Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Các mô hình thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.33 KB, 6 trang )

3.4 Một số mô hình thương mại điện tử
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các hình thức/ mô hình Tmdt như:
+ Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: Thương mại di động (không dây), thương
mại điện tử 3G.
+ Phân loại theo hình thức dịch vụ: Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử, tài chính
điện tử, ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử.
+ Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng: Thương
mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác
+ Phân loại theo đối tượng tham gia: Có bốn chủ thế chính tham gia phần lớn vào
các giao dịch thương mại điện tử: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân
(C), người lao động (E). Việc kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho chúng ta những
mô hình thương mại điên tử khác nhau. Dưới đây là một số mô hình thương mại điện tử
phố biến nhất hiện nay:
3.4.1 Thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) – Business to
Customer
Thương mại điện tử B2C là loại giao dịch trong đó khách hàng của các doanh nghiệp
kinh doanh trực tuyến là những người tiêu dùng cuối cùng, và mua hàng với mục đích
phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Đây là loại giao dịch quen thuộc và phổ biến nhất
trong thương mại điện tử.
Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới
người tiêu dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả,
đặt hàng, thanh toán và nhận hàng. Liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin,
mua các hàng hóa thực (hữu hình như sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm
thông tin (hàng hóa về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hóa như phần mềm, sách
điện tử…).
Một trong những công ty kinh doanh thành công trên thế giời theo giao dịch này là
Amazon.com với việc kinh doanh bán lử qua mạng các sản phẩm như sách, đồ chơi, đĩa
nhạc, sản phẩm điện tử, phần mềm và các sản phẩm gia đình. Nhà bán lẻ trực tuyến
khổng lồ Amazon đang đứng đầu bảng xếp hạng với 67,9 tỷ USD doanh thu trong năm
2013, nhiều hơn 49,6 tỷ USD so với nhà bán lẻ trực tuyến lớn thứ hai Apple (doanh thu
18,3 tỷ USD) – Theo báo cáo của Báo cáo mới nhất của Công ty nghiên cứu thương mại


điện tử Internet Retailer. Jeff Beros, CEO của Amazon đã nổi tiếng toàn thế giới với câu


phương châm “Trong một thế giới hữu hình, mọi người đều nghĩ địa điểm là quan trọng
nhất. Đối với chúng tôi, 3 thứ quan trọng nhất là công nghệ, công nghệ và công nghệ”.
Đơn giản hơn, chúng ta có thể hiểu: Thương mại điện tử B2C là việc một doanh
nghiệp dựa trên mạng Internet để trao đổi các hàng hóa dịch vụ do mình tạo ra hoặc do
mình phân phối.
Mô hình B2C chủ yếu là mô hình bán lẻ qua mạng như www.Amazon.com, qua đó
doanh nghiệp thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ,
tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng.
Các trang Web khá thành công với hình thức này trên thế giới: www.Amazon.com,
www.Drugstore.com, ở Việt Nam có nhà sách Minh Khai ,
Công ty CP phát hành sách TP HCM />Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng:
+ Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày
hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn.
+ Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, ngồi ở bất
cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng
một lúc, cũng như tiến hành việc mua hàng.
Hiện nay, số lượng giao dịch theo mô hình thương mại điện tử B2C rất là lớn, tuy
nhiên thì giá trị giao dịch từ hoạt động này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị thương mại
điện tử ngày nay, chiếm khoảng 5%. Trong tương lai thương mại điện tử theo mô hình
B2C sẽ còn phát triển nhanh hơn nữa. Mô hình thương mại điện tử B2C còn được gọi
dưới cái tên khác đó là bán hàng trực tuyến (e-tailing).
B2C chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với
khách hàng, mà trong đó đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua
hàng.
Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào bán sản phẩm hoặc dịch vụ của
họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử dụng cá nhân.
Một đặc tính rõ rệt nhất của B2C đó là khả năng thiết lập mối quan hệ trực tiếp với

khách hàng mà không có sự tham gia của khâu trung ngian như nhà phân phối, bán buôn
hoặc môi giới.
* Giao dịch TMĐT B2C


Là dịch vụ bán lẻ của các công ty qua mạng Internet (E-tailing). Đó là giao dịch
kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng thông quan mạng Internet.
=> Giao dịch này còn được gọi là giao dịch thị trường, giúp doanh nghiệp tiếp cận
với người tiêu dùng để từ đó chào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng.
Việc đặt mua sản phẩm rất đơn giản bằng cách nhấn vào nút “mua” trên một trang
web.
* Một số Website TMĐT giao dịch B2C trong lĩnh vực điện tử và viễn thông
- Đây là kênh giao dịch tài chính – ngân hàng thông qua Internet và điện thoại dành
cho mọi đối tượng cá nhân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của ngân hàng Đông Á điện
tử. Giúp chúng ta làm chủ nguồn tài chính mọi lúc, mọi nơi. Tại đây, có thể sử dụng dịch
vụ của ngân hàng Đông Á như chuyển khoản, thanh toán trực tuyến, thẻ trả trước, nạp
tiền điện tử, thanh toán hóa đơn …giúp khách hàng tiện lợi hơn trong mua sắm và thanh
toán qua Internet.
- Sieuthithe.vn: là website tiên phong trong lĩnh vực bán lẻ thẻ trực tuyến trên
Internet tại Việt Nam. Khách hàng có thể tìm và chọn mua các loại thể trả trước như thẻ
điện thoại di động, thẻ game online, thẻ diệt virus.. và thanh toán trực tuyến bằng thẻ
ATM của các ngân hàng phát hành: Viettin Bank, Vietcom Bank….
3.4.2 Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng
Thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch Thương mại
điện tử B2B (emarketplaces)... Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng,
đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở mức độ cao, các giao dịch
này có thể diễn ra một cách tự động ví dụ như www.alibaba.com. Thương mại điện tử
B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt giúp các doanh nghiệp

giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán,
tăng cường các cơ hội kinh doanh. Ngày nay, số lượng giao dịch thương mại điện tử B2B
còn rất khiêm tốn chỉ khoảng 10%, tuy nhiên thì giá trị giao dịch từ hoạt động này chiếm
rất cao, trên 85% giá trị giao dịch thương mại điện tử hiện nay.
- Là những nàh cung cấp hạ tầng trên mạng Internet cho doanh nghiệp khác như
máy chủ, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng.


