Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.72 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA GIỮA CÔNG TY
TNHH DỊCH VỤ FIBRISOL ÚC VÀ CÔNG TY TNHH BEHN MEYER VIỆT
NAM CHI NHÁNH BẮC NINH.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
Điều 1: Miêu tả - khối lượng – giá...........................................................................4
Điều 2: Vận chuyển......................................................................................................7
Điều 6: Điều kiện khác..............................................................................................11
2.1 Sửa đổi, bổ sung các điều khoản đã có trong hợp đồng: ...............................12
2.2 Bổ sung một số điều khoản cần thiết khác mà hợp đồng chưa có:...............13

LỜI MỞ ĐẦU
Như ta đã biết cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hợp tác kinh tế
quốc tế, quan hệ mua bán hàng hóa được hình thành, phát triển ngày càng mạnh.
Tuy nhiên, trong hoạt động kinh tế không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió,
không phải lúc nào các chủ thể cũng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một
cách đầy đủ. Mà giữa các chủ thể thường xảy ra tranh chấp do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Vì vậy, việc quản lý kinh tế bằng pháp luật là đòi hỏi tất yếu của nền
kinh tế thị trường và là sự quản lý khoa học nhất mà bất kì một quốc gia nào trên thế
giới đều phải dựa vào đó để điều hành nền kinh tế đất nước mình. Hiện nay, ở nước
ta việc quy định pháp luật về những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua
bán hàng hóa d ựa vào các văn bản: Bộ luật dân sự 2005; Luật Thương mại 2005 và
một số văn bản khác có liên quan. Thực tế cho thấy hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế có rủi ro rất lớn. Bởi vậy, để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, doanh nghiệp cần
xây dựng một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hợp pháp, đầy đủ và chi tiết.

1


Để tiếp cận và hiểu rõ hơn về những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế cũng như việc áp dụng nó trên thực tế, em xin chọn đề tài tiểu


luận "Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty TNHH dịch vụ Fibrisol
Úc và công ty TNHH Behn Meyer Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh". Với đề tài
nghiên cứu phân tích như trên tiểu luận có kết cấu gồm mục lục, lời mở đầu, nội
dung và kết luận.

NỘI DUNG
1. Phân tích bản hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty TNHH dịch vụ
Fibrisol Úc và công ty TNHH Behn Meyer Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh
1.1 Nhận xét chung.
Đây là một bản hợp đồng kinh tế hay cụ thể hơn đó là một bản hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế hợp pháp:
- Về nội dung: Hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm phục vụ hoạt động kinh
doanh. Trong bản hợp đồng này, đó là nội dung thực hiện việc trao đổi hàng hóa (cụ
thể là phụ gia thực phẩm) và các thỏa thuận khác nhằm tạo điều kiện để việc trao
đổi được diễn ra thuận lợi.
- Về hình thức: bản hợp đồng này được ký kết dưới hình thức tương đương
văn bản (fax) có chữ ký của các bên xác nhận nội dung mua bán hàng hóa. Như vậy,
hợp đồng đã tuân thủ quy định bắt buộc về hình thức khi giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế được quy định tại khoản 2. Điều 27, Luật Thương mại 2005. Đồng

2


thời, hợp đồng cũng đã bao gồm các điều khoản chủ yếu như: hàng hóa, số lượng,
giá cả, vận chuyển, điều khoản thanh toán, điều khoản khiếu nại…
- Về chủ thể của hợp đồng: Hợp đồng này được ký kết giữa công ty TNHH
dịch vụ Fibrisol Úc và công ty TNHH Behn Meyer Việt Nam chi nhánh tại Bắc
Ninh. Bên bán là pháp nhân nhưng bên mua chỉ là đơn vị trực thuộc của pháp nhânchi nhánh tại Bắc Ninh. Hiện tượng này có thể gây ra hậu quả:



Các bên không thiện chí có thể rũ bỏ, đùn đẩy trách nhiệm;



Hợp đồng rất có thể bị tuyên bố vô hiệu;



