Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện từ dũ với công suất 770 m3 ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.92 KB, 97 trang )

1.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường đang là mối quan tâm hàng
đầu của toàn nhân loại. Sự phát triển vượt bậc của xã hội và khoa học kỹ thuật
nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của con người đã làm cho môi trường
sống của chúng ta đang dần dần xấu đi. Thiên tai, lũ lụt, cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên... xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng xấu
đến cuộc sống con người. Đứng trước hiện trạng môi trường sống đang bị suy
thoái, sức khoẻ của con người cũng bị đe doạ. Nhiều bệnh viện đã được thành lập
chỉ trong một thời gian ngắn nhằm phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho
người dân và đã gặt hái được rất nhiều kết quả tốt đẹp
Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ở đây là về hiện trạng môi trường chung tại các
bệnh viện lại là bài toán khó cho các cơ quan chức năng. Chất thải nói chung, và
nước thải nói riêng tại các bệnh viện hầu hết vẫn chưa được xử lý cũng như chưa
có chiến lược quản lý một cách có hiệu quả. Trong thời gian gần đây, chỉ một số
ít bệnh viện là có đầu tư xây dựng hệ thống xử lý. Đa phần còn lại cho chảy vào
hệ thống thoát nước chung của thành phố, thậm chí chảy tràn trên mặt đất gây ô
nhiễm môi trường đất, làm mất vẻ đẹp mỹ quan của bệnh viện nói riêng và thành
phố nói chung.
Với xu thế hội nhập thế giới của Việt Nam như hiện nay việc đầu tư cho
chiến lược bảo vệ môi trường nói chung và xây dựng hệ thống xử lý nước thải nói
riêng là một việc làm thiết thực nhất.
Không chỉ riêng các công ty, các doanh nghiệp hay các khu công nghiệp có
nước thải ô nhiễm được thải ra từ quá trình sản xuất mà ngay cả nước thải sinh
hoạt từ các đô thị cũng phải được xử lý trước khi thoát ra môi trường. Chính vì thế
nước được thải ra từ các hoạt động của bệnh viện cần phải được xử lý đạt tiêu
chuẩn cho phép.
SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 1



Từ Dũ là một trong những bệnh viện phụ sản lớn nhất của Việt Nam và là
bệnh viện phụ sản đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh.Với đội ngũ các y bác só có
kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, khoa học kỹ thuật tiến bộ, trong một thời
gian dài, bệnh viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc. Để
khẳng định vị trí của mình trong lòng người dân và đối với bạn bè thế giới, việc
đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là một việc làm cần thiết
nhất hiện nay.
Chính vì những lý do đó em đã chọn và tiến hành thực hiện đề tài: “Tính
toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Từ Dũ với công suất
770m3/ngày đêm” để thực hiện đồ án tốt nghiệp này

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài nhằm hướng đến việc cải thiện chất lượng môi trường
nước nói riêng và bảo vệ môi trường xung quanh nói chung. Mục tiêu của đề tài
bao gồm:
o Tìm hiểu về hiện trạng môi trường chung của bệnh viện Từ Dũ
o Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện với
công suất 770 m3/ngày đêm.

1.3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sẽ thực hiện các nội dung sau:
o Khảo sát tình hình hoạt động của bệnh viện;
o Tìm hiểu hiện trạng môi trường chung của bệnh viện đặc biệt quan
tâm về vấn đề nước thải;
o Tìm hiểu các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện hiện nay của
các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng;
o Đề xuất các phương án xử lý nước thải bệnh viện có khả năng thực
thi;

SVTH: Dương Thị Phương Thảo


Trang 2


o Lựa chọn phương án thích hợp nhất phù hợp với yêu cầu và thực tế;
o Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải;
Phạm vi của đề tài tập trung vào việc tìm hiểu tình hình hoạt động của bệnh
viện Từ Dũ để có thể đánh giá hiện trạng môi trường chung đặc biệt là nước thải
và từ đó đưa ra phương pháp xử lý thích hợp
Giới hạn của đề tài: Do thời gian thực hiện còn hạn chế nên đề tài chỉ tập
trung vào việc xử lý nước thải mà bỏ qua các khía cạnh môi trường khác. Bên
cạnh đó đề tài chỉ mang tính chất “xử lý cuối đường ống”, chưa thể áp dụng sản
xuất sạch hơn vào để tiết kiệm nguồn tài nguyên nước

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận
Xử lý chất thải đặc biệt là nước thải trong giai đoạn này là biện pháp hữu hiệu
nhất để tạm thời giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay. Đứng
trước nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, việc xử lý nước thải sau khi sử
dụng nhằm các mục đích khác nhau như sinh hoạt, sản xuất...là một việc làm rất
cần thiết. Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng phải dựa trên bộ tiêu chuẩn
Việt Nam để phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của nước ta. Tính chất nước
thải trước khi thải vào môi trường phải đạt mức độ cho phép nhằm đảm bảo
nguồn tiếp nhận có khả năng pha loãng nồng độ ô nhiễm đến mức cao nhất. Với
nhu cầu xã hội như hiện nay, bộ tiêu chuẩn Việt Nam về giới hạn cho phép của
nước thải thay đổi theo xu hướng ngày càng cao những đòi hỏi về chất lượng
nguồn nước. Chính vì thế, việc thay đổi, cải tiến, cũng như nâng cấp các hệ thống
đã được xây dựng là một nhu cầu thiết yếu.
Hệ thống xử lý nước thải một mặt có thể giảm mức độ ô nhiễm môi trường,
mặt khác có thể giúp các đơn vị tái sử dụng lại nguồn nước tiết kiệm nguồn tài

nguyên góp phần giảm chi phí sử dụng mang lại lợi nhuận lâu dài cho bệnh viện

SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 3


Phương pháp cụ thể
♦ Nghiên cứu tư liệu: thu thập và biên hội số liệu về tình hình nước thải y
tế và các hệ thống xử lý nước thải y tế và các hệ thống xử lý nước thải bệnh
viện.
♦ Khảo sát thực tế bệnh viện phụ sản Từ Dũ;
♦ Dùng các phần mềm tin học để tính toán và thiết kế hệ thống : Word,
Excel. Autocad, Equation 3.0.

