Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tiểu luận kinh tế vi mô.Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường xăng dầu Việt Nam năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.78 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
HỆ ĐÀO TẠO TỪ XA
NGÀNH HỌC KẾ TOÁN

BÀI TẬP NHÓM
MÔN KINH TẾ VĨ MÔ –ECO101
Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường xăng dầu Việt Nam
năm 2014

Giáo viên hướng dẫn : TS. PHAN THẾ CÔNG
Người thực hiện

: Nhóm 2-AKTN9

Hà Nội - Năm 2015


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................27
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI.................................................................27
2.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.....................................................27
3.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..................................................27
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI......................28
5. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.....................................28
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................28
7. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO........................................................................28
CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT..................29
CUNG, CẦU.......................................................................................................29
1.1 Cầu (Demand)............................................................................................29
1.1.1. Các khái niệm......................................................................................29
1.1.2. Tác động của giá tới lượng cầu...........................................................30


1.1.3. Tác động của các yếu tố khác tới cầu..................................................30
1.2. Cung (Supply)...........................................................................................33
1.2.1. Các khái niệm......................................................................................33
1.2.2. Tác động của giá tới lượng cung.........................................................34
1.2.3. Tác động của các yếu tố khác đến cung..............................................34
1.3. Cân bằng thị trường...................................................................................36
1.3.1 Trạng thái cân bằng thị trường.............................................................36
1.3.2. Sự vận động của giá cả cân bằng và số lượng cân bằng.....................37
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CUNG, CẦU XĂNG DẦU VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC TỚI XĂNG DẦU TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC
TA........................................................................................................................39
2.1. Diễn biến thị trường xăng dầu thế giới năm 2014.....................................39
2.1.1 Diễn biến thị trường xăng dầu thế giới năm 2014................................39


2.1.2 Nguyên nhân khiến giá dầu thô thế giới liên tiếp sụt giảm..................40
2.2. Diễn biến thị trường xăng dầu Việt Nam năm 2014.................................40
2.3 Các cơ chế, chính sách điều hành thị trường xăng dầu Việt Nam năm 2014
..........................................................................................................................43
2.3.1 Nghị định 83/2014/NĐ-CP chính thức được ban hành........................43
2.3.2 Tư tưởng và nội dung chủ đạo của Nghị định 83/2014/NĐ-CP..........43
2.3.3 Hiệp Hội Xăng Dầu Việt Nam hoạt động tích cực trong các lĩnh vực
liên quan đến thị trường xăng dầu.................................................................44
2.3.4Dự báo thị trường xăng dầu Việt Nam trong năm 2015.......................45
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XĂNG DẦU VÀ GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN.......................................................................................................46
3.1Thời cơ và thách thức..................................................................................46
3.1.1 Thời cơ.................................................................................................46
3.1.2 Thách thức............................................................................................46
3.2 Định hướng phát triển thị trường xăng dầu thời gian tới:..........................46

3.3 Giải pháp thực hiện....................................................................................47
3.3.1. Các vấn đề cần tập trung giải quyết:...................................................47
3.3.2. Các giải pháp khác..............................................................................50
KẾT LUẬN.........................................................................................................52


Danh mục hình
Hình 1: Mối quan hệ giữa giá và lượng cầu........................................................29
Hình 2: Ảnh hưởng của sự gia tăng thu nhập đến cầu của hàng hóa bình thường
và thứ cấp............................................................................................................32
Hình 3: Mối quan hệ giữa giá và lượng cung......................................................34
Hình 4: sự dịch chuyển của đường cung.............................................................35
Hình 5: Trạng thái cân bằng của thị trường........................................................36
Hình 6: Sự thay đổi của điểm cân bằng khi cầu tăng do thu nhập của người tiêu
dùng tăng lên.......................................................................................................37
Hình 7: Sự thay đổi của điểm cân bằng khi cung tăng........................................38
Hình 8: Giá dầu WTI trung bình qua các tháng trong năm 2014........................39
Hình 9: Diễn biến giá xăng năm 2014.................................................................41
Hình 10: Diễn biến giá dầu Diesel năm 2014.....................................................42
Hình 11: Diễn biến giá dầu hỏa năm 2014..........................................................42
Hình 12: Diễn biến giá dầu mazút năm 2014......................................................42
Hình 13: Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đến năm 2020............................................50


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI
Quá trình phát triển loài người gắn liền với quá trình lao động. Chính nhờ lao
động sản xuất mà con người mới đưa xã hội lên tầm cao mới, xuất hiện nhiều
nền văn minh mới, khám phá nhiều nguồn năng lượng mới cho cuộc sống. Đặc
biệt là sự xuất hiện “dầu mỏ” một nguồn năng lượng vô cùng cần thiết cho tất cả

các quốc gia trên thế giới. Với đặc tính xăng dầu hiện tại, có rất ít mặt hàng thay
thế và nhu cầu xã hội về mặt hàng này ngày càng cao. Vì vậy việc khai thác,
xuất nhập khẩu, diễn biến giá cả xăng dầu là những vấn đề luôn nóng của các
quốc gia. Và Việt Nam chúng ta cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng của biến động
giá cả xăng dầu. Với mong muốn hiểu rõ hơn tình hình cung – cầu xăng dầu và
sự biến động giá cả xăng dầu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng,
nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường xăng
dầu Việt Nam năm 2014”.
2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Diễn biến thị trường xăng dầu thế giới năm 2014 như thế nào ?
- Diễn biến thị trường xăng dầu Việt Nam năm 2014 ra sao trong bối cảnh
thị trường xăng dầu thế giới năm 2014 biến động ?
- Các cơ chế, chính sách điều hành thị trường xăng dầu Việt Nam năm
2014 là gì ?
- Định hướng và giải pháp gì cho phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam
trong thời gian tới ?
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Làm rõ nguyên nhân gắn với quá trình biến động của xăng dầu thế giới và
Việt Nam.
- Làm rõ thời cơ, thách thức trong việc phát triển xăng dầu trong nền kinh
tế thị trường.
- Phân tích, đề xuất những phương án, giải pháp để sản phẩm này phát triển
theo quy luật cung cầu, đáp ứng mong mỏi của người dân và mong muốn
của thị trường.