Việc xác định tư cách đương sự khi có tranh chấp xảy ra là rất khó khăn

- Về thẩm quyền ký kết hợp đồng: Pháp luật các nước đều đưa ra nguyên tắc
chung rằng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thầm quyền ký kết hợp
đồng. Tuy nhiên, trong hợp đồng này người ký kết là giám đốc công ty TNHH Behn
Meyer Việt Nam chi nhánh tại Bắc Ninh và giám đốc bán hàng công ty TNHH dịch
vụ FIBRISOL Úc. Do vậy, vấn đề thẩm quyền ký kết cần đặc biệt được quan tâm.
Trong trường hợp giám đốc bán hàng này không có văn bản ủy quyền hợp lệ thì
hiệu lực của hợp đồng sẽ bị ảnh hưởng.
Khi xem xét các điều khoản của bản hợp đồng này, đứng dưới góc độ của mỗi
bên (người mua hoặc ngoài bán) em nhận thấy bản hợp đồng vẫn còn những tồn tại,
nó đã tạo ra những lợi thế cũng như rủi ro cho mỗi bên mà chúng ta sẽ tìm hiểu
trong phần 1.2 sau đây.
1.2 Phân tích các điều khoản của hợp đồng.
Ngay phần đầu của bản hợp đồng, hai bên đã cung cấp thông tin của bên mua
và bên bán, cụ thể:
Bên bán: công ty TNHH dịch vụ FIBRISOL ÚC.
Địa chỉ: 53-59 (ngõ) Sunmoreclose, phố Heatherton, đường Victoria 3202, Úc
SĐT: +61395527888

3



FAX: +61395512788
Bên mua: công ty TNHH Behn Meyer Việt Nam chi nhánh tại Bắc Ninh
Địa chỉ: số 14, đường 11, cụm công nghiệp VISIp Bắc Ninh, huyện Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh, Việt Nam
SĐT: 241.3765986
FAX: +241.3765980
Mặc dù bản hợp đồng đã đưa ra được thông tin về tên chủ thể giao kết, địa chỉ,
số điện thoại, fax tuy nhiên chưa có thông tin về người đại diện. Đây là một thiếu
sót gây ảnh hưởng xấu đến cả hai bên trong vấn đề xác định thẩm quyền cũng như
người chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Điều 1: Miêu tả - khối lượng – giá
1.1 Hàng hóa
Số Mặt hàng

Khối lượng

Đơn giá CIF Tổng
(Đô-la Úc)
cảng HP (Đôla úc/kg)

1

2

Phụ gia thực phẩm 80 túi x 25kg = 3,56
P27V

2000kg


Phụ gia 7

162 hộp x 20 túi 4,10

7.120

13.284

x1kg=3240kg
3

Phụ gia thực phẩm 04 túi x 25kg = 5,90
P110

590

100kg

Tổng – CIF cảng HP (đô-la Úc)

20.994

Bằng chữ: 20994 đô la úc chẵn (Incoterm 2010), +/-5% về khối lượng và giá trị
có thể chấp nhận được.
1.2 Chất lượng: Như đã chỉ định
4


1.3 Người cung cấp – xuất xứ: cty Fibrisol – Úc
1.4 Đóng gói: tiêu chuẩn đóng gói

Nhìn vào điều 1 của hợp đồng ta có thể thấy điều khoản này bao gồm các nội
dung: tên hàng, số lượng, giá cả, điều kiện giao hàng (CIF).Đây là những nội dung
chủ yếu của một bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hợp đồng nêu rõ tên mặt
hàng được đưa ra trao đổi- phụ gia thực phẩm. Đây là mặt hàng không thuộc đối
tượng hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh, àng hóa kinh doanh
có điều kiện quy định tại Điều 25 Luật Thương mại 2005. Do đó, nó đáp ứng đầy đủ
yêu cầu của điều khoản về đối tượng của hợp đồng.
Việc đề cập tên hàng, số lượng, giá cả cụ thể đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả
hai bên trong quá trình giao kết cũng như thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, tại điều 1
của hợp đồng vẫn tồn tại những điểm bất hợp lý như: chưa nêu rõ quy định về chất
lượng của hàng hóa và tiêu chuẩn đóng gói; xuất xứ hàng hóa và phương thức giao
nhận.
Thứ nhất, về quy định chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn đóng gói chưa rõ ràng:
Đây là một trong những điều khoản nhạy cảm rất dễ gây ra tranh chấp giữa các bên.
Tuy nhiên, bản hợp đồng lại không chỉ rõ cụ thể về điều kiện tiêu chuẩn chuẩn chất
lượng cũng như tiêu chuẩn đóng gói mà chỉ đề cập đến một cách hời hợt, chung
chung “Như đã chỉ định”, “tiêu chuẩn đóng gói”. Vậy cụm từ “như đã chỉ định” hay
“tiêu chuẩn đóng gói” ở đây được hiểu là theo tiêu chuẩn của bên mua – phía chi
nhánh công ty Việt Nam hay tiêu chuẩn của nhà sản xuất? Những “chỉ định” hay
“tiêu chuẩn” đó có được quy định tại văn bản pháp lý nào hay không? Đâu sẽ là căn
cứ để giải quyết tranh chấp về chất lượng, mẫu mã bao bì hàng hóa? Những hạn chế
này đã tác động đến hai bên, cụ thể:
- Đối với bên mua- công ty TNHH Behn Meyer Việt Nam chi nhánh tại Bắc
Ninh: Quy định này đã gây ra rủi ro lớn cho bên mua. Điều này khiến cho bên mua
không thể kiểm soát chất lượng cũng như mẫu mã bao bì của hàng hóa. Bởi lẽ,
không quy định cụ thể về chất lượng hàng hóa và tiêu chuẩn đóng gói trong hợp

