Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Một số giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía bắc (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.37 KB, 37 trang )

1

A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
MỞ ĐẦU
Phát triển các môn thể thao dân tộc trong khối sinh viên đại học, cao đẳng miền núi
phía Bắc còn có tác dụng rèn luyện thể lực, phát triển thể chất cho sinh viên. Tạo môi
trường hoạt động thể thao lành mạnh, góp phần tạo tạo con người phát triển toàn diện phục
vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Qua khảo sát sơ bộ các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc cho thấy, môn
GDTC là một trong những môn học được các nhà trường đặc biệt quan tâm chú trọng tạo
điều kiện, song do nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau nên thể chất của sinh viên trong
trường còn nhiều hạn chế về tầm vóc và thể lực. Các trường đều triển khai thực hiện chương
trình GDTC của Bộ quy định song chất lượng giảng dạy còn thấp, phương pháp và nội dung
còn nghèo nàn đơn điệu chưa lôi cuốn được sinh viên tham gia tập luyện TDTT, đặc biệt là
việc phát triển các môn thể thao dân tộc trong các nhà trường còn nhiều bất cập. Chính vì
vậy, việc tìm kiếm giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại
học, cao đẳng miền núi phía Bắc được xác định là vấn đề mang tính cấp thiết.
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở thực trạng tập luyện TDTT nội khóa và ngoại khóa
thông qua các môn thể thao dân tộc trong các trường đại học, cao đẳng khu vực miền núi phía
Bắc, đề tài lựa chọn một số giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại
học, cao đẳng miền núi phía Bắc nhằm thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập luyện thường
xuyên và có chất lượng, nâng cao thể lực cho sinh viên trong quá trình học tập, đồng thời góp
phần giữ gìn và phát triển các môn thể thao dân tộc.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ 1. Khảo sát thực trạng phát triển các môn thể thao dân tộc hiện nay của
sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc.
Nhiệm vụ 2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các giải pháp phát triển các môn thể thao
dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đề tài luận án đã đưa ra được những cơ sở khoa học mang tính lý luận và định
hướng về đặc điểm, vai trò, xu thế phát triển các môn thể thao dân tộc ở Việt Nam và các


công trình nghiên cứu liên quan đến các môn thể thao dân tộc.
- Luận án đã đánh giá được thực trạng hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển các môn thể thao dân tộc của sinh viên các trường đại học, cao đẳng khu vực miền
núi phía Bắc. Đây là những luận cứ khoa học quan trọng để hình thành các giải pháp phát
triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên.
- Luận án đã đề xuất được 8 giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho đối
tượng nghiên cứu: 1) Nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị văn hoá của các môn thể thao
dân tộc cho sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên; 2) Tăng cường phổ biến các môn thể
thao dân tộc cho sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên; 3) Đầu tư cơ sở vật chất cho phát
triển các môn thể thao dân tộc; 4) Tổ chức các giải thi đấu thể thao dân tộc cho sinh viên; 5)
Mở các lớp bổi dưỡng kiến thức thể thao dân tộc cho giảng viên và sinh viên; 6) Sử dụng
môn thể thao dân tộc như nội dung GDTC trong các giờ chính khoá; 7) Mở các câu lạc bộ
thể thao dân tộc cho sinh viên; 8) Tổ chức hoạt động ngoại khoá môn thể thao dân tộc cho
sinh viên.


2

Kết quả ứng dụng các giải pháp bước đầu đã có giá trị nhất định nhằm phát triển
phong trào thể thao dân tộc trong các trường đại học, cao đẳng khu vực miền núi phía Bắc
Việt Nam.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 124 trang A4: Gồm các phần: Mở đầu; Chương 1 - Tổng quan vấn đề
nghiên cứu (57 trang); Chương 2 - Phương pháp tổ chức nghiên cứu (10 trang); Chương 3 –
Kết quả nghiên cứu và bàn luận (54 trang); Kết luận và kiến nghị. Luận án sử dụng 121 tài
liệu tham khảo, trong đó có 106 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt, 9 tài liệu tiếng Nga, 6
Website; 5 phụ lục, 28 bảng số liệu, 5 biểu đồ.
B. NỘI DUNG LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về TDTT và nâng cao chất lượng GDTC
1.2. Giáo dục thể chất trong các trường Đại học ở Việt Nam
1.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển các môn thể thao dân tộc
1.4. Đặc điểm, vai trò và xu thế phát triển các môn thể thao dân tộc
1.5. Thể thao dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc

1.6. Cơ sở lý luận về giải pháp quản lý
1.7. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến các môn thể thao dân tộc
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng
hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp điều tra
xã hội học; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp kiểm chứng giải pháp; Phương
pháp toán học thống kê.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc trong
các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc.
2.2.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm 78 giảng viên, 21 cán bộ quản lý và chuyên gia
giàu kinh nghiệm về công tác GDTC và thể thao trường học và 2583 sinh viên (1349 nam;
1234 nữ) từ năm học thứ nhất đến năm học thứ ba thuộc 19 trường đại học, cao đẳng khu
vực miền núi phía Bắc.
Các trường điều tra, khảo sát của đề tài: Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang;
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Trường Đại học Công nghệ Thông tin Thái
Nguyên; Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thái Nguyên; Đại học Tân Trào; Đại học
Hùng Vương; Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn; Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng;
Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên; Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên;
Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên; Trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình; Trường Cao

đẳng Sư phạm Sơn La; Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên; Trường Cao đẳng Cộng đồng


3

Lai Châu; Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai; Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái;
Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn; Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang.
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và các trường
đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc thuộc các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang ,Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn
La, Điện Biên, Lai Châu.
2.2.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu

Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng; Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình;
Trường Đại học Hùng Vương; Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn; Trường Cao
đẳng Sư phạm Sơn La; Trường Đại học Tân Trào; Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên; Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên; Trường Cao đẳng Công nghiệp
Thái Nguyên; Trường Cao đẳng Y Tế Thái Nguyên
2.2.5. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2011 đến tháng 12 năm 2015
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng hoạt động thể thao dân tộc trong các trường đại học, cao đẳng miền
núi phía Bắc
3.1.1. Thực trạng hoạt động thể thao dân tộc trong các trường đại học, cao đẳng
miền núi phía Bắc
Với mục đích tìm kiếm những cơ sở khoa học nhằm đánh giá thực trạng hoạt động
thể thao dân tộc trong các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc, đề tài khảo sát số
lượng các môn thể thao dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Kết quả được trình bày ở bảng

3.1.
Qua kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, số lượng các môn thể thao dân tộc ở các tỉnh miền
núi phía Bắc giao động từ 9 – 11 môn trong tổng số 19 môn, cụ thể là:
Tỉnh Lạng Sơn – 7 môn (Kéo co, Bắn nỏ, Đá cầu, Vật dân tộc, Ném còn, Võ dân tộc,
Tù lu);
Tỉnh Cao Bằng – 7 môn (Đẩy gậy, Kéo co, Ném còn, Cà kheo, Vật dân tộc, Võ dân
tộc, Đá cầu);
Tỉnh Bắc Giang – 9 môn (Đá cầu, Kéo co, Đẩy gậy, Vật dân tộc, Võ dân tộc, Đua
thuyền, Cưỡi ngựa, Bắn nỏ, Bơi chải);
Thái Nguyên – 10 môn (Vật dân tộc, Võ dân tộc, Bắn nỏ, Kéo co, Đánh đu, Đẩy gậy,
Ném còn, Đi cà kheo, Đá cầu, Bơi chải);
Tỉnh Hòa Bình – 10 môn (Kéo co, Ném còn, Đá cầu, Đánh mảng, Bắn cung, Đi cà
kheo, Tó má lẹ, Tù lu, Đánh cầu lông gà bằng tay, Vật dân tộc);
Tỉnh Sơn La – 9 môn (Đẩy gậy, Bắn nỏ, Võ dân tộc, Kéo co, Đá cầu, Vật dân tộc,
Bắn cung, Đua thuyền, Tù lu);
Tỉnh Điện Biên – 11 môn (Đẩy gậy, Bắn nỏ, Kéo co, Đá cầu, Vật dân tộc, Võ dân
tộc, Đua ngựa, Phóng lao, Ném còn, Đua thuyền, Tù lu);
Tỉnh Lai Châu – 10 môn (Đẩy gậy, Bắn nỏ, Kéo co, Võ dân tộc, Tù lu, Phóng lao,
Vật dân tộc, Ném còn, Đá cầu, Đi cà kheo);


4

Tỉnh Lào Cai – 10 môn (Đẩy gậy, Ném còn, Vật dân tộc, Võ dân tộc, Kéo co, Tù lu,
Bắn nỏ, Bắn cung, Đá cầu, Đi cà kheo);
Tỉnh Tuyên Quang – 9 môn (Kéo co, Đẩy gậy, Chạy cà kheo, Ném còn, Bắn nỏ, Đá
cầu, Đua thuyền, Bắn cung, Đua ngựa);
Tỉnh Yên Bái – 10 môn (Kéo co, Đá cầu, đẩy gậy, Bắn nỏ, Bắn cung, Đua ngựa, Đua
thuyền, Võ dân tộc, Vật dân tộc, Đi cà kheo);
Tỉnh Bắc Kạn – 9 (Bắn nỏ, Đẩy gậy, Đá cầu, Vật dân tộc, Ném còn, Kéo co, Võ dân

tộc, Bắn cung, Đi cà kheo);
Tỉnh Phú Thọ - 9 (Đẩy gậy, Kéo co, Đá cầu, Vật dân tộc, Ném còn, Cờ người nam,
Võ dân tộc, Bắn nỏ, Đi cà kheo);
Tỉnh Hà Giang – 11 (Đẩy gậy, Ném còn, Vật dân tộc, Kéo co, Phóng lao, Đi cà kheo,
Bắn cung, bắn nỏ, Đá cầu, Đua ngựa, Tù lu).
Để xác định hoạt động thực trạng tập luyện và thi đấu các môn thể thao dân tộc trong
các trường Đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc, đề tài tiến hành khảo sát hoạt động thể
thao dân tộc thông qua phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp các sinh viên, giảng viên và cán bộ
quản lý của 10 trường Đại học và Cao đẳng các tỉnh miền núi phía Bắc: Trường Cao đẳng

