Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu đo lường mối tương quan giữa năng lực ngôn ngữ với thành tích học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
----------

TRẦN THỊ HUYỀN ANH

NGHIÊN CỨU ĐO LƢỜNG MỐI TƢƠNG QUAN
GIỮA NĂNG LỰC NGÔN NGỮ VỚI THÀNH TÍCH
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - NGHIÊN CỨU
TRƢỜNG HỢP HỌC VIỆN QUỐC TẾ, BỘ CÔNG AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội, năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
----------

TRẦN THỊ HUYỀN ANH

NGHIÊN CỨU ĐO LƢỜNG MỐI TƢƠNG QUAN
GIỮA NĂNG LỰC NGÔN NGỮ VỚI THÀNH TÍCH
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - NGHIÊN CỨU
TRƢỜNG HỢP HỌC VIỆN QUỐC TẾ, BỘ CÔNG AN

Chuyên ngành: Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 60140120

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THÀNH NAM

Hà Nội, Năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin đươ ̣c gửi lơì cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Trần Thành Nam
là người đã tận tình hướng dẫn , đô ̣ng viên tôi trong quá triǹ h triể n khai và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời , tôi rấ t trân tro ̣ng , biế t ơn các quý thầ y / cô của Viện Đảm
bảo chất lượng, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiê ̣t tình giảng da ̣y và trang bi ̣
cho chúng tôi các kiế n thức chuyên ngành quý báu trong khoá ho ̣c.
Cuố i cùng, tôi xin đươ ̣c gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh /chị các
khoá của chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong Giáo d

ục, các ba ̣n ho ̣c

cùng khoá 9 những người đã nhiê ̣t tiǹ h chia sẻ , giúp đỡ, đô ̣ng viên và khić h lê ̣
tôi trong suố t quá trin
̀ h ho ̣c tâ ̣p và hoàn thành chương triǹ h cao ho ̣c này.
Do thời gian có ha ̣n và chưa có nhiề u kinh nghiê ̣m trong n

ghiên cứu

chuyên ngành nên luâ ̣n văn này không thể tránh khỏi những ha ̣n chế và thiế u
sót. Tác giả kính mong nhận được các góp ý , bổ sung của các thầ y / cô và các
bạn học viên.
Mô ̣t lầ n nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn


Trần Thị Huyền Anh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan d a n h d ự luận văn với tiêu đề “Nghiên cứu đo
lường mối tương quan giữa năng lực ngôn ngữ với thành tích học tập của
sinh viên - Nghiên cứu trường hợp Học viện Quốc tế, Bộ Công an” hoàn
toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình
thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức
nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu,
khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong
luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và
các nội dung khác trong luận văn của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Trần Thị Huyền Anh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu .................................................. 3
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 4
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
8. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU . 6
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước. ............ 6
1.1.1 Các nghiên cứu về năng lực ngôn ngữ trong mối quan hệ với năng
lực nhận thức ............................................................................................... 6
1.1.2 Các nghiên cứu về năng lực ngôn ngữ và thành tích học tập ............ 9
1.2 Một số khái niệm cơ bản: ....................................................................... 13
1.2.1 Khái niệm năng lực: ......................................................................... 13
1.2.2 Khái niệm về ngôn ngữ:................................................................... 15
1.2.3 Khái niệm năng lực ngôn ngữ: ........................................................ 16
1.2.4 Khái niệm thành tích học tập ........................................................... 21
1.3 Mối quan hệ giữa năng lực ngôn ngữ và thành tích học tập .................. 22
1.4 Khung lý thuyết ...................................................................................... 23
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 24
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 25


2.1 Tổng thể và mẫu nghiên cứu .................................................................. 25

2.1.1 Đặc điểm học tập của sinh viên Học viện quốc tế ........................... 25
2.1.2 Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 27
2.1.3 Mẫu nghiên cứu ............................................................................... 28
2.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 30
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................... 30
2.2.2. Phương pháp chuyên gia ................................................................. 31
2.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát ..................................... 31
2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả .......................................................... 44
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 45
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 46
3.1 Thực trạng năng lực ngôn ngữ và thành tích học tập của sinh viên Học
viện quốc tế: ................................................................................................. 46
3.2 Tương quan giữa năng lực ngôn ngữ và thành tích học tập chung ........ 48
3.3 Tương quan giữa năng lực ngôn ngữ và thành tích học tập của các môn
cơ sở ............................................................................................................. 50
3.4 Tương quan giữa năng lực ngôn ngữ và thành tích học tập các môn
nghiệp vụ ...................................................................................................... 52
3.5 Mức độ ảnh hưởng của năng lực ngôn ngữ đến thành tích học tập của
sinh viên ....................................................................................................... 54
3.5.1 Mức độ ảnh hưởng của năng lực ngôn ngữ chung (VCI) đến thành
tích học tập chung ..................................................................................... 55
3.5.2 Mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành phần của năng lực ngôn ngữ
chung (VCI) đến thành tích học tập từng môn học .................................. 59
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Bộ GD-ĐT

Bộ Giáo dục- Đào tạo

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

GV

Giảng viên

KHXH

Khoa học xã hội

NLNN

Năng lực ngôn ngữ

Sig.

