Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học truyền hình các tỉnh tây nam bộ truyền thông về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRUYỀN HÌNH CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ
TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HIỆN NAY
(Khảo sát năm 2014)
Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS.

CẦN THƠ - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi, các số liệu và trích dẫn trong luận văn là
trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng
với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.


Học viên


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học Báo chí và viết luận văn này, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy giáo, cô giáo Học viện Báo
chí và Tuyên truyền.
Trước tiên, tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo chuyên ngành Báo
chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tận tình giảng dạy trong thời
gian học tập.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo Đài PTTH, Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông 3 tỉnh: Trà Vinh, An Giang và Sóc
Trăng, các nhà nghiên cứu về BĐKH tại Tây Nam bộ và tại tỉnh Trà Vinh,
quý đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Học viên


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG,
TRUYỀN HÌNH VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Các khái niệm cơ bản và lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
1.2. Khái quát về truyền hình các tỉnh Tây Nam bộ

11
11
32


Chương 2: TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TRÊN TRUYỀN HÌNH CÁC TỈNH TÂY
NAM BỘ HIỆN NAY
2.1. Phân tích chương trình truyền thông về vấn đề biến đổi khí hậu

42

trên truyền hình các tỉnh Tây Nam bộ
2.2. Đánh giá và nhu cầu của công chúng về truyền thông biến đổi

42

khí hậu hiện nay

64

Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG VỀ
VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN TRUYỀN

83

HÌNH CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ
3.1. Kiến nghị đối với lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền
3.2. Giải pháp đối với Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh Tây

83

Nam bộ trong truyền thông về vấn đề biến đổi khí hậu
3.3. Các giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng trong chủ động

ứng phó biến đổi khí hậu
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

90
101
109
113


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

:

Biến đổi khí hậu

CTTH

:

Chương trình truyền hình

DLXH

:

Dư luận xã hội


ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

CTMTQG

:

Chương trình mục tiêu quốc gia

Nxb

:

Nhà xuất bản

NN-PTTN

:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTTH

:

Phát thanh và truyền hình


THTT

:

Truyền hình trực tiếp

TNB

:

Tây Nam bộ

TN-MT

:

Tài nguyên và Môi trường


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
16

Bảng

1.1:

Tỷ lệ công chúng TNB biết và chưa biết về BĐKH

Bảng


1.2:

Thời gian công chúng TNB xem truyền hình

36

Bảng

1.3:

Tỷ lệ công chúng xem các phương tiện TTĐC

39

Bảng

2.1:

Thông tin về BĐKH trên truyền hình các tỉnh TNB

43

Bảng

2.2:

Chuyên mục về BĐKH trên truyền hình TNB

56


Bảng

2.3:

Chuyên mục liên quan BĐKH trên truyền hình TNB

61

Bảng

2.4:

Nhu cầu truyền thông về BĐKH của công chúng TNB

74

Bảng

2.5:

Tỷ lệ người dân tộc ở TNB biết về BĐKH

76

Bảng

2.6:

Nhà báo Đài PTTH các tỉnh TNB viết về BĐKH


79

Bảng

3.1:

Thời gian phát sóng về BĐKH phù hợp công chúng

95

Bảng

3.2:

Nhu cầu trang bị kỹ năng giảng dạy và viết về BĐKH

99

Biểu đồ 1.1:
Biểu đồ 1.2:
Biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.2:
Biểu đồ 2.3:
Biểu đồ 2.4:
Biểu đồ 2.5:
Biểu đồ 2.6:
Biểu đồ 3.1:

Chương trình truyền hình công chúng TNB thường xem

Con đường tiếp nhận thông tin về BĐKH của công chúng
Thông tin về BĐKH xuất hiện trên TTĐC
Nhu cầu tập huấn về BĐKH của nhà báo
Số công chúng biết và không biết về BĐKH ở TNB
Số công chúng biết các thông tin về BĐKH ở TNB
Kiến nghị truyền thông về BĐKH của công chúng TNB
Số công chúng chưa biết về các yếu tố BĐKH
Nhu cầu trang bị kiến thức của nhà báo các tỉnh TNB

36
39
43
53
65
67
72
74
95

Sơ đồ
Sơ đồ

Mô hình truyền thông của H. Lasswell
Cơ cấu bộ máy Đài PTTH Trà Vinh

12
35

1.1:
1.2:



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất với
nhân loại trong thế kỷ 21: nhiệt độ tăng, nước biển dâng gây ngập lụt, nhiễm
mặn nguồn nước, thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan... ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sản xuất, đời sống. BĐKH không còn là vấn đề riêng của
một quốc gia nào mà đó là vấn đề chung, là trách nhiệm của toàn cầu. Theo
dự báo của các nhà khoa học trong một vài năm nữa mỗi quốc gia phải chi
khoảng từ 5-10% GDP/năm để giải quyết hậu quả của BĐKH. Hiện nay các
quốc gia trên thế giới đang nỗ lực xây dựng chiến lược và thực hiện các hành
động ứng phó với BĐKH.
Việt Nam là 1 trong 5 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn từ
BĐKH. Tác động BĐKH đối với nước ta rất nghiêm trọng, hàng năm thiên tai
gây thiệt hại tương đương 1,5% giá trị GDP nếu chúng ta không có những
hành động kịp thời thì những thảm họa do BĐKH ngày càng nghiêm trọng
hơn. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hay còn gọi là Tây Nam bộ
(TNB)- vùng đất sản xuất 40% GDP về nông nghiệp của Việt Nam là một
trong ba đồng bằng trên thế giới (Đồng bằng sông Cửu Long- Việt Nam, đồng
bằng sông Nile- Ai Cập và đồng bằng sông Ganges-Bangladesh) dễ bị tổn
thương nhất do nước biển dâng, đất bị xâm thực và nhiễm mặn.
Kết quả nghiên cứu BĐKH và những tác động của Việt Nam của Viện
Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường: nước biển dâng 0,5m ĐBSCL
ngập 32% diện tích ảnh hưởng 22% dân số, nước biển dâng 1m ĐBSCL ngập
67% diện tích ảnh hưởng 55% dân số. Theo các nhà khoa học thì do BĐKH
ngày càng có nhiều cơn bão đi qua và người dân vùng TNB vốn chưa có kỹ
năng và kiến thức về phòng chống bão nên hậu quả nặng nề hơn; thực tế trong
những năm gần đây nhiều vùng đất ven biển ở TNB bị xóa sổ do biển xâm
thực; hàng trăm hộ mất đất; hàng trăm ha lúa, nuôi trồng thuỷ sản bị thất trắng

do ô nhiểm môi trường, nhiểm mặn...


Vấn đề BĐKH được Việt Nam quan tâm, Chính phủ Việt Nam phê
chuẩn Công ước của Liên hiệp Quốc về BĐKH tháng 6/1992, Nghị định thư
Kyoto tháng 12/1997, tháng 6/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN- MT)
công bố “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam”, ngày
05/12/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia về BĐKH
tầm nhìn tới năm 2100. Chiến lược quốc gia cũng đã xác định nhiệm vụ chiến
lược đảm bảo cho công tác ứng phó với BĐKH đạt hiệu lực, hiệu quả cao và
khả thi nhất. Ngày 03/06/2013 tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết số 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó
với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Điều này
cho thấy Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm ứng phó với BĐKH, đặc biệt là
ở tầm vĩ mô. Để những chương trình, nghị quyết... đi vào cuộc sống thì công
tác thông tin, truyền thông cần phải được đẩy mạnh.
Truyền hình với vai trò là cơ quan thông tin truyên truyền của Đảng và
Nhà nước và được đánh giá là một trong những công cụ truyền thông quan
trọng nhất: truyền hình với những ưu thế như: thông tin nhanh, phong phú, giá
thành thấp, phù hợp với nhiều nhóm xã hội khác nhau đã và đang trở thành một
phương tiện đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông thay đổi nhận thức,
hành vi của người dân. Truyền hình với lợi thế không chỉ có những ngôn ngữ
mô tả mà còn có hình ảnh minh họa về các biểu hiện của BĐKH đang diễn ra
thực tế. Điều này làm thông tin được đưa trên truyền hình trở nên chân thực và
mang tính thuyết phục người xem cao, hơn nữa hiện nay có đến 83% dân số xem
truyền hình. (Công ty truyền thông TNS Việt Nam công bố năm 2012).
Các nhà khoa học cho rằng: BĐKH sẽ ảnh hưởng trong tương lai và khó
lường trước cho nên cần thông tin mang tính cảnh báo. Nghiên cứu nội dung
“Truyền hình các tỉnh Tây Nam bộ truyền thông về vấn đề biến đổi khí hậu
hiện nay” mục đích tìm hiểu thông tin, chủ đề truyền thông về BĐKH được

đăng tải như thế nào trên truyền hình các tỉnh TNB hiện nay, từ đó phân tích


một cách chân thật những ưu, khuyết điểm; nghiên cứu nhu cầu truyền thông
về vấn đề BĐKH của công chúng và nhu cầu trang bị kỹ năng truyền thông
của những người làm báo truyền hình các tỉnh TNB để đưa ra những kiến
nghị, giải pháp cải thiện việc truyền thông về vấn đề BĐKH hiện nay trên
truyền hình các tỉnh TNB góp phần nâng cao nhận thức của người dân. Khi
nhận thức được vấn đề thì thái độ đối với vấn đề BĐKH được thay đổi để có
những hành vi ứng xử phù hợp, có hành động ứng phó BĐKH nhằm hạn chế
những nguy cơ do BĐKH gây ra.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Những vấn đề chung về nhiệm vụ, vai trò truyền thông, truyền hình,
biến đổi khí hậu
- “Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó BĐKH” (2008), của Bộ TNMT nhận định: Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một
nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục
tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Việc xây dựng và thực
hiện CTMTQG ứng phó với BĐKH là rất cần thiết và cấp bách.
- “Biến đổi khí hậu” (2008), của GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ cũng đề
cập đến truyền thông về BĐKH.
- “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam” (2009), Bộ TNMT là một nhân tố quan trọng của quy trình đánh giá tác động của BĐKH,
phục vụ xây dựng và triển khai kế hoạch hành động của các Bộ, ngành, địa
phương nhằm ứng phó với BĐKH.
- “Giáo trình báo chí truyền hình” (2009), của Dương Xuân Sơn do Nhà
xuất bản (Nxb) Đại học Quốc gia, Hà Nội. Đề cập các khái niệm về tin, phỏng
vấn, phóng sự, phim tài liệu, chương trình truyền hình (CTTH)...
- “Chiến lược quốc gia về BĐKH” (2011), do Thủ tướng Chính phủ
ban hành: để ứng phó hiệu quả với BĐKH và phát triển bền vững đất nước,
một chiến lược quốc gia về BĐKH với tầm nhìn thế kỷ, làm cơ sở cho các



