CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CHỢ
BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Trước năm 1986,thương mại nước ta mang đặc trưng của một nền thương
mại kế hoạch hóa tập trung,hoạt động mua bán trên thị trường chủ yếu do hai
thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể thâu tóm ,nó diễn ra theo kế hoạch
của nhà nước.Nhà nước định lượng bán cho người sản xuất ,định lượng mua cho
người tiêu dùng sau đó ghép nối người sản xuất với người tiêu dùng thong qua
chế độ tem phiếu,giá cả do nhà nước quy định.Do vậy,chợ trong thời gian này
không sầm uất ,nhộn nhịp như bây giờ,mạng lưới chợ không phát triển và chợ
đơn thuần chỉ là nơi trao đổi mua bán ,phục vụ nhu cầu dân sinh hàng ngày là
chủ yếu.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ,mạng lưới chợ biên giới Lạng Sơn đã có những
bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng cũng như chất lượng. Mạng lưới chợ
biên giới đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa không
chỉ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn mà còn là một mắt xích quan trọng trong mạng
lưới chợ của cả nước đối với hoạt động giao thương của Việt Nam với Trung
Quốc. Không những đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa mà mạng
lưới chợ biên giới Lạng Sơn còn đáp ứng tốt nhu cầu dân sinh, là nguồn thu quan
trọng của ngân sách nhà nước, đặc biệt tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao
động. Do nhu cầu trao đổi mua bán của người dân trong địa bàn tỉnh Lạng Sơn
và nhu cầu mua bán của nhân dân biên giới 2 nước Việt Nam – Trung Quốc nên
chợ biên giới đã phát triển ồ ạt,nhanh chóng ở nhiều nơi gây mất trật tự an ninh,
1
ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mỹ quan,gây khó khăn trong công tác quản
lý.
Đặc biệt trong những năm gần đây, mạng lưới chợ đã và đang bộc lộ
những bất hợp lý cần khắc phục như: các chợ tạm mọc lên quá nhiều, trong khi
đó các chợ chính, nhiều nơi không sử dụng hết diện tích kinh doanh, chưa thu
hút được người khinh doanh vào trong chợ. Nguyên nhân là chưa tổ chức mạng
lưới chợ một cách hoàn chỉnh, hợp lý, mạnh lưới chợ chưa đáp ứng được nhu
cầu của lưu thông hàng hóa, cơ sở hạ tầng của chợ còn rất thấp kém, công tác tổ
chức quản lý chợ còn nhiều hạn chế.
Bởi vậy, việc tổ chức mạng lưới chợ biên giới tỉnh Lạng Sơn là một nhiệm
vụ hết sức cấp bách, nhằm tạo ra một cơ cấu chợ hợp lý gắn với các chức năng
khác như khu dân cư, mạnh lưới giao thông, các yêu cầu tổ chức cơ sở hạ tầng,
đảm bảo các diều kiện vệ sinh môi trường, phù hợp với các yều cầu thẩm mĩ với
cảnh quan xung quanh, đảm bảo an toàn và trật tự an ninh trong sinh hoạt của
nhân dân. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Giải pháp chính sách quản lý nhà nước
về quy hoạch mạng lưới chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.
Trên cơ sở nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề em tiến hành nghiên
cứu đề tài nhằm đề cập tới những vấn đề sau :
+Thực trạng chợ biên giới hiện nay như thế nào?
+Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quy hoạch MLC?
+Việc quy hoạch MLC biên giới có tác dụng gì?
+Các chợ biên giới đã được đầu tư khai thác có hiệu quả chưa?
+Giair pháp nào đưa ra để phát triển MLC biên giới Lạng Sơn?
Thực tế chính sách quản lý nhà nước về chợ biên giới còn có những hạn
chế,yếu kém. Vậy những hạn chế,yếu kém đó từ đâu? Đó chính là công tác quy
hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới; điển hình là việc quy hoạch phát triển
2
cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập nên vấn đề đưa ra các giải pháp nhằm quy hoạch
phát mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là hết sức bức xúc. Nó phù hợp
với yêu cầu và xu thế phát triển mạng lưới chợ theo sự phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh Lạng Sơn .
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.
Về mục tiêu lý thuyết: Thông qua nghiên cứu vấn đề về quản lý nhà nước
về quy hoạch MLC biên giới tại tỉnh Lạng Sơn, vận dụng những lý thuyết đã
được học trong trường về kinh tế nói chung và những kiến thức chuyên ngành
kinh tế thương mại nói riêng để hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý thuyết
liên quan tới quy hoạch mạng lưới chợ biên giới. Từ đó sử dụng những lý thuyết
này làm cơ sở cho việc nghiên cứu,áp dụng vào trong thực tiễn quy hoạch chợ để
mở rộng MLC.
Về mục tiêu thực tiễn: Dựa trên những lý thuyết, cùng với việc tiến hành phân
tích, đánh giá thực trạng hoạt động quy hoạch tỉnh Lạng Sơn sẽ là cơ sở để có
thể phát hiện ra những vấn đề còn tồn tại trong quy hoạch chợ. Từ dó đưa ra
những giải pháp cấp thiết ở cả tầm vĩ mô và vi mô đóng góp cho sự phát triển
của chợ nói chung và chợ biên giới Lạng Sơn nói riêng, để khắc phục được
những tồn tại chưa được giải quyết trong thực tiễn hiện nay.
Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng mạng lưới chợ biên giới tỉnh Lạng Sơn
từ đó nhằm sắp xếp, phân bố hợp lý mạng lưới chợ biên giới để phát triển thương
mại tỉnh Lạng Sơn .Đề tài còn đưa ra một số giải pháp, đề xuất và kiến nghị để
hoàn thiện và nâng cao công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng mạng lưới chợ biên
giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Đặc biệt sẽ đi sâu vào các giải pháp chính sách
quản lý nhà nước phát triển cơ sở hạ tầng cho mạng lưới chợ biên giới.
