Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp trường đại học phòng cháy chữa cháy)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.94 KB, 18 trang )

Ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với
kết quả học tập của sinh viên
(Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học
Phòng cháy chữa cháy)


Dương Hải Lâm


Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Trình bày cơ sở lý luận về thái độ, thái độ nghề nghiệp, hoạt động học tập,
kết quả học tập và mối quan hệ giữa thái độ nghề nghiệp và kết quả học tập. Nghiên
cứu, đo lường mức độ ảnh hưởng của thái độ nghệ nghiệp đối với kết quả học tập
của sinh viên trường đại học Phòng cháy chữa cháy (ĐH PCCC). Đề xuất một số
giải pháp giáo dục thái độ nghề nghiệp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên
trường ĐH PCCC.

Keywords. Thái độ nghề nghiệp; Kết quả học tập; Quản lý giáo dục; Sinh viên

Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh, kinh tế tri thức
ngày càng có vai trò nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó,
giáo dục đã trở thành nhân tố hàng đầu mang tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội nhanh và bền vững của mỗi quốc gia, bao gồm cả những nước đã và đang phát triển.


Trong thời gian gần đây, trên nhiều diễn đàn khoa học cũng như các phương tiện thông
tin đại chúng, vấn đề đổi mới phương pháp đào tạo nói chung và phương pháp dạy và học nói
riêng được thảo luận một cách sôi nổi. Một trong những luận điểm quan trọng nhất của đổi
mới phương pháp dạy và học được nhiều người thống nhất, đó là làm thế nào khơi dậy được
tính tích cực, chủ động của mỗi người học. Lý luận và thực tiễn đã cho thấy rằng, kết quả học
tập, rèn luyện của người sinh viên không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của quá trình giảng
dạy và tổ chức công tác giáo dục, vào những điều kiện vật chất, tinh thần của sinh viên mà
còn phụ thuộc vào thái độ của họ đối với nghề nghiệp đang được đào tạo. Thái độ đối với
nghề nghiệp tích cực sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy người sinh viên nhiệt tình, hăng say
phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Cấu trúc mới của nhân cách người sinh viên chỉ có thể
hình thành và phát triển vững chắc khi cả ba mặt: tri thức, thái độ và kỹ năng nghề nghiệp
cùng hòa quyện vào nhau.
Thực tiễn đào tạo đại học ở nước ta cho thấy, còn có một bộ phận sinh viên chưa có thái độ
đúng đắn đối với nghề nghiệp, dẫn đến tình trạng thiếu tích cực, không có chí tiến thủ, có thái độ
“trung bình chủ nghĩa” trong học tập và rèn luyện của bản thân. Việc nghiên cứu mức độ ảnh
hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả học tập của sinh viên chưa được chú trọng dẫn đến
công tác giáo dục nhận thức, tình cảm nghề nghiệp đang đào tạo cho sinh viên còn nhiều hạn chế.
Qua Hội thảo rút kinh nghiệm 10 năm tổ chức đào tạo đại học (1999 – 2009) và Báo
cáo tổng kết năm học 2010-2011 của trường Đại học PCCC cho thấy, mặc dù sinh viên của
trường được tuyển chọn từ những học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có lực học khá,
giỏi, đảm bảo các tiêu chuẩn về chính trị, sức khoẻ, có ưu thế hơn các trường khác về điều
kiện học tập, sinh hoạt và thường xuyên được quản lý chặt chẽ, song vẫn còn một bộ phận có
biểu hiện ỷ lại, không tích cực học tập, rèn luyện phẩm chất nhân cách, bản lĩnh nghề nghiệp.
Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay của trường Đại học
PCCC được xác định trong Hội thảo rút kinh nghiệm 10 năm tổ chức đào tạo đại học (1999 –
2009) của trường Đại học PCCC là phải làm rõ mức độ ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp
đối với kết học tập của sinh viên để từ đó có những giải pháp về giáo dục thái độ nghề
nghiệp, về tổ chức hoạt động dạy, học, quản lý, chính sách, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo, nhằm đào tạo đội ngũ sỹ quan nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy có trình độ khoa học
kỹ thuật vững vàng, tinh thông nghiệp vụ và có những phẩm chất nhân cách cần thiết đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước.
Những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về thái độ nghề nghiệp nói
chung, một số vấn đề tâm lý học về thái độ nghề nghiệp như bản chất tâm lý, cấu trúc, chức
năng, cơ chế tâm lý hình thành thái độ nghề nghiệp đã được đề cập đến. Tuy nhiên vấn đề
đánh giá mức độ ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả học tập của sinh viên các
trường Công an nhân dân nói chung và sinh viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy nói
riêng vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ và thỏa đáng. Chính vì vậy, tôi
lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả
học tập của sinh viên” (nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy) với
mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong tình hình mới.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả học tập của sinh
viên trường ĐH PCCC;
- Đề xuất một số giải pháp giáo dục thái độ nghề nghiệp nhằm nâng cao kết quả học tập
của sinh viên trường ĐH PCCC.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Giới hạn nội dung: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết
quả học tập các môn học chuyên ngành của sinh viên từ năm thứ ba đến năm thứ năm trong
năm học 2010 - 2012.
Giới hạn không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại trường ĐH PCCC.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thái độ nghề nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả học tập các môn học
chuyên ngành của sinh viên trường ĐH PCCC?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
+ Thái độ nghề nghiệp có tương quan cùng chiều với kết quả học tập các môn học
chuyên ngành của sinh viên.
+ Các sinh viên có động cơ thi vào trường trên cơ sở yêu thích nghề PCCC sẽ có kết
quả học tập các môn học chuyên ngành cao hơn các sinh viên khác.

+ Các sinh viên có bố hoặc mẹ làm nghề PCCC sẽ có kết quả học tập các môn học
chuyên ngành cao hơn các sinh viên khác.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả học tập các môn chuyên
ngành của sinh viên.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên trường ĐH PCCC hệ chính quy các khóa từ năm thứ ba đến năm thứ năm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Mẫu nghiên cứu
- Mẫu cho nghiên cứu định lượng: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên nhóm khách thể là 300
sinh viên đại học năm thứ 3 đến năm thứ 5 hệ chính quy của trường Đại học PCCC trong năm
học 2010 – 2011. Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên không theo tỷ lệ
(lập 3 tầng theo 3 khóa học) và ngẫu nhiên hệ thống (mỗi khóa lấy ngẫu nhiên hệ thống 100 sinh
viên theo danh sách khóa học).
- Mẫu cho nghiên cứu định tính: Sử dụng 9 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc chia đều cho
cả 3 khóa. Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (căn cứ vào danh sách
khóa học, mỗi khóa chọn ngẫu nhiên 3 sinh viên để phỏng vấn theo nội dung đã chuẩn bị).
6.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin bằng phương pháp định tính:
+ Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cư
́
u ca
́
c cơ sơ
̉
ly
́
thuyết , các bài báo , công trình nghiên
cứu, các số liệu t hống kê có liên quan đ ến đề tài nghiên cứu, trên cơ sơ

