Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tìm hiểu về quần đảo TRường Sa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.11 KB, 7 trang )

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
1. Vị trí


Nằm ở phía Đông - Nam Việt Nam, trong khoảng vĩ độ 6 o 50' - 12 o Bắc,
kinh độ 111 o 30' - 117 o 20' Đông, gồm khoảng một trăm hòn đảo, đá, cồn san
hô, nằm rải trên một vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng gần 350 hải lý, từ
Bắc xuống Nam khoảng trên 360 hải lý, chiếm một diện tích biển khoảng từ 160
- 180.000 km2. Phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippines,
phía Nam giáp biển Malaysia, Brunei và Indonesia. Phía Tây là vùng lãnh hải
tiếp giáp lãnh hải và tuyến đảo ven bờ của vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Hòn đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh 250 hải
lý, cách đảo Hòn Hải thuộc huyện đảo Phú Quý 210 hải lý. Hòn đảo ở gần đảo
Hải Nam (Trung Quốc) nhất cũng khoảng trên 600 hải lý.
Quần đảo Trường Sa được Việt Nam chia thành 8 cụm đảo gồm: Song Tử,
Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên,
trong đó lớn nhất là đảo Ba Bình rộng khoảng 1,6 km 2, đảo cao nhất là Song Tử
Tây khoảng 4m so với mực nước biển. Khoảng cách giữa các đảo gần nhất từ
Song Tử Đông đến Song Tử Tây khoảng 1,5 hải lý; xa nhất từ Song Tử Tây đến
An Bang khoảng 280 hải lý. Tổng diện tích phần nổi thường xuyên trên mặt
nước của tất cả các đảo, bãi, đá, cồn, bãi ở quần đảo Trường Sa khoảng 10 km 2
(1.000 héc ta) tương đương với quần đảo Hoàng Sa nhưng quần đảo trải ra trên
một vùng biển rộng gấp 12 lần.
Quần đảo Trường Sa có vị trí rất quan trọng, nằm án ngữ đường hàng hải
quốc tế nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, một tuyến
đường huyết mạch được coi là tấp nập vào hàng thứ hai trên thế giới; chứa đựng
nhiều nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, kể cả nguồn
tài nguyên dầu khí mà các kết quả khảo sát đánh giá là có triển vọng to lớn. Nằm
trải trên một khu vực biển rộng lớn dọc theo bờ biển Việt Nam, quần đảo Trường
Sa kết hợp với quần đảo Hoàng Sa tạo nên một lá chắn bao quanh vùng biển và
dải bờ biển của Việt Nam bảo vệ sườn phía Đông đất nước. Ngoài ra, Trường Sa


còn được coi là vị trí lý tưởng để thiết lập các căn cứ chiến lược nhằm kiểm soát
các tuyến đường biển qua Biển Đông.
2. Tên gọi


Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, người Châu Âu từ các quốc gia như Bồ
Đào Nha, Hà Lan, Anh Quốc và Pháp vẫn chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa
quần đảo Trường Sa với quần đảo Hoàng Sa. Trên bản đồ thường ghi I de
Pracell như bản đồ Bartholomen Velho (1560), bản đồ Fernao Vaz Dourado
(1590), bản đồ Van Langren (1595)... Cho đến năm 1787-1788, đoàn khảo sát
Kergariou Locmaria mới xác định rõ vị trí của quần đảo Paracel (chính xác là
quần đảo Hoàng Sa hiện nay) và từ đó người phương Tây mới bắt đầu phân biệt
quần đảo Hoàng Sa ở phía Bắc với một quần đảo khác ở phía Nam, tức quần đảo
Trường Sa.
Sang thế kỉ XVII và thế kỉ XIX, các nhà hàng hải châu Âu thỉnh thoảng đi
ngang qua vùng Trường Sa. Đến năm 1791 thì Henry Spratly người Anh du hành
qua quần đảo và đặt tên cho đá Vành Khăn là Mischief. Năm 1843Richard Spratly
đặt tên cho một số thực thể địa lý thuộc Trường Sa, trong đó có Spratly's Sandy
Island cho đảo Trường Sa. Kể từ đó Spratly dần trở thành tên tiếng Anh của cả
quần đảo.
Đối với người Việt thì thời nhà Lê các hải đảo ngoài khơi phía đông được
gọi chung là Đại Trường Sa đảo. Đến thời nhà Nguyễn triều vua Minh Mạng thì
tên Vạn Lý Trường Sa (萬里長沙) xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn
đồ của Phan Huy Chú. Bản đồ này đặt nhóm Vạn Lý Trường Sa ở phía nam nhóm
Hoàng Sa (黄沙). Về mặt địa lý thì cả hai nhóm đều được khoanh lại thành một
quần đảo lớn nằm dọc bờ biển miền trung nước Đại Nam.
Cho đến nay quần đảo Trường Sa đã có tới hơn 150 địa danh mang tên tiếng
Việt và quốc tế. Việc đặt tên các địa danh ở Trường Sa đã sử dụng hầu hết các danh
từ chung: Đảo (Island), Bãi (Bank), Đá (Reef hoặc Rock). Trong đó đa số địa danh
được đặt tên theo tính dân tộc – đó là đặt tên đã sử dụng tính mô phỏng hay đặc tả

