Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

đề tài: kiến nghị hoàn thiện tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân huyện trà ôn tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.29 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2010 - 2014
ĐỀ TÀI:

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TRÀ ÔN
TỈNH VĨNH LONG

Giảng viên hướng dẫn:
Ths. Đinh Thanh Phương

Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Minh Tâm
MSSV: 5106183
Lớp: LK1063A1

Cần Thơ, tháng 11 năm 2013


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long

LỜI CẢM ƠN

Trải qua gần bốn năm được học tập trong Trường Đại học Cần Thơ, người viết đã
thật sự học hỏi được nhiều kiến thức vô cùng bổ ích từ sự dạy dỗ tận tình của quý thầy
cô. Chính nhờ sự dẫn dắt của quý thầy cô mà người viết đã trưởng thành hơn trong nhận


thức và nhân cách.Thầy cô đã hướng sinh viên đến một hướng đi đúng để đóng góp cho
xã hội những con người năng nổ, nhiệt tình và đầy tâm huyết.
Người viết xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ đã tạo
cho người viết một cơ hội để được học dưới ngôi trường này. Người viết cũng xin được
gửi lời cám ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa luật, những người đã vun đắp cho người viết
những kiến thức cần thiết giúp người viết có đủ năng lực và tự tin để tiếp tục phấn đấu.
Đặc biệt, người viết trân trọng gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Đinh
Thanh Phương, thầy đã dành nhiều thời gian và đã nhiệt tình hướng dẫn giúp người viết
hoàn thành luận văn của mình.

2
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài….………………………………………………………………….............1
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………………………...1
3. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………….............1
4. Phương pháp nghiên cứu……..……………………………………………………………..2
5. Kết cấu của luận văn………………………………………………………………………...2
CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN TRÀ ÔN
1.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG…..…………………............3
1.1.1. Lịch sử hình thành…..……………………………………………………………….3

1.1.2. Vị trí địa lí và dân cư……….………………………………………………………..4
1.1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế……..………………………………………………....4
1.1.3.1 Điều kiện tự nhiên……………………………………………………………….4
1.1.3.2. Kinh tế…………………………………………………………………………..5
1.2. VỊ TRÍ PHÁP LÍ VÀ TÍNH CHẤT PHÁP LÍ CỦA…………………….……………….6
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TRÀ ÔN
1.2.1. Vị trí pháp lí của ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn………………………………...6
1.2.2. Tính chất pháp lí của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn…………………..……….6
1.3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ,QUYỀN HẠN CỦA………………………….................7
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TRÀ ÔN
1.3.1. Chức năng của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn……..……………………….…...7
1.3.2.Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn ……………….............8
1.3.2.1Trong lĩnh vực kinh tế……………………………………………………………..8
1.3.2.2.Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
thuỷ lợi và đất đai…………………………………………………………………………9
1.3.2.3.Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp………………………………..9
1.3.2.4.Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải……………………………………...9
1.3.2.5.Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch…………………………………...9
1.3.2.6.Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá,
thông tin và thể dục thể thao……………………………………………………………..10
1.3.2.7.Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, và
tài nguyên môi trường...………………………………………………………………….11
3
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương
SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cùng với sự đổi mới của đất nước thì việc quản lí hành chính nhà nước đóng vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển ổn định kinh tế- xã hội của một quốc gia, hệ
thống cơ quan quản lí hành chính được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương,
trong đó Ủy ban nhân dân cấp huyện đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lí hành
chính nhà nước ở địa phương vì đây là cấp trung gian giữa cấp tỉnh và cấp xã cá vai trò quan
trọng trọng việc truyền tải các chủ trương, chính sách, pháp luật đề với cấp xã là cấp gần với
người dân nhất, tuy vào nét đặt thù của từng địa phương mà tổ chức và hoạt động của Ủy
ban nhân dân cấp huyện ở mỗi địa phương cũng có những nét riêng. Ủy ban nhân dân cấp
huyện có chức năng và nhiệm vụ chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, nhưng không phải lúc nào
trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng hoàn hảo không vướng
phải những hạn chế, vì vậy cần sớm có những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó
nhằm góp phần hoàn thiện hệ thông cơ quan hành chính nói chung và cơ quan hành chính ở
nhà nước nói riêng. Xuất phát từ thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp
huyện nói chung và Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn mà người viết quyết định chọn đề tài: “
Kiến nghị hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn tỉnh
Vĩnh Long” để tìm hiểu những vấn đề nêu trên và đưa ra những kiến nghị nhằm góp phần
khắc phục những hạn chế của Ủy ban nhân dân cấp huyện hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua đề tài “ Kiến nghị hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân
huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long” người viết muốn tìm hiểu tổ chức và hoạt động của Ủy ban
nhân dân cấp huyện cùng những hạn chế của nó và đưa ra những kiến nghị nhằm góp phần
hoàn thiện về tổ chức và hoạt động cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hơn.
3.Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài này người viết tập trung tìm hiểu tổ chức và hoạt động của
Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật cùng những bất cập của nó xuất