2.1 GIỚI THIỆU
2.1.1

Lịch sử hình thành

Bệnh viện Từ Dũ _TUDU HOSPITAL
Điạ chỉ: 284 Cống Quỳnh, Q.1, TPHCM
Website:
Email:
SVTH: Dương Thị Phương Thaûo

Trang 4


Bệnh viện được xây dựng xong năm 1937 trên đường Arras cũ hiện nay là 284

Cống Quỳnh, Q1, Tp.HCM nhưng bệnh viện chưa được sử dụng ngay vì liên tiếp
bị quân đội Pháp, rồi phát xít Nhật trưng dụng làm nơi trú quân cho binh lính. Đến
tháng 9 năm 1943, cơ sở này mới được hoàn trả lại cho ngành y tế với số giường
bệnh trên dưới 100. Tên gọi nguyên thủy là MATERNIÉ INDOCHINOISE (Bảo
Sanh Viện Đông Dương) và tên gọi của bệnh viện qua các thời kì như sau:
o Từ năm 1944 – 1946: Việt Nam Bảo Sanh Viện;
o Từ năm 1946 – 1948: Maternité Geores Béchamps;
o Từ năm 1948 – 1975: Bảo sanh Viện Từ Dũ;
o Từ tháng 5/1975 – 12/1977: Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em;
o Từ 1978 – 5/2003: Bệnh viện Phụ sản Tp.Hồ Chí Minh
o Từ 2004 đêán nay: Bệnh viện Từ Dũ Tp.Hồ Chí Minh

HÌnh 2.1 Bệnh viện Từ Dũ hiện nay
2.1.2

Qui mô

♦ Số giường

:

1550 giường

♦ Tổng số CBCC – VC – LĐ

:

1067 người

• Biên chế nhân viên hiện có


:

776 người

• Hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế

:

198 người

• Hợp đồng theo NĐ68

:

66 người

• Hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế

:

242 người

Trong đó có:

SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 5



• Thời vụ

:

147 người

♦ Đảng bộ

:

112 Đảng viên

♦ Công đoàn

:

1504 Đoàn viên

♦ Đoàn TNCSHCM
2.1.3

:

427 Đoàn viên

Cơ cấu tổ chức

Với một quy mô lớn, số lượng công nhân viên nhiều, việc phân công nhiệm
vụ hợp lý là nhân tố quan trọng nâng cao chất lượng phục vụ cũng như góp phần
thúc đẩy sự phát triển của bệnh viện.

Cơ cấu của bệnh viện gồm hai bộ phận hoạt động song song có nhiệm vụ hỗ
trợ nhau trong công tác quản lý và phát triển bệnh viện là Đảng y và Giám
Đốc.
Sơ đồ tổ chức của bệnh viện xem phụ lục

2.2 CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về sản phụ khoa, sơ
sinh, có nhiệm vụ chỉ đạo 32 tỉnh thành phố phía Nam từ Đà Nẵng đến mũi Cà
Mau.
Đơn vị hoạt động về lónh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tư vấn, hỗ trợ đặc
biệt nghiên cứu các biện pháp điều trị vô sinh. Từ Dũ là bệnh viện đầu tiên
nghiên cứu thành công các giải pháp thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm ở Việt
Nam. Bệnh viện đã thành lập khoa hiếm muộn nhằm giải quyết tình trạng tỷ lệ
vô sinh đang gia tăng như hiện nay.
Bệnh viện còn có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho ngành y tế, góp
phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội tương lai.

2.3 THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯC TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Đảng lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể tổ chức thực hiện tốt phong trào
thi đua, toàn thể CBCC-VC-LĐ tích cực tham gia tất cả các phong trào, góp phần
SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 6


hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của bệnh viện. Với sự phấn đấu liên tục
ngày đêm của hơn 1000 CBCC-VC, cuối năm 2003 và trong năm 2004 bệnh viện
đã nhận được nhiều danh hiệu thi đua như:
 Đảng Bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu năm 2003
 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về công tác thi đua khen thưởng từ

năm 2001 đến năm 2003
 Bằng khen của UBND TP.Hồ Chí Minh:
• Đã có thành tích trong công tác xoá đói giảm nghèo 11 năm (1992 –
2003)
• Tham gia mua trái phiếu chính phủ
• Giải thưởng khoa học và công nghệ nhân tuần lễ Khoa học công nghệ
và giáo dục đại học TP. Hồ Chí Minh năm 2004
 Bằng khen của Bộ Y Tế vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng
chống suy dinh dưỡng trẻ em từ 1998 – 2003
 Công đoàn ngành Y Tế công nhận Bệnh viện xuất sắc toàn diện năm 2003.
 Liên đoàn lao động Thành phố tặng:
• Cờ Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc năm 2003
• Bằng khen Bệnh viện Từ Dũ vì đã có thành tích trong xây dựng và
phát triển học bổng Nguyễn Đức Cảnh
• Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Công
đoàn cơ sở vững mạnh từ năm 2000 – 2004
 Hội cựu chiến binh nhận bằng khen của UBND TP. Hồ Chí Minh
 Hội chữ thập đỏ bệnh viện nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và cờ
đơn vị xuất sắc của UBND TP. Hồ Chí Minh
 Nghiên cứu thành công phương pháp thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm
mang lại niềm vui cho nhiều gia đình

SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 7


2.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CHUNG.
2.4.1


Môi trường nước

 Nguồn nước cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng cho bệnh viện được cung cấp từ hệ
thống cấp nước thành phố. Là bệnh viện chuyên khoa sản nên lượng nước sử
dụng hằng ngày tương đối lớn.
 Nguồn nước thải của bệnh viện phụ sản Từ Dũ:
Nguồn nước thải sinh ra trong toàn bộ khuôn viên của bệnh viện Từ Dũ bao
gồm các loại khác nhau với nguồn thải tương ứng như sau:
♦ Nước thải là nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích khuôn viên của
bệnh viện;
♦ Nước thải sinh hoạt của CBCNV trong bệnh viện, của bệnh nhân và thân
nhân bệnh nhân thăm nuôi bệnh;
♦ Nước thải phát sinh từ các hoạt động khám và điều trị bệnh;
♦ Nước thải thải ra từ các công trình phụ trợ (thiết bị xử lý khí thải, giải
nhiệt máy phát điện dự phòng, giải nhiệt cho các máy điều hoà không khí....) .