(như các tên Thuyền Chài, Sơn Ca…), danh nhân (Phan Vinh, Huyền Trân…), định
hướng (Song Tử Tây, Song Tử Đông, Đá Bắc, Đá Nam…), âm hán (Kỳ Vân, Song
Tử…).
3. Hiện trạng
Quần đảo Trường Sa được bao bọc bởi vùng đánh cá trù phú có tiềm năng
về dầu mỏ khí đốt và đặc biệt có vị trí địa kinh tế chính trị vô cùng quan trọng,
nên hiện trạng quần đảo Trường Sa đang này đang trong tình trạng tranh chấp ở
các mức độ khác nhau giữa sáu bên là Brunei,Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan),
Malaysia, Philippines, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Việt


Nam.
Danh sách các thực thể bị chiếm đóng ở Trường Sa:
3.1. Việt Nam kiểm soát
Đảo Trường Sa lớn, Đảo Song Tử Tây, Đảo Sơn Ca, Đảo Nam Yết, Đảo
Sinh Tồn, Đảo Sinh Tồn Đông, Cồn/Đảo An Bang, Đá Len Đao, Đá Cô Lin, Đá
Phan Vinh, Đá Đông, Đá Lát, Đá Tây, Đá Núi Le, Đá Núi Thị, Đá Tiên Nữ, Đá Tốc
Tan, Đá Trường Sa Đông, Đá Thuyền Chài, Đá Nam, Đá Lớn.
Tổng cộng là 21 thực thể địa lí, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô.
Ngoài ra, Việt Nam còn kiểm soát các thực thể địa lý nằm trên thềm lục địa
phía Nam, nằm ở phía tây nam và phía nam quần đảo Trường Sa, gồm: Bãi Phúc
Tần, Bãi Quế Đường, Bãi Phúc Nguyên, Bãi cạn Tư Chính, Bãi Huyền Trân, Bãi
ngầm Ba Kè, Bãi Vũng Mây, Bãi Đất, Bãi Dinh.
3.2. Trung Quốc kiểm soát
Đá Châu Viên, Đá Chữ Thập, Đá Ga Ven, Đá Gạc Ma, Đá Vành Khăn, Đá
Xu Bi, Đá Huy Gơ/Đá Tư Nghĩa, Đá Ba Đầu, Ðá Ken Nan.
Tổng cộng Trung Quốc đã chiếm 9 đá, bãi ngầm trong quần đảo Trường Sa
và đang cải tạo thành đảo nhân tạo ở 7/9 đá, bãi ngầm này. Trong đó cải tạo và bồi
đắp mạnh nhất là tại các đá, bãi ngầm: Chữ Thập, Gạc Ma, Ga Ven, Châu Viên, Tư
Nghĩa…

