Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả và vân dụng cặp phạm trù này để phân tích vấn đề thất nghiệp của sinh viên ra trường hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Sinh viên ra trường hiện nay đang là vấn đề rất đáng báo động trong xã hội. Câu
hỏi đặt ra ở đây là: Nguyên nhân của việc thất nghiệp của sinh viên là do đâu?
Hậu quả để lại là gì? Vấn đề đó đã gây thiệt hại gì cho những sinh viên đó và sự
phát triển kinh tế của đất nước? Và chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình
trạng trên? Vấn đề này luôn được đánh giá từ nhiều góc độ, vì vậy để đảm bảo
được tính khách quan khi nhìn nhận và đánh giá vấn đề, em xin mạnh dạn chọn
đề tài : “ Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên
nhân và kết quả và vân dụng cặp phạm trù này để phân tích vấn đề thất
nghiệp của sinh viên ra trường hiện nay”. Do trình độ hiểu biết của em còn
nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, em kính mong
thầy (cô) góp ý, bổ sung để bài làm của em tốt hơn trong những lần sau
NỘI DUNG
Phần 1: Khái niệm cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả và mối quan hệ
biện chứng giữa chứng.
1.

Khái niệm nguyên nhân – kết quả:

Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa
các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi nhất định.
Nguyên nhân khác với điều kiện. Điều kiện là những yếu tố bên ngoài nguyên
nhân, điều kiện không sinh ra kết quả nhưng nếu thiếu điều kiện thì nguyên nhân
không thể sinh ra kết quả.
Kết quả là những biến đổi xuất hiện ở sự vật do nguyên nhân tạo ra.
2.

Tính chất của mối liên hệ nhân quả:
1





Tính khác quan: Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật,
không phụ thuộc vào bản than ý thức của con người. Dù con người biết
hay không biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất
yếu gây nên biến đổi nhất định. Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc
mình những tác động và những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của
hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực từ



trong đầu mình.
Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều
có nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có
nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa
mà thôi. Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên



hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực.
Tính tất yếu: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện
giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế không thể
có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống
nhau. Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được
hiểu là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít
khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy

3.

nhiêu.

Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả :

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân có trước kết quả, còn kết
quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện.
Kết quả tác động trở lại đối với nguyên nhân: Sau khi xuất hiện,kết quả có tác
động, ảnh hưởng đối với nguyên nhân sinh ra nó theo 2 hướng: thúc đẩy sự hoạt
động của nguyên nhân hoặc cản trở sự hoat động của nguyên nhân.
Trong thực tiễn, liên hệ nhân quả biểu hiện rất phức tạp:
2




Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả hoặc một kết quả có thể



do nhiều nguyên nhân tạo nên
Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì xu hướng hình thành kết
quả sẽ nhanh hơn, còn nếu tác động ngược chiều thì sẽ hạn chế hoặc
triệt tiêu sự hình thành kết quả

Phân loại nguyên nhân:
-

Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu:

+ Nguyên nhân chủ yếu là các nguyên nhân mà khi thiếu mặt thì kết quả sẽ
không xảy ra.
+ Nguyên nhân thứ yếu là các nguyên nhân mà khi có mặt của chúng chỉ quyết

định những đặc điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt của hiện tượng.
-

Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài:

+ Nguyên nhân bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt hay những
yếu tố của cùng một kết cấu vật chất nào đó và gây ra những biến đổi nhất định.
+ Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất
khác và gây ra những biến đổi thích hợp trong kết cấu vật chất ấy
-

Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:

+ Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập với ý
thức con người, của các giai cấp, các chính đảng…
+ Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý
thức của con người trong lĩnh vực hoạt động của các cá nhân, các giai cấp, các
chính đảng … nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự xuât hiện, phát triển… các quá
trình xã hội.
3


Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả: Vị trí mối liên hệ nhân quả
có tính tương đối. Cho nên cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là nguyên
nhân thì trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại
Trong sự chuyển hóa vô tận của sự vật, hiện tượng, liên hệ nhân quả là một
chuỗi vô tận. Theo Ăngghen thì nó là một chuỗi xoắn xuýt lấy nhau không có
điểm đầu tiên và điểm cuối cùng.
4.