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
Về nội dung chuyên đề nghiên cứu về chính sách nhà nước với quy hoạch
MLC biên giới . Cụ thể đề tài sẽ đi sâu vào vấn đề mở rộng quy mô cũng như
3
tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới chợ biên giới tỉnh Lạng
Sơn.
Về không gian ,trước hết chuyên đề giới hạn phạm vi nghiên cứu tại địa
bàn tỉnh Lạng Sơn. Về đối tượng nghiên cứu MLC biên giới trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn do đều nằm trên những điểm huyết mạch không chỉ về lưu thông buôn
bán với Trung Quốc mà còn về tình hình an ninh chính trị của quốc gia vì thế nó
mang tính đại diện cao cho MLC biên giới ở các tỉnh thành khác trong cả nước.
Về thời gian,số liệu về thực trạng quy hoạch chợ biên giới Lạng Sơn được
nghiên cứu trong khoảng thời gian 2006-2009. Đồng thời đề tài đưa ra các giải
pháp thu hút vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng các chợ vùng biên để mở rộng về quy
mô mạng lưới chợ biên giới giai đoạn 2010 - 2020.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề tài.
1.5.1 Chợ
a. Khái niệm.
Trong lịch sử phát triển xã hội con người luôn luôn cần có sự giao lưu về
kinh tế,văn hóa,xã hội,nơi hình thành và diễn ra sự giao lưu đầu tiên đó là chợ.
Chợ ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã
hội ,tính chất xã hội hóa của nền sản xuất ngày càng cao ,sự phân công kinh
doanh xã hội ngày càng sâu sắc thì nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng lớn và
chợ với tư cách là nơi trao đổi hang hóa ,dịch vụ sẽ ngày càng phát triển.
Chợ là nơi phục vụ nhu cầu trao đổi mua bán,phục vụ cuộc sống của nhiều tầng
lớp khác nhau trong xã hội,là nơi tập trung hoạt động mua bán của nhiều thành
phần kinh tế,dân cư trong xã hội
-Chức năng chính của chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi
các sản phẩm, hàng hóa khác nhau. Hàng hóa trong chợ rất đa dạng, từ những
4
loại sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người đến các chủng
loại sản phẩm khác.
Chợ kinh doanh theo kiểu vừa bán sỉ, vừa bán lẻ nên lượng khách thường
đông vào các ngày cuối tuần. Những năm gần đây do đầu tư hàng loạt các cửa
hàng, siêu thị xung quanh chợ và đặc biệt là khu vực chợ tự phát trên các tuyến
đường. Mặc dù các cấp chính quyền nơi đây đã tích cực giải toả song các tuyến
đường này vẫn tụ tập hoạt động vào buổi chiều tối, đã ảnh hưởng đến sức mua
của các hàng trong chợ. Bên cạnh đó, thói quen của tiểu thương thường nói thách
quá cao, lôi kéo khách hàng, lấn chiếm diện tích lối đi đã ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả kinh doanh, kể cả an ninh trật tự tại khu vực chợ.
-Từ góc độ quản lý Nhà nước chúng ta có thể đưa ra các khái niệm chợ như
sau:
Chợ là một địa điểm công cộng,có diện tích mặt bằng khá lớn,tập trung các
hoạt động mua bán hàng hóa ,dịch vụ của nhiều chủ thể khác nhau.Chợ được tổ
chức theo quy luật lưu thong hang hóa,phù hợp với nhu cầu ,đặc điểm,tập
quán,điều kiện kinh tế và được quản lý thống nhất theo pháp luật hiện hành của
Nhà nước.
Chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội,đồng thời nó chịu tác động của nhiều yếu tố và nó luôn gắn liền với trình độ
phát triển của nền kinh tế xã hội vì vậy khi đưa khái niệm về chợ nó cần đáp ứng
được những đòi hỏi cơ bản sau :
+ Chợ là loại hình thương nghiệp truyền thống
+ Nó là nơi diễn ra các hoạt động mua bán của nhiều thành phần kinh tế
trong đó đa phần là kinh tế cá thể.
+ Đối tượng trao đổi chủ yếu là các hang hóa tiêu dùng hang ngày và nhằm
phục vụ cho mọi đối tượng dân cư.
+ Địa điểm tổ chức chợ là nơi cố định được chính quyền cho phép.
5
+ Mỗi hoạt động phải tuân theo sự quản lý của Nhà nước và địa phương.
Như vậy từ việc nghiên cứu các góc nhìn trên tổng hòa lại chúng ta có thể
đưa ra một khái niệm về chợ như sau:
“Chợ là một loại hình thương nghiệp có tính truyền thống ,một bộ phận cấu
thành của thị trường xã hội,là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và
dịch vụ phong phú của các thành phần kinh tế ,mà đa phần là kinh tế cá thể ,với
những mặt hang tiêu dùng hàng ngày là chủ yếu và đối tượng phục vụ là tất cả
các bộ phận dân cư sống trên địa bàn. Địa điểm xây dựng được chính quyền lựa
chọn ,quy định và cho phép hoạt động theo mức độ khác nhau ,tùy theo các hoạt
động kinh tế xã hội trong từng thời kỳ”
1.5.2. Chợ biên giới :
Chợ biên giới là chợ nằm trong khu biên giới trên đất liền (gồm xã,
phường,thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia
trên đất liền) hoặc khu vực biên giới trên biển(tính từ biên giới quốc gia trên biển
vào hết địa giới hành chính xã,phường,thị trấn giáp biển,đảo,quần đảo).
(Nghị định số 114/2009/NĐ-CP về sửu đổi,bổ sung một số điều của Nghị định
số 02/2003/ND-CP về phát triển và quản lý chợ)
Đặc thù của chợ biên giới :
-Các chợ biên giới phần lớn nằm ở khu vực vùng sâu,vùng xa đường giao
thông đi lại khó khăn,mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng chợ thấp kém do mức
đầu tư còn hạn chế,phần lớn các chợ ở đây là chợ tạm. Phần lớn các chợ ở đây
hoạt động theo hình thức chợ phiên,thời gian họp chợ ngắn.
