Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

ĐẦU tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI với PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội tại TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.08 KB, 16 trang )

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
(UBND tỉnh Bình Dương)
I. KẾT QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN THÁNG 8/2012:
Hiện nay, Bình Dương là một trong 5 địa bàn thu hút được nhiều vốn
đầu tư nước ngoài nhất cả nước. Tính đến 31/8/2012, Bình Dương thu hút 2093
dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 17 tỷ 120 triệu USD,
đứng vị trí thứ tư sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai.
Trong tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn Bình Dương lĩnh vực
công nghiệp thu hút số dự án và số vốn đầu tư lớn nhất, cụ thể: chiếm tỷ trọng
92.75% trong tổng số dự án và chiếm 71.60% vốn đầu tư đăng ký; bên cạnh đó,
trong những năm gần đây đã thu hút một số dự án với quy mô vốn lớn đầu tư
vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chiếm 15,58% tổng vốn đầu tư, có 01 dự
án với số vốn đầu tư 1 tỷ 200 triệu USD; dịch vụ chiếm 1.08% số dự án và
3.43% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực xây dựng chiếm 4.86% tổng vốn đầu tư với 43
dự án, lĩnh vực nông, lâm nghiệp chỉ chiếm 0.72% số dự án và 1.18% tổng vốn
đầu tư.
Phân theo ngành kinh tế
Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Số dự án

Vốn đầu tư Vốn điều lệ

16

175.43

100.23

2,060



10,650.88

5,429.70

Xây dựng

43

723.44

163.88

Thương nghiệp

26

130.90

93.85

Khách sạn, nhà hàng

11

37.84

7.38

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc


17

117.59

40.33

6

171.27

51.15

Kinh doanh bất động sản

18

2,358.00

179.85

Dịch vụ khác

24

510.88

124.91

Công nghiệp


Hoạt động văn hóa và thể thao

158


Việc cấp phép hoạt động cho các tổ chức tín dụng có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam doa Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam thực hiện (kể cả mở chi nhánh). Tính đến tháng 6/2012 trên địa bàn tỉnh
Bình Dương có 03 chi nhánh ngân hành liên doanh và 03 chi nhánh nhân hành
100% vốn nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động.
Vốn đầu tư của các chi nhánh này được quản lý tại hội sở chính và điều chuyển
cho chi nhánh trong hệ thống theo kế hoạch phát triển trong từng thời kỳ.
Quy mô dự án ở Bình Dương giai đoạn 1990-2011 có nhiều thay đổi lớn,
trung bình khoảng 8 triệu USD/dự án, trong vòng 05 năm đã tăng mức bình quân
lên 03 triệu USD/dự án là do trong những năm gần đây đã có một số dự án quy
mô lớn đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Đến nay đã có hơn 36 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bình Dương,
trong đó, xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia có
năng lực về tài chính và công nghệ. Trong số 2.221 dự án từ 1989-2011 thì riêng
nhà đầu tư Đài Loan chiếm đến 758 dự án (chiếm 34.13% tổng dự án) dẫn đầu
về số dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư là 3.784 triệu USD (chiếm 25.44%). Các
dự án của Đài Loan thường là các dự án vừa và nhỏ, trung bình một dự án
khoảng 4.99 triệu USD vì các dự án nhỏ sẽ ít bị ảnh hưởng khi có sự cố tài
chính, dễ chọn lựa và thuê nhân công, đầu tư nhanh có lời nhanh. Họ chủ trương
là vốn bỏ ban đầu thấp, sau đó tùy theo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
mà ra quyết định tăng hay giảm vốn đầu tư.
Đứng thứ hai là các nhà đầu tư Hàn Quốc với 495 dự án, vốn đầu tư
1.747 triệu, vốn đầu tư trung bình của một dự án là 3.3 triệu USD và Nhật Bản
171 dự án, vốn đầu tư 1.764 triệu USD, tuy số dự án thấp nhưng Nhật Bản lại có

