Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

CAO TRUNG HIẾU

ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI DÂN NHẬP CƯ
ĐỐI VỚI NGẬP LỤT Ở HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

CAO TRUNG HIẾU

ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI DÂN NHẬP CƯ
ĐỐI VỚI NGẬP LỤT Ở HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh

HÀ NỘI - 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Ứng phó của người dân nhập cư đối với
ngập lụt ở Hà Nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay” là nghiên cứu
của bản thân tôi. Các kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và
chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào. Trong luận văn có sử dụng
các tài liệu tham khảo được trích dẫn rõ ràng, số liệu thu thập phục vụ nghiên
cứu là các số liệu chính thống.
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Cao Trung Hiếu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ
các Quý Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Khoa Sau Đại học – Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu tại Khoa.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì,
Ủy ban nhân dân xã Tân Triều, Tả Thanh Oai, xã Thanh Liệt, và các đơn vị đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại địa phương.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh,
người Thầy đã tâm huyết giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình tôi học tập
tại Khoa Sau đại học và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, đã
giúp đỡ, động viên tôi học tập và nghiên cứu.
Trong luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự

góp ý quý báu của các Quý Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp những người quan
tâm đến nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nôi, ngày 08 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Cao Trung Hiếu

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................. vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .................................................................. 3
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
4. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu ....................................................................... 4
6.2. Phương pháp quan sát .................................................................................... 4
6. 3. Phương pháp phỏng vấn sâu ......................................................................... 5
7. Ý nghĩa của nghiên cứu..................................................................................... 5
8. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................... 7
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ................................................................... 7
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về ngập lụt và di cư.................................. 7
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam về ngập lụt và di cư ................................ 14
1.2. Các khái niệm làm việc ................................................................................ 18
CHƢƠNG 2: BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU VÀ NGẬP LỤT Ở THÀNH PHỐ HÀ
NỘI ..................................................................................................................... 21
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội ... 21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 21
2.1.2. Kinh tế xã hội ............................................................................................ 26
iii


2.2. Hiện trạng thoát nước của thành phố Hà Nội .............................................. 34
2.3. Biến đổi khí hậu ........................................................................................... 36
2.3.1. Biến đối khí hậu ở Việt Nam .................................................................... 37
2.3.2. Biến đổi khí hậu khu vực Hà Nội.............................................................. 38
2.4. Kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực Hà Nội ........................................... 40
2.5. Ngập lụt tại thành phố Hà Nội ..................................................................... 42
2.6. Thiệt hại ngập lụt đối với TP Hà Nội ........................................................... 46
CHƢƠNG 3: ỨNG PHÓ CỦA NGƢỜI DÂN NHẬP CƢ Ở THÀNH PHỐ
HÀ NỘI .............................................................................................................. 52
ĐỐI VỚI NGẬP LỤT GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 .............................................. 52
3.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu .......................................................................... 52
3.2. Tình hình ngập lụt tại huyện Thanh Trì ....................................................... 53
3.3. Tình hình nhập cư ở huyện Thanh Trì ......................................................... 54
3.4.Nguồn lực và hoạt động phòng chống lụt bão của chính quyền địa phương 56
3.5. Ứng phó của người dân nhập cư với ngập lụt .............................................. 66
3.5.1. Chuẩn bị ứng phó của người dân nhập cư ................................................ 67
3.5.2. Ứng phó của người dân nhập cư khi xảy ra ngập lụt ................................ 70

3.5.3. Người dân nhập cư khắc phục hậu quả sau khi ngập................................ 75
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 81
PHỤ LỤC ......................................................................................................... ..85

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu
BPCLB Ban phòng chống lụt bão
IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change
Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
GIS Geographic Information System – Hệ thống thông
tin địa lý
UBND Ủy ban nhân dân
WB World Bank – Ngân hàng thế giới

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Trung bình nhiệt độ và lượng mưa khu vực Hà Nội 2008 ............... 22
Bảng 2.2. Một số đặc trưng mực nước sông Hồng thời khì 1956 – 2010......... 25
Bảng 2.3. Các thông số một số hồ đập lớn trong Hà Nội ................................. 26
Bảng 2.4. Tỉ suất nhập cư vào Hà Nội giai đoạn 2005 – 2013 (%) .................. 31
Bảng 2.5. Hiện trạng phân vùng tiêu và hình thức tiêu .................................... 35
Bảng 2.6. Mực nước hiện trạng và cho phép tại các vị trí trên sông ................ 36
Bảng 2.7. Tình hình gập lụt tại thành phố Hà Nội từ 1984 – 2008................... 43

Bảng 2.8. Tổng hợp số lượng điểm úng ngập ứng với các trận mưa từ 50mm
đến 100 mm trong 8 năm (từ năm 2003 đến 2010)........................................... 44
Bảng 2.9. Thống kê lượng mưa tháng 10/2008 ................................................ 45
Bảng 2.10. Thiệt hại về nhà của và vật dụng tháng 10/2008 ............................ 47
Bảng 2.11. Thiệt hại về Nông nghiệp tháng 10/2008 ....................................... 47
Bảng 2.12. Thiệt hại về thủy sản tháng 10/2008............................................... 48
Bảng 3.1. Tổng số lượng di cư thuần tuý trong 5 năm 2003-2007 của 29
quận/huyện ........................................................................................................ 55
Bảng 3.2. Vật tư phương tiện phòng chống lụt bão của Huyện năm 2012 ....... 61
Bảng 3.3. Công tác chuẩn bị cứu trợ của các xã năm 2012 .............................. 63

