Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tài liệu thi môn thành phố Hồ Chí Minh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.09 KB, 14 trang )

Đề cương thảo luận môn
Học viên:
“Thành phố Hồ Chí Minh học”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 1: Đồng chí hãy phân tích một trong những cơ sở hình thành nguồn lực
phát triển thành phố Hồ Chí Minh? Cho biết suy nghĩ, nhận thức của bản thân
về nguồn nhân lực của thành phố hiện nay?
Nguồn lực thành phố được tạo ra bởi 2 yếu tố là tự nhiên và kinh tế xã hội,
trong đó yếu tố kinh tế xã hội bao gồm: yếu tố cơ sở hạ tầng và yếu tố con người –
nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực mang yếu tố quyết định đối với sự phát triển của
thành phố Hồ Chí Minh là con người và nguồn nhân lực. Với số dân đông tạo cho
thành phố một nguồn lao động dồi dào, Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh, có dân số, dân
cư trên hàng chục triệu dân; trong đó, có khoảng trên 8 triệu dân thuộc TP HCM và
khoảng trên 3 triệu dân đang nhập cư. Tỷ lệ dân số Sài Gòn– TP HCM chiếm 10%
dân số cả nước; Dân số Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi lao động chiếm tỷ
lệ 70% (Từ 16 - 17 tuổi đến dưới 60 tuổi); Với đặc điểm số dân đông đã tạo cho
thành phố trở thành nơi tiêu thụ lớn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị có nguồn nhân lực tập trung, dồi dào,
phong phú, đa dạng và chất lượng cao. Lực lượng lao động của thành phố bao gồm
cả lao động phổ thông và lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao, lao động
chất xám chiếm tỉ lệ rất lớn trong cả nước. Đây là sức mạnh phát triển, là nguồn vốn
quý báu của thành phố Hồ Chí Minh.
Chất lượng dân số lao động Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh cao. Phần lớn được
đào tạo chuyên ngành từ các Trường Trung học, Cao đẳng, Đại học ....; Đội ngũ CBCN kỹ thuật có trình độ chuyên môn, tay nghề cao chiếm tỷ lệ 40% cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực
chất lượng cao, lao động chuyên môn tay nghề giỏi… bởi một hệ thống giáo dục –
đào tạo với mạng lưới đại học, cao đẳng, dạy nghề quy mô về số lượng, hiện đại về
chất lượng và trang bị cơ sở vật chất hiện đại.
Nguồn nhân lực Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh giữ vai trị, vị trí quyết định, thúc
đẩy sự phát triển nhanh và bền vững cho Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh, Nam bộ và cả


nước, đồng thời là tài sản vô giá, tài nguyên thiên nhiên duy nhất động lực phát triển
của TP ta.
Con người là nhân tố quan trọng nhất trong việc cải tạo môi trường, biến đất
hoang thành đồng ruộng, thành đất ở, đất xây dựng.
Con người - nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh có sức cạnh tranh rất lớn
so với các đô thị, tỉnh - thành trong cả nước. Do đó, con người - nguồn nhân lực
Thành phố có tính siêng năng, cần cù, thông minh, năng động sáng tạo.
Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Hứa Ngọc Thuận, cho biết: 'Mục tiêu
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của TP Hồ Chí Minh là nhằm đáp ứng nhu
cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Vì thế,
thành phố sẽ tập trung đầu tư vào các nhóm đối tượng đặc biệt, có vai trò quyết định
và tạo sự đột phá trong phát triển nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai
đoạn 2010 đến 2015, sẽ ưu tiên phát triển nhân lực đủ để cung cấp cho những ngành
có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao. Đó là bốn ngành công nghiệp:
cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; hóa dược - cao-su; chế biến tinh lương thực,
thực phẩm và chín ngành dịch vụ: tài chính - tín dụng; ngân hàng - bảo hiểm; thương
1


Đề cương thảo luận môn
Học viên:
“Thành phố Hồ Chí Minh học”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng, hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu; bưu chính
viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông; kinh doanh tài sản, bất động sản;
dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học công nghệ; du lịch, khách sạn, nhà hàng; y tế, giáo
dục - đào tạo'.
Xuất phát từ thực tiễn, nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật nghiệp vụ trung cấp
phải đạt đến nửa triệu người vào năm 2020. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phải đạt

70% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 trong đó lao động ở bốn ngành công
nghiệp và chín ngành dịch vụ trọng điểm phải đạt 100%.
Để đạt được mục tiêu này, thành phố đưa ra năm chương trình bộ phận.
Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo đại học và cao đẳng với nhiệm vụ trọng
tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý các ngành và lĩnh
vực chủ lực theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Sẽ xây dựng một
đến hai trường đại học đạt tiêu chuẩn ngang tầm các trường cùng cấp ở các nước tiên
tiến trong khu vực về chất lượng và hiệu quả đào tạo, có khả năng thu hút một bộ
phận sinh viên các nước trong khu vực đến học tập. Chương trình nâng cao chất
lượng đào tạo nghề hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống đào tạo chất lượng cao của
cả nước đồng thời tạo ra sự gắn kết giữa nơi đào tạo và nơi sử dụng lao động để tránh
lãng phí cho xã hội. Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân đưa ra chỉ tiêu là tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng cho hơn 30 nghìn lượt học viên ở các công ty thuộc thành
phố, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trên địa
bàn thành phố nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hội nhập sâu vào kinh tế
khu vực và thế giới. Với chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị
thành phố, toàn bộ cán bộ đương nhiệm, dự bị chức danh lãnh đạo, quản lý, phải đạt
trình độ quản lý, chuyên môn lý luận chính trị, trình độ tin học theo tiêu chuẩn quy
định. 100% cán bộ, công chức, viên chức phải đạt trình độ chuẩn. 100% cán bộ, công
chức chủ chốt ở cơ sở (phường, xã, thị trấn) phải có trình độ chuyên môn đại học,
trung cấp chính trị và quản lý nhà nước.
Giải pháp:
1. Để thực hiện thành công các chương trình này, giải pháp đầu tiên là tập
trung phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học theo hướng
hiện đại, đón đầu sự phát triển của xã hội, hội nhập với khu vực và thế giới, phù hợp
với hoàn cảnh thực tiễn, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của thành phố. Đối với các
trường đào tạo các ngành nghề trọng điểm và các chương trình 'đào tạo có địa chỉ',
cần đầu tư theo chuẩn các nước tiên tiến. Mặt khác, bằng cách tiếp tục đẩy mạnh xã
hội hóa, huy động vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để xây dựng các trường dạy
nghề chất lượng cao, đổi mới trang thiết bị dạy học, thí nghiệm, thực hành, xưởng

