Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Quản lý nhà nước về Quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống metro tại TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 28 trang )

Tiểu luận cuối khóa

MỤC LỤC


Tran
g

Phần mở đầu ....................................................................................................................................................................... 1
Phần nội dung...................................................................................................................................................................... 2
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ
Chí Minh.................................................................................................................................................................................. 3
1. Khái niệm............................................................................................................................................................................ 3
2. Vai trò, đặc điểm và ý nghĩa.................................................................................................................................. 3
3. Cơ sở pháp lý.................................................................................................................................................................... 5
Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và quy hoạch hệ
thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh..........................................................................8
1. Đặc điểm.............................................................................................................................................................................. 8
2. Những thuận lợi, khó khăn.................................................................................................................................. 13
3. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý quy hoạch hệ thống Đường sắt đô
thị tại thành phố Hồ Chí Minh................................................................................................................................ 16
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
nhằm xây dựng hệ thống Đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh................................1
1. Mục tiêu............................................................................................................................................................................. 18
2. Những giải pháp.......................................................................................................................................................... 19
3. Những kiến nghị.......................................................................................................................................................... 22
Phần Kết luận...................................................................................................................................................................... 24
Tài liệu tham khảo

Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh



Tiểu luận cuối khóa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Giáo trình học Quản lý Hành chính Nhà nước (Chương trình chuyên viên) –
NXB Khoa học và Kỹ thuật năm 2011.

2.

Các bài giảng, tài liệu của Thầy, Cô Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh;

3.

Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phương hướng, Nhiệm vụ phát
triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;

4.

Chương trình hành động số 12-CtrHĐ/TU ngày 16/3/2011 của Thành ủy Thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình giảm ùn
tắc giao thông giai đoạn 2011-2015;

5.

Chương trình hành động số 27-CtrHĐ/TU ngày 26/7/2012 của Thành ủy Thực
hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về
xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố;


6.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình
giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011-2015;

7.

Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn
2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020;

8.

Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2025;

9.

Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về
quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;

10. Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020;
11. Quy định chức năng và nhiệm vụ của Ban Quản lý Đường sắt đô thị;
12. Các thông tin trên Trang tin điện tử của Bộ ngành Trung ương và sở ngành thành
phố Hồ Chí Minh.


Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

PHẦN MỞ ĐẦU


Bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước là một trong những chương trình
học rất quan trọng đối với cán bộ công chức của các cơ quan thực hiện chức năng
quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội ở nước ta.
Trải qua thời gian học tập lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch
Chuyên viên chính Khóa 8 năm 2013, với những kiến thức bổ ích và thiết thực
cùng với sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô, sự giúp đỡ tận tình của các học
viên cùng khóa, tôi đã tích lũy được cho mình một lượng kiến thức nhất định về
quản lý Nhà nước để có thể vận dụng vào thực tiễn công tác, góp phần hoàn thiện
bộ máy nhà nước, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực
công tác của mình.
Từ các nội dung chính của chương trình tôi nhận thấy học phần III- Quản
lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực là nội dung quan trọng và cốt lõi nhất của
khóa học, trong đó quản lý nhà nước về đô thị là đề tài được lớp học nghiên cứu
và thảo luận sôi nổi nhất.
Quản lý nhà nước về đô thị gồm nhiều nội dung, tuy nhiên với những kiến
thức hạn chế tôi xin chỉ đề cập đến nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch xây
dựng đô thị.
Với nội dung nêu trên, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị có vai trò quan
trọng trong quá trình hoạt động xây dựng phát triển đô thị. Những quy hoạch, kế
hoạch, dự án, thiết kế xây dựng ... dù có chất lượng cao nhưng nếu không được
quản lý tốt sẽ không thể phát huy tác dụng. Không những vậy, quản lý đô thị
còn có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với việc phân bổ, huy động các

nguồn lực phát triển đô thị cũng như đảm bảo công bằng xã hội.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, cơ sơ hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được
nhu cầu gia tăng dân số và các phương tiện đi lại nên thường xuyên xảy ra tình
trạng ùn tắc giao thông, trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên có
một phần quan trọng là công tác quy hoạch không theo kịp tốc độ phát triển nhanh
chóng của xã hội.
Chương trình hành động số 12-CtrHĐ/TU ngày 16 tháng 3 năm 2011 của
Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh được ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình giảm ùn tắc giao thông giai
Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

đoạn 2011-2015 với mục tiêu “tập trung đầu tư xây dựng, từng bước hoàn chỉnh
hệ thống giao thông, hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ, kết nối Vùng
thành phố Hồ Chí Minh; phát triển nhanh vận tải hành khách công cộng, ưu tiên
giao thông công cộng sức chở lớn; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người
tham gia giao thông; nâng cao hiệu lực; hiệu quả quản lý Nhà nước; từng bước cải
thiện tình trạng ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông”.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chương trình hành động là nâng cao
hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên
địa bàn thành phố theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt. Phấn đấu đến năm 2015 khối lượng vận tải hành khách công cộng đáp ứng
được 15% nhu cầu đi lại, góp phần kìm hãm và giảm dần số vụ ùn tắc giao thông
trên địa bàn thành phố.

Hiện trạng ùn tắc giao thông đô thị tại
thành phố Hồ Chí Minh


Tương lai giảm ùn tắc giao thông và sử dụng
không gian ngầm khi vận hành các tuyến tàu
điện ngầm của thành phố

Cùng với những thực tiễn trong công việc và trong khuôn khổ chương trình
bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính đã được
tiếp thu tại Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh, tôi xin chọn đề tài: “QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ NHẰM XÂY DỰNG HỆ
THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” với
mong muốn tích lũy và nâng cao thêm kiến thức phục vụ cho công tác ngày
càng tốt hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mặc dù đã cố gắng rất nhiều
nhưng do thời gian có hạn cũng như việc vận dụng kiến thức và kinh nghiệm
chuyên môn còn có những hạn chế nhất định, chưa đạt hiệu quả như mong muốn
vì vậy tiểu luận này không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định.
Kính mong quý Thầy, Cô đóng góp ý kiến để tiểu luận này được hoàn thiện hơn.

Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH
HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Khái niệm:
Về cơ bản, đô thị là một khu vực định cư của các lao động chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Quản lý đô thị là một ngành khoa học tổng
hợp với sự ứng dụng của nhiều ngành khoa học khác như kinh tế đô thị, quản lý
nhà nước, quy hoạch đô thị, kiến trúc đô thị, xây dựng, giao thông, xã hội đô thị,
khoa học môi trường, v.v…

