tiêu
chuẩn đo lường chất lượng công nhận hệ thống quản lý chất lượng cho UBND
10


huyện kề từ năm 2009 với nội dung là Thực hiện chức năng quản lý nhà nước
và giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện.


11


KẾT LUẬN
Trên cơ sở các nội dung về hiện trạng cơ sở lý luận và thực tiễn của
huyện Lâm Thao đề tài mới dừng lại được với một số nội dung cơ bản, số liệu
được thu thập trong năm 2011, về cơ bản mới đáp ứng một phần các nhiệm vụ,
cơng tác của UBND huyện. Thực tế hiện nay địi hỏi rất cao về bộ máy tổ chức,
con người cũng như cơ chế chính sách để đáp ứng các yêu cầu của thị trường,
của đời sống kinh tế xã hội ngày càng cao của Tỉnh và của cả nước.
Việc đánh giá dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu từ đó
nêu bật được các nội dung về mặt tích cực, thuận lợi cũng như những thế mạnh
trong thời gian qua huyện đã đạt được.
Từ thực trạng việc nâng cao và có các giải pháp trên giúp việc lãnh đạo,
chỉ đạo của huyện dần dẫn phối hợp và tạo đồng thuận từ cơ sở trong triển
khai, thực hiện.
Với yêu cầu, mục đích và việc đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả và hiệu lực trong hoạt động của UBND huyện là rất cần thiết, một
phần tìm ra được những tồn tại, hạn chế, mạnh dạn đưa ra quan điểm, nội dung
cần phải khắc phục triển khai trong thời gian tới.

12



×