Chưa thu hút được các thương nhân hai biên giới đến đầu tư,kinh doanh ở tại
khu vực chợ.
-Mặt khác đời sống của nhân dân các dân tộc vùng cao biên giới còn gặp
nhiều khó khăn,thiếu thốn. Nhân dân chưa yên tâm sinh sống tại nơi biên
6
giới,chưa thu hút được các nguồn vốn xã hội đến đầu tư kinh doanh tại chợ biên
giới.
-Các mặt hàng buôn bán tại chợ chủ yếu là : dầu,muối,nông sản,thực
phẩm,quần áo…phục vụ các nhu cầu thiết yếu của đồng bào các dân tộc địa
phương hai bên biên giới.
-Hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại của hệ thống chợ bên giới
hầu như chưa phát huy được các thế mạnh tiềm năng do các điều kiện về cơ sở
hạ tầng,mức sống dân cư và trình độ dân trí còn thấp,sản xuất tại chỗ còn mang
nặng tính tự cấp ,tự túc,chưa có ý thức về sản xuất hàng hóa và kinh tế thị
trường. Công tác đầu tư xây dựng chợ chưa được quan tâm đúng mức về điều
kiện,thói quen,tập quán sinh hoạt nên có chợ sau khi được đầu tư xây dựng dân
không tới họp chợ.
1.5.3. Mạng lưới chợ (MLC) :
MLC là tập hợp các chợ được xây dựng theo quyết định của UBND tỉnh
,thành phố phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên một địa bàn.
Theo khái niệm trên thì các chợ như chợ cóc,chợ tự phát không thuộc mạng lưới
chợ.
Mạng lưới chợ biên giới(MLCBG):” MLCBG là tập hợp các chợ biên giới được
xây dựng theo quyết định của UBND tỉnh,thành phố phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế trên địa bàn các tỉnh biên giới”
1.5.4. Chính sách quản lý nhà nước về chợ.
Các chính sách, nghị định của chính phủ về quy hoạch và phát triển MLC
cả nước bao gồm :
+ Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về phát
triển và quản lý chợ.
+ Quyết định 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010
7
+ Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11/9/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ.
+ Quyết định số 012/2007/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Thương mại phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ
toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” và một số chính sách
khác.
+ Quyết định số 682/QĐ-UB-TCTM ngày 6/5/2005 của chủ tịch UBND
tỉnh Lạng Sơn V/v phê duyệt Đề cương chi tiết và dự toán kinh phí xây dựng
Quy hoạch phát triển MLC trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020
a. Quy hoạch phát triển chợ
- Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của chính phủ về phát triển và quản
lý chợ “Chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội ; Từ nay trở đi Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ của địa
phương phải bao gồm Quy hoạch phát triển chợ”.
Lập quy hoạch nghĩa là “bố trí,sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lý
trong từng khoảng thời gian,làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn”
- Các nguyên tắc lập Quy hoạch phát triển chợ:
+) Phải hình thành hệ thống mạng lưới chợ với quy mô khác nhau phù hợp với
dung lượng hàng hoá lưu thông trên địa bàn, góp phần phát triển sản xuất và đẩy
mạnh giao lưu hàng hoá; chú trọng phát triển chợ ở các vùng sâu, vùng xa, miền
núi, hải đảo gắn với yêu cầu giao lưu văn hoá của đồng bào các dân tộc.
+) Phát triển các chợ đầu mối theo ngành hàng, đặc biệt là các chợ đầu mối
nông sản, thực phẩm để góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ở những vùng sản
xuất tập trung về nông, lâm, thuỷ sản.
+) Quy hoạch phát triển chợ phải đồng bộ với quy hoạch xây dựng các khu
dân cư, các Công trình giao thông, điện, cấp thoát nước và các công trình công
8
cộng khác, bảo đảm vệ sinh môi trường; đối với các chợ loại 1 và 2 phải bố trí
đầy đủ mặt bằng phạm vi chợ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
+)Tất cả các Dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, Sửa chữa lớn, nâng
cấp chợ phải thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
+)Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư phát triển mạng
lưới chợ trên phạm vi địa bàn Tỉnh, đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa chợ và
các loại hình thương mại khác, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và
sự gia tăng hoạt động thương mại.
+)Tích cực đẩy nhanh quá trình xã hội hoá hoạt động đầu tư để vừa đảm
bảo hiệu quả kinh tế – xã hội, vừa nâng cao hiệu quả tài chính trong đầu tư phát
triển mạng lưới chợ.
+)Tăng cường quản lý và quản lý thống nhất vốn hỗ trợ đầu tư phát triển
chợ của Nhà nước cả trong quá trình thực hiện đầu tư và trong quá trình khai
thác, sử dụng kết quả đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của Nhà nước
trong đầu tư phát triển mạng lưới chợ.
+)Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển chợ trên cơ sở khai thác năng lực
phục vụ của mạng lưới chợ.
(Nghị định 02/2003/ND-CP về phát triển và quản lý chợ ngày 14/01/2003)
b. Quản lý nhà nước về chợ,quy hoạch chợ
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển chợ từng thời kỳ
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ở
từng địa phương, khu vực, đáp ứng nhu cầu của sản xuất,lưu thông hàng hóa và
tiêu dùng của nhân dân.
- Ban hành các chính sách về đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt
động chợ.
- Quản lý các chợ do Nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định về phân cấp
quản lý.
9
- Chỉ đạo, hướng dẫn các Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai
thác và quản lý chợ về chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ.
- Tổ chức công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
và luật pháp của Nhà nước cho mọi người trong phạm vi chợ.
- Tổ chức kiểm tra, khen thưởng và xử lý các vi phạm về hoạt động chợ.
(Nghị định 02/2003/ND-CP về phát triển và quản lý chợ)
1.5.5 Phân định nội dung của đề tài gồm :
Chuyên đề giải quyết vấn đề liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về
quy hoạch MLC cụ thể là chợ biên giới tỉnh Lạng Sơn theo khía cạnh mở rộng
quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng MLC biên giới theo hướng bền vững.