27


4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đối tượng nghiên cứu là biến động xăng dầu của Việt Nam năm 2014,

quy luật cung cầu của thị trường, tâm lý khách hàng và chính sách phát triển
điều chỉnh xăng dầu của nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu: biến động thị trường xăng dầu Việt Nam năm
2014.
5. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Chúng tôi sử dụng các thông số, dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy như:
- Báo điện
Nhandan.com.vn, …

tử

Vnexpress.net,

Vietnamnet.vn,

Baochinhphu.vn,

- Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương Moit.gov.vn
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Báo cáo nghiên cứu này được thực hiện theo nhóm. Các thành viên được
phân công chuẩn bị nội dung và nhóm cùng thảo luận để đưa đến kết luận cuối
cùng. Người được phân công chuẩn bị có trách nhiệm tìm hiểu, kiểm tra, phân
tich, viết và gửi nội dung chuẩn bị đến các thành viên trong nhóm. Các thành
viên trong nhóm sẽ góp ý, thảo luận, phản biện để cùng đạt đến thống nhất.
- Các thông tin đưa vào nghiên cứu được trích từ các nguồn đáng tin cậy,
chính xác. Nguồn dẫn được ghi cụ thể rõ ràng tại phần tài liệu tham khảo.
7. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO
Kết cấu của báo cáo gồm 4 phần:
Phần mở đầu: Nêu khái quát về đề tài nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề cần nghiên cứu

Chương 2: Đánh giá, phân tích diễn biến giá xăng dầu thế giới và Việt
Nam năm 2014.
Chương 3: Định hướng phát triển xăng dầu và giải pháp thực hiện.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục một số hình ảnh trong quá trình thảo luận của nhóm.
28


CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT
CUNG, CẦU
Quy luật cung cầu là một trong những quy luật quan trọng của nền kinh
tế. Phân tích cung cầu là một trong những phương pháp phân tích kinh tế vi mô
cơ bản. Những khái niệm về cung cầu là một trong những phương tiện quan
trọng để hiểu biết nền kinh tế và cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu
dùng để đưa ra quyết định đúng đắn.
1.1 Cầu (Demand)
1.1.1. Các khái niệm.
Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và
có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.
Như vậy cầu bao gồm hai yếu tố hợp thành đó là ý muốn mua và khả năng mua.
Khái niệm nêu trên cho thấy cầu không phải là một số lượng cụ thể mà là
một sự mô tả toàn diện về số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua ở mỗi
mức giá cụ thể. Số lượng của một loại hàng hóa nào đó mà người mua muốn
mua ứng với một mức giá nhất định được gọi là lượng cầu của hàng hóa đó tại
mức giá đó. Như thế, lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.
Như vậy có thể thấy là cầu biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá,
với giả định là các yếu tố khác là không đổi.
Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng đồ thị sau:


Hình 1: Mối quan hệ giữa giá và lượng cầu
29


Đồ thị trên trục tung biểu diễn giá còn trục hoành biểu diễn sản lượng.
Trong trường hợp này thì đường cầu là một đường thẳng tuyến tính.
Một điều đặc biệt quan trọng là ở đây đồ thị chỉ minh hoạ mối quan hệ
giữa lượng cầu và giá. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu như thu nhập, thị
hiếu của hàng hóa liên quan… được coi như không đổi.
1.1.2. Tác động của giá tới lượng cầu.
Các nhà kinh tế coi luật cầu là một trong những phát minh quan trọng của
kinh tế học: Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn nếu như
giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đó giảm xuống trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi. Theo như luật cầu thì đường cầu là đường nghiêng xuống về phía
bên phải như đã minh hoạ ở trên.
Đường cầu cũng minh hoạ tác động của giá tới lượng cầu. Khi giá của thị
trường giảm xuống từ P2 tới P1 thì lượng cầu tăng lên từ Q2 đến Q1. Phản ứng của
lượng cầu đối với sự thay đổi của giá được minh hoạ trên đường cầu D 1 và các
nhà kinh tế gọi đó là sự vận động dọc theo đường cầu. Tóm lại, có thể nói rằng
đường cầu giúp chúng ta trả lời câu hỏi “Điều gì xảy ra với lượng cầu nếu giá
thay đổi còn các yếu tố khác cố định?”
1.1.3. Tác động của các yếu tố khác tới cầu.
Trong các phần trước, khi nghiên cứu đường cầu của một loại hàng hóa
chúng ta giả định là các yếu tố khác với giá của hàng hóa đó là không đổi. Bây
giờ, chúng ta sẽ lần lượt xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố khác với giá đến
số cầu đối với hàng hóa. Nhận xét tổng quát là: các yếu tố khác với giá thay đổi
có thể làm dịch chuyển đường cầu. Cũng cần lưu ý rằng chúng ta chỉ có thể
nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố một đến cầu, mà không xem xét ảnh
hưởng tổng hợp của các yếu tố như một tổng thể. Điều này có nghĩa là khi
nghiên cứu ảnh hưởng của một yếu tố này thì ta giả định các yếu tố khác không