vốn đầu tư cao nên vốn đầu tư trung bình của một dự án là 10.3 triệu USD.
Ngoài ra, Singapore, Malaysia, Hồng Kông cũng là những nhà đầu tư có
số vốn đầu tư khá cao. Quy mô trung bình của mỗi dự án khá lớn là 13 triệu
USD do số dự án thấp nhưng lại có vốn đầu tư cao, chủ yếu là các dự án công
nghiệp gốm sứ, điện, điện tử, may mặc, sản xuất trang thiết bị, phụ tùng xe
hơi…
Bên cạnh các quốc gia Châu Á có số dự án đầu tư lớn vào Bình Dương
còn có các nước Châu Âu và Bắc Mỹ với số dự án cũng như vốn đầu tư ngày
càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói
chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Các nước này khi đầu tư vào Bình Dương
159


đã đem đến một nguồn công nghệ hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến góp
phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh.
Năm 2011, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp 34.22% GDP;
nộp ngân sách 183.10 triệu USD, khoảng 16% ngân sách tỉnh; xuất khẩu hơn
8,309 triệu USD, chiếm 80.35% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh; tạo công ăn việc
làm cho 462,190 lao động; góp phần nâng cao trình độ công nghệ bằng công
nghệ mới như dây chuyền sản xuất ôtô, hàng điện tử, sản xuất tổng đài kỹ thuật
số, sản xuất cáp quang, sản xuất hoá chất, dược phẩm.v.v. . .
Đến nay, phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình
Dương đều được bố trí vào các khu công nghiệp hoặc cụm quy hoạch phát triển
sản xuất công nghiệp theo đúng quy hoạch. Do đó, tính đến hết năm 2012, vốn
đầu tư nước ngoài chủ yếu hướng vào thị xã Thuận An và huyện Bến Cát chiếm
64.24% tổng số dự án và 66.50% vốn đầu tư . Các dự án ở Thuận An và Bến Cát
chủ yếu là vào lĩnh vực công nghiệp tập trung tại các khu công nghiệp Sóng
Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Việt Nam Singapore I, Bình Đường, Mỹ Phước
I, Mỹ Phước II, Mỹ Phước III, với lợi thế về vị trí địa lý (lân cận các tỉnh thành
khác như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu), rất thuận lợi cho các

dự án gần nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hơn nữa, giá đất và
cở sở hạ tầng rẻ tương đối so với thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống giao thông
được nâng cấp và hoàn thiện tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa được dễ
dàng. Do đó, vai trò của thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và Bến Cát là rất lớn
trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vì phần lớn đầu tư nước ngoài của tỉnh
trong giai đoạn 1990-2011 tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Còn các
địa bàn khác như Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo có số vốn đầu tư cũng khá
cao (chiếm trên 16% về số dự án và vốn đầu tư), giai đoạn từ 1990-2011 chủ yếu
đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản
thực phẩm……vì nằm ngay vùng nguyên liệu sẵn có ở địa phương và giai đoạn
2006 đến nay tập trung vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhất là chế biến gỗ,
công nghiệp hỗ trợ,..
II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP:
Công tác thu hút đầu tư nươc ngoài gắn liền với việc hình thành các khu
công nghiệp ở Bình Dương đã làm gia tăng đáng kể năng lực sản xuất của các
huyện thị, từ đó, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của toàn tỉnh, góp phần cải tạo cơ cấu
160


kinh tế tỉnh thông qua việc giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và
dịch vu.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận kinh tế quan trọng, có quan
hệ hữu cơ với các thành phần kinh tế của tỉnh. Việc thu hút vốn đầu tư để phát
triển kinh tế, đặc biệt trong việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập
trung trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng kể, đến nay Ban Quản
lý được giao quản lý 24 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích quy hoạch
7.189,15 ha, trong đó đã có 23 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích
6.986,74 ha. Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN đạt được một số kết
quả đáng kể thông qua nhiều đợt xúc tiến đầu tư nước ngoài do các công ty phát