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Số lượng các trận lụt được báo cáo trên toàn cầu ................................ 7
Hình 1.2. Bản đồ nguy cơ ngập lụt thế giới ........................................................ 8
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa khí nhà kính và sự biến động của nhiệt độ toàn cầu......37
Hình 2.2. Xu thế nhiệt độ giai đoạn 1900 – 2002 tại Hà Nội................................. 39
Hình 2.3. Biến động lượng mưa trung bình năm giai đoạn 1886 – 2001 ........... 40
Hình 2.4. Kịch bản nhiệt độ tại trạm Hà Đông – Hà Nội ................................... 41
Hình 2.5. Kịch bản lượng mưa tại trạm Hà Đông – Hà Nội ............................... 41
Hình 2.6. Bản đồ độ sâu ngập lụt cực đại khu vực nội thành Hà Nội trong trận
ngập lụt từ 31/10-2/11/2008 ............................................................................... 42
Hình 3.1. Bản đồ huyện Thanh Trì ..................................................................... 53
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban phòng chống lụt bão huyện Thanh Trì...... 58
Hình 3.3. Hình ảnh trước nhà chị Nguyễn Thị Mai ........................................... 69
Hình 3.4. Hình ảnh trước nhà chị Lê Thị Bình ................................................... 69
Hình 3.5. Hình ảnh trước nhà số 35 Ngõ 168 Tả Thanh Oai ............................. 70


vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay Biến đổi khí hậu (BĐKH) được nhân loại đánh giá là một trong
những thách thức lớn nhất thế kỷ 20, đồng thời là một hiểm họa tiềm tàng đối với
loài người trong tương lai, bởi vì nó đang đe dọa xóa bỏ những thành quả nhiều
năm trong công cuộc chống đói nghèo, cản trở việc thực hiện các mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ và sự phát triển con người cả hiện nay và các thế hệ mai sau.
Tác động của BĐKH làm gia tăng số lượng và mức độ khắc nghiệt của
những thiên tai hiện hữu như bão, lũ, lụt, hạn hán, v.v... Đối với khu vực nông
thôn BĐKH làm cho người nông dân ở những nước nghèo trên thế giới cũng
như ở nước ta trở nên trắng tay sau nhiều năm lao động vất vả, cực nhọc. Nóng
lên toàn cầu và sự dâng lên của mực nước biển làm tăng diện tích ngập lụt, xâm
nhập mặn và xói lở ở những vùng đồng bằng châu thổ có thể làm cho người
nông dân mất đi cơ hội sản xuất, nguồn sinh sống duy nhất của họ.
Đối khu vực thành phố, đặc biệt là các thành phố ở những nước đang phát
triển khi cơ sở hạ tầng còn đang thấp kém, dân số quá đông, dẫn đến việc thích
ứng với các hiện tượng bất thường của thời tiết còn rất yếu kém. Ví dụ như, năm
2008 sau trận mưa lịch sử chưa từng thấy trong vòng 40 năm qua đã làm cho
thành phố Hà Nội ngập lụt nghiêm trọng, dẫn đến sự xáo trộn mạnh mẽ trong
đời sống của cư dân thành phố, giá cả các mặt hàng thức phẩm gia tăng đột biến
do khan hiếm, dịch bệnh sau lũ hoành hành dẫn đến sự quá tải ở các bệnh viên,
các vấn đề về môi trường chở nên nghiêm trọng, cuộc sống bị xáo trộn đặc biệt
với nhóm người nghèo thu nhập thấp [22]. Năm 2011 lũ lụt khủng khiếp xảy ra
ở Thái Lan làm 500 người chết, thiệt hại lên đến 5 tỉ đô la, các thành phố lớn
trong đó có thủ đô Băng Cốc bị tê liệt hoàn toàn, sự xáo trộn mạnh mẽ trong đời
sống người dân xảy ra nghiêm trọng dẫn tới sự bất đồng lớn giữa người dân với
chính phủ trong việc tiêu thoát lũ khi chính phủ kiên quyết không xả lũ để bảo

vệ các khu công nghiệp và trung tâm thủ đô. Ngoài những trận lũ lụt lịch sử
được nêu trên, hằng năm các thành phố trên thế giới vẫn phải đối mặt với rất
1


nhiều các vấn đề nảy sinh khi đứng trước các hiện tượng thiên tai cực đoan, gây
không ít những khó khăn và thiệt hại cho dân cư khu vực thành phố [40].
Trước tình hình như vậy, thích ứng với BĐKH là yêu cầu bức thiết đối
với tất cả các nước, song đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Thích ứng
với BĐKH nhằm ngăn ngừa và hạn chế tác động xấu của BĐKH đối với các hệ
thống tự nhiên và hệ thống xã hội, đồng thời khai thác những cơ hội thuận lợi,
nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững.
Hà Nội là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất
trong cả nước. Tính đến nay, dân số của Hà Nội gần 6,9 triệu người, với tốc độ
tăng bình quân 192.000 người/năm, trong đó tăng cơ học khoảng 63%, chủ yếu
là dân di cư từ nông thôn ra đô thị. Mật độ dân cư đông tập trung chủ yếu ở các
quận nội thành, nhất là khu vực đô thị “lõi” (với 4 quận nội thành cũ là Ba Đình,
Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đống Đa), tạo nên nhiều vấn đề kinh tế, xã hội,
nhất là tạo nên sức ép rất lớn đối với môi trường sinh thái, sự quá tải các hệ
thống cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu dân sinh. Hơn nữa, mật độ dân số đông,
với tỷ lệ người nhập cư cao dẫn đến công tác ứng phó với các thiên tai hiệu quả
còn hạn chế, còn mang tính tự phát và không đồng bộ [29].
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, diễn biến của các hiện tượng
thời tiết cực đoan là rất bất thường, khó dự đoán. Trên địa bàn thành phố Hà Nội
những năm qua cũng đã xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết tiêu cực, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, nhất là cộng đồng người nhập cư.
Một trong những hiện tượng thời tiết tiêu cực dễ nhận thấy là tình trạng mưa lớn
gây ngập lụt cục bộ, đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, sức khỏe của
người dân và tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường sinh
thái của Thành phố.

Trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém, phát triển chưa đồng bộ,
người dân thành phố hầu như ít có kinh nghiệm thích ứng với lũ lụt, mặt khác
các hiện tượng bất thường như mưa lớn trước kia ít xảy ra nay lại thường xuyên
xuất hiện. Vì vậy, khả năng thích ứng với thiên tai ở thành phố đặc biệt là thích
2


ứng với lũ lụt còn rất yếu kém, cho nên rất cần có những đánh giá cụ thể về khả
năng thích ứng của người dân ở khu vực thành phố, qua đó để có những biện
pháp và chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực thích ứng cho cộng đồng
dân cư thành phố, đặc biệt là nhóm người nghèo, có thu nhập thấp.
Việc lựa chọn đề tài “Ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt
ở Hà Nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay” là do những vấn đề được
nêu ở trên. Nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thực trạng, khả năng
ứng phó với hiện tượng ngập lụt của bộ phận người dân nhập cư tại một số địa
điểm trên khu vực thành phố Hà Nội đồng thời đề xuất những phương án tối ưu
có thể áp dụng vào thực tế nhằm cải thiện khả năng thích ứng với các hiện tượng
bất thường của thiên nhiên có thể xảy ra.
2. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là: Cách thức ứng phó của người dân nhập cư đối
với ngập lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Khách thể nghiên cứu:
- Các thành viên thuộc Ban phòng chống lụt bão các cấp huyện, xã.
- Người dân nhập cư trong khu vực nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi không gian: Nghiên cứu được khú trú trên địa bàn Huyện
Thanh Trì – Thành phố Hà Nội
Về phạm vi thời gian: Bắt đầu từ 2012
4. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng ngập lụt và tác động của ngập lụt đến đời

sống của người dân nhập cư.
Thứ hai, tìm hiểu cách thức ứng phó với ngập lụt của người dân nhập cư
trên địa bàn nghiên cứu.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng ngập lụt tại Hà Nội đang xảy ra như thế nào ?

3


Câu hỏi 2: Tác động của ngập lụt đến đời sống của người dân nhập cư
như thế nào ?
Câu hỏi 3: Người dân nhập cư ở địa phương ứng phó với ngập lụt như thế
nào ?
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm khai thác những tài liệu có
sẵn từ các tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến
ngập lụt thành phố và cách thức ứng phó, ngoài ra tác giả còn sử dụng tài liệu từ
các báo cáo liên quan đến kinh tế xã hội, phòng chống lụt bão của địa phương.
Những tài liệu mà tác giả phân tích sẽ có liên quan tới luận văn này như về
phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu các trường hợp tương tự hay các số liệu phục
vụ cho nghiên cứu.
6.2. Phƣơng pháp quan sát
Phương pháp quan sát được tác giả sử dụng trong nghiên cứu nhằm ghi
chép, mô tả, phân tích đánh giá các yếu tố liên quan đến ứng phó với ngập lụt
của người dân nhập cư, cụ thể là:
Thứ nhất, mục tiêu tác giả sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập,
ghi chép thông tin về người nhập cư trong khu vực nghiên cứu bao gồm, điều
kiện sống cơ bản, mức độ quan tâm của chính quyền địa phương... qua đó có cái
nhìn tổng quan về đời sống của bộ phận người nhập cư trong khu vực.

Thứ hai, đối tượng tác giả quan sát ghi chép thông tin là công tác chuẩn bị
ứng phó với ngập lụt của Ban phòng chống lụt bão các cấp huyện, thị trấn, xã
trong khu vực nghiên cứu, trong đó có công tác thành lập Ban Chỉ huy phòng
chống lụt bão, các công tác chuẩn bị vật tư, công tác tuyên truyền.
Thứ ba, tác giả quan sát trong suốt quá trình thu thập thông tin về chuẩn
bị ứng phó, ứng phó khi xảy ra ngập và xử lý sau khi ngập của bộ phận người
dân nhập cư trên địa bàn nghiên cứu.

4


6. 3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Ngoài phương các phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát,
tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Đây là phương pháp chủ yếu
tác giả sử dụng để tìm hiểu cách thức ứng phó với ngập lụt của người dân nhập
cư trên địa bàn.
Trước khi phỏng vấn, tác giả đã định hướng trước được những nội dung
cần hỏi, cần thu thập thông qua đề cương phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn
tác giả tiến hành phỏng vấn một cách linh hoạt đối với từng trường hợp, thông
tin phỏng vấn được tác giả ghi chép dưới dạng văn bản.
Trong nghiên cứu này tác giả thực hiện 22 cuộc phỏng vấn sâu, trong đó
các đối tượng được phỏng vấn bao gồm:
Thứ nhất, cán bộ thuộc Ban phòng chống lụt bão các cấp huyện, xã, nhằm
tìm hiểu thông tin về tình hình ngập lụt, nguồn lực, cách thức hoạt động của Ban
phòng chống lụt bão các cấp (7 cuộc phỏng vấn).
Thứ hai, tác giả phỏng vấn sâu đối với bộ phận người dân nhập cư, nội
dung phỏng vấn xoay quanh các vấn đề như: Việc chuẩn bị ứng phó trước khi
ngập; Thường làm gì khi xảy ra ngập và sau khi ngập họ thường làm những việc
gì (15 cuộc phỏng vấn).
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã được người cung cấp thông tin cho

