ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN MẠNH HÙNG
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA
NGƢỜI LÃNH ĐẠO NHÀ TRƢỜNG ĐỐI VỚI VIỆC ỨNG DỤNG ICT
TRONG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN MẠNH HÙNG
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA
NGƢỜI LÃNH ĐẠO NHÀ TRƢỜNG ĐỐI VỚI VIỆC ỨNG DỤNG ICT
TRONG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ BÍCH LIỄU
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục, Đại
học Quốc gia Hà Nội, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy, cô
giáo và sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn khoa học này.
Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ
Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tác giả hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu của mình.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.
Trần Thị Bích Liễu, người hướng dẫn khoa học, đầy trách nhiệm, tận tâm đã
giúp đỡ tác giả trong việc định hướng nghiên cứu cũng như trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ quản lý, các nhà giáo của
các trường trung học phổ thông tại thành phố Điện Biên Phủ, gia đình, bạn
bè đã tạo điều kiện, cộng tác và ủng hộ tác giả trong quá trình học tập và
nghiên cứu của mình.
Mặc dù đã nỗ lực hết mình trong học tập, nghiên cứu lý luận, khảo sát
thực tiễn, nhưng chắc chắn tác giả không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng
nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Mạnh Hùng
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL
Cán bộ quản lý
CNTT
Công nghệ thông tin
CNTT&TT
Công nghệ thông tin và truyền thông
CSVC
Cơ sở vật chất
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
ICT
Information and Communication
Technology- Công nghệ thông tin và
truyền thông
NT
Nhà trường
PTDTNT
Phổ thông dân tộc nội trú
QLGD
Quản lý giáo dục
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TP
Thành phố
UBND
Ủy ban nhân dân
ii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ..................................................................................................
i
Danh mục viết tắt .......................................................................................
ii
Mục lục .......................................................................................................
iii
Danh mục bảng.......... ................................................................................
vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ..... .......................................................................
vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................
1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA
NGƢỜI LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI ỨNG DỤNG ICT TRONG
TRƢỜNG HỌC ...................................................................................................
10
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..............................................................
10
1.1.1. Nước ngoài ........................................................................................
10
1.1.2. Trong nước .......................................................................................
12
1.2. Các khái niệm công cụ .........................................................................
15
1.2.1. Ứng dụng ICT trong trường học .......................................................
15
1.2.2. Biện pháp quản lý sử dụng ICT ........................................................
17
1.2.3. Lãnh đạo ICT ....................................................................................
20
1.2.3. Vai trò và chức năng .........................................................................
21
1.3. Các ứng dụng của ICT trong trường THPT .............................................
21
1.3.1. Ứng dụng trong dạy học và giáo dục ở các trường THPT......................
21
1.3.2. Ứng dụng trong quản lý trường THPT .................................................
24
1.4. Vai trò và chức năng của lãnh đạo nhà trường đối với việc ứng dụng
ICT trong trường THPT ..............................................................................
31
1.4.1. Chuẩn lãnh đạo ICT ..........................................................................
31
1.4.2. Vai trò và chức năng lãnh đạo ICT ...................................................
32
Kết luận chương 1 ......................................................................................
46
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA
LÃNH ĐẠO NHÀ TRƢỜNG ĐỐI VỚI VIỆC ỨNG DỤNG ICT
TRONG CÁC TRƢỜNG THPT TẠI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN
iii
PHỦ.............................................................................................................
47
2.1. Khái quát về Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên ...............................
47
2.1.1. Tổ ng quan chung ...............................................................................
47
2.1.2. Giới thiê ̣u các trường THPT trong mẫu nghiên cứu .........................
48
2.2. Mục tiêu và nội dung đánh giá thực trạng ...........................................
52
2.2.1. Mục tiêu.............................................................................................
52
2.2.2. Nội dung ............................................................................................
52
2.3. Các phương pháp đánh giá ...................................................................
53
2.3.1. Điều tra bằ ng phiế u hỏi .....................................................................
53
2.3.2. Phỏng vấn ..........................................................................................
54
2.3.3. Hồi cứu tư liệu...................................................................................
55
2.4. Kết quả đánh giá thực trạng .................................................................
55
2.4.1. Tình hình chung về CSVC , phương tiện ICT và viê ̣c sử du ̣ng
54
trong da ̣y ho ̣c và quản lý ở các trường được khảo sát ................................
2.4.2. Kiến thức, kĩ năng ICT của GV, HS, CBQL và nhân viên nhà
trường ..........................................................................................................
65
2.4.3. Thực trạng vai trò và chức năng của lãnh đạo nhà trường đối với
ứng dụng ICT trong các trường THPT tại thành phố Điện Biên Phủ ........
68
2.5. Đánh giá chung vai trò và chức năng của lãnh đạo nhà trường đối
với việc ứng dụng ICT ở các trường THPT tại thành phố Điện Biên ........
75
2.5.1. Những mặt mạnh ...............................................................................
75
2.5.2. Những điểm còn yếu .........................................................................
76
Kết luận chương 2 ......................................................................................
78
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG
CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƢỜNG ĐỐI VỚI VIỆC ỨNG DỤNG
ICT TRONG CÁC TRƢỜNG THPT TẠI THÀNH PHỐ ĐIỆN
BIÊN PHỦ..................................................................................................
79
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ..............................................................