2.4.2

Chất thải rắn

Bên cạnh những vấn đề ô nhiễm do nước thải, một vấn đề khác về môi
trường rất đáng quan tâm trong quá trình hoạt động của bệnh viện là chất thải
rắn.
Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện có thể
được xem là chất thải nguy hại cần có biện pháp quảùn lý thích hợp.
Chất thải rắn của bệnh viện chủ yếu là :
♦ Chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh: gồm các loại bệnh phẩm
vứt bỏ sau các ca phẫu thuật, bông băng, chăn màn, dụng cụ y khoa sau khi sử
dụng (ống tiêm, ống chuyền, kim tiêm, vỏ ống thuốc thủy tinh, chai lọ đựng thuốc
...).. Đây được đánh giá là chất có mức ô nhiễm cao, chứa nhiều vi trùng gây

SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 8


bệnh, dễ gây tác động xấu đến môi trường và con người. Ngoài ra còn có thể kể
đến các loại bao bì y tế.
♦ Rác sinh hoạt của CBCNV bệnh viện và thân nhân bệnh nhân.
♦ Bên cạnh đó còn gồm cả các loại cặn bùn sinh ra do quá trình xử lý nước
thải, các tàn tro sinh ra sau mỗi hành trình vận hành lò đốt rác
2.4.3

Môi trường không khí

Trong quá trình hoạt động của bệnh viện, 2 nguồn chủ yếu có khả năng
gây ô nhiễm môi trường không khí là:
 Sự hoạt động của các phương tiện lưu thông trong khuôn viên bệnh
viện. Tuy nhiên lượng xe cộ cho phép lưu thông trong bệnh viện có giới
hạn nên mức độ gây ô nhiễm không khí cũng tương đối không đáng kể.
 Khí thải từ các hoạt động sinh hoạt khác của con người: các hoạt
động sinh hoạt của con người cũng gây ra ô nhiễm môi trường không khí
như sản phảm cháy do đốt nhiên liệu phục vụ bữa ăn, bụi và khói thải do
hoạt động vận tải, khói thuốc do hút thuốc lá.
Ngoài ra, việc sử dụng máy phát điện cũng góp phần gây ô nhiễm tiếng
ồn.
Nhìn chung vấn đề môi trường của bệnh viện chủ yếu là quan tâm về
nước và chất thải rắn đặc biệt là nước thải. Về vấn dề rác thải, bệnh viện đã ký
hợp đồng với công ty môi trường đô thị, công ty này có trách nhiệm thu gom và
tiêu hủy.


SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 9


3.1 GIỚI THIỆU
a. Khái niệm nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã
bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Thông thường nước thải được phân loại
theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đây cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các biện
pháp hoặc công nghệ xử lý thích hợp
b. Phân loại nước thải
Hầu hết các nước trên thế giới phân loại nước thải theo nguồn gốc phát sinh
chung. Nước thải được chia ra thành những loại sau:
Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất):
Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các nhà máy công nghiệp như nhà
máy luyện kim, hoá chất, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm...đang hoạt động có cả
nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải sản xuất là chủ yếu.
SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 10


Thành phần và tính chất của nước thải công nghiệp rất đa dạng, phụ thuộc
vào từng quá trình sản xuất, vào trình độ và bản chất của dây chuyền công nghệ.
Ví dụ: nước thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm có nhiều các chất hữu cơ dễ
phân hủy; từ xí nghiệp thuộc da – có chất hữu cơ, tanin có màu nâu đen và đặc
biệt có mặt một số kim loại nặng cùng với sunfua; từ các xí nghiệp hoá chất – có
mặt các hoá chất đã sử dụng và có thể gây độc hại.
Trong các xí nghiệp công nghiệâp còn có loại nước thải qui ước là sạch. Đó

là nước làm nguội thiết bị, nhất là ở các nhà máy nhiệt điện. Tuy không bẩn
nhưng sau khi sử dụng có thể có nhiệt độ cao, kéo theo gỉ sắt ở các thiết bị trao
đổi nhiệt, đường ống hoặc ngẫu nhiên bị sự cố, làm cho nước bị nhiễm bẩn. Nước
thải loại này làm cho nguồn nước tăng nhiệt độ, nghèo oxy hoà tan hoặc có thể
làm chết các sinh vật trong nước.

Nước thải sinh hoạt :
o Là nước thải từ các khu dân cư, vùng thương mại, khu vui chơi giải trí gồm
nước rửa, vệ sinh, giặt giũ... cũng như nước thải từ trường học, công sở, bệnh
viện.
o Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng cao các
chất hữu cơ dễ phân hủy (như các hydratcacbon, protein, chất béo dầu mỡ) và các
chất khoáng dinh dưỡng (phosphat, nitơ, magie...) các chất rắn huyền phù và đặc
biệt là các vi sinh vật
o Người ta chia nước thải sinh hoạt theo ba mức độ ô nhiễm: nặng, trung bình,
nhẹ.
Nước thải
99.9%

Nước
SVTH: Dương Thị Phương Thảo

0.1%

Các chất rắn
Trang 11


50 – 70%


30 – 50%

Các chất hữu cơ
65%

25%

Các chất vô cơ
10%

Protêin Cacbonhydrat Các chất béo

Cát

Muối

Kim loại

Hình 3.1. Thành phần các chất bẩn trong nước thải sinh hoạt
Nguồn: XLNT sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ_TS. Trần Đức Hạ [2]
Bên cạnh nước thải do con người sử dụng còn có một phần nước thải do tự
nhiên “đóng góp” như mưa, nước ngầm.

