Tải bản đầy đủ (.pdf) (294 trang)

Ebook lịch sử kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 1975 (tập 7 thắng lợi quyết định năm 1972) phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 294 trang )

210

Chương 30

chống phá bình định ở miền nam, cùng
quân và dân lào, campuchia
tiến công, mở rộng vùng giải phóng

I- chiến dịch tiến công tổng hợp ở khu 5
Và đồng bằng sông cửu long
Tiếp tục phát huy những thắng lợi và kinh nghiệm
của phong trào đấu tranh chống phá bình định năm
1971, trong năm 1972, bên cạnh chủ trương sử dụng quả
đấm chủ lực tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan
trọng chủ lực quân đội Sài Gòn, đặc biệt là lực lượng cơ
động chiến lược - nhân tố có tính chất quyết định tạo nên
sự thay đổi cán cân so sánh thế và lực của ta và địch; Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng thời
quyết định tiến hành mở các chiến dịch tổng hợp, nhằm
tiêu hao, tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng
lực lượng vũ trang, nhất là lực lượng tại chỗ như bảo an,
dân vệ, phá tan bộ máy kìm kẹp ở cơ sở, phá đồn bốt, giải
phóng phần lớn đất đai vùng nông thôn và nhân dân,


Chương 30: chống phá bình định ở miền nam,...

211

đánh bại cơ bản âm mưu bình định của đối phương.
Hướng tiến công đánh phá bình định, mở vùng mở mảng


trọng điểm trong năm 1972 được xác định là đồng bằng
sông Cửu Long (chủ yếu là Khu 8) và đồng bằng Khu 5.
Với các vùng đô thị, Bộ Chính trị chỉ thị phải tiếp tục đẩy
mạnh phong trào đấu tranh chính trị và hoạt động vũ
trang (của đặc công, biệt động thành...), tạo sự phối hợp
chặt chẽ với quả đấm chủ lực và quả đấm đánh phá bình
định, hình thành nên thế tiến công ngày càng mạnh mẽ,
rộng khắp trên cả ba vùng chiến lược.
Thực hiện quyết tâm và kế hoạch chiến lược của Bộ
Chính trị, Trung ương Cục và Quân uỷ Miền quyết định
mở chiến dịch tiến công tổng hợp ở khu vực nam bắc
đường số 4. Địa bàn mở chiến dịch bao gồm một vùng rộng
lớn thuộc các tỉnh: Mỹ Tho, Kiến Tường, Kiến Phong, Gò
Công và Bến Tre; trải ra trên khắp 31 huyện, 5 thị xã, 144
xã, 1.939 xóm ấp, với tổng diện tích trên 1 vạn km2, dân số
2 triệu 11 vạn người. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược
quân sự trọng yếu của đồng bằng sông Cửu Long, địa bàn
có hệ thống giao thông đường thuỷ ngang dọc thuận lợi
như các sông Tiền, Cổ Chiên, Cửu Long, các kênh Dương
Văn Dương, Nguyễn Văn Tiếp, Chợ Gạo... cùng mạng
đường bộ dọc ngang nối với trục quốc lộ số 4, tạo nên sự
gắn kết giữa Sài Gòn với các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Khu 9).
Thêm nữa, nơi đây còn có căn cứ Đồng Tháp Mười tiếp
giáp với biên giới Campuchia, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc vận chuyển và tiếp nhận hàng hoá, vật chất và lực


212

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VII


lượng chi viện cho hoạt động của lực lượng vũ trang ta ở
Nam Bộ.
Ngay từ những năm đầu chiến tranh, Mỹ và chính
quyền Sài Gòn đã đặc biệt chú trọng tới việc bình định địa
bàn này. Theo báo cáo của Trung tâm hành quân Bộ Tư
lệnh Vùng 4 chiến thuật Quân lực Việt Nam Cộng hoà,
cuối quý I năm 1972, tại địa bàn các tỉnh Mỹ Tho, Kiến
Tường, Kiến Phong, Gò Công và Bến Tre, quân chủ lực
địch có Sư đoàn 7, Liên đoàn 41 biệt động biên phòng
(11 tiểu đoàn); lực lượng bảo an có 4 tiểu đoàn, 21 liên đội
và 65 đại đội độc lập. Ngoài ra, trên địa bàn này, quân đội
Sài Gòn còn có 3 liên đội và 428 trung đội dân vệ, 4 đại đội
và trên 3.000 cảnh sát dã chiến ở các phân, chi khu chiến
thuật; 74 khẩu pháo 105mm và 155mm; thiết giáp có 1
chiến đoàn (Trung đoàn 6) và 2 chi đoàn; hải quân có 1
liên đoàn đặc nhiệm và 5 đại đội tuần giang. Với lực lượng
trên, đối phương tổ chức thành ba tuyến phòng thủ:
Tuyến biên giới, gồm Liên đoàn 41 biệt động biên
phòng kết hợp với lực lượng bảo an, dân vệ, biệt kích. Dựa
vào hệ thống đồn bốt, tiểu khu, chi khu, yếu khu, địch tổ
chức phòng thủ, ngăn chặn hành lang biên giới, đoạn từ
Tân Thành - Cả Cái - Tuyên Bình - Long Khốt - Vàm Cỏ
Tây đến căn cứ Tuyên Nhơn. Khi cần thiết, địch sẽ đưa Sư
đoàn 7 hoặc từ một đến hai liên đoàn biệt động quân cơ
động lên tăng cường.
Tuyến kênh Dương Văn Dương và Nguyễn Văn Tiếp
(gồm các mục tiêu chủ yếu như: Gầy, Kinh Quận, Kiên
Bình (dọc kinh Dương Văn Dương)), Mỹ An, Thiên Hộ,



Chương 30: chống phá bình định ở miền nam,...

213

Mỹ Phước Tây (thuộc kênh Nguyễn Văn Tiếp). Đây là
tuyến trung gian - tuyến giữ vai trò trọng yếu để ngăn
chặn lực lượng ta từ hướng biên giới cơ động xuống, đồng
thời phát hiện và đối phó với sự tiến công và nổi dậy tại
chỗ của quân và dân ta. Lực lượng đối phương bố trí trên
tuyến này là các trung đoàn 11 và 12 thuộc Sư đoàn 7, các
tiểu đoàn và liên đội bảo an.
Tuyến đường 4, được xác định là tuyến xương sống giữ vai trò và vị trí có ý nghĩa sống còn đối với quyền kiểm
soát của chúng ở đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, trên
tuyến này, đối phương bố trí một lực lượng mạnh, gồm Sư
đoàn 7, các đơn vị bảo an tiểu khu, chi khu, lực lượng thiết
giáp kết hợp với hệ thống đồn bốt bảo an tại chỗ đảm
trách. Khi bị ta tiến công lớn, địch có thể tăng cường từ
hai đến ba trung đoàn bộ binh, một trung đoàn thiết giáp
để giải toả. Trong trường hợp nếu lực lượng ứng cứu đến
không kịp, quân địch sẽ co cụm lại, quyết tâm giữ các vị
trí then chốt án ngữ dọc theo đường 4 như: Thẻ 23, Cai
Lậy, Long Định, ngã ba Trung Lương, thị xã Mỹ Tho, Tân
Hiệp. Do tầm quan trọng đối với ta và địch, đường 4 là
tuyến giành giật quyết liệt giữa hai bên tại khu vực miền
Trung Nam Bộ, đặc biệt trong năm 1972.
Cùng với tập trung lực lượng, đây còn là địa bàn
trọng điểm bình định của quân Sài Gòn. Phần lớn dân cư
bị đối phương dồn ép buộc phải rời bỏ nhà cửa, ruộng
vườn, làng xóm vào sống tại các ấp chiến lược, khu tập

trung ở ven các trục giao thông (quốc lộ 4, các tỉnh lộ 12, 20,
28, 30), dọc hai bên các tuyến kênh Dương Văn Dương,