4

GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long
phát từ việc thực tế tìm hiểu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn tỉnh
Vĩnh Long.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài của mình người viết sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, thống
kê...kết hợp với phương pháp phân tích luật viết từ những quy định của pháp luật và tài liệu
có liên quan để tìm ra các bất cập cũng như đưa ra những kiến nghị cho vấn đề cần nghiên
cứu.
5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm các phần như sau:
- Lời nói đầu
- Phần nội dung, gồm 03 chương:

-

 Chương 1:Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn tỉnh
Vĩnh Long
 Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà
Ôn
 Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban
nhân dân huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long
Phần kết luận


Trong quá trình viết luận văn không tránh khỏi những khuyết điểm và sai sót nên rất
mong ý kiến nhận xét từ quý thầy cô để luận văn của người viết được hoàn chỉnh hơn.

5
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long

CHƯƠNG 1
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG
1.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG
1.1.1. Lịch sử hình thành
Lịch sử hình thành của huyện được chia thành các giai đoạn như sau:1
Năm 1921- 1965: Trà Ôn là một quận của tỉnh Cần Thơ có 2 tổng là Trường An và
Bình Lễ, năm 1954 quận nhận thêm các làng Tích Thiện, Vĩnh Xuân và Trà Côn.Sau năm
1965 các tổng mặc nhiên bị giải thể.
Năm 1967- 1981: Quận Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long, sau năm 1975 Trà Ôn trở thành
một huyện của tỉnh Cửu Long, đến năm 1977 quận này bị giải thể và địa bàn được sát nhập
vào quận Cầu Kè. Năm 1981 huyện Trà Ôn được tái lập trên cơ sở tách thị trấn Trà Ôn cùng
8 xã của huyện Cầu Kè cộng với 3 xã của huyện Vũng Liêm, huyện Trà Ôn lúc này gồm 1
thị trấn và 11 xã.
Từ năm 1991 đến nay: Ngày 29 tháng 12 tỉnh Cửu Long được tách thành 2 tỉnh là tỉnh
Vĩnh Long và Trà Vinh huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long, ngày 9-8-1994 huyện lập thêm
2 xã là Phú Thành và Nhơn Bình.Như vậy, đến cuối năm 2004 huyện Trà Ôn có 1 thị trấn và
13 xã, cụ thể là:

- Thị trấn Trà Ôn
- Xã Hòa Bình
- Xã Xuân Hiệp
- Xã Nhơn Bình
- Xã Thới Hòa
- Xã Vĩnh Xuân
1

Tri
thức
Việt,
Huyện
Trà
Ôn,
,[ ngày truy
cập 19-9-2013]

6
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long
- Xã Hựu Thành

- Xã Tích Thiện
- Xã Thiện Mĩ
- Xã ThuậnThới

- Xã Tân Mỹ
- Xã Phú Thành
- Xã Lục Sĩ Thành
- Xã Trà Côn
Với tổng diện tích của huyện là 265,3 km2,2 và dân số là 134.856 người (vào tháng 12
năm 2010).3
1.1.2. Vị trí địa lí và dân cư
Huyện Trà Ôn nằm ở phía tây nam của tỉnh Vĩnh Long: phía bắc giáp huyện Tam Bình
có ranh giới tự nhiên là sông Mang Thít, phía nam giáp với huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh,
phía tây giáp sông Hậu ngăn cách với hai tỉnh là Hậu Giang và Sóc Trăng, phía đông giáp
với huyện Vũng Liêm cùng tỉnh.
Với dân số hơn 153000 người, mật độ dân số khoảng 592 người/km2, nhìn chung
huyện Trà Ôn là một huyện nghèo của tỉnh Vĩnh Long, cở sở hạ tầng còn hạn chế mức sống
của người dân còn thấp,huyện Trà Ôn là một huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer của
tỉnh Vĩnh Long. Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.
1.1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế
1.1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Trà Ôn có địa hình bằng phẳng, hệ thông sông ngòi lớn nhỏ khá dày đặc do nằm cạnh
sông Hậu nên Trà Ôn quanh năm được bồi đắp lượng phù sa khá màu mỡ thuận lợi cho hoạt
động sản xuất nông nghiệp phát triển.
Theo tài liệu điều tra lập quy họach sử dụng đất của huyện Trà Ôn, trên địa bàn huyện
đất đai được chia thành 3 nhóm đất chính: 4
2

Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tĩnh Vĩnh Long, Các huyện, thành phố,
,[ ngày truy cập 20-9-2013].
3
Trích Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020, Phần thứ nhất: Đánh giá các điiều
kiện tự nhiên và các điều kiện tác động đến kinh tế- xã hội của huyện


7
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long

- Nhóm đất phèn có 8.512 ha, chiếm khoảng 32,9% diện tích tự nhiên; phân bố chủ
yếu ở các vùng trũng như Hòa Bình, Nhơn Bình, Xuân Hiệp, Thới Hòa và một phần của xã
Hựu Thành, Thuận Thới.
- Nhóm đất phù sa có diện tích 17.140 ha, chiếm 66,2% diện tích tự nhiên; tập trung
phân bố ở các xã vùng cao, ven tuyến sông Hậu và sông Trà Ôn. Là vùng đất phì nhiêu, cho
năng suất là sản lượng cao.
- Nhóm đất cát giồng có diện tích 185 ha, chiếm khoảng 0,7% diện tích tự nhiên; tập
trung phân bố chủ yếu ở 3 giồng cát Thanh Bạch (Thiện Mỹ), Giồng Lagì (Vĩnh Xuân),
Giồng Gòn (Thuận Thới).
Nhìn chung, tài nguyên đất đai trong huyện là vùng đất phì nhiêu, thích hợp cho phát
triển đa dạng nhiều loại cây trồng, vật nuôi, nhất là các loại cây ăn quả đặc sản vùng nhiệt
đới mà thị trường nước ngoài ưu chuộng. Tuy nhiên, đất đai huyện Trà Ôn cũng mang
những đặc điểm chung của Vùng ĐBSCL là nền địa chất yếu, suất đầu tư cao, hệ thống kết
cấu hạ tầng mau xuống cấp.
Do nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cùng với đất đai màu mỡ quanh năm được
phù sa bồi đắp nên đây là điều kiện hêt sức thuận lợi để huyện phát triển nền nông nghiệp.
1.1.3.2. Kinh tế
Trong những năm gần đây kinh tế huyện Trà Ôn luôn phát triển ở mức ổn định. Các
công trình kết cấu hạ tầng quan trọng đã và đang thực hiện đầu tư xây dựng, tạo động lực
mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được
cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới.

Đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi ít chịu thiên tai do bão lụt hạn hán nên đây là điều
kiên vô cùng thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện. Hai xã cù lao Lục Sĩ Thành và
Phú Thành thuận lợi cho trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, hoạt động chăn
nuôi gia sút gia cầm cũng khá phát triển ở các địa phương trong huyện. Do nằm trên đầu mối
giao thông,thuận lợi cả đường thủy lẩn bộ nên tạo điều kiện thuận lợi để Trà Ôn giao lưu
mua bán, trao đổi hàng hóa với các địa phương lân cận.
4

Trích Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020, Phần thứ nhất: Đánh giá các điiều
kiện tự nhiên và các điều kiện tác động đến kinh tế- xã hội của huyện.

8
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long

1.2.VỊ TRÍ PHÁP LÍ VÀ TÍNH CHẤT PHÁP LÍ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
TRÀ ÔN
1.2.1. Vị trí pháp lí của ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn
Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Hội
đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ
quan nhà nước cấp trên.
Hành chính ở đây được hiểu là hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước ; hoạt động tổ
chức trong lĩnh vực quản lí.Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là cơ quan hành
chính nhà nước được thành lập và hoạt động trên một phạm vi lãnh thổ nhất định, các văn
bản pháp luật do các cơ quan này ban hành có hiệu lực trên một phạm vi lãnh thổ nhất định

1.2.2. Tính chất pháp lí của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn
Xét về mặt tính chất thì Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân cùng cấp, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân là
cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương , quyết định những vấn đề quan trọng ở địa
phương như kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán và quyết toán ngân sách ở địa
phương …Tuy nhiên, hội đồng nhân dân hoạt động không thường xuyên( mỗi năm họp hai
kỳ), Vì vậy, kế hoạt ngân sách ở địa phương cũng như các chủ trương, biện pháp nhằm phát
triển kinh tế- xã hội ở địa phương mà Hội đồng nhân dân đã thông qua chỉ có thể được thực
hiện thông qua Ủy ban nhân dân. Nói cánh khác, Ủy ban nhân dân là cơ quan chịu trách
nhiệm chủ yếu trong việc triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết của hội đồng nhân
dân, biến những quy định trong các nghị quyết đó thành hiện thực. Trên cơ sở những quy
định trong văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân
cùng cấp, Ủy ban nhân dân họp để triển khai bàn các biện pháp, phân công tổ chức thực
hiện.5

5

Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, 2004, tr.474.