phép ghi chép lại toàn bộ cuộc phỏng vấn, với mục đích phục vụ nghiên cứu và
đảm bảo tính khuyết danh, tác giả đã đổi tên và sử dụng những tên tác giả gán
cho từng trường hợp phỏng vấn. Do đó, tên của những người trả lời phỏng vấn
sử dụng trong nghiên cứu này không phải là tên thật.
7. Ý nghĩa của nghiên cứu
Đối với khu vực đô thị, mức độ tác động ngập lụt không mãnh mẽ như
những khu vực khác, tuy nhiên việc thường xuyên ngập đã ảnh hưởng ít nhiều
đến đời sống sinh hoạt của người dân. Trong luận văn này, mục tiêu được xác
định là đánh giá được khả năng ứng phó với ngập lụt của người dân, tác giả
mong muốn nghiên cứu này sẽ là một kênh thông tin cung cấp cho các cấp cơ sở
5


có được cái nhìn tổng quát về công tác tự ứng phó của người dân trên địa bàn,
qua đó dựa trên ý kiến của cộng đồng dân cư, chính quyền và người dân sẽ có
những biện pháp nhằm cải thiện khả năng ứng phó trước vấn đề ngập lụt.
8. Kết cấu của luận văn
Để làm sáng tỏ vấn đề, bố cục luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương này nói những nghiên cứu
trên thế giới và Việt Nam về vấn đề ngập lụt đô thị; điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội và nhập cư tại Hà Nội
Chương 2: Biến đổi khí hậu và ngập lụt ở Thành phố Hà Nội. Nội dung
chính của chương này nói về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Hà Nội và tình hình
diễn biến ngập lụt ở Hà Nội trong thời gian gần đây.
Chương 3: Ứng phó của người dân nhập cư ở Thành phố Hà Nội đối
với ngập lụt giai đoan 2008 – 2012. Chương này nói về kết quả nghiên cứu về
ứng phó của bộ phận người dân nhập cư đối với ngập lụt tại khu vực nghiên cứu.
Nội dung của đề tài tác giả xin được trình bày chi tiết dưới đây:

6



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về ngập lụt và di cƣ
Hiện nay ngập lụt đô thị là một trong những vấn đề phổ biến và đáng quan
ngại nhất ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển và đang phát
triển. Theo nghiên cứu về ngập lụt đô thị của 3 tác giả Jha, Bloch và Lamond,
dựa trên các dữ liệu từ Trung tâm EM-DAT (Emergency Events Database), chỉ
trong vòng 2 thế kỷ qua, số lượng các trận ngập lụt đô thị toàn cầu đã tăng lên
đáng kể, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các lĩnh vực như kinh tế, xã
hội và môi trường (Jha, Bloch and Lamond 2012) [30].

Hình 1.1. Số lƣợng các trận lụt đƣợc báo cáo trên toàn cầu (Nguồn: EMDAT/CRED internet)

Trong bối cảnh phát triển quá nhanh của nền kinh tế dẫn đến việc xây
dựng cơ sở hạ tầng chưa phù hợp, hơn nữa sự bất thường của các hiện tượng
thời tiết do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra dẫn đến thách thức về ngập lụt đô
thị ngày càng gia tăng. Theo tổng hợp của các nhà nghiên cứu gồm: Jha, Bloch
và Lamond trong vòng 2 năm 2010 – 2011, nhiều trận lũ lụt tàn phá đã xảy ra
dọc theo lưu vực sông tại Pakistan vào tháng 10/2010; tại Queensland, Australia,
Nam Phi, Sri Lanka và Philippines vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011; trận lụt
7


xảy ra cùng với dòng bùn chảy tại vùng Serrana của Brazil vào tháng 1/2011;

trận lụt tiếp theo đợt sóng thần do động đất tại khu vực ven biển đông bắc của
Nhật Bản vào tháng 3/2011; trận lụt dọc theo sông Mississippi vào giữa năm
2011; trận lụt do hậu quả của cơn bão trên bờ biển phía Đông nước Mỹ vào
tháng 8/2011; trận lụt tại tỉnh Sindh phía Nam của Pakistan vào tháng 11/2011
và trên khu vực rộng lớn của Thái Lan, bao gồm cả Bangkok vào tháng 10 và
11/2011 [30].

Hình 1.2. Bản đồ nguy cơ ngập lụt thế giới - Nguồn:World Resouce Institute
(WRI)
(2012) Internet [45])

Lũ lụt là hiện tượng thiên tai phổ biến nhất trong các thảm họa từ thiên
nhiên. Đặc biệt, theo báo cáo của Adam B.Smith (NOAA- National Climatic
Data Center, Asheville, North Carolina) và Richard W.Kaiz (National Center
for Atmospheric Research, Boulder, Colorado) trong vòng 20 năm qua, số trận
lụt được báo cáo đã tăng lên một cách đáng kể. Số người bị ảnh hưởng bởi lũ
lụt và thiệt hại về kinh tế và bảo hiểm cũng đều gia tăng. Tính riêng năm 2011,
có 178 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Tổng số người bị thiệt mạng trong
những năm ngoại lệ như 1998 và 2001 là trên 40 triệu người. Số người bị thiệt
mạng trực tiếp do lũ lụt tăng chậm hoặc thậm chí giảm dần theo thời gian, phản
8