Theo báo cáo Chiến lược An ninh Hàng hải Châu Á-Thái Bình Dương của
Lầu Năm Góc, đầu tháng 12/2013, Trung Quốc bắt đầu xây đảo nhân tạo trên các
đá và bãi đá ngầm do họ kiểm soát tại Trường Sa. Từ tháng 12/2013 cho tới tháng
6/2015, Trung Quốc đã mở rộng 1.170 ha đảo nhân tạo. Tại các nơi Trung Quốc
xây cất đảo, nước này đào các kênh sâu cùng các điểm đậu để tàu cỡ lớn có thể cập
bến. So với các nước xung quanh cũng cải tạo đảo, chỉ trong 20 tháng Trung Quốc
cơi nới gấp 17 lần diện tích các nước khác gộp lại trong 40 năm và chiếm tới 95%
tổng diện tích đảo nhân tạo trong Biển Đông. Cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc đang
xây dựng có thể giúp tăng hiện diện quyền lực của nước này ở Biển Đông. Các đảo
nhân tạo sẽ giúp Trung Quốc tăng khả năng chiến đấu ở quần đảo Trường Sa. Nước
này cũng có thể sử dụng chúng để săn tàu ngầm trong và ngoài vùng biển này
nhằm bảo vệ các tàu ngầm của họ.
Ngoài ra, có thể một số vị trí khác như: Đá Én Đất, Bãi Trăng Khuyết, Cồn
san hô Jackson, Bãi Chóp Mao/Bãi cạn Sa Bin cũng đang thuộc quyền kiểm soát
của Trung Quốc.


3.3. Philippines kiểm soát
Đảo Song Tử Đông, Đảo Dừa/Đảo Bến Lạc, Đảo Bình Nguyên, Đảo Vĩnh
Viễn, Rạn đá Thị Tứ, Bãi san hô Loại Ta, Bãi Cỏ Mây.
3.4. Malaysia kiểm soát
Đá Kỳ Vân, Đá Hoa Lau, Đá Công Đo, Đá Én Ca, Đá Sác Lốt, Bãi Thám
Hiểm, Bãi Kiệu Ngựa.
3.5. Đài Loan kiểm soát
Duy nhất Đảo Ba Bình.
Theo Ủy ban Biên giới Quốc gia, Đài Loan chiếm đóng trái phép 1 đảo,
Philippin chiếm đóng trái phép 8 đảo, Malaixia chiếm đóng trái phép 3 đảo, Trung
Quốc chiếm đóng trái phép 8 đảo, bãi và đá ngầm, Việt Nam đang làm chủ 21 đảo
và bãi đá ngầm. Brunei chưa đòi hỏi cụ thể thực thể địa lí nào vì chỉ thấy nước này
đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong vùng đó có vài

thực thể thuộc biển Đông toạ lạc.
Tất cả những nước tham gia tranh chấp này, trừ Brunei, đều có quân đội đồn
trú tại nhiều căn cứ trên các đảo nhỏ và đá ngầm khác nhau.
4. Chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa
Trên các đảo Trường Sa Lớn, Nam Yết, Song Tử Tây, An Bang… trong
những năm 1993-1999, một số cuộc thăm dò, thám sát, khai quật khảo cổ học đã
được thực hiện. Các nhà khảo cổ học, sử học đã tìm thấy nhiều hiện vật, gốm sứ từ
thời đại Sa Huỳnh, Champa đến các hiện vật điển hình của các triều đại Trần, Lê sơ
cho đến thời Nguyễn. Các bằng chứng khảo cổ học đó không chỉ cho thấy sự xuất
hiện sớm mà còn là những minh chứng khoa học giàu sức thuyết phục về sự hiện
diện liên tục của người Việt trên các vùng biển đảo của đất nước. Các hiện vật đó,
cùng với những tư liệu lịch sử được ghi lại trong các bộ sử như: Đại Nam thực lục
tiền biên, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ, Đại Nam nhất thống chí, Phủ biên
tạp lục, Lịch triều hiến chương loại chí… là những bằng chứng lịch sử, góp phần
quan trọng khẳng định và bảo vệ chủ quyền của đất nước ta.
Vào thế kỉ XVI-XVIII, trong thời đại hoàng kim của Hệ thống hải thương
châu Á, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng và
tiềm năng to lớn của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đã cho lập các đội
Hoàng Sa, Bắc Hải phái cử đến các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Lôn, Hà Tiên
nhằm thu hải vật và khẳng định chủ quyền. Các chúa Nguyễn như Nguyễn Phúc
Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Chu… hay các vua nhà Nguyễn mà điển
hình là Gia Long, Minh Mạng… đã liên tục phái cử các lực lượng dân binh, thuỷ