Mức ý nghĩa

SV


Sinh viên

TTHT

Thành tích học tập


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thống kê mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát ....................... 29
Bảng 2.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo về Tìm sự tương đồng .39
Bảng 2.3: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang về Từ vựng ................ 40
Bảng 2.4: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo về Kiến thức xã hội .....41
Bảng 2.5: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo về Xử lý tình huống.....43
Bảng 3.1. Thực trạng NLNN và TTHT của sinh viên .................................... 46
Bảng 3.2. Tương quan hệ số NLNN và TTHT của sinh viên kỳ I, kỳ II và cả
năm học 2014-2015. ........................................................................................ 48
Bảng 3. 3: Tương quan NLNN và TTHT của các môn cơ sở ......................... 50
Bảng 3.4. Tương quan NLNN và TTHT của các môn nghiệp vụ.................. 53
Bảng 3.5: Đánh giá sự phù hợp của mô hình................................................ 55
Bảng 3.6 Bảng ước lượng hệ số hồi quy cho mô hình .................................... 57
Bảng 3.7 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số
thành phần của Năng lực ngôn ngữ đến TTHT học kỳ I ................................ 59
Bảng 3.8 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành
phần của NLNN đến TTHT học kỳ II ............................................................. 60
Bảng 3.9 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành
phần của NLNN đến TTHT cả năm ................................................................ 61
Bảng 3.10 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành
phần của NLNN đến TTHT ngoại ngữ ........................................................... 62
Bảng 3.11 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành
phần của NLNN đến TTHT môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.............................. 63

Bảng 3.12 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành
phần của NLNN đến TTHT môn Nguyên lý 1................................................... 64


Bảng 3.13 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành
phần của NLNN đến TTHT môn Nguyên lý 2 ............................................... 65
Bảng 3.14 : Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành
phần của NLNN đến TTHT môn Thực tế chính trị. ....................................... 66
Bảng 3.15 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành
phần của NLNN đến TTHT các môn KHXH. ................................................ 67
Bảng 3.16 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành
phần của NLNN đến TTHT môn Tâm lý nghiệp vụ....................................... 68
Bảng 3.17: Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành
phần của NLNN đến TTHT Thực tập Nghiệp vụ. .......................................... 69
Bảng 3.18 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành
phần của NLNN đến TTHT môn nghiệp vụ 1 ................................................ 70


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Khung lý thuyết ............................................................................... 24
Hình 2.1 Cấu trúc triển khai nghiên cứu ......................................................... 27
Hình 2.2 Biểu đồ mô tả mẫu phân bổ khóa học .............................................. 30
Hình 2.3 Phác họa cấu trúc khung của trắc nghiệm WAIS-IV và các tiểu trắc
nghiệm thành phần. ......................................................................................... 32


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong mọi thời đại, hầu hết các quốc gia, ở các cấp độ khác nhau đang
tập trung vào xây dựng kinh tế tri thức, một nền kinh tế mà hàm lượng trí tuệ

được đưa vào nhiều nhất, trực tiếp nhất trong quá trình sản xuất và nâng cao
chất lượng của sản phẩm. Để phát triển kinh tế tri thức, trong chiến lược phát
triển của các quốc gia đều coi trọng việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao làm mấu chốt của chiến lược phát triển. Mà thực chất là nói
đến xây dựng và phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo có chất
lượng cao. Nó không chỉ là điều kiện cho sự tồn tại mà còn là cơ sở cho việc
xác định uy tín, “thương hiệu” của một cơ sở đào tạo, là niềm tin của người sử
dụng “sản phẩm” được đào tạo và là động lực của người học. Chính vì lẽ đó,
việc quan tâm đến chất lượng đào tạo – đặc biệt ở bậc Đại học – trở thành một
nhu cầu vừa bức xúc trước mắt, vừa là định hướng cho tương lai. Chất lượng
đào tạo được phản ánh thông qua thành tích học tập của sinh viên. Thành tích
học tập của sinh viên cho biết năng lực, khả năng và các yếu tố cần thiết của
một người học, là chỉ số rõ nhất và quan trọng nhất để hiểu về sinh viên đó.
Năng lực ngôn ngữ phản ánh mức độ thành thạo của cá nhân đối với
ngôn ngữ. Đó là khả năng vận dụng từ ngữ và cách diễn đạt. Một người có
năng lực ngôn ngữ cao thường nhạy cảm với ngữ nghĩa của từ, có kĩ năng
thao tác hóa khái niệm ngôn ngữ, phân tích văn bản và sử dụng từ ngữ một
cách hiệu quả trong quá trình giao tiếp (ở cả dưới dạng nói và viết). Ngoài ra,
khả năng ngôn ngữ còn được xem là một trong những thành tố quan trọng của
năng lực nhận thức cá nhân và trí tuệ kết tinh (Crystallized intelligence).
Chính vì vậy, năng lực ngôn ngữ của người học là một năng lực quan trọng
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích học tập mà còn ảnh hưởng tới
chất lượng công việc sau này của mỗi cá nhân.
1