79
3.1.1. Tính mục tiêu ....................................................................................
79
3.1.2. Tính kế thừa ......................................................................................
79
iv
3.1.3. Tính thực tiễn ....................................................................................
80
3.1.4. Tính đồng bộ .....................................................................................
80
3.1.5. Tính khả thi .......................................................................................
81
3.2. Các biện pháp .......................................................................................
82
3.2.1. Giới thiê ̣u chung về các biê ̣n pháp ...................................................
82
3.2.2. Các biện pháp ....................................................................................
82
3.2.2.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của lãnh
82
đạo trong việc ứng dụng ICT trong trường học .........................................
3.2.2.2. Biện pháp 2. Nâng cao nhâ ̣n thức của đô ̣i ngũ về ứng d ụng ICT
trong trường ho ̣c ..........................................................................................
86
3.2.2.3. Biện pháp 3. Thực hiện chuẩn và bồi dưỡng lãnh đạo ICT theo
87
chuẩn ...........................................................................................................
3.2.2.4. Biện pháp 4. Bồi dưỡng các kĩ năng ICT cho GV .........................
90
3.2.2.5. Biện pháp 5. Đảm bảo các điều kiện ICT cho việc ứng dụng
trong nhà trường .........................................................................................
92
3.2.2.6. Biện pháp 6. Lập kế hoạch chiến lược và triển khai nhằm đẩy
mạnh ứng dụng ICT trong nhà trường trong một tương lai dài ..................
94
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .........................................................
97
3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...............
99
Kết luận chương 3 ....................................................................................... 104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 105
1. Kết luận .................................................................................................. 105
2. Khuyến nghị ............................................................................................ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 108
PHỤ LỤC ................................................................................................... 110
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ................................... 56
Bảng 2.2. Đánh giá việc sử du ̣ng phương tiện ICT trong dạy học ............. 58
Bảng 2.3. Đánh giá việc sử dụng phương tiện ICT trong quản lý học
sinh ............................................................................................................. 59
Bảng 2.4. Đánh giá việc sử dụng ICT trong quản lý tài chính .................. 60
Bảng 2.5. Đánh giá việc sử dụng ICT trong quản lý nhân sự ..................... 60
Bảng 2.6. Kết quả phương tiện ICT trong quản lý dạy học ........................ 61
Bảng 2.7. Đánh giá về việc sử dụng ICT trong kiểm tra, đánh giá ............ 63
Bảng 2.8. Đánh giá về điều kiện CSVC thực thi ứng ICT trong dạy học .. 64
Bảng 2.9. Đánh giá về điều kiện CSVC thực thi ứng ICT trong quản lý ... 65
Bảng 2.10. Khó khăn của giáo viên khi ứng dụng ICT vào giảng dạy ....... 66
Bảng 2.11. Khó khăn của nhân viên khi ứng dụng ICT vào giảng dạy ...... 67
Bảng 2.12. Đánh giá về các biện pháp nâng cao nhận thức ứng dụng
ICT trong nhà trường .................................................................................. 68
Bảng 2.13. Đánh giá về thực trạng xây dựng viễn cảnh sử dụng ICT
trong nhà trường .......................................................................................... 70
Bảng 2.14. Đánh giá về thực trạng huy động nguồn vốn, mua sắm, đầu
tư CSVC và thiết bị ICT trong nhà trường.................................................. 71
Bảng 2.15. Đánh giá về thực trạng duy trì, bảo quản, phát huy tác dụng
của CSVC, trang thiết ICT trong nhà trường .............................................. 72
Bảng 2.16. Đánh giá về thực trạng xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức
triển khai và đánh giá việc ứng dụng ICT trong dạy học và quản lý nhà
trường .......................................................................................................... 73
Bảng 3.1. Kết quả kiểm chứng về tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp phát huy vai trò và chức năng của lãnh đạo nhà trường đối
với việc ứng dụng ICT ................................................................................ 99
Bảng 3.2. Tổng hợp khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của
các biện pháp phát huy vai trò và chức năng của lãnh đạo nhà trường
đối với việc ứng dụng ICT .......................................................................... 102
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp phát huy chức năng và vai
trò của lãnh đạo nhà trường trong việc ứng dụng ICT vào các trường
THPT tại TP Điện Biên Phủ........................................................................ 98
Biểu đồ 3.1. Kiểm chứng về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp phát huy vai trò và chức năng của lãnh đạo nhà trường đối với
việc ứng dụng ICT....................................................................................... 100
Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp phát huy chức năng và vai trò của lãnh đạo nhà trường đối với
việc ứng dụng ICT....................................................................................... 103
vii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền giáo dục của thế kỉ 21 là nền giáo dục kĩ thuật số với việc sử dụng
rộng rãi các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong dạy
học và quản lý nhà trường. ICT được sử dụng vào tất cả các môn học tự
nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn và trong quản lý giáo dục giúp các trường
học nâng cao chất lượng giáo dục. ICT phát triển với một tốc độ chóng mặt và
các ứng dụng của chúng vào trường học ngày càng phong phú, đa dạng đòi
hỏi người lãnh đạo nhà trường phải có tầm nhìn, có chiến lược, thực hiện tốt
các vai trò lãnh đạo và quản lý để giúp việc ứng dụng ICT có được kết quả
cao nhất. Người lãnh đạo nhà trường trong thế kỉ XXI đòi hỏi phải có những
kiến thức, kĩ năng và phẩm chất đạo đức mới. Họ cần có các kiến thức và kĩ
năng về ICT trong dạy học và quản lý giáo dục. Kĩ năng ICT của người lãnh
đạo trường học và qui định về vai trò, chức năng lãnh đạo ICT của họ là một
trong những trọng tâm được nhấn mạnh hiện nay khi nói về các kĩ năng lãnh
đạo của các lãnh đạo trường học trong thế kỉ 21. Vai trò lãnh đạo ICT được
thể hiện trong toàn bộ các hoạt động quản lý và lãnh đạo của họ từ xây dựng
viễn cảnh đến việc lập kế hoạch, giao tiếp, chỉ đạo và đánh giá. Vì sao lãnh
đạo IT có thể thúc đẩy phát minh, sáng tạo trong trường học và nâng cao hiệu
suất của nhà trường các tổ chức Levono, Intel and Gobi, (2013) giải thích như
sau:
Người lãnh đạo IT tạo điều kiện để các phương tiện công nghệ mobi
được sử dụng rộng rãi, cho phép người học học tập mọi lúc, mọi nơi, làm thay
đổi cách thức học tập, giao tiếp của người học và người dạy; giáo viên có
những cách thức mới để cung cấp bài giảng, đánh giá người học. Người lãnh
đạo IT đưa ra nhiều chiến lược và tạo nhiều cơ hội để giáo viên và người học
sử dụng công nghệ nâng cao chất lượng học tập của người học, nâng cao hiệu
quả quản lý và tăng cường năng lực cạnh tranh của nhà trường.