Ý nghĩa phương pháp luận:

Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự
vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân.
Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện
tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi
hiện tượng đó xuất hiện.
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai
trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn
chủ thể cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân
chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan,
nguyên nhân khách quan... Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của
các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có
tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác
động tiêu cực.
Kết quả có tác động trở lại đối với nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực
tiễn, chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều
kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.
Phần 2: Thực trạng vấn đề thất nghiệp của sinh viên ra trường ở nước ta
hiện nay.
4


Trong quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp (tăng 48.000 người so
với cùng kỳ 2012) và hơn 1,2 triệu lao động trong độ tuổi thiếu việc làm. Ở
nhóm lao động có trình độ cao đẳng nghề, tỷ lệ thất nghiệp là 7,68%, tăng 1,3
lần so với IV-2012 (tương đương 8.300 người); tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao
động có trình độ cao đẳng là 6,74%, tăng 1,3 lần (khoảng 19.200 người); tỷ lệ
thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học trở lên là 4,25%, tăng 1,7 lần.
Như vậy, có khoảng 72.000 lao động thuộc nhóm này bị thất nghiệp so với số

thất nghiệp ở quý IV-2012.
Đặc biệt, nhóm thanh niên từ 20-24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên
(sinh viên mới ra trường) có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, lên tới 20,75%. Tỷ lệ này ở
nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với không có
chuyên môn kỹ thuật: 54,4% so với 39,6%.
Những biến động trên đã cho thấy tình trạng: nguồn nhân lực đã được đào tạo
bậc đại học dư thừa so với nhu cầu, tốc độ phát triển kinh tế chưa đáp ứng nhu
cầu việc làm.
Trong bối cảnh hiện nay, trường hợp sinh viên tốt nghiệp ra trường phải làm trái
ngành - những công việc không liên quan đến trình độ, bằng cấp đã không còn là
chuyện hiếm. Thậm chí có những bạn tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu
nhưng do cơ hội chưa đến hoặc ngành nghề mình học không được “hot” vào thời
điểm đó thì vẫn phải chấp nhận tình trạng thất nghiệp. Sẽ không quá khó để bắt
gặp những hình ảnh sinh viên bán trà đá vỉa hè, đi tiếp thị sản phẩm hay làm bảo
vệ, phục vụ tại các quán bar, nhà hàng… Thậm chí, nhiều người còn chấp nhận
phải đi làm công nhân trong các xí nghiệp, nhà máy với công việc nặng nề, vất
vả trong khi đồng lương lại quá eo hẹp và chật vật. Thực trạng trên đã cho thấy
rằng vấn đề thất nghiệp của sinh viên ra trường hiện nay đang là một vấn đề
5


nóng hổi và bức bách đang rất được quan tâm và tìm ra những giải pháp cụ thể
để khắc phục tình trạng đó.
Phần 3: Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả để phân tích vấn đề
thất nghiệp của sinh viên ra trường ở nước ta hiện nay.
1.

Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp của sinh viên ra trường ở nước ta hiện
nay.
Nguyên nhân chủ quan:

Về bản thân và gia đình sinh viên:
a)


Nếu xét tới năng lực, trình độ và kỹ năng của các em khi ra trường hiện nay đang
có những sự trì trệ. Một lỗi rất lớn của sinh viên Việt Nam khi tốt nghiệp đó là
sự bị động, họ cũng thường có xu hướng dựa vào hoặc ỷ lại vào bố mẹ, tận dụng
các mối quan hệ của bố mẹ hoặc chờ đợi một công ty, cơ quan nào đó đến tìm
mình.Việc sinh viên theo học chuyên môn hiện tại của mình đôi khi xuất phát từ
một điều ngẫu nhiên, từ kinh nghiệm gia đình, bè bạn hoặc chỉ vì nhu cầu “có
bằng đại học”. Và một điều cố hữu ở những sinh viên là ai cũng muốn trụ lại ở
thành phố,không muốn về phục vụ cho quê hương mình mà họ sẵn sàng làm
những công việc trái ngành thậm trí với mức lương rẻ mạt để có được mức thu
nhập hiếm hoi đủ sống.
Nguyên nhân khách quan:
Từ phía nền kinh tế - xã hội:
b)


Trước kia, khi nước ta còn thực hiện chính sách bao cấp,khi đó số lượng trường
đại học không nhiều, sinh viên ra trường ít nên thường được phân công công tác
luôn và nhận lương nhà nước. Nhưng từ khi nhà nước có chính sách mở cửa kinh
tế, nhà nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự lo tìm
người lao động cho mình, không có sự bao cấp của nhà nước thì vấn đề xin việc
6


trở nên cấp bách hơn. Khi sinh viên ra trường tự kiếm việc làm phù hợp với năng
lực của mình trở nên khó khăn hơn.