Học viện Quốc tế là một trong các học viện, nhà trường của lực lượng
Công an nhân dân có nhiệm vụ đạo tạo ra chiến sỹ công an vừa hồng vừa
chuyên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới. Mục tiêu
đào tạo của Học viện Quốc tế là sinh viên phải am hiểu kiến thức xã hội, giỏi

về nghiệp vụ, ngoại ngữ và đủ năng lực đấu tranh chống tội phạm có yếu tố
nước ngoài với những âm mưu và phương thức, thủ đoạn che giấu hành vi
phạm tội rất tinh vi, xảo quyệt. Để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo như
vậy, năng lực ngôn ngữ của sinh viên Học viện là một yếu tố cần phải hình
thành và năng lực này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thành tích học tập. Do
vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đo lường mối tương quan
giữa năng lực ngôn ngữ với thành tích học tập của sinh viên - nghiên cứu
trường hợp Học viện Quốc tế, Bộ Công an” là vấn đề có tính cấp thiết cả về
lý luận và thực tiễn. Tôi xin chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ giúp cho Học viện Quốc tế thấy rõ (i)
thực trạng về năng lực ngôn ngữ của người học; (ii) mối tương quan giữa
năng lực ngôn ngữ với thành tích học tập, (iii) ảnh hưởng của năng lực ngôn
ngữ trong việc hình thành phẩm chất nghề nghiệp, chuyên môn, từ đó có
những kế hoạch để tác động cần thiết để làm tăng hiệu quả học tập của sinh
viên cũng như hiệu quả đào tạo của nhà trường.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của
Học viện.
- Kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần xây dựng bộ công cụ đánh giá
năng lực ngôn ngữ của người học để sử dụng trong tương lai.

2


- Kết quả nghiên cứu cũng góp phần làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp
theo trong lĩnh vực này để có thể khám phá thêm, làm rõ hơn nữa về mối
tương quan này để giúp nâng cao chất lượng đào tạo.
3. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm giúp nhận diện thực trạng năng lực ngôn ngữ của người học;
nhận thức được mối tương quan giữa năng lực ngôn ngữ tới thành tích học
tập, từ đó giúp Học viện đưa ra những định hướng, kế hoạch đào tạo và nâng
cao năng lực ngôn ngữ cho sinh viên, đồng thời bản thân sinh viên sẽ tự rèn
luyện cho mình.
Các mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng về năng lực ngôn ngữ của sinh viên;
- Xác định và phân tích mối tương quan giữa năng lực ngôn ngữ với
thành tích học tập của sinh viên;
- Thông qua nghiên cứu về mối tương quan giữa năng lực ngôn ngữ với
thành tích học tập, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp Học viện và
sinh viên có định hướng cải thiện, nâng cao năng lực ngôn ngữ, thành tích học tập
cho sinh viên.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi Học viện Quốc tế. Tác giả chỉ
tiến hành nghiên cứu thực trạng năng lực ngôn ngữ và mối tương quan giữa
năng lực ngôn ngữ với thành tích học tập của sinh viên khối đại học chính
quy, tiến hành nghiên cứu thành tích học tập chung năm học 2014-2015 (cả
năm, học kỳ I, học kỳ II) và thành tích học tập một số môn học (các môn cơ
sở và chuyên ngành).
5. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng năng lực ngôn ngữ của sinh viên Học viện Quốc
3


tế hiện nay?
Câu hỏi 2: Mối tương quan giữa năng lực ngôn ngữ và thành tích học tập
của sinh viên Học viện Quốc tế thể hiện như thế nào?
5.2 Giả thuyết nghiên cứu

