Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.35 KB, 92 trang )

1

Luận văn
Hoàn thiện pháp luật về bán đấu
giá
tài sản ở Việt Nam hiện nay


2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta bán đấu giá tài sản với tư cách là một chế định pháp lý đã ra
đời rất sớm và ngày càng khẳng định vai trị của nó trong đời sống xã hội theo
yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Với những quy định tại Nghị
định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán
đấu giá tài sản và một số văn bản luật có liên quan như: Luật Đất đai 2003,
Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Thương mại, Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm,
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007,
năm 2008), Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 được ban hành và có
hiệu lực thi hành trong những năm gần đây đã chứa đựng nhiều tư duy pháp
lý mới đáp ứng yêu cầu Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm
2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong
thời gian tới”(gọi tắt là Nghị quyết số 08-NQ/TW), Nghị quyết số 48 NQ/TW
ngày 24 tháng5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến năm 2020 (gọi
tắt là Nghị quyết số 48 NQ/TW) và Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 02 tháng
6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 (gọi tắt
là Nghị quyết 49 NQ/TW).
Trong cơ chế thị trường, mọi loại tài sản được mua bán ở thị trường
đều được coi là hàng hóa nhưng khơng phải tất cả loại tài sản đều có thể được
đem bán đấu giá. Dựa trên khả năng tham gia giao dịch của tài sản, có thể


chia tài sản thành 3 loại: tài sản không được phép đấu giá, tài sản bán đấu giá
hạn chế đối với người tham gia đấu giá và tài sản bán đấu giá không hạn chế.
Tài sản không được phép bán đấu giá là loại tài sản mà Nhà nước cấm
giao dịch mua bán tự do. Ví dụ: Các loại thực vật, động vật hoang dã, quý
hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm


3
2002, các loại ma túy theo quy định Luật Phòng chống ma túy năm 2000,
Nghị định số 67/2001/NĐ-CP và Nghị định số 133/2003/NĐ-CP, các loại
pháo theo quy định của Nghị định số 03/2000/NĐ-CP.
Tài sản bán đấu giá có hạn chế đối với người tham gia đấu giá là những
loại tài sản mà chỉ những người đáp ứng được một số điều kiện nhất định theo
quy định của pháp luật mới được phép tham gia đấu giá. Ví dụ: Tài sản là
nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá theo quy định của Nghị định số
76/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001, tài sản là vàng theo quy định
của Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 9 tháng 12 năm 1999 và Nghị định
số 64/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003.
Tài sản bán đấu giá không hạn chế là tất cả các loại tài sản mà pháp luật
không quy định về điều kiện đối với người mua và người bán loại tài sản đó,
bao gồm tất cả các loại tài sản cịn lại ngoài hai loại tài sản trên.
Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản cơng khai, có từ hai người
trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và thủ tục được pháp luật quy định.
Tài sản đấu giá là động sản, bất động sản và các quyền tài sản được phép giao
dịch theo quy định của pháp luật. Người có tài sản bán đấu giá là chủ sở hữu
tài sản hoặc người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán tài sản hoặc cá nhân,
tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật.
Người tham gia bán đấu giá tài sản là cá nhân, tổ chức được phép tham gia
đấu giá để mua tài sản bán đấu giá theo quy định của Nghị định về bán đấu
giá tài sản. Người mua được tài sản bán đấu giá là người trả giá cao nhất và ít

nhất bằng giá khởi điểm và được coi là đã chấp nhận giao kết hợp đồng mua
bán tài sản.
Pháp luật về bán đấu giá tài sản là toàn bộ những quy phạm pháp luật
điều chỉnh lĩnh vực bán đấu giá tài sản bao gồm những quy định về nguyên
tắc, thủ tục bán đấu giá tài sản, người bán đấu giá tài sản và quản lý nhà nước
đối với hoạt động bán đấu giá tài sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền


4
ban hành. Song trong thực tiễn từ đổi mới đến nay pháp luật bán đấu giá tài
sản vẫn còn một số bất cập trước áp lực của xu thế hội nhập của các tổ chức
kinh tế khu vực và quốc tế cũng như còn chồng chéo, mâu thuẫn với hệ thống
pháp luật trong nước ln được sửa đổi để hồn thiện cho phù hợp với thực
tiễn. Theo đánh giá tại Chỉ thị số 18/2006/CT-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006
của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Nghị định số
05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 về bán đấu giá tài sản thì tại
nhiều địa phương một số quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP vẫn
chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm, chưa thống nhất dẫn đến
tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý nhà
nước. Hiệu lực quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động bán đấu giá tài
sản tại địa phương chưa cao ảnh hưởng đến việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền lợi của cá nhân, tổ chức tham gia bán đấu giá tài sản.
Do đó, để khắc phục những hạn chế thiếu sót của hệ thống pháp luật về
bán đấu giá tài sản cần phải tiến hành nghiên cứu rà soát, điều chỉnh, bổ sung,
ban hành các văn bản mới có giá trị pháp lý cao nhằm hồn thiện, tạo khn
khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất toàn diện bảo đảm cho hoạt động bán đấu giá
tài sản thơng thống đem lại những giá trị lợi ích cao nhất, văn minh nhất cho
cá nhân, tổ chức có tài sản bán đấu giá và lợi ích cho Nhà nước, cho xã hội,
đặc biệt là trong điều kiện thực hiện chủ trương cải cách hành chính và xã hội
hóa mạnh mẽ hoạt động bán đấu giá. Vì vậy, với những lý do trên thì việc

nghiên cứu đề tài “Hồn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam
hiện nay” là rất cần thiết, khơng chỉ góp phần hồn thiện lý luận pháp luật về
vấn đề này mà cịn góp phần giải quyết một vấn đề thực tiễn đang đặt ra rất
cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, trước yêu cầu đổi mới đất nước, yêu cầu cải
cách hành chính, cải cách tư pháp cũng có tác giả đề cập đến lĩnh vực pháp