9
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long

1.3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ,QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN TRÀ ÔN
1.3.1. Chức năng của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn
Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn thực hiện chức năng quản lí nhà nước trên địa bàn
huyện Trà Ôn.
Cùng với tính chất chấp hành,Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương. Để thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân cùng cấp cũng như các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên, Ủy ban nhân dân phải có thực lực, tức là phải nắm, phải quản lí đối
với con người, đối với cơ sở vật chất cũng như những tiềm năng khác của địa phương. Do đó
họat động quản lý của ủy ban nhân dân có những đặc trưng khác với hoạt đông quản lý của
các cơ quan nhà nước khác.6
Thứ nhất,quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất
được coi là chức năng của Ủy ban nhân dân. Còn các cơ quan nhà nước khác như Hội đồng
nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động của mình cũng phải
quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là hoạt động chủ yếu.Hoạt động chủ yếu
của tòa án là xét xử. Còn quản lý hành chính nhà nước đối với tòa án chỉ là một mặc hoạt
động nhằm đảm bảo cho hoạt động xét xử hiệu quả.
Thứ hai, hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân mang tính toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh- quốc phòng… đối với mọi đối
tượng ở địa phương. Các cơ quan nhà nước khác ở địa phương chỉ quản lý trong một hoặc
một số lĩnh vực nhất định, với những đối tượng nhất định.
Thứ ba, hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân mang tính thống nhất. Ủy ban
nhân dân quản lý hành chính nhà nước ở địa phương trên cơ sở những quy định của Chính
phủ các cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Mặt khác, hoạt

6

Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, 2004, tr.475.

10
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương


SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long
động quản lý của các cơ quan nhà nước ở địa phương phải phù hợp với sự quản lý thống
nhất của Ủy ban nhân dân.
Thứ tư, hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân chỉ giới hạn trong một phạm vi
địa phương nhất định. Nếu Chính phủ các cơ quan thuộc Chính phủ quản lý trong phạm vi
cả nước, đối với mọi địa phương trong nước thì Ủy ban nhân dân chỉ quản lý ở một địa

phương nhất định. Ủy ban nhân dân ở địa phương nào chỉ quản lý đối với địa phương đó,
không có quyền quản lý đối với địa phương khác.
Chính vì vậy, Ủy ban nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Tuy nhiên,
phải thấy rằng trên thực tế, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền và trách nhiệm rất lớn. Phạm vi
quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân cũng ngày càng mở rộng trên tất cả các
lĩnh vực. Hoạt động quản lý của Ủ ban nhân dân cũng ngày càng thực sự là hoạt động quản
lý hành chính nhà nước- quản lý bằng pháp luật.7
1.3.2.Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn
Căn cứ theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thì Ủy ban nhân dân
huyện Trà Ôn có chức năng nhiệm vụ như sau:8
1.3.1.1Trong lĩnh vực kinh tế
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc
thực hiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa
phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương;
lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân
dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân
xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân
xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
- Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.
1.3.1.2.Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai

7

8

Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, 2004, tr.476.
Điều 97,98,99,100,101,102,103,104,105,106,107 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.

11
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương trình khuyến
khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thực hiện các
chương trình đó;
- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, phát triển
ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;

- Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình, giải
quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật;

- Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn;
- Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa
và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
1.3.1.3.Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;
- Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở
các xã, thị trấn;
- Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất
sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản và
các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
1.3.1.4.Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải
- Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựng thị
trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng
đã được duyệt;
- Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sở
theo sự phân cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và quỹ nhà thuộc
sở hữu nhà nước trên địa bàn;
- Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân cấp của
Uỷ ban nhân dân tỉnh.
1.3.1.5.Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch

12
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm



Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long
- Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việc
chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn
huyện;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thương
mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;

- Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch
vụ, du lịch trên địa bàn.
1.3.1.6.Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin, thể dục
thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo
dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức các trường mầm
non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo việc xoá mù chữ và thực
hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử;
- Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong trào về
văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thể thao; bảo vệ và phát
huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh do địa phương quản lý;
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế, trạm y
tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ và
chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ,
trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình;
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành nghề y,
dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;
- Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổ chức
thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo.
1.3.1.7.Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường

- Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất
và đời sống nhân dân ở địa phương;

13
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long
- Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai,
bão lụt;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất
lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn huyện; ngăn chặn
việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương.