Hầu hết các nước đã đưa ra chuẩn dành cho lãnh đạo ICT, trong đó có
1
chỉ rõ các vai trò và chức năng lãnh đạo, quản lý của họ đối với việc sử dụng
có hiệu quả ICT trong nhà trường. (Lãnh đạo là tấm gương về sử dụng ICT,
có trách nhiệm xây dựng viễn cảnh về sử dụng ICT trong nhà trường, lập kế
hoạch, xây dựng và triển khai các chính sách chiến lược để biến viễn cảnh
thành hiện thực; chỉ đạo quá trình thực hiện, huy động nguồn vốn để trang bị
ICT cho GV và HS, lãnh đạo dạy học trong môi trường ICT, đánh giá hiệu
quả, bồi dưỡng GV các kĩ năng ICT, liên kết với lãnh đạo các nhà trường
khác để chia sẻ kinh nghiệm...)(Becta ICT Research, 2003; ISTE, 2009;
UNESCO, 2008)
Các câu hỏi đặt ra cho các lãnh đạo nhà trường là: (Becta ICT
Research, 2003)
- Lãnh đạo nhà trường và đội ngũ các nhà quản lý trong nhà trường có
thực sự là tấm gương đi đầu trong việc sử dụng ICT?
- ICT có phải là trọng tâm của kế hoạch nâng cao chất lượng tổng thể
của nhà trường?
- Giáo viên của nhà trường đã được hỗ trợ như thế nào trong việc ứng
dụng ICT và trong phát triển chuyên môn, trong việc tiếp cận và hỗ trợ kĩ
thuật cho sử dụng các thiết bị ICT?
Ở Việt Nam, trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với GD-ĐT,
Đảng và Nhà nước đã đưa ra những quyết sách lãnh đạo, đầu tư cho giáo dục;
coi việc đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và là lĩnh vực đầu tư có
hiệu quả nhất, nhằm đưa chất lượng GD-ĐT của Việt Nam từng bước phát
triển ngang tầm với khu vực và thế giới. Nhận thức được vai trò to lớn của
ICT Đảng ta đã có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng ICT trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong đó yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng ICT trong công
tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Vận dụng chủ
trương của Đảng, thực hiện việc đổi mới giáo dục, trong các năm gần đây, Bộ
GD-ĐT đều nhấn mạnh việc tăng cường ứng dụng ICT trong các hoạt động
của nhà trường. Chỉ thị số 32/2006/CT-BGDĐT ngày 01 tháng 8 năm 2006
2
chỉ đạo nhiệm vụ năm học 2006-2007 nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy học; tăng cường ứng dụng ICT vào các hoạt động của nhà
trường, nhất là ứng dụng trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục”. Chỉ
thị số 39/2007/CT-BGDĐT ngày 31 tháng 7 năm 2007 chỉ đạo năm học 20072008, nhấn mạnh: “Xây dựng và đưa vào khai thác hệ thống các công cụ phục
vụ đổi mới phương pháp dạy và học, đánh giá học sinh: ứng dụng tin học để
thực hiện giáo án điện tử, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra tất cả các môn,
xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, phát
triển và ứng dụng các phần mềm mô phỏng phục vụ dạy học”. Đặc biệt, trong
năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động là "Năm học ứng
dụng công nghệ thông tin", Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13 tháng 8
năm 2008 xác định: “Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học. Ở
những nơi có điều kiện thiết bị tin học, từng bước đổi mới phương pháp dạy
học thông qua việc thực hiện bài giảng điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử
cho học tập từng môn, ứng dụng các phần mềm mô phỏng thí nghiệm, xây
dựng thư viện bài giảng điện tử, hướng tới triển khai công nghệ học điện tử
(e-Learning); tăng cường giao lưu trao đổi bài soạn qua mạng; phát huy tính
tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet”. Việc đổi mới giáo
dục phát triển năng lực cho học sinh, trong đó năng lực ICT được đăc biệt chú
trọng đòi hỏi nhà trường phải có đầy đủ các điều kiện ICT (CSVC và nhân
lực) ứng dụng tốt các điều kiện này (BCHTW, 2103). Để có thể ứng dụng
ICT trong nhà trường, đặc biệt là trong dạy học và giáo dục có hiệu quả, lãnh
đạo nhà trường cần có viễn cảnh, kế hoạch, có các chính sách và có lộ trình
triển khai các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người lãnh đạo nhà trường
đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các chủ trương chính sách này
nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng ICT trong nhà trường. Tuy
nhiên, trên thực tế, ở Việt Nam, vai trò và chức năng của lãnh đạo NT trong
việc ứng dụng ICT chưa được nghiên cứu, không có chuẩn qui định cho họ
3
nên lãnh đạo các trường không quan tâm đến việc thiết lập viễn cảnh, không
đầu tư nhiều vào việc sử dụng ICT trong nhà trường... do đó nền GD VN vẫn
chủ yếu là phấn trắng, bảng đen.