5
luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam nhưng ở những gốc độ khác nhau. Bộ
Tư pháp với nhiệm vụ được Chính phủ giao cho việc thực hiện quản lý nhà
nước trên lĩnh vực bán đấu giá tài sản cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo tại
hai miền (phía Bắc ở tỉnh Nghệ An và phía Nam ở tỉnh An Giang), đồng thời
biên soạn các tài liệu tập huấn hướng dẫn cơng tác này. Bên cạnh đó cũng đã
có một số bài viết nghiên cứu về pháp luật bán đấu giá tài sản ở Việt Nam
được đăng trên tạp chí dân chủ và pháp luật của Bộ Tư pháp như:
- Hoạt động bán đấu giá tài sản - thực tiễn và triển vọng của tác giả Đỗ
Khắc Trung (số chuyên đề tháng 10/2006).
- Một số bất cập của pháp luật về bán đấu giá tài sản của tác giả
Nguyễn Văn Mạnh (số chuyên đề tháng 10/2006).
- Những vướng mắc cần tháo gỡ trong công tác bán đấu giá tài sản của
tác giả Phạm Văn Chung (số chuyên đề tháng 10/2006).
- Những vướng mắc trong việc áp dụng hình thức đấu giá bằng bỏ
phiếu của tác giả Minh Đức (số chun đề tháng 11/2007).
- Có hay khơng sự khác nhau giữa bán đấu giá quyền sử dụng đất và
đấu giá quyền sử dụng đất của tác giả Nguyễn Vĩnh Diện ( số 6/2007).
Đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu tương đối hệ thống và toàn
diện về hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù
những cơng trình khoa học đã được cơng bố là tài liệu tham khảo có giá trị để

nghiên cứu và viết luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận thực trạng pháp luật bán đấu giá tài sản ở
Việt Nam luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bán đấu
giá tài sản ở Việt Nam đến năm 2020.
Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện mục đích đã nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:


6
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật
bán đấu giá tài sản ở Việt Nam thời kỳ đổi mới đến nay.
- Xác lập quan điểm và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
bán đấu giá tài sản ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến đề tài hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản ở Việt Nam như:
khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật bán đấu giá tài sản, vai trò, các u
cầu và tiêu chí hồn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản, qúa trình hình thành
và thực trạng pháp luật bán đấu giá tài sản, những quan điểm và giải pháp
hoàn thiện hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật về bán đấu
giá tài sản ở nước ta chủ yếu trong thời kỳ đổi mới cho đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, những cơ sở lý luận của Đảng cộng

sản Việt Nam về đổi mới Nhà nước và pháp luật về cải cách tư pháp.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử Mát xít như phương pháp kết hợp giữa lý luận
và thực tiễn, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh thống kê. Luận văn
cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng như
nghiên cứu và rà sốt tài liệu.
6. Những đóng góp mới của luận văn


7
Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống và tồn
diện về hồn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản ở Việt Nam, do đó luận văn
có những đóng góp nhất định sau:
- Xác lập và đưa ra khái niệm về pháp luật bán đấu giá tài sản, chỉ ra
những đặc điểm của pháp luật này cùng những tiêu chí hồn thiện pháp luật
bán đấu giá tài sản.
- Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của những ưu
điểm, hạn chế đó của pháp luật bán đấu giá tài sản ở nước ta.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bán đấu giá ở Việt
Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận, hồn thiện pháp luật
trong lĩnh vực cụ thể là bán đấu giá tài sản.
- Luận văn góp phần làm cơ sở lý luận cho các cơ quan Nhà nước, các
nhà làm luật trong việc hoạch định chính sách sửa đổi, bổ sung, ban hành mới
pháp luật về bán đấu giá tài sản và của những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
8. Kết luận của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm có 3 chương, 8 tiết.



8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BÁN ĐẤU
GIÁ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG CỦA PHÁP LUẬT BÁN ĐẤU
GIÁ TÀI SẢN

1.1.1. Khái niệm bán đấu giá tài sản và pháp luật bán đấu giá tài sản
- Khái niệm về bán đấu giá tài sản:
Theo từ điển Luật học do Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp xuất bản
năm 2006, trang 31 có nêu: Bán đấu giá tài sản là hình thức bán cơng khai
một tài sản, một khối tài sản; theo đó có nhiều người muốn mua tham gia trả
giá, người trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm là người mua
được tài sản. Theo quy định của pháp luật, người bán đấu giá là: doanh nghiệp
bán đấu giá tài sản; trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; hội đồng bán đấu
giá tài sản.
Người bán đấu giá có nghĩa vụ: tổ chức việc bán đấu giá tài sản theo
nguyên tắc và thủ tục quy định của pháp luật; niêm yết , thông báo cơng khai,
đầy đủ, chính xác các thơng tin cần thiết có liên quan đến tài sản bán đấu giá;
bảo quản tài sản bán đấu giá khi được người có tài sản giao bảo quản hoặc
quản lý; trưng bày, cho xem và cho tham khảo hồ sơ tài sản bán đấu giá; giao
tài sản bán đấu giá được giao bảo quản hoặc quản lý cho người mua được tài
sản bán đấu giá; yêu cầu người có tài sản bán đấu giá giao tài sản cho người
mua được tài sản bán đấu giá trong trường hợp người có tài sản bán đấu giá
đang trực tiếp quản lý tài sản đó; cung cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan đến
tài sản bán đấu giá cho người mua được tài sản bán đấu giá; thanh tốn cho
người có tài sản bán đấu giá số tiền bán tài sản sau khi trừ các chi phí bán đấu
giá theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ kế tốn, tài chính theo quy

