Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn sự vận dụng tư tưởng đó của đảng ta qua các giai đoạn cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.13 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
Trong tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông nghiệp có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với nền kinh tế nước ta, cũng như đối với việc nâng cao đời
sống của nhân dân. Trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, ngày
19/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việt Nam là nước sống về nông
nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng
nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp
một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì
nước ta thịnh!”.
Vào những năm đất nước bước vào giai đoạn chuẩn bị cho nhiệm vụ
thực hiện các kế hoạch dài hạn công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế
nói chung, phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính”.
Trong Bài nói với cán bộ ở Trung ương về xã tham gia cải tiến quản lý
hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật (đăng trên báo Nhân Dân, số 3300, ngày
9/4/1963), Người nói: “... Có gì sung sướng bằng được góp phần đắc lực vào
công cuộc phát triển nông nghiệp, nền tảng để phát triển kinh tế xã hội chủ
nghĩa”. Với tư tưởng coi trọng nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện phẩm chất một nhà lãnh đạo am hiểu sâu sắc
thực tiễn của đất nước mình. “Lấy nông nghiệp làm chính” và “Phải bắt đầu
từ nông nghiệp” đã trở thành quy luật trong nhiệm vụ kinh tế - xã hội giai
đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đối với những nước nông
nghiệp lạc hậu như nước ta.
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã vận dụng và phát triển tư tưởng
nông nghiệp của Hồ Chí Minh để xây dựng thành đường lối phát triển kinh tế
nói chung, đường lối phát triển nông nghiệp nói riêng qua các giai đoạn lịch sử,
đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chính vì vậy,
tôi lưa chọn nghiên cứu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và
kinh tế nông thôn. Việc vận dụng tư tưởng đó ở Việt Nam hiện nay" để làm rõ
1



hơn tư tưởng của Hồ Chí Minh về nông nghiệp không những có ý nghĩa thực
tiễn to lớn, mà còn là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng đã và đang được Đảng
và Nhà nước ta vận dụng để xây dựng phát triển nền kinh tế nông nghiệp
nước ta, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông
nghiệp không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà nó còn có giá trị thực tiễn hết
sức sâu sắc.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT NÔNG NGHIỆP
VÀ KINH TẾ NÔNG THÔN
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp
Không để “2 chân” phát triển thiên lệch
Hồ Chí Minh luôn coi công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành kinh tế
quan trọng và có tác động qua lại với nhau. Người đã nhiều lần nêu hình ảnh
“công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế”.
a). Về mối quan hệ và vai trò của phát triển nông nghiệp, nông thôn
đối với các ngành kinh tế khác. của nền kinh tế quốc dân đã được Hồ Chí
Minh xác định :“Phải lấy nông nghiệp làm chính, nhưng phải toàn diện, phải
chú ý các mặt công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông,
kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế … các ngành này phải lấy phục vụ nông
nghiệp làm trung tâm” (4). Điều này đòi hỏi mọi chủ trương, đường lối,
phương châm, kế hoạch, mục tiêu phát triển của công nghiệp và các ngành
kinh tế khác phải lấy nông nghiệp, nông thôn làm đối tượng phục vụ, phải có
chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với nông nghiệp và nông thôn. Người
nói: “Nông thôn tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm thì ngày càng giàu có.
Nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hóa của công nghiệp sản xuất ra. Đồng

thời sẽ cung cấp đầy đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và thành
thị. Như thế là nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp phát triển. Công
nghiệp phát triển lại thúc đẩy cho nông nghiệp phát triển mạnh hơn nữa.
Công nghiệp, nông nghiệp phát triển thì dân giàu nước mạnh”(5). Như vậy,
Người không chỉ nhấn mạnh mối quan hệ hữu cơ giữa ngành công nghiệp với
nông nghiệp mà còn chỉ rõ vấn đề có tính quy luật trong quá trình điều hành
của Nhà nước, thể hiện ý chí của Đảng, nguyện vọng của nhân dân, là cơ sở
để đoàn kết khối liên minh công nông.
b).Về sự cần thiết phải xây dựng và phát triển hợp tác hóa trong nông
nghiệp, nông thôn. Theo Người, nước ta với điểm xuất phát là một nước
3


nông nghiệp lạc hậu, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa, vì vậy “làm hợp tác xã sẽ có lợi như quy luật tất yếu
là: một cây làm chẳng lên non, nhiều cây chụm lại nên hòn núi cao, đồng bào
nông gia hăng hái cùng nhau làm việc đó” (7). Bởi hợp tác xã nông nghiệp,
nông thôn là chiếc cầu nối đưa nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa, đưa nông dân từ chỗ làm ăn phân tán, manh mún lên chỗ làm ăn tập
thể, tập trung thống nhất. Phát triển hợp tác xã phải triệt để tuân thủ các
nguyên tắc : Tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ, từ thấp lên cao và có sự
giúp đỡ của Nhà nước. Hợp tác xã nông nghiệp là điều kiện cần thiết để xã
hội hóa nông nghiệp, nông thôn.
c).Về tính tất yếu phải thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông
thôn – Người nhấn mạnh: “Muốn no thì phải sản xuất nhiều gạo. Muốn ấm thì
phải sản xuất nhiều vải. Muốn có vải có gạo thì phải có máy móc, phải có nhiều
máy và máy tốt. Máy móc là do quá trình công nghiệp hóa mang lại ” (8).
d). Về tầm quan trọng của thủy lợi hóa trong phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn - Người khẳng định: phát triển hợp tác hóa phải đi liền với
công tác thủy lợi hóa, coi thủy lợi là biện pháp hàng đầu của việc canh

nông. “Muốn nhân dân ăn no phải đẩy nhanh nông nghiệp. Muốn phát triển
tốt nông nghiệp thì phải làm tốt thủy lợi” (9). Bởi khí hậu nước ta không kém
phần khắc nghiệt, nắng lắm mưa nhiều hay gây hạn hán, lũ lụt, làm tốt công
tác thủy lợi sẽ điều hòa được nước tưới tiêu, góp phần khắc phục thiên tai.
Người gọi lũ, hạn là “giặc lũ”, “giặc hạn” phải kiên quyết chống. “Phòng lụt
chống lụt như là một chiến dịch lớn trên một mặt trân dài, trong một thời
gian khá lâu. Toàn thể đồng bào và cán bộ phải có quyết tâm, vượt mọi khó
khăn, làm tròn nhiệm vụ đắp đê, giữ đê, phòng lụt, chống lụt” (10).
e).Về vai trò của kết cấu hạ tầng sản xuất đối với phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn đã được Hồ Chí Minh hết sức quan tâm, mở rộng hệ
thống giao thông nông thôn là công việc của mọi ngành,mọi cấp.“Đắp đường
lớn là do Trung ương phụ trách, Bộ Giao thông chịu trách nhiệm. Nhưng địa
4