1.3.1.8.Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội
- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc
phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện; quản lý lực lượng
dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công tác huấn luyện dân
quân tự vệ;
- Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ, giao
quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy
định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực
lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện các biện pháp
phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa
phương;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hộ

khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh,
trật tự, an toàn xã hội.
1.3.1.9.Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn giáo;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch, dự án
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng
xa, vùng có khó khăn đặc biệt;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân ở địa
phương.

14
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long
- Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo
hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của pháp luật và chính sách
của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

1.3.1.10.Trong việc thi hành pháp luật
- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp
hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và
nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện
pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế,

bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác
của công dân;
- Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổ chức
tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; hướng dẫn, chỉ đạo
công tác hoà giải ở xã, thị trấn.
1.3.1.11.Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
theo quy định của pháp luật;
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên
môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp trên;
- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của Uỷ
ban nhân dân cấp trên;
- Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
- Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa
phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét, quyết định.
1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TRÀ ÔN

15
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long
1.4.1. Cơ cấu các thành viên của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn
1.4.1.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Chủ tịch Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra theo sự giớ thiệu của

Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp từ trong số các đại biểu hội đồng nhân dân bằng con
đường bỏ phiếu kín.
Để phát huy hết năng lực, tránh sự trì trệ trong hoạt động của Chủ tịch và tập thể Ủy

ban nhân dân Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định Chủ tịch Ủy
ban nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính không giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kì( Điều 6).Để
đảm bảo cho việc điều động, luân chuyển cán bộ được thuận lợi.Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 đã đưa vào một quy định mới. Theo đó trong nhiệm
kỳ nếu khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp giới thiệu
người ứng cử để Hội đồng nhân dân bầu. Người được bầu chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân
dân trong nhiệm kì không nhất thiết là đại biểu nhân dân cùng cấp.
1.4.1.2. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra theo sự giới
thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, bằng con đường bỏ phiếu kín. Số lượng Chủ tich Ủy
ban nhân dân ở từng cấp do Chính Phủ quy định.
1.4.1.3. Các Ủy viên Ủy ban nhân dân
Ủy viên Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra bằng con đường bỏ
phiều kín theo sự giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Các Ủy viên làm việc với tư cách là thành viên Ủy ban nhân dân, tham dự vào những
quyết định tập thể của Ủy ban nhân dân; Ủy viên được Ủy ban nhân dân phân công một lĩnh
vực nhất định thì trong việc điều hành, phải chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch và Phó Chủ tịch
thường trực.
Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn hiện có 05 Ủy viên phụ trách các lĩnh vực:
 Một ủy viên phụ trách công an
 Một ủy viên phụ trách quân sự
 Một phụ trách văn phòng
 Một phụ trách thanh tra
 Một phụ trách nông nghiệp-đất đai-xây dựng

16

GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long
1.4.2. Tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn
Căn cứ theo Điều 3 của của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thì
Ủy ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Ủy ban nhân dân
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa, ngăn ngừa và khống chế các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng,

lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ
máy chính quyền địa phương. Do đó, theo nguyên tắc tập trung dân chủ thì các thành viên
của Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ quyền hạn như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân
dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình
và cùng với tập thể Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân
trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Dưới sự lãnh đạo và
điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, toàn bộ hoạt động của các Phó Chủ tịch, các thành
viên Ủy ban nhân dân cũng như thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
nhịp nhàng thống nhất.
- Các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ tịch
phân công phụ trách, thực hiện những công việc hoặc mảng công việc nhất định và chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về phần công việc được giao, Phó chủ tịch
không phải là một cấp, Phó chủ tịch giả quyết công việc theo sự ủy nhiệm của Chủ tịch và
với danh nghĩa và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Thông qua đó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân nắm được, điều hành toàn bộ hoạt động của Ủy ban nhân dân.