214

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VII

Nguyễn Văn Tiếp, Chợ Gạo. Đặc biệt, bước sang năm
1972, năm có tầm quan trọng trong nỗ lực Việt Nam hoá
chiến tranh của đế quốc Mỹ, tốc độ cũng như các biện
pháp bình định cũng được địch đẩy lên những nấc mới.
Trong những điều kiện đó, để thực hiện chủ trương của
Bộ Chính trị, lãnh đạo, chỉ huy chiến trường và các địa
phương Khu 8 quyết định mở chiến dịch tiến công tổng
hợp quyết đánh bại âm mưu và kế hoạch bình định năm
1972 của quân đội Sài Gòn.
Trước thế và lực tương đối mạnh cùng những âm mưu
nham hiểm của đối phương trên địa bàn này, Bộ Chỉ huy
Miền và Quân khu 8 tăng cường cho chiến dịch một số đơn
vị. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm ba thứ quân. Lực
lượng vũ trang địa phương có các tiểu đoàn bộ đội địa
phương tỉnh: 514, 209 của Mỹ Tho; 504A, 504B của Kiến
Tường; 502A, 502B của Kiến Phong; Bến Tre có Trung
đoàn Đồng khởi và 1 tiểu đoàn; Gò Công có 1 đại đội. ở
cấp huyện, mỗi huyện có từ một đến hai đại đội. Mỗi xã
đều có từ một tiểu đội đến hai trung đội du kích. Đây là
lực lượng chiến đấu tại chỗ, am hiểu địa bàn, âm mưu và
hoạt động của đối phương. Nhiều đơn vị bộ đội tỉnh có khả
năng và kinh nghiệm đánh phá bình định tốt.

Sát cánh chiến đấu với bộ đội địa phương, dân quân
du kích và nhân dân các địa phương, và giữ vai trò quyết
định trong chiến dịch tổng hợp đánh phá bình định chính
là bộ đội chủ lực. Bên cạnh các trung đoàn 1, 88 và 320 bộ
binh, 3 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn
công binh của Khu 8 - những đơn vị đã từng tham gia


Chương 30: chống phá bình định ở miền nam,...

215

chiến đấu và lập được nhiều thành tích trong nửa đầu của
năm 1972, Bộ Chỉ huy Miền còn tăng cường cho chiến dịch
Sư đoàn 5 bộ binh, C30B1 (gồm các trung đoàn 24, 207 và 271
bộ binh), Trung đoàn 28 pháo binh, 1 tiểu đoàn đặc công, 1
tiểu đoàn công binh. Các đơn vị chủ lực Miền đều vừa
tham gia các chiến dịch trên nhiều địa bàn khác nhau hội
tụ về Sư đoàn 5, Trung đoàn 24 thuộc C30B tham gia
chiến dịch Nguyễn Huệ ở miền Đông Nam Bộ, Trung đoàn 207
tham gia đánh quân Lon Non, tuy quân số và vũ khí trang
bị bị tiêu hao nhiều, công tác bổ sung chưa đủ so với yêu
cầu biên chế, song ý chí, quyết tâm cũng như khả năng
chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ vẫn đảm bảo tốt.
ở địa bàn mở chiến dịch, mặc dù bị địch cưỡng bức,
dồn ép ra sinh sống tại những khu tập trung, ấp chiến
lược ở ven các đường giao thông, xung quanh các thị xã,
thị trấn, ngày đêm bị kiểm soát gắt gao nhưng, phần lớn
nhân dân vẫn giữ được truyền thống đấu tranh cách mạng
kiên cường, có cơ sở chính trị, vũ trang tương đối mạnh và

tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đấu tranh chính trị,
quân sự, binh vận. Lực lượng làm công tác đấu tranh binh
vận tại đây không chỉ phát triển nhanh về số lượng, mà
điều đặc biệt quan trọng là đã tạo dựng được cơ sở ngay
trong nội bộ Sư đoàn 7 chủ lực Sài Gòn, trong nhiều đồn
bốt cũng như căn cứ của chúng. Mặt khác, những tháng
_____________
1. C30B là một tổ chức biên chế có tính chất lâm thời, tương
đương cấp sư đoàn của Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam,
nhằm đảm bảo cơ động chiến đấu trong một chiến dịch, một đợt
hoạt động quân sự.


216

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VII

đầu năm 1972, ta đã giải phóng được khoảng 10 vạn dân,
làm chủ một số địa phương ở Mỹ Tho, Bến Tre, Kiến
Phong... Toàn bộ tình hình trên đây là cơ sở để Bộ Chính
trị, Quân uỷ và Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở chiến
dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định của địch ở
Khu 8, nhằm phá vỡ một mảng quan trọng trong hệ thống
kìm kẹp của đối phương, thúc đẩy phong trào tiến công và
nổi dậy của nhân dân đồng bằng Khu 8, căng kéo, phân
tán lực lượng địch ở Nam Bộ, tạo điều kiện để hướng tiến
công chủ yếu của ta ở miền Đông Nam Bộ đẩy mạng hoạt
động giành thêm những thắng lợi mới.
Theo quyết định của Trung ương Cục, Ban Chỉ đạo
chiến dịch tiến công tổng hợp Quân khu 8 được thành lập,

gồm các đồng chí: Hoàng Văn Thái (Mười Khang) - Phó Bí
thư Trung ương Cục, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam
làm Trưởng ban; Nguyễn Văn Mùi (Sáu Đường) - Bí thư
Khu uỷ Khu 8 làm Phó ban; các đồng chí Đồng Văn Cống
(Chín Hồng) - ủy viên Quân uỷ Miền, Phó Chính uỷ Quân
giải phóng miền Nam, Lê Văn Tưởng (Hai Lê) - ủy viên
Quân uỷ Miền, Phó Chính uỷ Quân giải phóng miền Nam,
Tư Việt Thắng - ủy viên Thường vụ Khu uỷ Khu 8, Lê
Quốc Sản (Tám Phương) - Thường vụ Khu uỷ kiêm Tư
lệnh Khu 8, Bảy Hiệp - Chuyên viên Ban nghiên cứu
Thường vụ Trung ương Cục làm uỷ viên. Đồng thời,
thường trực Ban Chỉ đạo cũng khẩn trương được hình
thành, gồm 4 đồng chí: Hoàng Văn Thái, Nguyễn Văn
Mùi, Lê Văn Tưởng và Dương Cự Tẩm (Năm Thanh) Chính uỷ Quân khu 8.