định của pháp luật; bồi thường thiệt hại trong trường hợp có lỗi do vi phạm


9
nghĩa vụ; định kỳ hàng năm, trung tâm và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản
báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trung
tâm, doanh nghiệp đặt trụ sở chính và Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động
của mình.
Người bán đấu giá tài sản có quyền: yêu cầu người có tài sản bán đấu
giá cung cấp đầy đủ, chính xác thơng tin, giấy tờ liên quan đến tài sản bán đấu
giá; yêu cầu người mua được tài sản bán đấu giá thực hiện việc thanh toán
tiền mua tài sản bán đấu giá; yêu cầu người có tài sản bán đấu giá thực hiện
việc thanh tốn chi phí bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Mua tài sản bằng hình thức bán đấu giá tài sản là một căn cứ xác lập
quyền sở hữu tài sản đối với người đã mua được tài sản.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 05/2005/NĐ-CP thì:
Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản cơng khai, có từ hai người trở lên
tham gia đấu giá theo nguyên tắc và thủ tục được quy định tại Nghị định này.
Tài sản bán đấu giá là động sản, bất động sản và các quyền tài sản được
phép giao dịch theo quy định của pháp luật. Người có tài sản bán đấu giá là
chủ sở hữu tài sản hoặc người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán tài sản
hoặc cá nhân, tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của
pháp luật. Người tham gia đấu giá tài sản là cá nhân, tổ chức được phép tham
gia đấu giá để mua tài sản bán đấu giá theo quy định của Nghị định này và
quy định khác của pháp luật có liên quan. Người tham gia đấu giá tài sản có
thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mặt mình tham gia đấu giá tài
sản. Người mua được tài sản bán đấu giá là người trả giá cao nhất ít nhất bằng
giá khởi điểm và được coi là đã chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản
Nói về nguyên tắc bán đấu giá tài sản, tại điều 3 Nghị định quy định:
Việc bán đấu giá tài sản được thực hiện theo nguyên tắc cơng khai, liên tục,

trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.


10
Về các loại tài sản bán đấu giá, tại điều 5 của Nghị định có quy định cụ
thể đó là: tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án; tài
sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà
nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tài sản bảo
đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; tài sản thuộc sở hữu
của cá nhân, tổ chức có yêu cầu bán đấu giá tài sản; hàng hóa lưu giữ do
người vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường bộ lưu giữ tại Việt
nam; tài sản nhà nước phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật về quản lý
tài sản nhà nước.
So với quy định tại Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996
của Chính phủ ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản thì tại điều 2 Quy chế
kèm Nghị định trên quy định: Bán đấu giá là hình thức bán tài sản cơng khai
mà có nhiều người muốn mua tham gia trả giá theo thủ tục được quy định tại
Quy chế này; Người trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm là người
được mua tài sản bán đấu giá đó; Người bán đấu giá là Trung tâm dịch vụ bán
đấu giá do Sở Tư pháp trực tiếp quản lý hoặc các tổ chức kinh doanh dịch vụ
bán đấu giá chuyên nghiệp do Sở Tư pháp quản lý về nghiệp vụ; Người bán
tài sản là chủ sở hữu về tài sản hoặc là người được chủ sở hữu ủy quyền bán
hoặc là người có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp
luật; Người tham gia đấu giá là cá nhân, tổ chức; Người điều hành bán đấu giá
là người do người bán đấu giá cử ra để điều hành cuộc bán đấu giá; Tài sản
bán đấu giá có thể là động sản hoặc bất động sản được phép giao dịch. Tại
điều 3 của Nghị định quy định nguyên tắc bán đấu giá đó là, việc bán đấu giá
tài sản thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp công khai, trung thực bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
Trong Bộ luật Dân sự năm 2005 tại mục 1, phần III Chương XVIII có

nêu một số quy định riêng về mua bán tài sản, mục về Hợp đồng mua bán tài
sản ở chương Hợp đồng dân sự thông dụng ( Điều 456 đến Điều 459).


11
Luật Thương mại năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm
2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Luật Thương mại
năm 2005 coi đấu giá hàng hóa là một trong số hoạt động thương mại cụ thể
được Luật quy định hoàn chỉnh gồm 29 điều (từ điều 185 đến điều 213).
Theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức bán đấu giá
thực hiện việc bán hàng hóa cơng khai để chọn người mua trả giá cao nhất
(khoản 1 Điều 185). Những quy định liên quan đến đấu giá hành hóa trong
Luật Thương mại năm 2005 nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ
đấu giá hàng hóa, nâng cao hiệu quả và hiệu lực pháp lý của hoạt động
thương mại này. Song trên thực tế, hoạt động bán đấu giá đang được thực
hiện đối với các hàng hóa là tài sản bị tịch thu do vi phạm hành chính hoặc để
thi hành án là chủ yếu cịn mua bán hàng hóa thương mại chủ yếu là người
bán hàng tự mình thực hiện việc bán hàng hóa qua thỏa thuận.
Việc chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá đựơc thực hiện trên
cơ sở của Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002, Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước, Nghị định số 14/1998/NĐ-CP
ngày 6 tháng 3.năm 1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước, Thông
tư số 34/2005/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng
dẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu
giá, Thông tư số 13/2007/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 34/2005/TTBTC quy định việc bán đấu giá chỉ liên quan đến việc xử lý tài sản nhà nước
khi tài sản nhà nước có quyết định bán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Về nguyên tắc chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá phải phù hợp với
các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước đã nêu ở