̉
đo
́
tiến ha
̀
nh phân
tích, tổng hợp và kế thừa đê
̉
xây dư
̣
ng cơ sở lý luận cho luâ
̣
n văn.
+ Phỏng vấn bán cấu trúc: Được sử dụng như là công cụ thu thập thông tin bổ trợ cho
phương pháp khảo sát bằng phiếu khảo sát. Ngoài ra, phỏng vấn bán cấu trúc được sử dụng
nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát trong việc xây dựng phiếu
khảo sát
- Thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng:
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát: Đây là phương pháp chính được sử
dụng trong luận văn nhằm thu thập thông tin định lượng về thực trạng của thái độ nghề
nghiệp và kết quả học tập các môn học chuyên ngành của sinh viên trường Đại học PCCC.
6.3. Phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS, phần mềm QUEST để xử lý, tổng hợp và phân tích
các số liệu định lượng đã thu thập được.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn được cấu trúc thành ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thái độ nghề nghiệp là một trong những vấn đề được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm ở
phương Tây. Từ những năm nửa đầu của thế kỷ 20, một số nhà nghiên cứu phương Tây đã
bắt đầu tập trung nghiên cứu vấn đề này.
Chester Barnard (1938) và Simson (1947) nghiên cứu những yếu tố góp phần tạo nên
thái độ nghề nghiệp tích cực, đến sự thỏa mãn nghề. Các tác giả này đã phân tích các điều
kiện thu hút, hấp dẫn mọi người làm việc. R.Likert (1961) nghiên cứu mối quan hệ giữa sự thỏa
mãn nghề với phong thái nghề thấy rằng sự thỏa mãn nghề (thái độ nghề nghiệp tích cực) là điều
kiện hình thành thái độ nghề nghiệp tối ưu ở những người có mức độ kĩ xảo nghề cao. Turner-
Lawrence và Blood-Hulin đã kết luận rằng: Thái độ đối với nghề nghiệp phụ thuộc và thay
đổi tùy theo đặc điểm từng cá nhân, sự khác nhau về vị trí và ý nghĩa giá trị công việc.
Allport GW, Vernon PE, 1991 cho rằng hiệu suất lao động phụ thuộc vào sự hài lòng
nghề nghiệp. Khi một người thấy tổ chức lao động đang xem xét đến các phần thưởng tài chính
và vật chất cho hiệu suất công việc của họ, họ thấy mình hài lòng với công việc và sẵn sàng đáp
lại bằng cách thể hiện thái độ và hành vi tích cực, khuyến khích họ tự phát và sẵn sàng để đạt
được các mục tiêu của tổ chức ngay cả khi họ vượt quá nhiệm vụ chính thức và trách nhiệm
của mình. Brown D. A(1995) nghiên cứu tác động của môi trường làm việc đối với sự hài
lòng nghề nghiệp và hiệu suất của nhân viên. Các phân tích cho thấy những người cảm nhận
môi trường làm việc của mình đầy đủ và thuận lợi có mức hài lòng nghề nghiệp và hiệu suất
lao động cao hơn.
Kluckhohn C. (1983) đã chứng minh rằng nhận thức về nghề nghiệp tỷ lệ thuận với
hiệu suất lao động của nhân viên. Hiệu quả công việc có được là do nhân viên có những
nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nghề mà mình đã chọn. Sự hài lòng về công việc được coi
là kết quả của thái độ nghề nghiệp tích cực.
Mortimer JT, Finch M, Shanahan M, Ryu S (1992) nghiên cứu mối quan hệ giữa hành
vi của người lao động với sự hài lòng nghề nghiệp. Những phát hiện của nghiên cứu này cho

thấy rằng sự hài lòng nghề nghiệp rất quan trọng trong việc dự đoán hành vi của người lao
động.
Ở Việt Nam, để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, những vấn đề về
thái độ nghề nghiệp cho người lao động nói chung và thanh thiếu niên nói riêng đã được quan
tâm nghiên cứu, trong đó tiêu biểu là các nhà tâm lý học: Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khắc
Viện, Trần Hiệp, Đỗ Long, Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan. Có một số công trình nghiên
cứu về thái độ nghề nghiệp dựa trên lý thuyết thái độ, các nghiên cứu này chủ yếu là nghiên
cứu về thực trạng thái độ đối với những vấn đề cụ thể để từ đó đưa ra các biện pháp, các hình
thức nhằm hình thành thái độ tích cực của khách thể đối với vấn đề nghiên cứu.
Phí Thị Nguyệt Thanh (2009), Nghiên cứu về thái độ đối với nghề nghiệp của học sinh,
sinh viên điều dưỡng, đề xuất các giải pháp can thiệp,


L
L
u
u


n
n


á
á
n
n


T

T
i
i
ế
ế
n
n


s
s
ĩ
ĩ
.
.

Theo tác giả, có sự
khác nhau về thái độ đối với nghề nghiệp giữa các hệ đào tạo: Học sinh trung cấp có thái độ
thỏa mãn với nghề nghiệp cao hơn sinh viên đại học. Thái độ đối với nghề nghiệp giảm dần
theo các năm học. Chương trình đào tạo có tác động tích cực đến thái độ đối với nghề nghiệp
của học sinh, sinh viên. Tất cả các yếu tố tích cực của chương trình đào tạo là tổ chức dạy-
học, phần lý thuyết, phần thực hành đều có tác động tốt tới thái độ, trong đó phần thực hành
có tác động lớn nhất, đặc biệt ở hệ trung cấp. Người thầy có tác động rất lớn đến việc hình
thành thái độ tích cực đối với nghề nghiệp của học sinh, sinh viên. Các yếu tố tích cực của
người thầy như là phương pháp giảng dạy, kỹ năng nghề nghiệp và chất lượng người thầy đều
có ảnh hưởng tốt tới việc hình thành thái độ nghề nghiệp của học sinh, sinh viên. Môi trường
hỗ trợ học tập có tác động ít hơn so với chương trình đào tạo và người thầy, môi trường học
tập tốt cũng có tác động tích cực đến thái độ đối với nghề nghiệp của học sinh, sinh viên.
Lâm Thị Sang (2004), Nghiên cứu thái độ đối với việc rèn luyện nghiêp vụ sư phạm của
sinh viên trường cao đẳng sư phạm tỉnh Bạc Liêu”, Luận văn thạc sỹ. Nghiên cứu đã phân

tích vai trò của thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm – một hoạt động hết sức
quan trọng trong quá trình học nghề và rèn luyện nhân cách của sinh viên sư phạm – Tác giả
đã lượng hóa các mặt đo của thái độ bằng các con số cụ thể từ đó đánh giá được thực trạng
thái độ của sinh viên đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
Nguyễn Thanh Giang (2005), Thái độ đối với môn Tâm lý học lãnh đạo, quản lý của
học viên Phân viện TP. Hồ Chí Minh – Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Luận văn
thạc sỹ. Tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận về thái độ. Trên cơ sở đó, tác giả đã xây
dựng các chỉ báo để đo lường thái độ học tập của học viên, đề tài cũng rút ra được nhiều kết
luận và kiến nghị có giá trị thực tiễn cao trong việc nâng cao thái độ học tập của học viên.
Ngoài ra, phải kể đến những nghiên cứu khác về thái độ với những khách thể và đối
tượng khá phong phú như: “Thái độ của công nhân đối với công việc và xí nghiệp” của Chu
Quang Lưu (khóa luận tốt nghiệp); “Thái độ của người dân Hà Nội với loại hình bảo hiểm
nhân thọ” của Vũ Thế Thường (luận văn thạc sĩ); “Tìm hiểu thái độ đối với việc nâng cao tay
nghề của công nhân trong một số doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Hà Nội” của Phan Ái
Xuân (luận văn thạc sĩ); “Thái độ của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội với nạn ma túy học
đường” của Nguyễn Thanh Cường (luận văn tốt nghiệp cử nhân)v.v…
Mặc dù nhiều công trình nghiên cứu về thái độ như vậy, song cho đến nay, việc nghiên
cứu về sự ảnh hưởng giữa thái độ nghề nghiệp của sinh viên – đối tượng đang theo học nghề -
với kết quả học tập của sinh viên thì chưa có công trình nào đề cập một cách có hệ thống và
toàn diện, do vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả học tập
của sinh viên trường Đại học PCCC là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
trong các nhà trường Công an nhân dân nói chung và trường Đại học PCCC nói riêng.
1.2. Thái độ và thái độ nghề nghiệp
1.2.1. Khái niệm thái độ
Thái độ là một bộ phận cấu thành, một thuộc tính toàn vẹn của ý thức tạo ra trạng thái
tâm lý sẵn sàng phản ứng lại các tác động khách quan, sẵn sàng hành động với đối tượng theo
một hướng nhất định, được biểu hiện ra ở quá trình nhận thức, tình cảm và hành vi của chủ thể
trong những tình huống, hoàn cảnh, điều kiện nhất định.
1.2.2. Khái niệm thái độ nghề nghiệp
* Khái niệm nghề nghiệp