đổi. Có như thế ta mới nhận thấy rõ tác động của yếu tố mà ta cần xem xét.
Phương pháp nghiên cứu như vậy gọi là phương pháp phân tích so sánh tĩnh. Sự
ảnh hưởng của các yếu tố khác với giá đến cầu đối với hàng hóa được mô tả như
dưới đây.
1.1.3.1. Thu nhập của người tiêu dùng
Khi thu nhập tăng, cầu đối với hầu hết các hàng hóa đều gia tăng vì với
thu nhập cao hơn người tiêu dùng thường có xu hướng mua hàng hóa nhiều hơn.
30


Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa, như
được trình bày dưới đây.
Cầu đối với loại hàng hóa thông thường sẽ tăng khi thu nhập của người
tiêu dùng tăng. Thí dụ, người tiêu dùng sẽ mua quần áo, sẽ mua ti-vi màu, sử
dụng các dịch vụ giải trí, v.v. nhiều hơn khi thu nhập của họ tăng lên. Những
hàng hóa này là những hàng hóa thông thường. Ngược lại, cầu đối với hàng
hóa thứ cấp (hay còn gọi là cấp thấp) sẽ giảm khi thu nhập của người tiêu dùng
tăng. Hàng cấp thấp thường là những mặt hàng rẻ tiền, chất lượng kém như ti-vi
trắng đen, xe đạp, v.v. mà mọi người sẽ không thích mua khi thu nhập của họ
cao hơn.
Nói chung, khi thu nhập thay đổi, người tiêu dùng sẽ thay đổi nhu cầu đối
với các loại hàng hóa. Điều này sẽ tạo nên sự dịch chuyển của đường cầu (Hình 2).
Trình bày sự dịch chuyển của đường cầu do ảnh hưởng của thu nhập có tính đến
tính chất của hàng hóa. Đường cầu đối với hàng hóa thông thường sẽ dịch chuyển
về phía phải khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên; ngược lại, đường cầu đối
với hàng hóa cấp thấp sẽ dịch chuyển về phía trái khi khi thu nhập của người tiêu
dùng tăng lên.
Một loại hàng hóa có thể vừa là hàng hóa thông thường và vừa là hàng
hóa cấp thấp. Chẳng hạn, người tiêu dùng sẽ mua quần áo nhiều hơn ứng với
một mức giá nhất định khi thu nhập tăng. Người tiêu dùng có lẽ sẽ chi tiền nhiều

hơn cho các loại quần áo thời trang, cao cấp, đẹp nhưng sẽ chi ít hơn cho các
loại quần áo rẻ tiền, kém chất lượng. Như vậy, quần áo có thể vừa là hàng hoá
bình thường và vừa là hàng hoá cấp thấp. Cùng với sự gia tăng của thu nhập của
người tiêu dùng theo thời gian, một hàng hóa, dịch vụ là hàng bình thường hôm
nay có thể trở thành một hàng thứ cấp trong tương lai.
Việc nghiên cứu sự thay đổi của nhu cầu khi thu nhập của người tiêu dùng
thay đổi có ý nghĩa trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất và phân bổ tài
nguyên của một nền kinh tế. Tập quán tiêu dùng sẽ thay đổi khi thu nhập thay đổi.
Do vậy, cơ cấu hàng hóa sản xuất ra cũng phải thay đổi theo để phù hợp với nhu
cầu mới. Có như vậy, sự phân bổ tài nguyên trong xã hội mới có hiệu quả và
tránh được lãng phí.

31


Hình 2: Ảnh hưởng của sự gia tăng thu nhập đến cầu của hàng hóa bình
thường và thứ cấp
1.1.3.2. Giá cả của hàng hóa có liên quan
Nhu cầu đối với một loại hàng hóa nào đó chịu ảnh hưởng bởi giá cả của
hàng hóa có liên quan. Có hai loại hàng hóa có liên quan mà các nhà kinh tế
thường đề cập đến là: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung.
Hàng hóa thay thế. Hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng thỏa
mãn một nhu cầu (nhưng có thể mức độ thỏa mãn là khác nhau). Thông thường,
hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng công dụng và cùng chức năng
nên người tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá
của các mặt hàng này thay đổi. Cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm
(tăng) đi khi giá của (các) mặt hàng hóa thay thế của nó giảm (tăng), nếu các
yếu tố khác là không đổi.
Hàng hóa bổ sung. Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng
song hành với nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định

nào đó. Cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) khi giá của (các)
hàng hóa bổ sung của nó tăng (giảm), nếu các yếu tố khác không đổi.
1.1.3.3. Giá cả của chính loại hàng hóa đó trong tương lai
Cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ còn có thể phụ thuộc vào sự dự đoán
của người tiêu dùng về giá của hàng hóa, dịch vụ đó trong tương lai. Việc người
32


dân đổ xô mua đất đai trong thời gian gần đây là do họ dự đoán giá đất đai sẽ gia
tăng trong thời gian tới khi nhu cầu về đất để sinh sống và đô thị hóa gia tăng.
Thông thường, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn khi họ dự
đoán giá trong tương lai của hàng hóa, dịch vụ đó tăng và ngược lại.
1.1.3.4. Thị hiếu của người tiêu dùng
Trong các phần trước, có một một yếu tố nữa được giữ cố định khi phân
tích đường cầu. Đó là thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng. Sở thích của
người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán, môi trường văn
hóa - xã hội, thói quen tiêu dùng, v.v. của người tiêu dùng. Khi những yếu tố này
thay đổi, nhu cầu đối với một số loại hàng hóa cũng đổi theo.
1.1.3.5. Quy mô thị trường
Số người tiêu dùng trên thị trường đối với một hàng hóa, dịch vụ cụ thể
nào đó có ảnh hưởng quan trọng đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ đó.
1.1.3.6. Các yếu tố khác
Sự thay đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào một số
yếu tố khác. Đó có thể là các yếu tố thuộc về tự nhiên như thời tiết, khí hậu hay
những yếu tố mà chúng ta không thể dự đoán trước được.
Nói chung, đường cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó sẽ dịch
chuyển khi các yếu tố khác với giá ảnh hưởng đến cầu đối với loại hàng hóa,
dịch vụ đó thay đổi. Số cầu của người tiêu dùng tại mỗi mức giá sẽ thay đổi khi
các yếu tố này thay đổi.
1.2. Cung (Supply)