- Các thành viên khác của Ủy ban nhân dân được Chủ tịch phân công phụ trách quản lí
những ngành, lĩnh vực chuyên môn nhất định, đặc biệt là những ngành quan trọng như kế
hoạch, tài chính, công an, thanh tra…Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải phân công cho các
thành viên Ủy ban nhân dân phụ trách, làm thủ trưởng. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân
chịu trách nhiệm cá nhân về ngành lĩnh vực được phân công phụ trách trước Chủ tịch Ủy
ban nhân dân.
1.4.3. Tổ chức và hoạt động của các phòng ban

17
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long
Để giúp Ủy ban nhân quản lí trên tất cả các lĩnh vực ở địa phương, theo đề nghị của Ủy
ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp sẽ quyết định việc thành lập các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đó là các phòng ban. Số lượng các phòng ban của Ủy
ban nhân dân phụ thuộc vào từng giai đoạn nhận thức, do yêu cầu của nhiệm vụ.
Các cơ quan này là những cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện
chức năng quản lí nhà nước ở địa phương Và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự
ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp và theo quy định của pháp luật.

Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn không phải là thành viên của Ủy ban nhân dân
cũng được Chủ tịch giao cho phụ trách quản lí những ngành, lĩnh vực chuyên môn nhất định
và chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch về phần công việc được giao.
Hiện nay, Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn gồm có các phòng ban trực thuộc là:
 Phòng Nội vụ: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp

nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ
chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.
 Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm
tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án
dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư
pháp khác.
 Phòng tài chính- Kế hoạch: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và
đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã,
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
 Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài
nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển.
 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm;

18
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long
dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao
động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ
nạn xã hội; bình đẳng giới.
 Phòng Văn hoá và Thông tin: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực

hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu
chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo
chí; xuất bản.

 Phòng Giáo dục và đào tạo: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm:
mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu
chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ
chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo
dục và đào tạo.
 Phòng Y tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế
dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng
bệnh, chữa bệnh
cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế;
dân số.
 Thanh tra huyện: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo
quy định của pháp luật.
 Văn Phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: tham mưu tổng hợp cho Ủy
ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
cấp huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ
đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý
và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở

19
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương


SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long
địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân.
 Phòng Công thương: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây
dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và
công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị;
công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa
học và công nghệ.

 Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm
nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang
trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề,
làng nghề nông thôn trên địa bàn xã.
1.5. HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TRÀ ÔN
1.5.1. Hoạt động thông qua các phiên hợp
Khái niệm về hợp: Hợp là một hình thức hoạt đông của quản lí nhà nước, một cách
thức giải quyết công việc, thông qua đó thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp
thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động trong việc giải quyết các công việc
thuộc chức năng, thẩm quyền của cơ quan mình theo quy định của pháp luật.9
Phiên họp của Ủy ban nhân dân là hình thức là hình thức hoạt động quan trọng nhất
của Ủy ban nhân dân, bởi thông qua các phiên họp Ủy ban nhân dân đã thực hiện được phần
lớn các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền do luật định.
Phiên họp của Ủy ban nhân dân chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên
Ủy ban nhân huyện tham dự.

- Thời gian họp: Ủy ban nhân dân mỗi tháng họp ít nhất một lần, ngoài ra còn có thể
họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc theo đề nghị của ít
nhất 1/3 tổng số thành viên Ủy ban nhân dân.

9

Quyết định số 114/2006/QĐ- TTg ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy định chế độ hợp trong
hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, Điều 03, Khoản 01.

20
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long
- Triệu tập: Thời gian triêu tập phiên họp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết
định.
- Chủ trì phiên họp: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chủ tọa các phiên họp của Ủy
ban nhân dân huyện, khi Chủ tịch vắng mặt Phó Chủ tịch thường trực thay Chủ tịch chủ tọa
phiên họp.
- Thành phần tham dự:
+Thành viên của Ủy ban nhân dân huyện phải tham dự đầy đủ các phiên họp của Ủy
ban nhân dân huyện, nếu vắng mặt phải được người chủ trì phiên họp đồng ý.Ủy viên Ủy
ban nhân dân đồng thời là thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện có

thể ủy nhiệm cho cấp dưới của mình dự họp thay nếu nếu vắng mặt và chịu trách nhiệm về ý
kiến phát biểu tại phiên họp của người mình do mình ủy nhiệm.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện mời Chủ tịch Hội đồng nhân dân tham dự các

phiên họp của Ủy ban nhân dân huyện. Tùy theo tính chất, nội dung của phiên họp Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện có thể mời Trưởng các ban của Hội đồng nhân dân huyện, thủ
trưởng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
huyện, Chánh án tòa án nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
người đứng đầu các đoàn thể nhân dân cùng cấp dự họp khi bàn các vấn đề có liên quan.
Đại biểu dự họp không phải là thành viên Ủy ban nhân dân huyện được mời họp phát
biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
- Nội dung các phiên họp:10
Ủy ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây:
 Chương trình làm việc của Ủy ban nhân dân;
 Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng
năm và quỹ dự trữ của địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;
 Kế hoạc đầu tư, chương trình xây dựng trọng điểm ở địa phương trình Hội đồng
nhân dân quyết định;
 Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của địa
phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;

10

Luật Tổ chức Hội đồng nhân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Điều 124.