5



đồng khiến cho bên mua không có căn cứ yêu cầu bên bán cung cấp hàng đúng chất
lượng và đảm bảo đóng gói bao bì đúng quy chuẩn.
- Đối với bên bán- công ty TNHH dịch vụ Fibrisol Úc: Đây là điều khoản có
lợi cho họ. Nếu quy định như trong hợp đồng thì có thể khôngràng buộc trách nhiệm
giao hàng của người bán vì người bán chỉ phải giao sản phẩm mới mà không cần
quan tâm đến chất lượng nhưthế nào, phẩm chất ra sao, mọi thông số của sản phẩm
phẩm ra sao cũng như đóng gói như thế nào.
Thứ hai, về xuất xứ hàng hóa: trong hợp đồng quy định là công ty TNHH dịch vụ
Fibrisol Úc, điều này cũng đã nêu được yếu tố cơ bản của xuất xứ hàng hóa, để phân
biệt những hàng hóa cùng loại của các nước khác nhau. Nhưng cần phải quy định cụ
thể căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ đúng quy định, thoả thuận trên hợp đồng
và các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng. Đồng thời áp đụng mã nước quy định
trong ISO.
Thứ ba, về việc giao hàng theo điều kiện CIF tại cảng Hải Phòng cũng tạo thuận
lợi và gây bất lợi riêng cho từng bên chủ thể trong hợp đồng.
Theo điều kiện giao hàng này, bên bán phải chịu phí tổn chuyên trở tới địa điểm
giao hàng, còn rủi ro đối với hàng hóa như hư hỏng, mất mát, các chi phí phát
sinh ...sau khi hàng đã được giao cho người chuyên trở đều đều thuộc về bên
mua.Ngoài ra, theo điều kiện CIF, bên bán có nghĩa vụ mua bản hiểm cho hàng hóa
vì lợi ích bên mua. Do đó:
- Đứng trên góc độ là người bán: công ty TNHH dịch vụ Fibrisol Úc phải chịu
toàn bộ chi phí, rủi ro về hàng hóa cho đến khi hàng hóa được chuyển qua lan can
tầu do họ thuê tại cảng gửi hàng (cảng Hải Phòng).
- Đứng trên góc độ là người mua: điều kiện giao hàng này tạo điều kiện rất
thuận lợi cho họ. Công ty TNHH Behn Meyer Việt Nam chi nhán Bắc Ninh sẽ
không phải chịu các chi phí vận chuyển, rủi ro; được đảm bảo về chất lượng hàng
hóa cho đến khi hàng đến tận cảng đến.