Nghề nghiệp là một thuật ngữ dùng để chỉ một hình thức lao động trong xã hội theo sự
phân công lao động mà con người sử dụng lao động của mình để tạo ra sản phẩm vật chất,
tinh thần đóng góp cho xã hội. Qua hoạt động nghề mà duy trì, phát triển đời sống của cá
nhân.
* Thái độ nghề nghiệp
Thái độ nghề nghiệp là thuộc tính phức hợp của nhân cách, được biểu hiện ở ý thức,
tính cách, động cơ, tình cảm, ý chí…của chủ thể đối với hoạt động nghề nghiệp thông qua
các đánh giá chủ quan về mặt nhận thức, tình cảm và hành động với đối tượng có liên quan
đến việc thỏa mãn nhu cầu nghề của chủ thể.
1.2.3. Cấu trúc của thái độ
Hiện nay, phần lớn các nhà tâm lý học đồng ý với quan điểm cấu trúc ba thành phần
của thái độ do M. Smith đưa ra vào năm 1942. “Thái độ, về cấu trúc bao hàm các mặt nhận
thức, mặt tình cảm và hành vi”. Theo ông, thái độ có cấu trúc bao gồm các mặt sau:
* Nhận thức: Là những quan niệm, ý nghĩ, tri thức của con người hoặc những ý kiến cụ
thể về một hiện tượng hay một đối tượng nào đó. Thành phần này thể hiện ở quan niệm đánh
giá của cá nhân đối với đối tượng.
* Tình cảm: Là những phản ứng cảm xúc của con người đối với một đối tượng nào đó.
Thành phần này bao gồm những xúc cảm, tình cảm của cá nhân đối với đối tượng.
* Hành vi: Gồm xu hướng hành động, những phản ứng, cách cư xử của cá nhân đối với
đối tượng.
Mặc dù các nhà nghiên cứu đều thừa nhận cấu trúc thái độ gồm 3 thành phần nhưng họ
đưa ra cách nhìn nhận khác nhau về mối quan hệ giữa các thành phần của cấu trúc thái độ.
- Quan điểm về ba thành phần riêng biệt
Đây là quan điểm lý thuyết mới về cấu trúc của thái độ trong đó ba thành phần này
được thể hiện một cách riêng biệt. Các thành phần tách biệt này có thể không liên quan đến
nhau, điều này chỉ phụ thuộc vào những hoàn cảnh cụ thể. Quan điểm này được sự ủng hộ
mạnh mẽ của hai nhà tâm lý học là Fishbein và Ajzen.
- Quan điểm ba thành phần thống nhất
Quan điểm này cho rằng, ba thành phần trên luôn phải mang tính thống nhất cao, như
vậy thái độ mới được xác định. Đại diện cho quan điểm này là nhà tâm lý học M.J.

Rosenberg.
Qua việc tìm hiểu và xem xét các quan điểm về mối quan hệ giữa các thành phần trong
cấu trúc thái độ, tác giả cho rằng quan điểm ba thành phần thống nhất là hợp lý hơn cả. Thái
độ phải là sự kết hợp biện chứng giữa nhận thức, tình cảm và hành vi, nghĩa là có sự kết hợp
giữa sự hiểu biết về đối tượng, sự thích thú với đối tượng và tính tích cực hoạt động của bản
thân với đối tượng. Trên thực tế, chúng ta có thể gặp những tình huống mà ở đó không có sự
cân bằng giữa các thành tố trong cấu trúc thái độ, nhưng ngay sau đó, trạng thái cân bằng được
lặp lại và tạo ra các mức độ và các dấu hiệu khác nhau của thái độ. Qua phân tích, tác giả cho
rằng đây là cấu trúc rất thuận tiện cho việc nghiên cứu thái độ, nhất là thái độ đối với nghề
nghiệp. Vì vậy tác giả lựa chọn cấu trúc ba thành phần thống nhất này làm cơ sở cho việc xây
dựng các chỉ số nghiên cứu của luận văn. Có thể mô hình hóa cấu trúc của thái độ theo quan
điểm này như sau:
Cấu trúc của thái độ












1.2.4. Mối quan hệ giữa thái độ và các hiện tượng tâm lý khác
Thái độ được coi như là một thuộc tính phức hợp của nhân cách nên khi nghiên cứu bản
chất thái độ cần đặt nó trong mối quan hệ với các hiện tượng tâm lý khác.
* Thái độ và ý thức cá nhân:
* Thái độ và nhu cầu:

* Thái độ và hứng thú:
* Thái độ và tính cách:
* Thái độ và ý chí:
* Thái độ và xúc cảm, tình cảm:
* Thái độ và hoạt động
1.3. Hoạt động học tập và kết quả học tập
1.3.1. Khái niệm hoạt động học tập
Hoạt động học là quá trình lĩnh hội những kinh nghiệm và kinh nghiệm này gây ra sự
thay đổi khá sâu sắc trong kiến thức hay hành vi của một cá nhân. Thay đổi đó có thể là có
chủ ý hoặc không có chủ ý, tốt hơn hay tồi hơn. Hầu hết các nhà tâm lý học đều đồng ý với
quan niệm này, tuy nhiên một số có xu hướng nhấn mạnh về sự thay đổi kiến thức, số khác
thì nhấn mạnh ở hành vi. Để hiểu được hoạt động học tập là gì, chúng ta cần phải hiểu khái
niệm “Học” và “Hoạt động học tập”.
Khái niệm “Học” dùng để chỉ việc học diễn ra theo phương thức hàng ngày, nghĩa là
học qua lao động, vui chơi, qua kinh nghiệm. Hoạt động này đem lại cho con người những tri
thức tiền khoa học, hình thành được những năng lực thực tiễn, trực tiếp do kinh nghiệm hàng
ngày mang lại.

Nhận
thức
Tình cảm
Hành vi
Khái niệm “Hoạt động học tập” dùng để chỉ hoạt động học diễn ra theo phương thức
nhà trường – một phương thức học đặc biệt của loài người (có tổ chức, điều khiển, nội dung,
trình tự v.v…). Qua hoạt động học, người học tiếp thu được những tri thức khoa học, những
năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.
Vậy, hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục
đích tự giác để lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và
những dạng hoạt động nhất định nhằm phát triển nhân cách của chính mình.
1.3.2. Khái niệm kết quả học tập

Trong khoa học và trong thực tế thì kết quả học tập được hiểu theo hai nghĩa sau đây:
+ Thứ nhất: Kết quả học tập là mức độ người học đạt được so với các mục tiêu đã xác
định (dựa vào các tiêu chí).
+ Thứ hai: Kết quả học tập là mức độ mà người học đạt được so sánh với những người
cùng học khác (theo chuẩn).
Dù hiểu theo cách nào thì kết quả học tập đều thể hiện ở mức độ đạt được mục tiêu của
việc dạy học. Mục tiêu của việc dạy học gồm có mục tiêu về: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy việc đánh giá kết quả học tập bao
gồm 2 loại đánh giá sau:
+ Đánh giá quá trình: Loại đánh giá này được tiến hành nhiều lần trong quá trình đào
tạo nhằm cung cấp các thông tin ngược để giảng viên và học viên kịp thời điều chỉnh quá
trình đào tạo. Kiểu đánh giá này được tiến hành sau khi kết thúc một nội dung học tập, sau
một bài học hay sau một đơn vị học trình hoặc thậm chí là một chương để thu thập sự phản
hồi nhanh của sinh viên để giảng viên có thể kịp thời bổ sung những phần kiến thức còn thiếu
hụt của họ, đồng thời bổ sung thêm phần tài liệu còn thiếu và điều chỉnh nội dung, chương
trình và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với người học ở các giai đoạn khác nhau. Loại
đánh giá này cũng giúp sinh viên điều chỉnh hoạt động học tập của mình và nó cũng cung cấp
các số liệu chứng minh sự tiến bộ của sinh viên. Bởi vậy loại đánh giá này nên được sử dụng
thường xuyên.
+ Đánh giá tổng kết: Được tiến hành khi kết thúc quá trình đào tạo nhằm cung cấp các
thông tin về chất lượng đào tạo. Loại đánh giá này nhằm xếp loại sinh viên được học tiếp hay
không hoặc nó còn để cấp các văn bằng hay chứng chỉ. Đánh giá tổng kết cho số liệu để thừa
nhận hay bác bỏ sự hoàn thành hoặc chưa hoàn thành một chương trình học, nó chỉ tiến hành
sau khi kết thúc một giai đoạn học tập nhất định như kết thúc môn học, kết thúc khóa học. Do
vậy, loại đánh giá này không được tiến hành thường xuyên. Với một học phần cụ thể thì đánh
giá tổng kết chỉ ra mức độ mà sinh viên đạt được như thế nào trong các mục tiêu cụ thể trong
môn học đó.
1.4. Mối quan hệ giữa thái độ nghề nghiệp và kết quả học tập
Thái độ nghề nghiệp là một trong những phẩm chất quan trọng của người lao động, chỉ
khi nào con người có được những nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nghề nghiệp thì mới hình