1.2.1. Các khái niệm.
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và
có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, với
các yếu tố khác không đối.
Lượng cung là số lượng hàng hóa mà các hãng muốn bán tại một mức giá đã
cho với các yếu tố khác không đổi. Chúng ta có thể thấy là cung biểu diễn mối
quan hệ giữa giá và lượng cung. Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ này bằng
đồ thị sau.

33


P
S1
P2
P1

Q1

Q2

Q

Hình 3: Mối quan hệ giữa giá và lượng cung
Hình trên minh hoạ đường cung S 1 đơn giản. Đường cung này là một
đường thẳng đứng nhưng các đường cung khác có thể có hình dạng khác nhau.
Cũng như đối với đường cầu, trục tung biểu diễn giá còn trục hoành biểu diễn
sản lượng. Như vậy đường cung giúp chúng ta trả lời câu hỏi các hãng sẽ bán
bao nhiêu hàng hóa ở các mức giá khác nhau.
1.2.2. Tác động của giá tới lượng cung.

Chúng ta minh hoạ tác động của giá tới lượng cung trên đồ thị đường
cung. Giả sử xem xét là thịt lợn. Khi giá thịt lợn tăng lên, các hãng cung nhiều
hơn. Nếu giá là P1 thì lượng cung trên thị trường là Q 1. Nếu giá là P2 thì lượng
cung trên thị trường là Q2. Sự thay đổi của giá thịt lợn gây ra sự vận động dọc
theo đường cung.
1.2.3. Tác động của các yếu tố khác đến cung.
Như chúng ta đã biết, cung của một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ
thuộc vào giá cả của chính hàng hóa, dịch vụ đó. Ngoài ra, cung còn phụ thuộc
vào một số yếu tố khác. Sự thay đổi của các yếu tố này sẽ dẫn đến sự dịch
chuyển của đường cung. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về các yếu tố
này.
1.2.3.1. Trình độ công nghệ được sử dụng
Đường cung S1 ở trên ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Khi công
nghệ sản xuất được cải tiến, khả năng của nhà sản xuất được mở rộng hơn. Nhà
sản xuất sử dụng ít đầu vào hơn nhưng có thể sản xuất ra sản lượng nhiều hơn
trước. Do vậy, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn tại mỗi mức
giá. Khi đó, đường cung dịch chuyển sang phía phải. Sự dịch chuyển của đường
34


cung sang phải cho thấy rằng tại mỗi mức giá cho trước, lượng cung cao hơn so
với ban đầu.
1. 2.3.2. Giá cả của các yếu tố đầu vào
Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp cần mua các yếu tố đầu vào trên
thị trường các yếu tố sản xuất như lao động, xăng dầu, điện, nước, v.v. Giá cả của
các yếu tố đầu vào quyết định chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Giá cả của
các yếu tố đầu vào giảm xuống (thí dụ như tiền lương công nhân, giá nguyên
liệu, v.v. trở nên rẻ hơn, chẳng hạn) sẽ khiến cho các nhà sản xuất có thể sản xuất
nhiều sản phẩm tại mỗi mức giá nhất định. Khi đó, đường cung sẽ dịch chuyển
sang phải. Giá cả các yếu tố đầu vào cao hơn sẽ làm chi phí sản xuất gia tăng. Khi

đó, các nhà sản xuất sẽ cảm thấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể lợi
nhuận sẽ thấp hơn và do vậy sẽ cắt giảm sản lượng. Chẳng hạn, khi giá bột mì
tăng lên, các nhà sản xuất bánh mì sẽ cung ít bánh mì hơn ở mỗi mức giá. Sự tác
động của việc tăng lên của giá cả các yếu tố đầu vào đối với sự dịch chuyển của
đường cầu được minh họa trong hình 4.

Hình 4: sự dịch chuyển của đường cung
1. 2.3.3. Giá cả của mặt hàng đó trong tương lai (dự báo)
Tương tự như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng dựa vào sự dự báo giá
trong tương lai để ra các quyết định về cung ứng hàng hóa. Thông thường, các nhà
sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn nếu dự báo giá hàng hóa trong tương lai sẽ giảm
xuống và ngược lại sẽ cung ít đi nếu giá tăng, giả sử các yếu tố khác không
đổi. Khi giá trong tương lai tăng lên, các doanh nghiệp có lẽ sẽ dự trữ lại hàng hóa
35


và trì hoãn việc bán trong hiện tại để có thể kiếm được lợi nhuận cao trong tương
lai khi giá tăng.
1. 2.3.4. Chính sách thuế và các quy định của chính phủ
Chính sách thuế của chính phủ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
cung của các nhà sản xuất. Ngoài thuế, các quy định, chính sách khác của chính
phủ cũng có ảnh hưởng lớn đến cung.
1.2.3.5. Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khách quan khác
Việc sản xuất của các doanh nghiệp có thể gắn liền với các điều kiện tự
nhiên như đất, nước, thời tiết, khí hậu, v.v. Sự thay đổi của các điều kiện này có
thể tác động đến lượng cung của một số loại hàng hóa nào đó trên thị trường.
1.3. Cân bằng thị trường.
1.3.1 Trạng thái cân bằng thị trường
Sau khi tìm hiểu khía cạnh cung và cầu của thị trường, chúng tôi giới
thiệu cơ chế hình thành sự cân bằng của thị trường. Giá cả và số lượng hàng hóa

được mua bán trên thị trường được hình thành qua sự tác động qua lại giữa cung
và cầu. Trên hình 5, đường cầu và đường cung cắt nhau tại điểm E.
Điểm E được gọi là điểm cân bằng của thị trường; tương ứng với điểm cân bằng
E, ta có giá cả cân bằng PE và số lượng cân bằng QE . Giá cân bằng là mức giá
mà tại đó số cầu bằng số cung.