phương có thể làm những đường nhỏ. Làng này qua làng khác thì xã tự động
làm, nhiều xã đã làm tốt. Nên cho đồng bào thấy rõ lợi ích của việc làm thêm
đường xá” (11). Như vậy, Hồ Chí Minh là người đầu tiên khởi thảo phương
châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” cơ sở hạ tầng sản xuất nông
nghiệp, nông thôn.
f).Về công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý trong nông nghiệp
nông - Người nhấn mạnh : “Cán bộ đem chính sách của Đảng và chính phủ
giải thích cho dân chúng hiểu và thi hành, đồng thời đem tình hình dân chúng
báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Vì
vậy, cán bộ là gốc của mọi công việc…Cán bộ nông dân phải tránh bệnh chủ
quan hình thức, bệnh giấy tờ. Cán bộ tỉnh phải đến tận các huyện, các xã.
Cán bộ huyện phải đến tận các xã các thôn. Cán bộ phải chân đi, mắt thấy,
tai nghe, miệng nói, tay làm, óc suy nghĩ. Để thiết thực điều tra giúp đỡ kiểm
soát, rút kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nông dân và học tập
dân. Trong các cấp chính quyền cũng như trong các ban lãnh đạo Nông hội

phải có những anh em bần nông, cố nông tham gia thật sự”(12)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn rất
rộng lớn và phong phú. Trong khuôn khổ có hạn của bài viết này chúng tôi
chỉ xin lược dẫn một số vấn đề đã được Hồ Chí Minh trình bày dưới hình thức
ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, giàu tính nhân văn, thể hiện tình cảm và sự quan
tâm sâu sắc của Người đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn nước ta.
Hướng tới kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta
cùng nhau ôn lại và vận dụng tốt những lời dạy của Người về nông dân, nông
nghiệp, nông thôn vào nhiệm vụ công tác của mình cũng là việc làm có ý
nghĩa hết sức thiết thực hiện nay
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển một nền nông nghiệp ở
nước ta
Nói về tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp là nói về hệ thống những

luận điểm, lý luận toàn diện và sâu sắc được rút ra từ thực tiễn cách mạng; từ
5


sự kế thừa và phát triển những kinh nghiệm, truyền thống đặc sắc của dân tộc
và trí tuệ của thời đại nhằm xây dựng và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam
từ sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu tiến dần lên nền nông nghiệp hiện đại,
khoa học – kỹ thuật tiên tiến, có khả năng cải thiện và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân lao động.
Nông nghiệp với Hồ Chí Minh luôn có một vai trò, vị trí đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội cũng như trong việc nâng
cao đời sống, thu nhập của người nông dân. Với Người: Nông nghiệp là gốc,
nông nghiệp là chính, là mặt trận chính; nông nghiệp là việc quan trọng
nhất… Người cho rằng, Việt Nam là nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế
lấy canh nông làm gốc, do vậy “nông dân ta giàu thì nước giàu. Nông nghiệp
ta thịnh thì nước thịnh” . Từ đó, Người coi việc tập trung phát triển nông

nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và yêu cầu các ngành
phải lấy việc phục vụ nông nghiệp làm trọng tâm.
Như vậy, cái đặc sắc ở Hồ Chí Minh là Người đã chỉ rõ nông nghiệp là
nhân tố đầu tiên, là cội nguồn giải quyết mọi vấn đề xã hội. Nếu nông nghiệp
phát triển, lương thực, thực phẩm dồi dào, nông dân khá giả thì xã hội sẽ phồn
vinh. Ngược lại, nông nghiệp đình đốn thì xã hội đình đốn, các ngành khác
theo đó mà suy giảm..
Với Hồ Chí Minh, nền nông nghiệp Việt Nam phát triển phải là một nền
nông nghiệp phát triển toàn diện, nền nông nghiệp phát triển đó càng không
phải trong một nền kinh tế thuần nông mà là trong một nền kinh tế bền vững
hiện đại, với sự phong phú về ngành nghề, đa dạng hóa về sản phẩm...Theo
Người: “Sản xuất phải toàn diện, sản xuất thóc là chính, đồng thời phải coi
trọng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, thả cá và nghề
phụ”(14). Người nhắc nhở: “Trung ương thường nói nông nghiệp phải toàn
diện. Mình không những cốt gạo, ngô, khoai, sắn, bông mà còn cốt các thứ
khác nữa. Cho nên phải toàn diện”

(15)

. Nói chuyện với cán bộ miền núi trong

Hội nghị tổng kết cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển sản xuất,
6


kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi, Người cũng nói: “Sản xuất
phải toàn diện, trồng cây lương thực và cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi,
phát triển nghề rừng, chú trọng đẩy mạnh chăn nuôi, vì miền núi có nhiều khả
năng chăn nuôi”(16). Hồ Chí Minh đã thẳng thắn phê bình đồng bào Tuyên
Quang vì có “khuyết điểm là không toàn diện, không chú trọng đầy đủ về cây

công nghiệp và hoa màu” (17). Hay nhân dân xã Đại Nghĩa (Hà Đông) vì: “Sản
xuất chưa toàn diện” vì “xem nhẹ hoa màu và cây công nghiệp”…
Vậy cụ thể như thế nào là một nền nông nghiệp toàn diện theo tư tưởng
Hồ Chí Minh? Qua các tác phẩm, bài nói và viết của Hồ Chí Minh cho thấy
quan niệm về một nền nông nghiệp toàn diện theo Người phải là:
Thứ nhất: Nền nông nghiệp toàn diện trước hết phải là một nền nông
nghiệp có ngành trồng trọt phát triển. Trong đó “Trồng trọt cũng phải phát
triển toàn diện”.
Hồ Chí Minh cho rằng, trồng trọt, trước hết, phải trồng cây lương thực,
bởi vì “nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực”

(18)

. Người nói nhiều đến

trồng lúa, coi cây lúa là cây chính trong các cây lương thực: “Sản xuất thóc là
chính”. Sau cây lúa, Người rất chú trọng đến các cây hoa màu như ngô, khoai,
sắn là nguồn lương thực bổ sung cho cây lúa và là nguồn thức ăn chủ yếu cho
chăn nuôi. Người nói: “Phải hết sức phát triển hoa màu, chỉ có thóc, không có
hoa màu là không được. Hoa màu không những là cây lương thực quý của
người, mà còn dùng để chăn nuôi. Xã Đại Nghĩa vì thiếu chú ý đến hoa màu
cho nên chăn nuôi kém” (19).
Thứ hai: Theo Hồ Chí Minh, nền nông nghiệp toàn diện phải có ngành
chăn nuôi phát triển. Nói chuyện trong Hội nghị tổng kết phong trào sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp năm 1959, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Về chăn nuôi,
phải chú ý phát triển chăn nuôi càng nhiều càng tốt” (20). Theo Người, “Phải
phát triển mạnh chăn nuôi để đảm bảo có thêm thịt ăn, thêm sức kéo, thêm
phân bón”