6



Điều 2: Vận chuyển
Đây là điều khoản rất quan trọng của hợp đồng, vì nó sẽ quy định nghĩa vụ cụ
thể của bên bán; đồng thời cũng là ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm của
mình đối với đối phương. Hợp đồng chỉ quy định về hình thức vận chuyển: đường
biển và cách thức giao hàng: không được phép giao hàng từng phần và được phép
chuyển tải chứ không quy định cụ thể về thời gian giao hàng hay địa điểm giao
hàng. Như vậy, hàng không được phép giao nhiều lần và từ cảng xếp hàng đến cảng
dỡ hàng được sử dụng nhiều hơn 01 phương tiện vận tải.
- Đứng trên góc độ người mua (phía công ty TNHH Behn Meyer Việt Nam chi
nhánh Bắc Ninh): Người mua phải chịu rất nhiều rủi ro đối với điều khoản này.
Về việc không quy định thời gian giao hàng cụ thể vào ngày nào đã gây ra
những rủi ro cũng như bất lợi cho bên mua bởi lẽ công ty không thể chủ động với
hoạt động của mình. Nếu hàng đến chậm so với dự kiến sẽ có thể ảnh hưởng đến
hoạt động của công ty.
Về việc không được phép giao hàng từng phần: đây là quy định có lợi cho phía
người mua bởi lẽ họ sẽ không phải chờ đợi hàng được giao thành nhiều lần cũng
như tránh được trường hợp chất lượng hàng hóa có thể không đồng đều do yếu tố
thời tiết, môi trường tác động trong quá trình vận chuyển.
Hơn nữa, việc chỉ nêu hàng “đến cảng Hải Phòng trong tháng Hai/Ba/2016,
phụ thuộc vào những tình huống không lường trước được.” mà không quy định các
“tình huống không lường trước được” cụ thể và chi tiết có thể là cơ hội cho bên bán
viện dẫn những lý do để giao hàng không đúng hẹn.
Đồng thời, việc được chuyển tải trong quá trình vận chuyển hàng sẽ làm tăng
nguy cơ rủi ro, ảnh hưởng tới chất lượng của hàng hóa cũng như việc xác định trách
nhiệm khi xảy ra mất mát hoặc hư hỏng sẽ rất khó khăn bới nó liên quan tới bên thứ
ba tham gia vào quá trình vận chuyển.

7



- Đứng trên góc độ người bán: phía công ty TNHH dịch vụ Fibrisol Úc sẽ có
lợi thế, cơ hội để giao hàng không đúng thời hạn. Tuy nhiên, họ cũng gặp phải
những bất lợi khi không xác định cụ thể ngày giao hàng để có những phương án
cung ứng hàng, chuẩn bị hàng hóa trước phù hợp.
Việc không được giao hàng từng phần là một bất lợi lớn với công ty vì họ
không được chủ động về hàng hóa, số lượng hàng hóa vận chuyển lớn sẽ gây khó
khăn đối với công tác bảo quản. Khi xảy ra những trường hợp ngoài ý muốn, việc
khắc phục để có thể giao hàng đúng thỏa thuận sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, nếu bên
mua không thực hiện đúng nghĩa vụ nhận hàng thì những rủi ro của bên bán còn lơn
hơn. Trong trường hợp bên mua không nhận hàng thì những chi phí vận chuyển, lưu
kho của công ty sẽ rất lớn
Việc quy định phía người bán được phép chuyển tải là một điều khoản mang
tính hai mặt, tác động hai chiều đến phía người bán. Bởi lẽ trong một số trường hợp,
trong khi vận chuyển hàng hóa trên đường đi nếu xảy ra tình huống không thể khắc
phục thì phương án chuyển tải là phương án tối ưu. Tuy nhiên, khi chuyển tải hàng
hóa sang cho một bên thứ ba thì việc kiểm soát của bên bán sẽ khó khăn hơn.
Điều 3: Điều khoản thanh toán.
Điều khoản thanh toán giữ vị trí rất quan trong trong hợp đồng ngoại thương,vì
nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của cả hai bên. Do vậy khi đàm phán ký kếthợp
đồng ngoại thương về điều khoản thanh toán các bên cần phải thống nhất những nội
dung chính về đồng tiền thanh toán và phương thức thanh toán.
Theo quy định tại Điều 50, Luật Thương mại 2005 thì bên mua có nghĩa vụ
thanh toán cho bên bán theo phương thức đã thỏa thuận. Trong hợp đồng này hai
bên thỏa thuận: “100% giá trị được điện chuyển bằng hình thức T/T (điện chuyển
tiền) trong vòng 30 ngày sau ngày trong hóa đơn, vào tài khoản của người bán, ghi
có vào tài khoản của công ty TNHH dịch vụ Fibrisol Úc”. Tức là hai bên lựa chọn
phương thức thanh toán cụ thể là phương thức chuyển tiền (TT trả sau 100%). Theo