3.2 CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA NƯỚC THẢI
3.2.1 Các chỉ tiêu lý học
a. Chất rắn tổng cộng (SS)
Chất rắn là những thành phần không hoà tan trong nước. Chúng được chia ra
làm hai loại theo kích thước của chúng:
♦ Chất rắn có kích thước rất nhỏ có thể qua lọc có đường kính < 1µm
♦ Chất rắn có kích thước >1µm .

Về bản chất hoá học, chúng có thể là những hạt chất hữu cơ, vô cơ, hoặc là
những xác của VSV nguyên sinh động vật hay phiêu sinh vật.
Các chất rắn có trong nước được đánh giá qua những thông số cơ bản sau:
Tổng số chất rắn (TS)
Tổng số chất rắn được xác định bằng phương pháp đo trọng lượng khô còn lại
sau khi đem sấy khô 1lít ở nhiệt độ 1030C đến trọng lượng không đổi.
Tổng số chất rắn được biểu thị bằng mg/l hay g/l.
Chất rắn lơ lửng (SS)

SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 12


Trong nước thải gồm các chất không tan hoặc lơ lửng và các hợp chất đã được
hoà tan vào trong nước. Hàm lượng chất rắn lơ lửng được xác định bằng cách lọc
một thể tích xác định mẫu nước thải qua giấy lọc và sấy khô giấy lọc ở 105 0C đến
trọng lượng không đổi. Độ chênh lệch khối lượng giữa giấy lọc trước khi lọc mẫu
và sau khi lọc mẫu trong cùng một điều kiện cân chính là lượng chất rắn lơ lửng
có trong một thể tích mẫu đã được xác định.
Khi phần cặn trên giấy lọc được đốt cháy thì các chất rắn dễ bay hơi bị cháy
hoàn toàn. Các chất rắn dễ bay hơi được xem như là phần vật chất hữu cơ, cho dù
một vài chất hữu cơ không bị cháy và một vài chất rắn vô cơ bị phân ly ở nhiệt độ
cao. Vật chất hữu cơ bao gồm các protein, các carbohydrate và các chất béo. Sự
hiện diện các chất béo và dẫu mỡ trong nước thải ở những lượng quá mức có thể
gây trở ngại cho quá trình xử lý.
Trong nước thải đô thị có khoảng 40 – 65% chất rắn nằm ở trạng thái lơ lửng.
Các chất rắn này có thể nổi lên trên mặt nước hay lắng xuống dưới đáy và có thể
hình thành nên các bãi bùn không mong muốn khi thải nước thải có chứa nhiều
chất rắn vào một con sông. Một số chất rắn lơ lửng có khả năng lắng rất nhanh,

tuy nhiên các chất rắn lơ lửng ở kích thước hạt keo thì lắng rất chậm chạp hoặc
hoàn toàn không thể lắng được. Các chất rắn có thể lắng được là những chất rắn
mà chúng có thể được loại bỏ bởi quá trình lắng và thường được biểu diễn bằng
đơn vị mg/l. Thông thường khoảng 60% chất rắn lơ lửng trong nước thải đô thị là
chất rắn có thể lắng được.
Theo Metcals, thành phần nước thải của chất rắn trong nước thải sinh hoạt
được mô tả một cách tương đối như hình 3 – 2.
Tổng cộng
(720 mg/L)

Lơ lửng
(220 mg/L)
SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Lọc được
(500 mg/L)
Trang 13


Lắng được
(160 mg/L)

Hữu cơ
120mg/l

Vô cơ
45 mg/l

Không lắng
(60 mg/L)


Hữu cơ
45 mg/l

Vô cơ
15 mg/l

Keo
(50 mg/L)

Hữu cơ
40 mg/l

Vô cơ
10 mg/l

Hoà tan
(450 mg/L)

Hữu cơ
160mg/l

Vô cơ
290mg/l

Hình 3.2 . Thành phần chất rắn trong nước thải sinh hoạt chưa được xử lý
Nguồn: Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, Lâm Minh Triết [9]
b. Mùi
Việc xác định mùi của nước thải ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là
trước các phản ứng gay gắt của dân chúng đối với các công trình xử lý nước thải

không được vận hành tốt. Mùi của nước thải còn mới thường không gây ra các
cảm giác khó chịu, nhưng một loạt các hợp chất gây mùi khó chịu sẽ được toả ra
khi nước thải bị phân hủy sinh học dưới các điều kiện yếm khí.
c. Nhiệt độ
Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn nhiệt độ của nước cấp do việc xả các
dòng nước nóng hoặc ấm từ các hoạt động sinh hoạt, thương mại hay công nghiệp
và nhiệt độ của nước thải thường thấp hơn nhiệt độ của không khí.
Nhiệt độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng bởi vì phần lớn
các sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đều ứng dụng các quá trình xử lý sinh học
mà các quá trình đó thường bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ. Nhiệt độ của nước
thải ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật, đến sự hoà tan của oxy trong
nước. Nhiệt độ còn là một trong những thông số quan trọng liên quan đến quá
trình lắng các hạt cặn, do nhiệt độ có ảnh hưởng đến độ nhớt của chất lỏng và do
đó có liên quan đến lực cản của quá trình lắng các hạt cặn trong nước thải.

SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 14


Nhiệt độ của nước thải thường thay đổi theo mùa và vị trí địa lý. Ở những
vùng khí hậu lạnh, nhiệt độ của nước thải có thể thay đổi từ 7 – 18 0C, trong khi
đó ở những vùng có khí hậu ấm áp hơn, nhiệt độ của nước thải có thể thay đổi
trong khoảng từ 13 đến 240C. Ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam,
nhiệt độ của nước thải thường dao động ở mức 24 – 29 0C, đôi khi lên đến trên
300C.
d. Độ màu: Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp,
thuốc nhuộm, hoặc do các sản phẩm được tạo ra từ các quá trình phân hủy chất
hữu cơ. Đơn vị đo độ màu thông dụng là Platin – Coban (Pt-Co).
Độ màu là một thông số thường mang tính chất định tính, có thể được sử dụng

để đánh giá trạng thái chung của nước thải. Nước thải sinh hoạt để chưa quá 6 giờ
thường có màu nâu nhạt. Màu xám nhạt đến trung bình là đặc trưng của các loại
nước thải đã bị phân hủy một phần. Nếu xuất hiện màu xám sẫm hoặc đen, nước
thải coi như đã bị phân huỷ hoàn toàn bởi các vi khuẩn trong điều kiện yếm khí.
Hiện tượng nước thải ngã màu đen thường là do sự tạo thành các sulfide khác
nhau, đặc biệt là sunlfide sắt. Điều này xảy ra khi hydro sulfua được sản sinh ra
dưới các điều kiện yếm khí kết hợp với một kim loại hoá trị hai có trong nước thải
chẳng hạn như sắt
e. Độ đục
Độ đục của nước thải là do các chất lơ lửng và các chất dạng keo chứa trong
nước thải tạo nên. Đơn vị đo độ đục thông dụng là NTU
Giữa độ đục và hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải ban đầu (chưa xử lý)
chưa có mối quan hệ đáng kể nào, tuy nhiên mối quan hệ này thể hiện rõ ở nước
sau khi ra khỏi bể lắng đợt 2
3.2.2 Các chỉ tiêu hoá học và sinh hoá
a. pH

SVTH: Dương Thị Phương Thaûo

Trang 15


Trị số pH cho biết nước thải có tính trung hoà pH = 7 hay tính axit pH< 7 hoặc
tính kiềm pH > 7, được tính bằng nồng độ của ion hydro ( pH =– lg[H +]) .
pH là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình sinh hoá bởi tốc độ của quá trình
này phụ thuộc đáng kể vào sự thay đổi pH. Quá trình xử lý nước thải bằng
phương pháp sinh học rất nhạy cảm với sự dao động của trị số pH. Quá trình xử lý
hiếu khí đòi hỏi giá trị pH trong khoảng 6.548.5, khoảng giá trị tốt nhất là từ 6.8 4
7.4
Đối với nước thải sinh hoạt, pH thường dao động trong khoảng 6.947.8. Nước

thải của một số ngành công nghiệp có thể có những giá trị pH khác nhau, ví dụ
như nước thải công nghiệp sản xuất bột giấy thường có pH khá cao (10 411) trong
khi đó công nghiệp xi mạ thường có pH khá thấp (2.543.5 ), nước thải công
nghiệp sơ chế mủ cao su có pH khoảng 444.5. Để xử lý các loại nước thải này cần
thực hiện trung hoà.
b. Nhu cầu oxy sinh hoá – NOS (BOD)
Nhu cầu oxy sinh hoá (viết tắt là NOS hay BOD) là lượng oxy cần thiết cho vi
khuẩn sống và hoạt động để oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải.
Nhu cầu oxy sinh hoá là một trong những thông số cơ bản đặc trưng, là chỉ tiêu
rất quan trọng và tiện dùng để chỉ mức độ nhiễm bẩn của nước thải bởi các chất
hữu cơ có thể bị oxy hoá sinh hoá (các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học).
BOD được xác định bằng lượng oxy cần thiết để oxy hoá các chất hữu cơ dạng
hoà tan, dạng keo và một phần dạng lơ lửng với sự tham gia của các vi sinh vật
trong điều kiện hiếu khí, được tính bằng mgO2/L hay đơn giản là mg/l..
c. Nhu cầu oxy hoá học (COD)
Nhu cầu oxy hoá học (viết tắt là NOH hay COD – Chemical Oxygen Demand)
là lượng oxy cần thiết để oxy hoá toàn bộ các chất hữu cơ, một phần nhỏ các chất
vô cơ dễ bị oxy hoá có trong nước thải, kể cả các chất hữu cơ không bị phân hủy
sinh học.
SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 16


CODø được xác định bằng phương pháp bicromat trong môi trường axit sunfuric có
thêm chất xúc tác – sunfat bạc. Đơn vị đo của COD là mgO2/L hay đơn giản là mg/l.
Chỉ tiêu nhu cầu oxy sinh hoá BOD 5 không đủ để phản ánh khả năng oxy hoá
các chất hữu cơ khó bị phân oxy hoá và các chất vô cơ có thể bị oxy hoá có trong
nước thải, nhất là nước thải công nghiệp. Vì vậy cần phải xác định nhu cầu oxy
hoá học (COD mg/l) để oxy hoá hoàn toàn các chất bẩn có trong nước thải. Trị số