trường, xây dựng ký túc xá... Đến năm 2015 sẽ phát triển thêm 22 cơ sở dạy nghề
mới, trong đó có ba trường cao đẳng nghề, ba trường trung cấp nghề, ba trung tâm
dạy nghề.
2. Giải pháp quan trọng thứ hai là phải xây dựng được đội ngũ giáo viên, cán
bộ quản lý giáo dục và dạy nghề có trình độ chuyên môn cao được huy động từ nhiều
nguồn khác nhau. Cần đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, gắn
2


Đề cương thảo luận môn
Học viên:
“Thành phố Hồ Chí Minh học”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nội dung đào tạo trong nhà trường với hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất và các lĩnh vực khác.
3. Một giải pháp quan trọng trong công tác đào tạo nhân lực là phải tăng cường
hợp tác, liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các
trung tâm dạy nghề với các đơn vị sản xuất, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố nhằm nâng dần tính tương thích giữa đào tạo và sử dụng lao động. Trên cơ sở
này, thành phố sẽ đưa ra dự báo về nhu cầu nhân lực cho từng giai đoạn và thậm chí
cho từng năm. Thực tế cho thấy trong nhiều năm qua, một số trường đại học và cao
đẳng đã chú trọng việc liên kết này và kết quả mang lại khá khả quan. Các trường:
Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng, Cao
đẳng Tôn Đức Thắng... đã hợp tác, liên kết với hàng trăm doanh nghiệp, tập đoàn
trong nước và ngoài nước về nhu cầu lao động trong từng ngành nghề và cung cấp cơ
sở vật chất đào tạo cho các trường để sinh viên có điều kiện thực tập.
Với các chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu,
nhân tài thể thao, văn hóa, thành phố cũng sẽ tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị hiện đại tạo điều kiện cho nguồn nhân lực này học tập, tập luyện thuận lợi, có

hiệu quả cao. Riêng đối với thể thao thành tích cao, sẽ tập trung đầu tư cho 12 môn
trọng điểm là: cờ vua, điền kinh, bơi lội, nhảy cầu, thể dục dụng cụ, bóng bàn, têcuôn-đô, giu-đô, đấu kiếm, cầu lông, quần vợt và đua thuyền.
Tuy nhiên, để chương trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phát huy
hiệu quả, thành phố cần có chính sách, chế độ đãi ngộ thích đáng đối với những
người có trình độ cao, nhất là đội ngũ trí thức trẻ và những tài năng trẻ nói chung.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong sáu chương trình đột phá đã
được Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 9 thông qua nhằm đưa TP Hồ Chí Minh lên
một tầm cao mới, xứng đáng là đầu tàu cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
* Liên hệ thực tiễn
Hiện tôi đang công tác tại Ban Quản lý dự án 2 trực thuộc Ban Quản lý Đường
sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ của Ban QLDA2 là thực hiện việc xây
dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Tham
lương, với số lượng nhân sự là 40 người (trình độ thạc sĩ là 9 người chiếm 22,5% và
trình độ đại học là 31 người chiếm 77,5% nhân sự của Ban). Ban QLDA 2 đã nổ lực
cùng nhau tham mưu cho lãnh đạo các vấn đề có liên quan để có thể đưa tuyến tàu
điện ngầm số 2 đi vào khai thác vận hành giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông
như hiện nay.
Ban QLDA 2 có một đội ngũ các chuyên viên đa phần còn rất trẻ nhân sự, có
trình độ chuyên môn cao, rất thông thạo ngoại ngữ có thể trực tiếp trao đổi và làm
việc với các nhà tài trợ của dự án phần lớn các Thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài,
đội ngũ kỹ sư trẻ tràn đầy nhiệt huyết do vậy, có thể nói nguồn nhân lực của Ban
QLDA 2 là rất dồi dào. Điểm đặc biệt là các Thạc sĩ sau khi đào tạo ở nước ngoài đa
phần bằng kinh phí tự túc đã tự nguyện tham gia vào xây dựng dự án tuyến metro số
2 với chi phí chưa được đánh giá là cao nếu như các nhân sự này tham gia vào những
dự án khác và không phải hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì có lẻ họ sẽ được
hưởng mức lương cao với những chế độ ưu đãi tốt hơn, nhưng vì sao họ gạt bỏ những
3


Đề cương thảo luận môn

Học viên:
“Thành phố Hồ Chí Minh học”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