thành nên những tình cảm sâu sắc, gắn bó với nghề. Tạo nên những động lực hoạt động nghề
nghiệp mạnh mẽ, bền vững và bởi thế người ta mới khắc phục được những khó khăn trở ngại
trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, có khả năng lao động sáng tạo, tích lũy được nhiều
kinh nghiệm quý báu để hoàn thành nhiệm vụ của mình và không ngừng nâng cao chất lượng
nghề nghiệp. Mặt khác, chính tình cảm nghề nghiệp và quá trình hoạt động nghề nghiệp lại
củng cố nhận thức của con người ngày càng đầy đủ và sâu sắc, đồng thời có thêm những hiểu
biết mới đối với nghề nghiệp.
Thái độ nghề nghiệp có thể được định hướng bước đầu trong quá trình học tập ở trường
phổ thông và nảy sinh trong quá trình học nghề và định hình trong quá trình lao động nghề
nghiệp. Quá trình trên có thể giúp cho con người ngày càng có thái độ tích cực hơn đối với
nghề nghiệp, nhưng cũng có thể đối với người khác lại ngày càng chán nghề, có thái độ tiêu
cực đối với nghề nghiệp của mình và do vậy cần chuyển đổi sang một nghề khác thì sẽ tốt
hơn.
Sinh viên - là lớp người đang được đào tạo theo một ngành nghề nhất định, việc đặt ra
kế hoạch đường đời và tự xác định nghề nghiệp của sinh viên là một tất yếu. Quá trình học
tập trong trường đại học, thái độ nghề nghiệp của sinh viên vẫn tiếp tục được xây dựng và
củng cố thông qua các hoạt động cá nhân cùng với sự tác động, tư vấn, hướng dẫn của gia
đình, nhà trường và xã hội.
Có thể nói, khi hoạt động giáo dục nâng cao thái độ nghề nghiệp của sinh viên đối với
ngành nghề đang được đào tạo thật sự có hiệu quả thì quá trình đào tạo đã chuyển dịch căn
bản trở thành quá trình tự đào tạo, quá trình dạy học đã được chuyển dịch theo hướng tích
cực hóa hoạt động học tập, và sinh viên đã trở thành chủ thể chính trong quá trình học tập, từ
đó mà chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao, sản phẩm đào tạo là những sinh viên
có được động cơ, thái độ nghề nghiệp đúng đắn. Đây là chuẩn chất lượng quan trọng nhất đối
với người lao động mà các đơn vị sử dụng lao động đặc biệt quan tâm.
1.5. Đặc điểm của nghề phòng cháy chữa cháy
Nghề Phòng cháy chữa cháy là hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cảnh
sát Phòng cháy chữa cháy, sử dụng tổng hợp các biện pháp, giải pháp nhằm loại trừ hoặc hạn
chế các nguyên nhân và điều kiện gây cháy. Chuẩn bị các trang thiết bị và phương tiện phòng
cháy chữa cháy cần thiết đề chữa cháy kịp thời và có hiệu quả khi cháy xảy ra.

Chúng ta biết rằng, nghề Phòng cháy chữa cháy là nghề hết sức cần thiết cho xã hội. Xã
hội càng phát triển thì yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy càng phải được nâng cao. Mặt
khác, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy là một lực lượng thuộc ngành Công an,
nhưng so với các lực lượng khác trong ngành, nghề nghiệp của lực lượng Cảnh sát Phòng
cháy chữa cháy không có được tính hấp dẫn như nghề nghiệp của lực lượng an ninh và các
lực lượng cảnh sát khác như: Cảnh sát điều tra, cảnh sát hình sự, cảnh sát giao
thông.v.v…Nghề Phòng cháy chữa cháy không đối mặt với các loại tội phạm, không được
thực hiện những công việc ly kỳ, mạo hiểm như trinh sát, điều tra vụ án, tấn công tội
phạm.v.v… thường là rất hấp dẫn đối với những người trẻ tuổi.
1.6. Khung lý thuyết của nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về khái niệm thái độ, thái độ nghề nghiệp, hoạt động
học tập và kết quả học tập, mối quan hệ giữa thái độ nghề nghiệp với kết quả học tập, đặc
điểm của khách thể nghiên cứu. Với giới hạn nghiên cứu của luận văn, tác giả đề xuất mô
hình nghiên cứu như sau:














Kết luận chƣơng 1
Như vậy, qua nghiên cứu, thu thập tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, luận văn

đã chọn lọc và trình bày được những cơ sở lý luận quan trọng một cách cô đọng và súc tích.

Nhận thức về nghề

Môi
trường
học
nghề




Tình cảm đối với nghề


Hành vi khi học nghề


Thái độ
nghề
nghiệp


Kết quả
học tập

Đây chính là tiền đề lý thuyết để tác giả luận văn tiến hành xây dựng thang đo, đánh giá và
phân tích thực trạng thái độ nghề nghiệp, mối quan hệ giữa thái độ nghề nghiệp và kết quả
học tập các môn học chuyên ngành của sinh viên trường Đại học PCCC ở những chương tiếp
theo và cuối cùng đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao thái độ nghề nghiệp cũng như

kết quả học tập các môn học chuyên ngành của sinh viên trường Đại học PCCC.

CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1.1. Một số nét về trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
2.1.1.2. Mẫu nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên nhóm khách thể nghiên cứu là sinh viên đại học năm
thứ 3 đến năm thứ 5 hệ chính quy của trường Đại học PCCC trong năm học 2010 - 2011.
Mẫu nghiên cứu là 300 sinh viên gồm sinh viên các khóa: D25 (sinh viên năm thứ ba)
100 sinh viên; D24 (sinh viên năm thứ tư) 100 sinh viên; D23 (sinh viên năm thứ năm) 100
sinh viên. Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên không theo tỷ lệ (lập 3
tầng theo 3 khóa học) và ngẫu nhiên hệ thống (mỗi khóa lấy ngẫu nhiên hệ thống 100 sinh
viên theo danh sách khóa học.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
2.2.1.1. Mục đích
2.2.1.2. Cách thức triển khai
2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc
2.2.2.1. Mục đích
2.2.2.2. Cách thức triển khai
2.2.3. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu khảo sát
2.2.3.1. Mục đích
2.2.3.2. Cách thức triển khai
2.2.3.2.1. Thiết kế phiếu khảo sát
2.2.3.2.2. Thử nghiệm phiếu khảo sát
2.2.3.2.3. Phân tích số liệu thử nghiệm
2.2.3.2.4. Sản phẩm sau thử nghiệm
2.2.4. Phƣơng pháp thống kê toán học
Tác giả sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 để phân tích các số liệu định lượng đã

khảo sát được, nhằm các mục đích sau:
2.2.4.1. Đánh giá độ hiệu lực của thang đo
2.2.4.2. Thống kê mô tả
2.2.4.3. Kiểm định giả thuyết

Kết luận chƣơng 2
Trong chương 2, tác giả đã tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu, khái quát một số
phương pháp nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm phiếu khảo sát trên mẫu đại diện bằng phần
mềm Quest. Thu thập thông tin trên mẫu nghiên cứu để đánh giá độ hiệu lực của thang đo.
Kết quả cho thấy phiếu khảo sát có độ tin cậy tương đối cao, các câu hỏi đều khá rõ nghĩa và
dễ hiểu đối với khách thể nghiên cứu và là một liên kết logic, đo đúng các nội dung mà phiếu
được thiết kế để đo. Đây là công cụ để tác giả thu thập thông tin, phân tích và đánh giá thực
trạng thái độ nghề nghiệp, mối quan hệ giữa thái độ nghề nghiệp và kết quả học tập các môn
học chuyên ngành của sinh viên trường Đại học PCCC ở chương tiếp theo.