- Năng lực ngôn ngữ của sinh viên Học viện Quốc tế còn hạn chế ở một
số khía cạnh so với điểm chuẩn năng lực ngôn ngữ của sinh viên quốc tế.
- Điểm năng lực ngôn ngữ của sinh viên Học viện Quốc tế càng cao thì
thành tích học tập chung (cả năm, học kỳ I, học kỳ II) và thành tích học tập
một số môn học (các môn cơ sở và chuyên ngành) của sinh viên càng tốt và
ngược lại.
6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
6.1 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên đại học chính quy đang học tập tại Học viện Quốc tế.
6.2 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng năng lực ngôn ngữ và mối tương quan giữa năng lực ngôn
ngữ với thành tích học tập của sinh viên Học viện Quốc tế.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tác giả tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các bài
báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan. Thông qua phân
tích tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống hoá và khái quát hoá lý thuyết từ
đó rút ra các kết luận khoa học là cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2 Phương pháp chuyên gia
Trao đổi trực tiếp với các chuyên gia để lấy ý kiến tư vấn, góp ý trong
việc xây dựng đề cương nghiên cứu, tư vấn chọn mẫu nghiên cứu, xây dựng
4


phiếu hỏi, thẩm định quy trình…
7.3 Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát
Đây là phương pháp chính được sử dụng trong luận văn nhằm thu thập
thông tin định lượng để đánh giá năng lực ngôn ngữ của người học (chuyển
ngữ và sử dụng các câu hỏi trong bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực trí tuệ
người lớn của Wechsler – Wechsler Adult Intelligence Scale 4th edition phần

Tư duy ngôn ngữ - Verbal Comprehension Index với 3 tiểu trắc nghiệm chính
là Tìm sự tương đồng; Từ vựng và Kiến thức xã hội).
7.4 Phương pháp thống kê mô tả
Là việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được.
Sau đó tính toán các tham số đặc trưng cho tập hợp dữ liệu như: trung bình,
phương sai, tần suất, tỷ lệ, ....Mục đích là để mô tả tập dữ liệu đó.
7.5 Phương pháp phân tích
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lý số liệu.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn được cấu trúc thành ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận của nghiên cứu
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

5


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc.
1.1.1 Các nghiên cứu về năng lực ngôn ngữ trong mối quan hệ với
năng lực nhận thức
+ Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng NLNN là một trong những
chỉ báo quan trọng của năng lực nhận thức.
Năng lực nhận thức là khả năng nhận biết đúng sự vật, sự việc với một
lượng thông tin tối thiểu về các sự vật, sự việc đó. Năng lực nhận thức được
đánh giá bằng tỷ lệ giữa lượng thông tin mà sự vật, sự việc cung cấp cho hệ

thần kinh với toàn bộ thông tin về sự vật, sự việc đó. Tỷ lệ này càng thấp thì
năng lực nhận thức càng cao. Những yếu tố cần xác định khi đánh giá năng
lực nhận thức bao gồm: khả năng ghi nhớ được thể hiện trên các mặt: tốc độ
ghi nhớ, lĩnh vực ghi nhớ, hình thức ghi nhớ, lượng thông tin về sự vật, sự
việc được ghi nhớ; tổng hợp và hoàn thiện thông tin về đối tượng ghi nhớ
[23].
Có 8 cấp độ của năng lực nhận thức, bao gồm:
1. Biết: ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ và các nguyên lý dưới hình thức
mà học viên đã được học.
2. Hiểu: hiểu các tư liệu đã được học, học viên phải có khả năng diễn
giải, mô tả tóm tắt thông tin thu nhận được.
3. Áp dụng: áp dụng được các thông tin, kiến thức vào tình huống khác
với tình huống đã học.
4. Phân tích: biết tách từ tổng thể thành bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa
6


các thành phần đó đối với nhau theo cấu trúc của chúng.
5. Tổng hợp: biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng
thể ban đầu.
6. Đánh giá: biết so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định và đánh giá trên
cơ sở các tiêu chí xác định.
7. Chuyển giao: có khả năng diễn giải và truyền thụ kiến thức đã tiếp thu
được.
8. Sáng tạo: sáng tạo ra những giá trị mới trên cơ sở các kiến thức đã tiếp
thu được.
Ngôn ngữ ngoài chức năng là công cụ của tư duy thì còn có ảnh hưởng
quan trọng tới toàn bộ hoạt động nhận thức của con người.
Ngôn ngữ tham gia vào quá trình tri giác, giúp cho các cảm giác thành
phần được tổ hợp lại thành một chỉnh thể, một hình tượng trọn vẹn gắn liền