triển hạ tầng tổ chức, môi trường đầu tư vào các KCN được quảng bá, giới thiệu
cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc xúc tiến đầu tư đã được xây dựng và điều
chỉnh theo hướng tập trung, có trọng điểm ở các thị trường khác nhau như Nhật,
Mỹ, EU, Hàn Quốc, Đài Loan nhằm kêu gọi đầu tư vào các dự án sản xuất trong
các KCN tập trung vào điện, điện tử, cơ khí chính xác và những dự án có hàm
lượng công nghệ cao theo định hướng thu hút đầu tư của tỉnh. Đến tháng 8/2012
các KCN của tỉnh đã cho thuê lại 2.460,53 ha đạt 50,15%, nếu không tính KCN
Thới Hoà đang hoàn chỉnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng thì tỷ lệ cho thuê đất đạt
51,56%.
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của 24 KCN đến nay đạt 8.612
tỷ đồng, đạt 74% tổng số vốn được duyệt.
1. Tình hình thu hút vốn FDI đăng ký:
1.1. Cấp phép đầu tư từ 1995 đến 8/2012:
Tính đến tháng 8/2012, các KCN có 815 dự án FDI được cấp phép đầu
tư với tổng vốn đăng ký khoảng 5,36 tỷ đôla Mỹ (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các
dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 776 dự án còn
hiệu lực với tổng vốn đăng ký 5,15 tỷ đôla Mỹ.
1.2. Tình hình tăng vốn đầu tư:
Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt
động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu
tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết tháng 8/2012 có nhiều lượt dự
án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 2,79 tỷ đôla Mỹ, bằng 54% tổng
vốn đầu tư đăng ký cấp mới.
1.3. Quy mô dự án:
161


Qua các thời kỳ, quy mô dự án FDI có sự biến động thể hiện khả năng tài
chính cũng như sự quan tâm của các nhà FDI đối với môi trường đầu tư tại Bình
Dương. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án FDI tăng dần qua các giai

đoạn, đến nay quy mô trung bình dự án FDI tại các KCN là 6,6 triệu đôla Mỹ,
dự án lớn nhất là KUMHO TIRE (VIETNAM) CO., LTD vốn đầu tư là
348.193.000 đôla Mỹ, dự án nhỏ nhất là ALCO-MA (VIET NAM) CO., LTD
với tổng vốn đầu tư là 100.000 đôla Mỹ
1. 4. Cơ cấu vốn FDI từ 1995 đến tháng 8/2012:
Phân theo ngành nghề:
Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2006), Việt Nam
đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không
yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước.
Qua các thời kỳ, định hướng thu hút FDI lĩnh vực tuy có thay đổi về lĩnh vực,
sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật
liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị
cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là
các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi
thu hút FDI.

Stt

Chuyên ngành

Số dự án

Vốn đầu tư
(triệu đôla Mỹ)

1

Dệt, may, phụ liệu may, sợi

102


454

2

Nhuộm, giặt tẩy

12

110

3

Giày dép, phụ liệu giày

28

132

4

Thuộc da

8

95

5

SX MMTB, dụng cụ, phụ tùng


64

234

6

Khuôn, cơ khí chính xác

30

46

7

Rèn, dập, cán, kéo, cấu kiện thép

19

119

8

SX chi tiết kim loại, sp kim loại

57

256

9


Xi mạ

7

16
162


10

Thiết bị điện

27

159

11

Thiết bị điện tử

24

119

12

Hoá chất, sơn, mực in, keo, Hoá
mỹ phẩm


90

600

13

Sản phẩm từ nhựa, cao su

57

608

14

Chế biến gỗ

31

129

15

Hàng gia dụng, trang trí nội thất

28

194

16


Dược phẩm, thuốc thú y

6

30

17

Chế biến nông thuỷ sản, Thực
phẩm, đồ uống, thức ăn gia súc

42

719

18

Vật liệu XD

18

62

19

Bao bì (nhựa, giấy, gỗ, kim loại),
in bao bì

54


724

20

Dịch vụ các loại

24

165

21

Khác

47

177

Phân theo hình thức đầu tư:
Tính đến tháng 8/2012, chủ yếu các doanh nghiệp FDI thực hiện theo
hình thức 100% vốn nước ngoài, có 743 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 4,66 tỷ
đôla Mỹ, chiếm 96% về số dự án và 91% tổng vốn đăng ký.
Theo hình thức liên doanh có 33 dự án với tổng vốn đăng ký 485 triệu
đôla Mỹ, chiếm 4% về số dự án và 9% tổng vốn đăng ký.
Theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 1 dự án với tổng vốn
đăng ký 1 triệu đôla Mỹ (đã giải thể trước thời hạn).
Các hình thức khác như BOT, BT, BTO chưa có tại các KCN Bình
Dương.