Sư phạm Cao Bằng; Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình; Trường Đại học Hùng
Vương; Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn; Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La;
Trường Đại học Tân Trào; Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Trường Cao đẳng
Sư phạm Thái Nguyên; Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên; Trường Cao
đẳng Y Tế Thái Nguyên
. Đặc điểm đối tượng phỏng vấn cụ thể như sau:
Đối tượng sinh viên: 1683 sinh viên (449 nam - chiếm tỷ lệ 26,68% và 1234 nữ chiếm tỷ lệ 73,32%). Trong đó có: 454 sinh viên dân tộc Kinh và 1229 sinh viên các dân tộc
khác: Cao Lan (28 sinh viên), Dao (41 sinh viên), Giáy (18 sinh viên), HMông (75 sinh
viên), Khơ Mú (17 sinh viên), La chí (3 sinh viên), Mông (160 sinh viên), Mường (171 sinh
viên), Nùng (136 sinh viên), Pà Thẻn (3 sinh viên), San chí (72 sinh viên), Sán Dìu (35 sinh
viên), Sinh Mun (20 sinh viên), Tày (309 sinh viên), Thái (127 sinh viên), Hoa (10 sinh
viên); số sinh viên dưới 20 tuổi là 1117 – chiếm tỷ lệ 66,37%, số sinh viên từ 20 tuổi trở lên
là 566 - chiếm tỷ lệ 33,63%.
Đối tượng giảng viên: 78 giảng viên (55 Nam – chiếm tỷ lệ 70,51%, 23 Nữ - chiếm
tỷ lệ 23,49%; Tuổi bình quân từ 22 – 34 là 36 người – chiếm 46,15%, từ 35 – 44 là 24
người – chiếm 30,7715%, từ 45 – 54 là 11 người – chiếm 14,1%, từ 55 tuổi trở lên là 7
người, chiếm 8,97%; Trình độ tiến sĩ có 4 người chiếm 5,13%, trình độ thạc sĩ là 30 người –
chiếm 38,46%, trình độ cử nhân là 44 người chiếm 56,41%; Thâm niên công tác dưới 5 năm
là 21 người - chiếm 26,92%, từ 5 đến 10 năm là 16 người – chiếm 20,51%, từ 11 năm đến
20 năm là 28 người – chiếm 35,9%, trên 20 năm là 13 người – chiếm 16,67% (Biểu đồ 3.2).

4
(5,13% )
30
(38,46% )
44
(56,41% )

Tiến sĩ
Thạc sĩ
Cử nhân


5

Biểu đồ 3.2. Trình độ của đối tượng phỏng vấn là giảng viên
Đối tượng cán bộ quản lý: 21 cán bộ quản lý (20 Nam – chiếm tỷ lệ 95,24%, 1 Nữ chiếm tỷ lệ 4,76%; Độ tuổi dưới 30 là 9 người – chiếm 42,86%, tuổi trên 30 là 12 người –
chiếm 57,14%; Trình độ tiến sĩ có 1 người chiếm 4,76%, trình độ thạc sĩ là 8 người – chiếm
38,1%, trình độ cử nhân là 12 người chiếm 57,14%; Thâm niên công tác dưới 5 năm là 4
người - chiếm 19,05%, từ 5 đến 10 năm là 6 người – chiếm 28,6%, từ trên 10 năm có 11
người – chiếm 52,4% (Biểu đồ 3.3).
1
(4,76% )
8
(38,1% )
12
(57,14% )

Tiến sĩ
Thạc sĩ
Cử nhân


Biểu đồ 3.3. Trình độ của đối tượng phỏng vấn là cán bộ quản lý
Kết quả khảo sát được trình bày từ bảng 3.1 đến bảng 3.17.
Kết quả phỏng vấn về sự cần thiết phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các
trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc được trình bày ở bảng 3.2.
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy:
Các cán bộ quản lý chủ yếu xác định việc phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh
viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc ở mức cần thiết với tỷ lệ 61,91%, mức
rất cần thiết chỉ chiếm tỷ lệ 33,33%, có 4,76% cho rằng không cần thiết.
Ý kiến của các giảng viên chủ yếu xác định việc phát triển môn thể thao dân tộc cho
sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc ở mức rất cần thiết chiếm tỷ lệ
60,26%, mức cần thiết chiếm tỷ lệ 38,46%, ý kiến cho rằng không cần thiết chiếm tỷ lệ
1,28%.
Các sinh viên xác định việc phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường
đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc ở mức cần thiết và rất cần thiết ở mức khá tương đồng
(50,62% và 47,18%), chỉ có 1,25% ý kiến cho rằng không cần thiết và 0,95% có ý kiến
khác.
Như vậy, mặc dù các đối tượng phỏng vấn có tỷ lệ ý kiến khác nhau về việc phát
triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc,
song chủ yếu tập trung ở mức cần thiết và rất cần thiết, còn các ý kiến khác chiếm tỷ lệ thấp.
Kết quả phỏng vấn về vai trò và ý nghĩa của việc phát triển môn thể thao dân tộc cho
sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc được trình bày ở bảng 3.3.
Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy, các đối tượng phỏng vấn đều nhận thức tương đối tốt về
vai trò và ý nghĩa của các môn thể thao dân tộc trong việc duy trì bản sắc văn hoá thể chất
của dân tộc, địa phương (Từ 71% đến 100% ý kiến lựa chọn). Còn lại những vai trò và ý
nghĩa khác của việc phát triển các môn thể thao dân tộc như: Cung cấp hạt nhân cho các đội
tuyển các môn thể thao dân tộc của các khoa các trường; Làm phong phú đời sống tinh thần
của sinh viên; Giải trí, sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách lành mạnh, tích cực; Là phương
tiện GDTC cho sinh viên được lựa chọn ở mức độ từ 23.81% đến 100%. Các ý kiến khác
chiếm tỷ lệ từ 2,08 đến 12,82%.



6

Kết quả này cho thấy, các đối tượng phỏng vấn chưa hoàn toàn nhận thức đầy đủ
được vai trò và tác dụng của và ý nghĩa của việc phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh
viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc. Từ đó cho thấy, cần thiết phải tăng
cường các biện pháp tuyên truyền, tìm hiểu về các môn thể thao dân tộc để nâng cao nhận
thức về vấn đề này cho sinh viên.
Kết quả phỏng vấn về hình thức tổ chức tập luyện, thi đấu các môn thể thao dân tộc
cho sinh viên được trình bày ở bảng 3.4.
Qua bảng 3.4 cho thấy, hình thức tổ chức tập luyện, thi đấu các môn thể thao dân tộc
cho sinh viên theo nhóm chiếm tỷ lệ từ 23,81% đến 33,33%; Hình thức tổ chức theo lớp
chiếm tỷ lệ từ 29,49% đến 47,62%; Hình thức theo câu lạc bộ chiếm tỷ lệ từ 14,29% đến
38,46% và hình thức theo đội thể thao chiếm tỷ lệ từ 14,29% đến 28,26%.
Nhìn chung các hình thức tổ chức tập luyện, thi đấu các môn thể thao dân tộc cho
sinh viên chủ yếu được xác định là theo lớp, nhóm và câu lạc bộ.
Kết quả phỏng vấn những khó khăn trong việc phát triển các môn thể thao dân tộc
cho sinh viên được trình bày ở bảng 3.5.
Từ kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, khó khăn trong việc phát triển các môn thể thao dân
tộc cho sinh viên do chưa có phong trào chiếm tỷ lệ từ 52,38% đến 79,94%; Khó khăn do
thiếu cơ sở vật chất chiếm tỷ lệ từ 37,18 đến 53,59; Khó khằn do đội ngũ giảng viên chưa
đáp ứng được chuyên môn về các môn thể thao dân tộc chiếm tỷ lệ từ 14.29% đến 17,95%;
Khó khăn do chương trình, đề cương bài giảng môn GDTC chưa có nội dung các môn thể
thao dân tộc chiếm tỷ lệ từ 22.22% đến 25.64%; Những khó khăn khác chiếm tỷ lệ từ 1.84%
đến 19,05%.
Như vậy, kết quả phỏng vấn nếu trên đã xác định khó khăn chủ yếu trong việc phát
triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc
được xác định là chưa có phong trào và thiếu cơ sở vật chất.
Kết quả phỏng vấn các hình thức tổ chức tập luyện các môn thể thao dân tộc cho sinh

viên được trình bày ở bảng 3.6.
Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy, hình thức tổ chức tập luyện các môn thể thao dân tộc cho
sinh viên trong giờ nội khoá không được các sinh viên ưa chuộng – chỉ chiếm tỷ lệ 4.28%. Tuy
nhiên hình thức này lại được các nhà quản lý và các giảng viên ủng hộ chiếm tỷ lệ từ 14,29%
đến 26.92%; Hình thức ngoại khoá được sinh viên và giảng viên lựa chọn với tỷ lệ khá tập
trung ở mức 33,51% và 32,05%; Hình thức kết hợp học nội khoá với các hoạt động ngoại khoá
được các đối tượng phỏng vấn lựa chọn cao nhất với tỷ lệ trên 61%.
Như vậy, có thể nhận thấy hình thức tổ chức tập luyện các môn thể thao dân tộc cho
sinh viên phù hợp hơn cả là với kết hợp học nội khoá với các hoạt động ngoại khoá.
Kết quả phỏng vấn sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc về nhận
thức và thực trạng tập luyện các môn thể thao dân tộc của sinh viên các trường đại học, cao
đẳng miền núi phía Bắc được trình bày ở bảng 3.7.
Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy:
Về tầm quan trọng của việc phát triển môn thể thao dân tộc, sinh viên chủyếu được
đánh giá ở mức rất quan trọng (50,62%) và quan trọng (47,18%), còn số ít cho rằng không
quan trọng chiếm tỷ lệ 1,25%.
Về hứng thú tập luyện, thi đấu các môn thể thao dân tộc: có 15,68% sinh viên rất
hứng thú, 17,94% sinh viên hứng thú và 12,41% sinh viên cho rằng không hứng thú tập
luyện với các môn thể thao dân tộc.
Về mức độ tham gia tập luyện các môn thể thao dân tộc: có 14,91% sinh viên thường
xuyên tập luyện, 29,94% sinh viên không thường xuyên tập luyện và 55,13% sinh viên
không tham gia tập luyện các môn thể thao dân tộc.