trên và Nghị định số 05/2005/NĐ-CP, cụ thể là cơ quan có thẩm quyền xử lý


12
tài sản phải ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với tổ chức có chức năng bán
đấu giá tài sản.
Tóm lại, khái niệm về bán đấu giá tài sản ở nước ta từ khi đổi mới đến
nay ngày càng được quy định rõ ràng cụ thể, dễ hiểu.Tại khoản 1 Điều 2 Nghị
định số 05/2005/ NĐ - CP có quy định: Bán đấu giá tài sản là hình thức bán
tài sản cơng khai, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và
thủ tục được quy định tại Nghị định này. Song mặt hạn chế của khái niệm về
bán đấu giá là chưa bao quát hết các nội dung của hoạt động này. Chẳng hạn
như thế nào là tài sản để bán đấu giá, theo quy định tại điều 163 Bộ luật Dân
sự năm 2005 thì tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Mặt khác điều 174, chương XI Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định các loại tài
sản là bất động sản và động sản có nêu bất động sản là các loại tài sản bao
gồm: đất đai; nhà , cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản
gắn liền với nhà, cơng trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai;
các tài sản khác do pháp luật quy định. Động sản là những tài sản không phải
là bất động sản; điều 181 Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định quyền tài
sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân
sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.
Trong khi đó theo quy định tại điều 5 của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP
thì các loại tài sản bán đấu giá chỉ bao gồm: Tài sản để thi hành án theo quy
định của pháp luật về thi hành án; tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính, tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao
dịch bảo đảm; tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức có yêu cầu bán đấu
giá tài sản; hàng hóa lưu giữ do người vận chuyển đường biển, đường hàng
không, đường bộ lưu giữ tại Việt nam; tài sản nhà nước phải bán đấu giá theo

quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.


13
Việc kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án được
Chính phủ quy định tại một Nghị định riêng (Nghị định số 164/2004/NĐ-CP
ngày 14 tháng 9 năm 2004), theo đó thẩm quyền và trách nhiệm đấu giá
quyền sử dụng đất đã kê biên được quy định tại khoản 2 điều 7 như sau: đối
với địa phương chưa có tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc tổ chức
có chức năng bán đấu giá tài sản từ chối ký hợp đồng ủy quyền đấu giá quyền
sử dụng đất để thi hành án thì Chấp hành viên thực hiện việc đấu gía quyền sử
dụng đất theo quy định của Nghị định này và pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Bên cạnh đó Nghị định tiếp tục quy dịnh tại tại khoản 3 điều 23 như sau: đối
với những địa phương chưa thành lập tổ chức có chức năng bán đấu giá tài
sản, thì trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Chấp hành
viên phải thực hiện việc đấu gía quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án.
[39, tr 56].
Theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12
năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm thì việc bán đấu giá tài sản
bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm chỉ được thực hiện
khi xử lý tài sản bảo đảm là động sản trong trường hợp khơng có thỏa thuận
về phương thức xử lý. Riêng đối với tài sản bảo đảm có thể xác định được giá
cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì người xử lý tài sản được bán theo giá thị
trường mà không phải qua thủ tục bán đấu giá (điều 65). Nghị định cũng quy
định về thời hạn xử lý tài sản bảo đảm, trước hết tài sản bảo đảm được xử lý
trong thời hạn do các bên thỏa thuận; nếu khơng có thỏa thuận thì người xử lý
tài sản có quyền quyết định về thời hạn xử lý, nhưng không được trước bảy
ngày đối với động sản hoặc mười lăm ngày đối với bất động sản, kể từ ngày
thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm. Riêng đối với tài sản bảo đảm có
nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, quyền địi nợ, giấy tờ có giá, thẻ

tiết kiệm, vận đơn thì người xử lý tài sản có quyền xử lý ngay (khoản 2 điều
61, điều 62).


14
Theo Nghị định số 46/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2006 của
Chính phủ về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt
Nam, thì hàng hóa bị lưu giữ là hàng hóa do người vận chuyển bằng đường
biển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam để bảo đảm việc thanh toán tiền cước vận
chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các khoản chi phí khác liên quan đến
việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Người lưu giữ là người vận
chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa khi có căn cứ làm phát sinh quyền lưu giữ
hàng hóa và người lưu giữ có quyền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ sau sáu
mươi ngày, kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng nếu những ngườicó lợi ích
liên quan khơng thanh tốn đủ các khoản nợ hoặc khơng có bảo đảm cần thiết
khác và sau khi người lưu giữ đã thực hiện thông báo lưu giữ hàng hóa. Trong
trường hợp hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại mau hỏng, có khả năng gây ơ
nhiễm mơi trường, có ảnh hưởng tới quốc phịng an ninh hoặc việc ký gửi
hàng hóa bị lưu giữ quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người
vận chuyền có quyền căn cứ theo tính chất đặc điểm tự nhiên của hàng hóa và
khả năng tài chính của mình để xử lý hàng hóa bị lưu giữ sớm hơn thời gian
quy định nhưng vẫn phải thực hiện các công việc thông báo lưu giữ hàng hóa.
Hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại cấm nhập khẩu hoặc cấm lưu thông trên lãnh
thổ Việt Nam được xử lý theo quy định của pháp luật.
Người lưu giữ có quyền ký hợp đồng ủy quyền việc bán đấu giá
hàng hóa bị lưu giữ cho ngừơi bán đấu giá là doanh nghiệp bán đấu giá
tài sản, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc hội đồng bán đấu giá
tài sản theo quy định tại các điều 34, 35, 36 và 37 của Nghị định số
05/2005/NĐ-CP. Thủ tục bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ được thực hiện
theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản (khoản 3 điều 5, điều