tâm tư về lợi ích, họ tham gia vào dự án của nhà nước theo tôi nghỉ vì họ là những
con người – nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh họ muốn với sức trẻ và trình độ
đã có để cùng với thành phố xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm trước mắt là để
giải quyết ùn tắc giao thông, đây cũng là một trong những động lực phát triển thành
phố và hơn thế nữa là đưa thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung
ngang tầm với các nước trên thế giới.
Câu 2: Quá trình mở đất, lập chính quyền của người Việt Nam trên đất Sài Gòn
diễn ra như thế nào? Đồng chí có suy nghĩ, nhận định như thế nào về vấn đề này?
Suốt giai đoạn từ thế kỷ VII đến cuối XVI, vùng đất Đồng Nai – Bến Nghé
chịu ảnh hưởng của triều đình Chân Lạp. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XVI, do sự can
thiệp của Xiêm, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc và dần bước vào thời kì suy
vong, hầu như không có điều kiện quan tâm đến vùng đất còn ngập nước ở phía đông.
Vào thời điểm này, vùng đất Đồng Nai – Bến Nghé gắn với các đặc điểm lịch sử:
− Cuộc tranh chấp giữa các thế lực phong kiến, của các vương quốc cổ, đã xáo
trộn các cộng đồng cư dân bản địa (chủ nhân) của vùng đất Đồng Nai – Bến Nghé,
dồn họ di chuyển lùi sâu vào các rừng rậm nhiệt đới vùng đất cao Đông Nam bộ và
Nam Trường Sơn Tây Nguyên.
− Điều kiện tự nhiên địa lý là rừng rậm, đầm lầy, ao hồ, sông ngòi và đầy thú dữ.
− Các thiết chế chính trị - xã hội trước đây tập trung thôn tính lẫn nhau, chưa
có quốc gia phong kiến nào xây dựng chính quyền trên vùng đất Đồng Nai – Bến
Nghé, chưa phân định rõ về chủ quyền quốc gia.
Trong bối cảnh cuối thế kỷ XVI đó, nhiều cư dân Việt với thành phần lớp bình
dân (nông dân, dân tự do, tù nhân…) và quan lại (không được trọng dụng, bất mãn với
chính quyên) từ Đàng trong (Quãng Bình, Quãng Trị, Huế), Đàng Ngoài (Hà Tĩnh,
Nghệ An, Thanh Hóa) đã vượt biển vào khai hoang lập ấp đi từ sông Mô Xoài (nay là
sông Dinh thuộc tỉnh Vũng Tàu) dọc theo sông Đồng Nai, sông Sài Gòn đến đến Gò

Tân Khai. Tiến trình khai hoang lập ấp diễn ra trong giai đoạn cuối thế kỷ XVI đến
cuối thế kỷ XVII với mục tiêu người Việt đến khai phá vùng đất Đồng Nai – Bến Nghé
chủ yếu để kiếm sống mưu sinh, làm ăn, sinh sống và gầy dựng cơ nghiệp mới.
Người Việt khắp mọi miền tiên phong đi trước khai phá, mở mang, biến đổi
kinh tế xã hội (Kinh tế phát triển với các ngành nghề nông nghiệp trồng lúa, thủ công
nghiệp, mở phố, mở chợ, phát triển thương mại; Xã hội: đã lập làng, thôn ấp). Đây là
tiền đề quyết định đưa đến sự ra đời của bộ máy hành chính, nhà nước, tạo biến đổi
diện mạo của vùng đất Đồng Nai – Bến Nghé. Hơn 50 năm sau, sự phát triển của
kinh tế xã hội của vùng đất mới này đã thu hút các bậc Chúa Nguyễn đến lập chính
quyền, mở mang bờ cõi đất nước.
Đầu thế kỷ XVII trở đi, các Chúa Nguyễn đã khôn ngoan, khéo léo lập quan hệ
ngoại giao với triều đình Chân Lạp và từng bước chuẩn bị những cơ sở, điều kiện để
chuẩn bị lập phủ Gia Định, xác lập đặt chủ quyền trên vùng đất Đồng Nai – Bến
Nghé cũng như sát nhập vùng đất này vào lãnh thổ.
4


Đề cương thảo luận môn
Học viên:
“Thành phố Hồ Chí Minh học”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã gã công chúa Ngọc Vạn cho vua
Chân Lạp Chey chetta II. Đối với Chân Lạp, việc kết thân với chúa Nguyễn là để dựa
vào lực lượng quân sự của người Việt lúc này đang rất mạnh nhằm làm giảm sức ép
từ phía Xiêm. Với chúa Nguyễn, quan hệ hữu hảo này tạo điều kiện thuận lợi để đưa
dân, quân và cho người Việt, vốn đã có mặt từ trước, được tự do khai khẩn đất hoang
và làm ăn sinh sống trên đất Thuỷ Chân Lạp, tăng cường ảnh hưởng của họ Nguyễn
và thúc đẩy nhanh quá trình lập chính quyền.
- Năm 1623, chúa Nguyễn chính tức yêu cầu triều đình Chân Lạp để cho dân

Việt mở rộng địa bàn khai phá trên những vùng đất thưa dân và để quản lý, chúa
Nguyễn lập một trạm thu thuế thương chính ở gò Tân Khai nhìn xuống dòng sông
Bến Nghé, do đây là con đường giao thông huyết mạch nối Sài Gòn với Chợ Lớn và
Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ lúc bấy giờ. Vua Chân Lạp đã chấp thuận đề nghị này
và vào thời điểm đó cư dân Việt đã có mặt ở hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài
Gòn. Đây là cơ sở nền móng ban đầu cho quá trình lập chính quyền của người Việt
Nam trên vùng đất Đồng Nai – Bến Nghé, kinh tế phát triển nhanh.
Sau cái chết của Chey Chetta II vào năm 1628 nội bộ giới cầm quyền Chân
Lạp bị chia rẽ sâu sắc. Nhiều cuộc chiến giữa các phe phái đã diễn ra với sự trợ giúp
quân sự của một bên là quân Xiêm, một bên là quân Nguyễn. Những cuộc chiến ấy
đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúa Nguyễn thiết lập quyền kiểm soát chính thức của
mình trên những vùng đất cư dân Việt đã dựng nghiệp. Năm 1679, chúa Nguyễn lập
đồn dinh Tân Mỹ ở Sài Gòn (tại vị trí ngã tư đường Cống Quỳnh và Nguyễn Trãi
ngày nay) đây được xem là một hình thức chính quyền bán chính thức thực hiện chức
năng của nhà nước ở lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Chúa Nguyễn đã
tạo ra đầy đủ cơ sở, điều kiện tiền đề cho quá trình lập chính quyền.
Sau gần một thế kỷ từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVII, người Việt đến
khai phá vùng đất Đồng Nai – Bến Nghé, sau đó chúa Nguyễn đến xây dựng cơ sở để
thành lập chính quyền. Và đến cuối thế kỷ XVII, Sài Gòn đã chín muồi cho sự ra đời
của một bộ máy chính quyền, một đơn vị hành chính, đủ điều kiện sát nhập vào lãnh
thổ Việt Nam.
Vào tháng 2/1698, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh
vào Nam kinh lược vùng đất này và lấy đất Nông Nại lập ra ở đây một đơn vị hành
chính lớn là phủ Gia Định. Vùng đất Nông Nại được xác định từ Đồng nai qua các
tỉnh Đông Nam Bộ (Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, TP.
HCM) đến Long An đến tiếp cận sông Vàm Cỏ.
Bằng sông Sài Gòn, Nguyễn Hữu Cảnh chia Gia Định thành hai huyện: bên trái
là xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên tại Biên Hòa; bên phải từ
thành phố Hồ Chí Minh ngày nay đến Long An là xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình,
lập dinh Phiên Trấn tại Quận 1 ngày nay. Sau khi lập phủ, kết hợp giữa rạch Thị

