Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐẦU tư nước NGOÀI với PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội tại TỈNH PHÚ yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.15 KB, 5 trang )

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
TẠI TỈNH PHÚ YÊN
(UBND tỉnh Phú Yên)
I. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG:

1. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Phú Yên:
Hòa chung vào công cuộc hội nhập của đất nước cùng với việc ra đời Luật
Đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005 và nhiều văn bản luật đã được ban hành
theo lộ trình cam kết của Việt Nam gia nhập WTO,… nên môi trường đầu tư có
những cải thiện. Tỉnh Phú Yên đã kịp thời nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh công tác
xúc tiến đầu tư. Kết quả, từ 2006 đến nay, tỉnh Phú Yên đã cấp Giấy chứng nhận
đầu tư cho 26 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đầu tư
7,850 tỷ USD. Trong đó, có một số dự án có vốn đăng ký đầu tư lớn, như: Dự án
Nhà máy lọc dầu Vũng Rô của Công ty Technostar Management Ltd (Vương
quốc Anh) với tổng vốn đầu tư là 1,7 tỷ USD; dự án Khu du lịch liên hợp cao
cấp Phú Yên của Công ty TNHH New City Việt Nam có tổng vốn đầu tư là
4,345 tỷ USD.
Lũy kế đến nay, trên địa bàn Tỉnh có 41 dự án có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến từ 18 Quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký đầu tư là
6,420 tỷ USD đang triển khai hoạt động.
2. Vị trí, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên:
a) Về mặt kinh tế:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho tổng
vốn đầu tư xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng
trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 2001 - 2005, tổng vốn đầu tư phát triển của khu
vực đầu tư nước ngoài 758 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7% tổng vốn đầu tư phát
triển toàn xã hội; giai đoạn 2006 - 2010, tổng vốn đầu tư phát triển khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài 5.808 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23% tổng vốn đầu tư phát
triển toàn xã hội và tăng gấp 7,7 lần so với giai đoạn 2001- 2005. Riêng năm


2011 tổng vốn đầu tư phát triển khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1.803 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 25,2% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng
cao năng lực sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của khu
148


vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng
31,7%; giai đoạn 2006 - 2010, bình quân tăng 28,2%, riêng năm 2011 tăng
9,2% so với năm 2010, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư nước ngoài đã và đang tạo ra một
số ngành công nghiệp mới, tăng thêm năng lực cho ngành công nghiệp của Tỉnh
như: Ô tô, mía đường, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm và
tương lai là ngành công nghiệp lọc hóa dầu.
Tác động lan toả của đầu tư nước ngoài đã ảnh hưởng đến các thành phần
kinh tế khác trong nền kinh tế Phú Yên. Cơ cấu giá trị sản xuất có vốn đầu tư
nước ngoài ổn định trong cơ cấu giá trị sản xuất của Tỉnh qua các năm. Hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được nâng cao thể hiện qua số
lượng doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất có tác động lan toả đến
các thành phần kinh tế thông qua sự liên kết, chuyển giao công nghệ và năng lực
kinh doanh và cũng tạo động lực, môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp
trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp trong nước, mức đóng góp của
khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào ngân sách ngày càng tăng. Trong
giai đoạn 2000 - 2005, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã nộp ngân
sách đạt 41,8 tỷ đồng chiếm 1,9% tổng thu ngân sách địa phương; giai đoạn
2006 - 2010 là 184,3 tỷ đồng tăng gấp 4,4 lần so với giai đoạn 2000 - 2005 và
chiếm 3,8% so với tổng thu ngân sách địa phương, riêng năm 2011 các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách 94 tỷ đồng chiếm 6,4% tổng
thu ngân sách địa phương.

b) Về mặt xã hội:
Đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng
suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực. Đến nay, khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đã tạo ra việc làm cho trên 5.280 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động
gián tiếp với thu nhập bình quân 03 triệu đồng/tháng/người. Thông qua sự tham
gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh
Phú Yên đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật
trình độ cao, lao động có tay nghề và có tác phong công nghiệp, có kỷ luật lao
động, tiếp cận được cách tổ chức quản lý tiên tiến.
Tóm lại, công tác thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Tỉnh giai đoạn
vừa qua đã góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội
đã đề ra trong công cuộc thực hiện nhiệm vụ đổi mới kinh tế của tỉnh Phú Yên.
Đầu tư từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài cơ bản đạt được mục tiêu thu hút vốn đề
149


ra của Tỉnh và là một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển
kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo ra thêm nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao
năng lực và trình độ quản lý, tiếp thu được nhiều công nghệ sản xuất hiện đại,
tăng thu ngân sách, tạo thêm nhiều việc làm và đặc biệt góp phần mở rộng trong
công tác quan hệ đối ngoại.
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:

1. Về công tác quy hoạch:
Công tác quy hoạch luôn được các cấp lãnh đạo của tỉnh Phú Yên chú
trọng, đến nay hầu hết các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh,
của các huyện, thị xã, thành phố; quy hoạch ngành/sản phẩm của Tỉnh đã được
lập và phê duyệt, là cơ sở để quản lý cấp phép đầu tư.
Theo đó, thành phố Tuy Hòa là trung tâm kinh tế, chính trị của Tỉnh. Phía