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng thái độ nghề nghiệp của sinh viên trƣờng Đại học PCCC
Để đánh giá thực trạng thái độ của sinh viên trường Đại học PCCC đối với nghề nghiệp
đang được đào tạo, tác giả tiến hành đi sâu nghiên cứu các thành tố trong cấu trúc của thái độ,
đó là: Nhận thức; xúc cảm, tình cảm và hành vi học tập của sinh viên.
Về mặt nhận thức đối với nghề nghiệp đang được đào tạo, tác giả tiến hành khảo sát ở
các khía cạnh như: Nhận thức về vai trò của nghề PCCC trong xã hội hiện nay; các tính chất
cơ bản, hoạt động chủ yếu của các đơn vị cảnh sát PCCC và những yêu cầu, đòi hỏi về phẩm
chất, năng lực của người cảnh sát PCCC.
Về mặt xúc cảm, tình cảm đối với nghề nghiệp đang được đào tạo, tác giả tìm hiểu mức
độ yêu thích nghề nghiệp đang được đào tạo; mức độ hứng thú khi học tập các môn học
chuyên ngành; thái độ ổn định đối nghề PCCC
Về mặt hành vi, tác giả tìm hiểu các hành động học tích cực của sinh viên khi học tập
các môn học chuyên ngành như: Phương pháp, cách thức học phát huy tư duy tích cực của

sinh viên; các hoạt động sử dụng thao tác tư duy khi học tập; hoạt động học tương tác và các
hành vi học tập phản tích cực.
3.1.1. Thái độ nghề nghiệp sinh viên biểu hiện thông qua nhận thức về nghề PCCC
Nhận thức là một thành tố quan trọng trong cấu trúc của thái độ. Trước khi thể hiện thái
độ đối với một đối tượng nào đó, con người bao giờ cũng tiến hành tìm hiểu để có những tri
thức về chúng. Khi có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nghề nghiệp đang được đào tạo thì bản
thân sinh viên sẽ hình thành nên những tình cảm sâu sắc, gắn bó với nghề, tạo nên những
động lực thúc đẩy thái độ học tập tích cực hoặc ngược lại. Đối với sinh viên trường Đại học
PCCC, việc nhận thức về giá trị nghề, những nguyên tắc, các hoạt động chính của nghề hay
những yêu cầu, đòi hỏi về phẩm chất, năng lực của người Cảnh sát PCCC có một ý nghĩa rất
quan trọng đối với công tác của họ sau khi ra trường. Ở nghiên cứu này, tác giả đưa ra 28
biến quan sát về nhận thức đối với nghề nghiệp đang theo học của sinh viên trường Đại học
PCCC. Với thang đo chạy từ 1 đến 5 điểm, chỉ số nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên
được tính bằng giá trị trung bình của 28 biểu hiện này. Giá trị trung bình của nhân tố nhận
thức sẽ chạy từ 1 đến 5 theo các mức độ từ tối thiểu (1 điểm) đến tối đa (5 điểm). Càng đến
gần giá trị 5 thì nhận thức của sinh viên về nghề nghiệp đang được đào tạo càng đúng, càng
sâu sắc và ngược lại. Trên cơ sở những kết quả điều tra khảo sát và phỏng vấn tác giả rút ra
kết luận sơ bộ về thực trạng mức độ nhận thức về nghề PCCC của sinh viên trường ĐH
PCCC như sau: Phần lớn sinh viên có nhận thức đúng về nghề PCCC, tuy nhiên mức độ nhận
thức không đều ở các khóa sinh viên. Đa số sinh viên đánh giá cao vai trò của nghề PCCC,
thể hiện sự hiểu biết về ý nghĩa, giá trị của nghề đối với bản thân và xã hội. Kết quả phân tích
cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ nhận thức giữa sinh viên các
khóa, giá trị trung bình của nhân tố nhận thức tăng dần theo số năm học. Điều này có nghĩa là
mức độ nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên được củng cố và tăng dần theo thời gian
được đào tạo tại nhà trường.
3.1.2. Thái độ nghề nghiệp của sinh viên biểu hiện thông qua tình cảm đối với nghề
PCCC
Thái độ đối với nghề đang được đào tạo còn được thể hiện thông qua mặt tình cảm của
sinh viên với nghề PCCC. Tình cảm là những rung cảm chủ quan của cá nhân có liên quan
đến sự thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn của họ. Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng

tình cảm của sinh viên trường Đại học PCCC đối với nghề nghiệp đang được đào tạo gắn liền
với mức độ yêu thích nghề PCCC, mức độ hứng thú khi học tập các môn học chuyên ngành
và mức độ gắn bó của bản thân đối nghề PCCC. Với 08 biểu hiện về các mức độ tình cảm của
sinh viên đối với nghề PCCC, thang đo chạy từ 1 đến 5 điểm. Giá trị trung bình của nhân tố
tình cảm sẽ chạy từ 1 đến 5 theo các mức độ từ tối thiểu (1 điểm) đến tối đa (5 điểm). Càng
đến gần giá trị 5 thì tình cảm của sinh viên đối với nghề nghiệp đang được đào tạo càng tích
cực và ngược lại. Qua tìm hiểu tình cảm của sinh viên đối với nghề PCCC, có thể rút ra một
số nhận xét sau: Phần lớp sinh viên có tình cảm yêu thích, gắn bó với nghề PCCC, điều này
phù hợp với nhận thức của sinh viên như đã nghiên cứu ở phần trên, từ nhận thức đúng đắn
về nghề mình đang theo học, sinh viên thấy được những giá trị của công việc sau này mình sẽ
làm từ đó hình thành nên lòng yêu thích, tình cảm gắn bó với nghề PCCC. Bên cạnh đó, vẫn
còn một bộ phận sinh viên chưa có tình cảm hoặc không có tình cảm đối với nghề PCCC, Kết
quả phỏng vấn cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này như sinh viên chưa nhận
thức đầy đủ về nghề PCCC, do năng lực sinh viên không phù hợp với nghề, một số sinh viên
vào trường là do gia đình hướng nghiệp, có khi là sự ép buộc chứ không phải xuất phát từ sự
hiểu biết, lòng yêu thích nghề PCCC. Bên cạnh đó, cũng có thể do các điều kiện học tập như
phương tiện, thiết bị, dụng cụ thực hành đôi khi chưa đảm bảo cũng ảnh hưởng phần nào đến
mức độ hứng thú khi học các môn chuyên ngành của sinh viên. Phân tích cũng cho thấy có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các giá trị trung bình của nhân tố tình cảm đối với nghề
PCCC giữa sinh viên các khóa, giá trị trung bình của nhân tố tình cảm tăng dần theo số năm
học. Điều này có nghĩa là mức độ tình cảm đối với nghề nghiệp của sinh viên được củng cố
và tăng dần theo thời gian được đào tạo tại nhà trường.
3.1.3. Thái độ nghề nghiệp biểu hiện thông qua mặt hành vi khi học nghề của sinh
viên trƣờng Đại học PCCC
Hành vi là mặt biểu hiện của thái độ, là sự phản ứng của chủ thể đối với đối tượng.
Thông qua hành vi chúng ta có thể đánh giá một cách khách quan về một thái độ nào đó của
con người. Đối với sinh viên trường đại học PCCC, có thể đánh giá thái độ của sinh viên đối
với nghề nghiệp đang được đào tạo thông qua một số hành vi khi học các môn học chuyên
ngành như: Cách thức học để phát huy tư duy tích cực của sinh viên; các hoạt động sử dụng
thao tác tư duy khi học tập; hoạt động học tương tác và cả các hành vi học tập phản tích cực.