Tại một số trường THPT tỉnh Điện Biên việc đưa ICT vào giảng dạy và
hỗ trợ quản lý đã được nhiều nhà trường chú trọng. Trong những năm gần đây
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên có tổ chức nhiều hoạt động ứng dụng
ICT vào các nhà trường như: Tổ chức các hội thi, Phần mềm quản lý học sinh,
Triển khai văn bản đến các trường thông qua hệ thống hồ sơ công việc. Thực
tế cho thấy một số giáo viên đã ứng dụng ICT vào giảng dạy rất tốt, có nhiều
bài giảng hạy, bài soạn e-Learning công phu. Hầu hết các trường trong khu
vực thành phố Điện Biên Phủ đều được trang bị máy chiếu đến các phòng
học. Bên cạnh những cố gắng nói trên thì việc ứng dụng ICT trong các trường
học vẫn còn nhiều hạn chế, các giờ học sử dụng ICT còn rất ít, mới chỉ dừng
lại ở vào mục đích tham gia các hội thi chứ không đem lại lợi ích thực sự cho
người học. Việc ứng dụng ICT còn máy móc, hình thức chỉ khi có dự giờ,
thao giảng mới sử dụng máy chiếu, soạn bài trình chiếu mặc dù bài học đó
không nhất thiết phải sử dụng đến công cụ đó. Hơn thế nữa các phòng thực
hành Tin học chỉ dừng lại ở việc dạy học của bộ môn, lãnh đạo nhà trường
không quan tâm đến việc sử dụng phòng thực hành kết hợp phần mềm dạy
học và mạng máy tính để tạo ra môi trường dạy học hiệu quả.
Ở một số trường học chưa ứng dụng ICT vào hoạt động quản lý. Nhiều
nhà trường không dám áp dụng hoặc áp dụng một cách máy móc chống đối
các phần mềm quản lý điểm, quản lý thi, webiste… vào các hoạt động quản lý
nhà trường vì sợ khó triển khai, thiếu người có thể tổ chức sử dụng các phần
mềm đó. Việc sử dụng các ứng dụng như Google Apps (hoặc một số phần
mềm khác tương tự) vào để hỗ trợ quản lý còn rất ít, chỉ dừng lại ở ứng dụng
gửi email. Người lãnh đạo nhà trường chưa có ý thức trong việc đưa các ứng
dụng ICT nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động quản lý, tăng tốc độ,
độ chính xác trong công việc từ.
4
Những hạn chế này là hậu quả của việc thiếu chuẩn qui định vai trò,
chức năng của người lãnh nhà trường đối với việc ứng dụng ICT trong nhà
trường; họ chưa phát huy hết tiềm năng và chức năng quản lý lãnh đạo của
mình. Vai trò của người lãnh đạo cần phải được phát huy, là tấm gương đi
đầu, họ cần có viễn cảnh, có kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để có
thể tin học hóa hoạt động quản lý trong nhà trường.
Yêu cầu của lý luận cũng như thực tiễn ứng dụng ICT trong trường học
đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn mới, thực hiện đầy đủ các vai trò và
chức năng của mình thì việc ứng dụng ICT trong trường học mới đạt được kết
quả mong muốn. Tuy nhiên, thực tế ứng dụng ICT trong nhà trường cũng như
vai trò của lãnh đạo của các trường THPT ở tỉnh Điện Biên đặt ra nhiều vấn
đề cần phải nghiên cứu để cải tiến. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu
vai trò và chức năng của ngƣời lãnh đạo nhà trƣờng đối với việc ứng
dụng ICT trong các trƣờng trung học phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở lí luận và đánh giá thực trạng nhằm xác định
vai trò và chức năng của người lãnh đạo nhà trường trong việc ứng dụng ICT
trong các trường THPT. Từ đó đề xuất biện pháp phát huy vai trò và chức
năng của người lãnh đạo nhà trường trong việc tăng cường hiệu quả ứng dụng
ICT trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Ứng dụng ICT trong trường học
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Vai trò và chức năng của người lãnh đạo trong việc ứng dụng ICT trong
các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ.