8



phương thức này, người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.Sau
đó, người mua ra lệnh cho ngân hàng người mua chuyển tiền để trả.Tiếp theo, ngân
hàng người mua gửi giấy báo nợ cho người mua.Ngân hàng bên mua chuyển tiền trả
cho ngân hàng bên bán.Cuối cùng, ngân hàng bên bán gửi giấy báo có cho bên bán.
Phương thức này có những điểm lợi và bất lợi cho hai bên như sau :
- Đối với người bán: công ty TNHH dịch vụ Fibrisol Úc sẽ phải chịu rủi ro rất
lớn với điều kiện trả sau 100%. Rủi ro đó xảy đến khi hàng hóa đã được chuyển
giao nhưng tiền hàng không được thanh toán, bị chậm trễ thanh toán hoặc thanh
toán không đầy đủ.Thời gian thanh toán tương đối dài – “trong vòng 30 ngày sau
ngày trong hóa đơn” khiến cho rủi ro đó càng tăng cao. Hay khi người mua cài một
số điều khoản không khả thi khiến cho chứng từ có lỗi làm cơ sở để họ có thể từ
chối nhận hàng hoặc mặc cả giá cũng là những điều kiện bất lợi đối với công ty
TNHH dịch vụ Fibrisol Úc.
- Đối với người mua: Điều khoản này là một lợi thế của nhà nhập khẩu. Nhà
nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng cho nhà xuất khẩu cho đến khi nhận đầy đủ
hàng và kiểm tra chất lượng hàng hóa.
Trong hợp đồng không có quy định cụ thể về đồng tiền thanh toán mà chỉ quy
định về đồng tiền tính giá (tại điều 1 của hợp đồng). Đây là một thiếu sót của hợp
đồng. Trong hợp đồng ngoại thương giá cả hàng hoá có thể được tính bằng tiền của
nước người bán, có thể được tính bằng tiền của nước người mua hoặc có thể được
tính bằng tiền của nước thứ ba. Đối với người bán luôn chọn đồng tiền có xu hướng
tăng giá trị trên thị trường hối đoái, với người mua thì ngược lại. Do vậy người ta
thường thống nhất chọn đồng tiền nào có giá ổn định trên thị trường hối đoái, đó là
những đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao, hay gọi là đồng tiền mạnh, hiện nay
nếu sắp xếp theo mức độ chuyển đổi thì những đồng tiền sau đây được sử dụng phổ
biến hơn cả: USD, JPY, EUR, GBP. Ở đây hợp đồng chọn đồng Dollars Úc là đồng
tiền thanh toán đã tạo ra những lợi ích cho bên bán tuy nhiên đó lại là bất lợi cho bê
mua.


9


- Đối với phía công ty TNHH dịch vụ Fibrisol Úc: công ty này không bị ảnh
hưởng gì khi lựa chọn đồng tiền thanh toán là Dollars Úc.
- Đối với phía bên mua _ công ty TNHH Behn Meyer Việt Nam, chi nhánh
Bắc Ninh: Nếu tỷ giá đồng tiền Việt Nam so với đồng Dollar Úc tăng lên sẽ tạo gây
bất lợi lợi cho doanh nghiệp. Khi đó, bên mua sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn để mua
hàng.
Điều 4: Các chứng từ cần thiết
Việc hợp đồng quy định rõ các chứng từ cần thiết mà bên bán phải giao cho
bên mua là rất cần thiết. Đây chính là căn cứ chứng thực rõ ràng về quy cách chất
lượng của hàng hóa cũng như là căn cứ để xác định trách nhiệm của các bên đối với
những rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Điều 5: Điều khoản khiếu nại, trọng tài.
Hợp đồng có quy định cụ thể nguyên tắc, phương thức giải quyết tranh chấp,
cơ quan tài phán, cũng như cách thức xử lý khiếu nại về chất lượng hàng hóa. Cụ
thể:
“Trường hợp khiếu nại người bán về tình trạng hàng không đúng chất lượng, người
mua sẽ thông báo với người bán bằng fax trong vòng 2 tuần kể từ ngày hàng tới
cảng dỡ hàng. Vì vậy, cả 2 bên sẽ chỉ định 1 cơ quan thẩm định có danh tiếng và kết
quả thẩm định của cơ quan này sẽ là kết quả thẩm định cuối cùng.
Bất cứ tranh chấp nào xảy ra sẽ được giải quyết bằng các biện pháp thân thiện đầu
tiên. Trong trường hợp không thể giải quyết, các tranh chấp sẽ được giải quyết bởi
trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.”
Với điều khoản này, các bên đã đề cao nguyên tắc thiện chí; là cơ sở để củng
cố niềm tin, mối quan hệ hợp tác giữa hai công ty. Đồng thời hợp đồng đã lựa chọn
cơ quan giải quyết tranh chấp cụ thể - trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Tuy có
quy định về thời gian thông báo khi có khiếu nại về chất lượng hàng hóa những thời

gian 2 tuần là quá lâu. Khi đó, trách nhiệm chịu chi phí lưu kho, chi phí khắc phục
hậu quả của hàng không đúng chất lượng sẽ do bên nào chi trả? Điều này gây bất lợi