Ở nghiên cứu này, tác giả đưa ra 21 biểu hiện về hành vi học tập của sinh viên. Chỉ số hành
vi học tập được tính bằng giá trị trung bình của 21 biểu hiện này. Giá trị của nó sẽ chạy từ 1
điểm đến 5 điểm. Càng gần đến giá trị 5 thì các biểu hiện hành vi học tập của sinh viên càng
tích cực và ngược lại. Kết quả điều tra cho thấy hầu hết sinh viên đều có ý thức phấn đấu
trong học tập, các nhiệm vụ chủ yếu trong học tập được sinh viên thực hiện một cách nghiêm
túc, điều này phù hợp với nhận thức và tình cảm sinh viên như đã nghiên cứu ở phần trên nên
bản thân mỗi sinh viên đã cơ bản xác định được rõ nhiệm vụ học tập chính của mình. Tuy
nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ (7.7%) sinh viên tích cực ở mức độ trung bình, đây có
thể là những sinh viên có nhận thức chưa đúng, chưa có tình cảm đối với nghề nghiệp nên có
tư tưởng trung bình chủ nghĩa trong học tập, họ học chỉ đủ cho thi qua được môn học hay chỉ
mang tính chất đối phó. Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa các giá trị trung bình của nhân tố hành vi khi học nghề PCCC giữa sinh viên các
khóa.
3.2. Kết quả học tập các môn học chuyên ngành của sinh viên trƣờng Đại học
PCCC
Kết quả học tập được coi là mức độ thành công trong học tập của sinh viên, được
xem xét trong mối quan hệ với mục tiêu đã xác định, với chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ
cần đạt được và thời gian bỏ ra. Cũng có thể hiểu kết quả học tập là mức độ thành tích đã
đạt được của một sinh viên so với các sinh viên cùng học. Khảo sát kết quả học tập các môn
học chuyên ngành PCCC của 272 sinh viên trường Đại học PCCC trong năm học 2010 –
2011 trên cơ sở tính điểm trung bình chung của tổng số các học phần đã học trong năm học
theo hệ số từng học phần. Kết quả cho thấy tỷ lệ kết quả học tập đạt loại khá trở lên của 272
sinh viên được khảo sát là 54.0% (trong đó không có loại xuất sắc, loại giỏi chiếm 16.9%,
loại khá chiếm 37.1%), tỷ lệ xếp loại trung bình khá là 31.2%, trung bình là 13.2%, loại yếu
là 1.5% và không có loại kém.
Tỷ lệ số liệu trên hoàn toàn phù hợp với tỷ lệ số liệu thông kê về kết quả học tập các môn
chuyên ngành của 968 sinh viên thuộc các khóa năm thứ 3, thứ 4 và thứ 5 hiện đang được
quản lý tại Phòng Quản lý đào tạo trường Đại học PCCC. Như vậy, có thể khẳng định kết quả
học tập các môn học chuyên ngành của mẫu khảo sát hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy cho các
phân tích tiếp theo.

3.3. Ảnh hƣởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả học tập của sinh viên
trƣờng Đại học PCCC
3.3.1. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả học tập của
sinh viên trường Đại học PCCC, chúng tôi đánh giá các tác động của các thành tố trong cấu
trúc thái độ đối với kết quả học tập của sinh viên. Từ kết quả của nghiên cứu lý thuyết và
phân tích nhân tố ở trên đã xác định được 3 nhân tố tương ứng với 3 thành tố trong cấu trúc
của thái độ, đó là: Nhận thức về nghề, tình cảm đối với nghề và hành vi khi học nghề của sinh
viên. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Nhân tố nào thực sự có vai trò quyết định đến kết quả học tập
của sinh viên? Mức độ tác động của các nhân tố này đến kết quả học tập của sinh viên như
thế nào? Để thấy được mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố nêu trên đối với kết quả học tập của
sinh viên, chúng tôi xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội để xác định khả năng ảnh
hưởng của các nhân tố trên đối với kết quả học tập của sinh viên.
Kết quả học tập = -2.699 + 0.189* Nhận thức về nghề
+ 0.329* Tình cảm đối với nghề
+ 0.871* Hành vi khi học nghề
Dựa vào phương trình trên cho thấy, các hệ số hồi quy β
1
, β
2
, β
3
chưa chuẩn hóa đều
mang dấu dương, điều đó có nghĩa là cả 3 nhân tố nghiên cứu đều có ảnh hưởng tích cực đến
kết quả học tập của sinh viên. Nói cách khác, khi cải thiện bất kỳ một nhân tố nào đều làm
tăng kết quả học tập của sinh viên.
Để đánh giá các mức độ ảnh hưởng của từng thành tố trong cấu trúc thái độ đối với kết
quả học tập của sinh, các giá trị của hệ số Beta đã chuẩn hóa trong bảng được xem xét cụ thể
như sau: Kết quả học tập của sinh viên chịu ảnh hưởng mạnh nhất của nhân tố “Hành vi khi
học nghề” (Beta = 0.690), tiếp theo là nhân tố “Tình cảm đối với nghề” (Beta = 0.364) và sau

cùng là nhân tố “Nhận thức về nghề nghiệp” (Beta = 0.196).
3.3.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
3.3.2.1. Kiểm định giả thuyết H
1

Thái độ nghề nghiệp có tương quan cùng chiều với kết quả học tập các môn học chuyên
ngành của sinh viên.
Từ phương trình hồi quy cho thấy, hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của nhân tố “Hành vi
khi học nghề” là 0.871; hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của nhân tố “Tình cảm đối với nghề” là
0.329; hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của nhân tố “Nhận thức về nghề” là 0.189 chứng tỏ mối
quan hệ giữa các biến độc lập này với biến phụ thuộc “Kết quả học tập” là mối quan hệ cùng
chiều. Kết quả học tập các môn chuyên ngành của sinh viên chịu ảnh hưởng mạnh nhất của
nhân tố “Hành vi khi học nghề” (hệ số hồi quy đã chuẩn hóa Beta = 0.690), tiếp theo là nhân
tố “Tình cảm đối với nghề” (hệ số hồi quy đã chuẩn hóa Beta = 0.364) và sau cùng là nhân tố
“Nhận thức về nghề nghiệp” (hệ số hồi quy đã chuẩn hóa Beta = 0.196).
Kết quả phân tích trên cho thấy, cả 3 thành tố trong cấu trúc thái độ nghề nghiệp đều có
tương quan cùng chiều đối với kết quả học tập các môn học chuyên ngành của sinh viên. Vậy
giả thuyết H
1
được chấp nhận.
3.3.2.2. Kiểm định giả thuyết H
2

Các sinh viên có động cơ thi vào trường trên cơ sở yêu thích nghề PCCC sẽ có kết quả
học tập các môn chuyên ngành cao hơn các sinh viên khác.
Sử dụng biến “Yêu thích khi lựa chọn nghề PCCC” (biến giả) để kiểm định giả thuyết
trên. Biến giả được mã hóa như sau:
X
4
= 1 nếu sinh viên có động cơ chọn nghề PCCC trên cơ sở bản thân yêu thích.

X
4
= 0 nếu không có.
Mô hình hồi quy tuyến tính bội có dạng như sau:
Kết quả học tập = -2.332 + 0.165*Nhận thức về nghề
+ 0.296*Tình cảm đối với nghề
+ 0.830*Hành vi khi học nghề
+ 0.203*Yêu thích khi lựa chọn nghề PCCC
Phương trình hồi quy đa biến trên cho thấy, với số liệu của nghiên cứu này, trong điều
kiện các nhân tố khác không đổi, giả thuyết về các điều kiện của hồi quy được đáp ứng, theo
phương trình hồi quy thì những sinh viên có động cơ thi vào trường trên cơ sở yêu thích nghề
PCCC có kết quả học tập các môn chuyên ngành cao hơn những sinh viên khác, trung bình
khoảng 0.203 đơn vị. Vậy giả thuyết H
2
được chấp nhận.
3.3.2.3. Kiểm định giả thuyết H
3

Các sinh viên có bố hoặc mẹ làm nghề PCCC sẽ có kết quả học tập cao hơn các sinh
viên khác.
Sử dụng biến “Có bố hoặc mẹ làm nghề PCCC” (biến giả) để kiểm định giả thuyết trên.
Biến giả được mã hóa như sau:
X
5
= 1 nếu sinh viên có bố hoặc mẹ làm nghề PCCC.
X
5
= 0 nếu không có.
Kết quả phân tích cho thấy, yếu tố “Có bố hoặc mẹ làm nghề PCCC” không có ý nghĩa
thống kê trong mô hình. Kiểm định giả thuyết H