7

Về các môn thể thao dân tộc đã tham gia tập luyện, thi đấu cho thấy, các sinh viên đã
tham gia tập luyện, thi đấu 7 môn thể thao dân tộc. Trong số đó, có 4 môn thể thao dân tộc
phổ biến nhất thường được tiến hành trong các đại hội thể thao là: Kéo co, Đẩy gậy, Ném
còn và Bắn nỏ. Tuy nhiên, số lượng sinh viên tham gia chiếm tỷ lệ khá thấp (từ 12,89% đến

34,99%), cụ thể là: Kéo co chiếm tỷ lệ 34,99 %, Ném còn - 28,52%, Đá cầu - 28,22%, Đẩy
gậy - 19.73%, Vật dân tộc - 12,89%, Bắn nỏ - 13,78 và Võ cổ truyền - 13,66%. Điều này
cho thấy, cần nhanh chóng có giải pháp phát phù hợp để động viên, khuyến khích và thu hút
đông đảo sinh viên tham gia tập luyện các môn thể thao dân tộc.
Động cơ tham gia tập luyện ngoại khoá của sinh viên các trường đại học, cao đẳng
miền núi phía Bắc khá đa dạng và được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1 tập trung ở các nguyên nhân động cơ chiếm tỷ lệ trên 50%, bao gồm: Nhận
thấy tác dụng rèn luyện thân thể; Muốn có sức khỏe tốt để học tập, lao động.
Nhóm 2 là các nguyên nhân động cơ chiếm tỷ lệ từ 20% đến dưới 50%, bao gồm: Sử
dụng thời gian nhàn rỗi; Trở thành con người phát triển toàn diện; Ham thích TDTT; Muốn
vận động vui chơi.
Nhóm 3 là các nguyên nhân động cơ chiếm tỷ lệ dưới 20%, bao gồm: Để đối phó
trong thi, kiểm tra; Muốn trở thành VĐV thể thao nghiệp dư; Rèn luyện ý chí dũng cảm.
Từ những kết quả trên cho thấy, mặc dù sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền
núi phía Bắc có nhận thức tương đối tốt về tầm quan trọng của việc phát triển môn thể thao
dân tộc. Tuy nhiên, hứng thú tập luyện, thi đấu các môn thể thao dân tộc của sinh viên chưa
cao (15,68% sinh viên rất hứng thú, 17,94% sinh viên hứng thú). Như vậy đặt ra vấn đề cần
có giải pháp làm cho các môn thể thao trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được đồng đảo sinh
viên tham gia tập luyện, thi đấu. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng số lượng sinh viên
tham gia các môn thể thao dân tộc hiện nay còn ít (14,91% sinh viên thường xuyên tập
luyện).
Kết quả phỏng vấn sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc về nhu
cầu tập luyện các môn thể thao dân tộc được trình bày ở bảng 3.8.
Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy:
Sinh viên không có nhu cầu tập luyện các môn thể thao dân tộc chiếm tỷ lệ 65,48%
và chỉ có 34,52% sinh viên không có nhu cầu tập luyện các môn thể thao dân tộc.
Đa số sinh viên có nhu cầu tập thuyện các môn thể thao dân tộc theo 2 hình thức:
theo lớp (57,1%) và theo câu lạc bộ (50,56%) trên cơ sở kết hợp giờ học nội khóa với các
hoạt động ngoại khóa (50,92%).
Các môn thể thao dân tộc mà sinh viên có nhu cầu tập luyện cao nhất là: Kéo co 64.71%, Đá cầu - 57.93%, Đẩy gậy - 54,90% và Ném còn - 52,88, kế đến là các môn: Võ cổ

truyền - 44,02, Bắn nỏ - 39,82% và môn mà sinh viên có nhu cầu thấp nhất là Vật dân tộc 29,82%.
Kết quả điều tra điều kiện của các trường đại học, cao đẳng để phát triển các môn thể
thao dân tộc được trình bày ở bảng 3.9.
Kết quả điều tra điều kiện của các trường đại học, cao đẳng để phát triển các môn thể
thao dân tộc cho thấy ở bảng 3.9 cho thấy, hiện tại đa số các trường chỉ có thể đủ điều kiện
phát triển các môn thể thao dân tộc đòi hỏi các điều kiện đơn giản về cơ sở vật chất, sân bãi
dụng cụ tập luyện như: Đá cầu (84,84%), Kéo co (73,73%) và Đẩy gậy (65,65), còn lại các
môn như: Vật dân tộc, Đua thuyền, Đua ngựa, Bắn nỏ, Ném còn và Võ cổ truyền thì điều
kiện để tập luyện và thi đấu rất hạn hẹp.
Với mục đích phát triển các môn thể thao dân tộc thông qua các hoạt động ngoại
khóa kết hợp với các giờ nội khóa, đề tài tiếp tục tìm một số vấn đề có liên quan đến hoạt


8

động ngoại khóa ngoại khoá của sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc.
Kết quả được trình bày từ các bảng 3.9 đến 3.11.
Kết quả điều tra những yếu tố hạn chế tham gia tập luyện ngoại khoá của sinh viên
các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc được trình bày ở bảng 3.10.
Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy, những yếu tố hạn chế tham gia tập luyện ngoại khoá
của sinh viên được xác định chủ yếu là: Không có đủ điều kiện sân bãi dụng cụ tập luyện
(80,98%) và Công tác tuyên truyền động viên chưa được chú trọng (53,54%). Còn lại các
yếu tố hạn chế thứ yếu khác chiếm tỷ lệ thấp như: Không có giáo viên hướng dẫn (14,62%);
Tinh thần tự giác của sinh viên không cao (23,29%); Nội dung học các môn khác chi phối
quá nhiều thời gian (26,32%).
Thời điểm tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên được trình bày ở bảng 3.11.
Qua bảng 3.11 cho thấy, thời điểm tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên được
tiến hành chủ yếu vào thời điểm sau giờ học - chiếm tỷ lệ 66,13%, còn các thời điểm khác
như giữa các giờ học và trước giờ học ít được sinh viên tiến hành tập luyện TDTT ngoại
khóa hơn - chiếm tỷ lệ từ 25,19 đến 38,09%.

Kết quả điều tra thực trạng sinh viên tham gia tập luyện các môn thể thao dân tộc
được trình bày ở bảng 3.12.
Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy, đa số các trường chỉ sử dụng từ 1 – 3 môn thể thao dân
tộc trong giờ nội khóa, với các môn như: Đẩy gậy, Kéo co, Đá cầu và sử dụng 2 – 3 môn
trong các giờ ngoại khóa, với các môn: Đẩy gậy, Kéo co, Đá cầu, ném còn, Vật dân tộc, Võ
dân tộc, Bắn nỏ).
Như vậy, tổng số môn thể thao dân được được sử dụng trong các giờ thể thao nội
khóa và ngoại khóa của sinh viên chỉ đạt 7-11 môn trong tổng số 19 môn thể thao dân tộc ở
các tỉnh miền núi phía Bắc (như đã trình bày ở bảng 3.1).
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển các môn thể thao dân tộc trong các
trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc
Để có cơ sở khoa học cho việc phát triển phong trào thể thao dân tộc cho sinh viên
các trường đại học, cao đẳng các tỉnh miền núi phía Bắc, đề tài tiếp tục xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến việc phát triển các môn thể thao dân tộc trong các trường đại học, cao đẳng
miền núi phía Bắc thông qua phỏng vấn 21 cán bộ quản lý và 78 giảng viên đại học, cao
đẳng.
Nội dung phỏng vấn được đánh giá theo điểm tương ứng với 3 mức: Rất quan trọng: 3
điểm; Quan trọng : 2 điểm; Không quan trọng: 1 điểm.
Kết quả phỏng vấn các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển các môn thể thao dân tộc
được trình bày ở bảng 3.13.
Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy, căn cứ theo thứ tự điểm có thể xác định được mức độ
quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển các môn thể thao dân tộc trong các
trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc, theo thứ tự từ 1 đến 8 là:
Thứ 1: Bản sắc văn hóa dân tộc;
Thứ 2: Nhận thức của sinh viên về các môn thể thao dân tộc và tác dụng của tập
luyện TDTT;
Thứ 3: Trình độ giảng viên; Hệ thống thi đấu các môn thể thao dân tộc;
Thứ 4: Tổ chức hoạt động ngoại khoá;
Thứ 5: Cơ sở vật chất;
Thứ 6: Nội dung chương trình môn học GDTC;

Thứ 7: Động viên, khuyến khích tập luyện;
Thứ 8: Kiểm tra, đánh giá thể lực.


9

Như vậy, có 9 yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc phát triển các môn thể thao dân
tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc mà đề tài cần đặc biệt chú
ý khi lựa chọn và đề xuất các giải pháp.
3.1.3. Thực trạng thể lực của sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía
Bắc
Để đánh giá thực trạng thể lực chung của sinh viên các trường đại học, cao đẳng
miền núi phía Bắc, đề tài tiến hành theo dõi ngang thể lực chung của 2583 sinh viên (1349
nam; 1234 nữ) từ năm học thứ nhất đến năm học thứ ba thuộc 19 trường đại học và cao
đẳng khu vực miền núi phía Bắc. Mẫu nghiên cứu nêu trên đã được xác định đảm bảo đại
diện cho mẫu tổng thể với độ tin cậy 95% và ngưỡng xác xuất p = 5%. Thời điểm đánh giá,
xếp loại thể lực chung của sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc được
tiến hành vào tháng 9 năm 2012.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các test đánh giá, xếp loại thể lực học
sinh, sinh viên theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Kết quả đánh giá được thể lực chung của sinh viên được trình bày ở bảng 3.14
và 3.15.
Qua bảng 3.14 và 3.15 cho thấy:
Ở đối tượng nam sinh viên: Kết quả kiểm tra đều thể hiện thành tích của các test ở
năm thứ hai tốt hơn hẳn năm thứ nhất với độ tin cậy ở ngưỡng xác xuất thống kê p < 0,05.
Hay nói cách khác, thể lực chung của nam sinh viên năm thứ hai tốt hơn năm thứ nhất. Tuy
nhiên, đến năm thứ ba thì có 3/6 test có thành tích kém hơn hẳn so với năm thứ hai, với p
<0,05, gồm các test: Bật xa tại chỗ (cm), Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl) và Chạy 5 phút (m).
Điều này cho thấy sức mạnh bền, sức mạnh chân và sức bền chung của nam sinh viên đã có
giảm sút đáng kể.