4. Giả thuyết khoa học
Việc ứng dụng ICT trong nhà trường có ảnh hưởng tích cực đến chất
lượng dạy học và quản lý nhà trường. Người lãnh đạo có vai trò quyết định
5
trong việc giúp nhà trường sử dụng có hiệu quả các tiện ích của ICT. Tuy
nhiên, ở Việt Nam nói chung, ở các trường THPT tại thành phố Điện Biên
Phủ nói riêng, việc ứng dụng ICT trong dạy học và quản lý nhà trường còn
nhiều hạn chế, vai trò của người lãnh đạo chưa được phát huy tối đa. Nếu có
các biện pháp phát huy vài trò và chức năng của người lãnh đạo đảm bảo yêu
cầu của khoa học QLGD và phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường
THPT ở Điện Biên trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì sẽ giúp các
nhà trường ứng dụng có hiệu quả các phương tiện ICT, nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường.
Câu hỏi:
1. Trên phương diện lí thuyết, lãnh đạo nhà trường có vai trò và chức
năng gì đối với việc ứng dụng ICT trong trường học?
2. Tại các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ, lãnh đạo nhà
trường đã thực hiện vai trò và chức năng quản lý, lãnh đạo việc ứng dụng ICT
trong trường học như thế nào?
3. Có những biện pháp nào để giúp họ thực hiện tốt hơn vai trò và chức
năng của mình đối với việc ứng dụng ICT trong trường học?
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về vai trò và chức năng của người lãnh
đạo nhà trường đối với việc ứng dụng ICT trong trường học từ đó đề xuất vai
trò và chức năng của người lãnh đạo nhà trường đối với việc ứng dụng ICT
trong nhà trường.
5.2. Đánh giá thực trạng ứng dụng ICT và vai trò, chức năng của các
lãnh đạo trường học ở các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ
5.3. Đề xuất các biện pháp phát huy vai trò và chức năng của lãnh đạo
nhà trường đối với ứng dụng ICT trong các trường THPT ở thành phố Điện
Biên Phủ.
6. Phạm vi nghiên cứu
6
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu vai trò và chức năng của Hiệu trưởng đối
với hoạt động ứng dụng ICT trong ở 03 trường THPT công lập trên địa bàn
thành phố Điện Biên Phủ.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu
sau:
7.1 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các văn bản quy định
của Nhà nước và của ngành giáo dục và đào tạo, các tài liệu lý luận về quản
lý, quản lý giáo dục và các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu
có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận về vai trò và chức năng
của lãnh đạo nhà trường đối với hoạt động ứng dụng ICT trong ở các trường
THPT.
7.2 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1.Điều tra
7.2.1.1. Mục tiêu:
Làm rõ thực trạng vai trò, chức năng của lãnh đạo nhà trường trong
công tác ứng dụng ICT vào trường học tại các trường THPT thành phố Điện
Biên Phủ.
7.2.1.2. Nội dung phiếu hỏi
+ Nhận thức của Ban Giám hiệu về việc ứng dụng ICT vào giảng dạy
và quản lý.
+ Thực trạng ứng dụng ICT vào công tác giảng dạy và quản lý nhà
trường.
+ Thực trạng vai trò, chức năng quản lý của lãnh đạo nhà trường đối
với việc ứng dụng ICT tại các trường THPT thành phố Điện Biên Phủ.
7.2.3. Đối tượng điều tra
7
30 GV; 03 lãnh đạo nhà trường; 10 tổ trưởng chuyên môn, 05 nhân
viên tổ tin học và văn phòng;
7.1.4. Xử lí kết quả
Sử dụng phần mềm ứng dụng trên máy tính để tổng hợp thông tin, tính
tỉ lệ phần trăm các câu trả lời và phân tích kết quả.
7.2.2. Phỏng vấn
7.2.2.1. Mục tiêu:
Làm rõ các vai trò, chức năng của Ban Giám hiệu trong việc thúc đẩy
hoạt động ứng dụng ICT trong nhà trường.
7.2.2.2. Nội dung phỏng vấn
+ Vai trò của Ban Giám hiệu trong việc nâng cao nhận thức đúng về ứng
dụng ICT trong nhà trường.
+ Vai trò, chức năng của Ban Giám hiệu trong việc thiết lập viễn cảnh, tạo
nguồn kinh phí, đầu tư mua sắm CSVC, trang thiết bị ICT cho nhà trường.
+ Vai trò, chức năng của Ban Giám hiệu trong việc lên kế hoạch, hướng
dẫn, chỉ đạo, đánh giá, khuyến khích giáo viên ứng dụng ICT trong dạy học
+Vai trò, chức năng của Ban Giám hiệu trong ứng dụng ICT trong công tác
quản lý nhà trường
Câu hỏi:
1) BGH có vai trò như thế nào trong việc nâng cao nhận thức cho GV,CB
nhà trường trong việc ứng dụng ICT trong dạy học và các công tác quản lý của
nhà trường?
2) BGH có tầm nhìn và suy nghĩ gì về ứng dụng ICT trong dạy học và quản
lý phục vụ đổi mới giáo dục Việt Nam?
3) BGH đã làm gì để tạo nguồn kinh phí đầu tư CSVC và thiết bị ICT trong
nhà trường? Việc đầu tư đó diễn ra như thế nào và phát huy tác dụng như thế nào
trong dạy học và quản lý nhà trường?
4) BGH đã giúp GV ứng dụng ICT trong dạy học bằng những cách nào?
5) Những ứng dụng ICT nào trong quản lý có hiệu quả nhất? Vì sao?
8
7.2.2.3. Đối tượng phỏng vấn:
03 lãnh đạo nhà trường, 10 tổ trưởng chuyên môn, 10 GV.