163



Phân theo đối tác đầu tư:
Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ hợp tác.. Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực
và thế giới...” được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật đầu tư, từ khi hình thành
đến nay đã có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại các KCN Bình Dương.
Trong đó, các nước Châu Á chiếm 74%, trong đó khối ASEAN chiếm 11% tổng
vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 10%. Các nước Châu Mỹ chiếm 4%, chủ
yếu là Hoa Kỳ. Còn lại 12% thuộc các Vùng lãnh thổ (Samoa, Virgin …)
2. Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh các dự án FDI:
2.1. Vốn giải ngân FDI từ 1995 đến tháng 8/2012:
Trong số 776 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 5,15 tỷ đôla
Mỹ, đã có 750 dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 3,1 tỷ đôla Mỹ (bao
gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời
hạn), chiếm 61% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các dự án FDI đã bổ sung nguồn
vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội đất nước qua từng thời kỳ
theo mục tiêu kế hoạch đề ra.
Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm
trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động tăng mạnh.
2.2. Triển khai hoạt động sản xuất-kinh doanh của dự án FDI:
Trong thời gian qua, khu vực kinh tế có vốn FDI đã góp phần đáng kể
trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Bình Dương bằng việc tạo ra tổng
giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích
cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng
góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự
trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế.
Nếu trong giai đoạn 1995-2000 tổng giá trị doanh thu mới đạt 201 triệu
đôla Mỹ thì trong thời kỳ 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đã đạt 4,3 tỷ đôla

Mỹ, tăng gấp 21 lần so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2006-2010 tổng giá trị
doanh thu đạt 14,8 tỷ đôla Mỹ tăng gấp 3,5 lần. Từ khi thành lập đến nay các
KCN Bình Dương đã tạo giá trị doanh thu 24,41 tỷ đôla Mỹ.
Giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn FDI cũng gia tăng nhanh chóng. Cả
thời kỳ 1995-2000 tổng giá trị xuất khẩu mới đạt 132 triệu đôla Mỹ, nhưng đã
tăng lên 2 tỷ đôla Mỹ trong giai đoạn 2001-2005, gấp hơn 15 lần so với 5 năm
trước. Trong 5 năm 2006-2010, giá trị trên đạt hơn 6,7 tỷ đôla Mỹ, cao gấp hơn
3 lần so với thời kỳ 5 năm trước, trong đó năm sau tăng hơn năm trước. Lũy kế
164


đến nay các doanh nghiệp FDI trong các KCN Bình Dương đã thực hiện xuất
khẩu đạt kim ngạch 11,85 tỷ đôla Mỹ.
Giá trị nhập khẩu của khu vực có vốn FDI cũng gia tăng. Cả thời kỳ
1995-2000 tổng giá trị nhập khẩu mới đạt 188 triệu đôla Mỹ, nhưng đã tăng lên
2,1 tỷ đôla Mỹ trong giai đoạn 2001-2005, gấp hơn 11 lần so với 5 năm trước.
Trong 5 năm 2006-2010, giá trị trên đạt hơn 8 tỷ đôla Mỹ, cao gấp hơn 3 lần so
với thời kỳ 5 năm trước. Lũy kế đến nay các doanh nghiệp FDI trong các KCN
Bình Dương đã thực hiện nhập khẩu đạt kim ngạch 14,05 tỷ đôla Mỹ.
Tuy những năm đầu thi hành Luật Đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế có
vốn FDI được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhưng cũng đã tích cực
đóng góp vào ngân sách nhà nước, thể hiện qua việc thu nộp ngân sách tăng dần
qua các năm và bắt đầu vượt ngưỡng. Giai đoạn 1995-2000 do chính sách ưu
đãi, khuyến khích FDI của Nhà nước ta nên các doanh nghiệp FDI đóng góp
ngân sách còn hạn chế 12 triệu đôla Mỹ, nhưng con số này đã tăng hơn 10 lần
trong thời kỳ 2001-2005 (đạt 120 triệu đôla Mỹ). Lý do một số doanh nghiệp
FDI đã qua thời gian hưởng chính sách ưu đãi thuế của nhà nước. Giai đoạn
2006-2010 khu vực doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách hơn 335 triệu đôla Mỹ,
tăng gấp hơn 2,5 lần so với 5 năm trước. Năm 2011 con số trên đạt 102 triệu đô
la Mỹ. Lũy kế đến nay các doanh nghiệp FDI trong các KCN Bình Dương đã