Nghè, sông Tân Bình, sông Sài Gòn, chúa Nguyễn đã cho đắp lũy đất từ phía dưới
rạch Thị Nghè lên Chí Hòa vào gần đến Rạch Cát Sài Gòn để bảo vệ Sài Gòn và lập
chính quyền, bộ máy hành chính chính thức, từ đó Sài Gòn được sát nhập vào Việt
Nam, lãnh thổ được mở rộng đến sông Vàm Cỏ.
5


Đề cương thảo luận môn
Học viên:
“Thành phố Hồ Chí Minh học”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sau khi phủ Gia Định được lập, dinh Phiên Trấn trở thành trung tâm chính trị hành chính, trung tâm kinh tế, thương mại của cả vùng, một chiến lũy quận sự, có
nhiều phố chợ buôn bán, một bến cảng xuất nhập khẩu lớn, gắn bó mật thiết với sự
phát triển của toàn vùng đất phương Nam.
Như vậy chúa Nguyễn đã đặt được chủ quyền lên vùng đất Sài Gòn từ tháng
2/1698 và Năm 1698 chính thức được lấy làm năm “khai sinh” của Đồng Nai, Sài
Gòn đây là mốc thời gian ghi nhận từng bước hình thành, phát triển, thay da đổi thịt
của thành phố.
Nhận thức:
Việc nắm bắt thời cơ Nam tiến của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong không chỉ
là sự sống còn của hoàng tộc mà còn là nhu cầu phục quốc mở mang lãnh thổ vào
phương Nam. Chính từ nhu cầu thiết yếu đó mà nhà nước phong kiến Nguyễn ở Đàng
Trong đã có những bước đi và chính sách hết sức tích cực, trước hết là tập hợp dân
lưu tán từ khắp mọi nơi cấp phát tiền bạc đưa vào khai phá đất đai, phát triển sản xuất
– hình thành xóm làng theo tập tục của người Việt. Việc làm này đã giải quyết được
gánh nặng của xã hội – dân lưu tán và sử dụng họ như là một lực lượng tiên phong để
khai khẩn vùng đất mới. Thành quả lao động của họ lại được củng cố bảo vệ thông
qua các biện pháp quân sự của nhà nước, đóng quân đồn trú làm chỗ dựa cho dân
chúng; “phiến loạn thì dẹp, xâm lấn thì trị”; kết hợp ngoại giao với giàng buộc để tạo

thế yên ổn và cuối cùng toàn bộ thành quả đất đai khai phá được sát nhập vào lãnh
thổ Việt Nam
Có thể nói “dân đi trước, nhà nước đi sau” là một nét đặc trưng của công cuộc
khai phá vùng đất “Đàng Trong” của các chúa Nguyễn. Nhờ vậy đã mang lại thành
quả to lớn, mở mang bờ cõi rộng bằng cả một quốc gia khi khởi phát. Công lao vĩ đại
đó trước hết “thuộc về các thế hệ di dân Việt các chúa Nguyễn mà lịch sử mãi mãi
không bao giờ được lãng quyên”
Một thời điểm lịch sử có cả người Việt và người Hoa (di thần nhà Minh) cùng
khai phá vùng đất “Đàng trong”, thế nhưng do ưu thế của người Hoa giỏi về buôn
bán dần dần họ co cụm lại sinh sống tập trung ở các thành phố, thị trấn buôn bán làm
ăn. Do không làm ruộng nữa nên toàn bộ ruộng đất khai phá của người Hoa từng
bước được chuyển nhượng cho người Việt… Cứ như thế, qua quá trình thời gian cư
dân Việt chiếm cứ và trở thành chủ nhân của phần lãnh thổ rộng lớn phương Nam.
Để có được cả xứ “Đàng trong” như hiện nay là kết quả của cả quá trình khai
phá lâu dài của nhiều thế hệ người Việt; nhưng ồ ạt và hiệu quả nhất là dưới thời các
chúa Nguyễn.
Trong suốt hơn ba thế kỷ với biết bao thăng trầm của lịch sử, nhiều thế hệ
người Việt Nam (với ý nghĩa cộng đồng cư dân đa dân tộc) đã đổ biết bao công sức
để dựng xây và bảo vệ vùng đất Nam Bộ. Mỗi tấc đất nơi đây đều thấm đẫm mồ hôi
và máu. Chính vì thế mà đối với mỗi người dân Việt Nam, Nam Bộ không đơn thuần
chỉ là vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà cao hơn thế, còn là vùng đất của những giá trị
thiêng liêng.
6