Chương 30: chống phá bình định ở miền nam,...

217

Bên cạnh Ban Chỉ đạo do Trung ương Cục chỉ định,
Bộ Tư lệnh Miền ra quyết định thành lập Bộ Chỉ huy
chiến dịch, thành phần gồm các đồng chí: Hoàng Văn
Thái - Tư lệnh kiêm Chính uỷ; Đồng Văn Cống - Phó Tư
lệnh; Lê Văn Tưởng - Phó Chính uỷ. Cơ quan tham mưu
giúp việc trực tiếp cho Bộ Chỉ huy chiến dịch được hình
thành trên cơ sở một bộ phận cán bộ thuộc cơ quan
tham mưu Miền và một bộ phận cơ quan tham mưu
Quân khu 8. Bộ Chỉ huy C30B được chọn làm nòng cốt
để xây dựng nên Bộ Chỉ huy tiền phương chiến dịch. Để

đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ "chỉ đạo kết hợp chặt
chẽ và thống nhất giữa chủ lực Miền và lực lượng vũ
trang quân khu, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân
sự, chính trị và binh vận, giữa tiến công và nổi dậy trên
khu vực trọng điểm cũng như các khu vực diện có liên
quan, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quân sự và chính
trị của chiến dịch tổng hợp đánh phá bình định" 1, tham
gia cơ quan tiền phương Bộ Tư lệnh chiến dịch còn có
đồng chí Phó Tư lệnh Quân khu 8 và tại từng khu vực
tác chiến, mỗi trung đoàn chủ lực đều có các đồng chí
cấp uỷ và cơ quan quân sự địa phương tham gia vào cơ
cấu sở chỉ huy để chỉ huy hiệp đồng tác chiến giữa các
đơn vị và các địa phương.
_____________
1. Quân đội nhân dân Việt Nam - Quân khu 9: Báo cáo tổng
kết chiến dịch tấn công tổng hợp đánh phá bình định trên địa
bàn Quân khu 8 (từ ngày 10-6-1972 đến ngày 10-9-1972), tháng
8-1985, tr.23, tài liệu lưu tại Phòng Khoa học công nghệ - môi
trường Quân khu 9.


218

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VII

Cùng với việc hoàn thiện cơ quan chỉ đạo và chỉ huy
chiến dịch, ngay từ đầu tháng 4-1972, với lực lượng ba thứ
quân và toàn bộ lực lượng chính trị và binh vận, Quân
khu 8 đã chủ động mở đợt hoạt động tạo thế trên địa bàn
ba tỉnh Mỹ Tho, Kiến Tường, Kiến Phong; khu vực trọng

điểm là 38 xã thuộc năm huyện Cai Lậy Bắc, Cái Bè, Kiến
Văn, Mỹ An và Vùng 4 Kiến Tường; khu vực thứ yếu là 68
xã thuộc các huyện Châu Thành Bắc, Châu Thành Nam,
Cai Lậy Nam, Cái Bè Nam, Vùng 8 Kiến Tường, Bắc Cao
Lãnh và hai xã của huyện Hồng Ngự.
Trên hướng chủ yếu, đêm mùng 6 rạng sáng ngày 7-4,
Trung đoàn 88 bất ngờ tiến công địch trên tuyến kênh
Dương Văn Dương, diệt và bức rút bốn đồn của quân Sài
Gòn (trong đó có đồn Kinh Quận), diệt hai trận địa pháo
Mỹ An và Kinh Quận. Ngay sau đó, đối phương tập trung
lực lượng bảo an tại chỗ đến ứng cứu nhưng không thành
công. Đến ngày 11-4, đối phương đưa Liên đoàn 41 biệt
động quân đến hòng giải toả. Thế nhưng, lực lượng này
vấp phải sự đánh trả mãnh liệt của ta, 4 đại đội bị loại
khỏi vòng chiến đấu. Tuy nhiên, do quá chú trọng diệt
sinh lực địch, nên ta để mất thời cơ dứt điểm mục tiêu
then chốt Kinh Quận.
Tại tuyến kênh Nguyễn Văn Tiếp, ngay đầu tháng 4,
quân Sài Gòn sử dụng Trung đoàn 11 - Sư đoàn 7 kết hợp
với quân bảo an tại chỗ bung ra càn quét quyết liệt kết
hợp với đốn phá địa hình, ngăn chặn kế hoạch mở mảng,
mở vùng của ta. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Quân
khu 8 sử dụng Trung đoàn 1 mở các hoạt động tiến công


Chương 30: chống phá bình định ở miền nam,...

219

nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các đợt càn quét của đối

phương. Trung đoàn đã liên tục vận động tiến công địch
và giành được những kết quả quan trọng: ngày 7-4, diệt
Liên đội 45 bảo an; ngày 8, diệt 1 đại đội; ngày 9, loại
khỏi chiến đấu Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 11; ngày 17,
đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 402 bảo an; ngày 21, tiêu
hao nặng Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 11 quân đội Sài Gòn.
Để ngăn chặn sức tiến công của ta, đối phương tập trung
một lực lượng gồm ba tiểu đoàn biệt động quân và ba tiểu
đoàn của Trung đoàn 11 hình thành nên Chiến đoàn 7,
mở cuộc hành quân giải toả. Tuy nhiên, cố gắng này của
đối phương không mang lại kết quả, mà ngược lại, hai
tiểu đoàn biệt động đã bị ta loại khỏi chiến đấu.
Trên hướng thứ yếu, trong tháng 4-1972, Tiểu đoàn 514
bộ đội địa phương tỉnh Mỹ Tho tiến công đánh thiệt hại
nặng chi khu Tân Hiệp; đặc công quân khu diệt 4 đồn bảo
an trên khu vực triền sông Ba Rài, tạo điều kiện cho bộ
đội địa phương các huyện và du kích các ấp, xã phát động
nhân dân nổi dậy, kết hợp ba mũi giáp công, cản phá
thành công các cuộc hành quân bình định, đồng thời tiêu
diệt 10 đồn, bức rút 34 đồn bốt, giải phóng 26 ấp, với
17.000 dân, giành quyền làm chủ ở 30 ấp khác với số dân
20.000 người. Cùng thời gian trên, Trung đoàn 320 quân
khu và bộ đội địa phương tỉnh Kiến Tường tiến công khu
vực trọng điểm Vùng 8 Kiến Tường, mở thông được hành
lang; bộ đội Kiến Phong tổ chức đánh trọng điểm bắc Cao
Lãnh, sông Cần Lố.
Nhằm mở rộng lõm giải phóng, tạo thế, tạo đà trực
tiếp cho chiến dịch, theo kế hoạch thống nhất, đêm 28-4,



