Tải bản đầy đủ (.pdf) (343 trang)

Ebook lịch sử kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 1975 (tập 9 tính chất, đặc điểm, tầm vóc và bài học lịch sử) phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 343 trang )


lịch sử

kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước
(1954 - 1975)
Tập IX

Tính chất, đặc điểm,
tầm vóc và bài học lịch sử


2

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập IX

Hội đồng chỉ đạo xuất bản
TS. Nguyễn Duy Hùng

- Chủ tịch

Thiếu tướng, PGS. TS. Vũ Quang Đạo - Phó Chủ tịch
TS. Hoàng Phong Hà

- ủy viên

Đại tá, PGS. TS. Hồ Khang

- ủy viên


TS. Lưu Trần Luân

- ủy viên

Mã số:

9(V)2
ctqg - 2013


Bộ Quốc Phòng

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

lịch sử

kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước
(1954 - 1975)
Tập IX

Tính chất, đặc điểm,
tầm vóc và bài học lịch sử
(Xuất bản lần thứ hai)

Nhà xuất bản chính trị quốc gia - sự thật
Hà Nội - 2013



4

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập IX

Chỉ đạo nội dung
Thiếu tướng, PGS. TS. Vũ Quang Đạo
Đại tá, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hà
Đại tá, PGS. TS. Hồ Khang
Chủ biên
Đại tá, TS. Nguyễn Huy Thục
Tác giả
GS. TS. Nguyễn Ngọc Cơ
Đại tá, PGS. TS. Hồ Khang
Đại tá Đỗ Xuân Huy
Đại tá Nguyễn Văn Minh
Đại tá, TS. Nguyễn Huy Thục
Thiếu tá, ThS. Nguyễn Văn Quyền
Thiếu tá, ThS. Lê Quang Lạng
Trung úy, ThS. Trần Hữu Huy
Cử nhân Ngô Quang Chính


5

Lời Nhà xuất bản
Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là
kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, phản ánh nỗ lực phi thường của
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong suốt 21 năm chiến đấu đầy
gian khổ, hy sinh, là thiên hùng ca bất hủ của thế kỷ XX. Năm
tháng sẽ trôi qua, nhưng "thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân
tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng
ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ
con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của
thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời
đại sâu sắc". Thắng lợi đó đã mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử
dân tộc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ
nghĩa đế quốc trên đất nước ta, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản
cách mạng của đế quốc Mỹ, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân trên cả nước, xóa bỏ mọi chướng ngại trên con đường thực
hiện thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội,
đem lại niềm tin cho các dân tộc trên thế giới đang đấu tranh cho
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Với dã tâm đen tối, ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký
kết, đế quốc Mỹ đã nhảy vào miền Nam thay chân Pháp, hòng chia
cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam nước ta thành căn cứ quân sự,
nơi thử nghiệm chính sách thực dân mới, phòng tuyến ngăn chặn
ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội tràn xuống Đông Nam á, răn đe
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.


6

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập IX

Để thực hiện được mục tiêu chiến lược đề ra, đế quốc Mỹ đã
liên tục thực hiện nhiều chiến lược chiến tranh, huy động đến
mức cao nhất tiềm lực kinh tế, quân sự của nước Mỹ, đồng thời ra
sức tuyên truyền lừa bịp nhân dân thế giới và lôi kéo các nước
phụ thuộc tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Trước âm mưu và hành động xâm lược của đế quốc Mỹ, Đảng
Lao động Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu cao
tinh thần độc lập tự chủ đã đề ra đường lối kháng chiến đúng
đắn, sáng tạo, huy động sức mạnh của cả dân tộc và thời đại tiến
hành cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại vì độc lập, tự do và phẩm
giá con người. Kế thừa những kinh nghiệm quý báu của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, phát huy truyền
thống đánh giặc của tổ tiên, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng,
quân và dân cả nước đã nêu cao tinh thần quyết chiến quyết
thắng, vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng về mọi mặt, vừa ra
sức xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc, vừa anh dũng
chiến đấu giải phóng miền Nam. Trước một kẻ địch lớn mạnh gấp
bội, quán triệt tư tưởng tiến công cách mạng, quân và dân ta đã
sáng tạo ra nhiều cách đánh hiệu quả, vừa đánh vừa thăm dò,
vừa đánh vừa đúc rút kinh nghiệm chiến đấu, đánh địch bằng ba
mũi giáp công, trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn
đồng bằng và đô thị, vừa đánh vừa mài sắc nghệ thuật quân sự,
từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng, lần lượt
đánh bại những bước leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ và bè
lũ tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Luận giải, phân tích tính chất, đặc điểm, tầm vóc và
những bài học lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước là nội dung tập cuối cùng của bộ sách.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 3 năm 2013
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật


7


lời nói đầu
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa
Xuân 1975 là mốc lịch sử trọng đại, đánh dấu sự toàn
thắng của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của
nhân dân ta và là một trong những chiến công rực rỡ nhất
trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đó là bản thiên
anh hùng ca bất hủ của chiến tranh nhân dân Việt Nam
trong thời đại Hồ Chí Minh.
Thắng lợi đó là thành quả vĩ đại phản ánh những nỗ
lực phi thường của một dân tộc nhỏ, một nước nghèo,
nhưng biết đồng lòng chung sức, triệu người như một, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng
Cộng sản Việt Nam), đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh,
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, biết đánh
và biết thắng quân xâm lược Mỹ - một siêu cường về kinh
tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật số một thế giới.
Với nhãn quan sáng suốt, ý thức cảnh giác, đặc biệt là
sự giác ngộ chính trị của một dân tộc đã được trải qua
thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước, mà trực tiếp
nhất là trong kháng chiến chống thực dân Pháp trước đó,
chúng ta đã sớm nhận thức chính xác bản chất xâm lược,


8

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập IX

hiếu chiến của đế quốc Mỹ và tìm ra những phương sách
đối phó hiệu quả, từng bước đánh thắng các chiến lược
chiến tranh, tiến tới đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến

tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Đó chính là nghệ thuật
thắng đối phương từng bước.
Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7-1954),
đế quốc Mỹ đã nhanh chóng đưa Ngô Đình Diệm về Sài
Gòn, thiết lập nên chính quyền tay sai, triển khai chính
sách xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Trước
tình hình mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền
Bắc ra sức ổn định, xây dựng và củng cố miền Bắc theo
hướng xã hội chủ nghĩa làm căn cứ địa vững chắc cho cách
mạng cả nước; nhân dân miền Nam tiến hành đấu tranh
chính trị đòi Mỹ - chính quyền Sài Gòn thi hành hiệp định
Giơnevơ, chống lại chính sách "tố cộng, diệt cộng", rồi tiến
lên làm cuộc Đồng khởi năm 1960 trên toàn miền Nam,
làm thất bại mưu đồ xâm lược giấu mặt, trá hình của Mỹ,
buộc chúng phải lộ diện.
Bắt đầu từ năm 1961, đế quốc Mỹ thi hành chiến lược
chiến tranh đặc biệt - cuộc chiến tranh bằng quân đội Việt
Nam Cộng hòa với tiền của, vũ khí và sự chỉ huy của Mỹ nhằm đè bẹp và tiêu diệt cách mạng miền Nam. Cách mạng
miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến
tranh cách mạng, kết hợp đấu tranh quân sự và chính trị
song song, đánh đối phương bằng ba mũi giáp công trên cả
ba vùng chiến lược, phát huy sức mạnh to lớn của chiến
tranh nhân dân, đánh bại các biện pháp chiến thuật cơ bản