Đề cương thảo luận môn
Học viên:
“Thành phố Hồ Chí Minh học”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Câu 3: Đồng chí hãy phân tích, đánh giá một đặc điểm nổi bật của Đảng bộ
thành phố Hồ Chí Minh? Liên hệ thực tiễn với Đảng bộ địa phương, cơ quan,
đơn vị công tác?
Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ tham gia sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ, đổi mới xã hội chủ nghĩa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ 1975
đến nay có những đặc điểm nổi bật sau:
− Đảng bộ thành phố lãnh đạo nhân dân giữ vững ổn định về chính trị trật tự
xã hội:
+ Những năm sau giải phóng Đảng bộ thành phố đã thực hiện 02 nhiệm
vụ chủ yếu là xóa bỏ, giải quyết hậu quả của chiến tranh, tàn dư của thời ký trước để
lại; xóa bỏ các tệ nạn xã hội, ngăn chặn và xóa bỏ các băng nhóm trộm cướp. Tập
trung triệt tiêu, và thủ tiêu những tổ chức phản động, những thế lực thù địch gây mất
trật tự ổn định thành phố.
+ Trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay) tình hình thế giới và
trong nước có nhiều thay đổi, hệ thống các nước Đông Âu bị sụp đổ, tình hình Trung
Quốc bất ổn. Đảng bộ và nhân dân thành phố đã làm tốt các việc như sau: Giữ yên
lòng dân, cũng cố lòng tin của nhân dân. Xây dựng niềm tin ở trong dân “Yên dân,
an dân”. Thực hiện tốt an sinh xã hội, mang lại cơm no, áo ấm cho nhân dân có như
thế thì nhân dân mới tin và đi theo Đảng.
− Đảng bộ thành phố đã lãnh đạo nhân dân xây dựng phát triển thành phố Hồ
Chí Minh thành trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta, trung tâm kinh tế hàng đầu của
quốc gia, đầu tàu kinh tế của cả nước.
+ Những năm sau giải phóng: Đảng bộ thành phố lãnh đạo nhân dân
vượt qua những khó khăn thử thách của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập
trung quan liêu bao cấp. Đi tìm cách quản lý mới để đưa nền kinh tế thành phố phát
triển và tiến tới “xé rào đột phá bung tha” thoát ra từ cơ chế cũ để tiến lên.
+ Thời kỳ đổi mới: Đảng bộ lãnh đạo nhân dân năng động, sáng tạo chủ
động, tích cực đi trước mở đầu đổi mới mở cửa hội nhập vào khu vực và thế giới.
− Đảng bộ thành phố lãnh đạo nhân không ngừng cải thiện nâng cáo đời sống
vật chất tinh thần của các tầng lớp nhân dân thành phố.

+ Để cho đời sống nhân dân được ấm no hạnh phúc, Đảng bộ thành phố
ta đã tập trung phát triển kinh tế gắn với công bằng tiến bộ xã hội; phát triển kinh tế
gắn liền với phát triển đô thị xã hộ, y tế và văn hóa.
+ Lãnh đạo nhân dân xây dựng và phát triển các phong trào văn hóa xã
hội nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân thành phố. Phong trào xóa đói
giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng đời sống văn hhoa1 mới ở khu dân cư, xây
dựng nếp sống mới, xây dựng nông thôn mới.
− Đảng bộ thành phố lãnh đạo xây dựng, cũng cố hệ thống chính trị ngày
càng vững mạnh và hoàn thiện hơn.
+ Hệ thống chính trị được cũng cố và hoạt động ngày càng hiệu quả;
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ có tiến bộ; hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước của các cấp chính quyền chuyển biến tích cực và hiệu quả tốt hơn. Nội
7


Đề cương thảo luận môn
Học viên:
“Thành phố Hồ Chí Minh học”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã
hội tiếp tục được đổi mới, hướng về cơ sở.
+ An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng,
an ninh được tăng cường, cải cách tư pháp có chuyển biến tích cực, tình hình tham
nhũng, lãng phí từng bước được ngăn chặn. Quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế được
tăng cường và mở rộng tạo môi trường thuận lợi để phát triển thành phố.
* Liên hệ thực tiễn.
Những điểm nổi bật của Đảng bộ Ban Quản lý Đường sắt đô thị:
− Đảng ủy thường xuyên lám tốt công tác giáo dục, chính trị tư tưởng, bồi
dưỡng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên và quần

chúng thông qua việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ
lớn của dân tộc. Qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao tinh thần cách,
lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho từng cán bộ, đảng viên, viên chức và người lao động;
xây dựng tinh thần làm chủ, tình đoàn kết, hợp tác giúp dỡ lẫn nhau; kịp thời nắm bắt
tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và quần chúng để có kế hoạch giúp đỡ
uốn nắn kịp thời.
− Xây dựng và triển khai thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng bộ. Trong đó, nhấn mạnh việc
“làm theo” bằng những việc làm cụ thể gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của
đơn vị. Thường xuyên sâu sát, nhắc nhở và vận động cán bộ, đảng viên, viên chức và
người lao động học tập Bác. Đưa việc thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm
gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là một trong những tiêu chí đánh giá tổ
chức cơ sở Đảng và Đảng viên hàng năm.
− Triển khai các Đảng viên thực hiện đăng ký nội dung rèn luyện vào “Sổ
đăng ký tu dưỡng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo quy
định. Định kỳ 6 tháng, tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện để có hướng
chỉ đạo, triển khai thực hiện ngày càng tốt và hiệu quả hơn.
− Duy trì thực hiện thành nề nếp nghi thức chào cờ đầu tuần tại đơn vị kết
hợp thực hiện kể những mẫu chuyện về Bác Hồ. Các Chi bộ đã tích cực vận động
đảng viên, quần chúng viết bài cảm nhận và trình bày dưới cờ những nội dung học
được từ Bác để áp dụng những việc làm cụ thể của mình. Qua sinh hoạt thiết thực
này đã tác động không nhỏ đến tâm tư tình cảm trong cán bộ, đảng viên, viên chức
và người lao động. Mỗi tuần, mỗi người như được nhắc nhở về tấm gương hy sinh
cao cả của Bác đối với đất nước, với dân tộc; như cảm nhận lời khuyên của Bác, cách
đối xử nghĩa tình của Bác đối với đồng chí, đồng bào; nghe và học được cách ứng xử
thông minh, khéo léo và lập trường kiên quyết của Bác qua từng câu chuyện về Bác.
− Hầu hết đảng viên và quần chúng đều thể hiện tính gương mẫu trong rèn
luyện về tư tưởng, tác phong, đạo đức, tự ý khắc phục sửa chữa những mặt còn hạn
chế trong sinh hoạt và công tác, trong việc chấp hành nội quy, quy chế cơ quan, nâng
cao tinh thần trách nhiệm, góp phần tích cực ngày càng nâng cao yêu cầu xây dựng