7.2.2.4. Xử lí kết quả
Ghi chép lại ý kiến trả lời để phân tích và đưa ra minh chứng cho các
nhận định về thực trạng vai trò, chức năng của người lãnh đạo trong hoạt động
ứng dụng ICT trong nhà trường.
7.2.3. Hồi cứu tư liệu:
Nghiên cứu các báo cáo của nhà trường để:
a) Tìm hiểu các biện pháp mà lãnh đạo nhà trường đã sử dụng để đưa
ICT vào nhà trường.
b) Tìm hiểu hiệu quả mà các ứng dụng ICT đem lại cho nhà trường.
7.3. Phƣơng pháp chuyên gia:
Xin ý kiến chuyên gia đánh giá mức độ khả thi và cần thiết của các biện
pháp đề ra.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò và chức năng của người lãnh đạo
đối với việc ứng dụng ICT trong trường học
Chương 2: Thực trạng vai trò và chức năng của lãnh đạo nhà trường đối
với việc ứng dụng ICT trong các trường THPT tại thành phố Điện Biên Phủ
Chương 3. Biện pháp phát huy vai trò và chức năng của lãnh đạo nhà
trường đối với việc ứng dụng ICT trong các trường THPT tại thành phố Điện
Biên Phủ
9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGƢỜI LÃNH
ĐẠO ĐỐI VỚI ỨNG DỤNG ICT TRONG TRƢỜNG HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nước ngoài
Các nghiên cứu về lãnh đạo ICT, vai trò và chức năng của lãnh đạo ICT
được phản ánh nhiều trong Estrategy của Bộ Giáo dục Bang Nam Australia
năm 2006-2010, NETS chuẩn giáo dục kĩ thuật quốc gia của Mĩ năm 2001,
UNESCO (2008), BECTA (2003), UNESCO Institute for Statistics (2009),
Razzak (2013), Mwawasi (2014)... Các công trình này đều chỉ rõ, người lãnh
đạo có vai trò quan trọng như là một hình mẫu sử dụng ICT trong nhà trường.
Để thực hiện vai trò hình mẫu của mình người lãnh đạo nhà trường trong thế
kỉ XXI đòi hỏi phải có những kiến thức, kĩ năng và phẩm chất đạo đức mới.
Họ cần có các kiến thức và kĩ năng về ICT trong dạy học và quản lý giáo dục;
họ phải là tấm gương tự học để không ngừng nâng cao trình độ sử dụng ICT.
Kiến thức, kĩ năng và niềm tin của người lãnh đạo quyết định sự thành công
của việc ứng dụng ICT trong trường học (Razzak, 2013). Vai trò lãnh đạo ICT
được thể hiện trong toàn bộ các hoạt động quản lý và lãnh đạo của họ từ xây
dựng viễn cảnh đến việc lập kế hoạch, giao tiếp, chỉ đạo và đánh giá (NETS,
2001; UNESCO, 2008; Mwawasi, 2014). Các nghiên cứu chỉ ra các chức
năng sau của người lãnh đạo ICT:
- Xây dựng và tìm các chiến lược thực hiện viễn cảnh nhà trường, viễn
cảnh sử dụng ICT trong trường học
- Xây dựng kế hoạch chiến lược và kế hoạch hành động về ứng dụng
ICT trong nhà trường
- Chỉ đạo và lãnh đạo ứng dụng ICT trong dạy học
- Tổ chức và quản lý quá trình ứng dụng ICT
- Giám sát và đánh giá hiệu quả sử dụng ICT
10
- Xây dựng môi trường vật chất và tinh thần, đảm bảo các điều kiện để
giáo viên sử dụng ICT trong dạy và học
- Chỉ đạo ứng dụng ICT trong công tác quản lý nhà trường.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều khó khăn trở ngại khi ứng dụng ICT
trong trường học và cách thức các lãnh đạo trường học vượt qua các khó khăn
đó để hoàn thành vai trò lãnh đạo ICT của mình. Một số khó khăn trở ngại
như: ít được tiếp cận với ICT (Hayes, 2007; Tondeur, Valcke, & van Braak,
2008), ít được tiếp cận với việc đạo tạo phát triển chuyên môn (Davis,
Preston, và Sahin, 2009; Tondeur, et al, 2008.), thiếu sự hỗ trợ kỹ thuật
(Hayes, 2007; Kearney & McGarr, 2009), thiếu thốn về cơ sở hạ tầng (ví dụ
như nhiều sinh viên, học sinh sử dụng chung một bộ máy tính) (Kearney &
McGarr, 2009), và một nền văn hóa tổ chức không sẵn sàng cho việc thay đổi
và đổi mới (Hammond, et al, 2009; Hess & Kelly, 2007). Một yếu tố khác có
tầm ảnh hưởng lớn đến ứng dụng ICT trong trường học đó là chính sách và
việc thực hiện các chính sách đó. Groff và Mouza (2008) cho rằng các văn
bản chính sách quốc gia mà không có các chế tài rõ ràng để thực hiện sẽ gây
khó khăn cho việc thực thi các chính sách đó trong thực tế. Trước khi các rào
cản này được tháo gỡ thì vai trò của người lãnh đạo tổ chức phải được đặt lên
hàng đầu.