220

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VII

ba trung đoàn chủ lực đồng loạt tiến công đánh phá bình
định, mở mảng tại địa bàn trọng điểm: Trung đoàn 1 vây
ép yếu khu Thiên Hộ, mở mảng ở khu vực kênh Nguyễn
Văn Tiếp (thuộc phía đông Thiên Hộ); Trung đoàn 88 mở
mảng khu vực tây Thiên Hộ - Đốc Binh Kiều; Trung đoàn 320
mở mảng vùng kênh Tư Bích, kênh 2, kênh 3 Mỹ Hoà. Do
thế và lực áp đảo, nên ta đã nhanh chóng diệt được một số
đồn bốt, căn cứ của đối phương; hỗ trợ cho nhân dân nổi
dậy diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ nhiều địa bàn
quan trọng. Nhưng ngay sau đó, quân Sài Gòn dồn sức
phản kích dữ dội, quyết líp lại những khu vực vừa bị mất.
Ngày 29-4, Trung đoàn 12 - Sư đoàn 7 quân Sài Gòn tổ
chức phản kích vào khu vực Phụng Thớt - Trại Lòn. Ngày
5-5, 10 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 7 mở cuộc hành quân bình
định hòng chiếm lại các lõm giải phóng tại Vùng 4 Kiến
Tường, Mỹ An.
Trước sự đối phó quyết liệt của địch, ngày 5-5, Bộ Tư
lệnh Quân khu 8 quyết định chuyển Trung đoàn 1 và
Trung đoàn 88 xuống hoạt động ở vùng nam kênh Nguyễn
Văn Tiếp, hỗ trợ nhân dân mở một số lõm nhỏ, tiếp tục tạo
thế cho kế hoạch mở chiến dịch vào những tháng kế tiếp
sau đó.
Qua gần hai tháng hoạt động tạo thế, mặc dù một số
mục tiêu đặt ra chưa thực hiện được, nhưng lực lượng vũ
trang ba thứ quân và nhân dân "vùng ruột" đồng bằng sông
Cửu Long đã thu được những kết quả rất quan trọng: tiêu

diệt và làm tan rã một bộ phận sinh lực địch (phần lớn là
lực lượng tại chỗ); tiêu diệt, bức hàng, bức rút hơn 80 đồn,


Chương 30: chống phá bình định ở miền nam,...

221

bốt các loại; giải phóng Vùng 4 Kiến Tường và một số lõm,
tạo được bàn đạp thuận lợi để triển khai các mặt tổ chức
bảo đảm chuẩn bị cho chiến dịch tiến công tổng hợp đánh
phá bình định quy mô rộng lớn trên chiến trường Khu 8.
Sau đợt hoạt động tạo thế và cơ động lực lượng, vũ khí,
lương thực... tới những địa bàn xuất phát tiến công, cuối
tháng 5, đầu tháng 6, theo kế hoạch thống nhất của Bộ
Chỉ huy Miền, lực lượng vũ trang ta vẫn tiếp tục đẩy
mạnh hoạt động căng kéo địch, thu hút những đơn vị đối
phương tăng cường cho miền Đông trước đó quay trở về
đối phó với ta trên chiến trường đồng bằng sông Cửu Long
(Quân khu 4 - Quân đoàn 4 quân đội Sài Gòn), tạo điều
kiện cho hướng chủ yếu của cuộc tiến công chiến lược 1972
ở miền Đông Nam Bộ phát triển và giành thắng lợi.
Theo chỉ lệnh giao nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh chiến
dịch, Sư đoàn 5 được tăng cường Trung đoàn 271 của
C30B đảm nhiệm tiến công trên hướng chủ yếu Kiến
Tường; Trung đoàn 24 và 207 phụ trách hướng thứ yếu
Thông Bình - Cà Vàng. Qua nguồn tin tình báo thu thập
được, tuy địch biết ta chuẩn bị mở chiến dịch, song chúng
không nắm bắt được ý định, địa bàn, quy mô của chiến
dịch. Trong lúc địch còn đang ráo riết trinh sát, thăm dò,

thu thập tin tức thì đêm 10-6, trên hướng tiến công chủ
yếu, Trung đoàn 2 - Sư đoàn 5 bất ngờ nổ súng tiến công
chi khu Long Khốt, chính thức mở màn cho chiến dịch
tiến công tổng hợp đánh phá bình định của quân Sài Gòn
trên chiến trường Khu 8. Nhưng do công tác chuẩn bị
chưa thật chu đáo, tổ chức chỉ huy và hiệp đồng chưa tốt,


222

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VII

nên Trung đoàn 2 đã không tiêu diệt được mục tiêu then
chốt Long Khốt và phải rút quân sau 5 ngày bao vây.
Trong khi đó, những đơn vị còn lại của Sư đoàn 5 đã phối
hợp hiệu quả với lực lượng vũ trang địa phương tổ chức
vây ép Gò Măng Đa; lực lượng đặc công cùng bộ đội và du
kích tại chỗ bao vây uy hiếp căn cứ Thạnh Trị, tổ chức
chặn đánh các mũi nống ra phản kích của đối phương,
diệt 60 tên. Hiệp đồng với bộ binh, pháo binh Miền tập
kích thị xã Mộc Hoá, diệt một số sinh lực địch, phá hỏng
nặng hai trạm truyền tin, 7 xe quân sự. Trên sông Vàm
Cỏ Tây, đội đặc công nước của Miền đánh chìm 5 tàu
chiến địch. Được thắng lợi quân sự của bộ đội chủ lực tạo
thế và với sự hậu thuẫn của du kích, tự vệ, các đoàn thể
quần chúng đột nhập vào các ấp chiến lược, khu tập
trung của địch, vận động nhân dân nổi dậy phá ấp, phá
kìm, giành quyền làm chủ.
Trước sức tiến công và nổi dậy của quân và dân ta,
ngày 11-6, đối phương huy động hai trung đoàn thuộc Sư

đoàn 7 bộ binh, hai tiểu đoàn biệt động quân, hai chi đoàn
thiết giáp M113 mở cuộc hành quân Cửu Long 7/4 nhằm
giải toả chi khu Long Khốt. Đêm 14-5, Trung đoàn 1 - Sư
đoàn 5 chủ lực Miền bất ngờ tập kích đánh thiệt hại nặng
Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 12 của quân Sài Gòn, loại khỏi
vòng chiến đấu 120 tên, thu 10 súng. Ngày 17-6, phát hiện
Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 10 địch do trực thăng không vận
đổ xuống Kom Pông Rồ, Trung đoàn 2 - Sư đoàn 5 và Tiểu
đoàn 1 - Trung đoàn 271 đã nhanh chóng cơ động đến bao
vây, tiến công, loại khỏi chiến đấu hơn 100 tên.