Hình 5: Trạng thái cân bằng của thị trường
Thị trường có xu hướng tồn tại ở điểm cân bằng E. Nếu do một lý do nào
đó, giá cả trên thị trường P2 cao hơn giá cân bằng PE, số lượng hàng hóa cung ra
trên thị trường sẽ lớn hơn số cầu đối với hàng hóa đó. Khi đó, trên thị trường
xuất hiện tình trạng dư cung hay thừa hàng hóa (cung lớn hơn cầu). Vì thế, để
36


bán được hàng các nhà cung ứng sẽ có xu hướng giảm giá. Giá cả giảm làm cho
lượng cung cũng giảm theo và lượng cầu tăng lên. Kết quả là giá cả hàng hóa sẽ
giảm dần đến giá cân bằng PE và số lượng bán ra trên thị trường sẽ dịch chuyển
về QE.
Ngược lại, nếu như giá cả P1 thấp hơn giá cân bằng PE thì sẽ xảy ra hiện
tượng cầu lớn hơn cung hay thiếu hàng hóa. Do thiếu hàng nên áp lực của cầu sẽ
làm cho giá cả tăng lên bởi vì người tiêu dùng có thể sẵn sàng trả giá cao hơn để
mua hàng hóa. Khi giá cả tăng lên thì số cầu sẽ giảm dần và số cung tăng lên.
Như thế, giá cả sẽ tăng dần đến giá cân bằng PE và số hàng hóa được bán ra trên
thị trường sẽ dịch chuyển về QE.
1.3.2. Sự vận động của giá cả cân bằng và số lượng cân bằng
Trên nguyên tắc, giá cả và cả số lượng cân bằng thay đổi là do sự dịch
chuyển của ít nhất đường cung hay đường cầu. Trong phần trước, chúng ta đã
xem xét các nguyên nhân gây ra sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu.
Trong phần này, giả sử chúng ta nghiên cứu tác động của thu nhập của người
tiêu dùng, một trong những nguyên nhân gây ra sự dịch chuyển của đường cầu,

đến sự thay đổi của giá cả thị trường.
Như đã nêu ở trên, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, cầu đối với
quần áo cao cấp sẽ tăng lên làm đường cầu dịch chuyển qua phải. Hình 2.7 cho
thấy sự dịch chuyển của đường cầu làm cho điểm cân bằng di chuyển từ
điểm E đến điểm E’ (hình 6). Tại điểm cân bằng mới, giá quần áo cao hơn so
với ban đầu và số lượng cân bằng cũng cao hơn.

Hình 6: Sự thay đổi của điểm cân bằng khi cầu tăng do thu nhập của người
tiêu dùng tăng lên
37


Sự dịch chuyển của đường cung cũng sẽ làm thay đổi tình trạng cân bằng
trên thị trường. Thí dụ, khi công nghệ dệt vải được cải tiến, các doanh nghiệp sẽ
cung nhiều hơn (trong khi các yếu tố khác không đổi) làm đường cung dịch
chuyển sang phải (hình 7). Điểm cân bằng E di chuyển đến điểm E’ (hình 2.8).
Khi đó, giá cân bằng sẽ giảm và số lượng cân bằng tăng lên.

Hình 7: Sự thay đổi của điểm cân bằng khi cung tăng
Thông qua sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu chúng ta cũng
có thể giải thích tại sao khi trúng mùa giá lúa lại thường có xu hướng giảm (các
yếu tố khác giữ nguyên) và, ngược lại, khi mất mùa giá lúa có xu hướng tăng.

38


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CUNG, CẦU XĂNG DẦU VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC TỚI XĂNG DẦU TRONG NỀN KINH
TẾ NƯỚC TA
2.1. Diễn biến thị trường xăng dầu thế giới năm 2014

2.1.1 Diễn biến thị trường xăng dầu thế giới năm 2014
Năm 2014 là một năm đầy biến động với thị trường dầu mỏ Thế giới. Nửa
đầu năm 2014 giá dầu thô ngọt nhẹ tại Mỹ đóng cửa phiên giao dịch 30/6/2014
ở mức 105,37 USD/thùng. Giá dầu thô Brent có giá 112,36 USD/thùng. Giá dầu
thô ngọt nhẹ tại Mỹ đã tăng 2,6% trong tháng 6, tăng 3,7% trong cả quý II và
tăng 7,1% trong 6 tháng đầu năm 2014. Trong khi đó, giá dầu Brent tăng 2,7%
trong tháng 6, và 4,3% trong quý II và 1,4% trong nửa đầu năm 2014. Giá dầu
tăng chủ yếu bởi lo ngại bất ổn tại Iraq sẽ ảnh hưởng đến cung dầu của thế giới.
Đà giảm giá dầu thô bắt đầu xuất hiện từ tháng 8 năm 2014 với mức giá
WTT bình quân tháng 8 là 96,54 USD/thùng, giảm 6,8% so với mức giá bình
quân WTI của tháng 7 năm 2014. Đến tháng 12 năm 2014, giá WTI bình quân
của tháng chỉ còn 75,79 USD/ thùng, giảm 28,3% so với tháng 6 với mức giá
bình quân 105,79.