05
: β
5
= 0 với Sig = 0.607 (>0.05) cho thấy
không thể bác bỏ giả thuyết H
05
. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc không có căn cứ để có
thể bác bỏ giả thuyết yếu tố “Có bố hoặc mẹ làm nghề PCCC” và “Kết quả học tập” không có
quan hệ tuyến tính. Giả thuyết H
5
không được chấp nhận.
Kết luận chƣơng 3
Trong chương 3, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng thái độ nghề nghiệp
và KQHT các môn học chuyên ngành của sinh viên trường Đại học PCCC, xây dựng phương
trình hồi quy và đưa ra một số kết luận sau đây:
- Phần lớn sinh viên có thái độ tích cực với nghề PCCC, thái độ này được biểu hiện rõ
nét thông qua nhận thức, tình cảm và hành vi của sinh viên trong quá trình đào tạo. Cụ thể:
+ Về mặt nhận thức: Đa số sinh viên có nhận thức đúng về nghề PCCC, tuy nhiên
mức độ nhận thức không đều nhau ở các khóa sinh viên, kết quả phân tích cho thấy có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ nhận thức giữa sinh viên các khóa, giá trị trung bình
của nhân tố nhận thức tăng dần theo số năm học.
+ Về mặt tình cảm: Cơ bản sinh viên có tình cảm yêu thích, gắn bó với nghề, tuy
nhiên vẫn có một bộ phận sinh viên chưa có hoặc không có tình cảm tích cực đối với nghề
PCCC. Phân tích cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ tình cảm đối
với nghề PCCC giữa sinh viên các khóa, giá trị trung bình của nhân tố tình cảm tăng dần theo
số năm sinh viên học tại trường.
+ Về mặt hành vi: Phần lớn sinh viên có ý thức vươn lên trong học tập, những
nhiệm vụ chủ yếu trong học tập được đa số sinh viên thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó vẫn
còn một bộ phận sinh viên chưa cố gắng trong học tập. Kết quả phân tích cũng cho thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hành vi khi học nghề PCCC giữa sinh

viên các khóa.
- Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy 02 giả thuyết được chấp nhận (H
1
, H
2
)
và 01 giả thuyết không được chấp nhận (H
3
).
Đây là những luận cứ thực tiễn minh chứng cho việc cần có các giải pháp phù hợp
nhằm nâng cao thái độ nghề nghiệp cũng như kết quả học tập các môn học chuyên ngành cho
sinh viên trường Đại học PCCC.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Bất cứ ai trong mỗi chúng ta cũng khao khát có được cuộc sống đầy cảm hứng, hạnh
phúc và thành công. Tuy nhiên, để đạt được những gì mà bản thân thực sự mong ước, tất cả
đều phải xuất phát từ việc nhận ra sự quan trọng và tìm được cho mình một thái độ sống
thông minh và tích cực nhất. Một thái độ sống tích cực sẽ giúp chúng ta luôn lạc quan, yêu
đời, tự tin để nhẹ nhàng vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống, một thái độ tiêu
cực sẽ đóng chặt bản thân vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau khổ và
dễ dàng dẫn đến thất bại. Thái độ của bản thân ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống
và quyết định kết quả của mọi công việc chúng ta làm.
Lý luận và thực tiễn đã cho thấy rằng, kết quả học tập, rèn luyện của người sinh viên
không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của quá trình giảng dạy và tổ chức công tác giáo dục mà
còn phụ thuộc vào thái độ của họ đối với nghề nghiệp đang được đào tạo. Thái độ đối với
nghề nghiệp tích cực sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy người sinh viên nhiệt tình, hăng say
phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Cấu trúc mới của nhân cách người sinh viên chỉ có thể
hình thành và phát triển vững chắc khi cả ba mặt: tri thức, thái độ và kỹ năng nghề nghiệp
cùng hòa quyện vào nhau. Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tiến hành

khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thái độ nghề nghiệp của sinh viên trường ĐH PCCC
cũng như xác định mối quan hệ giữa thái độ nghề nghiệp và kết quả học tập các môn học
chuyên ngành của sinh viên trường ĐH PCCC. Qua đó, tác giả rút ra một số kết luận sau:
- Phần lớn sinh viên có thái độ tích cực với nghề PCCC. Một số sinh viên có thái độ
chưa tích cực đối với nghề PCCC là do sinh viên chưa nhận thức đầy đủ về nghề PCCC, do
năng lực sinh viên không phù hợp với nghề, một số sinh viên vào trường là do gia đình
hướng nghiệp, có khi là sự ép buộc chứ không phải xuất phát từ sự hiểu biết, lòng yêu thích
nghề PCCC.
- Nghiên cứu cũng phát hiện có sự thay đổi thái độ nghề nghiệp của sinh viên trong quá
trình học tập tại trường, cụ thể:
+ Về mặt nhận thức: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ nhận thức giữa
sinh viên các khóa, giá trị trung bình của nhân tố nhận thức tăng dần theo số năm học. Điều
này có nghĩa là các mức độ nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên được củng cố và tăng dần
theo thời gian được đào tạo tại nhà trường.
+ Về mặt tình cảm: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ tình cảm đối với
nghề PCCC giữa sinh viên các khóa, giá trị trung bình của nhân tố tình cảm tăng dần theo số
năm học. Điều này có nghĩa là các tình cảm đối với nghề nghiệp của sinh viên được củng cố
và tăng dần theo thời gian được đào tạo tại nhà trường.
+ Về mặt hành vi: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hành vi khi
học nghề PCCC giữa sinh viên các khóa.
- Thái độ nghề nghiệp có tương quan cùng chiều với kết quả học tập các môn học
chuyên ngành của sinh viên. Kết quả học tập các môn học chuyên ngành của sinh viên chịu
ảnh hưởng mạnh nhất của nhân tố “Hành vi khi học nghề”, tiếp theo là nhân tố “Tình cảm đối
với nghề” và sau cùng là nhân tố “Nhận thức về nghề nghiệp”. Do đó, khi cải thiện bất kỳ
một nhân tố nào đều làm tăng kết quả học tập của sinh viên.
- Có sự khác biệt về kết quả học tập giữa các sinh viên có động cơ yêu thích nghề
PCCC các sinh viên có động cơ khác.
- Không có sự khác biệt về kết quả học tập giữa các sinh viên có bố hoặc mẹ làm nghề
PCCC với các sinh viên có bố mẹ làm nghề khác.
Việc xác định rõ thực trạng, các mức độ ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết

quả học tập các môn học chuyên ngành của sinh viên là cơ sở để đề xuất một số giải pháp
phù hợp nhằm điều chỉnh, duy trì và nâng cao thái độ nghề nghiệp cho sinh viên cũng là nâng
cao kết quả đào tạo của nhà trường.
2. Khuyến nghị
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị như sau:
2.1. Đối với nhà trường
- Thường xuyên thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức hướng nghiệp và các
trường phổ thông trung học nhằm làm tốt công tác hướng nghiệp cho người học trước khi thi
tuyển vào trường.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác
giáo dục thái độ nghề nghiệp đối với việc hình thành ý thức học tập và động cơ nghề nghiệp
cho sinh viên.
- Tăng cường các biện pháp, hình thức giáo dục ý thức nghề nghiệp cho sinh viên.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng,
đảm bảo về chất lượng, có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực hoạt động
PCCC&CNCH, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, từng bước hoàn thiện tiêu
chuẩn chức danh theo quy định. Bởi trình độ và uy tín của giáo viên, cán bộ quản lý là những
tấm gương sống động có ý nghĩa giáo dục thái độ nghề nghiệp rất lớn cho sinh viên.
- Thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo,
đa dạng hóa phương pháp giảng dạy và quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy,
nghiên cứu, học tập, cập nhật tri thức mới về PCCC vào giảng dạy.
- Hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ nghiên cứu, học tập. Bổ sung nguồn
tài liệu tham khảo cho sinh viên ở tất cả các môn học. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp phòng thí
nghiệm, mô hình thực nghiệm, bổ sung trang thiết bị mới phục vụ cho thực hành của sinh
viên.
- Tăng cường các cơ chế, hình thức phối kết hợp giữa nhà trường với các đơn vị nghiệp
vụ như Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ; Sở Cảnh sát PCCC và Phòng Cảnh sát
PCCC các địa phương. Thường xuyên xây dựng kế hoạch và tổ chức cho cán bộ, giáo viên và
học viên đi thực tế tại các cơ sở, địa bàn để nâng cao kiến thức chuyên môn, tích lũy kinh
nghiệm thực tiễn.

