Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐẦU tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI với PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội tại NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.84 KB, 4 trang )

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI TẠI NGHỆ AN
(UBND tỉnh Nghệ An)
Nghệ An là tỉnh có nhiều lợi thế để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước
ngoài với diện tích lớn nhất cả nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, đời sống
nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ,
nguồn vốn đầu tư cho phát triển còn nhiều hạn chế.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong
những năm qua, tỉnh Nghệ An không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh
doanh thông qua việc tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách thủ
tục hành chính và tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đẩy mạnh
công tác xúc tiến đầu tư để thu hút nhanh, nhiều dự án đầu tư vào Nghệ An.
Tính đến thời điểm hiện nay, Nghệ An đã thu hút được 50 dự án FDI với
tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.725,9 triệu USD, trong đó có 29 dự án/9,9 triệu
USD đã đi vào hoạt động và đang triển khai thực hiện tốt, 05 dự án/1.389,8 triệu
USD chưa triển khai và 16 dự án/76,26 triệu USD đã chấm dứt hoạt động và bị
thu hồi Giấy phép/Giấy chứng nhận đầu tư. Tính theo địa bàn quản lý, có 33 dự
án/323,6 triệu USD đầu tư ngoài KKT và các KCN; 17 dự án/1.402,4 triệu USD
trong KKT và các KCN.
Thực tế cho thấy, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
không chỉ tạo thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển mà còn góp phần hỗ trợ có
hiệu quả môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định, tạo ra nguồn nhân lực có khả năng
tiếp thu quản lý tri thức và công nghệ hiện đại; ứng dụng công nghệ, kinh nghiệm
quản lý tiên tiến, trình độ chuyên môn, phương pháp kinh doanh mới cũng như khả
năng tiếp cận thị trường quốc tế; góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ
tiên tiến vào tỉnh Nghệ An thông qua việc nhập khẩu nhiều thiết bị với dây
chuyền công nghệ hiện đại. Nổi bật là các dự án: Liên doanh mía đường Nghệ
An Tate and Lyle, Nhà máy Bê tông Khánh Vinh, Trồng và chế biến chuối của
Công ty TNHH Globe Farm Hàn Quốc, Sản xuất loa và điện thoại di động, Nhà
máy sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử viễn thông BSE (Hàn Quốc),..


Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Nghệ An, mức đóng góp của khu vực kinh tế này vào ngân sách ngày
càng tăng do hoạt động của các doanh nghiệp FDI ngày càng đi vào ổn định và
134


đã qua thời hạn miễn, giảm thuế (như dự án nhà máy đường Nghệ An
Tate&Lyle, sản xuất bật lửa gas Trung Lai, sản xuất bêtông Khánh Vinh …);
đồng thời với việc cho phép thành lập các siêu thị, các trung tâm thương mại có
vốn đầu tư nước ngoài như Metro, Bic C,.. cũng góp phần tăng tốc độ lưu
chuyển hàng hóa, thúc đẩy thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển.
Ngoài hiệu quả kinh tế đưa lại cho tỉnh, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài
góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, góp phần
xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Các dự án FDI đã góp phần cung cấp gần
11.000 việc làm, với thu nhập bình quân khoảng 1,7 triệu đồng/ tháng.
Hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Nghệ An cũng đã thúc đẩy các
doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý
để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị
trường trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác thu hút và quản lý đầu tư nước
ngoài trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cụ thể:
- Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt thấp so với tiềm năng và
nhu cầu của tỉnh.
- Phần lớn các dự án FDI vào tỉnh là các dự án có quy mô nhỏ và chủ yếu
đầu tư vào các lĩnh vực chế biến nông - lâm - thủy sản; khai thác, chế biến
khoáng sản mà chưa thu hút vào những lĩnh vực đặc biệt ưu tiên và là thế mạnh
của tỉnh như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, nuôi trồng thủy sản,
du lịch sinh thái,…
- Hiệu quả kinh tế do các dự án FDI mang lại chưa cao; tỷ trọng đóng góp
cho ngân sách của tỉnh và thu nhập cho người lao động còn khiêm tốn, chưa

tương xứng với yêu cầu đặt ra và chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh;
Hoạt động thu hút vốn FDI trong những năm qua của Nghệ An đã
đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều bất cập.
- Công tác thẩm tra năng lực, sàng lọc các nhà đầu tư có tiềm lực tài
chính, các dự án có tính khả thi còn bộc lộ nhiều hạn chế do thiếu thông tin về
các nhà đầu tư nước ngoài, các văn bản hướng dẫn thẩm tra năng lực và điều
kiện thực hiện dự án còn thiếu và chưa cụ thể.