Chương 30: chống phá bình định ở miền nam,...

223

Trên hướng thứ yếu Thông Bình - Cà Vàng, sau khi
đánh bại cuộc hành quân Cửu Long 44/5 của Liên đoàn
biệt động quân 41 tiến hành từ ngày 23-5 đến ngày 3-6,
C30B tiếp tục chặn đánh cuộc hành quân mang mật danh
Cửu Long 44/6 do tàn quân của Liên đoàn biệt động 41,
Liên đoàn biệt động số 7, hai chi đoàn thiết giáp M113
tiến hành. Chỉ một thời gian ngắn chiến đấu, quân địch đã
bị ta loại khỏi chiến đấu hàng trăm tên và mất hàng chục xe
thiết giáp. Ngày 14-6, chúng buộc phải kết thúc cuộc hành
quân. Đến đây, C30B quyết định chỉ để Trung đoàn 207 ở
lại chốt giữ khu vực áp sát biên giới Thông Bình - Cà
Vàng, lực lượng còn lại rút xuống vùng ruột hoạt động.
Ngày 20-6, Trung đoàn 24 thuộc C30B, Trung đoàn 3 Sư đoàn 5 bắt đầu hành quân tới địa bàn trọng điểm chiến
dịch. Phát hiện được ý định của ta, đối phương nhanh

chóng huy động lực lượng bảo an tiểu khu Kiến Phong cùng
với Trung đoàn 11 - Sư đoàn 7 tổ chức chốt chặn tại tuyến
kênh Dương Văn Dương. Tại đây, quân Sài Gòn vấp phải
sự giáng trả mãnh liệt của Trung đoàn 320 Quân khu 8.
Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 11 chủ lực của đối phương bị loại
khỏi chiến đấu, Tiểu đoàn 417 bảo an bị đánh thiệt hại
nặng, bộ phận còn lại phải rút lui. Tuyến hành lang của ta
vẫn được bảo đảm thông suốt. Lực lượng cơ động cũng như
vũ khí và hàng hoá bảo đảm cho chiến trường Khu 8 giữ
được an toàn, đến đúng nơi quy định.
Hiệp đồng chặt chẽ với tác chiến của bộ đội chủ lực
Miền, lực lượng vũ trang ba thứ quân và nhân dân Khu 8
khẩn trương đẩy mạnh tiến công và nổi dậy đánh phá


224

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VII

bình định, mở mảng, mở vùng ở các khu vực trọng điểm
thuộc nam và bắc quốc lộ 4, nổi bật nhất là mảng Ba
Dừa, mảng 3 Cai Lậy Bắc.
Mảng Ba Dừa được hình thành bởi 4 xã Long Trung,
Long Tiên, Long Khánh, Xuân Sơn thuộc huyện Cai Lậy
Nam; phía đông giáp sông Ba Rài, phía nam giáp quốc
lộ 4. Tại đây, ngoài việc tập trung xây dựng yếu khu Ba
Dừa, đối phương đã xây dựng nên một hệ thống gồm 25
đồn bốt liên hoàn để kìm kẹp nhân dân. Là khu vực giữ
vai trò bàn đạp xuất phát tiến công của lực lượng vũ
trang Khu 8 đánh ra đường 4 và các chi khu Cái Bè, Cai

Lậy, Vĩnh Kim nên Bộ Tư lệnh Quân khu 8 quyết định
chọn Ba Dừa làm điểm then chốt đánh phá bình định, mở
mảng, mở rộng vùng giải phóng liên hoàn, tạo sự thôi
động lớn cho phong trào tiến công và nổi dậy đánh phá
bình định của quân Sài Gòn trên toàn Khu 8 trong nửa
cuối năm 1972.
Thực hiện kế hoạch trên, các trung đoàn 1 và 88 đang
tác chiến ở Mỹ Thiện và Hậu Mỹ đã được lệnh bí mật cơ
động tới phối hợp với các lực lượng địa phương xung
quanh khu vực mở mảng. Đúng 3 giờ 15 phút ngày 10-6,
Tiểu đoàn đặc công 269 cùng Tiểu đoàn 261B - Trung
đoàn 1 bất ngờ tiến công yếu khu Ba Dừa, mở đầu cho
hướng tiến công mở mảng Ba Dừa. Đây là trận tiến công
vào căn cứ có công sự kiên cố của đối phương, nên ta
không dứt điểm được mục tiêu. Sau khi đã loại khỏi chiến
đấu hơn 100 tên, bắt 19 tù binh, thu 35 súng, bộ đội ta
chuyển từ tiến công sang vây ép, truy lùng tiêu diệt và


Chương 30: chống phá bình định ở miền nam,...

225

làm tan rã bộ máy kìm kẹp cơ sở của đối phương. Đến cuối
buổi sáng ngày 10-6, đối phương sử dụng 6 đại đội bảo an
và 2 chi đoàn xe bọc thép M113 mở cuộc hành quân giải
tỏa yếu khu Ba Dừa. Tuy Trung đoàn 88 có tổ chức lực
lượng chốt chặn ở ngã ba Long Tiên, nhưng do chủ quan
sơ hở nên ta đã để quân Sài Gòn lọt qua và vào được yếu
khu. Sau đó, quân bảo an rút về Cai Lậy, nhưng chúng để

lại một chi đoàn M113 tăng cường cho lực lượng phòng thủ
yếu khu. Đến đây, mục tiêu chủ yếu không những không
dứt điểm được, mà trận đánh lâm vào thế bế tắc. Để
nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, Ban Chỉ huy hướng mở
mảng Ba Dừa quyết định chuyển một bộ phận chủ lực
sang phối hợp với bộ đội và du kích địa phương tiến công
địch, hỗ trợ nhân dân nổi dậy bao vây, bức hàng 17 đồn
bốt, diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ một số ấp, xã.
Sáng ngày 11-6, Trung đoàn 1 tổ chức trận địa phục kích
tại Hội Sơn, đánh bại cuộc hành quân giải tỏa của Tiểu đoàn
3 - Trung đoàn 10 - Sư đoàn 7, Tiểu đoàn 402, Liên đội 73 và
4 đại đội bảo an có xe bọc thép đi cùng của địch. Cùng ngày,
một trung đội của Tiểu đoàn 510 vây ép, bức hàng đồn Ba
Dầu. Ngày 12, Trung đoàn 88 chặn đánh cuộc hành quân
bình định của địch gồm Tiểu đoàn 402, Liên đội 15, Liên đội
73 và 3 đại đội bảo an cùng Chi đoàn 3 thuộc Trung đoàn 6
thiết giáp M113 tại Tam Bình - nam Ba Dừa.
Ngày 17-6, một trung đội của Tiểu đoàn 510 - Trung
đoàn 88 tiến công diệt đồn Thày Cai. Ngày 18, Trung đoàn 11
chặn đánh cuộc hành quân của Tiểu đoàn 2 - Trung
đoàn 11 - Sư đoàn 7 và Chi đoàn 2 - Trung đoàn 6 thiết