Ở đối tượng nữ sinh viên: Giá trị trung bình của các test kiểm tra đều có sự gia tăng từ
năm học thứ nhất đến năm học thứ hai, song có ý nghĩa thống kê chỉ thể hiện ở 5/6 test. Duy
chỉ có test chạy 30 XPC (s) là sự gia tăng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Đến năm
thứ ba có 3/6 test có thành tích thấp hơn năm thứ hai với p<0,05, đó là các test: Bật xa tại
chỗ, nằm ngửa gập bụng 30 giây và chạy 5 phút, và kết quả này cũng tương đồng với đối
tượng nam sinh viên.
Như vậy, nhìn chung thể lực của sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía
Bắc ở năm thứ hai tốt hơn năm thứ nhất, song có chiều hướng giảm sút vào năm thứ ba.
Điều này cho thấy rõ sự tác động tích cực của chương trình GDTC chất áp dụng trong hai
năm học đầu đến thể lực của sinh viên. Còn ở năm thứ ba do không có sự tác động của
chương trình GDTC nên đễn đến thể lực chung của sinh viên có xu hướng giảm đi.
Chúng tôi cho rằng, kết quả này là hoàn toàn phù hợp vì hiện nay chương trình GDTC
dành cho đối tượng không chuyên TDTT trong các trường đại học, cao đẳng chỉ được áp
dụng ở năm học thứ nhất và thứ hai. Vấn đề đặt ra ở đây là, cần rà soát các nội dung chính
khóa, cũng như bổ sung hợp lý các hoạt động TDTT ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực
chung cho sinh viên. Đặc biệt là ở những năm học cuối khi chương trình môn học GDTC đã
kết thúc.
Để làm rõ thực trạng thể lực chung của sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền
núi phía Bắc, đề tài tiến hành xếp loại thể lực chung theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo
dục & Đào tạo. Kết quả được trình bày ở bảng 3.16.
Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy, tỷ lệ sinh viên xếp loại tốt ở các test chiếm tỷ lệ thấp ở
các năm học (5,62% - 14,76% ở nam và từ 1,69% - 14.63% ở nữ). Đặc biệt là tỷ lệ sinh viên
không đạt ở các test còn chiếm tỷ lệ cao (20% - 40,68% ở nam và từ 30,15% - 82,69% ở


10

nữ). Trong đó, các nữ sinh viên yếu nhất về sức bền chung và sức mạnh. Còn các nam sinh
viên yếu nhất về sức bền và khả năng phối hợp vận động.
Từ thực trạng thể lực chung của của sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi

phía Bắc nêu trên cho thấy, cần có những biện pháp phù hợp nhằm cải thiện thể lực chung
một cách kịp thời cho sinh viên để đảm bảo chất lượng của công tác GDTC và quá trình
giáo dục toàn diện trong các nhà trường.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra thể lực của đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành đánh giá,
xếp loại tổng hợp thể lực của sinh viên ở các test theo quy định chung của Bộ Giáo dục và
Đào tạo (mỗi học sinh, sinh viên được đánh giá 4/6 test ở mức đạt trở lên), kết quả được
trình bày ở bảng 3.17.
Kết quả thu được ở bảng 3.17 cho thấy, tỷ lệ sinh viên xếp loại thể lực tốt và trung
bình ở năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất, đồng thời tỷ lệ không đạt ở năm thứ hai thấp hơn
năm thứ nhất. Song đến năm thứ ba, tỷ lệ xếp loại thể lực của sinh viên lại có chiều hướng
giảm sút so với năm thứ hai. Về điều này chúng tôi cho rằng, chương trình môn học GDTC
ở các các trường đại học và cao đẳng hiện nay được kết thúc vào cuối học kỳ 1 của năm thứ
2. Chính vì vậy, làm ảnh hưởng đến sự duy trì thể lực chung của sinh viên. Nếu như các
trường duy trì tốt hoạt động TDTT ngoại khóa thì mới đảm bảo được thể lực cho sinh viên
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Như vậy, thực trạng thể lực chung của sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi
phía Bắc ở năm thứ hai tốt hơn năm thứ nhất, song có chiều hướng giảm sút vào năm thứ
ba. Tỷ lệ sinh viên xếp loại tốt ở các test đánh giá, xếp loại thể lực chiếm tỷ lệ còn thấp và
tỷ lệ sinh viên không đạt ở các test vẫn chiếm tỷ lệ cao. Nhìn chung từ năm học thứ nhất đến
năm thứ ba, các nữ sinh viên yếu nhất về sức bền chung và sức mạnh. Còn các nam sinh
viên yếu nhất về sức bền và khả năng phối hợp vận động.
3.1.4. Bàn luận về thực trạng phát triển các môn thể thao dân tộc hiện nay của
sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc
Số lượng các môn thể thao dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm 19 môn
(bảng 3.1). Trong đó có 7 môn thể thao dân tộc được tổ chức thi đấu trong các giải thể thao
với quy mô lớn là: Đẩy gậy; Bắn nỏ; Kéo co; Đá cầu; Vật dân tộc; Võ dân tộc; Ném còn.
Còn lại các môn chủ yếu được tổ chức ở các lễ hội là: Đua thuyền, Đua ngựa, Phóng lao, Đi
cà kheo, Tó má lẹ, Tù lu, Đánh mảng, Bắn cung, Đánh cầu lông, gà bằng tay, Cờ người
Nam, Đánh đu, Bơi chải.
Đa số cán bộ quản lý và giảng viên đều xác định việc phát triển môn thể thao dân tộc

cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc ở mức cần thiết (chiếm tỷ lệ
61,19% và 60,26%). Đồng thời ý kiến của sinh viên về vấn đề này cũng ở ở mức tương
đương (50,62% và 47,18%). Từ đó cho thấy, các đối tượng phỏng vấn có sự tương đồng về
ý kiến phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi
phía Bắc.
Hầu hết sinh viên chưa hoàn toàn nhận thức đầy đủ được vai trò và tác dụng của và ý
nghĩa của việc phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng
miền núi phía Bắc. Từ đó cho thấy, cần thiết phải tăng cường các biện pháp tuyên truyền,
tìm hiểu về các môn thể thao dân tộc để nâng cao nhận thức về vấn đề này cho sinh viên
(các ý kiến về việc cung cấp hạt nhân cho các đội tuyển các môn thể thao dân tộc của các
khoa các trường; Làm phong phú đời sống tinh thần của sinh viên; Giải trí, sử dụng thời
gian nhàn rỗi một cách lành mạnh, tích cực; Là phương tiện GDTC cho sinh viên chỉ chiếm
tỷ lệ từ 23.81% đến 50%).


11

Thực trạng ý kiến của giảng viên và mong muốn của sinh viên là được tập luyện, thi
đấu các môn thể thao dân tộc cho sinh viên theo 3 hình thức: theo nhóm (23,81% đến
33,33%), lớp (29,49% đến 47,62%) và câu lạc bộ (14,29% đến 28,26%).
Những khó khăn chủ yếu trong việc phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên
các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc được xác định là chưa có phong trào (chiếm tỷ
lệ từ 52,38% đến 79,94%) và thiếu cơ sở vật chất (chiếm tỷ lệ từ 37,18 đến 53,59. Đồng thời,
hình thức tổ chức tập luyện các môn thể thao dân tộc cho sinh viên phù hợp hơn cả được xác
định là với kết hợp học nội khoá (chiếm tỷ lệ từ 33,51% và 32,05%) với các hoạt động ngoại
khoá (chiếm tỷ lệ trên 61%).
Thực trạng mức độ tham gia tập luyện các môn thể thao dân tộc chưa cao chỉ có
14,91% sinh viên thường xuyên tập luyện, 29,94% sinh viên tập luyện không thường xuyên
và đặc biệt có đến 55,13% sinh viên không tham gia tập luyện các môn thể thao dân tộc.
Đồng thời, trong số các sinh viên tập luyện thì tỷ lệ sinh viên có hứng thú tập luyện, thi đấu

các môn thể thao dân tộc còn thấp (15,68% đến 17,94%). Như vậy đặt ra vấn đề cần có giải
pháp làm cho các môn thể thao trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được đồng đảo sinh viên tham
gia tập luyện, thi đấu. Từ đó, sẽ khắc phục được tình trạng số lượng sinh viên tham gia các
môn thể thao dân tộc hiện nay còn ít.
Nhu cầu tập luyện các môn thể thao dân tộc của sinh viên chiếm tỷ lệ khá cao
(65,48%) và chỉ có 34,52% sinh viên không có nhu cầu tập luyện các môn thể thao dân tộc.
Đồng thời, đa số sinh viên có nhu cầu tập thuyện các môn thể thao dân tộc theo 2 hình thức:
theo lớp (57,1%) và theo câu lạc bộ (50,56%) trên cơ sở kết hợp giờ học nội khóa với các
hoạt động ngoại khóa (50,92%). Các môn thể thao dân tộc mà sinh viên có nhu cầu tập
luyện cao được xác định gồm: Kéo co; Đá cầu; Đẩy gậy; Ném còn; Võ cổ truyền; Bắn nỏ.
Thực tế hiện nay, đa số các trường chỉ có thể đủ điều kiện phát triển các môn thể thao
dân tộc đòi hỏi các điều kiện đơn giản về cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ tập luyện như: Đá
cầu (84,84%), Kéo co (73,73%) và Đẩy gậy (65,65), còn lại các môn như: Vật dân tộc, Đua
thuyền, Đua ngựa, Bắn nỏ, Ném còn và Võ cổ truyền thì điều kiện để tập luyện và thi đấu
rất hạn hẹp.
Động cơ tham gia tập luyện ngoại khoá của sinh viên các trường đại học, cao đẳng
miền núi phía Bắc khá đa dạng và được tập trung ở 3 nhóm: Nhận thấy tác dụng rèn luyện
thân thể; Muốn có sức khỏe tốt để học tập, lao động (chiếm tỷ lệ trên 50%); Sử dụng thời
gian nhàn rỗi; Trở thành con người phát triển toàn diện; Ham thích TDTT; Muốn vận động
vui chơi (chiếm tỷ lệ từ 20% đến dưới 50%); Để đối phó trong thi, kiểm tra; Muốn trở thành
VĐV thể thao nghiệp dư; Rèn luyện ý chí dũng cảm (chiếm tỷ lệ dưới 20%). Thời điểm tập
luyện TDTT ngoại khóa phù hợp của sinh viên được tiến hành chủ yếu vào thời điểm sau
giờ học (chiếm tỷ lệ 66,13%), tuy nhiên thời điểm khác giữa các giờ học và trước giờ học ít
được sinh viên tiến hành tập luyện TDTT ngoại khóa hơn (25,19 và 38,09%).
Việc phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng
miền núi phía Bắc thông qua hoạt động ngoại khóa, còn tồn tại những yếu tố hạn chế như:
Không có đủ điều kiện sân bãi dụng cụ tập luyện (80,98%); Công tác tuyên truyền động
viên chưa được chú trọng (53,54%); Không có giáo viên hướng dẫn (14,62%); Tinh thần tự
giác của sinh viên không cao (23,29%); Nội dung học các môn khác chi phối quá nhiều thời
gian (26,32%).