với một ý nghĩa, một tên gọi cụ thể. Ngôn ngữ làm cho các quá trình tri giác
diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và làm cho sự vật hiện tượng được tri giác trở
nên khách quan, đầy đủ và rõ ràng hơn.
Ngôn ngữ cũng tham gia tích cực vào quá trình ghi nhớ và gắn bó chặt
chẽ với quá trình đó làm cho sự ghi nhớ, gìn giữ và nhận lại, nhớ lại của con
người có chủ định, có ý nghĩa. Ngôn ngữ chính là một phương tiện để ghi
nhớ, là một hình thức để lưu giữ những kết quả cần nhớ. Nhờ ngôn ngữ con
người có thể chuyển hẳn những thông tin cần nhớ ra bên ngoài đầu óc con
người.
Ngôn ngữ liên quan chặt chẽ tới tư duy của con người. Tư duy sử dụng
ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ để tư duy, chính điều này làm tư duy của
con người khác về chất so với tư duy của con vật – con người có tư duy trừu
7


tượng. Không có ngôn ngữ thì con người không thể tư duy trừu tượng và khái
quát được. Nhờ ngôn ngữ mà chủ thể tư duy nhận thức được tình huống có
vấn đề, tiến hành các thao tác tư duy và biểu đạt các kết quả của tư duy thành
từ ngữ, thành câu.
Trong quá trình tưởng tượng, ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình
thành và biểu đạt các hình ảnh mới. Ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở thành
một quá trình có ý thức, được điều khiển tích cực có kết quả và chất lượng
cao.
Như vậy, ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ hoạt
động nhận thức của con người. Không thể hiểu được những đặc trưng tâm lý
diễn ra trong quá trình nhận thức nếu không hiểu được vai trò của ngôn ngữ
trong sự hình thành các quá trình ấy.
Năng lực ngôn ngữ là vốn kiến thức mà cá nhân thu được cùng với sự
phát triển các khái niệm ngôn ngữ và vận dụng các khái niệm ngôn ngữ để tư
duy. Do vậy, năng lực ngôn ngữ chính là chỉ báo quan trọng của năng lực

nhận thức.
+ Cấu trúc của năng lực ngôn ngữ được thể hiện qua các mặt:
(a) Hiểu ngôn ngữ - nói: có khả năng hiểu, mô tả được bằng lời sự vật,
hiện tượng.
(b) Biểu đạt ngôn ngữ - nói: khả năng biểu đạt tâm lý trong lời nói, cách
diễn đạt.
(c) Đọc và viết – ngôn ngữ viết: Khả năng trình bày một vấn đề dưới
dạng văn bản.
+ Các dạng câu hỏi đo năng lực ngôn ngữ: Bộ câu hỏi được sử dụng để
đo năng lực ngôn ngữ ở người lớn (từ 19 đến 90) gồm các tiểu trắc nghiệm
8


phần Tư duy ngôn ngữ của bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực trí tuệ người lớn
của Wechsler – phiên bản lần thứ 4 gồm 4 phần, trong từng phần đều được
sắp xếp theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp. Cụ thể:
- Tìm sự tương đồng (SI): trắc nghiệm đưa ra 2 từ mô tả những vật thể,
những khái niệm chung và yêu cầu sinh viên phải mô tả xem chúng tương
đồng ở điểm nào? Ví dụ: Thức ăn và xăng dầu đều cung cấp năng lượng; kẻ
thù và bạn đều là những người sống bên cạnh ta và có ảnh hưởng đến cuộc
sống của ta.
- Từ vựng (VC): trắc nghiệm đưa ra một khái niệm và yêu cầu sinh viên
định nghĩa được từ đó như Thanh bình, Hối hận, Ngoan cường……
- Kiến thức xã hội (IN): trắc nghiệm này yêu cầu sinh viên trả lời câu hỏi
liên quan đến kiến thức chung về tự nhiên, xã hội như: một phút có bao nhiêu
giây ?, Brazil nằm ở lục địa nào?...
- Xử lý tình huống (CQ): Trắc nghiệm yêu cầu sinh viên trả lời một số
câu hỏi dựa trên sự hiểu biết của họ về các nguyên tắc chung và các tình
huống xã hội.
1.1.2 Các nghiên cứu về năng lực ngôn ngữ và thành tích học tập

Mối tương quan giữa năng lực ngôn ngữ với thành tích học tập là một
chủ đề mà các học giả đã có nhiều nghiên cứu. Các tác giả chủ yếu nghiên
cứu về đặc điểm về năng lực ngôn ngữ (trí tuệ kết tinh) và thành tích học tập
môn toán, đọc và ngôn ngữ viết như:
Nghiên cứu về mối liên hệ giữa điểm số các năng lực được đo bằng trắc
nghiệm WISC-IV gồm Tư duy ngôn ngữ, Tư duy tri giác; Trí nhớ công việc
và Tốc độ xử lý với thành tích đọc và tính toán được đo bằng trắc nghiệm
Wechsler Individual Achievement Test-Second (WIAT - II; Wechsler, 2002)