Về chất lượng đào tạo:

Cơ cấu đào tạo của nước ta quá lạc hậu và cũ kĩ, không bám sát thực tế. Học
không đi sâu vào thực tế mà chỉ lướt qua và đi sâu vào lý thuyết. Trang thiết bị
thiếu thốn nên không phát huy được khả năng sáng tạo của sinh viên. Bên cạnh
đó, do xã hội ngày càng phát triển với tốc độ cao và vì vậy việc sản xuất cũng
thay đổi. Phương thức sản xuất không thay đổi trong khi đó đào tạo không bắt
kịp và nó bị tụt hậu khi không có sự cân bằng, đồng bộ giữa đào tạo và thực tế
làm cho sinh viên ra trường không có khả năng phục vụ cho công việc. Họ rất
lúng túng trước yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động.


Về chính sách của nhà nước:

Về cơ bản thì nhà nước vẫn chưa có chính sách và chế độ đãi ngộ hợp lý để
khuyến khích cũng như đào tạo cho sinh viên như chính sách ưu tiên cộng điểm
khu vực, dân tộc, đối tượng là con thương binh, liệt sĩ… đã khiến cho chất lượng
đầu vào của các trường đại học bị thu hẹp lại, chính sách cho sinh viên sau khi ra
trường yên tâm công tác và phát huy hết những khả năng; chẳng hạn như chính
sách đối với những người về công tác tại những vùng sâu, vùng xa, hải đảo chưa
hợp lý cho lắm nên không thu hút được sinh viên sau khi ra trường tự nguyện về
đây công tác.
2.

Hậu quả.

Sinh viên thất nghiệp gây lên một hậu quả không hề nhỏ đối với ta. Hiện nay
trên đất nước ta có những khu vực thừa nguồn tri thức, tập trung ở một số thành
phố lớn như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… nhưng lại có những khu vực

7


thiếu nguồn tri thức tập trung ở các tỉnh nghèo miền núi. Chính vì thế, nó làm
mất cân bằng phát triển của đất nước,gây ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát
triển của xã hội.
Sinh viên thất nghiệp ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân sinh viên đó, gia đình,
bạn bè, các mối quan hệ xã hội…Mọi người sẽ có những nhận thức không đúng
đắn về việc học, mất niềm tin vào con đường đại học. Có thể nói, “thất nghiệp”
đẩy người lao động đến bần cùng, đến chán nản với cuộc sống, xã hội dẫn họ đến
những sai phạm đáng tiếc…
Thành phố cũng trật hẹp thì ngày càng trật hẹp thêm do sinh viên tìm cho mình
một chỗ đứng đông, nạn thất nghiệp xảy ra nhiều và nó cũng là nguyên nhân gây
phát sinh những tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…
3.

Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả của vấn đề sinh
viên ra trường thất nghiệp hiện nay.

Xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan đến những nguyên nhân khách quan
đã gây ra hậu quả là tình trạng thất ngiệp của sinh viên ra trường hiện nay.
Từ khi nước ta mở cửa kinh tế, vấn đề kiếm việc làm càng trở lên khó khăn hơn
nên sinh viên ở những tỉnh khác khi tốt nghiệp chỉ muốn trụ lại ở những thành
phô lớn sầm uất và sôi động. Họ làm những việc không phù hợp với mình thậm
chí cả những việc có thu nhập thấp. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng ở cung sâu
vùng xa thì càng thiếu nguồn lao động trong khi ở thành phố, nạn thất nghiệp
đầy dãy. Đến đây, chúng ta thấy được tính hai mặt của nền kinh tế thị trường.
Một mặt nó tạo điều kiện cho thành phần kinh tế có khả năng phát triển mạnh
hơn, cạnh tranh cao hơn. Mặt khác, nó có tác động không lớn đến vấn đề xã hội.
Gây ra sự thiếu, thừa “ giả” về lực lượng lao động, mất cân đối về nguồn lao