(21)


. Người cũng nhấn mạnh lợi ích của chăn nuôi với trồng trọt:

“Vì chăn nuôi kém mà phân bón ít, lại vì phân bón ít mà sản lượng lúa và hoa
7


màu giảm sút”

(22)

. Hay mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi: “Muốn

ruộng tốt thì phải dùng nhiều phân. Muốn có nhiều phân thì phải đẩy mạnh
chăn nuôi. Muốn phát triển chăn nuôi thì phải tăng diện tích trồng thức ăn cho
trâu, bò, lợn…” (23).
Trong chăn nuôi, Người chú trọng và khuyến khích chăn nuôi trâu, bò,
lợn, vì “trâu, bò, lợn là nguồn lợi lớn, lại là nguồn phân bón cho ruộng
nương”. Ngoài ra, Người cũng nhắc nhở “cần mở rộng hơn nữa việc chăn
nuôi dê, thỏ, gà, vịt...” (24)
Vì coi trọng và khuyến khích chăn nuôi, Người đã phê bình việc lạm sát
trâu bò, vừa làm giảm sức kéo, vừa lãng phí, lại gây ra tệ nạn ăn uống lu bù.
Trong Hội nghị toàn Đảng bộ Khu Việt Bắc (ngày 8/6/1959), Người nhắc nhở
và phê bình: “Các nơi phải nắm vững khẩu hiệu cần kiệm xây dựng hợp tác
xã, tránh trình trạng ăn uống lãng phí như một số hợp tác xã lập xong đã mổ
bò, giết lợn liên hoan”(25). Hay khi về thăm cán bộ và bà con xã viên xã Vĩnh
Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), Người nói với đồng bào và cán bộ ở
đây: “Phải tiết kiệm, chớ có gặp một việc gì cũng làm mấy con lợn để liên
hoan, đầu mùa cấy liên hoan, gặt xong liên hoan”(26).
Thứ ba: nông nghiệp toàn diện, theo Người phải phát triển lâm nghiệp:

Trồng cây, gây rừng, khai thác lâm thổ sản có kế hoạch.
Quan điểm của Hồ Chí Minh là: “cây và rừng là nguồn lợi lớn”, do vậy,
Người luôn nhắc nhở bà con nông dân, đặc biệt là bà con các dân tộc phải
trồng rừng và bảo vệ rừng. Nói chuyện với đồng bào nhân dân Tuyên Quang,
Người chỉ rõ: “Đồng bào... phải chú ý bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. Tục
ngữ nói “Rừng vàng, biển bạc”. Chúng ta chớ lãng phí vàng, mà phải bảo vệ
vàng của chúng ta”

(27)

. Người còn nhấn mạnh: “ Phá rừng thì dễ, nhưng gây

lại rừng thì phải mất hàng chục năm” (28).
Nói đến trồng rừng, Người còn nhắc phải “trồng cây ăn quả và cây làm
thuốc”

(29)

. Theo Người, khí hậu và đất rừng của chúng ta có ưu thế là cung

cấp rất nhiều cây dược liệu quý, nếu như ta biết bảo vệ và nuôi trồng.
8


Đi đôi với trồng rừng, bảo vệ rừng, Hồ Chí Minh cũng nói về khai thác
lâm, thổ sản, nguồn lợi kinh tế thu được từ rừng. Trong bài nói chuyện tại Hội
nghị cán bộ miền núi, ngày 1/9/1962, Người nhắc nhở: “Phải đẩy mạnh… nghề
rừng”. Nói với đồng bào tỉnh Tuyên Quang, Người chỉ ra: “Về khai thác lâm thổ
sản: Đó là một nguồn lợi cho đồng bào tỉnh ta, nó gần bằng 1 phần 3 giá trị của
lương thực”(30). Với tỉnh Hà Giang, Người cũng nói “việc khai thác lâm thổ sản

trong ba năm qua mỗi năm đưa lại cho đồng bào một số tiền bằng 3.765 tấn
thóc”(31).
Việc khai thác lâm thổ sản là cần thiết, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa
làm cho rừng phát triển. Nhưng việc khai thác không đúng cách hoặc lợi dụng
việc khai thác để phá rừng thì gây nhiều thiệt hại. Hồ Chí Minh phê bình: “…
đồng bào nông dân có khuyết điểm là không bảo vệ rừng, không giữ rừng được
tốt, làm rừng bừa bãi”(32). Người nhắc nhở: “Nghề rừng phải có kế hoạch chu
đáo, phải chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi như hiện nay”. Phá rừng nhiều,
theo Người “sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống rất
nhiều”(33). Đây là những vấn đề lớn, có tính chất toàn cầu mà Hồ Chí Minh sớm
nhận ra, đặc biệt là vấn đề về mối quan hệ giữa trồng cây, gây rừng với môi
trường sinh thái. Và hiện nay chúng ta đang phải gánh chịu cũng như đang tìm
cách khắc phục những hậu quả do nạn phá rừng mà con người đã gây ra.
Thứ tư: nông nghiệp toàn diện, theo Hồ Chi Minh còn phải đặt trong
mối quan hệ với phát triển ngành ngư nghiệp và các ngành kinh tế gắn liền
với biển.
Khi ra thăm và nói chuyện với nhân dân đảo Cô Tô, Người dặn dò: “Cần
đẩy mạnh nghề đánh cá, nghề làm muối, nuôi dưỡng và bảo vệ các thứ hải
sâm, trân châu .v.v…”(34) là những nghề gắn với kinh tế biển mà nước ta có
nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Khi nói đến nghề cá, cũng phải lưu ý rằng, Hồ Chí Minh không chỉ nhắc
đến phát triển nghề cá ở vùng biển, Người còn nhắc phải phát triển nghề cá ở