đội ngũ cán bộ, viên chức vững vàng về chính trị và nghiệp vụ chuyên môn, gương
mẫu về phẩm chất đạo đức.
8


Đề cương thảo luận môn
Học viên:
“Thành phố Hồ Chí Minh học”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

− Nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu đơn vị đã thể hiện được
tinh thần đi đầu, gương mẫu thực hiện, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện về mọi
mặt; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát thực thi công vụ, từ đó tác động làm
chuyển biến về hành động, nâng cao trách nhiệm, ý thức rèn luyện, cải tiến lề lối làm
việc chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ, viên chức, người lao động trong đơn vị.
Câu 4: Đồng chí hãy phân tích một tính cách văn hóa nổi trội của con người Sài
Gòn – thành phố Hồ Chí Minh mà mình tâm đắc? Cho biết suy nghĩ của đồng chí
về thực trạng đời sống văn hóa của người dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay?
Văn hóa tính cách con người Sài gòn – Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ
phận của văn hóa Việt Nam và tính cách con người Việt nam được hình thành trên
nền văn hóa, truyền thống dân tộc Việt Nam. Khi đề cập đến tính cách của một dân
tộc, không thể tách rời vị trí địa lý của vùng đất mà dân tộc đó đã sinh sống từ nhiều
năm tháng, với Sài gòn – thành phố Hồ Chí Minh có vị trí địa lý tốt, có cảng biển dễ
dàng giao lưu nhiều nguồn văn hóa mà tạo nên dấu ấn của Sài Gòn. Tính cách con
người Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh có thể khái quát qua 06 tính cách như sau:
− Yêu nước nồng nàn, kiên cường chống ngoại xâm là tính cách truyền thống
tốt đẹp của người dân Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh.
− Tính linh hoạt, năng động, sáng tạo.
− Tính trọng nghĩa, khinh tài.
− Tính phóng khoáng, hiếu khách.

− Tính cách dung hợp, hài hòa.
− Tính thực tế.
Đặc trưng nổi bật của văn hóa giữ nước Việt Nam là: Lòng yêu nước nồng
nàn, ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm; trên dưới thuận hòa, cả nước
một lòng, toàn dân đánh giặc; nghệ thuật đánh giặc độc đáo; tính nhân văn cao cả.
Văn hóa giữ nước Việt Nam được kết tinh từ trong lịch sử đấu tranh anh dũng
của dân tộc, chứa đựng trong đó những nội dung cốt lõi sức mạnh văn hóa tinh thần
Việt Nam; là cầu nối để gắn kết mỗi người Việt Nam yêu nước, khơi dậy mạch
nguồn trí tuệ, tư tưởng, tình cảm và ý chí Việt Nam. Từ khi có Đảng lãnh đạo, các
giá trị tốt đẹp của văn hóa giữ nước Việt Nam được khơi dậy và phát triển lên tầm
cao mới, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong những giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam thì lòng yêu nước là giá trị
tiêu biểu nhất, chi phối, định hướng phát triển các giá trị khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Lòng yêu nước của dân tộc
được bắt nguồn từ ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần tự tôn, tự lập, tự cường.
Tinh thần đó không chỉ biểu hiện ở lòng dũng cảm, đức hy sinh, mà còn biểu hiện ở
sự đoàn kết, nhân ái, yêu thương con người, ý thức bảo vệ nhân phẩm, giữ gìn đạo lý;
bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc luôn gắn chặt với bảo vệ giá trị văn hóa đặc
9


Đề cương thảo luận môn
Học viên:
“Thành phố Hồ Chí Minh học”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------


trưng của con người và dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng hy sinh
tất cả để Tổ quốc được độc lập, dân tộc được tự do là lẽ tự nhiên, là nghĩa vụ đứng
trên mọi nghĩa vụ của mỗi con người Việt Nam.
Lòng yêu nước nồng nàn của mỗi người dân Việt đã là cội nguồn tạo nên sự
đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tinh thần trên dưới thuận
hòa, cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc đã trở thành một giá trị của văn hóa giữ
nước Việt Nam qua các thời đại. Thời kỳ phong kiến, khi bị ngoại bang xâm lược,
các triều Tiền Lê, Lý, Trần… đã biết dẹp những mâu thuẫn nội bộ, tập hợp lực
lượng, củng cố triều đình, đoàn kết toàn dân chung sức chống giặc. Trong chiến tranh
giải phóng dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng mặt trận dân tộc
thống nhất, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc để đánh thắng những kẻ
thù xâm lược lớn mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Đối với quân đội, lực lượng trực tiếp
quyết định thắng bại trên chiến trường, đòi hỏi phải có sự đoàn kết, thống nhất cả về
tinh thần và tổ chức, ý chí và lực lượng. Vì vậy, đoàn kết là một yêu cầu rất quan
trọng, yếu tố quyết định sức mạnh của quân đội. Những tấm gương tiêu biểu cho sự
đoàn kết giữa cán, binh, tướng, sĩ trong quân đội như Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi,
Nguyễn Huệ… đã phản ánh sức mạnh của sự đoàn kết trong quân đội. Tuy nhiên, với
dân tộc Việt Nam, sức mạnh giữ nước chỉ được phát huy thực sự khi xây dựng được
khối đoàn kết toàn dân, cả nước một lòng đánh giặc. Các triều đại phong kiến ở nước
ta lúc thịnh trị, có vai trò tiến bộ, biết động viên, tổ chức lực lượng toàn dân kháng
chiến đánh bại giặc ngoại xâm, những cuộc chiến tranh nhân dân đã xuất hiện ngay
từ thời kỳ này. Trong lịch sử dân tộc có ba lần các triều đại phong kiến để mất nước,
đó là những thời điểm triều đình không phát huy được sức mạnh tổng hợp của đất
nước, của dân tộc. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, sức mạnh của thế trận
chiến tranh nhân dân, của tinh thần đại đoàn kết dân tộc lại được tỏa sáng lên một tầm
cao mới, đây là nguồn gốc để làm nên những chiến thắng hào hùng của dân tộc.
Ngày nay, tuy được sống trong môi trường hòa bình, nhưng các thế lực thù
địch đã và đang tìm mọi cách để chia rẽ Đảng, quân đội và cộng đồng các dân tộc
Việt Nam. Bên cạnh đó, mặt trái kinh tế thị trường cũng có những tác động sâu sắc,
làm cho chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm có điều kiện phát triển. Đây là một trong