binh đến xây dựng đền miếu, vẽ hải đồ, đo đạc hải trình, lập bia chủ quyền trên
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều vùng đảo khác ở Biển Đông.
Cũng trong khoảng thời gian đó, trong quá trình thăm dò, tìm kiếm, phát
triển quan hệ giao thương với phương Đông, nhiều nhà hàng hải, thám hiểm
phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… khi đi qua hay
ghé vào vùng biển Việt Nam đã có những ghi chép, mô tả, vẽ bản đồ khá chi tiết về

vị trí của các quần đảo Paracels và Spratly (tức Hoàng Sa – Bãi Cát Vàng, Trường
Sa) cũng như các vùng biển đảo khác của Việt Nam.
Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lí hai
quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an
ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, của
tài De Lanessan ra nghiên cứu hải dương,địa chất,sinh vật.
Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ
chức hai đảo về mặt hành chính ( lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc huyện ở đất
liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng.
Năm 1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt
Nam tiếp quản các đảo do quân đội VNCH cai quản trên biển Đông. Nhà nước Việt
Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính thành lập
huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa. Một sự thật hiển nhiên là cho đến
năm 1988 chưa hề có bất kì sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường
Sa. Ngày 14-3-1988, Trung Quốc bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép bãi đá
Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.
Cho đến nay, Việt Nam đang thực sự quản lý 21 vị trí tại quần đảo Trường
Sa, không ngừng củng cố và phát triển cơ sở vật chất và đời sống kinh tế - xã hội,
tăng số lượng cư dân sinh sống trên đảo.Ngoài các nhân viên quân sự đồn trú, trên
các đảo thuộc quần đảo Trường Sa còn có các cư dân. Theo kết quả của cuộc tổng
điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, huyện Trường Sa có 195 cư dân
(128 nam và 67 nữ), trong đó 82 cư dân sống ở thành thị (thị trấn Trường Sa).
Từ thực tế lịch sử và căn cứ vào các nguyên tắc, tiêu chuẩn của luật pháp
quốc tế, chúng ta có thể khẳng định rõ ràng rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa đã từ lâu và luôn luôn là lãnh thổ của Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã chiếm
hữu hai quần đảo đó từ khi chúng chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia
nào đối với hai quần đảo này. Đây là sự thực được chứng minh bởi các bằng chứng
rõ ràng về việc thực hiện chủ quyền của Nhà nước Việt Nam ở hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa qua các thời kỳ lịch sử. Phía Trung Quốc không thể chứng
minh được việc Nhà nước Trung Quốc đã chiếm hữu và thực hiện quyền làm chủ
của mình như thế nào đối với hai quần đảo này. Việc dùng vũ lực để chiếm đóng


quần đảo Hoàng Sa và một vài vị trí trên quần đảo Trường Sa của một số bên tranh
chấp là hoàn toàn bất hợp pháp và không có giá trị pháp lý về mặt chủ quyền.
Vì lợi ích giữ gìn hoà bình và ổn định trên Biển Đông, Việt Nam luôn luôn
chủ trương giải quyết mọi tranh chấp về biên giới lãnh thổ trên biển bằng biện
pháp hoà bình, không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực, thông qua con đường
đàm phán với các nước hữu quan để tìm ra giải pháp
16 phù hợp cho vấn đề hai
quần đảo. Việt Nam ủng hộ Tuyên bố Manila 1992 và với những nỗ lực bền bỉ
của mình, Chính phủ Việt Nam đã và đang góp phần tích cực vào việc duy trì và
củng cố hoà bình, ổn định trong toàn khu vực. Thực hiện chủ trương đúng đắn
của Đảng và Nhà nước, hiện nay chúng ta đang tiến hành đàm phán với các nước
liên quan như Trung Quốc (đối với hai quần đảo), với Philippin (đối với quần
đảo Trường Sa) nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản lâu dài có thể chấp nhận.



×