2.2. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên
Đây là lực lượng có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục nâng cao thái độ nghề
nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động quản lý và giảng dạy. Cụ thể:
- Trong quản lý: Ngay khi sinh viên nhập học, giáo viên chủ nhiệm sau khi làm xong
công tác ổn định tổ chức cần tập trung ngay vào nội dung cung cấp thông tin về nhà trường,
về quy chế đào tạo, quy chế quản lý sinh viên … Đặc biệt chú trọng đến việc giới thiệu về
chương trình đào tạo, ngành nghề mà sinh viên đang theo học, qua đó giúp sinh viên nhận
thức về triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường để từ đó các em có hứng thú học
tập, có động cơ nghề nghiệp ngay từ những ngày đầu tiên đến trường. Trong quá trình học tập
tại trường, giáo viên chủ nhiệm phải có cách thức quản lý phù hợp, thường xuyên quan tâm,
nắm bắt tâm tư nguyện vọng của sinh viên, thực hiện công bằng, khách quan trong quản lý
cũng như các chế độ khen thưởng – kỷ luật, tạo môi trường sinh hoạt, học tập tốt nhất cho
sinh viên.
- Trong giảng dạy: Bất kỳ môn học nào cũng có nhiệm vụ giáo dục thái độ nghề nghiệp.
Ngay từ buổi lên lớp đầu tiên, giáo viên cần dẫn dắt để sinh viên thấy được vị trí ý nghĩa, tầm
quan trọng và triển vọng trong xã hội của nghề PCCC, đồng thời khẳng định vị trí ý nghĩa
môn học mà giáo viên đang dạy trong chương trình đào tạo; qua đó giúp các em có động cơ
tích cực học tập môn học đó và nhằm hướng đến hoàn thành chương trình đào tạo. Đồng thời
đối trong từng bài học cần xác định rõ mục tiêu về kiến thức, kỹ năng cần thiết phải đạt được,
đặc biệt là mục tiêu về thái độ cần hình thành được sau từng bài học, để qua đó thái độ nghề
nghiệp của học sinh dần dần được hình thành trong suốt quá trình học tập, rèn luyện ở nhà
trường. Có được như vậy sau khi tốt nghiệp ra trường các em thực sự có thái độ nghề nghiệp
đúng đắn; đây là một trong những yêu cầu quan trọng của chuẩn đầu ra mà đã được hầu hết
các nhà quản lý lao động đặc biệt quan tâm trong quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động.
2.3. Đối với sinh viên
- Tích cực tham gia các hoạt động phong trào, các Hội thảo, Hội nghị, các buổi thực tế
của lớp, khóa và nhà trường tổ chức.
- Cần năng động, sáng tạo, chịu khó tìm tòi suy nghĩ tạo niềm say mê đối với ngành
nghề mình đã lựa chọn.
3. Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

3.1. Hạn chế của nghiên cứu
Do không có đủ điều kiện về thời gian để khảo sát sự thay đổi về thái độ nghề nghiệp
trên cùng một nhóm đối tượng sinh viên qua các năm học tại trường Đại học PCCC nên tác
giả thực hiện trên cơ sở giả định sinh viên các khóa tham gia khảo sát có thái độ nghề nghiệp
tương đồng nhau khi mới vào học tại trường.
3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo
- Nghiên cứu có thể khảo sát sự ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả học
tập các môn học chuyên ngành trên cùng một nhóm đối tượng sinh viên qua các năm học tại
trường Đại học PCCC để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu.
- Nghiên cứu cần được thực hiện tại nhiều trường đại học trong lực lượng Công an nhân
dân, những nơi có mục tiêu và chương trình đào tạo khác với trường Đại học PCCC để tăng
thêm tính đa dạng, có thể khái quát hóa kết quả nghiên cứu và so sánh kết quả nghiên cứu
giữa các trường, tìm hiểu mức độ ảnh hưởng giữa thái độ nghề nghiệp với kết quả học học
tập của sinh viên từng trường nghiên cứu.


References

Tài liệu tiếng Anh
1. Allport GW, Vernon PE (1991). A study of values. Oxford. England.
2. Brown D (1995). A values-based approach to facilitating career transitions. Career
Development Quarterly American Sociological Review.
3. Kluckhohn C (1983). Values and value-orientations in the theory of action. Cambridge:
Harvard University.
4. Kohn ML, Schooler C (1981). Occupational experience and psychological functioning:
An assessment of reciprocal effects. American Sociological Review.
5. Likert R (1961). Model new về handle. Publisher MC Graw Hill. Newyork.
6. Mortimer JT, Finch M, Shanahan M, Ryu S (1992). Work experience, mental health and
behavioral adjustment in adolescence. Journal of Research on Adolescence.
7. Turner A.N và Lawrence P. R (1965). The profession of industrial workers. Harvard

University.

Tài liệu tiếng Việt
1. Vũ Thị Lan Anh (2000), Ảnh hưởng của nhận thức nghề tới xu hướng nghề của sinh viên
trường Cao đẳng Văn hóa TP Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ.
2. Phạm Thị Ngọc Anh (1998), Nghiên cứu thái độ nghề nghiệp của học sinh học nghề, luận văn
thạc sĩ, Viện nghiên cứu đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành
quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành
quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Hà Nội.
5. Covaliôp (1998), Tâm lý học cá nhân, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
6. Thân Trung Dũng (2009), Nhận thức về nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp hậu cần quân
sự của học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội – bậc đại học ở Học viện Hậu cần
hiện nay, đề tài nghiên cứu cấp học viện, Học viên Hậu Cần.
7. Nguyễn Thanh Giang (2005), Thái độ đối với môn Tâm lý học lãnh đạo, quản lý của học
viên Phân viện TP. Hồ Chí Minh – Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP HCM.
8. Nguyễn Đức Hưởng (2006), Nghiên cứu thái độ học tập của sinh viên trường Đại học An
ninh nhân dân, luận văn thạc sĩ, Viện Khoa học giáo dục Hà Nội.
9. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục, Trường Đại học Sư phạm I - Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Hoa (2000), Nghiên cứu thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
của sinh viên trường Cao đẳng mầm non Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội.
11. Nguyên Phương Hồng (1997), Thanh niên, học sinh, sinh viên với sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – Hà Nội.
12. Klimôp E.A (1971) Nay đi học, mai làm gì, Tủ sách Đại học Sư phạm I – Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính (2009), Tâm lý học giáo dục,
NXB ĐHQGHN.
14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính (2009), Tâm lý học phát triển,
NXB ĐHQGHN.

15. V.L. Lê nin (1971), Lênin toàn tập, tập I, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
16. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, NXB Hồng Đức.
17. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã
hội, NXB Thống kê.
18. Lê Ngọc Phương (2005), Thái độ học tập của sinh viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật
Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ Tâm lý học, DDHKHXH và NV, Hà Nội.
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật phòng cháy và chữa
cháy, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà nội.
20. Lâm Thị Sang (2000), Thực trạng thái độ nghề nghiệp đối với việc việc rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Bạc Liêu, Luận văn thạc sĩ, Viện Khoa
học giáo dục.
21. Phí Thị Nguyệt Thanh (2009), Nghiên cứu về thái độ đối với nghề nghiệp của học sinh,
sinh viên điều dưỡng, đề xuất các giải pháp can thiệp,


L
L
u
u


n
n


á
á
n
n



T
T
i
i
ế
ế
n
n


s
s
ĩ
ĩ
.
.

Viện VS dịnh tễ TƯ
.
.


22. Nguyễn Đình Thọ (2008), Nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp, Nhà xuất bản Văn hóa -
Thông tin.
23. Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên), Trần Văn Tính, Đặng Hoàng Minh (2009), Tâm lý học
đại cương, NXB ĐHQGHN.
24. Lâm Quang Thiệp(2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
25. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Trường Đại học

Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
26. Lê Thị Linh Trang (2001), Thái độ đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh
viên học viên Ngân hàng phân viện TP Hồ Chí Minh, luận văn thạc sỹ, Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP HCM.
27. Mạc Văn Trang, Giáo dục thái độ nghề nghiệp cho học sinh học nghề - một số vấn đề cơ
bản và cấp bách, tạp chí giáo dục số 39, tháng 4/2002.
28. Trường Đại học PCCC (2009), Kỷ yếu Hội thảo rút kinh nghiệm 10 năm tổ chức đào tạo
đại học PCCC 1999 – 2009, Hà Nội.
29. Trường Đại học PCCC (2010), Báo cáo tổng kết năm học 2010 – 2011 của trường Đại
học PCCC, Hà Nội.
30. Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển tâm lý, Nhà xuất bản ngoại văn, Trung tâm nghiên
cứu tâm lý trẻ em, Hà Nội.
31. Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội.
32. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin.





×