chiến lược, kế hoạch, quy hoạch là rất cần thiết đối với nước ta trong bối cảnh
hiện nay.
- “Truyền thông- Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” (2012), của GS.TS
Nguyễn Văn Dững, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Đề cập khái niệm truyền
thông, cách thức truyền thông, mô hình truyền thông, kế hoạch truyền thông...
* Những nghiên cứu liên quan đến đề tài
BĐKH có nhiều sách, luận văn, khóa luận, bài viết, các đề tài nghiên
cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước đề cập. Truyền thông về
BĐKH thì những năm gần đây mới có nghiên cứu, báo cáo khoa học, luận
văn Thạc sỹ đề cập đến sau đây:
- “Báo chí đưa tin về BĐKH” (2012) của Thạc sỹ Dương Thị Thu Hương.
Nghiên cứu thông tin về BĐKH được đăng tải trên báo in và báo mạng.
- “Thực trạng đưa tin về BĐKH trên truyền hình” (2013) của TS. Phạm
Hương Trà, Ths. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Phân tích nội dung về BĐKH trên
kênh truyền hình VTV1 và truyền hình Vĩnh Long 1.
- “Nhận thức, nhu cầu thông tin về BĐKH của đội ngũ làm công tác
truyền thông hiện nay” (2014) của TS. Phạm Hương Trà. Nghiên cứu về nhận
thức, nhu cầu thông tin về BĐKH của đội ngũ giảng viên, sinh viên ở Hà Nội
và các tỉnh phía Bắc.
- Luận văn Thạc sỹ của Mè Quốc Việt về: “Hiệu quả tuyên truyền
BĐKH ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay” (2013), đề cập đến hiệu
quả công tác tuyên truyền về BĐKH ở Phú Thọ cụ thể chưa đi sâu vào việc
phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng một thể
loại, một CTTH.
- Luận văn Thạc sỹ Thái Hoàng Sơn đề tài: “Đài Phát thanh và Truyền
hình Đồng Nai với vấn đề môi trường” (2015). Luận văn nghiên cứu công tác
tuyên truyền về môi trường của chỉ Đài Phát thanh và Truyền hình (PTTH)
Đồng Nai, chưa nghiên cứu công chúng truyền hình nên chưa đánh giá thực



trạng nhu cầu công chúng và giải pháp nêu ra không tương xứng với phần
kiến nghị.
Những luận văn trên có đề cập hoặc là đi sâu vào phân tích thực trạng,
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền, truyền
thông về vấn đề BĐKH của một loại hình báo chí (báo in, báo mạng; truyền
hình Việt Nam, Truyền hình Vĩnh Long), thời gian khảo sát ngắn và chưa
khảo sát nhiều Đài PTTH ở các tỉnh TNB, hoặc là ở một địa phương (Thành
phố Phú Thọ) một lĩnh vực (về môi trường- Đài PTTH Đồng Nai). Đã có
nghiên cứu nhu cầu của những người làm truyền thông ở các tỉnh phía Bắc
nhưng chưa khảo sát biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, lãnh đạo cơ
quan báo chí, cũng như chưa nghiên cứu công chúng. Như vậy cho đến nay,
vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về “Truyền hình các tỉnh Tây
Nam bộ truyền thông về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay”. Đây là đề tài mới
không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào đã được công bố, cần được thực hiện: đi
sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá công tác truyền thông và nhu cầu của
công chúng cũng như nhu cầu được trang bị về kỷ năng truyền thông về vấn
đề BĐKH của những người làm báo truyền hình các tỉnh TNB.
Luận văn “Truyền hình các tỉnh Tây Nam bộ truyền thông về vấn đề
biến đổi khí hậu hiện nay” góp phần đúc kết về mặt lý luận, từ đó điều chỉnh
hoạt động thực tiễn, cụ thể là giúp cho việc truyền thông về BĐKH trên
truyền hình hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu công chúng. Bên cạnh đó, việc đi
sâu phân tích để chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, đề xuất của công chúng đối
với truyền thông về vấn đề BĐKH, giúp cho những người làm báo truyền
hình các tỉnh TNB có thêm thông tin để nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông về vấn đề BĐKH trên
truyền hình các tỉnh TNB hiện nay.



Đề xuất một số giải pháp đối với Đài PTTH các tỉnh TNB nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả truyền thông về vấn đề BĐKH trên truyền hình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên tác giả thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn truyền thông về vấn đề BĐKH trên
truyền hình các tỉnh TNB.
- Làm rõ thực trạng truyền thông về vấn đề BĐKH trên truyền hình các
tỉnh TNB hiện nay.
- Đánh giá những kết quả và hạn chế trong công tác truyền thông về
vấn đề BĐKH.
- Đề xuất một số giải pháp đổi mới nội dung, hình thức truyền thông ứng phó
với BĐKH.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Thông tin truyền thông về BĐKH trên truyền hình các tỉnh TNB.
+ Nghiên cứu nhu cầu truyền thông về vấn đề BĐKH của công chúng
Tây Nam bộ.
- Phạm vi khảo sát: chương trình thời sự; chuyên đề, chuyên mục phát
sóng trên truyền hình 03 Đài PTTH Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang từ tháng
6 đến tháng 12/2014.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận về BĐKH.
Ngoài ra còn dựa trên cơ sở, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước đối với truyền hình và vai trò, nhiệm vụ của truyền hình nói chung.
- Các Nghị quyết của Đảng, các chương trình, CTMTQG về ứng phó
BĐKH của Nhà nước; bộ ngành Trung ương, TNB và 3 tỉnh Trà Vinh, Sóc
Trăng, An Giang... về BĐKH.