9


các vùng đồng bằng ven biển. Do đó, Người từng nhắc nông dân ta phải trồng
dâu nuôi tằm, lấy tơ làm lưới đánh cá.
Hiểu rõ đặc điểm tự nhiên, khí hậu của nước ta đối với người làm nông
nghiệp, Hồ Chí Minh đã có ý tưởng kết hợp trồng lúa và nuôi cá trong các ao

hồ, trên sông và cả trên ruộng theo phương thức kết hợp để nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sống. Do đó, khi đi thăm nhân dân các tỉnh đồng bằng như
Hưng Yên, Hà Đông, Hải Dương, Người đều nhắc cùng với trồng lúa, hoa
màu, chăn nuôi cần phải thả cá. Người chỉ rõ: “Cần đẩy mạnh thả cá để cung
cấp thêm thực phẩm bổ sung cho thịt, cải thiện đời sống nhân dân. Nuôi cá
cũng dễ. Có nước và có công thì cá phát triển”(35).
Thứ năm: Khi nói đến nông nghiệp toàn diện, ngoài nông, lâm, ngư
nghiệp, Hồ Chí Minh cũng nói đến nghề phụ gia đình.
Ở những vùng nông thôn của Việt Nam, thông thường khi năng suất
trồng trọt và chăn nuôi đạt trình độ nhất định, có một số lao động dư thừa.
Mặt khác, đặc thù của sản xuất nông nghiệp là theo thời vụ, trong một mùa có
một số ngày nông nhàn, lao động không được sử dụng. Số lao động dư thừa
đó chuyển sang làm nghề phụ để có thêm thu nhập. Nắm chắc tình hình thực
tế đó, Hồ Chí Minh đã quan tâm, nhắc nhở đồng bào các địa phương khai thác
mảnh vườn, mở mang nghề phụ. Người nói: “Miếng vườn của mỗi gia đình xã
viên và các loại nghề phụ là nguồn lợi để tăng thu nhập” (36). Từ đó, Người
nhắc nhở: “Phát triển thích đáng nghề phụ của gia đình xã viên”.
Vậy, vì sao Hồ Chí Minh coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp toàn
diện?
Sỡ dĩ Người coi trọng phát triển nông nghiệp toàn diện, vì phát triển
nông nghiệp toàn diện không những đáp ứng được nhu cầu cái ăn, cái mặc,
chỗ ở, ổn định và cải thiện được đời sống nhân dân, mà còn vì phát triển nông
nghiệp toàn diện là giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp mạnh mẽ.
Hay nói cách khác, đó là giải pháp quan trọng để phát triển bản thân nền nông
nghiệp Việt Nam
10


Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh nền nông nghiệp toàn diện là
nền nông nghiệp bao gồm cả: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và

ngành nghề phụ có cơ cấu kinh tế nội bộ ngành hợp lý, cân đối, hài hòa,
bổ sung cho nhau cùng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả kinh tế cao và bền
vững. Sự đa dạng hóa nông nghiệp trong tư tưởng của Người có một ý
nghĩa lớn lao đối với sự hòa nhập và thích nghi nhanh của các sản phẩm
nông nghiệp đối với sự biến động; nó chính là cái đệm giảm sốc khi có
những chấn động vì thiên tai, địch họa, nó làm giảm bớt các hậu quả xấu
do nền kinh tế độc canh cây lúa mang lại, giúp nông dân có nhiều phương
án lựa chọn tổ chức sản xuất của mình, giúp họ nhanh nhạy và nâng cao
hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.

11


CHƯƠNG II: SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ KINH TẾ NÔNG THÔN Ở TỈNH
QUẢNG BÌNH.
2.1. Các chủ trương và giải pháp cơ bản để tiến hành công nghiệp
hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Quảng Bình.
a. Về chủ trương.
Để đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn,
Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu tổng quát và lâu dài là xây dựng
một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng
suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa
học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng
nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh
tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển
ngày càng hiện đại.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
quyết định phấn đấu đưa nước ta đến năm 2020 là cơ bản trở thành một nước
công nghiệp. Để thực hiện được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra

những mục tiêu phù hợp với tình hình đất nước. Đầu tiên phải phát triển toàn
diện nông lâm ngư nghiệp, hình thành nên các vùng tập trung chuyên canh có
cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng
tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực trong xã hội đáp ứng được
yêu cầu của công nghệ chế biến của thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra
phải phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, với công nghệ ngày
càng cao gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị. Bên
cạnh đó phải phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành
nghề mới bao gồm: tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên
liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ, phục vụ sản xuất và đời sống

12


nhân dân. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội cũng phải được xây dựng, củng cố và
đổi mới, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh và hiện đại.
Định hướng cuối cùng đó là hoàn thành cơ bản việc giao đất giao rừng
cho hộ nông dân. Có chính sách hợp lý trợ giúp, khuyến khích nông dân giải
quyết khó khăn về vốn, giá cả vật tư nông nghiệp, thị trường tiêu thụ sản
phẩm việc Đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra định hướng lớn có tính chất chiến
lược và những nội dung cơ bản về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nước ta trong thời gian phát triển kinh tế xã hội đất nước, là một trong những
tiền đề có ý nghĩa quyết định đối với nước ta khi tiến vào thế kỷ XXI.
b. Giải pháp cơ bản để tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn
Để hoàn thiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn, khắc phục những khó khăn trước mắt, Đảng và Nhà nước đã đưa ra
những giải pháp cơ bản để tiến hành công nghiệp hoá nông thôn.
Đầu tiên phải phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông thôn. Đối với cây lương thực phải xây dựng các vùng sản xuất lúa tập
trung ở các khu vực đồng bằng rộng lớn, sử dụng các giống mới có năng suất
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường, áp dụng các biện pháp đồng
bộ để hạ giá thành và đảm bảo chất lượng. Đối với cây công nghiệp, thực
phẩm phải thường xuyên nghiên cứu các loại công nghệ sinh học tiên tiến để
lai tạo và nhân giống để sản xuất ra giống cây trồng có năng suất chất lượng
cao cung ứng đủ cho nhu cầu sản xuất, thực hiện cơ giới hoá các khâu sản
xuất trước hết là khâu nặng nhọc, độc hại, thời vụ khẩn trương, cơ giới hoá
các khâu sau thu hoạch để nâng cao năng suất lao động, phát triển các cơ sở
công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu. Hướng dẫn, khuyến khích và
hỗ trợ các cơ sở ngành nghề thôn thôn sử dụng máy móc, công cụ cải tiến,
thực hiện cơ khí hoá các khâu sản xuất nâng cao năng suất và chất lượng, hạ
giá thành để có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nhà nước cũng đóng một phần vô cùng quan trọng khi đưa ra những chính
13


sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển mạnh các ngành công nghiệp về nông
thôn để thu hút và thực hiện việc phân công lao động ngay trên địa bàn, trước
hết là các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, cần nhiều lao động như: chế
biến nông lâm thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng…. Hình thành ngay từ đầu
các khu công nghiệp ở nông thôn gắn kết ngay từ đầu lợi ích kinh tế giữa
người sản xuất nguyên liệu với các cơ sở thu mua chế biến kinh doanh nông
lâm thuỷ sản.
Phải xây dựng được mối quan hệ sản xuất phù hợp kinh tế hộ nông dân
và nền kinh tế nhiều thành phần tồn tại lâu dài trong quá trình công nghiệp
hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Mọi thành phần kinh tế đều có vai
trò quan trọng và đều được phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà
nước cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ gia đình phát triển, quy mô
sản xuất hàng hoá ngày càng lớn và phát triển kinh tế trang trại. Khuyến khích

hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác xã trên cơ sở liên kết hợp tác
tự nguyện giữa các hộ gia đình và các trang trại bằng nhiều hình thức, nhiều
quy mô nhiều cấp độ đa dạng để nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình và
kinh tế xã hội nông thôn. Hợp tác xã phải tập trung tìm đầu vào và đầu ra cho
sản xuất nông nghiệp, tổ chức thực hiện tốt việc quy hoạch và hướng dẫn
nông dân ứng dụng khoa học công nghệ mới, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Nhà
nước hỗ trợ hợp tác xã đào tạo cán bộ và có chính sách thuế phù hợp đối với
các hoạt động dịch vụ. Phát triển quỹ tín dụng nhân dân ở xã để phát triển
nông nghiệp nông thôn. Khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển sản xuất,
kinh doanh các ngành nghề truyền thống đa dạng và phong phú. Đây là lực
lượng quan trọng có khả năng thu hút được nhiều lao động, tăng năng lực chế
biến tiêu thụ nông sản, dịch vụ kỹ thuật và đời sống nông thôn. Cần có chính
sách phù hợp và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác nhau, nhất là các
chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng…
Phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hoá nông thôn. Nhà nước ưu tiên phát
triển hệ thống thuỷ lợi theo hướng sử dụng tài nguyên nước, khai thác lưu
14


vực sông để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, phòng
chống và giảm nhẹ thiên tai. Trong xây dựng và quản lý các công trình thuỷ
lợi, áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ tưới kết kiệm nước thực hiện
xã hội hoá đầu tư và quản lý công trình thuỷ lợi, phát triển các tổ chức hợp tác
sử dụng nước và quản lý thuỷ nông của nông dân.
2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn: Những
bước chuyển dài từ phong trào xây dựng nông thôn mới
Phát triển nông nghiệp, nông thôn được xem là vấn đề then chốt, quyết
định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của mỗi địa phương. Đặc biệt với
Quảng Bình, một tỉnh có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng thì những

đóng góp của nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của tỉnh càng to
lớn. Vì thế, nhiều năm qua, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp,
kinh tế nông thôn, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.
Xây dựng nông thôn mới trong tiến trình CNH, HĐH là một chương
trình lớn của tỉnh. Kể từ khi triển khai thực hiện chương trình này, với
phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo tiền đề để các địa
phương tiến nhanh trên con đường CNH, HĐH.
Trong điều kiện nguồn vốn Trung ương bố trí có hạn, tỉnh đã lồng ghép
các chương trình mục tiêu quốc gia khác và nguồn ngân sách địa phương để
hoàn chỉnh quy hoạch nông thôn mới, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo cán
bộ, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, tạo diện mạo mới cho nhiều miền quê
vươn lên làm giàu. Kết quả của chương trình đã làm thay đổi nhận thức trong
nhân dân, xã hội hóa được các kênh đầu tư cho nông thôn, vai trò chủ thể của
người dân được khơi dậy. Điều dễ nhận thấy là phong trào hiến đất xây dựng
hệ thống điện, đường, trường học... xuất hiện ngày càng nhiều ở các vùng quê.
15


Để xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào có sức lan tỏa rộng lớn,
tỉnh đã lựa chọn 41 xã để tập trung đầu tư thành các xã nông thôn mới trong
năm 2015, trong đó có 6 xã điểm. Đây là các địa phương đi đầu trong phong
trào hiến đất, hiến tài sản phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng và vận
động người dân tham gia xây dựng, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, thi đua
phát triển kinh tế gia đình.
Từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã huy động được trên 1.300 tỷ đồng cho
công tác quy hoạch, hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đã xây
dựng được 573 công trình giao thông, thủy lợi, nước sạch, trường học, trạm y

tế..., thành lập 426 mô hình sản xuất kinh tế có hiệu quả khá cao.
Đến nay, 100% số xã đã tổ chức công bố quy hoạch xây dựng nông thôn
mới, 136/141 xã đã cắm mốc chỉ giới, đạt 96,45 kế hoạch, trong đó các
huyện: Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch và thành phố Đồng Hới đã hoàn
thành việc cắm mốc, 71/141 xã trên địa bàn tỉnh hoàn thành quy hoạch chi tiết
khu trung tâm xã, chiếm 48,9%. Nhờ triển khai thực hiện đồng bộ các tiêu chí
về xây dựng nông thôn mới, đến nay, bộ mặt nông thôn ở nhiều làng quê đã
có sự khởi sắc.
Hệ thống đường giao thông nông thôn từng bước được kiên cố hóa, các
công trình phúc lợi như thủy lợi, trường học, chợ, trạm y tế... được đầu tư xây
dựng. Số tiêu chí đạt trong xây dựng nông thôn mới ở các xã đều tăng bình
quân 6,53 tiêu chí/xã, riêng 6 xã điểm tăng 9,67 tiêu chí /xã và đã có một xã
cơ bản thực hiện hoàn thành các tiêu chí NTM, đó là xã Quang Phú, thành
phố Đồng Hới.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tỉnh ta còn gặp nhiều khó khăn trên
lộ trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới, nhất là các tiêu chí về đường giao thông, công trình văn hóa, thủy lợi, hộ
nghèo... đặc biệt là ở các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn
của tỉnh.

16


Ngoài ra, do ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 10 và hoàn lưu bão số
11 đã làm không ít công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng của các địa phương bị
hư hỏng nặng, nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây cao su bị tàn phá nên tiến
độ xây dựng nông thôn mới chậm hơn so với kế hoạch đề ra. Thực tế đó đòi
hỏi toàn tỉnh phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc tập trung nguồn lực và huy
động toàn xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới, nhằm thúc đẩy các địa
phương tiến nhanh trên con đường CNH, HĐH.