lời nói đầu

9

"trực thăng vận", "thiết xa vận"... và quốc sách "ấp chiến

lược", làm thất bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh đặc
biệt của đế quốc Mỹ.
Chưa cam chịu thất bại, từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ
tiếp tục leo thang chiến tranh, triển khai chiến lược chiến
tranh cục bộ, đưa quân chiến đấu Mỹ và quân đồng minh
vào trực tiếp tham chiến trên quy mô lớn ở chiến trường
miền Nam; đồng thời đẩy mạnh cuộc chiến tranh phá hoại
bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Cả nước ta
sục sôi đánh Mỹ, đẩy mạnh chiến tranh nhân dân phát
triển đến trình độ cao trên cả hai miền: quân và dân miền
Nam đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô
1965 - 1966, 1966 - 1967, rồi mở cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Mậu Thân 1968; miền Bắc làm tròn nghĩa vụ của hậu
phương lớn với tiền tuyến lớn miền Nam và đánh thắng
cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, làm thất bại hoàn
toàn chiến lược chiến tranh cục bộ, tạo bước ngoặt quyết
định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Thất bại trong chiến lược chiến tranh cục bộ, lại bị
nhân dân thế giới và nhân dân chính nước Mỹ phản đối
quyết liệt, đế quốc Mỹ thi hành chiến lược Việt Nam hóa
chiến tranh - xuống thang chiến tranh, rút dần quân chiến
đấu Mỹ và quân đồng minh ra khỏi miền Nam, đồng thời
mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Quân và dân ta mở
cuộc tiến công chiến lược năm 1972, đồng thời phối hợp với
quân và dân hai nước Lào và Campuchia đánh bại một
bước quan trọng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và


10


lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập IX

"học thuyết Níchxơn" ở Đông Dương Quân và dân miền Bắc
đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai mà đỉnh cao
là cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B.52 vào Hà
Nội và Hải Phòng (12-1972), buộc Nhà Trắng phải ký Hiệp
định Pari (1-1973), rút hết quân chiến đấu Mỹ và quân các
nước đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Sau Hiệp định Pari, đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục tiến
hành chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, chỉ huy quân
đội và chính quyền Việt Nam Cộng hòa tiến hành "cuộc
chiến tranh lấn chiếm và bình định". Ta tiến hành động
viên tổng lực sức mạnh của cả nước, khẩn trương tạo thế,
tạo thời cơ, kiên quyết tiến hành cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam,
kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trên cơ sở những sự kiện, tư liệu có tính hệ thống, được
khai thác từ nhiều nguồn tin cậy khác nhau, được đối chiếu
xử lý một cách khoa học, nguyên nhân chiến tranh và diễn
biến cụ thể của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với
những nội dung khái quát trên đây, được tái hiện qua tám
tập sách đã xuất bản, tập IX sẽ tiến hành phân tích, đánh
giá và chỉ ra những vấn đề có tính quy luật, tính lý luận để
nghiên cứu vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân bảo vệ Tổ
quốc hiện nay.
Với nội dung được xác định như vậy, Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), tập IX tập trung
luận giải những vấn đề cơ bản sau:



11

lời nói đầu

- Tính chất, đặc điểm, tầm vóc và ý nghĩa thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).
- Đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ, đúng đắn,
sáng tạo.
- Phát huy sức mạnh của dân tộc, kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Xây dựng và phát huy vai trò hậu phương - căn cứ
địa cách mạng.
- Liên minh đoàn kết chiến đấu với Lào và Campuchia
chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Mặc dù tập thể tác giả thực hiện tập sách này đã hết
sức cố gắng, nhưng đây là những nội dung đòi hỏi tính
luận giải, khái quát rất cao, trong khi trình độ nhận thức
và lý luận còn hạn chế, nên sự thiếu sót và bất cập về mặt
này, mặt khác là khó tránh khỏi.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam


12

lÞch sö kh¸ng chiÕn chèng mü, cøu n­íc... tËp IX



13

Chương 37

tính chất, đặc điểm, tầm vóc
và ý nghĩa thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống mỹ, cứu nước
(1954 - 1975)

I- Tính chất
Trải qua 21 năm, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân Việt Nam diễn ra với tính chất khác
biệt so với nhiều cuộc chiến tranh cách mạng trên thế giới
và có những bước phát triển mới so với cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp trước đó. Những điều kiện ấy quy
định tính chất đặc trưng của cuộc kháng chiến của nhân
dân ta.
1. Đây là một cuộc đấu tranh chính nghĩa chống
lại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới do
đế quốc Mỹ tiến hành
Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu
mới đối với miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ âm mưu biến