Bắc của Tỉnh gồm huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu được quy hoạch ưu tiên
cho phát triển dịch vụ - du lịch; phía Nam của Tỉnh gồm huyện Đông Hòa và
Khu kinh tế Nam Phú Yên được quy hoạch ưu tiên cho phát triển cho công
nghiệp, nhất là công nghiệp lọc, hóa dầu; phía Tây của Tỉnh gồm các huyện
miền núi được quy hoạch ưu tiên phát triển nông, lâm nghiệp, có một số nhà
máy chế biến nông sản lớn đang hoạt động trên địa bàn.
2. Về công tác thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
Việc thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện theo nguyên
tắc tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế xã hội, quy hoạch
phát triển tổng thể kinh tế xã hội của Tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực,
sản phẩm chủ yếu và tuân thủ quy trình, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng
nhận đầu tư. Đặc biệt là các dự án lớn, các dự án trong lĩnh vực có điều kiện, đã
phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu
tư trong công tác thẩm tra dự án.
3. Về hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc của Nhà đầu tư:
Tỉnh Phú Yên luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất cho Nhà
đầu tư đến đầu tư, áp dụng các chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định cho
Nhà đầu tư và được quy định cụ thể trong Giấy chứng nhận đầu tư. Đồng thời áp
dụng các gói hỗ trợ ngoài hàng rào các dự án, nhất là các dự án lớn, quan trọng.
Đối với các dự án có qui mô lớn, để tạo điều kiện hỗ trợ Nhà đầu tư trong việc
thực hiện các thủ tục đầu tư và giải phóng mặt bằng, Tỉnh thành lập các Ban Chỉ
đạo, Ban Bồi thường hỗ trợ và tái định cư cấp Tỉnh. Hàng năm, UBND tỉnh Phú
150


Yên tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp và Nhà đầu tư để
nghe phản ánh trực tiếp các khó khăn, vướng mắc của Nhà đầu tư. Qua đó, đã
chỉ đạo các sở, ngành, địa phương giải quyết, tạo điều kiện cho Nhà đầu tư triển
khai dự án được thuận lợi nhất.
4. Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát:

Thực hiện chức năng theo dõi, kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình triển
khai các dự án sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hàng năm các cơ quan chức
năng của Tỉnh đã tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình triển khai một sốt dự án
theo các nội dung đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Qua đó đã kịp thời nhắc
nhở và có biện pháp tháo gỡ cho Nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án. Bên
cạnh việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất cho các Nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án sau khi được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư. UBND Tỉnh kiên quyết thu hồi những dự chậm triển khai
hoặc dự án đăng ký đầu tư nhưng không triển khai.
III. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ:

1. Về sự thống nhất, ràng buộc giữa các văn bản quy phạm pháp luật:
Theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn, thì để được cấp
phép xây dựng, thủ tục đất đai là một trong những thủ tục bắt buộc (Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất). Quy định này, đã gây khó khăn cho các dự án có sử
dụng nhiều đất, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phải kéo dài, dẫn đến
dự án chậm triển khai đầu tư xây dựng. Để tạo điều kiện cho các dự án đẩy
nhanh tiến độ, cần có sự điều chỉnh các quy định liên quan giữa Luật Xây dựng
và Luật Đất đai đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, giao đất, cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp phép xây dựng.
2. Về chính sách ưu đãi thuế: Theo quy định của Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, đối với các dự án đầu tư mở
rộng không gắn với thành lập doanh nghiệp thì không được hưởng chính sách ưu
đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp dù dự án đầu tư trên địa bàn có điều kiện kinh
tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Quy định này, đã không khuyến
khích các Nhà đầu tư mở rộng dự án. Để khuyến khích các Nhà đầu tư mở rộng
dự án, cần phải quy định các chính sách ưu đãi áp dụng đối với các dự án đầu tư
mở rộng đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng ưu đãi theo quy định.
3. Về công tác quản lý lao động: Theo quy định, hiện đối với các lao động
người nước ngoài làm việc tại Việt Nam dưới 03 tháng không phải làm thủ tục

cấp phép lao động. Quy định này gây khó khăn cho công tác quản lý lao động
151


người nước ngoài. Do vậy, cần có quy định cụ thể biện pháp quản lý đối với lao
động này.
4. Về vấn đề giải phóng mặt bằng: Hiện nay, đây là thủ tục gây khó khăn
nhất cho địa phương và Nhà đầu tư trong việc triển khai dự án. Cần có sự điều
chỉnh để đảm bảo hài hòa giữa quyền lợi của Nhà đầu tư và giải quyết vấn đề an
sinh xã hội của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án đầu tư.
5. Về khoa học công nghệ và môi trường:
- Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh thì doanh nghiệp được
trích 10% lợi nhuận trước thuế để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ,
nhưng hầu hết các doanh nghiệp không thực hiện trích lập quỹ này. Do vậy, cần
phải có bắt buộc doanh nghiệp thực hiện trích lập quỹ để đầu tư phát triển công
nghệ.
- Theo quy định hiện hành, tiền ký quỹ khắc phục môi trường là quá thấp,
không có tính ràng buộc cho Nhà đầu tư thực hiện khắc phục hoàn nguyên môi
trường. Đề nghị tăng mức tiền ký quỹ khắc phục môi trường để Nhà đầu tư có
trách nhiệm hoàn nguyên môi trường trước khi kết thúc dự án.
____________________________________________

152



×