9


của các tác giả Joseph J.Glutting, Marley W.Watkins, Timothy R.Konold,
Paul A.Mc Dermott [41]. Khách thể tham gia nghiên cứu gồm 498 trẻ được
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng trên toàn quốc. Số liệu được thu thập và xử lý
bằng phép hồi quy bội và mô hình đẳng thức cấu trúc (SEM). Kết quả cho
thấy chỉ số (g) điểm tổng trí tuệ có tương quan với thành tích môn đọc và
thành tích môn toán với mức tương quan lần lượt là ( 0,55 - 0,77). Chỉ số tư
duy ngôn ngữ VCI có tương quan với thành tích môn đọc và thành tích môn
toán với mức tương quan ở mức thấp hơn lần lượt là (0,37 - 0,17). Kết quả
phân tích cho thấy sử dụng tổng điểm trí tuệ (g) sẽ dự báo thành tích đọc và
tính toán tốt hơn.
Nghiên cứu của các tác giả Susan G. Assouline, Megan Foley Nicpon và
Lori Dockery cho thấy có sự khác biệt trong thành tích học tập giữa hai nhóm
đối tượng (nhóm tự kỷ chức năng cao và nhóm tự kỷ chức năng thấp) [50].
Nghiên cứu được tiến hành trên 59 khách thể. Kết quả cho thấy hệ số Trí nhớ
công việc và Tốc độ xử lý tương quan thuận với thành tích học tập trong môn
toán, đọc và ngôn ngữ viết. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những học
sinh bị chuẩn đoán bị rối loại phổ tự kỷ (ASD) có điểm năng lực ngôn ngữ
cao thì thành tích học tập cũng tăng và không phụ thuộc nhiều vào các biến

nghiên cứu khác.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lực ngôn ngữ của trẻ em (nghiên cứu
678 trẻ bị rối loạn tăng động và 54 trẻ tự kỷ) đến thành tích học tập môn đọc
và môn toán của 2 tác giả Susan Dickerson Mayes và Susan L. Calhoun chỉ
ra rằng trí thông minh kết tinh (hay năng lực ngôn ngữ ) có ảnh hưởng nhiều
đến thành tích học tập của học sinh và có thể được dùng để dự báo thành tích
học tập của học sinh [51], [53].
Cùng với đề tài về năng lực ngôn ngữ và thành tích học tập, tác giả Trần

10


Thành Nam đã nghiên cứu về tương quan giữa điểm số trí tuệ đo bằng WISCIV phiên bản Việt và thành tích học tập của học sinh lớp 8 cho thấy điểm hệ
số tư duy ngôn ngữ (Verbal comprehension Index) có tương quan và là một
chỉ báo dự báo thành tích học tập môn Văn của học sinh khối lớp 8 [14].
Nghiên cứu này cho thấy ảnh hưởng của ngôn ngữ đến thành tích học tập của
học sinh lớp 8. Năng lực ngôn ngữ tốt thì thành tích học tập môn toán cao.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đo NLNN của trẻ em ảnh
hưởng đến thành tích học tập, chưa đo NLNN ở người lớn ảnh hưởng đến
thành tích học tập.
Nằm trong chuỗi nghiên cứu về năng lực ngôn ngữ và thành tích học tập
là nghiên cứu gần đây về năng lực giao tiếp ngôn ngữ chủ yếu có ba mô hình:
(1) mô hình Canale và Swain, (2) mô hình của Bachman và Palmer và (3) mô
hình mô tả các thành phần NLNN giao tiếp trong Khung chung Châu Âu.
Mô hình lí thuyết của Canale và Swain (1980, 1981) đầu tiên bao gồm
ba thành phần chính: (1) lĩnh vực kiến thức, kĩ năng ngữ pháp, (2) ngôn ngữ
xã hội và (3) năng lực chiến lược. Trong một phiên bản sau mô hình này, Canale (1983, 1984) đã chuyển một số yếu tố từ năng lực ngôn ngữ học xã hội
thành thành phần thứ tư mà ông đặt tên là “năng lực văn bản”. Theo Canale
và Swain (1980, 1981), năng lực ngữ pháp chủ yếu được dựa vào định nghĩa
về năng lực ngôn ngữ của Chomsky. Theo Canale và Swain, năng lực “ngữ