- Quản lý nhà nước về đô thị là “hoạt động của các cơ quan hành chính
nhà nước sử dụng quyền lực công can thiệp và điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội và các quá trình phát triển như tổ chức khai thác và điều hòa việc sử dụng
các nguồn lực (bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài chính và con người), đảm
bảo pháp luật về lĩnh vực quản lý đô thị được thực hiện, nhằm tạo dựng và duy
trì điều kiện thuận lợi cho hình thức định cư ở đô thị và phát triển bền vững.
- Đường sắt đô thị (còn được gọi là metro, tàu điện ngầm) được hiểu là các
tuyến đường sắt, mà việc tổ chức chạy tàu được thực hiện như trên mạng đường
sắt (Quốc gia) hoặc trên tuyến đường sắt có kết cấu chuyên dụng (ngoài 2 ray
chính, có thêm ray thứ 3 để cấp điện sức kéo); sử dụng đầu máy toa xe bình
thường hoặc đầu máy toa xe chuyên dùng (đoàn toa tự hành ghép nối nhiều
môđun, chạy bằng diesen [diesen multi unit, viết tắt là DMU] hoặc chạy điện
[electric multi unit, viết tắt là EMU]); vận hành độc lập hoặc chạy chung trên
tuyến đường sắt chạy tàu đường dài, thực hiện chức năng luân chuyển khách bên
trong đô thị và vùng ngoại ô.
- Tàu điện ngầm là hệ thống giao thông chở khách với tốc độ cao trên
đường ray, nhiều lượt, nhiều chuyến trong ngày, lượng khách lớn, thuận tiện và
thoải mái. Đa số các thành phố lớn trên thế giới đều có tàu điện ngầm. Thông
thường các chuyến đi và về đều mang tính nhất định. Giống như xe bus nhưng
tàu điện ngầm lại hữu ích trong việc đi lại hơn và đảm bảo được chất lượng an
toàn trong cuộc sống nhiều hơn.
2. Vai trò, đặc điểm và ý nghĩa:
2.1- Vai trò:
- Trong giai đoạn công nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay, quản lý nhà nước
về đô thị đang tập trung thực hiện những nhiệm vụ cơ bản là:
+ Quản lý có hiệu quả quá trình phát triển đô thị và đô thị hóa;
+ Quản lý đảm bảo trật tự không gian đô thị và cung cấp nhà ở cho các đối
tượng thu nhập thấp;
Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh



Tiểu luận cuối khóa

+ Quản lý đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ
tiện nghi đô thị, bảo vệ và phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở ở đô thị;
+ Quản lý trật tự và an toàn xã hội đô thị;
+ Bảo vệ môi trường và các tài nguyên đô thị đảm bảo mục tiêu phát triển
bền vững.
- Khái quát vai trò của hệ thống đường sắt đô thị trong phát triển kinh tế - xã
hội và giải quyết giao thông đô thị của thành phố Hồ Chí Minh và Vùng đô thị.
+ Hệ thống đường sắt đô thị có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế
- xã hội của thành phố Hồ Chí Minh, đóng vai trò then chốt trong trong việc giải
quyết ách tắc giao thông đô thị và liên kết Vùng thành phố Hồ Chí Minh.
+ Với quy mô dân số thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 là 10 triệu
người, khách vãng lai là 2,5 triệu người; dân số Vùng thành phố Hồ Chí Minh là
20 – 22 triệu người, để phát triển bền vững cần phải lập quy hoạch điều chỉnh,
bổ sung xây dựng hệ thống giao thông công cộng hoạt động hiệu quả, trong đó
đường sắt đô thị với sức chở lớn đóng vai trò “xương sống”, là “động mạch
chính” của mạch máu giao thông, các phương tiện giao thông khác có sức chở
nhỏ hơn đóng vai trò “mao mạch” lan tỏa khắp thành phố giúp cho người dân dễ
dàng tiếp cận, sử dụng giao thông công cộng một cách thuận tiện, nhờ vậy hạn
chế được phương tiện giao thông cá nhân, khắc phục vấn nạn kẹt xe, ô nhiễm
môi trường và biến đổi khí hậu.
2.2- Đặc điểm:
Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực
hiện di dời ra bên ngoài các ngành công nghiệp thâm dụng lao động hoặc gây ô
nhiễm môi trường; dãn dân ra các đô thị vệ tinh; xây dựng các khu liên hợp dân
cư – công nghiệp, v.v… Điều này phản ánh tính hiện thực của dự báo nêu trên.
Do đó việc sử dụng dự báo nêu trên khi quy hoạch giao thông đường sắt đô thị
là cần thiết.

Về quy hoạch đô thị, hiện nay có quan điểm muốn tách bạch giữa giao
thông đối nội và giao thông đối ngoại, yêu cầu đưa giao thông đối ngoại ra
ngoài; nhưng thực tế cho thấy ranh giới giữa vận chuyển khách nội đô và ngoại
ô ở các đô thị lớn trên thế giới ngày càng bị xóa nhòa và trở nên khó phân chia
do dân cư và diện tích lãnh thổ của thành phố liên tục phát triển. Ở thành phố Hồ
Chí Minh tình hình cũng cũng tương tự như vậy: một khu vực hôm nay là ngoại
ô, ngày mai đã thành nội đô (ví dụ như huyện Thủ Đức chẳng hạn); nếu vẫn
quan niệm như trên thì ga khách Sài Gòn sẽ phải di dời sang tỉnh Đồng Nai.
Việc đề cập đến vấn đề trên nhằm đạt được sự thống nhất quan điểm trong quy
hoạch đường sắt đô thị cho thành phố Hồ Chí Minh trong đề án quy hoạch giao
thông này.
Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

1.3- Ý nghĩa:
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước diễn ra dưới nhiều hình thức như
xây dựng pháp luật, định hướng, tổ chức, giám sát, kiểm tra, điều chỉnh nhằm
đảm bảo pháp luật được thực thi, quyền lợi và nghĩa vụ của các cá nhân tổ chức
được bảo đảm và thực hiện, các giá trị xã hội, giá trị văn hoá, nguồn lực tài
nguyên thiên nhiên và xã hội (kể cả giá trị phi vật thể) được gìn giữ và bảo vệ.
Trong phạm vi hẹp, quản lý đô thị chủ yếu tập trung vào việc thực thi pháp luật,
thuộc nhiệm vụ của UBND các cấp.
- Quản lý nhà nước về đô thị thực chất là quản lý vấn đề định cư ở đô thị,
một vấn đề đặc thù và đặc trưng cho đô thị. Đây là điểm phân biệt quan trọng
giữa quản lý nhà nước đô thị với quản lý nhà nước trên một đơn vị hành chính
lãnh thổ. Quản lý mọi mặt trên một đơn vị hành chính sẽ bao gồm cả các hoạt
động kinh tế ngành. Quản lý đô thị về cơ bản không bao gồm các hoạt động
quản lý kinh tế ngành và quản lý lĩnh vực đặc thù như tôn giáo, an ninh quốc

gia, nông nghiệp, công thương nghiệp, vv….
- Thuận lợi và tiện ích: hệ thống đường sắt đô thị (metro, tàu điện ngầm)
được thiết kế với độ an toàn rất cao. Khi di chuyển bằng metro, bạn không phải
căng thẳng như đi xe máy, không sợ va quệt hay té ngã…Sử dụng metro bạn có
thể vừa đọc báo, vừa ăn sáng hoặc có thể chợp mắt, nghỉ ngơi một lúc mà đi xe
máy bạn không bao giờ có được. Di chuyển bằng metro bạn không sợ mưa nắng,
khói bụi,…Bạn có thể đi từ nhà bằng xe đạp, xe máy, xe buýt đến ga metro.
Xung quanh nhà ga là hệ thống bến bãi xe buýt, bãi gửi xe đạp xe máy, ô tô và
còn có cả hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại…Sau khi di chuyển bằng
metro bạn xuống ga nơi bạn muốn đến, sau đó bạn có thể sử dụng hệ thống xe
buýt nối kết để đến nơi bạn muốn. Trong tương lai bạn có thể đi đến bất cứ nơi
đâu trên thành phố chỉ bằng metro mà không bao giờ bị kẹt xe. Ngoài ra, một ưu
điểm vượt trội khi sử dụng metro so với các phương tiện khác là tính chính xác
về thời gian, bạn hoàn toàn kiểm soát được thời gian khi sử dụng metro.
- Thời gian vận hành hợp lý: căn cứ theo thói quen đi lại và xu hướng phát
triển nhu cầu đi lại của người dân thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần
đây và nâng cao chất lượng phục vụ của giao thông đường sắt đô thị đối với
hành khách.
3. Cơ sở pháp lý:
3.1- Cơ sở pháp lý chung:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết
nghị thông qua Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, làm
nền tảng định hướng cho sự phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