Để quy hoạch phát triển chợ biên giới thì phải hình thành hệ thống mạng
lưới chợ với quy mô khác nhau phù hợp với dung lượng hàng hoá lưu thông trên
địa bàn các chợ biên giới, góp phần phát triển sản xuất và đẩy mạnh giao lưu
hàng hoá giữa các đồng bào dân tộc 2 bên biên giới; chú trọng phát triển chợ ở
các vùng sâu, vùng xa, miền núi gắn với yêu cầu giao lưu văn hoá của đồng bào
các dân tộc.
Để giải quyết vấn đề này tôi sẽ chú trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng các chợ
biên giới với các giải pháp khuyến khích đầu tư vốn cho phát triển mạng lưới chợ
biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
10
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CHỢ BIÊN GIỚI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
Nhằm mục đích xây dựng đề tài một cách có hệ thống,những nội dung
nghiên cứu trong đề tài được tiếp cận dựa trên sự kết hợp đồng thời các quan
điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với những phương pháp nghiên cứu
được sử dụng sau: Thu thập dữ liệu thứ cấp,phân tích dữ liệu,so sánh…
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Được thu thập chủ yếu thông qua tài liệu sách báo; tài liệu qua internet;
các văn bản,quy định,nghị định; đề án…
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
a. Phương pháp phân tích
Là phương pháp nghiên cứu các thông thu thập được bằng cách phân tích,
sắp xếp chúng thành từng nhóm có liên quan lẫn nhau về nội dung theo một trình
tự thời gian. Phân tích nhằm chọn lọc những thông tin quan trọng cũng như phát
hiện ra những vấn đề nổi bật cần nghiên cứu và giải quyết. Phương pháp này
được sử dụng trong chương II mục 2.2 để phân tích các nhân tố ảnh hưởng ảnh
hưởng đến quy hoạch MLC biên giới tỉnh Lạng Sơn và đưa ra các kết quả trong
mục 2.3 .
b. Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Là phương pháp sử dụng tư duy đánh giá logic liên kết các thông tin có
liên quan với nhau và được áp dụng trong chương 3 để rút ra những thành tựu
và những vấn đề còn tồn tại trong quy hoạch MLC biên giới trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn.
11
c. Phương pháp khác
Nhằm nâng cao hiệu quả của đề tài, trong quá trình phân tích và tổng hợp
dữ liệu, đề tài còn sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu về
quy hoạch phát triển chợ các giai đoạn khác nhau .
Việc sử dụng các phương pháp đó để thấy rằng hiệu quả hoạt động của các
chợ biên giới trên địa bàn tỉnh LS còn nhiều hạn chế do dân cư phân tán,sản xuất
nhỏ lẻ,năng suất thấp. Các chợ biên giới hoạt động còn kém hiệu quả do điều
kiện về giao thông không thuận tiện,xa các trung tâm vì thế chợ biên giới LS
chưa được khai thác đúng tiềm năng của nó.
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môt trường đến
vấn đề quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
2.2.1 Thực trạng mạng lưới chợ Lạng Sơn.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi,có 11 huyện,thành phố với 226 xã
,phường,thị trấn (135 xã vùng cao, miền núi). Trong đó có 55 xã thuộc diện đặc
biệt khó khăn; dân số toàn tỉnh là 758.991 người với 7 dân tộc chủ yếu,trong đó
dân tộc Tày và dân tộc Nùng chiếm đa số. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa
khẩu Hữu Nghị-Đường bộ và cửa khẩu Đồng Đăng- đường sắt), 2 cửa khẩu
chính là Chi Ma và Bình Nghi,một số cửa khẩu phụ cùng các cặp chợ biên
giới.Trong những năm qua ,UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các huyện,thành
phố và sở Công Thương tổ chức củng cố lại hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh. Năm
2006, Lạng Sơn đã xây dựng được bản Quy hoạch phát triển MLC ,siêu thị,trung
tâm thương mại trên địa bàn.Năm 2009 hoàn chỉnh dự án điều chỉnh bổ sung quy
hoạch phát triển thương mại trên địa bàn đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Theo số liệu thống kê ở Biểu 2 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện có 74
chợ/226 xã phường, thị trấn, bình quân có 0,33 chợ/xã, phường, thị trấn. Trong
đó, có 2 chợ loại 1 chiếm 2,70 %; 9 chợ loại 2 chiếm 12,16% và 63 chợ loại 3
chiếm 85,14%. Mật độ chợ chung toàn tỉnh bình quân 0,975 chợ phục vụ 10.000
12
dân. So với bình quân vùng Đông Bắc và cả nước (1,5 chợ và 1,08 chợ/10.000
dân) thì mật độ chung toàn tỉnh là thấp.
Biểu 2 .Tình hình phân bố chợ trên địa bàn tỉnh
Tên đơn vị
Số
xã,phường,TT
Số chợ
Chợ TT
huyện,TP
Chợ xã,
cụm xã
TP.Lạng Sơn 8 6 6 0
H.Tràng Định 23 7 1 6
H .Văn Lãng 20 5 1 4
H .Bình Gia 20 4 1 3
H . Bắc Sơn 20 12 1 11
H .Văn Quan 24 8 1 7
H .Cao Lộc 23 6 1 5
H .Lộc Bình 29 3 1 2
H .Chi Lăng 21 8 1 7
H .Đình Lập 12 4 1 3
H . Hữu Lũng 26 11 1 10
Tổng cộng 226 74 16 58
Theo số liệu khảo sát ở Biểu 3 chợ của tỉnh năm 2006 và đầu năm 2008,
về tính chất công trình, mạng lưới chợ của tỉnh có 24 chợ xây dựng kiên cố
chiếm 32,43% ; 18 chợ bán kiên cố chiếm 24,32% ; 22 chợ ngoài trời chiếm
29,73% và 10 chợ lều quán chiếm 13,52% . Bên cạnh đó số chợ tạm, chợ lều
quán và chợ chưa được xây dựng trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều.Tỷ trọng chợ
tạm( chợ lều quán) tuy thấp hơn bình quân chung của cả nước và vùng đông
bắc ,nhưng tỷ trọng chợ chưa xây dựng trên địa bàn tỉnh lại quá cao(32,34%)
vượt xa mức bình quân chung của cả nước (22,3 %) Số hộ kinh doanh tại chợ
thường xuyên là 7.215 hộ/65 chợ chiếm 42,51%/tổng số hộ đăng ký kinh doanh
thương mại - dịch vụ trên toàn tỉnh.