- Là doanh nghiệp chuyên cung cáp các giải pháp trên mạng Internet như cung cấp
máy chủ, dữ liệu trên mạng, tên miền, dịch vụ thiết kế, bảo trì, website.
- Là doanh nghiệp cung cấp các phần mềm quản lý doanh nghiệp, kế toán doanh
nghiệp, phần mềm quản trị, phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp.
* Sự khác biệt giữa B2B và B2C
B2B
B2C
Khách hàng doanh nghiệp – Khách hàng cá nhân –

Đối tượng hướng tới

Business Customer

Individual Customer (còn có
thể là doanh nghiệp mua
sắm hàng hóa về để tiêu
dùng như doanh nghiệp mua
bàn ghế phục vụ cho công

Đặc điểm về đơn hàng

-


tác văn phòng)
Đơn hàng có thể mang chủng loại hàng há ít nhưng

khối lượng có thể rất lớn so với đơn hàng trong B2C.
B2B có sự mua lặp lại cao, phương thức định giá
Đặc điểm về thanh toán

linh hoạt hơn so với B2C.
Phương thức chuyeernn Thanh toán qua thẻ tín dụng
khoản

giữa

các

doanh vì giá trị của các giao dịch

nghiệp giữa trên nền tẳng không lớn
Phương

thức

tìm

thông tin

công nghệ như e-banking.
kiếm Phương thức sử dụng đa Các


catoluge

điện

tử

dạng hơn, ngoài catalogue thường xuyên được sử dụng
điện tử, các đơn hàng có và là phương thức sử dụng
thể căn cứ theo số hiệu chính của các website.
(mã) bộ phận hoặc theo một

Phương thức giao dịch

cấu hình nhất định.
Tiến hành thông qua các Được tiến hành có nhiều
mạng riêng ảo, qua phương mức độ an toàn trong giao
thức trao đổi dữ liệu điện tử dịch từ thấp tới cao
EDI nên có sự an toàn

3.4.3 Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G)
Trong mô hình này, Cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình
trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước


cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của cơ
quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website. Ví
dụ như hải quan điện tử, thuế điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử, mua
bán trái phiếu chính phủ.....
3.4.4 Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C)
Đây là mô hình Thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của

các phương tiện điện tử, đặc biệt là internet làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt
động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua. Một cá nhân có thể tự thiết lập
website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn
để đấu giá món hàng mình có. Giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử C2C chỉ
chiếm khoảng 10% tổng giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử. Ebay.com là
một ví dụ thành công nhất trên thế giới cho mô hình thuơng mại điện tử C2C.
Loại hình TMĐT này tồn tại dưới ba dạng:
- Đấu giá trên một cổng: như Ebay cho phép đấu giá trên mạng cho những mặt hàng
được bán trên web. (đấu giá ngược, trong đó khách hàng là người điều khiển giao dịch)
- Hệ thống hai đầu: giao thức chia sẻ dữ liệu giữa người sử dụng diễn đàn nói
chuyện.
- Quảng cáo phân loại tại một cổng: một thị trường mạng trao đổi qua lại nơi người mua
và người bán có thể thương thuyết và với đặc thù “người mua hướng tới và muốn quảng
cáo”. – Rao vặt.
Phương thức giao dịch TMĐT C2C diễn ra giữa cá nhân người tiêu dùng với nhau, họ
đưa thông tin về sản phẩm trên mạng, người mua xem thông tin và đặt mua các phiên
giao dịch diễn ra trực tiếp.
Khác với B2C hoặc B2b là mô hình kinh doanh dựa trên doanh và do doanh nghiệp làm
động lực. C2C phụ thuộc nhiều vào trình độ thương mại điện tử của từng cá nhân tham
gia giao dịch cũng như nhận thưc và nhu cầu của người tiêu dùng.
Là thế giới phong phú của thời trang, từ những món đồ giá cả phả chăng đến đồ
hiệu đắt tiền sành điệu với mẫu mã liên tục được cập nhật. Thuận tiện cho cả người bán
lẫn người mua, thông tin hàng hóa được phân chia hết sức rõ ràng giúp bạn không nhọc
công tìm kiếm: thời trang nam, quần áo, phụ kiện, mỹ phẩm tới đồ thanh lý hay mặt hàng
đang giảm giá. Sự đa dạng ở đây khiến bạn có thể dễ dàng tìm cho mình một món hàng


độc đáo hay món quà bất ngờ cho người thân bạn bè, nhất là trong dịp lễ tết hay ngày kỷ
niệm.
3.4.5 Thương mại điện tử giữa Cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C)

Mô hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính, tuy nhiên
cũng có thể mang những yếu tố của thương mại điện tử. Ví dụ như hoạt động đóng thuế
cá nhân qua mạng, trả phí đăng ký hồ sơ,...



×