những nguyên nhân dẫn tới ý thức cộng đồng, tình đoàn kết, thống nhất vì lợi ích
chung bị coi nhẹ. Nếu không nhận thức rõ những tồn tại trên để có cách khắc phục
kịp thời thì truyền thống đoàn kết trong nội bộ Đảng, trong quân đội và trong toàn
dân có nguy cơ bị phai nhạt, ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong của chế độ xã hội
chủ nghĩa, tới tiến trình phát triển của dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện
nay. Vì vậy, cần quan tâm phát huy giá trị văn hóa truyền thống “trên dưới thuận
hòa, cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Để phát huy những tính cách văn hóa nổi trội trên
trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần :
− Đẩy mạnh giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc,
danh dự của người Việt Nam, công dân Thành phố mang tên Bác. Duy trì thường
xuyên cuộc vận động tu dưỡng đạo đức, lối sống; xây dựng văn hóa trong lãnh đạo,
quản lý và trong kinh tế.
10


Đề cương thảo luận môn
Học viên:
“Thành phố Hồ Chí Minh học”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

− Hoàn thiện quy hoạch, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng thiết chế
văn hóa, chú trọng văn hóa ở ngoại thành; tập trung đầu tư cho những cơ sở văn hóa
tiêu biểu, có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của Thành phố và các tỉnh
phía Nam. Tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, đồng thời tích cực đấu tranh và
ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai, độc hại.
− Phát triển, nâng cao chất lượng và quản lý tốt các hoạt động văn hóa theo
hướng văn minh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh thần
mang nét đặc trưng của thành phố Hồ Chí Minh. Lãnh đạo, quản lý hoạt động báo
chí, xuất bản, văn học – nghệ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao đời sống

văn hóa của nhân dân; từng bước giảm dần sự cách biệt về mức hưởng thụ văn hóa
giữa đô thị và nông thôn; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.
Câu 5: Đồng chí hãy phân tích, chứng minh vai trò, vị trí của nền kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế Nam bộ và cả nước?
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta, đầu tàu kinh tế
quốc gia, nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước, có những đóng
góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế Nam bộ và Nhà nước, có những đăc điểm
riêng so với các địa phương khác:
− Sài Gòn – TP.HCM sớm đi vào kinh tế hàng hóa, sớm phát triển kinh tế thị
trường;
− Sự phát triển toàn diện, liên tục trong hơn 300 năm qua, dù là chiến tranh
hay hòa bình, dù dưới chế độ thực dân cũ hay thực dân mới, dù là thời bao cấp hay
thời đổi mới.
− Nền kinh tế thành phố là nền kinh tế “mở” gắn kết chặt chẽ với khu vực và
quốc tế. Do điều kiện địa lý lịch sử và giao lưu mà kinh tế thành phố phát triển trong
mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế của miền Đông Nam bộ, miền Tây Nam bộ và Tây
Nguyên. Thường xuyên quan hệ trực tiếp với kinh tế quốc tế. Sự phát triển kinh tế
thành phố không chỉ là yêu cầu nội tại mà còn giữ vai trò động lực, vài trò đầu tàu
cho cả khu vực.
− Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước trên mọi lĩnh
vực khác nhau.
+ Thành phố nằm ở vị trí hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
với 8 tỉnh thành: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước,
Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.
+ Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của cả miền, cả nước và khu vực:
trung tâm về tài chính, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế, …
+ Thành phố có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển tương đối quy mô và đồng
bộ : đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không.
+ Thành phố có nhiều kinh nghiệm trong phát triển kinh tế hàng hóa.
+ Thành phố có điều kiện địa lí tự nhiên hết sức thuận lợi tạo điều kiện cho

sự phát triển kinh tế : ít bão, khí hậu ôn hòa, giữa vùng Đông Nam Bộ giàu tài
nguyên và vùng Tây Nam Bộ giàu lương thực, …
11


Đề cương thảo luận môn
Học viên:
“Thành phố Hồ Chí Minh học”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Nguồn nhân lực đa dạng và phong phú, tập trung đội ngũ lao động có
chất xám cao chiếm trên 40% cả nước.
+ Thành phố có tiềm năng rất lớn về huy động các loại nguồn vốn : vốn đầu
tư từ nước ngoài FBI, vốn từ kiều bào ở nước ngoài gửi về, vốn huy động từ trong
dân qua ngân hàng, vốn từ Trung ương đầu tư lại cho thành phố
Sau gần 30 năm đổi mới, thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công
nghiệp của cả miền, giữ vai trò hạt nhân hậu thuẫn, thúc đẩy và lôi kéo vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam phát triển, tạo thành vùng kinh tế chiến lược của quốc gia có tốc
độ phát triển nhanh, 11% GDP hàng năm. Thành phố còn là trung tâm thương mại, du
lịch, dịch vụ, ngân hàng, tài chính, tiền tệ, bưu chính viễn thông … lớn nhất nước, là
đầu mối giao thông vận tải của cả miền, cửa ngõ giao thương và giao lưu quốc tế với
kim ngạch xuất khẩu chiếm bình quân hàng năm trên 40% cả nước và chiếm 77% của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thành phố duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục, xứng đáng là đầu
tàu kinh tế của cả nước, đầu kéo kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sức
mạnh kinh tế của thành phố góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh kinh tế cả nước.
Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nhận định “…mỗi thuận lợi hay khó khăn, mỗi
thành công hay không thành công, mỗi bước đi nhanh hay chậm, bền vững hay thiếu
bền vững của Thành phố đều có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp phát triển chung của
khu vực và cả nước…”.