ánh việc chúng ta đã thực hiện có hiệu quả các biện quản lý rủi ro ngập úng.
Mặc dù đây là một điều đáng khích lệ, nhưng số người bị thiệt mạng vẫn còn
cao tại các nước đang phát triển, nơi ngập úng gây ảnh hưởng một cách không
cân đối tới người nghèo và người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ và
trẻ em [30].
Do dân số đô thị chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng dân số thế giới, ngập lụt
đô thị sẽ chiếm một phần lớn hơn trong tổng tác động của lũ lụt. Ngập lụt đô thị

do đó sẽ trở nên nguy hiểm hơn và việc quản lý sẽ trở nên tốn kém hơn do hầu
hết dân số sinh sống ở khu vực đô thị. Điều này gây ảnh hưởng đến tất cả các
loại quy mô định cư: trong khi vào năm 2030 dự đoán có khoảng 75 khối dân cư
với quy mô trên 5 triệu người, dân số đô thị ở tất cả các loại quy mô dự kiến
cũng sẽ tiếp tục tăng. Đến năm 2030, đa phần dân số thành thị trên thực tế sẽ
sinh sống tại các thị trấn và thành phố có quy mô dân số dưới 1 triệu người nơi
thể chế và cơ sở hạ tầng đô thị ít có khả năng đối phó [30].
Để ứng phó với vấn đề ngập lụt ở các đô thị, trên thế giới hiện nay có rất
nhiều nghiên cứu phục vụ cho vấn đề này. Ví dụ như:
Tập hợp các nghiên cứu trong cuốn “Cities and Flooding, a guide to
integrated Urban flood risk managament for the 21st century” của nhóm tác giả
Abhas K Jha, Robin Bloch, Jessica Lamond. Khẳng định, lũ lụt là kết quả của sự
kết hợp các hiện tượng khí tượng thủy văn như lượng mưa cực đoan và dòng
chảy, tuy nhiên cũng có thể do các hoạt động của con người như lũ lụt có thể là
kết quả của sự phát triển không đồng bộ, không có kế hoạch trong vùng lũ. Thay
đổi sử dụng đất không hợp lý cũng là một nguyên nhân, sự phát triển quá nóng
của các đô thị làm giảm tính thấm nước của đất, tăng dòng chảy mặt, trong nhiều
trường hợp hệ thống thoát nước không được thiết kế để ứng phó với các dòng
chảy tăng cường. Trên thế giới, những người di chuyển từ nông thôn lên thành
phố thường định cư ở những khu vực có độ tiếp xúc cao với lũ lụt, thiếu cơ chế
tự bảo vệ trước lũ lụt là nguyên nhân chính dẫn đến tính dễ bị tổn thương của
đối tượng này [30].
9


Theo nghiên cứu “Urban flood Management”của Carlos E.M. Tucci and
Juan Carlos Bertoni nghiên cứu cho Brazil, cho thấy Brazil là một trong những
quốc gia tiên tiến ở châu Mỹ Latinh trong việc phân tích và xử lí các vấn đề về
hệ thống thoát nước thành phố, họ nghiên cứu các trường hợp ở các thành phố
Estrela, União da Vitoria / Porto União, Curitiba và Porto Alegre. Kết quả

nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân ngập lụt chủ yếu là do xây dựng cơ sở hạ
tầng không phù hợp, ví dụ như trước khi chưa có con đập Foz de Areia và
COPEL thì không có lũ lụt xảy ra sau khi con đập được hoàn thành vào năm
1983 thì thành phố Porto União thường xuyên xảy ra ngập lụt, hiện tượng ngập
lụt đã tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là tầng lớp người
nghèo và vô gia cư ở những khu vực thành phố này. Những biện pháp xử lý vấn
đề được nghiên cứu đưa ra là khoanh vùng các khu vực ngập lụt, bố trí lại cơ sở
hạ tầng, xây dựng đê bao và hệ thống thoát nước hợp lý [32].
Theo nghiên cứu “Adapting to climate change in Urban areas” David
atterthwaite, Saleemul Huq, Mark Pelling, Hannah Reid and Patricia Romero
Lankao. Nghiên cứu cho rằng nhóm người nghèo ở khu vực thành thị phần lớn
cuộc sống của họ buộc phải thích nghi với sự biến đổi của điều kiện kinh tế, việc
ưu tiến các điều kiện kinh tế có ý nghĩa sống còn đối với họ. Nghiên cứu chỉ ra
những khu định cư có thu nhập thấp có nguy cơ bị lũ lụt thường phải thích nghi
tạm thời và vĩnh viễn không sẵn sàng di chuyển đến những nơi an toàn hơn, bởi
vì những khu vực đó liên quan đến cơ hội thu nhập của họ, việc di chuyển họ
đến những địa điểm mới an toàn phải kèm theo việc cung cấp cơ sở hạ tầng và
các dịch vụ [33].
Nghiên cứu về nhóm người thu nhập thấp trong “Low – income
households’ adaptation to flooding in Indore, India” SOURCE: Stephens,
Carolyn, Rajesh Patnaik and Simon Lewin (1996) London School of Hygiene
and Tropical Medicine, London, 51 pages. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong nhiều
cộng đồng có thu nhập thấp tại Indore, lũ lụt được coi là một sự kiện theo mùa
tự nhiên, và các hộ gia đình thực hiện các bước để hạn chế thiệt hại nó. Những
10


người sinh sống trên những khu đất tiếp giáp với những con sông nhỏ và những
nơi có cống thoát nước lớn thường là những nơi nguy hiểm, nhưng những khu
vực này được coi là lợi thế đối với họ bởi vì những nới này nó gần gũi với