thực hiện nộp ngân sách đạt 623,96 triệu đôla Mỹ.
Đồng thời, khu vực kinh tế có vốn FDI cũng tạo việc làm và thu nhập ổn
định cho một bộ phận dân cư, tính từ 1995 đến tháng 8/2012 các KCN Bình
Dương đã giải quyết 174.426 lao động trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp
khác làm việc trong khu vực dịch vụ. Số lao động làm việc trong các doanh
nghiệp FDI cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 4.398 người (18 DN FDI) vào
năm 1995 đã tăng lên 174.426 người vào tháng 8/2012, tăng 38,66 lần so với
năm 1995. Khu vực kinh tế có vốn FDI đã giải quyết lao động của tỉnh mà còn
giải quyết cho lao động của các địa phương khác đến Bình Dương định cư.
3. Thu hồi giấy chứng nhận đầu tư (giấy phép đầu tư), giải thể trước
thời hạn:
Tính đến hết tháng 8/2012, không có dự án FDI kết thúc đúng thời hạn.
Đồng thời, đã có 32 dự án FDI bị giải thể trước thời hạn với số vốn đăng ký giải
thể 210 triệu đôla Mỹ
Ngoài các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp đã được thành lập,
được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh đã triển khai khu công nghiệp
Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương với quy mô diện tích là
4.196 ha, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là phát triển công
165


nghiệp, dịch vụ đô thị, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần người dân.
III . TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ:
1. Mặt tích cực:
Khu vực kinh tế có vốn FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng
trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất.
1.1. Về mặt kinh tế:
- FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu

đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Trong những năm bắt đầu thời
kỳ đổi mới khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn hạn chế Luật Đầu tư nước
ngoài được ban hành kịp thời, đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát
triển của địa phương. Thu hút đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những
nguồn lực quan trọng góp phần đắc lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa, giúp nước ta chủ động và tự tin hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa.
- FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao
năng lực sản xuất công nghiệp. Trong thời gian qua FDI đóng một vai trò quan
trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp
nói riêng, trong đó từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng, góp phần phát
triển các ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều
công trình lớn đã hoàn thành đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều
công trình trọng điểm làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi
công và đẩy nhanh tiến độ. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế
có vốn FDI cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả tỉnh, góp phần
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- FDI đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của
nhiều ngành công nghiệp hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia
dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may… Trong
những năm đầu có Luật Đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu
tư vào ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, dựa trên nguồn nguyên liệu
sẵn có ở địa phương như: chế biến gỗ, sản xuất đũa tre, sản phẩm cao su…
Trong những năm sau này, vốn đầu tư nước ngoài tập trung nhiều vào ngành
công nghiệp kỹ thuật cao như: sản xuất hàng linh kiện điện tử, phụ tùng xe ôtô,
xe máy, sản xuất nhựa PVC, kính cao cấp, ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa…
- FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ. FDI góp phần thúc đẩy chuyển
giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan
166