− Các chỉ tiêu kinh tế đã đạt được: Năm 2013, GDP trên địa bàn thành phố
tăng 9,3%, cao hơn mức tăng của năm 2012 (9,2%).
+ Ngành nông lâm thủy sản đã vượt xa kế hoạch tăng trưởng 5% được
thành phố giao phó, đạt mức tăng 5,6%. Tuy vậy, mức tăng của ngành trong năm nay
vẫn thấp hơn năm ngoái.
+ Ngành dịch vụ đạt được mục tiêu tăng trưởng 10,5-10,8% với mức tăng
10,7%. Mức tăng này cao hơn mức tăng cùng kỳ năm ngoái (10,3%). Sự tăng trưởng
của nhóm ngành này có được là nhờ ngành thương nghiệp bán buôn bán lẻ tăng
11,7%, ngành khách sạn nhà hàng tăng 14,1%, vận tải kho bãi tăng 8,6%.
Một số chỉ tiêu năm 2014 của Thành phố cũng đã được đưa ra trong kỳ họp
HĐND hồi đầu tháng 12 này. Năm 2014, TP. HCM dự kiến GDP đạt mức tăng 9,510% và tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dự kiến chiếm khoảng 31%
GDP. Trong giai đoạn 2014-2015, Thành phố đặt kế hoạch GDP tăng trưởng bình
quân đạt 10,6%-11,9%.
* Những việc cần làm để phát huy vị trí trung tâm kinh tế của thành phố.
− Chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển: Đổi mới toàn diện và mạnh mẽ
hơn nữa; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nhanh, hiệu quả và bền vững, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững ổn
định chính trị – xã hội; xây dựng TP.HCM ngày càng văn minh, hiện đại, từng bước
trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực
Đông Nam Á; góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
12


Đề cương thảo luận môn
Học viên:
“Thành phố Hồ Chí Minh học”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

− Mục tiêu tăng trưởng kinh tế không chỉ chú trọng đến số lượng, mà đặt

trọng tâm vào chất lượng của tăng trưởng và phát triển. Tăng trưởng kinh tế phải gắn
liền với công bằng và tiến bộ xã hội, cải thiện môi trường sống, bố trí lại dân cư theo
quy hoạch và xây dựng đô thị văn minh.
− Thông qua các chương trình mục tiêu hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế để
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chuyển dịch sang các ngành công nghiệp hiện
đại, kỹ thuật cao, những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu;
phát triển các ngành dịch vụ cao cấp, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, nhằm tạo sự chuyển
biến về chất cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
− Thành phố tiếp tục mở rộng đầu tư phát triển trên địa bàn theo hướng xã hội
hóa; khai thác có hiệu quả các công cụ và hình thức huy động vốn thông qua thị
trường vốn trên địa bàn để đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư của ngân sách chủ
yếu tập trung vào các chương trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đào tạo nguồn nhân
lực cho các dự án về phát triển đô thị và phục vụ cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Đẩy mạnh việc xã hội hóa đầu tư trên tất cả các lĩnh vực kinh tế và dịch vụ
đô thị.
* Một số giải pháp lớn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời gian gồm:
− Một là, khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Chuyển
đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo
chiều sâu, tăng năng suất tổng hợp, tiến bộ khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực
chất lượng cao.
− Hai là, tiếp tục thúc đẩy phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ: tài chính - tín
dụng - ngân hàng - bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng - hậu cần
hàng hải và xuất nhập khẩu; bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền
thông; kinh doanh tài sản - bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học - công
nghệ; du lịch; y tế; giáo dục - đào tạo.
− Ba là, tiếp tục tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa
học - công nghệ và giá trị gia tăng cao: cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa
dược - cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm và các ngành công nghệ sinh học,
công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, công nghiệp phụ trợ.

− Bốn là, phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững; tăng
cường ứng dụng công nghệ sinh học, công tác dự báo, tập trung sản xuất giống cây
trồng, giống vật nuôi, rau an toàn, cây kiểng, cá kiểng. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực
hiện chiến lược biển. Chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới văn minh, giàu đẹp.
− Năm là, tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng để phát triển các thành phần
kinh tế; tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nhà
nước; bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển, nâng cao chất lượng kinh tế tập thể
với nòng cốt là các hợp tác xã; tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển;
hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn, thông tin công nghệ và thị
trường. Phát triển đồng bộ 5 loại thị trường chính yếu: tài chính, hàng hóa - dịch vụ,
công nghệ, bất động sản, lao động; đổi mới, nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý Nhà
13


Đề cương thảo luận môn
Học viên:
“Thành phố Hồ Chí Minh học”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nước trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy vai trò của
thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
− Sáu là, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là phát huy
đội ngũ trí thức để khoa học - công nghệ thực sự là động lực nâng cao chất lượng
tăng trưởng; bổ sung cơ chế, chính sách ưu tiên thu hút đầu tư vào công nghiệp công
nghệ cao, công nghệ sạch; Phát triển thương mại điện tử; các mô hình phân phối,
giao dịch hiện đại vào hoạt động thương mại. Quy hoạch phát triển trung tâm hội chợ
triển lãm thương mại có tầm cỡ khu vực.
− Bảy là, tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng.
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quy hoạch, thiết kế đô thị,
quản lý quy hoạch - kiến trúc, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quản lý đô thị.

Nâng cao chất lượng các dịch vụ đô thị theo hướng xã hội hóa.
− Tám là, đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học công nghệ, gắn kết giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và sản xuất - kinh doanh.
Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Tăng đầu tư để phát
triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng
những trung tâm khoa học công nghệ tiêu biểu. Có chính sách bồi dưỡng, thu hút,
trọng dụng các chuyên gia khoa học - công nghệ trong và ngoài nước.

14



×