2.3. Phát triển nông nghiệp toàn diện- “chìa khóa của thành công”
Thời gian qua, phong trào thi đua ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp đã được các ngành, các địa
phương và người dân hết sức chú trọng. Nhờ đó, năng suất cây trồng, vật
nuôi ngày một tăng lên. Nhiều mô hình kinh tế mới ra đời, nhất là các mô
hình kinh tế trang trại, gia trại với việc đưa vào trồng trọt, chăn nuôi các
cây, con giống có chất lượng và giá trị kinh tế cao góp phần tạo việc làm,
tăng thu nhập cho người dân. Nhiều địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi
những diện tích trồng lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác
như đậu đỗ, dưa hấu, ớt, lạc...
Một số mô hình sau chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô
hình trồng ớt ở Bố Trạch (200 triệu đồng/ha), trồng dưa hấu ở Hàm Ninh,
Quảng Ninh (30-40 triệu đồng/ha/vụ). Diện tích vùng nguyên liệu, nhất là cây
cao su, sắn được mở rộng, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất cho các nhà
máy, cơ sở chế biến trong tỉnh. Đặc biệt, mô hình cánh đồng mẫu lớn ở xã
Phong Thủy (Lệ Thủy) bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao với
năng suất cây trồng đạt trên 75 tạ/ha. Việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất
nông nghiệp được nông dân ở các địa phương hết sức chú trọng.
Hầu hết các khâu làm đất, gặt, đập... đều được bà con sử dụng các loại
máy. Trong chăn nuôi, bà con đã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh nên số đàn gia súc, gia cầm
phát triển khá tốt, tỷ lệ bò lai, lợn ngoại tăng dần hàng năm. Hiện tại, toàn
17


tỉnh có 85,5%/tổng số đàn lợn là lợn có máu ngoại, 32%/tổng số đàn bò là bò
lai sind, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 58.658 tấn, tăng 4% so với năm
2012, nâng tỷ trọng chăn nuôi lên 43,8% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Đối với lĩnh vực thủy sản, bà con đã đầu tư mới nhiều loại tàu có công suất
lớn phục vụ cho việc đánh bắt vùng biển xa, bám biển dài ngày.

Tổng số tàu khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh hiện có là 5.230 chiếc,
trong đó có 989 chiếc có công suất 90CV trở lên. Sản lượng khai thác hải sản
là 50.706 tấn, đạt 115,2% kế hoạch. Sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh
đạt 10.005 tấn (100% kế hoạch).
Để phát triển nông nghiệp toàn diện, các địa phương đã chú trọng đến
việc đầu tư nâng cấp và quản lý các công trình thủy lợi, đồng thời xây dựng
cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 159 hồ chứa
vừa và nhỏ, 215 đập dâng, 310 trạm bơm với tổng dung tích các hồ chứa 562
triệu m3, bảo đảm tốt công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Nhiều công trình hạng mục được đầu tư như như hồ chứa nước sông
Thai, thác Chuối, kè Quảng Phúc, kè chống sạt lở Kiến Giang, kè Hải Trạch...
tạo điều kiện cho các địa phương phát triển bền vững theo hướng chuyển đổi
từ sản xuất nông nghiệp số lượng sang chất lượng, giá trị nhằm tạo ra nhiều
sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh với các thị trường
trong, ngoài tỉnh.
2.4. Và những định hướng mới
Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng bền vững, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đúng hướng, đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng NTM mới là
một trong những nhiệm vụ xuyên suốt của tỉnh ta trên lộ trình mới.
Theo đó, toàn tỉnh sẽ tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng
nâng cao chất lượng và giá trị trên một đơn vị diện tích, tiếp tục thực hiện mô
hình cánh đồng mẫu lớn, đồng thời đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật và tăng cường sự gắn kết giữa các hộ sản xuất nông nghiệp theo quy
trình tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng giá trị hàng hoá.
18


Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đưa tỷ lệ bò lai sind đạt 34,02%, lợn có
máu ngoại đạt 88,05%, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 44,3% trong cơ cấu giá trị
sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, các địa phương sẽ tiến hành nuôi thử nghiệm

một số giống vật nuôi mới gắn với mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại như:
lợn rừng, kỳ đà, bồ câu Pháp... nhằm đa dạng hoá cơ cấu giống vật nuôi, tạo
thêm việc làm và thu nhập cho người dân.
Ngoài việc chú trọng thực hiện có hiệu quả Chương trình bảo vệ và phát
triển rừng bền vững, phát triển kinh tế thủy sản, toàn tỉnh sẽ tiếp tục tập trung
nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng NTM nhằm
hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
theo hướng CNH, HĐH.

19


KẾT LUẬN
Qua các tác phẩm, bài nói và bài viết của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể
khẳng định một cách ngắn gọn quan niệm của Người về một nền nông nghiệp
toàn diện phải là nền nông nghiệp phát triển; đó càng không phải trong một
nền kinh tế thuần nông mà là một nền kinh tế bền vững hiện đại, với sự phong
phú về ngành nghề, đa dạng hóa về sản phẩm có cơ cấu kinh tế nội bộ ngành
hợp lý, cân đối, hài hòa, bổ sung cho nhau cùng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả
kinh tế cao và bền vững. Theo Người: “Sản xuất phải toàn diện, sản xuất thóc
là chính, đồng thời phải coi trọng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn
nuôi, thả cá và nghề phụ”. Người nhắc nhở: “Trung ương thường nói nông
nghiệp phải toàn diện. Mình không những cốt gạo, ngô, khoai, sắn, bông mà
còn cốt các thứ khác nữa. Cho nên phải toàn diện” .Tư tưởng Hồ Chí Minh về
nông nghiệp không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà nó còn có giá trị thực tiễn
hết sức sâu sắc. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã vận dụng và phát triển
tư tưởng nông nghiệp của Hồ Chí Minh để xây dựng thành đường lối phát
triển kinh tế nói chung, đường lối phát triển nông nghiệp nói riêng qua các
giai đoạn lịch sử, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước. Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, trên lĩnh vực nông

nghiệp, mặc dù còn những hạn chế, yếu kém, nhưng dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nông nghiệp nước ta đã đạt được thành tựu “khá toàn diện và to lớn”.
Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng
hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị
trường thế giới. Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo
hàng đầu thế giới. Ổn định lương thực đã tạo nền tảng vững chắc cho nền
kinh tế vượt qua khủng hoảng, phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong suốt hơn
20 năm qua. Cho đến nay, tư tưởng của Hồ Chí Minh về nông nghiệp vẫn còn
nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Xuân Ngọc (chủ biên): Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
2. Đặng Xuân Kỳ: Phương pháp cách mạng và phong cách Hồ Chí
Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
3. Lê Minh Quân: Tư tưởng chính trị của C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I
Lênin và Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
4. Hồ Chí Minh toàn tập Nxb Chính trị Quốc gia

