Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐẦU tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI với PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội tại TỈNH hà TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.85 KB, 5 trang )

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI TẠI TỈNH HÀ TĨNH
(UBND tỉnh Hà Tĩnh)
2

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, có diện tích đất tự nhiên 6.019 km ,
dân số gần 1,3 triệu người, trong đó có 52,6% dân số trong độ tuổi lao động. Về
kinh tế Hà Tĩnh đã có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2005 - 2010 đạt trên 10%/năm, năm 2011 đạt trên 11,7%. Cơ cấu chuyển
dịch theo hướng tích cực: công nghiệp - xây dựng 32,2%; thương mại - dịch vụ
32%; nông - lâm - ngư nghiệp 35,8%. Giá trị sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng tiếp tục tăng trưởng nhanh (bình quân 18,7%/năm). Hệ
thống doanh nghiệp Hà Tĩnh ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng,
đến nay đã có gần 3.700 doanh nghiệp, HTX. Ngoài các yếu tố nội lực, thì đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có đóng góp tích cực, đáng kể vào những kết
quả, thành tựu trên. Hà Tĩnh là tỉnh xếp thứ 6 của cả nước về thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.
Để đạt được kết quả trên là nhờ tỉnh đã đặc biệt quan tâm tập trung các
nguồn lực cho các vấn đề: thực hiện và công bố các quy hoạch; hoàn thiện cơ
chế chính sách; đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; đào tạo nguồn nhân lực; tập trung
đầu tư cho 2 Khu kinh tế, 3 Khu công nghiệp, 15 Cụm CN-TTCN.
Với tinh thần chủ động và tích cực hội nhập, Hà Tĩnh luôn mở rộng quan
hệ với các tổ chức Quốc tế tại Việt Nam; các quốc gia, vùng lãnh thổ; các đối tác
kinh tế, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời tích cực cải
thiện môi trường đầu tư, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong 4 năm (20072011) liên tiếp được cải thiện lên 49 bậc, hiện nay Hà Tĩnh xếp vào tốp đầu
(7/63 tỉnh, thành), chỉ số PAPI (sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối
với chính quyền) đứng thứ 4 cả nước. Điều đó đã tranh thủ được nhiều nguồn
lực trong và ngoài nước đầu tư góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội.
Xác định, để phát triển bền vững phải dựa trên hệ thống quy hoạch chất
lượng cao, có tính chiến lược; Hà Tĩnh đã ký hợp đồng với Tập đoàn (Monitor)
tư vấn chiến lược hàng đầu của Mỹ (đã lập quy hoạch cho hơn 130 nước và


vùng lãnh thổ trên thế giới) lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch thể hiện tầm chiến lược trong phát
triển kinh tế, mối quan hệ hợp tác đối ngoại và là tiền đề tạo bước đột phá mới
của tỉnh. Cùng với quy hoạch chiến lược, Hà Tĩnh đã xây dựng và ban hành hệ
thống cơ chế, chính sách phát triển kinh tế được Chính phủ đồng tình và cộng
138


đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước hưởng ứng. Hạ tầng kỹ
thuật các Khu kinh tế, Khu công nghiệp ngày càng được hoàn thiện, từng bước
đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư. Trong những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo các
cấp, các ngành tập trung di dời gần 3.000 hộ với hàng vạn nhân khẩu trong khu
kinh tế Vũng Áng để bàn giao hàng ngàn ha đất cho các nhà đầu tư thực hiện dự
án.
Sự nổ lực cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp trong những năm qua, đã tạo điều kiện cho Hà Tĩnh
thu hút nguồn vốn đầu tư FDI lớn (lũy kế các dự án đầu tư đến 6/2012 Hà Tĩnh
xếp thứ 6 cả nước). Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 50 doanh nghiệp FDI được cấp
phép đầu tư đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 12 tỷ USD. Trong
đó, dự án khu liên hợp luyện cán thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn
Formosa - Đài Loan giai đoạn I có công suất 7,5 triệu tấn/năm, vốn đầu tư đăng
ký gần 10 tỷ USD (cả 2 giai đoạn là 22 triệu tấn/năm), đến năm 2012 dự án đã
giải ngân hơn 2 tỷ USD. Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh bước đầu đã phát huy
hiệu quả, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương, góp
phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cụ thể năm
2011: vốn thực hiện đạt 283 triệu USD (bằng 37% tổng vốn đầu tư xã hội trên
địa bàn), đóng góp cho ngân sách của tỉnh 1.026 tỷ đồng (bằng 45,6% tổng thu
ngân sách trên địa bàn), tạo công ăn việc làm trực tiếp cho 1.127 lao động và
hàng ngàn lao động làm việc tại các nhà thầu thi công các dự án; dự kiến năm
2012 vốn thực hiện đạt 1.027 triệu USD (bằng 64,6% tổng vốn đầu tư xã hội),

nộp ngân sách 1.209 tỷ đồng (bằng 32,5% tổng thu ngân sách), tổng số lao động
trực tiếp phục vụ tại các dự án trên 16.000 người.
Một số khó khăn, hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công
tác thu hút, quản lý dự án FDI còn bộc lộ một số hạn chế cần quan tâm, đó là:
- Ngoài một số dự án quy mô lớn, phần nhiều các dự án do các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nhỏ, sử dụng lao động ít, khả năng cạnh tranh thấp; đặc
biệt là ngoài các khu kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 1 triệu USD
chiếm tỷ trọng lớn;
- Quản lý công tác xử lý chất thải và đánh giá tác động môi trường còn
nhiều hạn chế, bất cập;
- Một số doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ còn thiếu hiểu biết về
pháp luật trong quá trình làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư cũng như khi
triển khai thực hiện dự án;
139


- Nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao chiếm tỷ lệ thấp, chưa
đáp ứng yêu cầu về lao động cho các nhà đầu tư;
- Năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác hướng dẫn, cấp phép, quản lý đầu
tư còn hạn chế;
- Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh
hưởng đến việc thu hút đầu tư và quá trình đầu tư của các doanh nghiệp (nguyên
nhân chủ yếu là không có vốn để phục vụ GPMB);
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, còn thiếu nghiêm trọng.
Một số biện pháp tăng cường thu hút, quản lý dự án FDI:
Thực hiện Chỉ thị số 1617/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường thực hiện và chấn chính công tác quản lý FDI, tỉnh đang chỉ đạo thực hiện
các công việc sau:
- Rà soát tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong việc tuân thủ quy
trình, thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, địa phương trong quá

trình thực hiện việc giao đất, thuê đất, giải phóng mặt bằng, triển khai các hoạt
động xây dựng dự án;
- Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thẩm
tra, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và quản lý nhà nước đối với
hoạt động ĐTNN trên địa bàn tỉnh;
- Xử lý nghiêm các nhà đầu tư, dự án vi phạm, rút giấy phép đầu tư đối với
những dự án chậm tiến độ đầu tư mà không có lý do chính đáng hoặc dừng các
dự án triển khai không tuân thủ quy trình, thủ tục;
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, BQL các Khu kinh tế chủ trì phối hợp với
các sở, ngành liên quan rà soát quy hoạch và công bố định hướng đầu tư nước
ngoài giai đoạn 2011 – 2020;
- Xây dựng, ban hành qui định về suất đầu tư tối thiểu đối với các dự án
đầu tư vào các Khu công nghiệp, các dự án sử dụng nhiều đất nông nghiệp, đất
chuyên trồng lúa.
Để tăng cường chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại địa phương, Hà Tĩnh tập trung một số giải pháp sau:
140


- Về công tác quy hoạch: Tập trung điều chỉnh các quy hoạch phù hợp với
Quy hoạch chung phát triển KT-XH của quốc gia và khu vực; đồng thời hoàn
thiện các quy hoạch chi tiết, nhất là các Khu kinh tế; xây dựng, bổ sung các quy
hoạch còn thiếu, rà soát điều chỉnh các quy hoạch không phù hợp; công bố rộng
rãi quy hoạch sử dụng đất...
- Về thực thi pháp luật và ban hành cơ chế chính sách: Theo dõi, giám sát
việc thi hành pháp luật về đầu tư để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc
phát sinh; ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
Tăng cường sự phối hợp, thanh tra, kiểm tra giữa các cấp, các ngành, địa
phương và Chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ các dự án, thực hiện đúng và đủ nội
dung đã được cấp phép.

- Về xúc tiến đầu tư: Công bố rộng rãi danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào
Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020; xây dựng chương trình vận
động đầu tư tại địa bàn trọng điểm và các tập đoàn, tổng công ty, nhà đầu tư có
tiềm năng.
- Về cải cách hành chính: Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý đầu tư FDI;
đơn giản hoá và công khai quy trình, thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế
“một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục đầu tư; nâng cao năng lực đội ngũ
làm công tác quản lý đầu tư; kịp thời nắm bắt, xử lý vướng mắc của nhà đầu tư.
Một số kiến nghị, đề xuất:
Để tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư đồng thời tăng cường quản
lý, nâng cao hiệu quả các dự án FDI, đề nghị Chính phủ quan tâm một số nội
dung sau:
- Sớm ban hành cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương với nhau
và với địa phương trong công tác thu hút và quản lý đầu tư FDI;
- Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày
22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Đầu tư; sửa đổi Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của
Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư và một số Nghị định có liên quan đến đầu tư, doanh
nghiệp, thuế, tài chính - ngân hàng, xuất nhập khẩu; đồng thời nghiên cứu đề
nghị Quốc hội sửa đổi các nội dung bất cập trong Luật Đầu tư, Luật Doanh
nghiệp để công tác thu hút, và quản lý đầu tư FDI được thuận lợi hơn;
141


- Sớm chỉ đạo xây dựng quy hoạch vùng và phân công, phân cấp cụ thể
cho từng địa phương và khu vực nhằm phát huy tối đa lợi thế, tập trung đầu tư,
tránh dàn trải, manh mún, nhằm sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả KT-XH cao,
đảm bảo phát triển bền vững./.


142



×