Hình 8: Giá dầu WTI trung bình qua các tháng trong năm 2014

39


Giá dầu ngọt nhẹ WTI đóng cửa phiên giao dịch 29/12/2014 trên Sàn giao
dịch New York bất ngờ giảm 1,12 USD (tương đương 2%) xuống 53,61
USD/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009.
Giá dầu thô trên sàn giao dịch New York giảm 4,2% và là tuần giảm giá
thứ năm liên tiếp.Tính chung từ giữa tháng 6 tới cuối năm 2014, dầu đã giảm
hơn 50%. Đây là tốc độ giảm giá nhanh nhất kể từ năm 2008, gần bằng so với
hai cú sốc giảm giá dầu giai đoạn 1985-1986 và 1990-1991.
2.1.2 Nguyên nhân khiến giá dầu thô thế giới liên tiếp sụt giảm
Nhu cầu năng lượng có quan hệ mật thiết với các hoạt động kinh tế. Ngoài
ra, nhu cầu này cũng tăng mạnh trong mùa đông ở bán cầu Bắc và trong mùa hè
ở những nước sử dụng phổ biến máy điều hòa nhiệt độ. Trong khi đó, nguồn

cung có thể chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết (thời tiết xấu cản trở việc đưa
dầu lên các tàu vận chuyển) và bởi tình hình địa chính trị.
Có 4 yếu tố chính khiến giá dầu liên tục giảm sâu, giảm mạnh:
- Nhu cầu dầu hiện đang ở mức thấp do hoạt động kinh tế diễn ra với tốc độ
yếu trên phạm vi toàn cầu, cộng thêm hiệu suất gia tăng và xu hướng dịch
chuyển từ dầu thô sang các loại nhiên liệu khác.
- Bất ổn chính trị ở Iraq và Libya và một số yếu tố chính trị khác.
- Mỹ đã trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Mặc dù Mỹ không
xuất khẩu dầu thô, nhưng với sản lượng dầu đá phiến trong nước tăng
bùng nổ, Mỹ nhập khẩu ít dầu đi, dẫn tới sự dư thừa nguồn cung cầu trên
thị trường quốc tế.
- Saudi Arabia và các nước đồng minh vùng vịnh đã quyết định sẽ không
hy sinh thị phần của mình để cứu giá dầu.
2.2. Diễn biến thị trường xăng dầu Việt Nam năm 2014
Nếu ví nhịp điệu tăng/giảm của giá xăng dầu trong năm qua như một bản
nhạc, thì những đợt giảm giá vào cuối năm là những nốt nhạc đầy hứng khởi cho
nền kinh tế. Thị trường xăng dầu Việt Nam vốn phụ thuộc nhiều vào thị trường
thế giới. Năm 2014, sản xuất sản phẩm xăng dầu trong nước mới đáp ứng 30%
nhu cầu, phải nhập khẩu 70%. Ngay từ đầu năm 2014, chúng ta cũng không dự
báo và đưa ra cảnh báo nào về sự giảm sút bất thường của giá dầu mỏ thế giới.
Căn cứ vào tiến độ nhập khẩu và lượng bán ra tiêu thụ trên thị trường hết tháng
6 năm 2014, VINPA và một số chuyên gia có đưa ra dự báo nhu cầu xăng dầu
40


trong nước có thể giảm so với năm 2013. Khi giá dầu mỏ bắt đầu giảm từ
111$/thùng xuống xung quanh 100$/thùng rồi 90$/thùng, 80$, 70$ và 60$/
thùng vào giữa tháng 11 năm 2014, dưới 60$/thùng , 50$/thùng vào tháng 12
năm 2014 đã chứng minh giá dầu thô giảm bất thường kể từ năm 2008. Giá dầu
thô giảm bất thường giữa lúc chúng ta đang tổ chức thực hiện Nghị định

83/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Tính đến ngày 31/12/2014, giá xăng dầu trong
nước đã thay đổi tổng cộng 17 lần tăng, giảm trong đó giảm là 12 lần với tổng
giá trị 7.760 đ/lit; lần có mức giảm lớn nhất là 2.050 đ/lit, đánh dấu mức thay
đổi kỷ lục của mặt hàng này trong một năm.
Tăng mạnh vào những tháng đầu năm
Giá xăng tăng mạnh với đỉnh điểm được thiết lập vào ngày 7/7 khi giá
xăng RON 95 lần đầu tiên vượt mốc 26.000 đồng. Giá xăng RON 92 cũng đạt
mức 25.640 đồng/lít.
Giảm liên tục theo đà giảm của giá dầu thô Thế giới
Giá xăng trong nước ở mức thấp nhất trong lần giảm giá cuối cùng trong
năm vào ngày 22/12/2014 là 17.880 đồng/ lít, so với giá xăng thời điểm cao nhất
trong tháng 7 là 25.640đ/ lít, giảm 7.760 đồng/ lít tương ứng giảm 29,3%.

Hình 9: Diễn biến giá xăng năm 2014
Ngoài giá xăng giảm liên tiếp, giá dầu hỏa, dầu diesel, dầu mazút cũng
theo đà giảm, cụ thể dầu diesel giảm 19 lần giảm (6.740 đồng/lít); dầu hỏa có 17
lần giảm (5.940 đồng/lít); dầu mazút có 17 lần giảm (khoảng 5.980 đồng/kg).