Đa số các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc chỉ sử dụng từ 1 – 3 môn thể
thao dân tộc trong giờ nội khóa, với các môn như: Đẩy gậy, Kéo co, Đá cầu và sử dụng 2 –
3 môn trong các giờ ngoại khóa, với các môn: Đẩy gậy, Kéo co, Đá cầu, ném còn, Vật dân
tộc, Võ dân tộc, Bắn nỏ). Như vậy, tổng số môn thể thao dân được được sử dụng trong các
giờ thể thao nội khóa và ngoại khóa của sinh viên chỉ đạt 7/11 môn so với 19 môn thể thao


12

dân tộc ở ngoài các trường đại học, cao đẳng tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Đặc biệt trong
đó, sinh viên đã tham gia tập luyện, thi đấu 7 môn thể thao dân tộc. Trong số đó, có 4 môn
thể thao dân tộc phổ biến nhất thường được tiến hành trong các đại hội thể thao là: Kéo co,
Đẩy gậy, Ném còn và Bắn nỏ. Tuy nhiên, số lượng sinh viên tham gia chiếm tỷ lệ khá thấp
(từ 12,89% đến 34,99%).
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển các môn thể thao dân tộc trong các trường
đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc được xác định bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên đề tài được
xác định theo trình tự gồm: 1) Nhận thức của sinh viên về các môn thể thao dân tộc và tác
dụng của tập luyện TDTT; 2) Cơ sở vật chất; 3) Trình độ giảng viên; Hệ thống thi đấu các
môn thể thao dân tộc; 4) Tổ chức hoạt động ngoại khoá; 5) Bản sắc văn hóa dân tộc; 6) Nội
dung chương trình môn học GDTC; 7) Động viên, khuyến khích tập luyện; 8) Kiểm tra,
đánh giá thể lực. Đây là 9 yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc phát triển các môn thể thao
dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc mà đề tài cần đặc biệt
quan tâm khi lựa chọn và đề xuất các giải pháp.
Tỷ lệ sinh viên xếp loại thể lực tốt và trung bình ở năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất,
đồng thời tỷ lệ không đạt ở năm thứ hai thấp hơn năm thứ nhất. Song đến năm thứ ba, tỷ lệ
xếp loại thể lực của sinh viên lại có chiều hướng giảm sút so với năm thứ hai. Lý do chủ yếu
ở đây là chương trình môn học GDTC ở các các trường đại học và cao đẳng hiện nay được
kết thúc vào cuối học kỳ 1 của năm thứ 2, đo đó làm ảnh hưởng đến sự duy trì thể lực chung
của sinh viên. Như vậy, cần thiết bổ sung hợp lý các hoạt động TDTT ngoại khóa nhằm
nâng cao thể lực chung cho sinh viên. Đặc biệt là ở những năm học cuối khi chương trình

môn học GDTC đã kết thúc.
3.2. Lựa chọn và ứng dụng giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên
các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc
3.2.1. Cơ sở lựa chọn giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên
các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc
3.2.1.1. Cơ sở sử dụng các phương tiện TDTT vào quá trình học tập và thời gian nhàn
rỗi của sinh viên
3.2.1.2. Tổ chức hoạt động TDTT phải căn cứ vào đặc điểm văn hóa vùng miền và
nhu cầu tập luyện của sinh viên
3.2.1.3. Cơ sở thực tiễn lựa chọn phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên các
trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc
3.2.1.4. Thực trạng sử dụng giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh
viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc
Quá trình nghiên cứu cho thấy, giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh
viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc được thể hiện đơn lẻ trong công tác
hàng năm của Khoa, Bộ môn GDTC thuộc các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc.
Tổng hợp chung các giải pháp về vấn đề này cho thấy, các trường chỉ hướng vào mục đích
bổ sung các môn thể thao tự chọn, cũng như tổ chức hoạt động ngoại khóa và nâng cao thể
lực cho sinh viên thông qua các môn thể thao dân tộc. Các giải pháp cụ thể được xác định
là: Tăng cường phổ biến các môn thể thao dân tộc cho sinh viên, cán bộ quản lý và giáo
viên; Đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển các môn thể thao dân tộc (ở một số không đòi hỏi
cao về cơ sở vật chất); Tổ chức các giải thi đấu thể thao dân tộc cho sinh viên; Mở các lớp
bổi dưỡng kiến thức thể thao dân tộc cho giáo viên và sinh viên; Sử dụng môn thể thao dân
tộc như nội dung GDTC trong các giờ chính khoá; Tổ chức hoạt động ngoại khoá môn thể
thao dân tộc cho sinh viên.
Ngoài ra, giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho quần chúng nhân dân
(trong đó có học sinh, sinh viên) được thể hiện trong các định hướng phát triển công tác


13


TDTT quần chúng ở các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh miền núi phía Bắc theo
kế hoạch công tác năm hoặc các giải pháp mang tính tổng thể theo các đề án khôi phục, bảo
tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc của Trung ương.
Các giải pháp mang tính vĩ mô trong Đề án Phát triển TDTT vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2008 – 2015 được xác định là:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền
giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn ngành và toàn xã hội về công
tác TDTT đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, sẽ phát huy vai trò
của già làng, trưởng bản, bộ đội biên phòng đóng trên địa bàn tỉnh hay cán bộ, đảng viên
phải gương mẫu tập luyện TDTT, đồng thời vận động quần chúng thực hiện...
Thứ hai, hướng dẫn, chỉ đạo đồng thời kiểm tra các hoạt động TDTT phù hợp với từng
địa phương, vùng đồng bào dân tộc.
Thứ ba, chỉ đạo và xây dựng mô hình điểm phát triển TDTT và xây dựng cơ sở vật
chất tại các thôn, bản và xã. Cụ thể là chọn 140 xã gồm: 85 xã ở vùng dân tộc có số dân trên
100.000 người; 38 xã ở vùng dân tộc có số dân từ 10.000 người đến dưới 100.000 người và
17 xã ở vùng dân tộc có số dân dưới 10.000 để làm thí điểm mô hình hoạt động TDTT và
xây dựng cơ sở vật chất tại các thôn, bản và trung tâm xã. Trong đó, có mô hình điểm về
thiết chế quản lý và điều hành, mô hình điểm về cơ sở vật chất.
Thứ tư, xây dựng và chỉ đạo thống nhất hệ thống thi đấu thể thao quần chúng cho đồng
bào dân tộc thiểu số, bao gồm: Định kỳ tổ chức các Hội làng, Lễ hội truyền thống, Ngày hội
Văn hoá - Thể thao của từng dân tộc, Hội khoẻ Phù Đổng trong các trường học phổ thông
dân tộc nội trú và các hoạt động Văn hoá - Thể thao khác trên địa bàn; Hàng năm tổ chức
các giải thể thao toàn thôn, toàn xã gắn với các ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
Thứ năm, tạo nguồn nhân lực cho TDTT vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: hàng
năm mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cộng tác viên TDTT, chọn thanh niên dân tộc, học
sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, cử tuyển đi học các trường TDTT để tạo nguồn
cán bộ lâu dài cho từng dân tộc. Đặc biệt là phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong
việc quản lý, điều hành và phát triển TDTT ở từng địa phương.
Thứ sáu, thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành và xã hội hoá trong chỉ đạo điều hành

và đầu tư phát triển TDTT vùng đồng bào dân tộc. Giải pháp này nhằm phát huy sức mạnh
tổng hợp của nhiều ngành, đơn vị, tập thể, cá nhân... đồng thời phối hợp thực hiện đúng với
chương trình mục tiêu quốc gia về các vấn đề liên quan để đẩy mạnh phong trào TDTT tại
mỗi địa phương.
Như vậy, từ những thực trạng giải pháp bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc
mang tĩnh vĩ mô, cũng thực trạng giải pháp mang tĩnh vi môn về phát triển các môn thể như
cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc là cơ sở khoa học quan trọng
cho việc lựa chọn các giải pháp khoa học mang tính khả đáp ứng được mục đích của đề tài
luận án.
3.2.2. Lựa chọn và ứng dụng giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho
sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc
3.2.1.1. Lựa chọn giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên các
trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc
Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau, cùng với việc tuân thủ các nguyên
tắc lựa chọn giải pháp, đề tài xác định sơ bộ được 8 giải pháp cơ bản nhằm phát triển các
môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc (bảng
18, 19).
Để đảm bảo cơ sở khoa học cho việc lựa chọn giải pháp, đề tài tiến hành phỏng vấn
78 giảng viên, 21 cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm và 1683 sinh viên (449 nam, 1234 nữ)


14

nhằm lựa chọn giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại
học, cao đẳng miền núi phía Bắc.
Các giải pháp được đánh giá lựa chọn tùy thuộc vào mức độ quan trọng của các giải
pháp (Rất quan trọng; Quan trọng; Không quan trọng). Số phiếu phát ra là 99, số phiếu thu
về là 99. Những giải pháp có số ý kiến lựa chọn chiếm tỷ lệ từ 70% trở lên sẽ được lựa chọn
để đưa vào kiểm nghiệm trong thực tiễn nhằm phát triển các môn thể thao dân tộc cho đối
tượng nghiên cứu.

Kết quả phỏng vấn lựa chọn giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh
viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc được trình bày ở bảng 3.18 và 3.19.
Bảng 3.18. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý và giảng viên về các giải pháp phát triển
môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học,
cao đẳng miền núi phía Bắc (n=99)
Rất quan
Không quan
Quan trọng
STT
Những giải pháp
trọng
trọng
n
%
n
%
n
%
Nâng cao nhận thức về vai trò, giá
trị văn hoá của các môn thể thao
1.
87 87,88 10 10,10
2
2,02
dân tộc cho sinh viên, cán bộ quản
lý và giáo viên
Tăng cường phổ biến các môn thể
2.
3
3,03

81 81,82 15 15,15
thao dân tộc cho sinh viên.
Đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển
3.
74 74,75 23 23,23
2
2,02
các môn thể thao dân tộc
Tổ chức các giải thi đấu thể thao
4.
3
3,03
72 72,73 24 24,24
dân tộc cho sinh viên
Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức thể
5. thao dân tộc cho giảng viên và sinh 20 20,20 75 75,76
4
4,04
viên
Sử dụng môn thể thao dân tộc như
6. nội dung GDTC trong các giờ 81 81,82 12 12,12
6
6,06
chính khoá
Mở các câu lạc bộ thể thao dân tộc
7.
6
6,06
79 79,80 14 14,14
cho sinh viên

Tổ chức hoạt động ngoại khoá môn
8.
3
3,03
19 19,19 77 77,78
thể thao dân tộc cho sinh viên
Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy:
Trong số 8 giải pháp đề tài phỏng vấn lựa chọn, chỉ có 6/8 giải pháp có số ý kiến lựa
chọn ở mức độ rất quan trọng chiếm tỷ lệ từ 70% trở lên, đó là: Nâng cao nhận thức về vai
trò, giá trị văn hoá của các môn thể thao dân tộc cho sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên;
Tăng cường phổ biến các môn thể thao dân tộc cho sinh viên, Đầu tư cơ sở vật chất cho phát
triển các môn thể thao dân tộc; Tổ chức các giải thi đấu thể thao dân tộc cho sinh viên; Sử
dụng môn thể thao dân tộc như nội dung GDTC trong các giờ chính khoá; Mở các câu lạc
bộ thể thao dân tộc cho sinh viên.
Chỉ có 2/6 giải pháp có số ý kiến lựa chọn ở mức độ quan trọng chiếm tỷ lệ từ 70%
trở lên, đó là: Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức thể thao dân tộc cho giáo viên và sinh viên;
Tổ chức hoạt động ngoại khoá môn thể thao dân tộc cho sinh viên.
Kết quả ở bảng 3.19 cho thấy:


15

Có 3/8 giải pháp có số ý kiến lựa chọn ở mức độ rất quan trọng chiếm tỷ lệ từ 70%
trở lên, bao gồm: Nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị văn hoá của các môn thể thao dân
tộc cho sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên; Tổ chức các giải thi đấu thể thao dân tộc cho
sinh viên; Tổ chức hoạt động ngoại khoá môn thể thao dân tộc cho sinh viên
Có 5/8 giải pháp có số ý kiến lựa chọn ở mức độ quan trọng chiếm tỷ lệ từ 70% trở
lên, bao gồm: Tăng cường phổ biến các môn thể thao dân tộc cho sinh viên, cán bộ quản lý
và giáo viên; Đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển các môn thể thao dân tộc; Mở các lớp bổi
dưỡng kiến thức thể thao dân tộc cho giáo viên và sinh viên; Sử dụng môn thể thao dân tộc

như nội dung GDTC trong các giờ chính khoá; Mở các Câu lạc bộ thể thao dân tộc cho sinh
viên.
Qua tổng hợp kết quả phỏng vấn ở bảng 3.19 và 3.20 cho thấy, có sự tương đồng về
ý kiến lựa chọn của đối tượng cán bộ quản lý và giảng viên, cũng như sinh viên trong việc
lựa chọn các giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao
đẳng miền núi phía Bắc. Cả 8 giải pháp đều có có số ý kiến lựa chọn chiếm tỷ lệ từ 70% trở
lên ở mức độ quan trọng và rất quan trọng.
Như vậy, cả 8 giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại
học, cao đẳng miền núi phía Bắc đều được đề tài lựa chọn để phát triển các môn thể thao
dân tộc cho đối tượng nghiên cứu.
Nội dung cụ thể của các giải pháp bao gồm:
Giải pháp 1. Nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị văn hoá của các môn thể thao
dân tộc cho sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên.
Mục đích: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao nhận thức của sinh viên về ý
nghĩa, tác dụng của tập luyện các môn thể thao dân tộc trong việc nâng cao sức khỏe, hoàn
thiện thể chất cho con người, tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của các môn thể thao dân tộc.
Nội dung:
Phối hợp các đơn vị chức năng và các bộ phận có liên quan (Ban giám hiệu, khoa, bộ
môn GDTC, đoàn thanh niên...) tuyên truyền, quảng bá ích lợi của thể thao dân tộc. Kết hợp
giáo dục truyền thống dân tộc với TDTT quần chúng.
Tăng cường quảng bá về thể thao dân tộc, giới thiệu các hình ảnh hoạt động thể thao
dân tộc thông qua các phóng sự, phim tài liệu, sách báo, tranh ảnh... Tuyên truyền về vai trò,
ý nghĩa của thể thao dân tộc trong việc nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể chất cho con
người, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt là các môn thể thao dân tộc đặc trưng ở
khu vực miền núi phía Bắc.
Phát động các phong trào thể thao dân tộc, tổ chức trại hè thể thao dân tộc v.v… Từ
đó nhận thức của sinh viên về thể thao dân tộc được nâng lên, góp phần thúc đẩy phong trào
tập luyện các thể thao dân tộc ngày càng lớn mạnh.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ý nghĩa, tác dụng của thể thao dân tộc.
Xây dựng, tuyên dương những cá nhân điển hình hoạt động tích cực trong việc

hưởng ứng phong trào phát triển các môn thể thao dân tộc.
Tổ chức thực hiện: Các khoa, bộ môn GDTC phối hợp với đoàn thanh niên các
trường đại học, cao đẳng, các cơ quan truyền thông trung ương và địa phương tuyên truyền,
về vai trò, giá trị văn hoá của các môn thể thao dân tộc cho sinh viên.
Các tiêu chí đánh giá: Tầm quan trọng của việc phát triển môn thể thao dân tộc;
Mức độ tham gia tập luyện các môn thể thao dân tộc; Hứng thú tập luyện, thi đấu các môn
thể thao dân tộc; Số lượng các môn thể thao dân tộc đã tham gia tập luyện, thi đấu.
Giải pháp 2. Tăng cường phổ biến các môn thể thao dân tộc cho sinh viên, cán bộ
quản lý và giáo viên


16

Mục đích: Nâng cao hiểu biết và trang bị kiến thức về các môn thể thao dân tộc cho
sinh viên.
Nội dung:
Bổ sung các tài liệu, sách, luật, băng đĩa hình về các môn thể thao dân tộc cho thư
viện và các khoa, bộ môn GDTC nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của sinh
viên.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các môn thể thao dân tộc trong sinh viên.
Tổ chức cho sinh viên thăm quan thực tế các giải thi đấu thể thao dân tộc.
Gắn kết việc phổ biến các môn thể thao dân tộc trong các giờ GDTC như một
phương tiện chuyên môn để phát triển thể chất cho sinh viên
Tổ chức thực hiện: Các khoa, bộ môn GDTC phối hợp với phòng quản lý sinh viên,
đoàn thanh niên các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan truyền thông trung ương và địa
phương tuyên truyền, quảng bá về hoạt động thể thao dân tộc.
Các tiêu chí đánh giá: Số lượng các sách, tài liệu hướng dẫn, băng đĩa hình về các
môn môn thể thao dân tộc cho sinh viên; Số giờ học có phổ biến kiến thức, tập luyện các
môn thể thao dân tộc cho sinh viên; Số lượng các cuộc thi tìm hiểu về các môn thể thao dân
tộc trong sinh viên; Số lần thăm quan các giải thi đấu thể thao dân tộc của sinh viên.

Giải pháp 3. Đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển các môn thể thao dân tộc
Mục đích: Để nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện đảm bảo những điều
kiện cần thiết phục vụ cho giảng dạy, tập luyện và thi đấu các môn thể thao dân tộc.
Nội dung:
Tiến hành cải tạo, sửa chữa nâng cấp cơ sở tập luyện: Sân bãi, nhà tập... để có thể tận
dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ giảng dạy, tập luyện và thi đấu
các môn thể thao dân tộc trong giờ chính khoá cũng như hoạt động ngoại khoá của sinh
viên.
Đảm bảo hệ thống điện chiếu sáng, sân bãi, dụng cụ tập luyện các môn thể thao dân
tộc tùy thuộc vào điều kiện của từng trường phục vụ tập luyện và thi đấu các môn thể thao
dân tộc.
Các khoa, bộ môn GDTC lập các đề án, dự án, kế hoạch đề xuất với Ban giám hiệu
bổ sung, mua sắm và xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho việc phát triển các môn thể thao
dân tộc phù hợp.
Tổ chức thực hiện:
Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo duyệt đề án, dự án, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất
cho phát triển các môn thể thao dân tộc.
Các khoa, bộ môn GDTC và câu lạc bộ tự quản và có chức năng quản lý, sử dụng các
sở vật chất và xây dựng kế hoạch.
Các tiêu chí đánh giá:
Số lượng sân bãi phục vụ giảng dạy, tập luyện và thi đấu các môn thể thao dân tộc
cho sinh viên; Số lượng dụng cụ tập luyện và thi đấu các môn thể thao dân tộc cho sinh
viên; Số lượng các dự án, kế hoạch đề xuất về tăng cường phát triển các môn thể thao dân
tộc cho sinh viên; Kinh phí phục vụ phát triển các các môn thể thao dân tộc cho sinh viên.
Giải pháp 4. Tổ chức các giải thi đấu thể thao dân tộc cho sinh viên
Mục đích: Tạo môi trường hoạt động thi đấu thường xuyên phong phú và đa dạng,
giúp sinh viên tiếp cận công tác tổ chức, điều hành và đồng thời tuyển chọn học sinh vào
các đội tuyển thể thao dân tộc.
Nội dung:



17

Bám sát kế hoạch giảng dạy, học tập trong và ngoài trường, kế hoạch năm học và sự
chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thi đấu thể
thao dân tộc hợp lý, hiệu quả.
Để việc tập luyện thi đấu các môn thể thao dân tộc đi vào đời sống văn hoá, tinh thần
của sinh viên. Các hoạt động thi đấu cần đảm bảo tính thường xuyên, liên tục ở các lớp,
khóa và toàn trường. Tổ chức định kỳ 1 năm một lần các giải truyền thống toàn trường thể
thao, trong đó có các môn thể thao dân tộc.
Tham gia và tổ chức các giải thi đấu giao hữu các môn thể thao dân tộc giữa các
khoa, các trường đại học và cao đẳng trong khu vực.
Ban hành quy chế khen thưởng, động viên khuyến khích cho các cá nhân và tập thể
có thành tích trong các giải thi đấu thể thao dân tộc.
Tổ chức thực hiện:
Khoa, bộ môn GDTC, công đoàn, phòng quản lý sinh viên và đoàn thanh niên, phối
hợp tổ chức tổ chức các giải thi đấu thể thao dân tộc nhân dịp các ngày lễ lớn của nhà
trường, của Ngành giáo dục - đào tạo, Ngành TDTT và của đất nước...
Các tiêu chí đánh giá: Số lượng các giải thi đấu nội bộ thể thao dân tộc trong năm
học cho sinh viên; Số lượng các cuộc thi đấu giao hữu thể thao dân tộc của sinh viên các
trường đại học cao đẳng; Quy mô của các giải thi đấu thể thao dân tộc cho sinh viên (số
lượng các trường tham gia thi đấu, số lượng sinh viên tham gia thi đấu).
Giải pháp 5. Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức thể thao dân tộc cho giảng viên và
sinh viên
Mục đích: Tăng cường kiến thức, luật thi đấu, nâng cao năng lực tổ chức, trọng tài,
tham gia các hoạt động thể thao dân tộc cho giáo viên và sinh viên.
Nội dung:
Hình thành các lớp bồi dưỡng kiến thức thể thao dân tộc cho giáo viên và sinh viên.
Mời các chuyên gia có trình độ về các môn thể thao dân tộc về giảng dạy và phổ biến
kiến thức, luật thi đấu các môn thể thao dân tộc.