những công việc kiếm sống của họ (nhiều người kiếm sống bằng nghề thu gom
rác thải), những khu vực này đất đai thường rẻ hơn, việc gắn kết cộng đồng và
gia đình do đặc thù về sinh hoạt được gắn kết hơn. Việc thích nghi với lũ lụt
được những hộ gia đình này thực hiện cả hai thích nghi là tạm thời và vĩnh viễn,
bao gồm những việc như nâng cấp nền nhà, sân, sử dụng vật liệu chống lụt, việc
lừa chọn nội thất thiên về tháo lắp vận chuyển dễ dàng, dây điện được đặt cao
trên mức lũ, tấm lợp không được gắn trực tiếp vào nhà đảm bảo khả năng loại bỏ
nó khi nhà bị ngập cao, nhiều gia đình có chuẩn bị sẵn vali, túi đựng săn sàng di
chuyển nếu nguy hiểm khẩn cấp. Người dân ở khu vực này cũng thiết lập và
phát triển hệ thống cảnh báo, xây dựng kế hoạch dự phòng cho việc sơ tán đến
nơi an toàn, những kinh nghiệm trong việc sơ tán cũng được đúc kết thành kinh
nghiệm, ví dụ như người già và trẻ em được sơ tán đến nơi an toàn trước, các vật
dụng điện tử được di chuyển sau, đồ gia dụng và quần áo được di chuyển sau
cùng, việc thực hiện từng bước này sẽ dễ dàng và nhanh trong hơn tránh được
thiệt hại do lụt. Người dân cũng có kinh nghiệm hơn trong việc tận dụng sự hỗ
trợ từ phía nhà nước, điều này là động lực lớn cho người dân trong việc xây
dựng nhà ở tại những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước lũ lụt [37].
Trong Luận án tốt nghiệp: Hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu đến
di cư “Understanding the Effect of Climate Change on Human Migration” của
tác giả Sabine Perch-Nielsen, dưới sự hướng dẫn của Prof. Dr. Dieter Imboden Michèle Bättig, luận văn được thực hiện tại Sở Khoa học và Công nghệ Liên
bang Thụy Sỹ (Department of Environmental Sciences Swiss Federal Institute of
Technology), tác giả cho biết, trong hai thập kỷ vừa qua một số nhà nghiên cứu
sự di cư hàng loạt như là một hệ quả của biến đổi khí hậu, những nghiên cứu đó
đã thúc đẩy rất nhiều các nghiên cứu khác liên quan đến biến đổi khí hậu và sự
di dân trong đó có Luận văn của tác giả. Nghiên cứu của tác giả làm rõ mối quan
11


hệ của biến đổi khí hậu và di dân bằng cách (i) khảo sát khả năng kết nối giữa
các mô hình toán học về khí hậu và các mô hình về di dân; (ii) Phát triển 04 mô

hình khái niệm quan trọng nhất kết nối giữa biến đổi khí hậu và di cư; (iii) Đánh
giá sự đóng góp của cả hai phương pháp. Phần đánh giá này trong giai đoạn đầu
tiên tác giả thấy mô hình khí hậu và mô hình di cư khác nhau hoàn toàn, mô
hình khí hậu và mô hình toán, lý ba chiều phức tạp, còn mô hình di cư có tính
chất thực nghiệm, phi không gian và thời gian. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy rằng
mô hình khí hậu chưa được lồng ghép vào mô hình di cư. Vì vậy, tác giả đã lồng
ghép và phát triển thành 04 mô hình tác giả gọi là “Mô hình kết nối” bằng cách
lồng ghép 4 yếu tố khí hậu mô hình khí hậu gồm: Nước biển dâng, lốc và xoáy
thuận nhiệt đới, lũ lụt và hạn hán vào mô hình di cư. Kết quả tác giả nhận định:
Có mối liên hệ giữa di cư và biến đổi khí hậu, nhưng biến đổi khí hậu không thể
kích thích di cư hàng loạt. Hạn hán có thể dẫn đến di cư đáng kể, đối với lốc,
bão, xoáy thuận nhiệt đới và lũ lụt ít gây ra di cư dài hạn, còn đối với nước biển
dâng tác giả không có đủ thông tin rõ ràng để đánh giá ảnh hướng tới di cư. Cuối
cùng tác giả nhận định, kết quả không thể bao hàm hết được các tác động tiềm
tàng của biến đổi khí hậu, kết quả đánh giá mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép 4
yếu tố nguy hiểm của khí hậu vì thế cần có những nghiên cứu thêm [38].
Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến di dân và xung đột
“Assessing the Impact of Climate Change on Migration and Conflict” của nhóm
tác giả gồm: Clionadh Raleigh, Lisa Jordan and Idean Salehyan của Phòng
nghiên cứu phát triển xã hội Ngân hàng Thế giới WB. Kết quả khẳng định biến
đổi khí hậu đang và sẽ mang lại những thay đổi đáng kể trong vấn đề di cư trên
toàn thế giới. Sự gia tăng đột ngột của các mối nguy hiểm có nguồn gốc từ môi
trường và thiên tai, dự tính sẽ làm thay đổi các hình thức di cư điển hình của
cộng đồng và của mỗi quốc gia. Kết quả khẳng định được chứng minh qua 05
kết luận chính của nghiên cứu: (i) Các thảm họa khác nhau có khả năng đáng kể
trong việc kích thích di cư; (ii) Sinh kế của cá nhân hay cộng đồng bị đe dọa bởi
những rủi ro do môi trường, điều này còn phụ thuộc vào tài sản của cá nhân
12