Các nghiên cứu cũng đưa ra khái niệm về lãnh đạo ICT và những yếu
tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các vai trò, chức năng lãnh đạo ICT của hiệu
trưởng. Theo Abdul Razzak (2013) các yếu sau ảnh hưởng đến thực hiện
những vai trò trên và sự thành công của việc ứng dụng ICT trong nhà trường
đó là: niềm tin, kĩ năng và thái độ tích cực của giáo viên và lãnh đạo vào việc
ứng dụng ICT trong việc đẩy mạnh chất lượng giáo dục.
Trong các nghiên cứu cũng đưa ra những ví dụ về cách xây dựng viễn
cảnh, kế hoạch chiến lược…
Ví dụ, viễn cảnh của các nhà trường của vùng Nam Australia đối với
việc học tập và sử dụng ICT được thể hiện như sau:
11
Tất cả các thành viên của cộng đồng giáo dục và dịch vụ trẻ em được
truy nhập thông tin, sử dụng cơ sở hạ tầng và các hỗ trợ để nâng cao chất
lượng học tập, dạy học, quản lý và tư vấn. (DECS, Australia, 2006-2010)
Tuyên bố của nhà trường công nghệ về học tập điện tử:
E- learning lôi kéo người học truy nhập và sử dụng các thông tin, các
nguồn tư liệu, các dịch vụ kĩ thuật số và các kĩ thuật truyền thông mới cũng
như mạng internet để kiến tạo kiến thức mới và phát triển những hiểu biết
mới. (DECS, Asutralia, 2006-2010)
E- learning các phương pháp sư phạm giúp người học nâng cao thành
tích học tập, tạo các cơ hội học tập mới và tạo các cơ hội làm việc hợp tác với
các cộng đồng toàn cầu, địa phương và quốc gia vào tất cả mọi thời điểm, mọi
lúc và mọi nơi(DECS, Australia, 2006-2010).
Những hạn chế tự thân của lãnh đạo dẫn đến sự hạn chế trong việc ứng
dụng ICT trong nhà trường cũng đã được Mousund, (2005) chỉ ra: các nhà
quản lý chưa thực sự hiểu hết tác dụng của ICT trong dạy học, đầu tư cho ICT
quá đắt đỏ hay việc quản lý ICT trong lớp học là khó khăn… nên nhiều lãnh
đạo trường học do dự trong việc đầu tư để trang bị ICT trong nhà trường. Các
nhà nghiên cứu cho rằng, cần coi trọng hơn nữa việc thay đổi tư duy cho các
nhà quản lý vì họ chính là người quyết định sự thành công của nhà trường nói
chung và của việc ứng dụng ICT trong dạy học nói riêng (Rayport and
Rickards, 2012).
Nhìn chung các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu quốc tế cung cấp
đầy đủ cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu về vai trò và chức năng lãnh đạo ICT
của hiệu trưởng trường học. Tuy nhiên, việc áp dụng ở mức độ nào các kết
quả nghiên cứu này vào Việt Nam và vào Điện Biên thì cần xem xét nhiều
yếu tố thực tiễn khác nhau.
1.1.2. Trong nước
Ở Việt Nam trong những năm đã qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách nhằm đưa ICT vào mọi lĩnh vực của xã hội. Đầu
12
tiên, đó là Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về phát
triển CNTT của nước ta trong những năm 90. Tại Nghị quyết số 49/CP đã
nêu rõ “...tích cực xây dựng ngành công nghiệp CNTT thành một trong
những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước...”. Để cụ thể hóa các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT trong những
năm 90, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 211/TTg
ngày 07/04/1995 phê duyệt Chương trình quốc gia về CNTT giai đoạn 19961998. Điều đó chứng tỏ Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt đến
việc phát triển CNTT từ hơn hai thập kỉ trước.
Gần đây các hội nghị, hội thảo hay trong các đề tài nghiên cứu khoa
học về CNTT và giáo dục đều có đề cập đến vấn đề quản lý ứng dụng CNTT
trong giáo dục và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam. Tại
chương trình Thạc sĩ Lãnh đạo, quản lý và quản trị giáo dục (ELMAVI) do
Chính phủ Hà Lan tài trợ với sự hợp tác của Trường đào tạo lãnh đạo giáo
dục Hà Lan và Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các
trường đại học thành viên (Đại học Sư phạm Huế, Đại học Sư phạm Đà Nẵng
và Qui Nhơn) từ năm 2008-2012 đã xây dựng chương trình và tiến hành thử
nghiệm các module, trong đó có module “Quản lý ứng dụng công nghệ
thông tin trong nhà trƣờng”. Môn học có mục tiêu phát triển, nâng cao tầm
nhìn, năng lực ứng dụng ICT trong quản lý nhà trường, trong quá trình dạy
học và quản trị nhà trường cho các nhà lãnh đạo, quản lý nhà trường. Với môn
học này các nhà lãnh đạo trường học vừa được trang bị kiến thức, kĩ năng ứng
dụng ICT trong nhà trường và được tranh bị các kiến thức và kĩ năng lãnh đạo
ứng dụng ICT trong nhà trường (ELMAVI, 2012). Mục tiêu của môn học
được xác định là người học sau khi hoàn thành có thể:
• Nhận diện các vai trò mới của ICT trong việc hỗ trợ thực hiện các chức
năng quản lý, lãnh đạo và dạy học trong nhà trường;
• Sử dụng được các công cụ ICT trong hỗ trợ và nâng cao chất lượng
quản lý, dạy học;
13
• Phát triển và nâng cao các kĩ năng sử dụng máy tính (ứng dụng văn
phòng, đa phương tiện);
• Đánh giá được tính hiệu quả của các nguồn lực ICT trong những trường
hợp cụ thể: quá trình quản trị, quản lý nhà trường, phát triển chương
trình và dạy học;
• Nhận diện và phân tích được bối cảnh ứng dụng ICT tại đơn vị, xây
dựng được kế hoạch phát triển, ứng dụng ICT theo tầm nhìn chiến lược
của đơn vị;
• Mô hình hóa, tổ chức và quản lý có hệ thống quá trình ứng dụng ICT
hiệu quả trong dạy học, quản trị hành chính, xây dựng môi trường học
tập và các nguồn học liệu số;
• Đề xuất ý tưởng thiết kế hạ tầng ICT phù hợp với các hoạt động chức
năng của đơn vị;
• Mô hình hóa, tổ chức và triển khai các hình thức dạy học tích hợp ICT,
xây dựng môi trường học tập phi truyền thống;
• Đánh giá được thực trạng nghiên cứu về vấn đề ứng dụng ICT trong
hoạt động nhà trường hiện nay.