Tại Kỳ họp thứ hai tháng 11 năm 2011, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII cũng đã thông qua Nghị quyết số 10/2011/QH13

về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015. Một trong những nhiệm
vụ chủ yếu trong giai đoạn 2011 – 2015 là rà soát, đánh giá các dự án phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm, ưu tiên bố trí
vốn đầu tư dứt điểm để sớm đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Phát triển
nhanh hệ thống giao thông đô thị, nhất là giao thông công cộng. Từng bước phát
triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng các đô thị lớn gắn với bố trí, cơ
cấu lại sản xuất và phân bố dân cư; nâng cao năng lực các dịch vụ tổng hợp của
ba cảng biển lớn ở ba khu vực.
Cơ sở pháp lý của công tác quản lý quy hoạch đô thị gồm nhiều nguồn,
trong đó có nguồn văn bản quy phạm pháp luật: Luật và dưới Luật của Trung
ương và địa phương; các đồ án quy hoạch đô thị và các quy chuẩn tiêu chuẩn;
các Nghị quyết Quốc hội; Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Các văn bản dưới luật bao gồm Nghị định, Thông tư, và kể cả các Chỉ thị và văn
bản chỉ đạo điều hành khác.
Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đô thị ở Việt Nam chưa được
tổng hợp thành những bộ luật bao trùm nội dung của công tác này. Vì vậy, các
cơ quan phải sử dụng các cơ sở pháp lý chưa được hệ thống hóa, nằm ở nhiều
văn bản khác nhau. Tính đến năm 2009, có 5 nhóm văn bản chính đóng vai trò
quan trọng để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến quản lý đô thị, đó là:
-Luật Quy hoạch đô thị 2009;
-Luật Xây dựng 2003 và các văn bản hướng dẫn;
-Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn;
-Luật Nhà ở 2005 và các văn bản hướng dẫn;
-Luật Kinh doanh bất động sản 2006 và các văn bản hướng dẫn;
Ngoài 5 văn bản chính nêu trên, các cơ quan quản lý còn sử dụng nhiều
văn bản khác như Bộ Luật Dân sự 2005, Luật tổ chức UBND và HĐND 2001,
Luật Đầu tư 2005, Luật Đấu thầu 2005, Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật
Giao thông đường bộ 2008; Luật Tài nguyên nước 1998, Luật Trưng mua trưng
dụng tài sản 2008, Luật Phòng cháy chữa cháy 2001, Luật Doanh nghiệp 2001,
Luật Thanh tra 2004, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 2008,v.v… và các

văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành làm cơ sở điều chỉnh các hoạt động quản
lý trên toàn quốc. Duy nhất có Luật Thủ đô dành riêng cho Hà Nội có những
quy định liên quan đến các đô thị khác quy định về vấn đề quản lý đô thị.

Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

Bên cạnh các quy phạm pháp luật dưới dạng văn bản, các cơ quản quản lý
còn căn cứ vào các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, nhất là các đồ án quy
hoạch chi tiết là căn cứ pháp lý quan trọng để phê duyệt và triển khai thực hiện
các dự án đầu tư. Ngoài ra, các tiêu chuẩn quy chuẩn quy hoạch, xây dựng và
tiêu chuẩn ngành khác cũng là các căn cứ sử dụng trong cấp phép các công trình,
phê duyệt các dự án và phương án phát triển, cải tạo và xây dựng đô thị.
3.2- Cơ sở pháp lý cụ thể:
Việc quy hoạch xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí
Minh ngoài những căn cứ pháp lý chung nêu trên còn căn cứ vào những pháp lý
cụ thể sau:
Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2025.
Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Chính
phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành
phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

Chương trình hành động số 12-CtrHĐ/TU ngày 16 tháng 3 năm 2011 của
Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành
phố lần thứ IX về Chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011-2015.
Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình giảm ùn tắc giao thông
giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020.

Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ
QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Đặc điểm:
1.1- Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị:
- Tình trạng xây dựng còn lộn xộn, đa số không phép, trong sử dụng đất đô
thị còn phổ biến hiện tượng không theo quy hoạch và pháp luật.
- Chất lượng của các đồ án quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị nhìn
chung còn yếu, tính khả thi chưa cao, mỹ quan đô thị nghèo nàn, đơn điệu, chắp vá.
- Các cơ sở pháp luật và văn bản pháp quy về quy hoạch xây dựng kiến
trúc đô thị còn thiếu cụ thể và thiếu đồng bộ.
- Cơ chế và thủ tục hành chính trong việc giao đất, cấp giấy phép xây dựng
vẫn chưa được thực hiện triệt để theo Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản
pháp luật khác cũng như Nghị quyết 38/CP của Chính phủ, nhìn chung còn phức
tạp, phiền hà và tiến bộ rất chậm.
- Năng lực cán bộ thiết kế quy hoạch kiến trúc đô thị, quản lý quy hoạch

xây dựng kiến trúc đô thị nhìn chung còn yếu kém, chưa tương xứng với phát
triển đô thị của nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Hệ thống cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng kiến trúc đô thị chưa hoàn
thiện, nhất là cấp cơ sở.
- Phương thức quản lý quy hoạch xây dựng kiến trúc đô thị còn mang
những đặc điểm của cách làm chắp vá, tùy tiện, riêng rẽ, thiếu thống nhất, chưa
chuyển đổi kịp theo cơ chế kinh tế thị trường, vv....
1.2- Thực hiện công tác lập Quy hoạch: Làm cơ sở để xây dựng và từng
bước hoàn chỉnh, hiện đại hoá mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ, đường hàng không đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 nhằm
đảm bảo cho thành phố phát triển ổn định, cân bằng, bền vững và lâu dài, góp
phần đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị trung tâm cấp quốc gia, là
hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là trung tâm thương mại dịch vụ lớn ở khu vực Đông Nam Á.
Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

1.3- Kế hoạch 5 năm Phát triển Kinh tế Xã hội (2011 - 2015) đề cập nhu cầu
phát triển cấp thiết giao thông ở những thành phố lớn của Việt Nam. Kế hoạch đề
nghị việc phát triển đô thị trong tương lai phải đi đôi với việc đánh giá môi trường
phù hợp, một vấn đề được xem là thiếu ý thức về môi trường trong dự án phát
triển cơ sở hạ tầng ở những khu công nghiệp khu vực Đông Nam.
Dân số ở khu đô thị thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của khu vực
Đông Nam, năm 1997 là 6.88 triệu, năm 2002 là 7.65 triệu và dự kiến sẽ lên đến
13.5 triệu vào năm 2020. Kết quả là lượng giao thông đô thị tăng đột biến và
những vấn đề ách tắc giao thông sẽ tiếp tục leo thang. Đơn cử là tốc độ lưu thông
trung bình của xe ô tô là 23.8km/giờ năm 2002 được dự báo sẽ giảm xuống còn
13.3km/giờ năm 2020. Không còn nghi ngờ khả năng dẫn đến ô nhiễm không khí
nghiêm trọng và gây cản trở những hoạt động kinh tế và xã hội. Một trong số