Liên hệ với Vụ thể thao quần chúng, Tổng cục TDTT để cử các giảng viên chuyên
trách tham dự các lớp tập huấn về thể thao dân tộc, trên cơ sở đó về mở các lớp bồi dưỡng
ở các trường đại học, cao đẳng sở tại;
Tổ chức các đợt dã ngoại, thực tế về thể thao dân tộc cho sinh viên.
Tổ chức thực hiện:
Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo việc kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng kiến thức thể
thao dân tộc cho giảng viên và sinh viên.
Các khoa, bộ môn GDTC đề xuất và thực thi kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng kiến
thức thể thao dân tộc cho giảng viên và sinh viên.
Các tiêu chí đánh giá: Số lượng các lớp bồi dưỡng kiến thức thể thao dân tộc cho
giáo viên; Số lượng các lớp bồi dưỡng kiến thức thể thao dân tộc cho sinh viên; Số lượng
các đợt dã ngoại, thực tế về phát triển các môn thể thao dân tộc gắn với thực tiễn hoạt động
văn hóa thể chất của đồng bào các dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Giải pháp 6. Sử dụng môn thể thao dân tộc như nội dung GDTC trong các giờ
chính khoá
Mục đích: Đa dạng hóa các nội dung GDTC, tăng cường thể lực cho sinh viên, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển phong trào thể thao dân tộc trong sinh viên trong
các giờ GDTC chính khóa.
Nội dung:
Thiết kế nội dung GDTC với các môn thể thao dân tộc thuộc nhóm các môn thể thao
tự chọn cho sinh viên.


18

Tiến hành giảng dạy, tổ chức tập luyện các môn thể thao hiện đại đan xen với các
môn thể thao dân tộc trong các giờ học GDTC chính khóa.
Phân công trách nhiệm cho từng nhóm, từng cán bộ giảng dạy, đảm bảo việc sử dụng
các môn thể thao dân tộc như một nội dung GDTC trong giảng dạy nội khoá, cũng như xây
dựng kế hoạch phát triển phong trào tập luyện các thể thao dân tộc trong sinh viên.

Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ
giảng viên đối với việc nâng cao chất lượng GDTC của sinh viên và phát triển phong trào
thể thao dân tộc. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ về nội dung thể
thao dân tộc, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác GDTC và phong trào thể thao
dân tộc ở các trường đại học, cao đẳng trong những năm học tiếp theo.
Tổ chức thực hiện:
Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo thực hiện và các khoa, bộ môn GDTC
chủ trì thực hiện việc đưa môn thể thao dân tộc vào như phương tiện GDTC trong các giờ
chính khoá.
Các tiêu chí đánh giá: Số lượng các môn thể thao dân tộc sử dụng trong chương
trình nội khóa cho sinh viên; Số lượng các môn thể thao dân tộc sử dụng trong chương trình
ngoại khóa cho sinh viên; Số lượng giảng viên tham gia giảng dạy các môn thể thao dân tộc
cho sinh viên; Số lần sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ về các môn thể thao dân tộc cho đội
ngũ giảng viên.
Giải pháp 7. Mở các câu lạc bộ thể thao dân tộc cho sinh viên
Mục đích: Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của sinh viên là biết nhiều môn, giỏi
một môn, nâng cao hiệu quả giờ học chính khoá, đạt được tiêu chuẩn thể lực chung theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đạt thành tích cao trong các cuộc thi đấu thể thao dân
tộc.
Nội dung:
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về loại hình hoạt động câu lạc bộ thể thao dân tộc,
động viên sinh viên tham gia tập luyện.
Thành lập ban chủ nhiệm câu lạc bộ thể thao dân tộc và các thành viên, có quy chế,
chương trình hoạt động cụ thể.
Khoa, bộ môn GDTC, đoàn thanh niên tham gia điều hành, cố vấn hỗ trợ chuyên
môn cho các câu lạc bộ thể thao dân tộc.
Huy động các nguồn hỗ trợ cơ sở vật chất, xã hội hóa cho hoạt động của các câu lạc
bộ thể thao dân tộc.
Tổ chức thực hiện:
Đảng ủy, Ban giám hiệu tạo điều kiện cho việc hình thành các câu lạc bộ, khoa, bộ

môn GDTC, đoàn thanh niên là nòng cốt cho việc hình thành và duy trì hoạt động của các
câu lạc bộ thể thao dân tộc ở các lớp, các khóa.
Các tiêu chí đánh giá: Số lượng câu lạc bộ thể thao dân tộc của sinh viên; Số lượng
sinh viên tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thể thao dân tộc; Số lượng cán bộ, giảng viên tham
gia quản lý, cố vấn hỗ trợ chuyên môn cho các câu lạc bộ thể thao dân tộc; Kinh phí hoạt
động của các câu lạc bộ của các câu lạc bộ thể thao dân tộc cho sinh viên.
Giải pháp 8. Tổ chức hoạt động ngoại khoá các môn thể thao dân tộc cho sinh
viên
Mục đích: Đa dạng hóa các hoạt động TDTT cho sinh viên, bổ sung lượng vận động
thể lực ngoài giờ GDTC chính khóa, nâng cao thể lực cho sinh viên bằng các môn thể thao
dân tộc.
Nội dung:


19

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về loại hình hoạt động tập luyện, thi đấu ngoại
khoá các môn thể thao dân tộc.
Khuyến khích, động viên sinh viên tham gia ngoại khóa các môn thể thao dân tộc.
Lập kế hoạch và thời khóa biểu cho hoạt động ngoại khóa các môn thể thao dân tộc
của sinh viên
Tổ chức hướng dẫn các hoạt động tập luyện ngoại khóa các môn thể thao dân tộc.
Tổ chức thực hiện:
Khoa, bộ môn GDTC chủ trì tổ chức và điều hành hoạt động ngoại khoá các môn thể
thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng.
Phải tiến hành đồng bộ các nhóm biện pháp liên quan thì mới có thể xây dựng và
hoàn thiện công tác GDTC nói chung và hoạt động TDTT ngoại khoá nói riêng, có như vậy
mới nâng cao thể lực cho sinh viên, đáp ứng được mục tiêu của Bộ Giáo dục – Đào tạo về
phát triển công tác GDTC.
Các tiêu chí đánh giá: Số lượng sinh viên tham gia hoạt động các môn ngoại khóa

thể thao dân tộc; Số lượng giảng viên hỗ trợ sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa các
môn thể thao dân tộc; Số lượng sinh viên tham hoạt động ngoại khóa các môn thể thao dân
tộc đạt tiêu chuẩn, đánh giá xếp loại thể lực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.2.3. Đánh giá hiệu quả các giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho
sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc đã ứng dụng trong thực tiễn
3.2.3.1. Đánh giá hiệu quả theo từng giải pháp
Kết quả đánh giá hiệu quả các giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh
viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc, mà đề tài ứng dụng được trình bày từ
bảng 3.20 đến bảng 3.27.
Qua kết quả ở bảng 3.20a và 3.20b về kết quả kiểm chứng giải pháp nâng cao nhận
thức về vai trò, giá trị văn hoá của các môn thể thao dân tộc cho sinh viên, cán bộ quản lý và
giáo viên sau kiểm chứng cho thấy:
Nhận thức của sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng, vai trò và ý
nghĩa của việc phát triển môn thể thao dân tộc có sự thay đổi rõ rệt thể hiện quan nhịp tăng
trưởng giữa thời điểm trước và sau kiểm chứng (tăng trưởng từ -107,1% đến 50,8%).
Mức độ tham gia tập luyện các môn thể thao dân tộc cũng gia tăng rõ rệt (mức
thường xuyên tập luyện tăng trưởng từ 25,4% đến 108,9%; mức tập luyện không thường
xuyên tăng từ trưởng từ 25,4% tăng trưởng đến 59%);
Số lượng sinh viên hứng thú tập luyện, thi đấu các môn thể thao dân tộc tăng trưởng
từ 26,3% đến 119,1%). Đồng thời, số lượng các môn thể thao dân tộc được sinh viên tập
luyện, thi đấu cũng tăng trưởng từ 8,3 đến 98,9%.
Kết quả kiểm chứng giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị văn hoá của các
môn thể thao dân tộc cho sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên ở bảng 3.21 cho thấy:
Số lượng các sách, tài liệu hướng dẫn, băng đĩa hình về các môn môn thể thao dân
tộc cho sinh viên tăng trưởng từ 80% đến 133,3%;
Số giờ học có phổ biến kiến thức, tập luyện các môn thể thao dân tộc cho sinh viên
tăng trưởng từ 40% đến 93,3%;
Số lượng các cuộc thi tìm hiểu về các môn thể thao dân tộc trong sinh viên tộc tăng
trưởng từ 66,6 đến 100%;
Số lần thăm quan các giải thi đấu thể thao dân tộc của sinh viên đấu tăng trưởng từ

66,6 đến 120%.
Kết quả kiểm chứng giải pháp đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển các môn thể thao
dân tộc ở bảng 3.22 cho thấy:


20

Số lượng sân bãi phục vụ giảng dạy, tập luyện và thi đấu các môn thể thao dân tộc
cho sinh viên tăng trưởng từ 50% đến 100%;
Số lượng dụng cụ tập luyện và thi đấu các môn thể thao dân tộc cho sinh viên tăng
trưởng từ 35,2 đến 105,8%;
Số lượng các dự án, kế hoạch đề xuất về tăng cường phát triển các môn thể thao dân
tộc cho sinh viên tăng trưởng từ 100% đến 150%;
Kinh phí phục vụ phát triển các các môn thể thao dân tộc cho sinh viên tăng trưởng
từ 14,4 đến 103,7%.
Kết quả kiểm chứng giải pháp tổ chức các giải thi đấu thể thao dân tộc cho sinh viên
ở bảng 3.23 cho thấy:
Số lượng các giải thi đấu nội bộ thể thao dân tộc trong năm học cho sinh viên tăng
trưởng từ 66,6% đến 300%;
Số lượng các cuộc thi đấu giao hữu thể thao dân tộc của sinh viên các trường đại học
cao đẳng tăng trưởng từ 66,6 đến 120%;
Quy mô của các giải thi đấu thể thao dân tộc cho sinh viên (số lượng các trường tham
gia thi đấu, số lượng sinh viên tham gia thi đấu) tăng trưởng từ 73,6 đến 111,1%.
Kết quả kiểm chứng giải pháp mở các lớp bồi dưỡng kiến thức thể thao dân tộc cho
giảng viên và sinh viên ở bảng 3.24 cho thấy:
Số lượng các lớp bồi dưỡng kiến thức thể thao dân tộc cho giáo viên tăng trưởng từ
66,6 đến 100%;
Số lượng các lớp bồi dưỡng kiến thức thể thao dân tộc cho sinh viên tăng trưởng từ
66,6 đến 120%;
Số lượng các đợt dã ngoại, thực tế về phát triển các môn thể thao dân tộc gắn với

thực tiễn hoạt động văn hóa thể chất của đồng bào các dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc
tăng trưởng từ 66,6 đến 120%.
Kết quả kiểm chứng giải pháp Sử dụng môn thể thao dân tộc như nội dung GDTC
trong các giờ chính khoá ở bảng 3.25 cho thấy:
Số lượng các môn thể thao dân tộc sử dụng trong chương trình nội khóa cho sinh
viên tăng trưởng từ 66,6% đến 133,3%;
Số lượng các môn thể thao dân tộc sử dụng trong chương trình ngoại khóa cho sinh
viên tăng trưởng từ 66,6 đến 111,1%;
Số lượng giảng viên tham gia giảng dạy các môn thể thao dân tộc cho sinh viên tăng
từ 85,7 đến 142,8%;
Số lần sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ về các môn thể thao dân tộc cho đội ngũ
giảng viên tăng trưởng từ 66,6 đến 120%.
Kết quả kiểm chứng giải pháp mở các câu lạc bộ thể thao dân tộc cho sinh viên ở
bảng 3.26 cho thấy:
Số lượng câu lạc bộ thể thao dân tộc của sinh viên tăng trưởng từ 66,6% đến 142,8%;
Số lượng sinh viên tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thể thao dân tộc tăng trưởng từ 56,7
% đến 139,8%;
Số lượng cán bộ, giảng viên tham gia quản lý, cố vấn hỗ trợ chuyên môn cho các câu
lạc bộ thể thao dân tộc tộc tăng trưởng từ 40% đến 120%.
Kinh phí hoạt động của các câu lạc bộ của các câu lạc bộ thể thao dân tộc cho sinh
viên tộc tăng trưởng từ 73,9 đến 113,8%.
Kết quả kiểm chứng giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá các môn thể thao dân
tộc cho sinh viên ở bảng 3.27 cho thấy:
Số lượng sinh viên tham gia hoạt động các môn ngoại khóa thể thao dân tộc tăng
trưởng từ 87,3% đến 124,7%;