5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Phương pháp phân tích nội dung: Dưạ trên cơ sở CTTH (thời sự;
chuyên đề, chuyên mục) của Đài PTTH: Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang để
phân tích, đánh giá về những ưu điểm, hạn chế về nội dung, hình thức, các
thông tin về vấn đề BĐKH...
+ Đối với tin, bài có đề cập đến từ BĐKH; chuyên đề, chuyên mục
BĐKH: cho là nội dung về BĐKH
+ Đối với tin, bài; chuyên đề, chuyên mục không đề cập đến BĐKH
nhưng có những thông tin đề cập đến các nội dung trong biểu hiện của BĐKH
đó là những thông tin liên quan đến BĐKH.
* Kết quả thu được như sau:
- Trong chương trình thời sự truyền hình TNB:
+ Có 460 tin chiếm 4.2%; 15 bài chiếm 2.2% viết về BĐKH;
+ Có 649 tin chiếm 5.9%; 41 bài chiếm 6% có nội dung liên quan đến
BĐKH.
- Trong chuyên đề, chuyên mục truyền hình TNB:
+ Có 18 chuyên đề, chuyên mục BĐKH chiếm gần 1.5%.
+ Có 150 chuyên đề, chuyên mục có nội dung liên quan đến BĐKH
chiếm gần 12.7%.
Bảng: Thông tin về BĐKH trên phương tiện TTĐC
Kênh
BĐKH
1. Báo chí
2.Truyền hình
3.Truyền hình các tỉnh TNB

274
54

475

Nội dung
Tỷ lệ % Liên quan
0.2
1.9
4.1

đến BĐKH
1.703
217
736

Tỷ lệ %
1.3
6.3
6.3

(Nguồn: Khoa Xã hội học, HV Báo chí và Tuyên truyền và Tác giả luận
văn)


Kết quả nghiên cứu so với báo cáo tại Hội thảo “Thực trạng đưa tin về
BĐKH trên truyền hình” của TS. Lưu Hồng Minh, Đỗ Đức Long, Phó Thanh
Hương, Khoa xã hội học- Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013 [36]
thì thông tin về BĐKH trên truyền hình các tỉnh TNB cao hơn thông tin về
BĐKH trên báo chí 3.9%, thông tin liên quan đến BĐKH cao hơn là 5%;
thông tin về BĐKH trên truyền hình các tỉnh TNB nhiều hơn thông tin về
BĐKH trên truyền hình 2.2%, thông tin liên quan đến BĐKH bằng nhau.
Điều này cho thấy truyền hình các tỉnh TNB quan tâm đến truyền thông về

vấn đề BĐKH hơn.
- Phương pháp điều tra xã hội bằng bảng hỏi: thu thập ý kiến của công
chúng đánh giá CTTH và nhu cầu tiếp cận thông tin về thích ứng BĐKH trên
truyền hình 03 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang (nhận xét chương trình,
tác động của chương trình…).
+ Số lượng phiếu công chúng: 300 phiếu (Trà Vinh: 100 phiếu, Sóc
Trăng: 100 phiếu, An Giang: 100 phiếu). Trong đó đối tượng thu thập thông tin:
Nam - nữ; nông dân; công nhân viên chức; cán bộ lãnh đạo, quản lý;
học sinh, sinh viên.
Kết quả thu về 288 phiếu. Trong đó Trà Vinh: 100 phiếu, Sóc Trăng: 90
phiếu, An Giang: 98 phiếu.
+ Thu thập 45 ý kiến biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên... 3 Đài
PTTH Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang về việc sản xuất CTTT về BĐKH cũng
như nhu cầu được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông về vấn đề BĐKH.
So sánh với nghiên cứu “Nhận thức, nhu cầu thông tin về BĐKH của đội ngũ
làm công tác truyền thông hiện nay” của TS. Phạm Hương Trà, Khoa xã hội
học- Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2014 [54].
- Phương pháp phỏng vấn sâu:


+ Phỏng vấn: Ban biên tập, biên tập viên, phóng viên của 3 Đài PTTH
Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang.
+ Phỏng vấn: lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí công tác truyền thông
về BĐKH.
+ Phỏng vấn nhà khoa học nghiên cứu về BĐKH ở TNB và tỉnh Trà
Vinh và đối tượng cần tập trung truyền thông về BĐKH hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo về mặt lý luận và
thực tiển về báo chí, truyền thông cụ thể là truyền thông về vấn đề BĐKH

trên sóng truyền hình tại các cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông. Qua đó làm
nổi bật vai trò của truyền hình trong truyền thông về vấn đề BĐKH. Đặc biệt
là cụ thể hóa các chính sách của Đảng và Nhà nước để tiếp cận và thực hiện
trong tương lai.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn có giá trị tham khảo về mặt thực tiển liên quan công tác
truyền thông về vấn đề BĐKH tại các cơ quan báo chí nói chung và tại các
Đài PTTH các tỉnh TNB, góp phần xây dựng cho CTTH các tỉnh TNB phong
phú hơn, hấp dẫn hơn, lôi cuốn khán giả. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả
truyền thông và định hướng dư luận xã hội (DLXH)- chuẩn bị tốt nhất ứng
phó với hiện tượng BĐKH.
- Giúp nhà báo viết về BĐKH xác định những kiến thức và kỹ năng khi
viết về vấn đề BĐKH hiện nay.
- Giúp cho cơ quan báo chí nắm được nhu cầu của công chúng sản xuất
các chương trình truyền thông về vấn đề BĐKH phù hợp từng đối tượng.
Đồng thời mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, trang bị kỹ năng truyền thông về
BĐKH cho đội ngũ làm báo.


10
7. Đóng góp mới của đề tài
Ngày nay truyền hình không chỉ bị cạnh tranh với các thể loại báo chí
khác mà còn bị cạnh tranh giữa các Đài PTTH, giữa các CTTH trong một Đài,
nhu cầu của khán giả ngày càng cao đòi hỏi Đài PTTH phải không ngừng
nâng cao chất lượng chương trình. Trong đó, vấn đề BĐKH đã, đang và sẽ
ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà TNB là 1 trong 3 đồng
bằng trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Đóng góp của luận
văn là phân tích, đánh giá nhu cầu của công chúng và những người làm báo
truyền hình ở 3 Đài PTTH: Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang về truyền thông
về vấn đề BĐKH. Từ đó đề xuất được một số giải pháp để Đài PTTH các tỉnh

TNB nâng cao hiệu quả truyền thông giúp cho khán giả nhận thức về vấn đề
BĐKH để thay đổi hành vi gây ra BĐKH và có trách nhiệm cùng cộng đồng
hành động phòng, chống và ứng phó với BĐKH.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về truyền thông, truyền hình và BĐKH.
Chương 2: Truyền thông về vấn đề BĐKH trên truyền hình các tỉnh
TNB hiện nay.
Chương 3: Nâng cao hiệu quả truyền thông về vấn đề BĐKH trên
truyền hình các tỉnh TNB.


11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG, TRUYỀN HÌNH
VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Các khái niệm cơ bản và lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Truyền thông
- Khái niệm: Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời và
phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan
trực tiếp đến mọi cá thể xã hội. Do đó, có rất nhiều quan niệm và định nghĩa
khác nhau, tùy theo góc nhìn đối với truyền thông [166, tr.11].
Theo John R.Hober (1954) Truyền thông là quá trình trao đổi tư duy
hoặc ý tưởng bằng lời.
Martin P.Adelsm: Truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta
hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta. Đó là một
quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống [166, tr.11].
Gerald Miler (1966) Truyền thông quan tâm đến tình huống hành vi,
trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác

động đến hành vi của họ [16, tr.12].
Truyền thông là việc truyền thông tin hai chiều trong đó bên truyền tin
cố gắng cung cấp thông tin và kêu gọi thay đổi hành vi, còn bên nhận tin sẽ
cung cấp một số phản hồi như là kết quả của việc nhận tin. Các phản hồi này
có thể được thực hiện thông qua hội thoại hoặc hoạt động. Các hình thức
truyền thông là: phỏng vấn, họp dân, phát tranh cổ động có thảo luận, đối
thoại, chiếu phim theo chủ để có thảo luận [11, tr.3].
PGS.TS Tạ Ngọc Tấn: truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành
viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau [47, tr.78].


12
PGS.TS Nguyễn Văn Dững: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi
thông tin, tư tưởng, tình cảm..., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc
nhiều người với nhau nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức,
tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá
nhân/nhóm/cộng đồng/ xã hội [16, tr.13].
Như vậy truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng,
tình cảm..., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa con người với nhau nhằm
đạt được sự hiểu biết, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu
cầu phát triển của cộng đồng xã hội.
- Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông
Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông gồm: Nguồn- Thông điệpKênh truyền thông- Người nhận- Phản hồi/ Hiệu quả- Nhiễu.
Nguồn
phát

Thông
điệp

Kênh


Tiếp
nhận

Sơ đồ 1.1: Mô hình truyền thông của H. Lasswell
+ Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình
truyền thông. Nguồn phát là một người hay một nhóm người mang nội dung
thông tin trao đổi với người hay một nhóm người khác [16, tr.13].
Giá trị thông tin từ nguồn có ý nghĩa tích cực tiến bộ sẽ tác động đến
đối tượng truyền thông theo chiều hướng tiến bộ, phù hợp với qui luật phát
triển và ngược lại, nguồn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình truyền thông.
Nguồn ở đây là Đài PTTH các tỉnh TNB: là cơ quan ngôn luận ở địa
phương đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, truyền thông 2 chiều là cầu nối
giữa Đảng và dân, các chương trình của Đài PTTH các tỉnh TNB trước hết
là phục vụ cho khán giả địa phương mình và được người dân tin tưởng: vận
động người dân cùng cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện thắng lợi các
mục tiêu kinh tế, văn hoá xã hội (VHXH), an ninh quốc phòng (ANQP) ở