những vấn đề tồn tại là lưu lượng xe, đặc biệt là xe gắn máy, hiện nay chiếm đến
94% tổng nhu cầu giao thông đô thị. Thành phố Hồ Chí Minh đề ra mục tiêu
chính sách công cộng để giảm tỷ lệ này xuống 50% cho đến năm 2020.
1.4- Với công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, nền kinh tế đất nước
đã có những bước phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực. Việc chuyển đổi sang
cơ chế thị trường cùng với việc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)
đã thúc đẩy tiến trình đô thị hoá phát triển mạnh mẽ trên cả nước. TPHCM với
dân số hiện nay khoảng 8,5 triệu người (năm 2009), cùng với khoảng hơn 10
triệu dân sinh sống tại các tỉnh thành lân cận (như Đồng Nai, Long An, Bình
Dương…) tạo thành vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, là một trong những
trung tâm ngoại giao, kinh tế, thương mại, dịch vụ, văn hoá và du lịch lớn của cả
nước, là nơi tập trung các đầu mối giao thông quan trọng gồm: hệ thống giao
thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và hàng không. Trong những năm gần
đây, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, TPHCM đã có sự phát triển
mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có hạ tầng giao thông vận tải, góp
phần giải quyết phần lớn các vấn đề bức xúc trong giao thông đô thị đem lại
hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Ngày 22 tháng 01 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số
101/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT TPHCM đến năm 2020 và
tầm nhìn sau năm 2020. Trong đó việc quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị
trong thành phố có các nội dung chủ yếu sau:
Quy hoạch kết hợp sử dụng các tuyến đường sắt quốc gia hướng tâm
cho chạy tàu ngoại ô và xây dựng 2 tuyến đường sắt nhẹ: Trảng Bàng - Tân Thới
Hiệp, Thủ Thiêm - Nhơn Trạch - Cảng hàng không quốc tế Long Thành;


Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa


Quy hoạch hệ thống tàu điện ngầm (metro): Xây dựng 6 tuyến xuyên
tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố và 3 tuyến xe điện
chạy trên mặt đất (monoray).


Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 568/QĐ-TTg ngày
08 tháng 4 năm 2013 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận
tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Trong đó
việc quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị có các nội dung chủ yếu sau:
Xây dựng 08 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của
thành phố, chủ yếu đi ngầm trong nội đô và 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường
sắt một ray (Tramway hoặc Monorail), cụ thể:
 Quy hoạch hệ thống tàu điện ngầm:

- Tuyến số 1: Bến Thành - Suối Tiên, chiều dài khoảng 19,7 km; nghiên
cứu kéo dài tới thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương như sau:
+ Kéo dài tới thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai: Từ ga Suối Tiên, đi dọc
theo quốc lộ 1 đến ngã 3 Chợ Sặt, thành phố Biên Hòa.
+ Kéo dài đến Bình Dương: Từ ga Suối Tiên – Mỹ Phước – Tân Vạn –
Đường XT1 – ga Trung tâm (Khu liên hợp Công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ Bình
Dương).
- Tuyến số 2: Đô thị Tây Bắc (huyện Củ Chi) – quốc lộ 22 – Bến xe Tây
Ninh – Trường Chinh – (nhánh vào Depot Tham Lương) – Cách Mạng Tháng
Tám – Phạm Hồng Thái – Bến Thành – Thủ Thiêm, chiều dài khoảng 48,0 km;
- Tuyến số 3a: Bến Thành – Phạm Ngũ Lão – Ngã 6 Cộng Hòa – Hùng
Vương – Hồng Bàng – Kinh Dương Vương – Depot Tân Kiên – ga Tân Kiên,
chiều dài khoảng 19,8 km. Nghiên cứu kéo dài tuyến số 3a kết nối thành phố
Tân An (tỉnh Long An) từ ga Hưng Nhơn đi dọc theo quốc lộ 1;
- Tuyến số 3b: Ngã sáu Cộng Hòa – Nguyễn Thị Minh Khai – Xô Viết

Nghệ Tĩnh – Quốc lộ 13 – Hiệp Bình Phước, chiều dài khoảng 12,1 km. Nghiên
cứu kết nối với thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) từ ga Hiệp Bình Phước
và đi dọc quốc lộ 13, kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 1 của tỉnh Bình
Dương.
- Tuyến số 4: Thạnh Xuân – Hà Huy Giáp – Nguyễn Oanh – Nguyễn Kiệm
– Phan Đình Phùng – Hai Bà Trưng – Bến Thành – Nguyễn Thái Học – Tôn Đản
– Nguyễn Hữu Thọ – Khu đô thị Hiệp Phước, chiều dài khoảng 36,2 km;
Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

- Tuyến số 4b: Ga Công viên Gia Định (tuyến số 4) – Nguyễn Thái Sơn –
Hồng Hà – Cảng hàng không quốc tế Tân Sân Nhất – Trường Sơn – Công viên
Hoàng Văn Thụ - Ga Lăng Cha Cả (tuyến số 5), chiều dài khoảng 5,2 km;
- Tuyến số 5: Bến xe Cần Giuộc mới – quốc lộ 50 – Tùng Thiện Vương –
Phù Đổng Thiên Vương – Lý Thường Kiệt – Hoàng Văn Thụ – Phan Đăng Lưu
– Bạch Đằng – Điện Biên Phủ – Cầu Sài Gòn, chiều dài khoảng 26,0 km;
- Tuyến số 6: Bà Quẹo – Âu Cơ – Lũy Bán Bích – Tân Hòa Đông – Vòng
xoay Phú Lâm, chiều dài khoảng 5,6 km.
Quy hoạch xây dựng 07 Depot như sau: Suối Tiên – diện tích khoảng 27,7
ha (tuyến số 1), Tham Lương – diện tích khoảng 25,0 ha (tuyến số 2), Tân Kiên
– diện tích khoảng 26,5 ha (tuyến số 3a), Hiệp Bình Phước – diện tích khoảng
20,0 ha (tuyến số 3b), Thạnh Xuân – diện tích khoảng 27,0 ha, Nhà Bè – diện
tích khoảng 20,0 ha (tuyến số 4), Đa Phước - diện tích khoảng 32,0 ha (tuyến số
5), tổng diện tích các Depot khoảng 158,2 ha và các ga đường sắt đô thị: Ga
trung tâm (Ga Bến Thành), Ga nối ray và ga đấu nối giữa các tuyến (ga Bà
Quẹo, ga Ngã 6 Cộng Hòa; ga Lăng Cha Cả...), Ga trung gian: Trung bình từ
700 m đến 2.000 m bố trí 01 ga.
 Quy hoạch xe điện mặt đất và monorail:


- Tuyến xe điện mặt đất số 1: Ba Son – Tôn Đức Thắng – Công trường Mê
Linh – Võ Văn Kiệt – Lý Chiêu Hoàng – Bến xe Miền Tây hiện hữu, chiều dài
khoảng 12,8 km. Định hướng kéo dài từ Ban Son đến khu đô thị Bình Quới (Thanh
Đa – Bình Thạnh).
- Tuyến Monorail số 2: Quốc lộ 50 (quận 8) – Nguyễn Văn Linh – Trần
Não – Xuân Thủy (quận 2) – Khu đô thị Bình Quới (Thanh Đa – Bình Thạnh).
Định hướng kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 3a, chiều dài khoảng 27,2 km;
- Tuyến Monorail số 3: Ngã tư (Phan Văn Trị – Nguyễn Oanh) – Phan
Văn Trị – Quang Trung – Công viên phần mềm Quang Trung – Tô Ký – ga Tân
Chánh Hiệp, chiều dài khoảng 16,5 km.
Quy hoạch xây dựng 03 Depot cho các tuyến xe điện mặt đất hoặc
Monorail như sau: Bến xe Miền Tây, diện tích khoảng 2,1 ha (tuyến xe điện mặt
đất số 1); đường Nguyễn Văn Linh, diện tích khoảng 5,9 ha (tuyến Monorail số
2); đường Tân Chánh Hiệp – diện tích khoảng 5,9 ha (tuyến số Monorail số 3).
Tổng diện tích các Depot khoảng 13,9 ha.

Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

Bản đồ quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị của thành phố Hồ Chí Minh

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ METRO

Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TRAMWAY VÀ MONORAIL

1.5- Như chúng ta đã biết, với vị trí cửa ngõ giao thương quốc tế, kết nối
các tỉnh, thành trong vùng, thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong hệ thống các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Thành phố đã
được định hướng phát triển bền vững, hài hòa theo hướng liên kết vùng để trở
thành một thành phố văn minh, hiện đại, từng bước trở thành một trung tâm
công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Do vậy,
việc hiện đại hóa giao thông công cộng đối với thành phố Hồ Chí Minh là một
yêu cầu rất bức xúc và cấp bách nhằm giảm bớt áp lực và giải quyết tốt tình
trạng ùn tắc giao thông thường xuyên, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã
hội và văn minh của thành phố. Để thực hiện nhiệm vụ hết sức khó khăn và
phức tạp nói trên, ngày 13 tháng 9 năm 2007, Ủy ban nhân dân thành phố đã có
Quyết định số 119/QĐ-UBND thành lập Ban Quản lý Đường sắt đô thị đơn vị
trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, có nhiệm vụ là chủ đầu tư và quản lý vận
hành, khai thác, phát triển phát triển mạng lưới đường sắt đô thị theo quy hoạch
giao thông vận tải đến năm 2020.
Có thể nói đây là một cột mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời của
một cơ quan chuyên ngành về một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và chưa có tiền lệ
của Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng: lĩnh vực đường sắt đô thị.
2. Những thuận lợi, khó khăn:
2.1- Thuận lợi:
2.1.1- Xác định khái quát tiềm năng, động lực phát triển hệ thống đường
sắt đô thị:
Việc xây dựng hệ thống đường sắt đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh và kết
nối ra các đô thị vệ tinh trong Vùng thành phố Hồ Chí Minh là một việc làm tất
yếu. Hiện nay đường sắt đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh mới được bắt đầu xây
dựng do vậy tiềm năng để đường sắt đô thị phát triển tại thành phố và mở rộng
ra toàn Vùng là rất lớn.

Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

Động lực cho việc phát triển đường sắt đô thị bao gồm:
• Nhu cầu nội tại xây dựng hệ thống đường sắt đô thị để giải quyết tình
trạng ách tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng tại thành phố Hồ Chí Minh
cũng như chính sách của Chính phủ hiện nay đang tập trung nguồn lực xây dựng
hệ thống đường sắt đô thị cho Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là động lực
cho phát triển đường sắt đô thị;
• Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch xây dựng Vùng thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” với chính sách xây
dựng các đô thị vệ tinh, các khu liên hợp đô thị công nghiệp để kéo dãn dân từ
thành phố Hồ Chí Minh ra bên ngoài cũng như chuyển các ngành sản xuất thâm
dụng lao động ra các tỉnh trong Vùng nhằm chuyển đổi cơ cấu sản xuất của
thành phố Hồ Chí Minh từ thâm dụng lao động, giá trị gia tăng thấp sang kỹ
thuật cao cũng tạo thành động lực cho sự phát triển đường sắt đô thị;
• Quy hoạch phát triển đô thị gắn với hệ thống vận tải khối lượng lớn mang
lại nhiều lợi ích cho cả nhà khai thác đường sắt lẫn các nhà đầu tư địa ốc do vậy
có thể huy động vốn cho phát triển đường sắt đô thị theo hình thức nhà nước –
tư nhân (PPP), tạo ra động lực phát triển đường sắt đô thị;
• Cùng với nhận thức về hạn chế khí thải, chống biến đổi khí hậu, chính
sách cho vay ODA của các nước công nghiệp phát triển và các định chế tài
chính quốc tế đang dành ưu tiên cho các dự án phát triển vận tải khách công
cộng sẽ là động lực cho phát triển đường sắt đô thị.
2.1.2- Xác định rõ mục tiêu của việc điều chỉnh quy hoạch chung phát triển
hệ thống đường sắt đô thị:
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều

chỉnh và trở thành cơ sở pháp lý cho việc lập các dự án đầu tư xây dựng các tuyến
đường sắt đô thị nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi
trường ngày càng trầm trọng, cản trở sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh.
- Quy hoạch xây dựng các tuyến đường sắt đô thị mới phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh cũng như chiến
lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải quốc gia và của các địa phương có
liên quan đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020.
- Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, bền vững, hiện
đại đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân thành phố, chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

- Định hướng cho công tác nghiên cứu khả năng kết nối hệ thống đường sắt
đô thị từ thành phố Hồ Chí Minh đến các đô thị vệ tinh của các tỉnh lận cận, tạo
nên một hệ thống đường sắt đô thị liên vùng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã
hội trong tương lai.
2.2- Khó khăn:
Hiện nay trong số các tuyến đường sắt đô thị được quy hoạch, đã có hai
tuyến được khởi công xây dựng theo đúng quy hoạch được duyệt là tuyến số 1
(Bến Thành – Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành – Tham Lương); các tuyến
còn lại đang được lập dự án đầu tư.
Trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị theo
quy hoạch điều chỉnh đã gặp phải một số những khó khăn nhất định, cần phải
thực hiện để phù hợp với quy hoạch chung, cụ thể như sau:
• Công tác công bố và quản lý “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020” chưa chặt
chẽ từ trước nên công tác triển khai thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng các

depot bị chậm lại do phải thực hiện công tác lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết
1/2000, 1/500 để xác định quy mô, vị trí và quỹ đất mới có đủ điều kiện để phê
duyệt dự án. Bên cạnh đó việc chậm lập điều chỉnh quy hoạch 1/2000, 1/500
cũng ảnh hưởng đến công tác thu hồi đất cho các depot.
• Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày ngày
07 tháng 04 năm 2010 về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị nhưng vấn
đề quy hoạch không gian ngầm ở nước ta vẫn còn là vấn đề mới mẻ, đang gặp
nhiều khó khăn trong quản lý, quy hoạch và khai thác. Các tuyến đường sắt đô
thị tuyến số 1, số 2 ở thành phố Hồ Chí Minh mới đang được triển khai, là mong
mỏi của nhân dân và kỳ vọng giải quyết ùn tắc giao thông nhưng đang có xu
hướng chậm tiến độ, cơ chế quản lý vận hành còn đang trong giai đoạn xây
dựng. Những tồn tại nêu trên có nhiều nguyên nhân, ngoài khó khăn về vốn thì
các nguyên nhân cơ bản là thiếu khung pháp lý, thiếu cơ chế phối hợp và thiếu
hụt nguồn nhân lực cần thiết.
Trong các luật ban hành gần đây, phát triển giao thông ngầm đô thị nói
riêng và không gian ngầm đô thị nói chung đã được đề cập nhưng chưa đủ, chưa
thống nhất và chưa chi tiết. Khung pháp lý quan trọng nhất về đất đai là Luật
Đất đai lại chưa đề cập cụ thể tới quản lý, khai thác không gian ngầm đô thị
(trong lòng đất). Các khung pháp lý có liên quan khác cũng chưa đề cập hoặc
chưa đề cập rõ ràng, chặt chẽ tới phát triển không gian ngầm đô thị, cần phải bổ
sung như khung pháp lý về quản lý, về quy hoạch, về tài chính. Sự chưa đầy đủ
của khung pháp lý về quản lý khiến cho hệ thống công trình ngầm hiện nay đang
được quản lý riêng theo từng ngành, chưa có sự phối hợp quản lý, thậm chí riêng
từng ngành cũng chưa được quản lý có hệ thống nên trên thực tế là các đô thị

Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa


lớn của chúng ta chưa có một sơ sở dữ liệu chia sẻ về công trình ngầm và không
gian ngầm đô thị.
3. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý quy hoạch hệ thống
Đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh:
Trong hơn 6 năm thực hiện nhiệm vụ được giao, Đảng ủy và lãnh đạo Ban
Quản lý Đường sắt đô thị đã chỉ đạo tập trung và trọng điểm đến toàn thể cán
bộ, đảng viên, viên chức và người lao động nỗ lực thực hiện nhiệm vụ và đạt
được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ.
- Tuyến đường sắt đô thị số 1, (Bến Thành - Suối Tiên) do Cơ quan Hợp
tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ: đã khởi công xây dựng gói thầu chính số 2
(trong tổng số 04 gói thầu chính của dự án) vào tháng 8 năm 2012; đã ký kế hợp
đồng gói thầu số 3 vào tháng 6 năm 2013. Hiện nay, công tác giải phóng mặt
bằng cơ bản đã hoàn thành. Công tác lựa chọn nhà thầu cho cho các gói thầu
chính còn lại cơ bản đã hoàn tất, chuẩn bị đám phán thương thảo hợp đồng với
nhà thầu. Dự kiến khởi công các gói thầu chính còn lại vào năm 2014 và phấn
đấu hoàn thành vào năm 2018.
Tuyến Metro số 1 dự kiến có 6 toa với số lượng hành khách có thể chuyên
chở được là 942 người (trong đó có 312 chỗ ngồi). Lưu lượng hành khách
chuyên chở được khoảng 162.000 lượt người/ngày giai đoạn 2014 - 2020, sau đó
nâng lên khoảng 635.000 lượt/ngày vào năm 2030 và 800.000 lượt/ngày vào
năm 2040. Theo thiết kế, thời gian đi từ đầu đến cuối tuyến khoảng 29 phút,
tương đương vận tốc 39 km/giờ. Dự kiến tàu sẽ hoạt động khoảng 20 giờ/ngày
với thời gian giãn cách giữa các chuyến là 5 - 6 phút.
- Tuyến tàu điện ngầm số 2 giai đoạn 1, (Bến Thành – Tham Lương): được
Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt vào tháng 10 năm 2010 và đã ký kết các
Hiệp định vay vốn với các nhà tài trợ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB),
Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB). Các hợp
đồng tư vấn chính của dự án đang thực hiện khẩn trương để tiến hành đấu thầu
các gói thầu xây lắp và thiết bị chính của dự án vào năm 2014. Bên cạnh đó, dự
án Xây dựng tường bảo vệ, nhà bảo vệ và san lấp mặt bằng depot Tham Lương

tại quận 12 với quy mô 25 ha cũng sắp sửa hoàn thành những hạng mục còn lại.
Đến giai đoạn 2, điểm đầu Bến Thành được kéo dài qua Thủ Thiêm và
điểm cuối Tham Lương sẽ được kéo tới Khu đô thị mới Tây Bắc Củ Chi. Tổng
vốn đầu tư của giai đoạn 1 là 1,374 tỷ USD (tương đương 26.000 tỉ VND); trong
đó phần vốn vay từ ADB là 540 triệu USD, Giai đoạn đầu, sẽ dùng đoàn tàu 3
Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

toa với sức chở khoảng 810 hành khách; giai đoạn 2 sẽ dùng đoàn tàu 6 toa với
sức chở 1.620 hành khách. Tốc độ chạy tàu 80km/giờ.
- Tuyến đường sắt đô thị số 5 do Chính phủ Tây Ban Nha, Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) đồng tài trợ: Cơ bản
hoàn thành công tác lập dự án đầu tư, giai đoạn 1 (Ngã tư Bảy Hiền – Cầu Sài
Gòn) để chuẩn bị đàm phán ký kết hiệp định vay với các nhà tài trợ. Bên cạnh
đó, tiếp tục phối hợp các bộ ngành, nhà tài trợ để tìm kiếm nguồn vốn bổ sung
cho giai đoạn 2 của dự án.
- Công tác chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, xe điện mặt đất,
monorail còn lại đang được khẩn trương thực hiện theo kế hoạch đề ra. Song
song đó, Ban Quản lý Đường sắt đô thị đang đẩy nhanh công tác xúc tiến mời
gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư cho các tuyến còn lại.
* Những bài học kinh nghiệm:
Khi triển khai xây dựng hệ thống đường sắt đô thị đến năm 2020, tầm nhìn
sau năm 2020 cần tuân thủ các đặc điểm sau:
- Việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị phải tuân thủ theo quy hoạch
phát triển chung, đảm bảo cho thành phố Hồ Chí Minh phát triển bền vững của
thành phố nói riêng và Vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh nói chung, tạo điều
kiện cho thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò trung tâm, là đầu tàu cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của toàn Vùng;

-Quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị phải tạo điều kiện chỉnh trang đô thị,
thực hiện chính sách phát triển đô thị gắn kết với hệ thống đường sắt đô thị;
- Chú trọng đến việc quy hoạch và phát triển không gian ngầm vì quỹ đất
hiện nay ngày càng thu hẹp nên xu hướng phát triển không gian ngầm giữ vai trò
quan trọng trong sự phát triển của các đô thị, nhất là các thành phố lớn như
thành phố Hồ Chí Minh.

Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ NHẰM XÂY DỰNG
HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Mục tiêu:
1.1- Mục tiêu tổng quát phát triển đô thị cả nước đến năm 2020 là: “Từng
bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị cả nước có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội hiện đại, có môi trường đô thị trong sạch, được phân bố và phát triển hợp lý
trên địa bàn cả nước, đảm bảo cho mỗi đô thị phát triển ổn định, cân bằng, bền
vững và trường tồn, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”.
Nhiệm vụ chủ yếu chỉ của công tác quản lý và phát triển đô thị nước ta là:
-Tập trung thu hút đầu tư phát triển các đô thị lớn trung tâm hạt nhân gắn
với xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm, tạo ra sự phát triển cân bằng giữa ba
miền để thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước.
-Phải dành nguồn lực phát triển thích đáng các đô thị vừa và nhỏ trên cơ sở
khai thác lợi thế và tiềm năng của tất cả các vùng, liên kết hỗ trợ nhau để tất cả

các vùng đều phát triển.
-Tại các đô thị, cần tập trung mọi nỗ lực để hoàn chỉnh việc lập, điều
chỉnh, xét duyệt quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng để nâng cao điều kiện sống
và làm việc của nhân dân, bảo vệ môi trường, tạo ra bộ mặt mới cho các đô thị.
1.2- Mục tiêu xây dựng các tuyến đường sắt đô thị:
Tập trung đầu tư xây dựng, từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông,
hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ, kết nối Vùng thành phố Hồ Chí
Minh; phát triển nhanh vận tải hành khách công cộng, ưu tiên giao thông công
cộng sức chở lớn; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao
thông; nâng cao hiệu lực; hiệu quả quản lý Nhà nước; từng bước cải thiện tình
trạng ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông.
Đảm bảo tính cơ động và dễ tiếp cận các dịch vụ đô thị là điều tối thiểu cần
thiết đối với người dân và xã hội bằng cách cung cấp một hệ thống giao thông
công cộng hoạt động hiệu quả có tính an toàn, tiện nghi, hợp lý và bền vững:
- Thúc đẩy nhận thức của xã hội về các vấn đề giao thông đô thị trong hiện
tại và tương lai;
Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