COD luôn luôn lớn hơn trị số BOD5 và tỷ số COD trên BOD luôn thay đổi tuỳ
thuộc vào tính chất của nước thải. Tỷ số COD : BOD càng nhỏ thì xử lý sinh học
càng dễ. Đối với nước thải sinh hoạt, thông thường BOD = 68% COD, còn đối
với nước thải công nghiệp thì quan hệ giữa BOD và COD rất khác nhau, tuỳ theo
từng ngành công nghiệp cụ thể.
d. Nitơ
Nước thải sinh hoạt luôn có một số hợp chất chứa nitơ. Nitơ là chất dinh
dưỡng quan trọng trong quá trình phát triển của vi sinh trong các công trình xử lý
sinh học. Nitơ có trong nước thải ở dạng liên kết hữu cơ và vô cơ. Trong nước thải
sinh hoạt, phần lớn các liên kết hữu cơ là các chất có nguồn gốc protit, thực phẩm
dư thừa.
Một nhóm các hợp chất chứa nitơ là protêin và các sản phẩm phân hủy của
nó như amino axit là nguồn thức ăn hữu cơ của vi khuẩn. Một nhóm khác của hợp
chất hữu cơ chứa nitơ có trong nước thải bắt nguồn từ phân và nước tiểu (urê) của
người và động vật. Urê bị phân huỷ ngay khi có tác dụng của vi khuẩn thành
amoni (NH4+) và NH3 là hợp chất vô cơ chứa nitơ trong nước thải.
Hai dạng hợp chất vô cơ chứa nitơ có trong nước thải là nitrit và nitrat.
Nitrat là sản phẩm oxy hoá của amoni (NH 4+) khi tồn tại oxy, thường gọi quá trình
này là quá trình nitrat hoá. Còn nitrit (NO 2-) là sản phẩm trung gian của quá trình
nitrat hoá, nitrit là hợp chất không bền vững dễ bị oxy hoá thành nitrat (NO 3-).
Bởi vì amoni tiêu thụ oxy trong quá trình nitrat hoá và các vi sinh vật nước, rong
SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 17


tảo dùng nitrat làm thức ăn để phát triển, cho nên nếu hàm lượng nitơ có trong
nước thải xả ra sông, hồ, quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng kích
thích sự phát triển nhanh của rong, rêu, tảo làm bẩn nguồn nước. Tuy nhiên trong
nước thải chưa xử lý về nguyên tắc thường không có NO2- và NO3-.

e. Phốt pho
Phốt pho cũng giống như nitơ, là chất dinh dưỡng cho vi khuẩn sống và phát
triển trong các công trình xử lý nước thải. Phốt pho là chất dinh dưỡng đầu tiên
cần thiết cho sự phát triển của thảo mộc sống dưới nước, nếu nồng độ phốt pho
trong nước thải xả ra sông, suối hồ quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú
dưỡng. Phốt pho thường ở dạng photphat vô cơ và bắt nguồn từ chất thải là phân,
nước tiểu, urê, phân bón trong nông nghiệp và từ các chất tẩy rửa dùng trong sinh
hoạt hằng ngày.
f. Oxy hoà tan
Nồng độ oxy hoà tan (DO) trong nước thải trước và sau khi xử lý là chỉ tiêu rất
quan trọng đặc biệt là trong quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Lượng oxy hoà tan
trong nước thải ban đầu dẫn vào trạm xử lý thường bằng không hoặc rất nhỏ.
Trong khi đó, trong các công trình xử lý sinh học hiếu khí thì lượng oxy hoà tan
cần thiết từ 1.5 – 2 mg/l để quá trình oxy hoá diễn ra theo ý muốn và để hỗn hợp
không rơi vào tình trạng yếm khí. Oxy là khí có độ hoà tan thấp và nồng độ oxy
hoà tan phụ thuộc vào nhiệt độ, và nồng độ muối trong nước. Trong quá trình xử
lý nước thải, vi sinh vật tiêu thụ oxy hoà tan để đồng hoá các chất dinh dưỡng và
chất nền BOD, N, P cần thiết cho việc duy trì sự sống, sinh sản và tăng trưởng
của chúng.
Trong nước thải sau xử lý, lượng oxy hoà tan không được nhỏ hơn 4mg/l đối
với nguồn nước dùng để cấp nước (loại A) và không nhỏ hơn 6mg/l đối với nguồn
nước dùng để nuôi cá.
g. Kim loại nặng và các chất độc hại
SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 18


Kim loại nặng trong nước thải có ảnh hưởng đáng kể đến các quá trình xử lý,
nhất là xử lý sinh học. Các kim loại nặng độc hại bao gồm : niken, đồng, chì,

coban, crôm, thủy ngân, cadmi. Ngoài ra, còn có một nguyên tố độc hại khác
không phải kim loại nặng như: Xianua, stibi(Sb), Bo... Kim loại nặng thường có
trong nước thải của một số ngành công nghiệp hoá chất, xi mạ, dệt nhộm và một
số ngành công nghiệp khác.
h. Vi sinh vật
Nước thải sinh hoạt chứa vô số vi sinh vật chủ yếu là vi sinh vật với số lượng
từ 105 – 106 con trong 1ml. Hai nguồn chủ yếu đưa vi sinh vào nước thải là phân,
nước tiểu và từ đất. Tế bào vi sinh hình thành từ chất hữu cơ nên có thể coi tập
hợp vi sinh là một phần của tổng chất hữu cơ có trong nước thải. Phần lớn vi sinh
có trong nước thải không phải là vi khuẩn gây bệnh. Có thể có một số ít vi khuẩn
gây bệnh như: thương hàn, tả lỵ và vi trùng gan.
Tóm lại
Mỗi chỉ tiêu về chất lượng nước thải được giới thiệu trên không những có ý
nghóa riêng mà trong những trường hợp cụ thể chúng còn có liên quan với nhiều
chỉ tiêu khác. Thông thường để đánh giá thành phần và tính chất của nước thải
cần phân tích đầy đủ các chỉ tiêu. Nhưng cũng có thể chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu
quan trọng nhất để phân tích nhằm phục vụ cho đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm
của nước thải. Hai chỉ tiêu quan trọng nhất đối với nước thải đô thị là: chất rắn lơ
lửng (SS) và nhu cầu oxy sinh hoá (BOD)
o Nước thải ô nhiễm nhẹ khi SS và BOD<100 mg/L
o Nước thải ô nhiễm trung bình khi SS và BOD = 100 ÷ 500mg/l
o Nước thải ô nhiễm nặng khi SS và BOD > 500mg/l
Lượng chất hữu cơ không có khả năng oxy hoá sinh hoá có thể đánh giá bằng
hiệu số: COD – BOD, còn tỉ số BOD/COD đặc trưng cho khả năng oxy hoá sinh
hoá các chất hữu cơ trong nước thải. Đối với nước thải sinh hoạt BOD/COD =
SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 19



0.68, còn đối với nước thải công nghiệp tỉ lệ này dao động khá rộng nhưng thường
thấp hơn so với nước thải sinh hoạt.
Khi tính đến nhu cầu chất dinh dưỡng (N, P) cho quá trình xử lý sinh học, tỉ lệ
COD : N : P cần phải duy trì ở mức 100 : 5 : 1.