13
địa phương, làm công tác đối ngoại, phản ánh tâm tư nguyện vọng của
nhân dân, những vấn đề mang tính thời sự và hơi thở cuộc sống...
Đài PTTH các tỉnh TNB sản xuất 3- 4 chương trình (bản tin) thời
sự/ngày, 2- 3 chuyên đề, chuyên mục/ngày phản ánh hình hình sản xuất,
đời sống văn hóa, phong trào thi đua lao động sản xuất, những mô hình
mới...; trao đổi, phát sóng các chương trình văn nghệ - giải trí phục vụ theo
yêu cầu thông tin của người dân địa phương.
+ Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến
đối tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong
muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức, khoa học kỹ

thuật.... được mã hóa theo hệ thống ký hiệu nào đó [16, tr.13].
Hệ thống này được bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có cùng
cách hiểu- tức là khả năng giải mã. Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình
ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp.
Tính đặc thù của thông điệp báo chí là được cấu thành từ các sự kiện và
vấn đề thời sự đã và đang diễn ra. Thông điệp báo chí gắn liền với đặc điểm
và yêu cầu của kênh chuyển tải.
Thông điệp ở đây là biểu hiện, hậu quả, ảnh hưởng, giải pháp chính
sách về BĐKH- 1 vấn đề thời sự nóng bỏng được thông tin ngày càng nhiều
trên thông tin đại chúng (TTĐC), đó cũng là vấn đề được bàn nhiều trong các
chương trình hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước; các chương trình hợp
tác, hỗ trợ…của các nước phát triển cho các nước kém phát triển, nước nghèo
về phòng, chống và ứng phó BĐKH. Các nước xây dựng chương trình,
MTQG về BĐKH… truyền hình các tỉnh TNB cũng quan tâm: hàng ngày,
hàng tuần Đài đều có những thông tin về vấn đề BĐKH hay những thông tin
liên quan đến vấn đề BĐKH với những ảnh hưởng do BĐKH gây ra trong các
chương trình thời sự; chuyên đề, chuyên mục.


14
+ Kênh truyền thông: là phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải
thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Căn cứ vào tính chất, đặc
điểm cụ thể người ta phân chia truyền thông thành các loại hình khác nhau:
truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, TTĐC, truyền thông trực tiếp,
truyền thông đa phương tiện [16, tr13]. Kênh truyền thông có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với năng lực và hiệu quả truyền thông như truyền hình ngoài
ngôn ngữ hình ảnh động và tĩnh, lời nói, tiếng động, âm nhạc, ánh sáng còn
có các công cụ phi ngôn ngữ khác.
TNB là vùng chịu nhiều tổn thương do BĐKH nên truyền hình các tỉnh
TNB đã quan tâm đến truyền thông về vấn đề BĐKH, nếu chương trình thời

sự các Đài chủ yếu là thông tin thì trên các chuyên đề, chuyên mục vấn đề
BĐKH được truyền thông sâu hơn, cụ thể hơn, đa dạng hơn bởi BĐKH liên
quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Người nhận: là cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong
quá trình truyền thông. Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở
những biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp nhận cùng
những hiệu ứng xã hội do truyền thông đem lại [16, tr.14].
Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể
đổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau. Người nhận hay công
chúng truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng: không chỉ là nhóm đối
tượng tác động, thuyết phục và lôi kéo của chủ thể truyền thông mà còn là đối
tác tương tác cách thức, chủ thể tham gia sáng tạo của quá trình truyền thông.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ dân trí nên khán giả
không còn nhận tin 1 cách thụ động mà còn yêu cầu, cung cấp thông tin cho
cơ quan báo chí; đóng góp ý kiến xây dựng chương trình, thậm chí tham gia
sáng tạo ra tác phẩm báo chí (nhà báo công dân)- có những vụ sạt lở, sản xuất


15
gây ô nhiểm môi trường… người dân quay các video - clíp, chụp ảnh để
thông tin đến cơ quan báo chí.
Nghiên cứu công chúng truyền hình là để biết nhu cầu truyền thông của
công chúng về vấn đề BĐKH: trong xu hướng chung của báo chí hiện đại,
nghiên cứu công chúng để biết họ cần gì để cung cấp theo yêu cầu của họ chứ
không phải cung cấp những gì chúng ta có, nhất là trong cơ chế tự chủ về tài
chính hiện nay báo chí nói chung, Đài PTTH nói riêng sống nhờ vào công
chúng, có công chúng mới thu được nguồn quảng cáo và đầu tư cho CTTH,
không đáp ứng nhu cầu công chúng thì báo chí sẽ chết. Đối với vấn đề BĐKH
cũng thế, nếu Đài PTTH chỉ lo truyền thông BĐKH ảnh hưởng ở TNB
nghiêm trọng như thế nào mà không nghiên cứu họ xem Đài giờ nào, CTTH