hoặc cộng đồng, lao động di cư từ nông thôn lên thành thị phổ biến ở các nước
kém phát triển thường là di cư tạm thời và nội bộ, chủ yếu là để kiếm công ăn
việc làm và gia tăng thu thập, bởi vì đa dạng nguồn thu nhập là con đường chủ
yếu để giảm thiểu nguy cơ gia tăng các mối nguy hiểm có nguồn gốc khí hậu;
(iii) Trong giai đoạn suy thoái môi trường như nhiễm mặn đất, suy thoái đất,
hiện tượng phổ biến nhất là gia tăng các hình thức di cư lao động, bởi vì bằng
cách đó sẽ có nguồn tiền gửi về cho gia đình ngay lập tức đề giảm bớt gánh nặng
do suy thoái môi trường; (iv) Với sự khởi nguồn của thảm họa bất ngờ hay sự
hiện diện liên tục của một thảm họa truyền thống (như hạn hán, lũ lụt, nạn đói)
cộng đồng dân cư sẽ tham gia vào các mô hình di dân kiểu di dân bị nạn. Các
đặc tính của di cư bị nạn rất khác nhau đối với từng quốc gia bởi mức độ nghiêm
trọng của các cuộc khủng hoảng và do khác biệt về địa lý, tuy nhiên có một
điểm khá chung đó là người di cư phải lựa chọn một trong các kiểu cứu trợ đó
là: 1 – Phụ thuộc vào mạng cứu trợ xã hội, 2- Phụ thuộc vào các cơ quan có khả
năng viện trợ và có phương án tái định cư, 3 – chuyển đến các nơi ở tập trung
chờ được hỗ trợ định cư tạm thời hoặc lâu dài, sự lựa chọn đầu tiên phổ biến
trong khi có thiên tai, lựa chọn thứ 2 phổ biến trong các trường hợp xảy ra
khủng hoảng môi trường như nước biển dâng, ở các quốc gia dễ bị tổn thương
do biến đổi khí hậu; (v) Di cư môi trường là kiểu di cư nội bộ và ngắn hạn, khả
năng tạo thành xung đột là rất ít. Tuy nhiên, sẽ làm xáo trộn nhân khẩu, đô thị
nông thôn [39].
Nghiên cứu Biến đổi khí hậu và đô thị hóa: Tác động và ý nghĩa đối với
quản lý đô thị - “Climate change and urbanization: Effects and implications for
urban governance” của tác giả David Satterthwaite. Tác giả nhận định rằng:
Biến đổi khí hậu tác động lên khu vực đô thị có nhiều khả năng sẽ ngày càng
tăng. Đối với khu vực dân cư nghèo, một số tác động trực tiếp, ví dụ như lũ lụt
xảy ra thương xuyên, nguy hiểm hơn, một vài tác động gián tiếp như giảm
nguồn cấp nước sạch cho khu vực dân cư nghèo, BĐKH gây ra các hiện tượng
thời tiết cực đoan, làm giá lương thực tăng, gây thiệt hại tài sản của các hộ gia
13



đình nghèo hoặc làm gián đoạn nguồn thu nhập của người nghèo, người dân
nhập cư [34].
Ngoài những nghiên cứu trên, còn rất nhiều những nghiên cứu liên quan
đến tác động của biến đổi khí hậu, ngập lụt đô thị đến di dân như: Tác động của
ngập lụt đến di dân nội bộ ở Pakistan “Internally Displaced People and the
Human Impact” hay nghiên cứu di dân nông thôn – đô thị ở Guwaihaiti - Ấn Độ
“The Rural – Urban migration pattern in Guwahaiti’s environment” của Trung
tâm nghiên cứu chiến lược và Quốc tế - The Center for Strategic and
International Studies. Hay tập hợp rất nhiều nghiên cứu trong cuốn “Forced
Migration review – Adapting to Urban displacement” của Trung tâm nghiên cứu
người tị nạn - Refugee Studies Centre – Đại học Oxford. Tất cả những nghiên
cứu trên đều tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến di dân trong bối cảnh
con người bị tác động bởi các mối nguy hiểm xuất phát từ tự nhiên như ô nhiễm
môi trường, hạn hán, lũ lụt, thay đổi sử dụng đất, v.v…[36,37]
Như vậy, từ những nghiên cứu trên thế giới chúng ta có thể nhận xét rằng:
Thứ nhất, thành phố là nơi mà người dân nhập cư từ khu vực nông thôn lên sinh
sống và lao động là thực trạng chung trên thế giới. Thứ hai, việc phát triển quá
nhanh và quá nóng ở các thành phố, kết hợp với sự quy hoạch không phù hợp đã
làm tăng nguy cơ ngập lụt, ô nhiễm môi trường đối với khu vực này; Thứ ba,
người dân có thu nhập thấp và người dân nông thôn chuyển lên khu vực thành
phố kiếm sống là những bộ phận bị tổn thương nhất trước vấn đề như ngập lụt, ô
nhiễm môi trường…, việc hỗ trợ của các cấp nhà nước đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc ổn định đời sống của bộ phận dân cư này.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam về ngập lụt và di cƣ
Các đô thị ở Việt Nam hầu hết cơ sở hạ tầng đều lạc hậu, hệ thống thoát
nước không đảm bảo tiêu thoát nhanh, hơn nữa Việt Nam lại thuộc khu vực
nhiệt đới gió mùa, nên lượng mưa rất lớn từ 1500 – 2000 mm/năm. Vì vậy, việc
ngập lụt ở khu vực thành phố là thường xuyên xảy ra. Ở các đô thị Việt Nam, tỉ

lệ người dân từ khu vực nông thôn đổ lên thành phố lao động rất là đông, những
14


