Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

Biến đổi khí hậu hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.12 KB, 16 trang )

Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài
chính cho ứng phó với BĐKH và bảo vệ TNMT


Sự BĐKH toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ
nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao, là
các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần,động đất, hạn
hán và giá rét kéo dài...dẫn đến thiếu hụt lương thực, thực phẩm và
xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm...


Không tránh khỏi các hiểm họa do BĐKH gây ra, Việt Nam đang dần
khắc phục, nâng cao quản lý rủi ro thiên tai nhằm giảm nhẹ thiệt hại
về người và của do thiên tai gây ra.
Đề ra các giải pháp quản lý tài nguyên và BVMT là thực sự cần thiết và
có ý nghĩa trong xu thế BĐKH như hiện nay, trong đó tăng cường huy
động nguồn lực tài chính


cho ứng phó với BĐKH và bảo vệ TNMT là một giải pháp quan trọng
góp phần duy trì đảm bảo và nâng cao chất lượng quản lý, giảm
thiểu, ứng phó với BĐKH và khắc phục hậu quả do nó gây ra.
Để huy động nguồn tài chính cho BĐKH cơ bản có hai nguồn, đó là từ
ngân sách Chính phủ và thị trường vốn


Ở Việt Nam, nguồn tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu hiện
được khai thác chủ yếu từ các nguồn ngân sách, các khoản vay hỗ
trợ của Chính phủ, các dự án và chương trình viện trợ ODA, các
nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật và các quỹ toàn cầu…



Để có thể huy động hiệu quả nhất các nguồn tài chính cho biến đổi
khí hậu, nên:
1. Tăng quy mô huy động tài chính cho biến đổi khí hậu thông qua việc
lựa chọn công cụ giảm nhẹ, đảm bảo sự trung lập về tài khoản, sự
đơn giản và giảm thiểu các chi phí hành chính, các tác động về phân
phối và sự nhất quán về chính sách.


2. Tạo ra các nguồn tài chính mới cho thích ứng và giảm nhẹ như các
loại thuế đánh vào chi phí các-bon; thuế đánh vào phát thải từ hoạt
động vận tải; bán đấu giá các đơn vị phát thải được phân bổ, nguồn
thu đấu giá trong nước.
3. Các giải pháp thị trường là hết sức quan trọng bên cạnh việc huy
động tài chính, song cần thêm các


công cụ chính sách hỗ trợ.
4. Tăng quy mô và hiệu quả của các thị trường các - bon.
5. Tạo ra các khuyến khích tài chính cho giảm phát thải khí nhà kính từ
nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng (REDD).


6. Tận dụng các nguồn tài chính tư nhân cho việc thích ứng nhằm
khuyến khích khu vực tư nhân, như chia sẻ chi phí thích ứng với các
công trình đầu tư cơ sở hạ tầng và tận dụng nguồn vốn tư nhân cho
một số dự án cụ thể.


Một số chương trình huy động nguồn lực tài chính phòng chống,

ứng phó cấp thiết với BĐKH :



Điển hình như Chương trình Thích ứng và giảm thiểu tác động của
biến đổi khí hậu ở Việt Nam, do Chính phủ Đan Mạch viện trợ
không hoàn lại tương đương 40 triệu USD. Bao gồm hợp phần giảm
nhẹ biến đổi khí hậu do Bộ Công


Thương chủ trì; hợp phần thích ứng với biến đổi khí hậu do Bộ TNMT
và 2 tỉnh Quảng Nam, Bến Tre chủ trì. Chương trình này đang được
triển khai thực hiện theo đúng tiến độ đã đề ra.



Chương trình Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (Chương trình SPRCC) do Chính phủ Nhật Bản và Cộng hòa Pháp khởi xướng, nhằm
thúc


đẩy các hoạt động ứng phó và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ở
Việt Nam , thông qua các hoạt động đối thoại chính sách.


Bên cạnh đó còn có Chương trình đầu tư quốc gia của Việt Nam đề
xuất sử dụng Quỹ Công nghệ sạch (CTF), bao gồm những lĩnh vực
chính là tiết kiệm năng lượng công nghiệp, công nghệ lưới thông
minh, giao thông đô thị, quỹ năng lượng sạch với tổng kinh phí 250
triệu USD



Nhờ nguồn tài chính tăng dần từ ngân sách nhà nước cho công tác
phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, các địa phương đã huy động tốt
nguồn lực, nguồn tài chính tại chỗ, cộng với vốn vay ưu đãi và khai
thác nguồn hỗ trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, nên các
Bộ, ngành và địa phương đã thực hiện hiệu quả các chương trình,
dự án


đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, qua đó làm căn cứ để xây
dựng kế hoạch hành động.
Qua đó cho thấy giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính
cho ứng phó với BĐKH là rất quan trọng, nó vừa là động lực, vừa là
thách thức trong công tác thích ứng với BĐKH của Việt Nam hiện
nay và trong thời gian tới .


Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe !



×