226

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VII

giáp M113 của quân Sài Gòn trên khu vực lộ Ba Dừa, diệt
160 tên, bắn rơi hai trực thăng. Ngày 19, Tiểu đoàn đặc
công 269 kỳ tập diệt đồn Bàng Long. Đêm 19, các đại đội

bộ đội huyện Châu Thành Nam và Cai Lậy Nam đứng
chân tại khu vực nam Ba Dừa đã hậu thuẫn và tổ chức
cho 10 gia đình binh sĩ địch (cơ sở địch vận của ta) nửa
đêm đốt đèn, thắp đuốc, kéo lên đồn gọi chồng con trở về.
Trước sự uy hiếp của quân dân địa phương ở ngoài đồn và
sức ép từ bên trong, toàn bộ quân địch đồn Cầu Ván đã
mang vũ khí ra hàng. Sau đó, ta chuyển sang uy hiếp buộc
đối phương rút khỏi các đồn Cầu Sắt, So Đũa và các đồn
ấp 6, 7, 11 xã Long Tiên, mở rộng vùng làm chủ.
Chỉ tính trong khoảng thời gian hơn chục ngày khởi
đầu đợt 1 chiến dịch (10-6 đến 21-6-1972), quân và dân
trên địa bàn mảng Ba Dừa đã loại khỏi vòng chiến đấu
938 tên, diệt gọn 6 đại đội, đánh thiệt hại nặng ba tiểu
đoàn bộ binh và 1 chi đoàn thiết giáp M113, đánh thiệt
hại nặng yếu khu Ba Dừa, san bằng 15 đồn, giải phóng
hoàn toàn 2 xã Long Tiên và Cẩm Sơn, hoàn thành yêu
cầu mở mảng đặt ra trong kế hoạch.
Phối hợp chặt chẽ với hoạt động của chủ lực, trong 10
ngày đầu của chiến dịch trên hướng mở mảng Ba Dừa,
quần chúng ở các địa phương đã nổi dậy cùng lực lượng an
ninh, du kích diệt 14 tên ác ôn, bức hàng, bức rút gần chục
đồn bốt địch; các mũi đấu tranh chính trị và binh vận đã
vận động, tổ chức được 16.000 lượt quần chúng tham gia
đấu tranh, đưa 6.000 người bung về ruộng vườn cũ, dựng
lại nhà cửa trên địa bàn các xã Long Tiên, Long Khánh,


Chương 30: chống phá bình định ở miền nam,...

227


Mỹ Long. Đặc biệt, dù gian khổ hy sinh luôn kề cận, trên
địa bàn chiến dịch đã có 1.500 người tự nguyện tham gia
phục vụ cơm nước, tiếp tế cho bộ đội, cứu chữa và chuyển
thương binh, chôn cất liệt sĩ. Bên cạnh đó, công tác xây
dựng và phát triển lực lượng cũng có những thành tích
tương xứng: bộ đội huyện Cai Lậy Nam phát triển thêm
được một đại đội (với 50 người); du kích xã Long Tiên từ
một tiểu đội phát triển thành trung đội với 27 cán bộ,
chiến sĩ và bổ sung cho huyện hai tiểu đội; xã Long Trung,
lực lượng du kích từ 8 người đã phát triển lên 32 người;
các xã Cẩm Sơn, Hội Sơn, Mỹ Long, Thạnh Hòa từ chỗ lúc
đầu chỉ có từ 5 đến 10 du kích đã phát triển thành những
trung đội du kích với quân số từ 18 đến 20 người. Cũng
thời gian trên, các địa phương thuộc mảng Ba Dừa đã
phát triển thêm được 24 đảng viên, 18 đoàn viên, 328 hội
viên phụ nữ và nông hội; trong đó, xã Long Tiên đã bầu
được xã ủy và củng cố 12 chi bộ ấp. Đây là những yếu tố vô
cùng thuận lợi để quân và dân mảng Ba Dừa tiếp tục đẩy
mạnh hoạt động giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong
những đợt tiếp theo.
Khác với Ba Dừa, mảng 3 Cai Lậy Bắc là địa bàn
địch tổ chức bình định, kìm kẹp nhân dân rất hà khắc,
với hệ thống đồn bốt như Cầu Vồng, Gò Muồng, Cống
Đường Huy cùng những ác ôn khét tiếng.., được yểm
trợ trực tiếp bởi các trận địa pháo Cai Lậy, Long Định,
Mỹ Phước Tây và Liên đội 75 bảo an cơ động ứng chiến
nhanh tuần tra kiểm soát ngày đêm. Thực hiện kế
hoạch mở mảng Cai Lậy Bắc, Ban Chỉ huy Tỉnh đội Mỹ



228

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VII

Tho quyết định sử dụng 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương
của tỉnh và 2 đại đội bộ đội huyện, 1 đại đội đặc công
phối hợp với du kích đánh địch mở mảng Kinh Củ, sau
đó, phát triển mở mảng kênh Nguyễn Tấn Thành.
ở Mỹ Tho, trước khi tiếng súng khai ngòi chiến dịch
tổng hợp tiến công đánh phá bình định ở Khu 8 bắt đầu,
ngay từ đêm 7-6, các đơn vị vũ trang tỉnh đã tiến vào khu
vực ấp chiến lược Kinh Củ, bao vây đồn bốt, hỗ trợ cho du
kích và cơ sở nội ứng diệt ác, phá đồn, giải tán phòng vệ
dân sự, đưa nhân dân về quê cũ. Nhưng khi phát triển
tiến công diệt các đồn Gò Mồng, Cầu Vồng, Cống Đường
Huy, do hỏa lực không đủ mạnh nên ta không đánh chiếm
được các khu vực đầu cầu. Giải quyết tình huống khẩn
cấp này, tỉnh đội đưa lực lượng cơ quan và công binh
xưởng vào trận, dùng bệ phóng lựu bắn những đầu đạn
105mm, 155mm đã được cải tiến vào các đồn của đối
phương. Với đòn hỏa lực bất ngờ, có sức công phá lớn này,
ta đã phá hủy 50% công sự, trận địa, loại khỏi chiến đấu
một nửa quân số đóng trong các đồn. Trước nguy cơ bị
tiêu diệt hoàn toàn, ngày 12-6, địch rút chạy khỏi đồn Gò
Muồng và Cống Đường Huy. Thừa thắng, ngày 13, ta vây
chặt đồn Cầu Vồng và bắn đầu đạn 155mm vào đồn, gây
sát thương lớn cho Đại đội 962 bảo an. Số còn lại trong
đồn buộc phải tháo chạy ra ngoài, bị ta mai phục sẵn diệt
thêm 20 tên, bắt 3 tù binh. Đến đây, 3 đồn bảo an - lực

lượng chủ chốt thực hiện bình định và kìm kẹp nhân dân
mảng 3 Cai Lậy Bắc đã bị tiêu diệt. Thế và lực mới đã
được mở ra, tạo điều kiện thuận lợi để các ban chỉ đạo


Chương 30: chống phá bình định ở miền nam,...