nào, cần thông tin gì hay các mô hình về ứng phó BĐKH... thì các chương
trình truyền thông không đạt hiệu quả.
+ Phản hồi/ Hiệu quả: là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp
từ người nhận trở về nguồn phát. Mạch phản hồi là thước đo hiệu quả của
hoạt động truyền thông. Trong 1 số trường hợp, mạch phản hồi bằng không
hoặc không đáng kể. Điều đó có ý nghĩa là thông điệp phát ra không hoặc ít
được quan tâm của công chúng [16, tr.14].
Hiện nay chuyên đề về BĐKH của Đài PTTH Trà Vinh, An Giang đã
được xã hội hóa. Điều này cho thấy vấn đề BĐKH đã được quan tâm. Đánh
giá về hiệu quả truyền thông về vấn đề BĐKH theo bảng tổng hợp 1.1 chúng
ta có được kết quả đáng mừng là có 40.3% - 86.5% người biết về nguyên
nhân, biểu hiện, ảnh hưởng, giải pháp ứng phó BĐKH cũng như các chủ
trương chính sách của Đảng, Nhà nước; của TNB và tỉnh về BĐKH. Với kết
quả này cho thấy truyền thông về vấn đề BĐKH của truyền hình các tỉnh
TNB đã đáp ứng phần nào nhu cầu của công chúng, qua các CTTH họ nắm
bắt được thông tin về vấn đề BĐKH.


16
Bảng 1.1: Tỷ lệ công chúng TNB biết và chưa biết về BĐKH
Nội dung

Biết

Tỷ lệ

Không

Tỷ


%

biết

lệ %

Không
quan
tâm

Tỷ lệ
%

1. Biến đổi khí hậu là gì?
2. Nguyên nhân BĐKH
3. Biểu hiện BĐKH
4. Ảnh hưởng BĐKH
5. Giải pháp ứng phó BĐKH
6. Chính sách liên quan đến

220
198
249
243
138

76.4
68.7
86.5
84.4

47.9

66
88
37
43
148

22.9
30.6
12.8
14.9
51.4

2
2
2
2
2

0.7
0.7
0.7
0.7
0.7

BĐKH TW
7. Chính sách liên quan đến

116


40.3

169

58.7

3

1.0

BĐKH TNB
8. Chính sách liên quan đến

200

69.4

84

29.2

4

1.4

BĐKH Tỉnh

196
68.1

89 30.9
3
1.0
(Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 02/2015).

+ Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trước trong
quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật...) dẫn
đến tình trạng thông điệp, thông tin sai sự thật [16, tr.14].
Qúa trình truyền thông còn tính đến hai yếu tố: hiệu lực và hiệu quả
truyền thông. Hiệu lực có thể hiểu là khả năng gây ra và thu hút sự chú ý cho
công chúng- nhóm đối tượng truyền thông. Hiệu quả là những hiệu ứng xã hội
về nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng- nhóm đối tượng truyền
thông tạo ra, phù hợp với mong đợi của nhà truyền thông. Hiệu lực và hiệu
quả có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau.
Hiện nay Đài PTTH các tỉnh TNB phát sóng kỹ thuật số, trên vệ tinh
tầm phủ sóng xa tuy nhiên một số Đài có trang thiết bị: máy quay phim, máy
dựng củ, xuống cấp, một số tin bài Đài Truyền thanh huyện, thị, thành phố
cộng tác qua đường truyền Internet nên đôi khi hình ảnh mất nét: khi hình ảnh
đẹp bị xấu đi, kéo dài hoặc ngắn lại; bị dừng hình, màu không chuẩn do tốc


17
độ đường truyền, tiếng không rõ, cùng với trình độ một số khán giả còn hạn
chế, ngôn ngữ giữa các vùng miền, các dân tộc khác nhau nên hiểu không
chính xác, BĐKH liên quan đến nhiều thuật ngữ khoa học đối với 1 số công
khó hiểu nên ảnh hưởng đến kết quả truyền thông về BĐKH.
Các yếu tố của quá trình truyền thông kết hợp với nhau theo những
cách thức khác nhau sẽ có thể hình thành các quan niệm, mô hình và lý thuyết
truyền thông khác nhau. Truyền thông về vấn đề BĐKH đã được Đài PTTH
các tỉnh TNB quan tâm: mở chuyên đề, chuyên mục truyền thông về BĐKH.

- Phân loại truyền thông:
Trong cuốn sách Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản của
PGS.TS Nguyễn Văn Dững phân loại truyền thông có chủ đích: thông tingiáo dục- truyền thông; truyền thông vận động và truyền thông thay đổi hành
vi; truyền thông - vận động xã hội; truyền thông phát triển... [16, tr.19-20].
Truyền thông có chủ đích bao gồm nhiều loại hình khác nhau, được
thực hiện ở cả truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp, truyền thông
cá nhân, truyền thông nhóm và TTĐC. Trong các chương trình/chiến
dịch/hoạt động truyền thông có tính chuyên nghiệp, các loại hình có tính phổ
biến là: thông tin- giáo dục- truyền thông; tuyên truyền vận động, truyền
thông thay đổi hành vi và truyền thông - vận động xã hội [16, tr.20].
+ Thông tin- giáo dục- truyền thông: là loại truyền thông có chủ đích
sử dụng phối hợp ba dạng truyền thông ứng với 3 mục đích: Thông tin (cung
cấp những thông tin cơ bản gồm: kiến thức nền, kiến thức cơ bản, kiến thức
chuyên biệt và kỹ năng cần thiết, những thông tin cập nhật... về vấn đề cần
truyền thông) [16, tr.20]. Giáo dục (không chỉ hướng vào các đối tượng đang
cần những thông tin này mà cả những ngươì cần đến trong tương lai, nhằm
tạo nên sự thông hiểu, chia sẻ). Truyền thông (chia sẻ, trao đổi thông tin, kiến
thức nhằm nhân lên những kiến thức- kỹ năng- kinh nghiệm nhằm thúc đẩy
những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi). Bởi vì muốn thay đổi