3.3 ĐẶC TÍNH CHUNG NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
2.1

Nguồn gốc nước thải bệnh viện:

Trong quá trình hoạt động của bệnh viện, nước thải sinh ra trong toàn bộ khuôn
viên bệnh viện bao gồm các loại khác nhau với nguồn thải tương ứng như sau:
♦ Nước thải là nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích khuôn viên bệnh
viện;
♦ Nước thải sinh hoạt của CBCNV trong bệnh viện, của bệnh nhân và thân
nhân bệnh nhân thăm nuôi bệnh;
♦ Nước thải phát sinh từ các hoạt động khám và điều trị bệnh;
♦ Nước thải thải ra từ các công trình phụ trợ (thiết bị xử lý khí thải, giải
nhiệt máy phát điện dự phòng, giải nhiệt cho các máy điều hoà không khí .....)
a. Nước thải là nước mưa
Loại nước thải này sinh ra do lượng nước mưa rơi trên mặt bằng khuôn viên
bệnh viện. Chất lượng nước mưa khi chảy đến hệ thống thoát nước phụ thuộc vào
độ trong sạch của khí quyển tại khu vực đang xét và đặc điểm mặt bằng rửa trôi.
Theo phương án bố trí mặt bằng bệnh viện, các khu vực sân bãi và đường giao
thông nội bộ đều được trãi nhựa hoặc lót bằng BTCT, không để hàng hoá hoặc
rác rưỡi tích tụ lâu ngày trên khi vực sân bãi, do đó nước mưa khi chảy tràn qua
các khu vực này có mức độ ô nhiễm không đáng kể được xem là nước thải “qui
ước sạch” cùng với nước mưa thu gom trên mái nhà của các khu nhà trong bệnh
viện. Loại nước thải này được tổ chức thu gom bằng hệ thống thoát nước dành


SVTH: Dương Thị Phương Thaûo

Trang 20


riêng cho nước mưa, sau đó đưa vào hệ thống cống thoát nước thành phố, không
cần thiết phải xử lý.
Nước mưa có khả năng nhiễm bẩn khi chảy ngang qua một số vị trí và khu vực
đặt biệt như: các giỏ rác đặt ngoài đường, bãi rác và các hố rác bệnh viện, khu
vực đặt bồn chứa nhiên liệu dầu Diezel cho máy phát điện dự phòng. Thành phần
nước mưa trong trường hợp này sẽ có khả năng chứa các chất gây bẩn và váng
dầu mỡ.
b. Nước thải sinh hoạt
Là loại nước thải ra sau khi sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt trong bệnh
viện: ăn uống, tắm rửa, vệ sinh... từ các nhà làm việc, các khu nhà vệ sinh, nhà
ăn, căn tin...Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt trong bệnh viện cũng
giống như nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư: có chứa các chất cặn bã, các
chất hữu cơ hoà tan (các chỉ tiêu BOD, COD), các chất dinh dưỡng (nitơ, phốt
pho) và vi trùng. Chất lượng nước thải sinh hoạt này vượt quá tiêu chuẩn qui định
hiện hành và có khả năng gây ô nhiễm hữu cơ, làm giảm lượng oxy hoà tan (DO)
vốn rất quan trọng đối với đời sống của thủy sinh vật tại nguồn tiếp nhận.
Lưu lượng nước thải sinh hoạt của bệnh viện hiện nay ước tính vào khoảng
102 m3/ngày.
c. Nước thải do các hoạt động khám và điều trị bệnh
Loại nước thải này có thể dnói là loại nước thải có mức ô nhiễm hữu cơ và
chứa nhiều vi trùng gây bệnh nhất trong số các dòng thải nước của bệnh viện.
Nước thải loại này phát sinh từ nhiều khâu và quá trình khác nhau trong bệnh
viện: giặt, tẩy quần áo bệnh nhân, khăn lau chăn mền drap cho các giường bệnh,
súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẫu, sản nhi, vệ sinh lau chùi làm
sạch các phòng bệnh và phòng làm việc... Tuỳ theo từng khâu và quá trình cụ thể

mà tính chất nước thải và mức độ ô nhiễm khi đó sẽ khác nhau.
d. Nước thải từ các công trình phụ trợ
SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 21


Hoạt động của bệnh viện đòi hỏi phải sử dụng một lượng nước nhất định để
phục vụ cho các máy móc và thiết bị phụ trợ.... Tuỳ theo tính chất sử dụng mà
mức độ ô nhiễm khác nhau như nước thải giải nhiệt máy phát điện dự phòng có
nhiệt độ cao hơn so với ban đầu nhưng vẫn có thể khống chế nằm dưới mức cho
phép thải (<450C).
 Nhìn chung nước thải bệnh viện đặc trưng là chứa nhiều mầm bệnh đặc
biệt là các bệnh truyền nhiễm. Một số khu vực có mức độ nhiễm vi sinh gây
bệnh, cặn lơ lửng, các chất hữu cơ rất cao như:


Nước thải khu mổ: chứa máu và các bệnh phẩm...



Nước thải khu xét nghiệm: chứa nhiều vi trùng gây bệnh khác

nhau.
Giá trị BOD, COD, cặn ở khu này vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép.
Ngoài ra nước thải còn có khả năng nhiễm xạ từ các khu X – Quang, rửa phim.
Việc XLNT bị nhiễm phóng xạ rất khó khăn và tốn kém (do chu kì phân hủy các
chất phóng xạ khá lâu). Trong điều kiện hiện nay không đề cập đến việc xử lý
loại nước thải này mà chỉ xử lý có tính chất sơ bộ trong toàn bộ dây chuyền
XLNT của bệnh viện.