đối tượng này thường là thu nhập thấp, không có nhà cửa, nếu ngập lụt xảy ra,
việc bị ảnh hưởng thiệt hại đối với những đối tượng này là rất cao. Tuy nhiên,
hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu liên quan đến những đối
tượng này, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đế dự báo ngập lụt, tác
động của ngập lụt một cách chung chung, chưa đi sâu vào từng đối tượng cụ thể.
Trong ấn phẩm “Sống chung với lũ” của nhóm tác giả Michael
DiGregorio, Huỳnh Cao Vân, các tác giả nghiên cứu cộng đồng dân cư thuộc địa
bàn Quy Nhơn tỉnh Bình Định trong đợt lũ lụt gây ra bởi cơn bão Marinae.
Nghiên cứu này với nội dung lũ lụt do bão Mirinae ở ngoại ô thành phố Quy
Nhơn đã chỉ ra rằng cư dân ở đây quen với mùa lụt và đã có cách ứng xử với cả
các rủi ro lẫn lợi ích trong mùa ngập lụt trải qua nhiều thế hệ. Nguời dân cũng
nhận biết được những đổi thay gần đây trong khu vực như các đập dâng, đuờng
xá, cầu cống và đê điều được xây mới, cũng như các vùng thoát lũ đang bị san
lấp để phát triển đô thị. Họ nghĩ rằng các dự án mới này cộng với việc chính
quyền chưa cung cấp kịp thời những cảnh báo bão thích đáng là những nhân tố
chủ yếu làm nghiêm trọng thêm ảnh huởng của bão Mirinae, chứ không phải là
số luợng và mức độ nghiêm trọng của bão được dự đoán ngày càng tăng làm họ
chịu thiệt hại do bão. Các bằng chứng cho thấy những ý kiến của người dân đã
đúng [27].
Trong nghiên cứu “Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt khu vực hạ
lưu sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị” của tác giả Đặng Đình Khá, Khoa Khí
tượng thủy văn hải dương học, Đại học Khoa học Tự nhiện, Đại học Quốc gia
Hà Nội, trong nghiên cứu tác giả sử dụng hai phương pháp là dùng mô hình thủy
văn xây dựng bản đồ ngập lụt và phương pháp khảo sát phỏng vấn thực địa
nhằm xây dựng bản đồ tổn thương cho khu vực nghiên cứu. Kết quả, tác giả đã
đánh giá được mức độ tổn thương và đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao

sức chống chịu với lũ lụt cho khu vực này [12].
Theo kết quả của Viện chuyển đổi môi trường và xã hội – quốc tế trong
nghiên cứu “Nghiên cứu điển hình về khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu”
15


tại Đà Nẵng nghiên cứu áp dụng đối với các đối tượng như lãnh đạo địa phương,
người dân, phụ nữ, các kinh nghiệm về xây dựng nhà cửa chống bão lụt, các
phương pháp truyền thông như giáo dục v.v…,qua đó đúc kết được các bài học
và kinh nghiệm trong quá trình phòng chống lụt bão và khuyến nghị nhân rộng
mô hình tại địa phương và làm tham khảo cho các địa phương khác [28].
Trong nghiên cứu “Mô phỏng ngập lụt Hà Nội năm 2008 và đề xuất một
số giải pháp thoát úng cục bộ” của nhóm tác giả Phạm Mạnh Cồn, Đặng Đình
Khá, Đặng Đình Đức, Nguyễn Mạnh Khải, Phạm Quang Hà và Trần Ngọc Anh,
bằng việc sử dụng mô hình MIKE FLOOD kết hợp với MIKE URBAN mô
phỏng trận ngập lụt ngày 31/10/2008. Kết quả cho thấy, do năng lực tiêu thoát
chưa đáp ứng được của các tuyến cống từ trung tâm đến hệ thống 4 sông lớn nội
thành Hà Nội. Do vậy, nhằm giải quyết tình trạng ngập úng cục bộ, cần có thêm
các giải pháp tăng cường và mở rộng các tuyến thoát nước hiện nay từ trung tâm
thành phố ra sông Tô Lịch, Lừ và Sét. Các kết quả mô phỏng cho 3 kịch bản đề
xuất đã chứng minh hiệu quả tiêu thoát úng cục bộ và đồng thời không làm tăng
cường mức độ ngập lụt ở các khu vực khác [7].
Trong ấn phẩm “Di cư, tái định cư và biến đổi khí hậu tại Việt Nam” của
Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Báo cáo tham luận này nghiên cứu mối liên hệ
giữa biến đổi khí hậu, di cư, tái định cư tại Việt Nam. Báo cáo nhận định: (i)
Động lực di cư phụ thuộc vào những khó khăn hoặc cơ hội kinh tế, mạng lưới xã
hôi, tình hình chính trị và áp lực môi trường, trong đó có áp lực về biến đổi khí
hậu. Di cư được cho là giải pháp tiềm năng để đối phó và giảm nhẹ tác động của
các hiểm họa khí hậu và mang lại lợi ích với đối tượng dễ bị tổn thương. (ii)
Khó khăn về kinh tế và sinh kế là động lực trực tiếp dẫn đến di cư, các yếu tố

môi trường cũng đóng vai trò hàng đầu trong các nguyên nhân cơ bản của di cư.
(iii) Các hình thức phát triển không bền vững cộng với tình trạng biến đổi khí
hậu ngày càng trầm trọng là nguyên nhân làm suy thoái môi trường và đây chính
là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng di cư. (iv) Ngày càng có nhiều
bằng chứng cho thấy di cư có thể giúp nâng cao khả năng chống chịu cho người
16


×