21
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long
 Các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế- xã hội;

thông qua báo cáo của Ủy ban nhân dân trước khi trình Hội đồng nhân dân;Đề án thành
lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân và việc
thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương;
1.5.2. Thông qua Hoạt động của chủ tịch và các phó chủ tịch ủy ban nhân dân
huyện
1.5.2.1. Hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Với địa vị là người, lãnh đạo điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, chủ tịch Ủy
ban nhân dân quy định chương trình hoạt động của Ủy ban nhân dân hàng quý cũng như
hàng tháng. Trên cơ sở đó chủ động trong việc dự kiến chương trình của các phiên họp Ủy
ban nhân dân, phân công các Phó chủ tịch, các thành viên của Ủy ban nhân dân cũng như

thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chuẩn bị các đề án, báo cáo
cũng như các điều kiện cho phiên họp của Ủy ban nhân dân. Trong các phiên họp, chủ tịch
Ủy ban nhân dân làm chủ tọa điều khiển cuộc họp, hướng cuộc họp vào việc bàn luận, quyết
định những vấn đề nằm trong chương trình nghị sự. Căn cứ vào nhũng quyết định mà tập thể
Ủy ban nhân dân đã thông qua, chủ tịch Ủy ban nhân dân triển khai những quyết định đó.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân còn chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công
việc đột xuất,khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và
báo cáo của Ủy ban nhân dân trong phiên họp gần nhất. Chủ tịch Ủy ban nhân dân giám sát
đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cũng như Ủy ban nhân dân cấp
dưới trực tiếp thực hiện quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp mình. Trong quá trình
thực hiện các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cũng như Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cùng cấp và các văn bản của cấp trên, nếu giữa các cơ quan chuyên môn của Ủy
ban nhân dân và Ủy ban nhân cấp dưới trực tiếp có những bất đồng không giải quyết được
thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân giải quyết.
Nếu văn bản của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân và của Ủy ban nhân
dân cấp dưới trực tiếp trái với quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân thì chủ tịch Ủy ban
nhân dân có quyền đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ. Nếu Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp vì
cục bộ, địa phương không thực hiện quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp trên cũng
như văn bản của các cơ quan nhà nước ở Trung ương làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích


22
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long
chung thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền điều động, miễn nhiệm, cách chức đối với
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
1.5.2.2. Hoạt động của các phó chủ tịch Ủy ban nhân dân
Các Phó Chủ tịch được Chủ tịch phân công phụ trách những lĩnh vực, ngành nhất định,
các Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm trước Chủ tịch trong việc quản lý địa phương đối với
ngành, lĩnh vực được phân công.
Phó Chủ tịch được thay mặt Chủ tịch đôn đốc kiểm tra công tác của các ngành, lĩnh
vực trong việc tổ chức thực hiện các quyết định của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, quyết định một số vấn đề và giải quyết công việc hàng ngày thuộc thẩm quyền của
Chủ tịch trong lĩnh vực được phân công, với danh nghĩa thay mặt Chủ tịch và thường xuyên
làm việc với các Ủy viên. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch thì hội ý với
Phó chủ tịch thường trực và báo cáo xin ý kiến Chủ tịch trước khi quyết định; xem xét

những dự án, trước khi đưa đến Phó chủ tịch thường trực và Chủ tịch để chuẩn bị trình ra Ủy
ban nhân dân hoặc Hội đồng nhân dân.
1.5.3. Thông qua Hoạt động của các ủy viên
Các Ủy viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công phụ trách những lĩnh vực
ngành nhất định, các Ủy viên được Chủ tịch phân công phụ trách các lĩnh vực như kế hoạch,
tài chính, công an, quân sự, thanh tra, văn phòng, nông nghiệp-đất đai- xây-dựng, trực tiếp
làm trưởng phòng, trưởng ban thuộc Ủy ban nhân dân. Các Ủy viên chịu trách nhiệm trước
Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong việc quản lí ở địa phương đối với ngành, lĩnh vực được

phân công.
1.5.4. Thông qua Hoạt động của các thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan
trực thuộc uỷ ban nhân dân huyện
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân nhưng không phải là
thành viên của Ủy ban nhân dân, được chủ tịch phân công phụ trách quản lí đối với một hoặc
một số lĩnh vực chuyên môn nhất định, góp phần bao đảm sự thống nhất quản lí của ngành
hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước
chủ tịch trong việc quản lí ở địa phương đối với ngành, lĩnh vực được phân công. Nhờ
những hoạt động đó mà hoạt động quản lí hành chính nhà nước ở địa phương trên tất cả các
lĩnh vực, đối với tất cả các ngành, các cấp được thực hiện một cách đồng bộ.