- Quản lý sự tăng trưởng và phát triển đô thị bền vững;
- Thúc đẩy và phát triển hệ thống giao thông công cộng hấp dẫn;
- Quản lý hiệu quả nhu cầu giao thông đường bộ;
- Phát triển tổng thể không gian giao thông và môi trường;
- Nâng cao an toàn giao thông;
- Củng cố hệ thống hành chính ngành giao thông vận tải và năng lực quản lý.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô
thị; nhanh chóng hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng đáp
ứng yêu cầu thi công các dự án trên; xây dựng, ban hành các quy hoạch chi tiết,

triển khai các thủ tục chuẩn bị để kêu gọi đầu tư các dự án chỉnh trang, phát triển
đô thị dọc theo các tuyến đường sắt; có cơ chế, chính sách ưu đãi nhà đầu tư để
huy động mọi nguồn lực tập trung phát triển nhanh đường sắt đô thị; xây dựng
mô hình, cơ chế hoạt động và nguồn nhân lực của doanh nghiệp vận hành và bảo
trì đường sắt đô thị, bảo đảm sẳn sàng vận hành khi tuyến đường sắt Bến Thành
– Suối Tiên đi vào hoạt động năm 2018, tuyến đường sắt Bến Thành – Tham
Lương đi vào hoạt động năm 2020.
2. Những giải pháp:
2.1- Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn thành phố:
2.1.1- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy
hoạch:
Tổ chức rà soát tất cả các loại quy hoạch đã ban hành, bảo đảm yêu cầu
bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng để bổ sung,
điều chỉnh cho phù hợp, bảo đảm quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng phải đồng
bộ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020
tầm nhìn sau năm 2020.
Hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng các quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật
và hạ tầng xã hội có liên quan đến việc sử dụng đất để triển khai thực hiện đồng
bộ, có hiệu quả. Xây dựng quy hoạch, lập danh mục gắn với ước tính phân bổ
nguồn vốn đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng. tập trung, khẩn trương xác định
cốt nền xây dựng; nhanh chóng hoàn thành đề án quy hoạch ngầm hóa hạ tầng
kỹ thuật đô thị, quy hoạch chi tiết; chủ động chuẩn bị các dự án đầu tư xây dựng
các công trình giao thông trọng điểm để triển khai thực hiện ngay khi có vốn đầu
tư; bố trí vốn thuê tư vấn có năng lực, kinh nghiệm lập dự án kêu gọi đầu tư; quy
hoạch chi tiết các khu đất gắn với các dự án xây dựng các trục đường mới và có
phương án thu hồi, tạo quỹ đất đấu giá, thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả quỹ
đất hai bên đường và chỉnh trang đô thị; quản lý chặt chẽ quỹ đất quy hoạch
công trình hạ tầng.

Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh



Tiểu luận cuối khóa

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch; kịp thời rà soát, điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch không phù hợp; đề cao trách nhiệm của người đứng
đầu trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, bảo đảm hiệu quả và khả
thi. Phương pháp lập quy hoạch cần đảm bảo dân chủ, chú trọng nhiều hơn đến
yếu tố thị trường.
Tăng cường vai trò của các sở - ngành, quận - huyện trong công tác nối kết
giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố với công tác tổ
chức triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch đề ra, đặc biệt là triển khai xây
dựng các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về quy hoạch phát triển kết cấu
hạ tầng đô thị để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội; thực hiện tốt công khai quy
hoạch để dân biết, dân bàn, dân làm, dân tham gia giám sát việc thực hiện quy
hoạch và triển khai thực hiện các dự án đầu tư.
2.1.2- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút mạnh và sử dụng
có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
Sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, khắc phục
tình trạng đầu tư dàn trải; thực hiện nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm,
ưu tiên bố trí vốn đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm theo
quy hoạch, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi, chống ngập nước, hạ
tầng kỹ thuật đô thị.
Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách và kiến nghị
cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, quy định
pháp luật để đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, tạo vốn, thu hút vốn đầu tư trong và
ngoài nước từ nhiều thành phần kinh tế, theo nhiều hình thức: xây dựng – khai
thác – chuyển giao (BOT), xây dựng – chuyển giao (BT), xây dựng – chuyển
giao – khai thác (BTO), xây dựng – sở hữu – khai thác (BOO), hợp tác công tư

(PPP), chuyển nhượng quyền kinh doanh, khai thác quỹ đất và các dịch vụ liên
quan, phát hành trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình, vay vốn các tổ chức tài
chính nước ngoài. Tranh thủ tối đa các nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA) để
đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm. Tập trung xây dựng một số đề án
mang tính đột phá để kiến nghị Trunng ương cho phép thực hiện thí điểm đối
với những vấn đề mới phát sinh mà chưa có quy định hoặc có quy định nhưng
không còn phù hợp với thực tiễn thành phố để huy động các nguồn vốn (ngoài
ngân sách), xã hội hóa đầu tư lĩnh vực kết cấu hạ tầng.
Tiếp tục nghiên cứu bổ sung cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả giá trị
tăng thêm của đất sau khi đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo
đảm thu hồi hợp lý phần giá trị tăng thêm bổ sung nguồn đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng đô thị; kiên quyết thu hồi các diện tích mặt đất đã giao cho các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả để
Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

đấu giá và chủ động bồi thường đất, tạo thêm quỹ đất cho Nhà nước trực tiếp
quản lý để đấu giá giá trị quyền sử dụng đất tạo nguồn vốn đầu tư các công
trình hạ tầng hoặc cho các nhà đầu tư có năng lực khai thác, sử dụng có hiệu
quả hơn.
2.1.3- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
Nhà nước trong đầu tư, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng
Tập trung triển khai đề án quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực; có cơ
chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực đủ phẩm chất, năng lực trong lĩnh vực
quy hoạch, quản lý, điều hành các dự án đầu tư nhằm tránh thất thoát, lãng phí.
Thường xuyên cập nhật thông tin và nâng cao kiến thức về quy hoạch, quản lý
dự án, bao gồm khả năng lựa chọn các dự án trong chương trình; điều chỉnh, bổ
sung các dự án mới; nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực

quản lý đấu thầu, theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các
công trình, dự án đầu tư.
2.2- Đẩy mạnh thực hiện Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm
2020 và Quy hoạch Vùng thành phố Hồ Chí Minh gắn với Quy hoạch xây dựng
hệ thống hạ tầng giao thông, quy hoạch phát triển hệ thống vận tải hành khách
công cộng có sức tải lớn.
Quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết phải bảo đảm kết hợp đồng bộ 3
vấn đề:
+ Quy hoạch sử dụng đất, phát triển không gian đô thị;
+ Quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, đặc biệt là hạ tầng
kỹ thuật giao thông;
+ Quy hoạch xây dựng hệ thống vận tải hành khách công cộng, để vừa phát
triển kinh tế nhanh, bền vững, vừa giải quyết tốt tiến bộ, công bằng xã hội và
bảo vệ môi trường.
2.3- Tập trung huy động các nguồn lực đáp ứng chương trình phát triển
hệ thống giao thông đô thị.
- Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ cho phép thực hiện một số chính sách thu
hút nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông đô thị thông qua việc phát hành trái
phiếu ra thị trường quốc tế, vay vốn các tổ chức tài chính nước ngoài; có cơ chế
đặc thù cho thành phố thực hiện các công trình giao thông trọng điểm, công
trình giao thông cấp bách như: chỉ định thầu tư vấn và thi công; chỉ định chủ đầu
tư; nhà đầu tư được thực hiện ngay bước lập dự án đầu tư (bỏ qua bước lập đề
xuất dự án); triển khai trước các hạng mục quan trọng khi dự án đầu tư còn đang
trong quy trình phê duyệt,…để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trên.
- Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả giá trị tăng thêm của đất
đai sau khi đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo đảm thu

Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh



Tiểu luận cuối khóa

hồi hợp lý phần giá trị tăng thêm bổ sung nguồn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
đô thị.
- Đẩy mạnh chương trình kêu gọi đầu tư hạ tầng giao thông vận tải,
khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thông qua
phương thức hợp tác giữa Nhà nước với tư nhân (PPP) và các phương thức
khác (BOT, BTO, BT).
2.4- Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về giao thông vận tải
- Tiếp tục cải tiến thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản trong phạm vi thẩm
quyền của thành phố, đồng thời nghiên cứu, kiến nghị Trung ương chính sách tỷ
giá ổn định của các dự án ODA, để làm việc với các đối tác, từng bước tháo gỡ
khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
- Củng cố, kiện toàn tổ chức hệ thống quản lý Nhà nước về giao thông đô
thị (Hội đồng phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố; Hội đồng tư vấn giảm ùn tắc
giao thông đô thị; Cơ quan quản lý Nhà nước về vận tải hành khách công cộng
(PTA); trung tâm điều hành giao thông đô thị; Viện nghiên cứu giao thông vận
tải đô thị; Ban quản lý giao thông đô thị; Ban chuẩn bị đầu tư các dự án giao
thông đô thị trọng điểm,…). Nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ cho phép thực
hiện mô hình quản lý kết cấu hạ tầng giao thông và quản lý giao thông phù hợp
với đặc thù của đô thị đặc biệt.
- Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giao
thông vận tải; đề xuất bổ sung biên chế lực lượng cảnh sát giao thông; đầu tư
trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu quản lý giao thông đô thị; xây dựng cơ
chế đãi ngộ tương xứng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các
chương trình nâng cao năng lực quản lý ngành giao thông vận tải, nhất là tham
gia vào ban quản lý các dự án giao thông trọng điểm của thành phố; xây dựng và
triển khai thực hiện Đề án đào tạo nguồn nhân lực về quy hoạch và quản lý giao
thông vận tải đô thị giai đoạn 2011-2015 theo hướng đào tạo dài hạn tại các cơ
sở đào tạo chuyên nghiệp trong và ngoài nước; đào tạo bổ sung về chuyên môn

ngắn hạn theo chuyên đề; đào tạo kỹ năng làm việc theo các chức danh công
việc; đào tạo bảo dưỡng, vận hành, khai thác phương tiện, trang thiết bị được
đầu tư trong các dự án giao thông vận tải đô thị; ưu tiên, bố trí điều chuyển, bổ
nhiệm cán bộ có năng lực về công tác tại các ban quản lý dự án; đồng thời tăng
cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan quản lý ngành.
3. Những kiến nghị:
Để đạt mục tiêu phát triển bền vững quy hoạch đô thị, từng bước hoàn
chỉnh, hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ và xây dựng các tuyến đường
sắt đô thị của thành phố Hồ Chí Minh, tôi xin có một số kiến nghị như sau:
- Tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08 tháng
4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ trên thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


Tiểu luận cuối khóa

hiện nay diễn ra rất chậm chạp do nhiều nguyên nhân, nếu không có sự tham
mưu kịp thời thì lộ trình đến năm 2020 là khó khả thi. Do đó, các Sở Ban ngành
thành phố cần nghiên cứu và nhanh chóng tham mưu cho Ủy ban nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh để có thể xây dựng lộ trình thực hiện Quyết định số
568/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ thành nhiều
giai đoạn cụ thể, trước mắt xây dựng giai đoạn 1 từ nay đến năm 2015 và giai
đoạn 2 từ năm 2016 đến năm 2020.
- Cần quản lý chặt chẽ quỹ đất giành cho giao thông nhằm đảm bảo tính
khả thi của Quy hoạch là yêu cầu cấp bách trong điều kiện đô thị hoá nhanh
chóng tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Chú trọng đến việc quy hoạch và phát triển không gian ngầm vì quỹ đất
hiện nay ngày càng thu hẹp nên xu hướng phát triển không gian ngầm giữ vai trò
quan trọng trong sự phát triển của các đô thị, nhất là các thành phố lớn như
thành phố Hồ Chí Minh.

- Đối với mạng lưới đường sắt đô thị, ngoài việc quản lý chỉ giới trên mặt
đất, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cần chỉ đạo các Sở, Ban, ngành và
chính quyền sở tại có liên quan quản lý chặt chẽ việc quy hoạch và cấp phép xây
dựng các nhà cao tầng, các công trình có móng sâu chiếm dụng lòng đất ngầm
dọc hành lang tuyến metro, xác định và quản lý chặt chẽ quỹ đất dành cho
Depot, cho các tuyến đường sắt đô thị.
- Việc xây dựng hoàn chỉnh cả hệ thống đến năm 2020 là rất khó thực hiện,
mặc dù công tác quy hoạch chi tiết và quỹ đất có thể đủ đáp ứng cho nhu cầu
xây dựng đến năm 2020 nhưng vấn đề cốt lõi là nguồn vốn đầu tư hiện nay gặp
rất nhiều khó khăn. Việc xây dựng các tuyến đường sắt đô thị cần phải có số vốn
rất lớn, nguồn vốn ODA hiện nay ngày càng thu hẹp, ngân sách quốc gia và
thành phố không đủ bố trí. Vì vậy, cần phải có những chính sách ưu đãi hấp dẫn
nhà kêu gọi các nhà đầu tư trong xã hội cũng như trên thế giới để huy động mọi
nguồn lực tập trung phát triển nhanh đường sắt đô thị.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt
đô thị. Nhanh chóng hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng
đáp ứng yêu cầu thi công các dự án;
- Xây dựng, ban hành các quy hoạch chi tiết, triển khai các thủ tục chuẩn bị
để kêu gọi đầu tư các dự án chỉnh trang, phát triển đô thị dọc theo các tuyến
đường sắt; có cơ chế, chính sách ưu đãi nhà đầu tư để huy động mọi nguồn lực
tập trung phát triển nhanh đường sắt đô thị;
- Sau khi hoàn tất đề án xây dựng mô hình, cơ chế hoạt động và nguồn
nhân lực của doanh nghiệp vận hành và bảo trì đường sắt đô thị, bảo đảm sẳn
sàng vận hành khi tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên, tuyến đường sắt Bến
Quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị nhằm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh


×