41


Hình 10: Diễn biến giá dầu Diesel năm 2014

Hình 11: Diễn biến giá dầu hỏa năm 2014

Hình 12: Diễn biến giá dầu mazút năm 2014
42


2.3 Các cơ chế, chính sách điều hành thị trường xăng dầu Việt Nam năm

2014
2.3.1 Nghị định 83/2014/NĐ-CP chính thức được ban hành.
Nghị định 84/2009/NĐ-CP chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2009.
So với Nghị định 55 CP và những văn bản pháp quy đã được ban hành trước đây
về hoạt động kinh doanh xăng dầu, Nghị định 84/2009/NĐ-CP có một bước
chuyển biến rất tích cực trong việc cụ thể hóa quan điểm điều hành xăng dầu
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Đây là những tiền đề pháp lý quan trọng để thị trường xăng dầu Việt Nam
phản ánh được xu hướng của giá xăng dầu Thế giới, tiệm cận theo cơ chế thị
trường nhưng có sự quản lý, giám sát của Nhà nước. Tuy nhiên qua thực tế công
tác điều hành, quản lý kinh doanh xăng dầu còn có một số nội dung quy định
chưa phù hợp với thực tiễn đó là: nguyên tắc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ
Bình ổn giá; không thực hiện thẩm quyền quyết định giá của doanh nghiệp;
không ổn định thuế suất thuế nhập khẩu với từng chủng loại xăng dầu; việc tính
giá cơ sở bình quân 30 ngày tạo ra độ trễ khá lớn so với biến động của giá Thế
giới. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan từ giữa năm 2013 đến cuối năm
2014, các cơ quan quản lý đã phối hợp với nhau điều hành giá xăng dầu tốt hơn,
sát với Nghị định 84/2009/NĐ-CP, sát với diễn biến giá xăng dầu Thế giới.
Từ những bất cập trên, sau nhiều lần xin ý kiến của các cấp, các ngành,
ngày 03/09/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số
83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định 84/2009/NĐ-CP và
có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2014.
Nghị định mới thay thế đã giải quyết được tương đối triệt để những bất
cập của Nghị định cũ. Nghị định mới cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành
mạnh, bình đẳng, nếu như trước đây chỉ có 3 thành phần tham gia thị trường này
là đầu mối xuất nhập khẩu, tổng đại lý và đại lý xăng dầu thì giờ đây có thêm 2
thành phần nữa là thương nhân phân phối và thương nhân nhận quyền bán lẻ
xăng dầu.
2.3.2 Tư tưởng và nội dung chủ đạo của Nghị định 83/2014/NĐ-CP
- Hoạt động kinh doanh xăng dầu tiếp tục vận hành theo cơ chế thị trường

có sự quản lý của nhà nước, phát huy quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật. Bảo đảm thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát của
43


cơ quan quản lý nhà nước, hài hòa lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà
nước.
- Tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong kinh doanh
xăng dầu; quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối xăng dầu, bảo đảm cung ứng ổn
định xăng dầu trong hệ thống, bảo đảm chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị
trường.
- Giá xăng dầu trong nước phản ánh kịp thời diễn biến giá xăng dầu thế
giới; tần suất, biên độ điều chỉnh giá xăng dầu phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, tâm lý người tiêu dùng.
- Khuyến khích phát triển nhiên liệu sinh học nhằm giảm sự phụ thuộc
vào nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Nghị định 83/2014/NĐ-CP tạo điều kiện để thị trường xăng dầu Việt Nam
có khả năng tiếp cận thị trường xăng dầu khu vực và thế giới. Hơn nữa, tính
minh bạch và công khai được đẩy mạnh trong điều hành giá và kinh doanh xăng
dầu. Nghị định cũng quy định rõ nguyên tắc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ
Bình ổn giá.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 83/2014/NĐ-CP
trong thực tiễn vẫn gây cho doanh nghiệp kinh doanh một số khó khăn như chưa
lường hết các yếu tố giá xăng dầu thế giới giảm liên tục, nên không có các điều
kiện đảm bảo cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức nhập
khẩu Bộ giao; chưa có cơ chế, công cụ điều tiết phù hợp, chính sách hỗ trợ cho
các doanh nghiệp kinh doanh kinh doanh nhiên liệu sinh học.
2.3.3 Hiệp Hội Xăng Dầu Việt Nam hoạt động tích cực trong các lĩnh vực liên
quan đến thị trường xăng dầu
Sau khi Nghị định mới được ban hành, Xác định rõ việc chủ động, tích
cực tham gia vào sửa đổi, thay thế Nghị định 84-CP là công việc trọng tâm của

thường trực Hiệp Hội. Nhiều ý kiến của Hiệp Hội tham gia đã được ban soạn
thảo tiếp thu đưa vào dự thảo như: Biên độ và tần suất điều chỉnh giá xăng dầu;
chu kỳ tính giá cơ sở; nguyên tắc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ BOG; Điều
kiện đối với Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; Quyền và nghĩa vụ của thương
nhân kinh doanh XNK xăng dầu…
Ngày 19/09/2014, Hiệp Hội Xăng Dầu Việt Nam đã tổ chức Hội nghị phổ
biến Nghị định 83-CP tới các Hội viên. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các Hội
44