229

đánh phá bình định tỉnh và các huyện trong tỉnh khẩn
trương vận động nhân dân nổi dậy; đồng thời vận động
các gia đình công chức và binh sĩ địch kéo đến các xã Mỹ
Hạnh Trung, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Phước Tây, Tân Hội
tuyên truyền chính sách 10 điểm của Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, kêu gọi
binh sĩ địch không tham gia hành quân bình định, mang
súng trở về với gia đình và nhân dân. Kết quả là, binh sĩ
đồn Cầu Thị Quạ xã Tân Phú đã nổi dậy làm binh biến,
mang vũ khí về nộp cho du kích. Địch đóng ở đồn Năm
Trinh xã Nhị Mỹ buộc phải rút chạy khỏi đồn.
Nhằm ngăn chặn khí thế đấu tranh của ta đang lên
mạnh, ngày 14-6, quân Sài Gòn dùng 3 đại đội bảo an đến
giải toả, chiếm lại những đồn đã mất. Toàn bộ số quân này
của địch bị các đơn vị bộ đội tỉnh Mỹ Tho chặn đánh, diệt
gọn 1 đại đội, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội còn lại. Tiếp
đến, ngày 18-6, ta lại đánh tiêu hao nặng Liên đội 98 bảo
an địch đến ứng cứu, giữ vững thành quả đạt được.
Tính đến ngày 21-6, tại mảng 3 Cai Lậy Bắc, ta đã gỡ
được 19 đồn, giải phóng cơ bản 3 xã và 6 ấp với dân số
khoảng 1 vạn người.

Hoà chung khí thế đấu tranh với hướng chủ yếu,
trên địa bàn phối hợp, quân dân Bến Tre triển khai kế
hoạch mở lại vùng trọng điểm Giồng Trôm. Song do thế
và lực hạn chế nên sau thời gian hoạt động của đợt 1, ta
chỉ giải phóng được xã Lương Phú và một số ấp nhỏ, lẻ.
Tại Kiến Phong, ta cũng chỉ tổ chức được một số trận


230

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VII

phục kích đánh quân Sài Gòn đến chi viện, ứng cứu trên
khu vực kênh Nguyễn Văn Tiếp.
Kết thúc đợt 1 chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá
bình định ở Khu 8, "ta đánh trúng đối tượng nòng cốt; hút,
kìm phần lớn chủ lực địch lên tuyến biên giới, phía sau sơ
hở thuận lợi cho phong trào nổi dậy và tấn công phá bình
định" 1; loại khỏi chiến đấu 5.000 tên, diệt gọn 1 tiểu đoàn,
đánh thiệt hại nặng 8 tiểu đoàn và liên đội, diệt, bức hàng,
bức rút 50 đồn bốt, giải phóng 3 xã, 30 ấp với 3 vạn dân,
mở ra nhiều lõm mới, bảo đảm hành lang thông suốt và an
toàn cho ta vận chuyển hàng hoá và cơ động lực lượng
xuống vùng ruột Đồng Tháp Mười, tạo thế và lực mới cho
các đợt tiếp theo chiến dịch. Tuy nhiên, trong đợt này, "do
chủ lực Miền mới xuống đồng bằng, thời gian gấp, chuẩn
bị chiến trường thiếu chu đáo, chính xác, nhưng chủ yếu
do tư tưởng chủ quan, đơn giản, chỉ huy chiến đấu thiếu
chặt chẽ, tư tưởng chiến thuật thiếu dứt khoát giữa vây
lấn và cường tập" 2, nên trận then chốt mở đầu của ta đạt

kết quả không cao, chưa dứt điểm được các mục tiêu chủ
yếu, hạn chế đến đà phát triển chiến dịch và phong trào
nổi dậy đánh phá bình định.
_____________
1. Biên bản cuộc họp Đảng uỷ tiền phương Bộ Tư lệnh chiến
dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định trên chiến trường
Khu 8, ngày 25 và 26-6-1972, tr. 5, tài liệu lưu tại Trung tâm
lưu trữ Bộ Quốc phòng (K4).
2. Quân đội nhân dân Việt Nam - Quân khu 9: Báo cáo tổng
kết chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định trên địa
bàn Quân khu 8..., Tlđd, tr. 34.


Chương 30: chống phá bình định ở miền nam,...

231

Sau khi đợt 1 kết thúc, Bộ Chỉ huy chiến dịch tiến
công tổng hợp Khu 8 quyết định mở đợt 2 đánh phá bình
định (từ ngày 3 đến 31-7-1972), nhằm "thu hút địch lên
tuyến biên giới, nhanh chóng phát huy chủ lực Miền
xuống chiến trường cùng địa phương tiến công tổng hợp,
mở mảng, mở vùng nam bắc lộ 4, tạo thế đứng chân vững
chắc để phát triển thế tiến công". Trong lúc ta đang triển
khai công tác chuẩn bị đợt 2 chiến dịch, Sư đoàn 7 (thiếu)
và Liên đoàn 41 biệt động biên phòng, dựa vào cứ điểm
kết hợp với cơ động lực lượng, đã đẩy mạnh các hoạt động
thăm dò, nhằm phát hiện các khu vực tập kết lực lượng
của ta; chúng sử dụng phi pháo và gọi cả máy bay B52
đánh phá những địa điểm tình nghi ta ém giấu quân.

Đồng thời, Sư đoàn 25 địch từ Đức Huệ giữ thế uy hiếp
bên sườn và phía sau đội hình tiến công của ta; Trung
đoàn 11 - Sư đoàn 7 và lực lượng bảo an triển khai lực
lương đối phó và giải toả khu vực nam và bắc quốc lộ 4.
Mặc dù vậy, đúng ngày 3-7, đợt 2 chiến dịch chính thức
mở màn.
Thực hiện nhiệm vụ kiềm chế địch trên tuyến biên
giới, từ ngày 3 đến 5-7, một bộ phận lực lượng của Sư
đoàn 5 chủ lực Miền được tăng cường Trung đoàn 271
của C30B, tiến công cứ điểm địch ở Com Pong Rồ, diệt
được 72 tên, làm bị thương 379 tên, bắt 3 tù binh địch.
Tuy nhiên, trong trận này, ta bị tổn thất khá lớn: thương
vong 140 cán bộ, chiến sĩ, mất 80 súng. Cùng thời gian
trên, Trung đoàn 207 thuộc C30B tiến công cứ điểm Gò
Bói nhưng không thành công. Sau đó, theo mệnh lệnh