10


lớn cho bên phía người mua – công ty TNHH Behn Meyer Việt Nam chi nhánh Bắc
Ninh.
Trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, luật pháp và thực tiễn đều ghi nhận
các bên có quyền lựa chọn luật áp dụng. Luật áp dụng mà các bên lựa chọn có thể là
luật quốc gia, điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế. Luật áp dụng bổ
khuyết những vấn đề mà các bên chưa thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng
trong hợp đồng. Hơn nữa, luật áp dụng là chuẩn mực để xác định hiệu lực và tính
hợp pháp của quan hệ. Một thiếu sót nữa của hợp đồng khi xem xét điều khoản này
là việc hai bên không lựa chọn luật áp dụng. Khi xảy ra tranh chấp cơ quan có thẩm
quyền giải quyết căn cứ vào luật do các bên lựa chọn. Tuy nhiên nếu các bên không
lựa chọn thì hội đồng trọng tài sẽ lựa chọn luật áp dụng. Tuy nhiên, nếu một trong
hai bên không nắm rõ về luật được cơ quan tài phán lựa chọn sẽ là yếu tố gây bất lợi
cho họ. Trong hợp đồng này, việc lựa chọn cơ quan tài phán là trung tâm trọng tài
quốc tế Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho bên mua- công ty TNH Behn Meyer
Việt Nam trong việc giảm thiểu chi phí đi lại, chi phí phát sinh nếu có xảy ra tranh
chấp.
Khi có khiếu nại về tình trạng không đúng chất lượng cả 2 bên sẽ chỉ định 1 cơ
quan thẩm định có danh tiếng và kết quả thẩm định của cơ quan này sẽ là kết quả
thẩm định cuối cùng cũng là một quy định thiếu chặt chẽ bởi việc xác định đâu là cơ
quan có danh tiếng không phải là việc đơn giản.
Hơn nữa, việc không quy định rõ ràng chi phí giải quyết tranh chấp do bên nào
chịu cũng là hạn chế của hợp đồng này.
Điều 6: Điều kiện khác
“Hợp đồng được kí qua fax của 2 bên (?). Hợp đồng này có hiệu lực ngay khi

cả 2 bên đã ký.” Đây là một điều khoản hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp
luật. Hầu hết pháp luật các nước đều thừa nhận quy định về hình thức của hợp đồng
ngoại thương là bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản.

11


Trong trường hợp này việc lập và giao kết hợp đồng bằng fax đáp ứng được yêu cầu
về hình thức đồng thời thuận tiện cho cả hai bên trong việc giảm thiểu chi phí đi
lại…
2.

Một số bổ sung, góp ý nhằm hoàn thiện bản hợp đồng giữa công ty

TNHH dịch vụ Fibrisol Úc và công ty TNHH Behn Meyer Việt Nam chi nhánh
Bắc Ninh.
Như những phân tích ở trên, bản hợp đồng giữa công ty TNHH dịch vụ
Fibrisol Úc và công ty TNHH Behn Meyer Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh vẫn còn
tồn tại khá nhiều điểm chưa hợp lý. Do vậy, để hoàn thiện hơn nữa bản hợp đồng
cũng như tạo vị thế công bằng, bình đẳng giữa hai bên chúng ta cần bổ sung, sửa đổi
một số điều khoản như:
2.1 Sửa đổi, bổ sung các điều khoản đã có trong hợp đồng:
- Phần thông tin chung: Bổ sung “người đại diện” để tăng tính thuyết phục, độ
tin cậy cũng như cơ sở xác định người có thẩm quyền đại diện giải quyết những
trách chấp cũng như những trác nhiệm liên quan đến hợp đồng
- Điều 1: Quy định cụ thể, rõ ràng về chất lượng của àng hóa, quy cách đóng
gói, bao bì sản phẩm.Ngoài quy định chung của bao bì là phù hợp với phương thức
vậntải đường biển, hợp đồng còn quy định về chất lượng và kích cỡ của bao bì chi
tiết khác như: Yêu cầu kỹ thuật của bao bì; Nghĩa vụ cung cấp bao bì ; Loại bao bì;
Giá cả bao bì...Việc đưa ra những quy định chi tiết sẽ giúp các bên tránh được