23
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN TRÀ ÔN
2.1. NHỮNG BẤT CẬP TRONG TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
TRÀ ÔN
2.1.1. Bất cập về biên chế
Tuy biên chế cán bộ công chức của Ủy ban nhân dân huyện mối năm đều được tăng
cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của Ủy ban do khối lượng và
mức độ công việc ngày càng tăng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lí trong tình hình mới như

hiện nay. Số biên chế trong Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn hiện nay trên thực tế vẫn còn
thấp hơn so với yêu cầu công việc được đặt ra, những nguyên nhân này là do một số cán bộ,
công chức đã đến tuổi nghĩ hưu nhưng chưa tuyển đủ số lượng cần thiết cho từng vị trí công
tác, từ đó dẫn đến hiện tượng một cán bộ đảm nhận nhiều vị trí công tác từ đó dẫn đến quá
tải trong công việc như ở bộ phận văn phòng số cán bộ, công chức phụ trách về văn thư ,
tình trạng này dẫn đến ứ đọng trong công việc, trậm trễ trong thời gian làm việc. Bên cạnh
đó việc bố trí chưa hợp lí trong biên chế dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao, một số nhiệm
vụ chưa hoàn thành vẫn còn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.

24
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


Kiến nghi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long
Việc phân bổ biên chế của Ủy ban nhân dân huyện cũng chưa được phù hợp, Ủy ban
nhân dân huyện Trà Ôn hiện nay có 99 người nhưng nhìn vẫn còn thiếu cán bộ chuyên trách
tại một số vị trí như trong công tác tiếp dân vẫn chưa có cán bộ đảm nhận khi người dân tìm
đến giải quyết công việc thì bộ phận này vẫn do phòng tư pháp đảm nhận, ở bộ phận một của
một cửa liên thông vẫn chư đủ cán bộ vì vậy việc xử lí và tiếp nhận hồ sơ của người dân vẫn
còn chậm và thường phải chờ đợi rất lâu, Ủy ban nhân dân huyện vẫn chưa có đội ngũ cán
bộ, công chức chuyên trách về công tác tiếp dân, biên chế giữa các bộ phân chuyên trách của
Ủy ban cũng chưa hợp lí có nơi đủ, có nơi thiếu. Biên chế hằng năm vẫn chưa gắn với vị trí
việc làm của từng chức danh trong hệ thống tổ chức bộ máy.

2.1.2. Bất cập về trình độ chuyên môn
Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Ủy ban nhân dân huyện hiện nay, các cán bộ này
đa phần thường lớn tuổi có một số không qua đào tạo chính quy bài bản về mặt chuyên môn,

làm việc đôi khi còn dựa vào kinh nghiệm của bản thân, bên cạnh đó các kiến thức khác như
về văn hóa xã hội, ngoại ngữ, tin học cũng còn hạn chế.
Hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân huyện nhìn chung còn yếu
kém, bất cập về nhiều mặt. Năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất
là nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức không
đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo; việc vận dụng các chủ trương, chính sách của cấp trên
vào điều kiện cụ thể của địa phương chưa linh hoạt, còn vận dụng một cách máy móc.
Không ít cán bộ, công chức chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao,
không nắm vững các quy định của pháp luật, vì vậy quá trình chỉ đạo điều hành, giải quyết
công việc còn mang tính chủ quan, tuỳ tiện theo cảm tính cá nhân.Về năng lực thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp, phần lớn thiếu khả năng độc
lập, quyết đoán trong giải quyết công việc, thụ động trong thực thi các nhiệm vụ; thiếu khả
năng bao quát tình hình, đồng thời chậm thích ứng với nhiệm vụ mới. Đa số cán bộ, công
chức chưa có khả năng tư duy, dự báo, xây dựng chương trình kế hoạch, thiếu khả năng
nghiên cứu, tổng hợp tình hình, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; tinh thần hợp tác, phối hợp
công việc còn nhiều hạn chế, nên hiệu quả công tác không cao.

25
GVHD: Ths.Đinh Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Minh Tâm


×