Biểu 3. phân loại chợ theo mức độ xây dựng
13
Tên đơn vị Số chợ Kiên cố
Bán
kiên cố
Lều quán Ngoài trời
TP.Lạng Sơn 6 4 2 0 0
H.Tràng Định 7 1 6 0 0
H .Văn Lãng 5 1 4 0 0
H .Bình Gia 4 1 2 1 0
H . Bắc Sơn 12 8 0 0 4
H .Văn Quan 8 4 0 3 1
H .Cao Lộc 6 1 2 1 2
H .Lộc Bình 3 0 0 2 1
H .Chi Lăng 8 0 2 2 4
H .Đình Lập 4 1 0 1 2
H . Hữu Lũng 11 3 0 0 8
Tổng cộng 74 24 18 10 22
(Nguồn : Niêm giám thống kê tỉnh Lạng Sơn)
Quy mô các chợ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nhìn chung là khá lớn, tuy
nhiên, diện tích xây dựng giữa các chợ không đồng đều. Qua khảo sát mạng lưới
chợ của tỉnh cho thấy: số chợ có tổng diện tích từ 1000 - 3000 m
2
là 32 chợ
chiếm 49,23% và trên 3000 m
2
có 33 chợ chiếm 50,73%, trong đó, 5 chợ có diện
tích trên 10.000 m
2
.
MLC hiện nay có thể chia thành 4 loại:
+Chợ bán buôn bán lẻ tổng hợp loại I : Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 chợ
loại này thuộc địa bàn thành phố Lạng Sơn.
14
+Chợ đầu mối : Hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chưa có chợ đầu mối bán
buôn.Quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020
có quy hoạch xây dựng chợ đầu mối nông sản tổng hợp ở ngoại vi của thành phố.
+Chợ dân sinh : Gồm chợ các xã,phường ven nội ô thành phố,thị trấn vốn
không thuận lợi về giao thông,mật độ dân cư thưa thớt,nguồn hàng có giới
hạn,chỉ phục vụ bán lẻ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn,quy mô
chợ nhỏ và thường là chợ được xây dựng bán kiên cố hoặc tạm thời.
+Chợ biên giới,chợ cửa khẩu,chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.
Tóm lại, mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh tạm thời đáp ứng được nhu cầu
mua bán và trao đổi hàng hoá của các đối tượng tham gia. Tuy nhiên, so với cả
nước và khu vực Đông Bắc, một số chỉ tiêu về chợ của tỉnh vẫn thấp. Cơ sở vật
chất chợ trên địa bàn tỉnh nói chung còn nghèo nàn.
2.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới quy hoạch phát triển mạng lưới
chợ biên giới trên địa bàn Lạng Sơn.
a. Dân cư
Yếu tố đầu tiên tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển mạng
lưới chợ là yếu tố dân cư. Dân cư chính là hạt nhân hình thành nên chợ,ở đâu có
dân cư ở đó có chợ.
Trong yếu tố dân cư các nhân tố cơ sở của sự hình thành và phát triển mạng lưới
chợ phải kể đến là :
-Mật độ dân cư và phân bố dân cư
Mật độ dân cư đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển
MLC, mật độ dân cư càng cao thì nhu cầu trao đổi ,mua bán sẽ càng lớn.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi với diện tích lớn chủ yếu địa hình là đồi núi ( hơn
80% diện tích là đồi núi). Dân số 758.991 người (điều tra dân số 01/04/2009);có
7 dân tộc anh em, trong đó người dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm
35,92%,Kinh 16,5%,còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông Phân
15
bố dân cư Lạng Sơn không đều,mật độ dân cư thấp nhưng những năm gần đây
cùng với sự phát triển của cả nước kinh tế Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành tựu
có tính đột phá ; do đó nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa của người dân đã tăng
cao . Chính vì lý do đó MLC của Lạng Sơn đã có sự phát triển cả về số lượng và
chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.
- Thu nhập của dân cư
Nếu quy mô dân cư là một chỉ tiêu về số lượng,thì thu nhập dân cư là yếu
tố về chất.Thu nhập nó thể hiện khả năng thanh toán,nó có vai trò quyết định tới
khối lượng hàng hóa trao đổi mua bán và nó cũng tác động tới quy mô cũng như
số lượng chợ trên một địa bàn.Khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên thì phần chi
tiêu của họ cho tiêu dùng cũng sẽ tăng lên tương ứng.
Khi kinh tế xã hội phát triển,dẫn tới thu nhập của xã hội tăng lên,nhiều nhu cầu
mới nảy sinh cần được thỏa mãn do vậy quy mô của cầu tăng lên,nó tác động
đến sự hình thành và phát triển của các chợ trong mạng lưới để đáp ứng sự ra
tăng của nhu cầu.Những nơi nào dân cư tập trung đông,có thu nhập cao và có
nhu cầu trao đổi mua bán thì sự phát triển của mạng lưới chợ là một tất yếu.
Khi mà mức sống của dân cư ngày càng được nâng cao,thì nhu cầu về chất lượng
cuộc sống cũng sẽ cao,do đó yêu cầu về các dịch vụ,văn minh trong giao tiếp
kinh doanh ngày một cao,nó ảnh hưởng trực tiếp tới các hình thái chợ.Đòi hỏi
hình thái của chợ phải văn minh hơn hiện đại hơn,để phù hợp với yêu cầu ngày
càng cao của dân cư.