6 Nghị định số 46/2006/NĐ-CP). Nghị định còn quy định trước khi ký
hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ, người lưu giữ phải
thuê giám định về số lượng, chất lượng và tổn thất (nếu có) của hàng hóa


15
bị lưu giữ. Chi phí giám định hàng hóa bị lưu giữ được tính vào chi phí
liên quan đến bán đấu giá hàng hóa. Tồn bộ tiền thu được do bán đấu
giá hàng hóa bị lưu giữ được gửi vào “Tài khoản tiền quản lý, giữ hộ”
của người lưu giữ tại Ngân hàng được phép hoạt động ở Việt Nam. Việc
chi trả số tiền này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên trước hết cho các
khoản thuế, lệ phí, các chi phí liên quan đến việc ký gửi và bán đấu giá
hàng hóa (điều 8, điểm a khoản 1 điều 9 Nghị định số

46/2006/NĐ-CP).

Tại kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã thơng qua Luật
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, ngày 12.6.2008 Chủ tịch nước đã ký Lệnh
số 04/2008/L-CTN công bố Luật. Đây là lần đầu tiên các quy định về quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước được quy định thống nhất trong một văn bản Luật,
tạo tiền đề pháp lý cao trong việc quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản nhà
nước. Theo quy định tại điều 1 của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì
luật này chỉ điều chỉnh đối với những tài sản nhà nước phục vụ hoạt động của
các cơ quan, tổ chức, đơn vị như: trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với
đất, quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc,cơ sở
hoạt động sự nghiệp; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc…
Đối với tài sản nhà nước là tiền, hàng hóa, vật tư, tài sản dự trử quốc
gia tại cơ quan, đơn vị, tổ chức; tài sản là đất đai tài nguyên thiên nhiên, vốn
và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ
lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia, tài sản được xác lập quyền sở hữu của

nhà nước…, việc quản lý sử dụng được thực hiện theo quy định của pháp
luật có liên quan như Luật Đất đai, Pháp lệnh dự trữ quốc gia, Luật Doanh
nghiệp nhà nước.
Việc bán tài sản nhà nước được thực hiện trong các trường hợp khơng
có nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng khơng có hiệu quả.Việc bán tài sản nhà
nước được thực hiện công khai, theo cơ chế thị trường. Việc bán tài sản nhà


16
nước là trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Khái niệm về pháp luật bán đấu giá tài sản trong tiến trình hồn thiện
hệ thống pháp luật là một lĩnh vực mới mẻ rất phức tạp.
Theo lý luận chung hệ thống pháp luật được hiểu là tập hợp tất cả các
quy phạm pháp luật, văn bản pháp luật tạo thành một cấu trúc tổng thể, được
phân chia thành các bộ phận có sự thống nhất nội tại theo những tiêu chí nhất
định như bản chất, nội dung, mục đích. Theo đó hệ thống pháp luật bao gồm
hệ thống cấu trúc bên trong và hệ thống cấu trúc bên ngoài.
Hệ thống cấu trúc bên trong là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối
liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân chia thành các ngành luật, mỗi
ngành luật lại được tạo nên bởi một bộ phận các quy phạm pháp luật có sự
thống nhất nội tại, có chung đối tượng và phương pháp điều chỉnh. Trong mỗi
bộ phận quy phạm pháp luật lại được phân bổ thành những bộ phận nhỏ hơn
hợp thành các chế định pháp luật và mỗi chế định pháp luật lại được hình
thành từ các quy phạm pháp luật.
Hệ thống cấu trúc bên ngoài là tổng thể các văn bản quy phạm pháp
luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự luật định
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản quan trọng. Hệ thống cấu trúc bên
ngoài được phân định thành các văn bản luật và văn bản dưới luật [10, tr.173].
Theo quan niệm này, pháp luật về bán đấu giá tài sản chưa phải là một ngành

luật độc lập có phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh riêng biệt. Mặc
dù pháp luật về bán đấu giá tài sản cũng bao gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội về bán đấu giá tài sản được thể hiện trong
các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và có
mối quan hệ thống nhất trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, do đặc điểm
của loại tài sản được đưa ra bán đấu giá theo cách phân định của pháp luật,
mà pháp luật về bán đấu giá tài sản không thuộc một ngành luật chuyên biệt


17
nào. Các quy định của pháp luật về bán đấu giá nằm rải rác trong các quy định
của luật, pháp lệnh, nghị định như Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đăng
ký giao dịch đảm bảo, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh thi hành án,
Nghị định về kê biên đấu giá quyền sử dụng đất trong thi hành án, Quyết định
về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử
dụng đất hoặc cho thuê đất, Nghị định về xử lý hàng hoá do người vận chuyển
lưu giữ tại cảng biển Việt Nam... Vì vậy, cần thấy rằng pháp luật về bán đấu
giá tài sản vừa đang là những quan hệ bổ trợ tư pháp giúp cho hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan tư pháp thực hiện nhiệm vụ
của mình trong xử lý các tài sản để thi hành án, tịch thu sung công quỹ nhà
nước, trong các khoản bồi hoàn, tiền phạt hoặc bán tài sản nhà nước vừa là
các quan hệ pháp luật về giao dịch dân sự khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu bán
đấu giá tài sản thuộc sở hữu của họ.. Tại Điều 1, Nghị định số 05/2005/NĐCP quy định phạm vi điều chỉnh đó là: quy định về nguyên tắc, thủ tục bán
đấu giá tài sản, người bán đấu giá tài sản và quản lý nhà nước đối với hoạt
động bán đấu giá tài sản. Về đối tượng điều chỉnh Điều 34 của Nghị định này
cũng quy định rõ đó là Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, Trung tâm dịch vụ
bán đấu giá tài sản và Hội đồng bán đấu giá tài sản (đối với tài sản dưới mười
triệu đồng mà không phải là Hội đồng đấu giá tài sản theo Quyết định
216/2005/QĐ-TTg). Do đó, pháp luật về bán đấu giá hiện nay so với các quy