pháp” có liên quan đến việc làm chủ mã ngôn ngữ bao gồm kiến thức về vốn
từ vựng cũng như kiến thức về hình thái học, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ âm và
các quy tắc viết chữ. Năng lực này cho phép người nói sử dụng kiến thức và
những kĩ năng cần thiết cho sự hiểu biết và thể hiện nghĩa của phát ngôn.
Cùng quan điểm với Hymes về sự phù hợp của việc sử dụng ngôn ngữ trong
những tình huống xã hội với năng lực ngôn ngữ học xã hội trong mô hình của
họ bao gồm kiến thức về các quy tắc và quy ước làm cơ sở cho việc hiểu và
11


sử dụng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh ngôn ngữ xã hội và văn hoá xã hội khác
nhau. Canale (1983, 1984) đã mô tả năng lực văn bản như là việc nắm vững
các quy tắc xác định cách thức mà các hình thức và ý nghĩa được kết hợp lại
với nhau để đạt được một sự thống nhất ý nghĩa trong văn bản nói hoặc bằng
văn bản viết. Sự thống nhất của một văn bản được tạo bởi sự gắn kết hình
thức và ý nghĩa. Sự gắn kết đạt được bằng cách sử dụng các từ công cụ liên
kết (ví dụ như đại từ, liên từ, từ đồng nghĩa, cấu trúc song song…) giúp liên
kết các câu riêng biệt và phát ngôn thành cấu trúc tổng thể. Mặc dù có sự đơn
giản hoá, mô hình của Canale và Swain đã thống trị lĩnh vực thụ đắc ngôn
ngữ thứ hai và việc kiểm tra đánh giá ngôn ngữ hơn một thập kỉ. Hơn nữa, xu
hướng sử dụng mô hình này, hoặc tham khảo nó, vẫn còn xảy ra ngay cả sau
khi Bachman (1990) và Bachman và Palmer (1996) đề xuất một mô hình toàn
diện hơn về năng lực giao tiếp. Sự dễ dàng trong việc áp dụng mô hình của
Canale và Swain là lí do chính giải thích tại sao nhiều nhà nghiên cứu năng
lực giao tiếp vẫn sử dụng nó.
Hai tác giả T.Lobanova và Yu. Shunin (2008) cho rằng, năng lực giao
tiếp ngôn ngữ bao gồm các khả năng và kỹ năng giao tiếp [50]. Năng lực giao
tiếp ngôn ngữ là cần thiết để lựa chọn nội dung học tập, và để hiểu rõ hơn về
những kiến thức cần học, về loại kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cần có cho
những chuyên gia trẻ trong thế kỷ 21. Năng lực giao tiếp ngôn ngữ là một hệ

thống riêng đầy đủ về những chiến lược giao tiếp bằng lời hoặc bằng cử chỉ
giao văn hóa được quy định bởi khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, kiến thức
chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm có được, thái độ và những đặc điểm riêng
biệt của một cá nhân nhằm đạt được mục đích giao tiếp và hiểu nhau trong
các tình huống giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo nhóm tác giả, năng lực
ngôn ngữ bao gồm: năng lực từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, âm vị, chính tả.
Theo đó, bài báo của tác giả Trương Khả Trịnh (2008), “Ảnh hưởng của
12


năng lực ngôn ngữ lên các hình thức ngôn ngữ của người học” [25] đã nghiên
cứu, xem xét liệu sự hợp tác của người học về mặt số lượng, các loại (reactive
và preemptive), các hình thức ngôn ngữ và kết quả của hình thức ngôn ngữ
ngẫu nhiên có thay đổi theo NLNN của họ hay không. Hai nhóm người học,
một nhóm 14 người học có NLNN cao hơn và một nhóm khác, 15 người, với
trình độ ngôn ngữ thấp hơn, được chọn. Dữ liệu được thu thập trong hai hoạt
động, Một và Bảy, trong bài “Các động vật đang bị tuyệt chủng ở New Zealand”, của chương trình dạy tiếng Anh tại trường Đại học Victoria của Wellington. Kết quả cho thấy rằng NLNN ảnh hưởng không chỉ số lượng, loại mà
còn kết quả (giải quyết đúng và không giải quyết đúng) của “incidental focus
on form”. Nghiên cứu còn cho thấy rằng sinh viên quan tâm đến nghĩa của từ
- ngữ nghĩa, âm vị hơn là hình thái và cú pháp của từ.
Tóm lại, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã bước đầu cung cấp
bằng chứng về sự ảnh hưởng của năng lực ngôn ngữ đến thành tích học tập
các môn học (môn đọc, toán) cho các đối tượng trẻ nhỏ. Trên thế giới cũng
chưa có nhiều nghiên cứu hệ thống về mối tương quan giữa năng lực ngôn
ngữ và thành tích học tập ở người lớn. Ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại
cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về năng lực ngôn ngữ và ảnh hưởng
của năng lực ngôn ngữ tới thành tích học tập ở sinh viên. Đó là khoảng trống
kiến thức mà tác giả muốn tìm hiểu trong luận văn này. Vì vậy, nội dung của
luận văn muốn đi sâu nghiên cứu đo lường mối tương quan giữa năng lực
ngôn ngữ với thành tích học tập của sinh viên.