động và gây ra tiêu cực trong việc làm.
8


Khi các nguyên nhân từ bản thân sinh viên và gia đình,kinh tế - xã hội, chất
lượng đào tạo, chính sách nhà nước cùng diễn ra cùng lúc thì hiệu quả tác động
sẽ khác nhau: Nếu sinh viên biết định hướng nghề nghiệp, không ỉ lại vào những
mối quan hệ của gia đình,kinh tế - xã hội phát triển hơn, mở rộng hơn,chất lượng
đào tạo tiến bộ khoa học hơn, chính sách nhà nước nâng cao và phù hợp hơn thì
lượng sinh viên tay nghề cao, thị trường công việc rộng,tỉ lệ thất nghiệp ở sinh
viên sẽ giảm đi. Hoặc ngược lại, tỉ lệ thất nghiệp sẽ ngày càng tăng.
Từ nguyên nhân chính sách nhà nước chưa hợp lý, chế độ đãi ngộ chưa tốt đã
dẫn tới một kết quả là những sinh viên sau khi ra trường không muốn về quê
công tác, muốn trụ lại ở thành phố đất trật người đông, từ đó sẽ gây ra những hậu
quả như vấn đề tìm việc sẽ cạnh tranh hơn và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng cao
hơn, nguồn tri thức phân bố không đồng đều. Và những hậu quả trên lại cũng
chính là nguyên nhân làm mất cân bằng phát triển của đất nước,gây ảnh hưởng
rất lớn đến tiến trình phát triển của xã hội.
4.

Giải pháp khắc phục, hướng giải quyết.

Để khắc phục vấn đề trên.Trước hết, cần quan tâm vấn đề chất lượng giáo dục
đại học, cao đẳng mà đầu tiên là chất lượng đầu vào. Giáo dục đại học cần hướng
tới năng lực và kĩ năng mềm mà sinh viên thu nạp được sau bốn năm học. Cần
phải có sự gắn kết giữa đào tạo nguồn nhân lực và nhu cầu của xã hội. Phải xác
định rõ các doanh nghiêp, nhà tuyển dụng cần gì, để hướng tới mục tiêu đào tạo.
Thứ hai, đối với người lao động, trước tiên phải có định hướng việc làm tương
lai ngay trong thời gian học tập, để tìm cách tiệm cận với thực tế công việc đó,
trau dồi cho bản thân những kĩ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu.. Cần từ bỏ lối

suy nghĩ “đại học là con đường duy nhất để lập nghiệp”. Những sinh viên ra

9


trường cũng cần có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn trong việc chọn cho mình
một nơi làm việc.
Thứ ba, cần có sự quan tâm, giải quyết của Nhà nước và các cơ quan có thẩm
quyền về vấn đề việc làm- một vấn đề nổi cộm hiện nay. Nhà nước cần có những
chính sách hợp lý để tạo điều kiện và thu hút cho sinh viên vào học những ngành
nghề kĩ thuật mà hiện nay một đất nước đang trên con đường công nghiệp hóa,
hiện đại hóa rất cần đến. Nhà nước cũng cần phải tăng cường tạo những cơ hội
xuất khẩu lao động nước ngoài để nâng cao khả năng việc làm cho sinh viên, cân
bằng lao động và việc làm trong nước đồng thời hạn chế tình trạng thất nghiệp ở
nước ta hiện nay.
KẾT LUẬN
Bằng việc vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả đã cho ta thấy rõ
hơn những nguyên nhân gây ra nạn thất nghiệp của sinh viên ra trường hiện nay,
nó xuất phát từ chất lượng đào tạo chưa tốt, chính sách chưa hợp lý của nhà
nước, cá nhân sinh viên, gia đình và xã hội. Kéo theo đó là những hậu quả ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của nước ta . Đây là vấn đề nóng
bỏng, cấp thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến cuộc sống của những cá nhân,
con người và toàn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta cần tích cực học hỏi, không
ngừng cải thiện bản thân để có cách nhìn nhận vấn đề đúng đắn, khách quan nhất
và giải quyết những vấn đề theo đúng hướng và hiệu quả nhất.

10




×