135


- Công tác phối hợp quản lý các dự án trước và sau khi cấp Giấy chứng
nhận đầu tư còn yếu , việc phối hợp, hỗ trợ các dự án FDI triển khai trên địa bàn
tỉnh thực hiện chưa tốt.
- Việc thực hiện chính sách về lao động ở một số doanh nghiệp FDI đang
hoạt động trong KCN chưa tốt, nhiều dịch vụ đáp ứng cho công nhân KCN còn
thiếu như nhà ở, dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo lao động, giải quyết các vấn
đề liên quan..nên đã xảy ra một số vụ đình công và tranh chấp lao động tại một
số doanh nghiệp.
- Tình trạng báo cáo kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp FDI còn
nhiều và thực tế các cơ quan thuế cũng chưa có giải pháp để kiểm tra thực chất
những doanh nghiệp này
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh công tác thu hút và quản lý các dự
án FDI trên địa bàn, tỉnh Nghệ An tập trung vào một số giải pháp sau đây:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, công
chức và nhân dân vùng Dự án trong việc thu hút và quản lý các dự án FDI, góp
phần tạo cho môi trường đầu tư Nghệ An ngày càng thông thoáng.
- Ngoài các biện pháp tích cực cải thiện hạ tầng kỹ thuật, xã hội, đào tạo
nhân lực, thì công tác cải cách các thủ tục hành chính luôn được tỉnh Nghệ An
đặt lên hàng đầu. Do đó, giải pháp trước mắt là tăng cường cải cách hành chính

thông qua việc triển khai có hiệu quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả theo cơ
chế một cửa liên thông trong đầu tư đã được UBND tỉnh Nghệ An ban hành tại
các Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND ngày 10/7/2012 quy định trình tự, thủ tục
đầu tư trực tiếp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, số 2680/QĐ-UBND ngày 18/7/2012
về việc thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả theo cơ chế một cửa liên
thông và Quyết định số 2842/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 V/v ban hành quy chế
hoạt động của Bộ phận này.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận
đầu tư theo nguyên tắc tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh, quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu... Chú trọng xem xét, đánh giá lợi ích kinh tế
- xã hội của dự án; đặc biệt là các vấn đề liên quan đến công nghệ, môi trường
sinh thái, phát triển nguồn nhân lực, tác động đến cộng đồng dân cư, sự liên kết
với doanh nghiệp trong nước, thị trường, đối tác.
136


- Tăng cường công tác kiểm tra các thủ tục liên quan về đất đai, xây dựng,
vốn…sau cấp phép đầu tư. Tiếp tục rà soát các dự án chậm triển khai, không khả
thi để sẵn sàng loại bỏ, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư khác.
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; các lĩnh
vực chế biến khoáng sản: đá trắng, xi măng; cảng biển; chế biến đường; bò sữa;
dược liệu; chế biến nông sản, thực phẩm; nhiệt điện; điện tử; chế tạo;....Từng
bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới
công tác xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nhân lực để ngày càng thu hút được
nhiều Dự án FDI quy mô lớn, công nghệ hiện đại, góp phần vào sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới.
Đề xuất, kiến nghị một số nội dung sau:
1. Kính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp những kiến nghị, đề xuất
của các địa phương, sớm tham mưu sửa đổi Luật Đầu tư 2005, Nghị định số
108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chinh phủ và các văn bản hướng dẫn liên

quan.
2. Về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư: Thống nhất xử lý các chính sách
ưu đãi đầu tư do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành cao
hơn quy định của Chính phủ theo hướng cho các dự án đầu tư được hưởng chính
sách của các địa phương đã ban hành trước khi Quyết định số 1387/2005/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành; Thống nhất chính sách ưu
đãi đầu tư giữa quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành với
các quy định chuyên ngành về các loại thuế, đất đai, xã hội hóa ...;
3. Về họat động xúc tiến, thu hút đầu tư: Đề nghị có quy định, hướng dẫn
thống nhất mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trong cả nước và bổ sung các dự án trọng điểm thu hút đầu tư của
tỉnh Nghệ An vào danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư giai đoạn 2012 2015.

137



×