Gần đây đã có một số đề tài khoa học nghiên cứu về các biện pháp
quản lý việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta, chẳng hạn
như:
- Trần Thị Hương Thảo: “Biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng”
(Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - ĐHQGHN, năm 2014)
- Lê Minh Thảo: “Quản lý hoạt động dạy học thực hành nhóm nghề
Công nghệ thông tin ở Trường Trung cấp nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”
(Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - ĐHQGHN, năm 2012)
- Phạm Văn Vương: “Quản lý hoạt động dạy - học trong môi trường
phát triển công nghệ thông tin truyền thông ở các trường Trung học cơ sở
14
huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình”
(Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - ĐHQGHN, năm 2011)
- Vũ Thị Thúy Nga: “Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên trung học cơ sở
Hải Phòng tại Trung tâm Tin học”
(Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - ĐHQGHN, năm 2011)
Các tác giả luận văn đều khẳng định ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT
vào dạy học và vai trò quan trọng của các biện pháp quản lý, trong đó đề cập
đến vai trò của lãnh đạo nhà trường trong việc thực hiện các chức năng, các
biện pháp quản lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có chuẩn lãnh đạo, quản lý
ICT. Chuẩn hiệu trưởng mới chỉ qui định tại tiêu chí 10 về năng lực ứng dụng
công nghệ thông tin “b) Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc.”
(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009) còn các chuẩn khác không đề cập năng lực
lãnh đạo quản lý ứng dụng ICT. Vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường
chưa được trang bị một cách đầy đủ các năng lực lãnh đạo quản lý ICT trong
trường học dẫn đến những hạn chế đối với việc ứng dụng ICT trong nhà
trường. Và do đó cũng có rất ít công trình nghiên cứu về vai trò và chức năng
của người lãnh đạo nhà trường trong việc thúc đẩy ứng dụng ICT trong
trường học. Rõ ràng để các trường học ở Việt Nam có thể sử dụng tốt hơn các
phương tiện ICT trong nhà trường cần có những đào tạo chính thống và đa
dạng hóa các hình thức bồi dưỡng năng lực ICT và lãnh đạo ICT cho hiệu
trưởng.
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Ứng dụng ICT trong trường học
1.2.1.1. ICT và IT
Khái niệm ICT
ICT là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Information and
Communication Technology (Công nghệ thông tin và truyền thông), là một
tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để giao
15
tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lý thông tin. Các công nghệ này bao
gồm máy tính, Internet, công nghệ truyền thông (đài và vô tuyến), điện
thoại... chứa đựng nhiều loại hình thông tin để truy cập, lưu trữ và sử dụng
(Anderson, 2010).
ICT bao gồm các phần cứng và các phần mềm, máy vi tính, điện thoại,
các phương tiện truyền thông (đài, ti vi) và kết nối internet (LAN/WAN) sử
dụng trong kinh doanh với các hình thức trao đổi qua email hay các phương
tiện chat khác. Các phương tiện công nghệ số có các chức năng tương tác, tự
động hóa và xử lí thao tác với tốc độ nhanh giúp người sử dụng thực hiện
công việc có hiệu quả với tốc độ cao mà những phương tiện khác không thể
có được (Loveless, 2006).
Như vậy, có thể hiểu ICT là là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh:
Information and Communication Technology (Công nghệ thông tin và truyền
thông), là một tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ gồm các
phần cứng và các phần mềm, máy vi tính, điện thoại, các phương tiện truyền
thông (đài, ti vi) và kết nối internet được sử dụng để giao tiếp, tạo ra, phổ
biến, lưu giữ và quản lý thông tin. Một trong những chức năng quan trọng của
ICT là chức năng tương tác (các hình thức trao đổi qua email hay các phương
tiện chat khác), tự động hóa và xử lí thao tác với tốc độ nhanh giúp người sử
dụng thực hiện công việc có hiệu quả với tốc độ cao mà những phương tiện
khác không thể có được (Loveless, 2006)…
ICT khác với IT.
IT là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Information Technology (Công
nghệ thông tin). IT là các phần mềm và phần cứng công nghệ sử dụng trong
kinh doanh – như các sever , các mạng kết nối, các máy tính, các chương trình
phần mềm và các công cụ quản lý thông tin (What is the difference between
IT
and
ICT?
/>
59cb0595b988dc1c#)
16