Một số bệnh viện ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng đã tiến
hành các biện pháp khống chế ô nhiễm nguồn nước bằng cách tập trung toàn bộ
tất cả các loại nước thải khám chữa bệnh và nước thải sinh hoạt sau khi xử lý cục
bộ trên các bể tự hoại dẫn đến trạm XLNT tập trung trước khi thải ra môi trường
ngoài
2.2

Thành phần và tính chất nước thải một số bệnh viện

Thành phần và tính chất nước thải hỗn hợp (không tính nước mưa) của một số
bệnh viện được dẫn ra trong phụ lục.

SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 22


Nhìn chung nước thải ở một số bệnh viện đa khoa có mức độ ô nhiễm vượt
quá giới hạn cho phép thải vào nguồn tiếp nhận và có đặc tính ô nhiễm trung bình
như sau:

pH

: 6.8 – 7.2

Cặn lơ lửng

: 120 – 210

BOD5 (mg/l)


: 80 – 152

COD (mg/l)

: 110 – 220

Tổng Nitơ (mg/l)

: 30 –40

Tổng Phốt pho (mg/l)

:3–5

Tổng Coliform (MNP/ 100ml)

: 104 – 106

Ecoli (MNP/ 100ml)

: 104 - 106

Đứng trước tình hình đó, các cấp chính quyền cũng như ban lãnh đạo của các
bệnh viện đã đầu tư nhiều cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải một số
bệnh viện như: bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nguyễn Trãi, bệnh viện Truyền
máu và huyết học....

SVTH: Dương Thị Phương Thaûo


Trang 23


4.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
4.1.1

Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

Nước thải có thành phần hết sức phức tạp. Trong nước thải không chỉ chứa các
thành phần hoá học hoà tan, các loài VSV, mà còn chứa các chất không tan. Mục
đích của phương pháp này là loại bỏ tất cả các tạp chất thô không tan và một
phần các chất không hoà tan ở dạng lơ lửng ra khỏi môi trường nước trước khi áp
dụng các phương pháp hoá lý hoặc các phương pháp sinh học bằng các quá trình
gạn, lọc và lắng.
Các vật chất gồm các chất có kích thước lớn như các cành cây, bao bì, chất
dẻo, giấy... và các tạp chất lơ lửng ở dạng rắn lỏng tạo với nước thành hệ huyền
phù. Tuỳ theo tính chất hoá lý, nồng độ hạt lơ lửng, kích thước hạt, lưu lượng
nước thải và mức độ làm sạch cần thiết mà ta có thể áp dụng các công trình xử lý
cơ học cho phù hợp. Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước lớn và tỷ
trọng lớn trong nước được gọi chung là phương pháp cơ học.
Các công trình xử lý cơ học gồm :
a. Phương pháp dùng thiết bị chắn rác
Thiết bị chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như rác, túi nilon, vỏ cây...
nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và thiết bị xử lý nước thải hoạt động
ổn định.
Thiết bị chắn rác là các thanh sắp xếp kế tiếp nhau với các khe hở từ 16 đến
50 mm. Các thanh có thể bằng thép, nhựa hoặc gỗ. Tiết diện của các thanh này là
hình chữ nhật, hình tròn hoặc elip. Số lượng thiết bị chắn rác trong trạm XLNT tối
thiểu là 2. Thiết bị chắn rác thường đặt nghiêng theo chiều dòng chảy một góc 50
đến 900.

SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 24


Lượng rác giữ lại trên thiết bị chắn rác phụ thuộc vào khe hở và phương pháp
vớt rác
Bảng 4.1 Lượng rác giữ lại trên thiết bị chắn rác, l/người.năm
Khe hở song chắn ,mm
16
20
25
30
40
Lượng rác giữ lại a
6/5
5/4
3.5/3 3/2.5 2.5/1.5
Ghi chú: - tử số là lượng rác giữ lại trong song chắn rác cơ giới

50
2

- mẫu số là lượng rác giữ lại trong song chắn rác thủ công
Nguồn. Tính toán thiết kế các công trình XLNT-TS Trịnh Xuân Lai [7]
Người ta phân loại thiết bị chắn rác theo cách vớt rác như sau:
o Thiết bị chắn rác vớt rác thủ công, dùng cho các trạm XLNT công suất nhỏ,
lượng rác dưới 0.1m3/ngày;
o Thiết bị chắn rác vớt rác cơ giới bằng các băng cào dùng cho các trạm
XLNT có lượng rác lớn hơn 0.1m3/ngày .

Thiết bị chắn rác bố trí tại máng dẫn nước thải trước trạm bơm nước thải và
trước các công trình XLNT. Trường hợp trạm bơm nằm trong khu vực trạm xử lý
thì người ta chỉ cần bố trí một thiết bị chắn rác ngay tại trạm bơm với chiều rộng
khe hở bằng 16mm.
Trong các trạm xử lý nước thải quy mô vừa, công suất nước thải trên 5000
m3/ngày có thể dùng thiết bị chắn rác – máy nghiền rác kết hợp. Rác được nghiền
và xả luôn vào trong lòng máng dẫn nước, sau đó được giữ lại trong các bể lắng
cùng cặn bã.
Thiết bị chắn rác có thể bao gồm: Song chắn rác và lưới chắn rác :
o

Song chắn rác thường đặt đứng vuông góc với dòng chảy, song chắn

gồm các thanh kim loại tiết diện 5 x 20mm đặt cách nhau 20 – 50mm trong
một khung thép hàn hình chữ nhật, dễ dàng trượt lên xuống dọc theo 2 khe ở
thành mương dẫn.
o

Lưới chắn rác thường đặt nghiêng 45 – 60 0 so với phương thẳng

đứng. Khe rộng của mắt lưới thường từ 10 – 20 mm.
SVTH: Dương Thị Phương Thảo

Trang 25


×