1.2 Một số khái niệm cơ bản:
1.2.1 Khái niệm năng lực:
Năng lực là một khái niệm rất phức tạp. Các nhà nghiên cứu định nghĩa
năng lực theo các cách khác nhau tùy thuộc vào mục đích và bối cảnh sử dụng
của các năng lực đó.
13


Các nhà tâm lý cho rằng “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính tâm lý
độc đáo của cá nhân đáp ứng yêu cầu đặc trưng của hoạt động và đảm bảo
cho hoạt động ấy đạt kết quả cao” [24,237].
Theo định nghĩa của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì
năng lực là “khả năng thực hiện thành công những yêu cầu phức tạp trong
một bối cảnh cụ thể qua việc huy động và vận dụng kiến thức, các kỹ năng tri
nhận và thực hành cũng như các yếu tố mang hành vi và xã hội như thái độ,
xúc cảm, giá trị và động cơ” [48, 3].
Nhà nghiên cứu Rutherford đã tổng hợp các đặc trưng của khái niệm
năng lực từ công trình nghiên cứu của tổ chức OECD có tên “Định nghĩa và
lựa chọn những năng lực căn bản” [47,2]:
- Năng lực là khái niệm mang tính tích hợp, bao gồm các thành tố là
tri thức (knowledge), kĩ năng (skills), thái độ và giá trị (attitudes and values) cần có mà một người nào đó có thể vận dụng để thực hiện thành công
một nhiệm vụ.
- Năng lực không đồng nghĩa với kỹ năng (skills) và là một khái niệm
rộng hơn khả năng (abilities);
- Năng lực được bộc lộ qua việc thực hiện (performance – based) và có
thể được xác định qua hành động (action), hành vi (behavious) và sự lựa chọn
(choices) của một cá nhân trong một tình huống cụ thể;
- Năng lực có bản chất tương tác (interactive), do đó khi giải quyết các
vấn đề trong cuộc sống, người ta phải vận dụng kết hợp các loại năng lực
khác nhau (ví dụ: kết hợp năng lực chung, căn bản với năng lực chuyên biệt );

- Năng lực có bản chất phụ thuộc vào hoàn cảnh (context dependent nature).

14


Năng lực là khả năng của cá nhân, tổ chức, cộng đồng và hệ thống bộc
lộ, hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động, thực hiện các vai trò,
chức năng nhất định một cách hiệu lực, hiệu quả và bền vững. Tác giả chọn
khái niệm này làm cơ sở lý luận cho đề tài.
1.2.2 Khái niệm về ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ đặc biệt dùng làm phương tiện
giao tiếp và làm công cụ tư duy [24].
Ngôn ngữ gồm ba bộ phận: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Các đơn vị
của ngôn ngữ là âm vị, hình vị, từ, câu ngữ đoạn, văn bản….Bất cứ ngôn ngữ
của dân tộc nào cũng chứa đựng phạm trù ngữ pháp và phạm trù logic. Phạm
trù ngữ pháp là một hệ thống các quy định việc thành lập từ và câu, quy định
sự phát âm. Phạm trù ngữ pháp ở các ngôn ngữ khác nhau là khác nhau. Phạm
trù logic là quy luật, phương pháp tư duy đúng đắn của con người, vì vậy
dùng các ngôn ngữ (tiếng nói) khác nhau, nhưng các dân tộc khác nhau vẫn
hiểu được nhau.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội, và là công
cụ tư duy của con người. Ngôn ngữ có khía cạnh tâm lý học, ngôn ngữ có vai
trò nhiều nhân tố: xã hội, tâm lý, dân tộc…..
Ngôn ngữ được chia thành hai loại: ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên
trong:
* Ngôn ngữ bên ngoài là loại ngôn ngữ chủ yếu hướng vào người khác,
nhằm mục đích giao tiếp. Ngôn ngữ bên ngoài bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn
ngữ viết.
- Ngôn ngữ nói: ngôn ngữ nói có sớm nhất, biểu hiện bằng âm thanh và
được tiếp thu bằng cơ quan thính giác. Có hai loại ngôn ngữ nói: ngôn ngữ


15


×