18
trong nhận thức, thái độ và hành vi thì cần cung cấp kiến thức, chia sẻ kỹ
năng và kinh nghiệm trong quá trình thông tin giao tiếp, cho nên vấn đề tạo
lập môi trường thông tin- giao tiếp phong phú, đa dạng, nhiều hiều có ý nghĩa
rất quan trọng.
Truyền thông về vấn đề BĐKH theo hệ thống đầy đủ, bằng nhiều kênh
nhằm cung cấp lượng thông tin đa dạng, phong phú, đầy đủ để mọi người có
được thông tin và hiểu rõ thông điệp- vấn đề BĐKH, để nhận thức đúng và
hành động đúng.

+ Truyền thông- vận động: là sự hỗ trợ tích cực một vấn đề, một sự
nghiệp và cố gắng làm cho người khác cùng ủng hộ vấn đề, sự nghiệp đó. Đó
cũng là nhóm hoạt động truyền thông mà những người trong giới truyền
thông lên tiếng làm cho mọi người chú ý một vấn đề quan trọng và hướng tới
những người có quyền ra quyết định vào 1 giải pháp hợp lý. Vì vậy người ta
có thể gọi truyền thông có chủ đích với tên khác là vận động gây ảnh hưởng.
Trong loại hình này tính chất thuyết phục có thể hiểu rõ nhất và thường được
sử dụng hình thức chiến dịch truyền thông nhiều hơn [16, tr. 20-21].
+ Truyền thông- vận động xã hội: truyền thông - vận động cũng nhằm
tham gia giải quyết các vấn đề lớn liên quan đến chiến dịch truyền thông.
Thông thường truyền thông - vận động xã hội tập trung vào 3 hướng chính.
Hướng thứ nhất: nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho chiến dịch
truyền thông; tập trung chủ yếu vào việc ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật. Nhóm đối tượng cần truyền thông - vận động xã hội theo hướng
này chủ yếu tập trung vào các nhà hoạch định chính sách.
Đài PTTH các tỉnh TNB truyền thông về các nghị quyết, chính sách,
mục tiêu, kế hoạch… của cấp ủy, chính quyền về BĐKH để đi đến hoàn thiện
về cơ chế chính sách, đồng thời đưa nó đi vào thực tiển cuộc sống, đối với
BĐKH ở TNB về các CTMTQG về BĐKH, quy hoạch phát triển rừng, thủy
lợi, các chính sách ưu tiên cho dân cũng như quyền lợi được hưởng từ các dự


19
án, quy hoạch về phòng, chống, ứng phó BĐKH… như TNB có Ban chỉ đạo
TNB nhưng chưa có chương trình hành động, chiến lược… về phòng, chống
và ứng phó BĐKH trong vùng. Đây là vấn đề mà Đài PTTH các tỉnh TNB
phải quan tâm. Các thông tin về vấn đề BĐKH gắn với hoạt động của lãnh
đạo, hoạt động kinh tế được truyền thông trên truyền hình làm tăng mức độ
tin cậy, ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo đối hoạt động ứng phó BĐKH.
Hướng thứ hai, cần tạo sự ủng hộ của các cơ quan hành pháp, các cơ quan

trong thể chế chính trị đối với chiến dịch truyền thông, nhất là trong việc triển
khai nhân rộng cái mới. Nhóm đối tượng chủ yếu của chiến dịch truyền thông vận động xã hội theo hướng này là các cơ quan, đội ngũ cán bộ chủ chốt trong
bộ máy hành pháp, trong thể chế hành chính cũng như các tổ chức trong hệ
thống chính trị.
Đài PTTH các tỉnh TNB phải truyền thông để thấy được tầm quan
trọng của việc chủ động phòng, chống và ứng phó BĐKH để huy động được
nguồn lực xã hội, nhất là những người đứng đầu có quan điểm, cách nhìn
truyền thông về vấn đề BĐKH để thực hiện đưa các Nghị quyết, chương trình
mục tiêu, chiến lược… về phòng, chống BĐKH vào cuộc sống. Cơ chế, chính
sách được xây dựng, ban hành hoàn chỉnh nhưng không đưa vào thực hiện
được thì chỉ là những tờ giấy, cho nên với vai trò truyền thông của mình
truyền hình các tỉnh TNB phải tăng cường hoạt động truyền thông bằng nhiều
hình thức và nội dung phong phú để hỗ trợ cộng đồng tiếp cận chính sách,
khuyến khích doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế tích cực hơn trong việc đóng
góp cho các nỗ lực thích ứng và giảm nhẹ với BĐKH.
Hướng thứ ba, cần tạo sự ủng hộ rộng rãi của DLXH đối với chiến dịch
truyền thông. Nhóm đối tượng chủ yếu cần tập trung là các nhà hoạt động
VHXH, cộng đồng và nhà báo. Nhóm đối tượng này thông qua báo chí và các
phương tiện TTĐC tác động đến DLXH và cộng đồng nói chung [16, tr.11].


×