-Bản sắc văn hóa dân tộc và tập quán tiêu dùng
Đây là nhân tố ảnh hưởng tuy không sâu sắc nhưng lại có tính lâu dài về
bền vững,cho dù ngày nay là thời kỳ của khoa hoc công nghệ thông tin nhưng sự
hình thành và phát triển chợ vẫn chịu ảnh hưởng của tập quán thói quen,tâm lý
16
tiêu dùng của cư dân trong vùng. Bản sắc văn hóa và tập quán tiêu dùng của từng
vùng khác nhau tạo nên những hình thức chợ đặc trưng riêng của mỗi
vùng,không nơi nào giống nhau.
Biểu 1: Dân số Lạng Sơn giai đoạn 1996-2009
Năm
Tổng số
(người)
Số tuyệt đối (người) Tỷ trọng(%)
Thành thị Nông thôn Thành thị
Nông
thôn
1996 689.234 122.310 566.924 17.75% 82.25%
1997 694.718 125.400 569.318 18.05% 81.95%
1998 700.282 129.120 571.162 18.44% 81.56%
1999 705.924 133.512 572.412 18.91% 81.09%
2000 714.389 134.392 579.997 18.81% 81.19%
2001 716.815 135.985 580.830 18.97% 81.03%
2002 720.869 137.834 583.035 19.12% 80.88%
2003 727.081 138.569 588.512 19.06% 80.94%
2004 731.820 139.472 592.348 19.06% 80.94%
2005 739.134 148.854 590.280 20.14% 79.86%
2006 746.376 150.312 596.064 20.14% 79.86%
2007 751.818 151.408 600.410 20,13% 79,87%
2008 755.867 153.102 602.756 20,26% 79,74%
2009 758.991 154.563 604.428 20,36% 79,64%
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn)
b. Cơ sở vật chất,kỹ thuật hạ tầng.
Để thận tiện trong trao đổi mua bán thì trong quy hoạch phát triển chợ thì
chợ thường phải là nơi đáp ứng được sự thuận tiện về giao thông,thuận tiện cho
việc đi lại trao đổi mua bán. Từ xa xưa cho đến nay chợ thường họp ,hoạt động
trên các bến sông,các khu đất bên đường đi. Ngày nay phần lớn các chợ được
phân bố bám theo các đường giao thông như : đường bộ,đường thủy,để thuận
tiện cho việc vận chuyển ,vận tải,thông thương hàng hóa và thuận tiện cho việc
đi lại mua sắm của nhân dân.
Đời sống kinh tế xã hội ngày nay được nâng cao ,cùng với nó là sự phát
triển của nhiều loại phương tiện và do đặc thù của chúng nên việc hình thành chợ
17
cúng chịu tác động của nhân tố này . Nếu như chợ trước đây chủ yếu để thuận
tiện cho khách bộ hành,thì ngày nay cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho các
phương tiện cơ giới khác có thể ra vào chợ,phuc vụ cho trao đổi mua bán cũng
như phòng chống cháy nổ.
Cả nước nói chung và Lạng Sơn nói riêng giao thông có ảnh hưởng rất lớn
đến việc quy hoạch và phát triển mạng lưới chợ. Vấn đề quy hoạch và phát triển
MLC không những phải bám vào quy hoạch giao thông mà còn phải tổ chức sao
cho thuận tiện giao thông,phù hợp với yêu cầu luân chuyển hàng hóa và thuận
tiện trong trao đổi mua bán của nhân dân.
Vì chợ biên giới Lạng Sơn đều nằm ở những địa hình vùng sâu,vùng
xa,cách biệt với khu trung tâm thành phố vì thế giao thông ở đây còn có nhiều
hạn chế bất cập. Những năm gần đây dưới sự chỉ đạo của chính phủ,các cấp
chính quyền tỉnh Lạng Sơn đã nỗ lực từng bước xây dựng đề án quy hoạch phát
triển MLC , bước đầu một số chợ đã được đầu tư xây dựng và đã thu được một
số kết quả khả quan. Nhiều chợ họp ngoài trời nay đã có lều,lán,một số chợ đã
được xây dựng kiên cố với đầy đủ cơ sở phục vụ trao đổi mua bán của người
dân.
Hệ thống kết cấu hạ tầng và hạ tầng đô thị được cải tạo và xây dựng đồng
bộ, hiện đại, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo đà
cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Đảm bảo đến năm 2010, 90% số xã có đường
ô tô đến trung tâm xã đi được 4 mùa, 70% dân số đô thị và nông thôn được dùng
nước sạch, con số tương đương đến năm 2020 là 100%.(Dự án điều chỉnh,bổ
sung :Quy hoạch phát triên TM tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010 và tầm nhìn đến
năm 2020 – Sở Công Thương Lạng Sơn)
c. Chính sách tổ chức và quản lý của Nhà nước.
Tổ chức và quản lý cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tói sự phân bổ và
phát triển MLC. Đây là một nhân tố chủ quan của con người thông qua các nhận
18
thức về chợ để đưa ra các định chế nhằm tổ chức và quản lý chợ.Điều này phụ
thuộc vào tầm nhìn và định hướng phát triển trong tương lai của các cơ quan
quản lý có thẩm quyền.
Nếu tổ chức và quản lý tốt sẽ làm cho mạng lưới chợ phát triển đúng
hướng,phân bổ hợp lí,phù hợp với từng địa phương,góp phần tổ chức lưu thông
hàng hóa và ngược lại nếu tổ chức và quản lý không tốt mạng lưới chợ sẽ làm
cho chợ phát triển bừa bãi không phát huy được vai trò trong lưu thông hàng
hóa.Bên cạnh đó còn làm mất mỹ quan,ô nhiễm môi trường giảm hiệu quả hoạt
động của mạng lưới chợ.
Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng để quản lý chợ do đó việc
hình thành phát triển hay thu hẹp mạng lưới chợ đều do các cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền quyết định theo chủ trương đường lối phát triển kinh tế của
Đảng và Nhà nước,Lạng Sơn đã từng bước đổi mới cơ chế quản lý,cải thiện môi
trường hoạt động của các doanh nghiệp,các tổ chức,các cá nhân…đã tạo điều
kiện thuân lợi cho mọi thành phần kinh tế phát triển,đặc biệt là sự phát triển
mạnh mẽ của thành phần kinh tế tiểu thương và kinh tế hộ gia đình.Điều này đã
có tác động tích cực tới sự phát triển của mạng lưới chợ biên giới Lạng Sơn.
2.3 Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập.
2.3.1. Thực trạng quy hoạch hệ thống chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn.
Biểu 4. Tổng hợp nhu cầu đất và vốn xây dựng chợ 5 huyện biên giới địa
bàn tỉnh Lạng Sơn
Tên các chợ
Loại
chợ
Uớc tính đất và vốn giai đoạn
2010-2020
Tổng diện
tích đất
(m
2
)
Diện tích xây
dựng (m
2
)
Vốn (triệu
đồng)
19
I- Huyện Cao Lộc
1. TT thị trấn Cao Lộc
2. Tân Thành-Tân Thành
3. Yên Thành-Yên Trạch
4. TT thị trấn Đồng Đăng
5. Ba Sơn-Cao Lâu
6. Bản Ngà-Gia Cát
7. Bản Mạc-Thạch Đạn
8. Pò Nhùng-Bảo Lâm
2
3 3.200 960 1440
3 3.200 960 1440
1
3 3.200 960 1440
2
3
2 4.650 1.400 2.800
Tổng số 8 14.250 4.280 7.120
II- Huyện Văn Lãng
1.Cửa khẩu Tân Thanh
2.Thị trấn Na Sầm
3.Hội Hoan-Hội Hoan
4.Văn Thụ-Hoàng Văn Thụ
5.Trùng Quán-Trùng Quán
6.Na Hình-Thụy Hùng
7.Thực phẩm Tân Thanh
1
1
3
3
3 3.200 960 1440
3 3.200 960 1440
3
Tổng số 7 6.400 1.920 2.880
III-Huyện Đình Lập
1.Nông Trường chè Thái Bình
2.Chợ biên giới Bản Chắt
3.Châu Sơn-Châu Sơn
4.Thị trấn Đình Lập
5.Lâm Ca-Lâm Ca
6.Bình Xá
2
3
3
2
3 3.200 960 1.440
3 3.200 960 1.440
Tổng số 6 6.400 1.920 2.880
IV.Huyện Tràng Định
1. Bản Nhàn-Việt Hùng 3
20
2. NàSlèo-Đoàn Kết
3. Nà Thà-Kim Đồng
4. Bình Nghi-Đào Viên
5. Thất Khê-Trung tâm huyện
3
3 3.200 960 1.440
3
2
Tổng số 5 3.200 960 1.440
V.Huyện Lộc Bình
1.Bản Chu-Khuất Xá
2.Xuân Tình-Xuân Tình
3.Cụm xã Mẫu Sơn
4.Cụm xã Nam Quan
5.Cụm xã Tam Gia
6.TT thị trấn Lộc Bình
7.Cửa khẩu Chi Ma
8.TT thị trấn Na Dương
3
3
3
3 3.200 960 1.440
3 3.200 960 1.440
2
3
3 3.200 960 1.440
Tổng số 8 9.600 2.880 4.320
(Nguồn :Đề án phát triển chợ biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa)
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có các chợ biên giới sau:
- Chợ Bản Chắt (Bính Xá,H. Đình Lập)
- Chợ Pò Nhùng (Bảo Lâm, H. Cao Lộc)
- Chợ Long Thịnh (Quốc Khánh, H.Tràng Định)
- Chợ Na Hình (Thụy Hùng, H.Văn Lãng)
- Chợ Ba Sơn (Cao Lâu, H.Cao Lộc)
- Chợ thị trấn Đồng Đăng
Trong đó chỉ có 4 chợ : Long Thịnh,Na Hình, Ba Sơn,Đồng Đăng có ban
quản lý chợ và đã được xây dựng còn 2 chợ Bản Chắt,Pò Nhùng chưa được xây
dựng,chưa có ban quản lý chợ mà dân chỉ đến họp chợ ngoài trời vào những hôm
chợ phiên.
21
Chợ thị trấn Đồng Đăng : Chợ này nằm trên địa bàn Thị trấn biên giới
Đồng Đăng,theo quy chế là chợ biên giới nhưng do tính chất đặc thù của quản lý
biên giới nên không cho thương nhân Trung Quốc trực tiếp kinh doanh tại chợ
như các chợ biên giới khác.
-Thực trạng đầu tư chợ biên giới
+Chợ Đồng Đăng: Được nâng cấp mở rộng theo hướng khu đường sắt với
diện tích mặt bằng là 47.000 m
2
đây là chợ loại 1 bao gồm các hạng mục chính
như : Chợ Đồng Đăng (4.500 m
2
), chợ ngoài trời có mái che (2000 m
2
),trung tâm
thương mại (720m
2
) và 40.380m
2
là kho bãi,trạm chuyển tải hang hóa và kho
container,khu văn phòng cho thuê,sân tennis,bãi đỗ xe và diện tích cho cây
xanh.Tổng kinh phí đầu tư xây dựng chợ giai đoạn từ 2006-2015 là 127,053 tỷ
đồng trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% còn lại huy động từ
các nguồn vốn khác. Hiện tại đã hoàn thành xây dựng xong giai đoạn 1(2006-
2008), bắt đầu xây dựng giai đoạn 2 (2010-2015).
+Chợ Ba Sơn được dầu tư xây dựng là chợ loại 3, năng lực phục vụ
khoảng 150-200 điểm kinh doanh. Trong đó chợ ngoài trời không có mái che là
2000m
2
,chợ có mái che là 676m
2
,năm 2009 và năm 2010 xây dựng thêm bãi đỗ
xe vá san mặt bằng xây dựng thêm một số điểm kinh doanh thực phẩm. Nguồn
vốn xây dựng chợ được lấy từ nguồn vốn 135. Chợ này tuy được đầu tư xây
dựng nhưng hoạt động không có hiệu quả.