232

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VII

của Bộ Tư lệnh Miền, một bộ phận lực lượng của Trung
đoàn 207 được điều sang tăng cường cho C50B chặn đánh
cuộc hành quân tái chiếm tuyến hành lang biên giới của
địch ở khu vực lộ 1 giáp biên giới Campuchia.
Đối với nhiệm vụ mở mảng ở khu vực nam, bắc quốc lộ 4,
Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định chọn 8 xã: Hội Cư, Mỹ
Thành, Thạnh Phú huyện Cai Lậy, Hậu Mỹ Bắc, Hậu Mỹ
Nam và Thiện Mỹ huyện Cái Bè, Mỹ An, Đốc Binh Kiều
huyện Mỹ An thuộc khu vực bắc quốc lộ 4 làm trọng điểm

số 1. Tại đây, đối phương có 15 đại đội bảo an thuộc các
liên đội 72, 75 và 78 vừa cơ động tác chiến, vừa thay
nhau chiếm giữ 45 đồn bốt.
Ngay từ cuối tháng 6, ta sử dụng một bộ phận lực
lượng của Trung đoàn 3 - Sư đoàn 5, Trung đoàn 24 của
C30B, Trung đoàn 320 chủ lực Khu 8 nhằm tiêu diệt yếu
khu Thiên Hộ, đánh bại quân cứu viện, gây thôi động toàn
mảng; đồng thời tập trung đại bộ phận bộ đội chủ lực cùng
bộ đội địa phương đẩy mạnh hoạt động mở mảng trong
phạm vi 8 xã, giải phóng 3 vạn dân. Phát hiện ta chuẩn bị
tiến công Thiên Hộ, Bộ Tư lệnh Vùng 4 chiến thuật của
quân đội Sài Gòn vội điều Trung đoàn 15 - Sư đoàn 9 từ
miền Tây về Cái Bè, hình thành tuyến ngăn chặn kết hợp
với đánh phá hành lang cơ động của ta, chủ yếu là khu vực
kênh Dương Văn Dương và kênh Ngang.
Theo đúng kế hoạch, đêm ngày 2 rạng sáng ngày 3-7,
Trung đoàn 3 sử dụng hoả lực tập kích công sự, trận địa
hoả lực của đối phương ở yếu khu Thiên Hộ; sử dụng bộ
binh tiến công tiêu diệt đồn Một Thước, bức rút các đồn


Chương 30: chống phá bình định ở miền nam,...

233

Kênh Một và Vàm Quang Cư. Chiều cùng ngày, Trung
đoàn 24 vận động tiến công địch tại ấp Mỹ Trinh, xã Mỹ
Thành, loại khỏi vòng chiến đấu 150 tên, bắt 15 tù binh,
thu 50 súng, 11 máy PRC25. Kịp thời lợi dụng thời cơ này,
lực lượng vũ trang tại chỗ hỗ trợ nhân dân nhanh chóng nổi

dậy bao vây các đồn bốt của đối phương trên tuyến lộ 20,
diệt ác, phá kìm, phá các trại tập trung và ấp chiến lược ở
xã Hậu Mỹ Bắc và Hậu Mỹ Nam, trở về quê cũ làm ăn.
Ngày 4, Trung đoàn 320 bất ngờ tập kích diệt đồn tề xã
Hậu Mỹ Bắc, đồn Bà Cò và đồn kênh 28, gây sức ép buộc
địch ở các đồn bốt trên tuyến lộ 20 (từ đập Ông Tải đến
Hậu Mỹ Bắc) rút chạy. Tiếp đà thắng lợi, ngày 7, Trung
đoàn 3 vây lấn các đồn Chà Là, Gầy (Thạnh Phú), Vàm
Bang Dầy và Ngã Năm; Trung đoàn 320 và lực lượng vũ
trang địa phương tổ chức vây lấn các đồn Đốc Binh Kiều,
Cây Còng, ngã tư Bằng Lăng và kênh Kháng Chiến (phía
nam kênh Nguyễn Văn Tiếp). ở khu vực đồn Chà Là, thoạt
đầu, do chủ quan nên lực lượng vây lấn không thực hiện
được kế hoạch đề ra và phải tạm rút ra ngoài để củng cố.
Tiếp đó, ta tập trung lực lượng bao vây, tiến công đồn Chà
Là và đến ngày 13 mới dứt điểm được mục tiêu. Đánh
chiếm được đồn Chà Là, ta đã gây sức ép mạnh, buộc địch ở
các đồn Gầy (Thạnh Phú) và Vàm Bang Dầy phải nhanh
chóng tháo chạy. Đến đây, ta đã mở thông tuyến lộ 20 và
kênh Nguyễn Văn Tiếp, giải phóng 2.500 dân.
Đồng thời với đòn tiến công quân sự, mũi tiến công binh
vận trên địa bàn mở mảng 8 xã thuộc bắc quốc lộ 4 của ta
cũng được đẩy mạnh. Nhiều gia đình binh sĩ và công chức


234

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VII

chính quyền địch được cách mạng giác ngộ đã tích cực tham

gia phong trào vận động con em bỏ hàng ngũ của quân Sài
Gòn. ở ấp Phú Mỹ và Phong Mỹ xã Mỹ Thiện, lực lượng
binh vận đã vận động được 60 binh sĩ mang theo 40 súng trở
về với nhân dân. Tại hai xã Mỹ An và Đốc Binh Kiều, lực
lượng binh vận đã gọi hàng 20 binh sĩ địch, thu 18 súng. Tại
các vùng giải phóng, lực lượng thanh niên nam, nữ không
những đã tự giác, tích cực tham gia công tác cách mạng tại
xã ấp, mà một bộ phận quan trọng trong số họ lần lượt được
bổ sung vào Quân giải phóng hoặc du kích ấp, xã. Đồng
thời, những phong trào mang tên Thanh niên Đồng khởi,
Phụ nữ Nguyễn Thị Hồng Gấm thu hút ngày càng đông đảo
thanh niên tham gia.
Sau nửa tháng tiến công và nổi dậy đánh phá bình
định ở khu vực 8 xã, ta đã loại khỏi chiến đấu 1 tiểu đoàn,
2 đại đội thuộc Trung đoàn 15 và 3 đại đội bảo an; diệt và
bức hàng 20 đồn bốt, trong đó kết hợp với du kích tổ chức
3 mũi giáp công bức rút 15 đồn, giải phóng hoàn toàn xã
Thạnh Phú, phá hầu hết các ấp chiến lược, khu tập trung
của địch thuộc các xã Hậu Mỹ Bắc, Hậu Mỹ Nam, Mỹ
Thành, Đốc Binh Kiều, giải phóng thêm 15.000 dân.
Nhằm ngăn chặn sức tiến công và nổi dậy đánh phá
bình định ngày càng mạnh mẽ và rộng khắp của ta, Bộ Tư
lệnh Vùng 4 chiến thuật quân đội Sài Gòn điều chỉnh và
tập trung lực lượng, phương tiện đối phó. Ngày 15-7,
chúng dùng 14 tiểu đoàn chủ lực và bảo an thuộc Liên
đoàn 41 biệt động, Trung đoàn 10 - Sư đoàn 7, Trung
đoàn 15 - Sư đoàn 9, Trung đoàn 6 thiết giáp và một số



×