trọng của đất nước như viễn thông, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô,
xe máy... Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực FDI cao hơn hoặc bằng
các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực.
Hầu hết các doanh nghiệp có vốn FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến,
được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ.
- Tác động lan tỏa của FDI đến các thành phần kinh tế khác trong nền
kinh tế. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI được nâng cao qua số lượng
các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác
động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa
doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng
lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn FDI. Sự lan tỏa này có
thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang
giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI
cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng
trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- FDI đóng góp đáng kể vào thu ngân sách địa phương. Cùng với sự phát
triển các doanh nghiệp có vốn FDI tại Bình Dương, mức đóng góp của khu vực
kinh tế có vốn FDI vào ngân sách ngày càng tăng. FDI tác động tích cực đến các
cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai,
cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng
nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc
và nguyên, vật liệu...
- FDI góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế
quốc tế. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, cao hơn
mức bình quân chung của các loại hình đầu tư trong nước, đóng góp quan trọng
vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
chuyển từ nông sản và bán thành phẩm sang các sản phẩm công nghiệp và tinh
chế. Nhờ có sự chuyển giao công nghệ và kỹ năng marketing từ các công ty
nước ngoài, nhiều sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một

số sản phẩm: hàng điện tử, máy tính và linh kiện, sản phẩm da giày, hàng may
mặc, sản phẩm gỗ, cơ khí chính xác… Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các
tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được
với các thị trường quốc tế.
- FDI góp phần cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao
thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp nước, tín dụng và bảo hiểm,...

167


- Bên cạnh những tác động tích cực về mặt kinh tế, đầu tư trực tiếp nước
ngoài cũng có những đóng góp tích cực trong việc đổi mới cơ chế quản lý, cải
cách thủ tục hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như kích thích các ngành
dịch vụ phục vụ đầu tư nước ngoài ở Bình Dương phát triển. Góp phần hình
thành và phát triển nhiều khu công nghiệp - khu chế xuất và khu công nghệ cao
trên phạm vi cả nước.
- FDI góp phần đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với kinh tế
thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, góp phần vào việc thúc đẩy
nền luật pháp Việt Nam được hoàn thiện dần từng bước, phù hợp với thông lệ
quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập. Ngoài ra khu vực đầu tư
trực tiếp nước ngoài đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế.
Nhiều công nghệ mới đã được nhập vào tỉnh như lắp ráp sản xuất ôtô, sản xuất
tổng đài điện thoại kỹ thuật số, sản xuất cáp quang, dây chuyền tự động lắp ráp
hàng điện tử. Phần lớn trang thiết bị có trình độ bằng hoặc cao hơn các thiết bị
tiến tiến đã có trong nước, các doanh nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất
lượng đạt tiêu chuẩn Việt Nam, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế.
1.2. Về mặt xã hội:
- FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao
động, cải thiện nguồn nhân lực. Đến nay, khu vực có vốn FDI đã tạo ra việc làm
cho 174.426 lao động trực tiếp và trăm ngàn lao động gián tiếp tại Bình Dương

phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội,
cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa mức GDP đầu
người tăng lên hàng năm. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các
doanh nghiệp có vốn FDI, Bình Dương đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ
quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận
được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiên
đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý
tiên tiến. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần nâng cao ngân sách,
tăng thu nhập cho người dân, cung cấp cho người tiêu dùng của Việt Nam nhiều
sản phẩm chất lượng cao, góp phần thay đổi phong cách sống theo xu thế công
nghiệp hóa.
- Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đã thúc đẩy các
doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý
để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị
trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại
các doanh nghiệp có vốn FDI đã dần thay thế các chuyên gia nước ngoài trong
168


đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp cũng như điều khiển các quy trình
công nghệ hiện đại.
- FDI góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế
với khu vực và thế giới. FDI đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng quan hệ
kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam
chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hoá
thương mại và đầu tư. Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN,
APEC, ASEM và WTO.
1.3. Về mặt môi trường:
Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình Dương, đa
số các doanh nghiệp có vốn FDI tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam

và có kết quả môi trường tốt và từng bước đưa các công nghệ xử lý môi trường
tiên tiến nhất vào vận hành các dự án trên địa bàn tỉnh.
2. Mặt hạn chế:
Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động FDI
tại Bình Dương còn những mặt hạn chế như sau:
- Sự mất cân đối về ngành nghề, trong giai đoạn đầu các doanh nghiệp
FDI thường tập trung vào các dự án thâm dụng nhiều lao động (do giá lao động
thấp) sau đó chuyển sang các dự án sử dụng nguyên nhiêu liệu giá rẻ hoặc thời
gian gần đây có các dự án đầu tư để lắp ráp, hoàn thiện công đoạn cuối các sản
phẩm bị các quốc gia khác tiến hành đánh thuế chống bán phá giá hoặc trợ giá.
- Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI
thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước
ta. Các công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị trong giai đoạn đầu chuyển giao
đầu tư tại Bình Dương là các máy móc có công nghệ cũ, từ năm 2005 đến nay
các dự án mới bắt đầu đưa các máy móc công nghệ mới vào đầu tư do các lợi thế
về giá nhân công, nhiên liệu giá rẻ không còn.
- Một số các doanh nghiệp FDI có nguy cơ ô nhiễm lớn như nhuộm,
thuộc da, hoá chất, giấy đang tận dụng các kẽ hở của các quy định về quản lý
môi trường để gây gây ô nhiễm nhất là ô nhiễm khí thải và nước thải.
- Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn FDI ngày càng nhiều và kéo
dài. Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm doanh
nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất
kinh doanh.

169


VI. TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƯƠNG TRONG
THỜI GIAN TỚI
Nâng cao nhận thức đối với chủ trương tăng cường thu hút và quản lý

vốn đầu tư đã được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là: "Tăng
cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm (2006 - 2010). Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và
hình thức thu hút đầu tư, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập
đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất
lượng, hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài".
Mục tiêu và định hướng thu hút FDI giai đoạn tới trong các KCN được
xác định như sau thu hút hàng năm khoảng 400-500 triệu đôla Mỹ/năm. Đến
năm 2015 lắp đầy trên 60% đất các KCN.
Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện
tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước
công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút
FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. Công nghiệp phụ
trợ: khuyến khích thu hút vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu
vào về nguyên-phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển ngành công
nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm
công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ. Ngành dịch vụ
sẽ được chú trọng phát triển. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp dịch vụ như
logistic, kho bãi, kho lạnh, và các dịch vụ khác theo các cam kết quốc tế, tạo
động lực thúc đẩy các ngành kinh tế.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để tiếp tục thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo định hướng
tập trung vào các khu công nghiệp trong thời gian tới, cần tổ chức triển khai thực hiện
các giải pháp sau:
1. Về chính sách thu hút đầu tư
- Kiến nghị Chính phủ rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh
để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn
thiếu; sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và
kinh doanh.

- Kiến nghị ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực:
đầu tư sản xuất trong khu công nghiệp, công nghệ cao, phát triển nhà ở xã hội và
nhà ở cho người có thu nhập thấp; xây dựng công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh
170


viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các
doanh nghiệp..
- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy triển khai sớm các dự án đầu tư giải
ngân vốn đầu tư theo đúng tiến độ đã cam kết; không cấp phép cho các dự án
công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường;
- Thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ
dự án; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất. Tiến hành rà soát các dự án đã cấp
giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn để có hướng xử lý đối với từng loại dự án. Cá
biệt có thể tiến hành thu hồi các dự án không có khả năng triển khai, các dự án ô
nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm;
- Phối hợp với các Sở ngành chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra,
thanh tra, điều tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và chất thải tại các
doanh nghiệp, bảo đảm sức khỏe cộng đồng.
2. Về quy hoạch
- Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch các jhu
công nghiệp, cụm công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất chi tiết; rà soát điều
chỉnh cho phù hợp và kịp thời đối với các khu công nghiệp đã triển khai; có kế
hoạch cụ thể để thực hiện các quy hoạch đã được duyệt.
3. Về phát triển cơ sở hạ tầng
- Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc
biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát
nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải,...), giao thông để đấu
nối đồng bộ với hạ tầng của các khu công nghiệp;