định pháp luật nói chung còn chưa hợp lý nhất là về nội dung pháp luật, hình
thức pháp luật và tổ chức thực hiện của hệ thống pháp luật này.
Tuy nhiên, xem xét pháp luật về bán đấu giá trong mối quan hệ với các
ngành luật trong hệ thống pháp luật có thể đưa ra khái niệm pháp luật về bán
đấu giá tài sản như sau: Pháp luật về bán đấu giá tài sản là toàn bộ các quy
phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực bán đấu giá tài sản bao gồm những quy
định về nguyên tắc, thủ tục bán đấu giá tài sản, người bán đấu giá và quản lý


18
nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
Điều cần thấy rằng, khung pháp luật về bán đấu giá tài sản ở nước ta
đang trong quá trình hình thành chưa thể tạo thành một trật tự pháp luật đầy
đủ và ổn định. Chưa có một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao như Luật
để điều chỉnh và tổ chức hoạt động bán đấu giá tài sản nhằm đưa tổ chức và
hoạt động này ngày càng có hiệu quả hơn trong tiến trình cải cách hành chính,
cải cách tư pháp cũng như hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tăng cường tính
cơng khai, minh bạch và phát huy được các lợi ích kinh tế do bán đấu giá tài
sản đem lại. Với ý nghĩa đó chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bán
đấu giá tài sản và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan.
Đặc điểm của pháp luật bán đấu giá tài sản
Nói đến đặc điểm của pháp luật bán đấu giá chính là muốn nói đến
những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt pháp luật bán đấu giá với những quy
phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác. Ở góc độ
này chúng ta thấy pháp luật về bán đấu giá có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, trước đổi mới và những năm đầu sau khi đổi mới và cho đến
nay số lượng văn bản pháp luật về bán đấu giá tài sản cịn ít, chủ yếu là trong
lĩnh vực Dân sự, thi hành án dân sự và trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành
chính. Đó là các quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, Pháp lệnh thi hành án

dân sự năm 1993, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1989…
Thứ hai, những văn bản pháp luật về bán đấu giá tài sản chỉ có hình
thức pháp lý là văn bản dưới luật hoặc được quy định dưới các hình thức là
các chế định pháp luật trong các văn bản luật chuyên ngành. Chẳng hạn như
Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về
bán đấu giá tài sản; Chế định pháp luật về đấu giá hàng hóa theo quy định của
Luật Thương mại năm 2005; Chế định pháp luật về bán đấu giá tài sản

theo


19
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005; Các quy định về bán đấu giá trong
Pháp lệnh Thi hành án Dân sự năm 2004…
Thứ ba, pháp luật về bán đấu giá cịn rất tản mạn, phức tạp chưa có tính
hệ thống. Đặc biệt là trong thực hiện cơng cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế
quốc tế nhiều văn bản pháp luật trên nhiều lĩnh vực ban hành có liên quan đến
hoạt động bán đấu giá tài sản như Luật đất đai năm 2003 (sửa đổi), Luật đăng
ký giao dịch bảo đảm năm 2005, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006,
Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008… Nếu chúng ta xem pháp
luật về bán đấu giá tài sản là những quy định chung thì trong mối quan hệ với
những văn bản luật trên có ý nghĩa như là những quy định của pháp luật
chuyên ngành. Ở đặc điểm này của pháp luật về bán đấu giá cho thấy cũng
giống như đặc điểm của pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung nó tồn tại
khơng phải bởi “ tổng số cộng” đơn giản các văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành mà phải là một chỉnh thể thống nhất với sự phối hợp cùng tác động điều
chỉnh các quan hệ pháp luật về bán đấu giá tài sản hết sức linh hoạt và phong
phú, trãi rộng trên nhiều lĩnh vực.
Thứ tư, pháp luật bán đấu giá có đặc điểm quy định về người bán đấu
giá tài sản rất rộng gồm nhiều loại chủ thể tham gia. Đó là Doanh nghiệp bán

đấu giá tài sản, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và Hội đồng bán đấu
giá tài sản.
Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản được tiến hành kinh doanh dịch vụ
bán đấu giá tài sản khi có đủ các điều kiện sau đây: Có đăng ký kinh doanh
dịch vụ bán đấu giá tài sản; Có ít nhất một đấu giá viên; Có cơ sở vật chất bảo
đảm cho việc thực hiện bán đấu giá tài sản.
Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập và giao cho Sở
chun mơn có chức năng quản lý nhà nước về công tác bán đấu giá tài sản ở
địa phương trực tiếp quản lý. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách


20
pháp nhân. Giám đốc Trung tâm phải là đấu giá viên. Trung tâm có nhiệm vụ
bán đấu giá tài sản để thi hành án, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước theo quy định của pháp luật. Ngoài
nhiệm vụ bán đấu giá các tài sản nói trên, Trung tâm có thể ký hợp đồng với
tổ chức, cá nhân có yêu cầu để bán đấu giá các loại tài sản khác.
Hội đồng bán đấu giá tài sản do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền quyết định thành lập để tổ chức bán đấu giá tài sản của nhà
nước có giá trị dưới mười triệu đồng.
So sánh với pháp luật bán đấu giá một số nước đã nghiên cứu ở trên
cho thấy chủ thể bán đấu giá tài sản ở các nước này chủ yếu hoặc chỉ có
Doanh nghiệp bán đấu giá hoặc Công ty bán đấu giá.
Nội dung của pháp luật bán đấu giá tài sản
Nội dung của pháp luật bán đấu giá tài sản bao gồm nguyên tắc, trình
tự, thủ tục bán đấu giá, người bán đấu giá tài sản và quản lý nhà nước đối với
hoạt động bán đấu giá tài sản. Những nội dung trên đựơc pháp luật quy định
hoặc do thỏa thuận của các bên về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý
được thể hiện bằng những hình thức cụ thể đó là Hợp đồng ủy quyền bán đấu

giá tài sản và Văn bản bán đấu giá tài sản.
Hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản là sự thoả thuận giữa bên có tài
sản bán đấu giá và trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp
bán đấu giá tài sản. Nội dung của hợp đồng uỷ quyền về cơ bản quy định
trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của bên có tài sản bán đấu giá, một số điều
khoản có liên quan đến người thứ ba trong hợp đồng uỷ quyền như: người giữ
tài sản, người tham gia đấu giá tài sản.
Chủ thể tham gia hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản: Một bên là tổ
chức, cá nhân có yêu cầu bán đấu giá tài sản, bên kia là trung tâm dịch vụ bán
đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản [6, tr.55].


21
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 05/2005/NĐ/CP thì
hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản và có các
nội dung chủ yếu sau đây: Họ, tên, địa chỉ của người có tài sản bán đấu giá;
tên, địa chỉ của người bán đấu giá tài sản; Thời hạn, địa điểm bán đấu giá tài
sản; Liệt kê, mô tả tài sản bán đấu giá; Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá;
Thời hạn, địa điểm, phương thức giao tài sản để bán đấu giá; Việc thanh toán
tiền bán tài sản trong trường hợp bán đấu giá thành; Các chi phí thực tế, hợp
lý cho việc bán đấu giá tài sản; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng; Các thoả thuận khác.
Văn bản bán đấu giá tài sản hay hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá
là sự thoả thuận giữa người bán đấu giá tài sản là trung tâm dịch vụ bán đấu
giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản và người mua được tài sản
bán đấu giá. Nội dung của hợp đồng này chủ yếu quy định trách nhiệm, quyền
và nghĩa vụ của người đấu giá và người mua được tài sản bán đấu giá. Văn bản
bán đấu giá tài sản có giá trị xác nhận việc mua bán tài sản, là cơ sở pháp lý để
chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản bán đấu giá. Văn bản bán đấu
giá tài sản phải có chữ ký của đấu giá viên chịu trách nhiệm về việc bán đấu

giá tài sản và của người mua được tài sản bán đấu giá. Đối với văn bản bán đấu
giá bất động sản thì phải có chứng nhận của cơng chứng viên nơi có bất động
sản. Quy định này phù hợp với pháp luật về đất đai và Luật nhà ở.
Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá tài sản gồm
một bên là trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu
giá tài sản, bên kia là người mua được tài sản bán đấu giá.
Nội dung của hợp đồng này có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa
chỉ của người bán đấu giá tài sản; Họ, tên của người điều hành cuộc bán đấu
giá tài sản; Họ, tên, địa chỉ của người có tài sản bán đấu giá; Họ, tên, địa chỉ
của người mua được tài sản bán đấu giá; Thời gian, địa điểm bán đấu giá tài
sản; Tài sản bán đấu giá; Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá; Giá bán tài


22
sản; Thời hạn, phương thức, địa điểm thanh toán tiền mua tài sản đã bán đấu
giá; Thời hạn, địa điểm giao tài sản đã bán đấu giá cho người mua được tài
sản bán đấu giá; Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ của các bên [9, tr.9].
Sự khác nhau giữa hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá và hợp đồng bán
đấu giá tài sản ở các chủ thể tham gia của hai hợp đồng này là khác nhau, hai
hợp đồng này là hai hợp đồng tách biệt. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, hợp đồng
uỷ quyền bán đấu giá tài sản là hợp đồng gốc, khi các bên thực hiện các
quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng này thì sẽ dẫn đến hợp đồng thứ hai là hợp
đồng mua bán tài sản bán đấu giá. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá cần
phải chuyển cho người có tài sản để họ biết và làm các thủ tục chuyển giao tài
sản cho người mua được tài sản bán đấu giá. Trong trường hợp tài sản bán
đấu giá là bất động sản thì văn bản bán đấu giá tài sản còn được gửi cho cơ
quan thuế.
Tuy nhiên, tùy theo các loại tài sản được đưa ra bán đấu giá mà có thể
có hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá hoặc hợp đồng bán đấu giá tài sản. Đối với
trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc

cho thuê đất thì người bán đấu giá tài sản lập phương án bán đấu giá được cấp
có thẩm quyền phê duyệt và khi tổ chức đấu giá thì lập biên bản đấu giá của
mỗi vòng đấu giá được quy định tại Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg. Trong
chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu để bán đấu
giá được tiến hành trên cơ sở của pháp luật và người có thẩm quyền tịch thu
tang vật, phương tiện vi phạm không được quyền lựa chọn người bán đấu giá
để tiến hành bán đấu giá các loại tài sản này.
Bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án theo quy định tại Điều 23
của Nghị định 164/2004/NĐ-CP có quy định: Trường hợp người được thi
hành án không đồng ý nhận quyền sử dụng đất hoặc người phải thi hành án
không đồng ý cho người được thi hành án nhận quyền sử dụng đất để thi hành
án kể cả quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất thì trong thời hạn không