những sự bất đồng trong việc giải thích yêu cầu đối với bao bì.
- Điều 2:
Thứ nhất, các bên nên cân nhắc kỹ hơn về điều kiện giao hàng từng phần và
chuyển tải trong quá trìn vận chuyển. Căn cứ vào điều kiện của hai bên cũng như
khả năng cung ứng hàng hóa của bên bán để có thể đi đến thống nhất về phương
thức vận chuyển phù hợp nhất

12


Thứ hai, các bên cần thỏa thuận cụ thể về thời gian giao hàng; bổ sung địa
điểm giao hàng để làm căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như
đảm bảo sự chủ động trong quá trình giao và nhận hàng hóa
- Điều 3:
Thứ nhất, bổ sung quy định về đồng tiền thanh toán. Hai bên có thể lựa chọn
đồng tiền thanh toán là dollars Úc hoặc những đồng tiền mạnh, tức là những đồng
tiền có tính thanh khoản cao, sự biến động về tỷ giá không cao như USD làm đồng
tiền thanh toán.
Thứ hai, về phương thức thanh toán T/T đã hạn chế được một số rủi ro nhất
định cho cả hai bên. Tuy nhiên, như phân tích ở trên, quy định về phương thức
thanh toán TT ( trả sau 100%) đã gây ra những bất lợi, rủi ro lớn cho bên bán. Do
vậy, hai bên có thể Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền: Ví dụ: chuyển trước bao nhiêu
% tại thời điểm nào?; Thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào?; Thỏa thuận
thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng; Quy định rõ về phương tiện
chuyển tiền, chi phí chuyển, trách nhiệm chịu phí chuyển tiền thuộc về bên nào?...
- Điều 5: quy định cụ thể trách nhiệm chi trả chi phí giải quyết tranh chấp
cũng như luật áp dụng để giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam
2.2 Bổ sung một số điều khoản cần thiết khác mà hợp đồng chưa có:
- Bổ sung điều khoản quy định về điều khoản kiểm tra kết hợp với việc quy

định cụ thể tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa tại điều 1 nhằm tránh tình trạng bên bán
không thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng, tăng cường khả năng
kiểm soát chất lượng của cả hai bên.
- Bổ sung quy định về điều kiện bất khả kháng trong hợp đồng. Đây là một quy
định rất cần thiết vì vậy các bên cần quy định cụ thể những trường hợp được tính là
trường hợp bất khả kháng theo hướng khái quát hóa tránh tình trạng bên bán viện

13


dẫn lý do giao hàng không đúng thời gian hoặc giao àng không đúng chất lượng,
trốn tránh trách nhiệm…
- Bổ sung các quy định về bồi thường thiệt hại và các biện pháp đảm bảo thực
hiện hợp đồng. Đây không phải là điều khoản bắt buộc tuy nhiên nó đóng vao trò
lớn đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng được diễn ra thuận lợi hơn nếu đây là lần
đầu tiên hợp tác của hai bên chủ thể.

KẾT LUẬN
Đẩy mạnh phát triển thương mại và dịch vụ quốc tế là xu hướng tất yếu của tất
cả các nước trên thế giới, nhất là các nước đã phát triển; do năng lực sản xuất ngày
càng lớn, cho nên luôn luôn ở tình trạng thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm có lợi
nhất. Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng mở rộng và cạnh tranh thị trường thế
giới ngày càng gay gắt là tất yếu.
Trong tình hình đó, để có lợi thế trong quan hệ thương mại thế giới, chen chân
được vào thị trường thế giới và bảo đảm không thất bại, các doanh nghiệp muốn
hoạt động tốt và hiệu quả đồng thời tránh khỏi những thiệt hại, rủi ro khi giao kết
cũng như thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần nắm chắc pháp luật
để soạn thảo, ký kết các hợp đồng với những điều khoản cụ thể, rõ ràng và đảm bảo
lợi ích cả hai bên.Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung, nâng cao hiệu quả của hệ
thống pháp luật điều chỉnh vấn đề hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng cũng như

hệ thống pháp luật kinh tế nói chung là một trong những yêu cầu tất yếu.

14



×