+Chợ biên giới Pò Nhùng: Địa điểm Pò Nhùng,xã Bảo Lâm cách chợ
Đồng Đăng 12km. Chợ phục vụ dân số địa phương khoảng 2000 người vói diện
tích quy hoạch thuận lợi. Quy mô chợ là chợ loại 2 gồm các hạng mục chợ có
mái che 5000m
2
, kho hàng 2000m
2
, chợ ngoài trời không có mái che 5000m
2
,bãi
đỗ xe 20.000m
2
, kè 2 bờ suối 400m, năng lực phục vụ trên 200 điểm kinh doanh.
Chợ được xây dựng bằng nguồn vốn 135 và chương trình 120 của chính phủ.
Thời gian xây dựng chợ là 2010-2020.
22
+Chợ Na Hình (Thụy Hùng,H. Văn Lãng) : Đây là chợ loại 3 ,địa điểm
chợ cách biên giới 500m với tổng diện tích 4400m
2
,chợ đã được đầu tư xây dựng
vói diện tích kinh doanh 432m
2
gồm 18 ki ốt,24 ô chợ. Chợ này được xây tử
nguồn vốn 135 của chính phủ,nó cần có sự quan tâm của cả 2 nước để tạo thành
cặp chợ biên giới.
+Chợ biên giới Bản Chắt : Quy mô chợ loại 3 với diện tích mặt bằng là
10000 m
2
được xây bằng nguồn vốn 135 của chính phủ. Hiện nay chợ mới bắt
đầu đi vào hoạt động.
=> Cơ sở hạ tầng giao thông ,thương mại biên giới của địa phương biên
giới chưa được quy hoạch và xây dựng đồng bộ tương xứng với hạ tầng nước
bạn bên kia biên giới. Tình trạng chung của các chợ biên giới còn sơ sài,tạm bợ.
23
CHƯƠNG III
CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1 Các kết luận và phát hiện đối với quy hoạch và phát triển mạng lưới chợ
biên giới .
Trong những năm qua , hoạt động thị trường trên địa bàn tỉnh khá sôi động
và tiếp tục có bước phát triển,tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ qua các năm
đều tăng mạnh,từ 2006-2009 tăng trưởng bình quân 28,5%, năm 2009 đạt hơn
6000 tỷ đồng. Trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại,tỉnh đã có sự quan
tâm đầu tư xây dựng và phát triển hoạt động kinh doanh chợ. Hệ thống chợ phát
triển khá nhanh trong những năm đổi mới đáp ứng sự gia tăng nhu cầu tiêu
dùng,nhu cầu tiêu thụ sản phẩm không chỉ trên địa bàn tỉnh mà còn lan tỏa sang
thị trường khu vực,cả trong va ngoài biên giới. Tuy nhiên những kết quả thu
được mới chỉ là bước đầu và còn thấp so với tiềm năng và lợi thế địa lý-kinh tế
của tỉnh.Thực trạng phát triển hệ thống chợ hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn
đề cần giải quyết:
-MLC trên địa bàn tỉnh hiện nay tạm thời đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng
hóa của các đối tượng tham gia.Hệ thống chợ chưa được xây dựng theo một
qwuy hoạch thống nhất.
-So với cả nước và khu vực,nhiều chỉ tiêu như :diện tích bình quân 1
chợ,mật độ chợ tính trên 10000 dân,mật độ chợ tính trên số xã,phường,tỷ trọng
chợ tạm chưa xây dựng của toàn tỉnh còn thấp so với chỉ tiêu chung. Hiện nay
cơ sở vật chất của 1 số chợ khu vực huyện và trung tâm cụm xã còn quá nghèo
nàn,nhiều công trình đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
-Hệ thống chợ hiện nay không đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu mua bán,
trao đổi, lưu thông hàng hóa trên thị trường ngày càng tăng do tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và sự phát triển nhanh của sản xuất công-nông-lâm nghiệp trên địa
24
bàn tỉnh và vùng kinh tế những năm tới đây. Do đó trên cơ sở quy hoạch,tỉnh cần
có kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở vật chất hệ thống chợ để tăng dung lượng
hàng hóa,số lượng người tham gia kinh doanh tại chợ và đảm bảo cho hoạt động
của chợ ngày càng văn minh hiện đại. Đồng thời khai thác và sử dụng hiệu quả
những công trình hiện có.
-Những năm qua, tỉnh đã thực hiện việc khuyến khích các tổ chức và cá
nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng nhà nước đầu tư
xây dựng chợ. Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ chủ yếu là nguồn vốn của các
doanh nghiệp,hộ kinh doanh,tổ chức,cá nhân,cộng đồng dân cư và nguồn vốn
vay tín dụng.
3.2 Định hướng quy hoạch và phát triển mạng lưới chợ biên giới tỉnh Lạng
Sơn.
Phát huy và khai thác có hiệu quả MLC hiện có; Đến năm 2010 thực hiện
xong quy hoạch chi tiết hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, xây mới toàn bộ
hệ thống các chợ tại các xã, cụm xã theo quy hoạch đã được phê duyệt. Đến năm
2013 thực hiện xong hệ thống phân phối tại trung tâm huyện, thị. Đến năm 2015
thiết lập được hệ thống phân phối và cung ứng hàng hóa đồng bộ theo mô hình
cac trung tâm buôn bán tổng hợp từ trung tâm tỉnh tới trung tâm huyện rồi đi các
xã, thực hiện xong chợ đầu mối,chợ biên giới,chợ trong khu kinh tế cửa khẩu,
nâng cấp hệ thống chợ theo quy hoạch. Hoàn chỉnh hệ thống MLC vào năm
2020.
3.3 Giải pháp chính sách về quy hoạch mạng lưới chợ biên giới tỉnh Lạng
Sơn
3.3.1 Giải pháp về thu hút vốn đầu tư
a. Giải pháp thu hút vốn trong nước
Ngoài sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước vào ngành thương mại, biện pháp kêu
gọi tham gia đầu tư của các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước vào
25