23
quá mười ngày làm việc, kể từ ngày định giá chấp hành viên phải làm thủ tục
ký Hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá với tổ chức có chức năng bán đấu giá tài
sản để đấu giá quyền sử dụng đất. Nếu người phải thi hành án có chung quyền
sử dụng đất đối với người khác thì người có chung quyền sử dụng đất đối với
người phải thi hành án có văn bản đề nghị nhận quyền sử dụng đất đã kê biên.
Nếu trong thời hạn thực hiện quyền ưu tiên khơng q mười ngày làm việc,
nếu người có chung quyền sử dụng đất với người phải thi hành án có văn bản
đề nghị khơng nhận quyền sử dụng đất đó [39, tr.56].
Nội dung quản lý Nhà nước về bán đấu giá tài sản quy định tại Nghị
định số 05/2005/NĐ/CP có nêu nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp là cơ
quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước thống nhất về tổ chức và
hoạt động bán đấu giá tài sản trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn
soạn thảo, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm
quyền các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động bán đấu giá;
hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật đó. Ban hành, quản lý và

hướng dẫn theo thẩm quyền việc sử dụng các mẫu văn bản, giấy tờ trong lĩnh
vực bàn đấu giá tài sản, Sổ đăng ký bán đấu giá tài sản. Kiểm tra, thanh tra về
tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản theo thẩm quyền. Tổng hợp và hàng
năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài
sản. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản. Thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn khác được Chính phủ giao.
Bộ Tài chính có nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn về chế độ tài chính
trong hoạt động bán đấu giá tài sản. Hướng dẫn, kiểm tra việc chuyển giáo tài
sản Nhà nước để bán đấu giá. Hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm của tài
sản bán đấu giá là tài sản nhà nước. Hướng dẫn chung về mức thu, việc quản
lý, sử dụng phí đấu giá thuộc nguồn thu của ngân sách Nhà nước theo quy
định của pháp luật về phí, lệ phí.


24
Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý hoạt
động bán đấu giá tài sản tại địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định
thành lập Trung tâm; bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc Trung tâm. Bảo đảm
biên chế, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho Trung tâm. Quy định cụ
thể về mức phí đấu gía tại địa phương căn cứ vào quyết định của Hội đồng
Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kiểm tra, thanh tra về tổ
chức và hoạt động bán đấu giá tài sản trong phạm vi địa phương theo thẩm
quyền.
Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về công tác bán đấu giá tài sản tại địa phương theo quy định của Nghị định số
171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Sở Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau: Phối hợp với Sở Nội vụ trình
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Đề án thành

lập Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; Phối hợp với Sở Nội vụ đề nghị
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm,
miễn nhiệm Giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; Bổ nhiệm, miễn
nhiệm Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; Trực tiếp quản lý
Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản theo thẩm quyền; Kiểm tra về tổ chức
và hoạt động của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; Phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư kiểm tra về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp bán đấu
giá tài sản; Định kỳ hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trrung ương và Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản tại
địa phương; Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quyết định của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc theo ủy quyền của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Mục 9 Thông tư số 03/2005/TT- BTP).


25
CÁC U CẦU VÀ TIÊU CHÍ HỒN THIỆN PHÁP LUẬT BÁN ĐẤU
GIÁ TÀI SẢN

Các yêu cầu hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản
Trước hết chúng ta cần thấy rằng hồn thiện pháp luật nói chung cũng
như pháp luật về bán đấu giá nói riêng là một nhiệm vụ có tính chất thường
xun của mọi Nhà nước. Với tính chất là một bộ phận của kiến trúc thượng
tầng được quy định bởi cơ sở hạ tầng là những quan hệ xã hội, đặc biệt là
những quan hệ trên lĩnh vực kinh tế phát triển rất nhanh chóng từ khi đất nước
thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập với kinh tế quốc tế. Điều đó đã tác
động trở lại khơng nhỏ đối với kiến trúc thượng tầng, trong đó có lĩnh vực
pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Vì vậy hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản không chỉ là yêu cầu
chủ quan của Nhà nước mà còn xuất phát từ những yêu cầu tất yếu khách
quan, đó là:

Thứ nhất, hồn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản bắt nguồn từ yêu
cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về hồn thiện hệ thống
pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp.
Có thể nói rằng trong những năm gần đây nhiều quan điểm của Đảng
về hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp đã
có cái nhìn đột phá làm chuyển biến các hoạt động trên rất mạnh mẽ. Kết quả
là trong hơn hai mươi năm đổi mới một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
đã được đổi mới về cơ bản với nhiều bộ luật, luật quan trọng, kịp thời thể chế
hóa đường lối, chủ trương của Đảng đảm bảo cho Nhà nước khơng chỉ có đủ
pháp luật để quản lý xã hội mà còn tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trên
nhiều lĩnh vực và ngày càng sâu rộng. Nghị quyết 48-NQ/TW đã xác định rõ:
Hồn thiện pháp luật nói chung khơng chỉ tạo lập và hồn thiện cơ sở pháp lý
cho cơng cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp; đảm bảo xây dựng một
nền hành chính dân chủ, sát dân, sát cơ sở, xóa bỏ mọi thủ tục phiền hà, dành


×