21

Số lượng giảng viên hỗ trợ sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa các môn thể thao

dân tộc từ 85,7 đến 133,3 %;
Số lượng sinh viên tham hoạt động ngoại khóa các môn thể thao dân tộc đạt tiêu
chuẩn, đánh giá xếp loại thể lực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 82,8 đến
124,5%.
3.2.3.1. So sánh kết quả xếp loại thể lực của sinh viên các trường đại học, cao đẳng
miền núi phía Bắc trước và sau kiểm chứng giải pháp (bảng 3.28 và biểu đồ 3.4 và 3.5).


Bảng 3.20a. Kết quả kiểm chứng giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị văn hoá của các môn
thể thao dân tộc cho sinh viên cán bộ quản lý và giáo viên (n=1683)
Các tiêu chí

Trường Đại học
Trường Đại học
Trường ĐHSP
Trường CĐSP CN
Trường CĐ Y tế
Tân Trào
Hùng Vương
Thái Nguyên
Thái Nguyên
Thái Nguyên
(n=168)
(n=172)
(n=174)
(n=179)
(n=160)
TKC SKC W(%) TKC SKC W(%) TKC SKC W(%) TKC SKC W(%) TKC SKC W(%)

1. Nhận thức về tầm quan

trọng của việc phát triển môn
thể thao dân tộc
1.1. Rất quan trọng

88

125

34,7

80

132

49,0

92

141

42,1

87

137

44,6

84


125

39,2

1.2.Quan trọng

75

43

-54,2

87

40

-74,1

80

33

-83,1

88

41

-72,8


72

35

-69,1

1.3.Không quan trọng

2

1

-66.6

4

1

-120

1

1

0

1

1


0

2

1

-66.6

1.4.Ý kiến khác

3

1

-100

1

1

0

1

1

0

3


1

-100

2

1

-66.6

2.1.Duy trì bản sắc văn hóa thể
chất của dân tộc, địa phương

135

165

20

125

169

29,9

110

169

42,2


113

170

40,2

127

154

19,2

2.2.Cung cấp hạt nhân cho các
đội tuyển các môn thể thao dân
tộc của các khoa và nhà trường

48

87

57,7

40

92

78,7

47


102

73,8

42

97

79,1

43

121

95,1

2.3.Làm phong phú đời sống
tinh thần của sinh viên

65

154

81,2

63

155


84,4

66

135

68,6

62

161

88,7

64

152

81,4

2.4.Giải trí, sử dụng thời gian
nhàn rỗi một cách lành mạnh,
tích cực

62

146

80,7


64

148

79,2

59

124

71,0

65

154

81,2

62

153

84,6

2.5.Là phương tiện GDTC cho
sinh viên

56

160


96,2

54

157

97,6

58

138

81,6

53

146

93,4

55

158

96,7

2. Nhận thức về vai trò, ý
nghĩa của việc phát triển môn
thể thao dân tộc cho sinh viên



2.6.Ý kiến khác

8

2

-120

0

0

0

3

1

-100

4

1

-120

5


1

-133,3

2.1.Thường xuyên

27

58

72,9

24

60

85,7

28

65

79,5

27

72

90,9


23

61

90,4

2.2.Không thường xuyên

53

78

38,1

58

83

35,4

54

86

45,7

56

81


36,4

49

75

41,9

2.3.Không tham gia

88

32

-93,3

90

29

-102,5

92

23

-120

96


26

-114,7

88

24

-114,2

3.1.Rất hứng thú

26

91

111,1

25

88

111,5

27

87

105,2


25

91

113,7

28

75

91,2

3.2.Hứng thú

33

43

26,3

39

53

30,4

32

59


59,3

38

55

36,5

30

57

62,1

3.3.Không hứng thú

21

2

-165,2

18

2

-160

23


5

-128,5

20

7

-96,2

24

4

-142,8

4.1.Kéo co

56

94

50,6

61

91

39,4


57

105

59,2

62

77

21,5

58

68

15,8

4.2.Đá cầu

48

87

57,7

40

84


70,9

56

68

19,35

46

81

55,1

50

74

38,7

4.3.Đẩy gậy

34

69

67,9

38


71

60,5

28

44

44,4

32

65

68,0

33

66

66,6

4.4.Vật dân tộc

25

41

48,4


22

45

68,6

23

53

78,9

21

43

68,7

21

45

72,7

4.5.Ném còn

53

72


30,4

55

76

32,0

46

51

10,3

48

62

25,4

38

57

40

4.6.Bắn nỏ

29


38

26,8

25

37

38,7

20

35

54,5

18

39

73,6

23

68

98,9

4.7.Võ cổ truyền


26

35

29,5

23

32

32,7

20

31

43,1

24

50

70,2

22

52

811,1


3. Mức độ tham gia tập luyện
các môn thể thao dân tộc

4. Hứng thú tập luyện, thi đấu
các môn thể thao dân tộc

5. Số lượng các môn thể thao
dân tộc đã tham gia tập
luyện, thi đấu


Bảng 3.20b. Kết quả kiểm chứng giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị văn hoá của các môn
thể thao dân tộc cho sinh viên cán bộ quản lý và giáo viên (n=1683)
Các tiêu chí
1. Nhận thức về tầm quan
trọng của việc phát triển môn
thể thao dân tộc
1.1. Rất quan trọng
1.2.Quan trọng
1.3.Không quan trọng
1.4.Ý kiến khác
2. Nhận thức về vai trò, ý
nghĩa của việc phát triển môn
thể thao dân tộc cho sinh viên
2.1.Duy trì bản sắc văn hóa thể
chất của dân tộc, địa phương
2.2.Cung cấp hạt nhân cho các
đội tuyển các môn thể thao dân
tộc của các khoa và nhà trường
2.3.Làm phong phú đời sống

tinh thần của sinh viên
2.4.Giải trí, sử dụng thời gian
nhàn rỗi một cách lành mạnh,
tích cực
2.5.Là phương tiện GDTC cho
sinh viên

Trường CĐSP
Trường CĐSP
Trường CĐSP
Trường CĐSP
Trường CĐSP
Hòa Bình
Sơn La
Cao Bằng
Lạng Sơn
Thái Nguyên
(n=160)
(n=156)
(n=174)
(n=180)
(n=160)
TKC SKC W(%) TKC SKC W(%) TKC SKC W(%) TKC SKC W(%) TKC SKC W(%)

85
71
2
2

134

26
1
1

44,7
-92,7
-66.6
-66.6

75
77
2
2

126
30
1
1

50,7
-87,8
-66.6
-66.6

96
76
2
0

151 44,5

23 -107,1
1
-66.6
0
0

91
84
3
2

153 50,8
27 -102,7
1
-100
1
-66.6

79
78
3
0

118
42
1
0

39,5
-60

-100
0

125

154

20,7

113

147

26,1

110

165

128

178

32,6

119

154

25,6


41

147

112,7

47

135

96,7

40

161 120,3

48

172 112,7

44

148 108,3

70

102

37,2


62

128

69,4

60

165

93,3

71

169

81,6

64

151

80,9

60

140

80


64

146

78,0

55

162

98,6

69

156

77,3

62

147

81,3

56

148

90,1


54

124

78,6

58

168

97,3

52

168 105,4

55

150

92,6

40


2.6.Ý kiến khác
3. Mức độ tham gia tập luyện
các môn thể thao dân tộc
2.1.Thường xuyên

2.2.Không thường xuyên
2.3.Không tham gia
4. Hứng thú tập luyện, thi đấu
các môn thể thao dân tộc
3.1.Rất hứng thú
3.2.Hứng thú
3.3.Không hứng thú
5. Số lượng các môn thể thao
dân tộc đã tham gia tập
luyện, thi đấu
4.1.Kéo co
4.2.Đá cầu
4.3.Đẩy gậy
4.4.Vật dân tộc
4.5.Ném còn
4.6.Bắn nỏ
4.7.Võ cổ truyền

5

1

-133,3

1

1

0


4

1

-120

2

1

-66.6

3

1

-100

23
48
89

78
62
20

108,9
25,4
-126,6


27
43
86

52
79
25

63,2
59,0
-109,9

26
47
101

74
71
29

96
40,6
-110,7

24
52
104

77
82

21

104,9
44,7
-132,8

22
44
94

62
74
24

95,2
50,8
-118,6

23
22
26

86
49
5

115,5
76,1
-135,4


20
28
22

72
56
3

113,0
66,6
-152

19
31
23

75
69
1

119,1
76
-183,3

25
29
22

89
64

6

112,2
75,2
-114,2

21
26
19

79
49
8

116
61,3
-81,4

52
45
36
19
48
27
24

82
68
72
37

88
53
36

44,7
40,7
66,6
64,2
58,8
65
40

66
49
31
20
50
25
23

79
83
62
44
92
48
45

17,9
51,5

66,6
75
59,1
63,0
64,7

54
41
30
23
46
22
25

86
80
65
47
84
41
38

45,7
64,4
73,6
68,5
58,4
60,3
41,2


65
53
37
22
47
20
26

96
81
69
42
81
42
32

38,5
41,7
60,3
62,5
53,1
70,9
20,6

58
47
33
21
49
23

17

85
82
61
40
56
25
31

37,7
54,2
59,5
62,2
13,3
8,3
58,3


×