21


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã vận dụng và phát triển tư tưởng nông nghiệp của Hồ
Chí Minh để xây dựng thành đường lối phát triển kinh tế nói chung, đường lối phát triển

nông nghiệp nói riêng qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước. Chính vì vậy, tôi lưa chọn nghiên cứu "Tư tưởng Hồ Chí
Minh về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Việc vận dụng tư tưởng đó ở Việt
Nam hiện nay" để làm rõ hơn tư tưởng của Hồ Chí Minh về nông nghiệp không những có
ý nghĩa thực tiễn to lớn, mà còn là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng đã và đang được Đảng
và Nhà nước ta vận dụng để xây dựng phát triển nền kinh tế nông nghiệp nước ta, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp không chỉ có giá trị
về mặt lý luận mà nó còn có giá trị thực tiễn hết sức sâu sắc................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................................3
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT NÔNG NGHIỆP VÀ KINH TẾ
NÔNG THÔN........................................................................................................................3
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp.............................................................................3
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển một nền nông nghiệp ở nước ta.....................5
Với Hồ Chí Minh, nền nông nghiệp Việt Nam phát triển phải là một nền nông nghiệp phát
triển toàn diện, nền nông nghiệp phát triển đó càng không phải trong một nền kinh tế thuần
nông mà là trong một nền kinh tế bền vững hiện đại, với sự phong phú về ngành nghề, đa
dạng hóa về sản phẩm...Theo Người: “Sản xuất phải toàn diện, sản xuất thóc là chính, đồng
thời phải coi trọng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, thả cá và nghề
phụ”(14). Người nhắc nhở: “Trung ương thường nói nông nghiệp phải toàn diện. Mình
không những cốt gạo, ngô, khoai, sắn, bông mà còn cốt các thứ khác nữa. Cho nên phải
toàn diện” (15). Nói chuyện với cán bộ miền núi trong Hội nghị tổng kết cuộc vận động
hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển sản xuất, kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ ở miền
núi, Người cũng nói: “Sản xuất phải toàn diện, trồng cây lương thực và cây công nghiệp,
phát triển chăn nuôi, phát triển nghề rừng, chú trọng đẩy mạnh chăn nuôi, vì miền núi có
nhiều khả năng chăn nuôi”(16). Hồ Chí Minh đã thẳng thắn phê bình đồng bào Tuyên
Quang vì có “khuyết điểm là không toàn diện, không chú trọng đầy đủ về cây công nghiệp
và hoa màu” (17). Hay nhân dân xã Đại Nghĩa (Hà Đông) vì: “Sản xuất chưa toàn diện” vì
“xem nhẹ hoa màu và cây công nghiệp”…............................................................................6
Vậy cụ thể như thế nào là một nền nông nghiệp toàn diện theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Qua
các tác phẩm, bài nói và viết của Hồ Chí Minh cho thấy quan niệm về một nền nông

nghiệp toàn diện theo Người phải là: ....................................................................................7
Thứ nhất: Nền nông nghiệp toàn diện trước hết phải là một nền nông nghiệp có ngành
trồng trọt phát triển. Trong đó “Trồng trọt cũng phải phát triển toàn diện”. ........................7
Hồ Chí Minh cho rằng, trồng trọt, trước hết, phải trồng cây lương thực, bởi vì “nông
nghiệp là nguồn cung cấp lương thực” (18). Người nói nhiều đến trồng lúa, coi cây lúa là
cây chính trong các cây lương thực: “Sản xuất thóc là chính”. Sau cây lúa, Người rất chú
trọng đến các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn là nguồn lương thực bổ sung cho cây lúa và
là nguồn thức ăn chủ yếu cho chăn nuôi. Người nói: “Phải hết sức phát triển hoa màu, chỉ
có thóc, không có hoa màu là không được. Hoa màu không những là cây lương thực quý
của người, mà còn dùng để chăn nuôi. Xã Đại Nghĩa vì thiếu chú ý đến hoa màu cho nên
chăn nuôi kém” (19)...............................................................................................................7
Thứ hai: Theo Hồ Chí Minh, nền nông nghiệp toàn diện phải có ngành chăn nuôi phát
triển. Nói chuyện trong Hội nghị tổng kết phong trào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm
1959, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Về chăn nuôi, phải chú ý phát triển chăn nuôi càng nhiều


càng tốt”(20). Theo Người, “Phải phát triển mạnh chăn nuôi để đảm bảo có thêm thịt ăn,
thêm sức kéo, thêm phân bón” (21). Người cũng nhấn mạnh lợi ích của chăn nuôi với trồng
trọt: “Vì chăn nuôi kém mà phân bón ít, lại vì phân bón ít mà sản lượng lúa và hoa màu
giảm sút” (22). Hay mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi: “Muốn ruộng tốt thì phải
dùng nhiều phân. Muốn có nhiều phân thì phải đẩy mạnh chăn nuôi. Muốn phát triển chăn
nuôi thì phải tăng diện tích trồng thức ăn cho trâu, bò, lợn…” (23)......................................7
Trong chăn nuôi, Người chú trọng và khuyến khích chăn nuôi trâu, bò, lợn, vì “trâu, bò,
lợn là nguồn lợi lớn, lại là nguồn phân bón cho ruộng nương”. Ngoài ra, Người cũng nhắc
nhở “cần mở rộng hơn nữa việc chăn nuôi dê, thỏ, gà, vịt...” (24)........................................8
Vì coi trọng và khuyến khích chăn nuôi, Người đã phê bình việc lạm sát trâu bò, vừa làm
giảm sức kéo, vừa lãng phí, lại gây ra tệ nạn ăn uống lu bù. Trong Hội nghị toàn Đảng bộ
Khu Việt Bắc (ngày 8/6/1959), Người nhắc nhở và phê bình: “Các nơi phải nắm vững khẩu
hiệu cần kiệm xây dựng hợp tác xã, tránh trình trạng ăn uống lãng phí như một số hợp tác
xã lập xong đã mổ bò, giết lợn liên hoan”(25). Hay khi về thăm cán bộ và bà con xã viên

xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), Người nói với đồng bào và cán bộ ở đây:
“Phải tiết kiệm, chớ có gặp một việc gì cũng làm mấy con lợn để liên hoan, đầu mùa cấy
liên hoan, gặt xong liên hoan”(26).........................................................................................8
Thứ ba: nông nghiệp toàn diện, theo Người phải phát triển lâm nghiệp: Trồng cây, gây
rừng, khai thác lâm thổ sản có kế hoạch................................................................................8
Quan điểm của Hồ Chí Minh là: “cây và rừng là nguồn lợi lớn”, do vậy, Người luôn nhắc
nhở bà con nông dân, đặc biệt là bà con các dân tộc phải trồng rừng và bảo vệ rừng. Nói
chuyện với đồng bào nhân dân Tuyên Quang, Người chỉ rõ: “Đồng bào... phải chú ý bảo vệ
rừng và trồng cây gây rừng. Tục ngữ nói “Rừng vàng, biển bạc”. Chúng ta chớ lãng phí
vàng, mà phải bảo vệ vàng của chúng ta” (27). Người còn nhấn mạnh: “ Phá rừng thì dễ,
nhưng gây lại rừng thì phải mất hàng chục năm” (28). .........................................................8
Nói đến trồng rừng, Người còn nhắc phải “trồng cây ăn quả và cây làm thuốc” (29). Theo
Người, khí hậu và đất rừng của chúng ta có ưu thế là cung cấp rất nhiều cây dược liệu quý,
nếu như ta biết bảo vệ và nuôi trồng......................................................................................8
Đi đôi với trồng rừng, bảo vệ rừng, Hồ Chí Minh cũng nói về khai thác lâm, thổ sản, nguồn
lợi kinh tế thu được từ rừng. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ miền núi, ngày
1/9/1962, Người nhắc nhở: “Phải đẩy mạnh… nghề rừng”. Nói với đồng bào tỉnh Tuyên
Quang, Người chỉ ra: “Về khai thác lâm thổ sản: Đó là một nguồn lợi cho đồng bào tỉnh ta,
nó gần bằng 1 phần 3 giá trị của lương thực”(30). Với tỉnh Hà Giang, Người cũng nói
“việc khai thác lâm thổ sản trong ba năm qua mỗi năm đưa lại cho đồng bào một số tiền
bằng 3.765 tấn thóc”(31). ......................................................................................................9
Việc khai thác lâm thổ sản là cần thiết, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa làm cho rừng phát
triển. Nhưng việc khai thác không đúng cách hoặc lợi dụng việc khai thác để phá rừng thì
gây nhiều thiệt hại. Hồ Chí Minh phê bình: “…đồng bào nông dân có khuyết điểm là
không bảo vệ rừng, không giữ rừng được tốt, làm rừng bừa bãi”(32). Người nhắc nhở:
“Nghề rừng phải có kế hoạch chu đáo, phải chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi như hiện
nay”. Phá rừng nhiều, theo Người “sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời
sống rất nhiều”(33). Đây là những vấn đề lớn, có tính chất toàn cầu mà Hồ Chí Minh sớm
nhận ra, đặc biệt là vấn đề về mối quan hệ giữa trồng cây, gây rừng với môi trường sinh
thái. Và hiện nay chúng ta đang phải gánh chịu cũng như đang tìm cách khắc phục những

hậu quả do nạn phá rừng mà con người đã gây ra. ................................................................9
Thứ tư: nông nghiệp toàn diện, theo Hồ Chi Minh còn phải đặt trong mối quan hệ với phát
triển ngành ngư nghiệp và các ngành kinh tế gắn liền với biển.............................................9
Khi ra thăm và nói chuyện với nhân dân đảo Cô Tô, Người dặn dò: “Cần đẩy mạnh nghề
đánh cá, nghề làm muối, nuôi dưỡng và bảo vệ các thứ hải sâm, trân châu .v.v…”(34) là


những nghề gắn với kinh tế biển mà nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ
trong tương lai. ......................................................................................................................9
Khi nói đến nghề cá, cũng phải lưu ý rằng, Hồ Chí Minh không chỉ nhắc đến phát triển
nghề cá ở vùng biển, Người còn nhắc phải phát triển nghề cá ở các vùng đồng bằng ven
biển. Do đó, Người từng nhắc nông dân ta phải trồng dâu nuôi tằm, lấy tơ làm lưới đánh
cá. ..........................................................................................................................................9
Hiểu rõ đặc điểm tự nhiên, khí hậu của nước ta đối với người làm nông nghiệp, Hồ Chí
Minh đã có ý tưởng kết hợp trồng lúa và nuôi cá trong các ao hồ, trên sông và cả trên
ruộng theo phương thức kết hợp để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Do đó, khi đi
thăm nhân dân các tỉnh đồng bằng như Hưng Yên, Hà Đông, Hải Dương, Người đều nhắc
cùng với trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi cần phải thả cá. Người chỉ rõ: “Cần đẩy mạnh thả
cá để cung cấp thêm thực phẩm bổ sung cho thịt, cải thiện đời sống nhân dân. Nuôi cá
cũng dễ. Có nước và có công thì cá phát triển”(35).............................................................10
Thứ năm: Khi nói đến nông nghiệp toàn diện, ngoài nông, lâm, ngư nghiệp, Hồ Chí Minh
cũng nói đến nghề phụ gia đình............................................................................................10
Ở những vùng nông thôn của Việt Nam, thông thường khi năng suất trồng trọt và chăn
nuôi đạt trình độ nhất định, có một số lao động dư thừa. Mặt khác, đặc thù của sản xuất
nông nghiệp là theo thời vụ, trong một mùa có một số ngày nông nhàn, lao động không
được sử dụng. Số lao động dư thừa đó chuyển sang làm nghề phụ để có thêm thu nhập.
Nắm chắc tình hình thực tế đó, Hồ Chí Minh đã quan tâm, nhắc nhở đồng bào các địa
phương khai thác mảnh vườn, mở mang nghề phụ. Người nói: “Miếng vườn của mỗi gia
đình xã viên và các loại nghề phụ là nguồn lợi để tăng thu nhập”(36). Từ đó, Người nhắc
nhở: “Phát triển thích đáng nghề phụ của gia đình xã viên”................................................10

Vậy, vì sao Hồ Chí Minh coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện?.................10
Sỡ dĩ Người coi trọng phát triển nông nghiệp toàn diện, vì phát triển nông nghiệp toàn diện
không những đáp ứng được nhu cầu cái ăn, cái mặc, chỗ ở, ổn định và cải thiện được đời
sống nhân dân, mà còn vì phát triển nông nghiệp toàn diện là giải pháp quan trọng để phát
triển nông nghiệp mạnh mẽ. Hay nói cách khác, đó là giải pháp quan trọng để phát triển
bản thân nền nông nghiệp Việt Nam....................................................................................10
Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh nền nông nghiệp toàn diện là nền nông nghiệp bao
gồm cả: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và ngành nghề phụ có cơ cấu kinh tế nội bộ
ngành hợp lý, cân đối, hài hòa, bổ sung cho nhau cùng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả kinh
tế cao và bền vững. Sự đa dạng hóa nông nghiệp trong tư tưởng của Người có một ý nghĩa
lớn lao đối với sự hòa nhập và thích nghi nhanh của các sản phẩm nông nghiệp đối với sự
biến động; nó chính là cái đệm giảm sốc khi có những chấn động vì thiên tai, địch họa, nó
làm giảm bớt các hậu quả xấu do nền kinh tế độc canh cây lúa mang lại, giúp nông dân có
nhiều phương án lựa chọn tổ chức sản xuất của mình, giúp họ nhanh nhạy và nâng cao hiệu
quả của sản xuất nông nghiệp...............................................................................................11
KẾT LUẬN..........................................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................21
MỤC LỤC............................................................................................................................22



×