viên, ngày 25/09/2014 thường trực Hiệp Hội đã chủ động có văn bản gửi Liên
bộ Công thương – Tài chính và Ban soạn thảo đề xuất những nội dung của
Thông tư Liên bộ để Nghị định 83-CP được triển khai thực hiện đồng bộ, cụ thể
và minh bạch.
Ngày 17/10/2014, Hiệp Hội tiếp tục có văn bản gửi Liên bộ Công thương
– Tài chính tham gia góp ý dự thảo Thông tư Liên tịch hướng dẫn Nghị định 83CP, trong đó tập trung vào các nội dung: Về thuế nhập khẩu xăng dầu, về chi phí
kinh doanh định mức để tính giá cơ sở, về cơ chế sử dụng Quỹ BOG, về hình
thức Đại lý xăng dầu.
Ngày 29/10/2014, Liên bộ Công thương – Tài chính ban hành Thông tư
Liên tịch số 39/2014/TTLT – BCT – BTC “Quy định về phương pháp tính giá
cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng quỹ BOG và điều hành giá xăng dầu
theo quy định tại Nghị định số 83-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh
doanh xăng dầu”. Theo những nội dung của Thông tư Liên tịch, Liên bộ đã tiếp
thu một phần kiến nghị, đề xuất của thường trực Hiệp Hội..
2.3.4 Dự báo thị trường xăng dầu Việt Nam trong năm 2015
Ước xăng dầu tiêu thụ nội địa cả năm 2015 đạt khoảng 16,4 triêu tấn
m3/tấn (tăng khoảng 6% so với năm 2014). Sản xuất, pha chế trong nước: 8,223
triệu m3/tấn (7,34 triệu m3/tấn sản xuất từ nhà máy lọc dầu Dung Quất và 883
ngàn m3/tấn pha chế từ các doanh nghiệp đầu mối.
Nhập khẩu ước đạt khoảng: 8,177 triệu m3 tấn.


45


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XĂNG DẦU VÀ GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN
3.1Thời cơ và thách thức
3.1.1 Thời cơ
+ Sau khi nghị định số 83/2014/NĐ-CP thay thế Nghị định 84 có hiệu lực
vào 1/11/2014 là một trong các bước tiến tạo ra một môi trường kinh doanh phù
hợp với cơ chế giá thị trường. Thị trường được mở rộng, điều kiện môi trường
cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp.
Trước đây, thị trường xăng dầu trước đây chỉ có 3 thành phần là Đầu mối,
Tổng đại lý và Đại lý bán lẻ thì hiện nay có 5 thành phần. Trong đó, Thương
nhân phân phối về nghĩa vụ và trách nhiệm chỉ kém doanh nghiêp đầu mối là
không được nhập khẩu, còn Thương nhân phân phối sẽ được bán lẻ, bán cho các
đại lý, đặc biệt được quyết định giá. Đây sẽ là yếu tố tạo ra một môi trường kinh
doanh cạnh tranh.
+ Một ưu điểm nữa đó là doanh nghiệp được chủ động điều chỉnh giá bán
theo cơ chế thị trường. DN sẽ được phép điều chỉnh giá trong khoảng 3% và giá
bình quân cơ sở được rút ngắn xuống 15 ngày, không như trước kia là 30 ngày
3.1.2 Thách thức
+ Do sự hấp dẫn cao của thị trường dẫn đến các đối thủ cạnh tranh tiềm
tàng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là các doanh nghiệp mới sẽ
được thành lập của Việt Nam, và các tập đoàn nước ngoài là các hãng kinh
doanh xăng dầu nổi tiếng trên thế giới khi có cơ hội vào kinh doanh xăng dầu tại
Việt Nam.
+ Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, trong
khi kinh doanh xăng dầu, chúng ta không cam kết về việc mở cửa thị trường
kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không mở cửa cho

các hãng xăng dầu nước ngoài vào thị trường kinh doanh ở khâu hạ nguồn, mà
vấn đề chỉ còn là thời gian cụ thể.
3.2 Định hướng phát triển thị trường xăng dầu thời gian tới:
Một là, Chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước hướng tới 3 mục tiêu: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển
46


kinh tế đất nước; bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi tình huống; Giá bán
xăng dầu thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước; Hài hoà ba lợi ích Nhà nước ổn định nguồn thu - Người tiêu dùng được
mua với mức giá hợp lý - Doanh nghiệp kinh doanh có tích luỹ cho đầu tư phát
triển;
Hai là, Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, tham gia thị trường
từ khâu thượng đến hạ nguồn theo đúng quy hoạch nhằm tạo lập môi trường
cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng,
dịch vụ, văn minh thương mại.
Ba là, bằng cơ chế chính sách tạo ra áp lực, từng bước trở thành ý thức,
thói quen của người tiêu dùng nhỏ lẻ, hộ sản xuất trong việc sử dụng tiết kiệm
nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt.
3.3 Giải pháp thực hiện
3.3.1. Các vấn đề cần tập trung giải quyết:
3.3.1.1 Trước hết, cần tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các
doanh nghiệp tham gia thị trường
Ban hành Nghị định kinh doanh xăng dầu mới thay thế NĐ 55/CP, tạo
hành lang pháp lý để khuyến khích thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
tham gia đầu tư hệ thống phân phối theo đúng quy hoạch đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
Về số lượng doanh nghiệp đầu mối, cần xem xét, đánh giá lại để xác định
số doanh nghiệp đầu mối hợp phù hợp, có đủ tiềm lực, làm nòng cốt và là lực

lượng để Nhà nước bình ổn định thị trường trong mọi tình huống.
Khâu phân phối bán lẻ, cần khuyến khích thương nhân tham gia phát triển
hệ thống cửa hàng theo đúng quy hoạch, phát triển đồng đều trên các vùng miền
nhất là vùng sâu xa để đem lại cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn dịch vụ có
chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh.
3.3.1.2 Cơ chế điều hành nguồn
Việt Nam đã có nguồn xăng dầu sản xuất trong nước và đáp ứng trên 30%
nhu cầu xã hội; nguồn xăng dầu này trước hết phải được tiêu dùng tại thị trường
trong nước thông qua cơ chế đấu giá cạnh tranh để các doanh nghiệp đầu mối
tiêu thụ như xăng dầu nhập khẩu. Với cơ chế này vừa tạo được nguồn thu tối đa
47


×