- Rà soát tình hình cung cấp điện cho các doanh nghiệp, nhất là các dự án
có nhu cầu sử dụng điện lớn, đánh giá khả năng và đề xuất giải pháp bảo đảm cấp
điện ổn định cho sản xuất kinh doanh, bao gồm cả biện pháp huy động các nguồn
vốn cho phát triển đế các doanh nghiệp, các khu công nghiệp chủ động về nguồn
điện;
- Kiến nghị hoàn thiện các quy định về xây dựng nhà ở người có thu
nhập thấp, công nhân trong các doanh nghiệp.
171


4. Về nguồn nhân lực
- Có giải pháp thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tạo điều
kiện thuận lợi để thu hút đầu tư đào tạo lao động ở các trình độ;
- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao trình độ lao động, đặc biệt là đối với người nông
dân bị thu hồi đất sản xuất để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
- Tăng cường việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ
trong doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các giải pháp hạn chế đình công xảy
ra không đúng trình tự pháp luật quy định;
- Tăng cường giáo dục và tuyên truyền pháp luật lao động, đưa pháp luật
lao động vào cuộc sống thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra
và phổ biến, tuyên truyền pháp luật lao động cho người lao động và người sử
dụng lao động;
- Cung ứng lao động đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh
nghiệp và các nhà đầu tư, đặc biệt lưu ý tới việc đào tạo các ngành nghề hiện
đang thiếu hụt lao động và đào tạo tại các khu vực tập trung các khu công
nghiệp, các dự án lớn có nhu cầu cao về số lượng lao động, chuyển đổi nghề cho
nông dân khi bị thu hồi đất làm dự án đầu tư;
- Tập trung giải quyết cơ bản tình trạng đình công xảy ra không theo
trình tự pháp luật quy định trên địa bàn tỉnh.

5. Về công tác phối hợp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động các
doanh nghiệp
- Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương; giữa Sở Kế hoạch
và Đầu tư và các Ban quản lý các khu công nghiệp, các Sở ngành liên quan
trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư có vốn FDI;
- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý; nâng cao năng lực thực thi
và hiệu quả quản lý nhà nước về của các phòng nghiệp vụ của Sở Kế hoạch và Đầu
tư và các Ban quản lý các khu công nghiệp;
- Tiến hành tổng kết, đánh giá việc phân cấp trong quản lý nhà nước đối
với hoạt động đầu tư trong thời gian qua, phát hiện những bất cập, kịp thời kiến
nghị điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp;
172


6. Về xúc tiến đầu tư
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập
đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách đặc biệt ưu đãi về giá cho thuê đất đối
với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU,
Hoa Kỳ, Nhật Bản;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các Ban Quản lý khu công nghiệp chủ
động xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt. Tăng
cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư;
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn; hợp tác với các cơ quan tổ chức trong và
ngoài nước đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.
7. Một số giải pháp khác
- Củng cố tổ chức bộ máy; rà soát, sửa đổi bổ sung chức năng, nhiệm vụ;
tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, trong đó tập trung xây
dựng và đưa trang web mức độ 3 vào sử dụng; duy trì và thực hiện tốt hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008; kịp thời rà soát, đề
nghị sửa đổi bổ sung hoặc thay thế Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải

quyết theo quy định pháp luật;
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và
tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân
trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở Ban Quản lý;
- Thường xuyên tiếp xúc doanh nghiệp để xử lý kịp thời các khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách và phát luật hiện hành, đảm bảo
các dự án hoạt động hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư
đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại tỉnh Bình Dương, tạo hiệu ứng lan tỏa
và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới thông qua các nhà đầu tư cũ;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo chức năng và nhiệm vụ
của Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Ban quản lý các khu công nghiệp;
- Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với FDI, đặc biệt trong việc
phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án FDI, gắn với việc
tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc
thi hành pháp luật về đầu tư.
173



×