14

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập IX

miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự, dùng miền
Nam làm bàn đạp tấn công miền Bắc xã hội chủ nghĩa,

ngăn chặn phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách
mạng giải phóng dân tộc tại khu vực Đông Nam á.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mỹ đã
triệt để khai thác những điều kiện thuận lợi (về tài
nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ
khoa học - kỹ thuật cao, bị tổn thất ít hơn so với nhiều
nước khác, đồng thời lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu
lợi nhuận từ buôn bán vũ khí...) để vươn lên trở thành một
đế quốc giàu có và hùng mạnh nhất thế giới. Mỹ tự đứng
ra "đảm nhận" vai trò sen đầm quốc tế để bảo vệ và cứu
nguy cho cả hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa đang suy
yếu trước sự lớn mạnh nhanh chóng của hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa và những đòn tiến công liên tục của
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên khắp thế
giới, phong trào công nhân trong các nước tư bản.
Để thực hiện những tham vọng của mình, ngay từ
năm 1949, đế quốc Mỹ tăng cường chạy đua vũ trang, lập
khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO, tháng 9-1949),
đẩy mạnh chiến tranh lạnh, tiếp tay cho các thế lực đế
quốc khác trong cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa và
trực tiếp nhảy vào tham gia cuộc chiến tranh trên bán
đảo Triều Tiên (10-1950).
Tháng 5-1950, Tổng thống Mỹ Truman chính thức
viện trợ cho Cộng hòa Pháp trong cuộc chiến tranh xâm
lược Đông Dương, ủng hộ Chính phủ "quốc gia" Bảo Đại.


Chương 37: tính chất, đặc điểm, tầm vóc...

15


Tháng 12-1950, Mỹ và Pháp cùng các chính phủ "quốc
gia" Việt, Miên, Lào ký kết bản Hiệp định phòng thủ
chung Đông Dương. Theo đó, Mỹ cam kết sẽ viện trợ quân
sự cho chính phủ các nước này đối phó với phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc. Tháng 9 và tháng 12-1951, Mỹ
trực tiếp ký với Bảo Đại hai bản hiệp ước tay đôi: Hiệp ước
hợp tác kinh tế Việt - Mỹ và Hiệp ước an ninh chung.
Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ không ngừng gia
tăng viện trợ quân sự cho thực dân Pháp. Cụ thể, nếu
năm 1952 ngân sách viện trợ của Mỹ mới chỉ chiếm 35%,
năm 1953 lên 43% thì đến năm 1954 đã tăng vọt đến 73%
trong tổng ngân sách dành cho cuộc chiến tranh Đông
Dương của Pháp.
Được Mỹ hà hơi tiếp sức, Pháp rắp tâm kéo dài cuộc
chiến tranh xâm lược Đông Dương bằng nhiều thủ đoạn
chính trị và quân sự; dù vậy, mọi cố gắng cũng không thể
xoay ngược được tình thế trên chiến trường, còn các
chính phủ "quốc gia" bản xứ do Mỹ hậu thuẫn thì liên
tiếp sụp đổ.
Tại Việt Nam, dưới áp lực của Mỹ, ngày 12-1-1954,
Bảo Đại buộc phải đưa Bửu Lộc đứng ra lập nội các mới
thay thế cho nội các Nguyễn Văn Tâm (lập tháng 6-1952),
nhưng nội các Bửu Lộc cũng chỉ tồn tại được sáu tháng.
Với con bài đã chuẩn bị từ lâu, đầu tháng 7-1954,
Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về miền Nam Việt Nam và gây
sức ép với Pháp để cho Ngô Đình Diệm chấp chính.
"Quốc trưởng" Bảo Đại lúc đó tuy bất bình, nhưng phản



16

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập IX

ứng của ông ta không mang lại kết quả. Sự kiện này
đánh dấu quan hệ giữa Pháp và Mỹ về vấn đề Việt Nam
chuyển sang một thời kỳ mới. Mỹ bắt đầu ra mặt gạt
Pháp khỏi Đông Dương, đơn phương thao túng thế cờ
Việt Nam. Đó cũng là một trong những cột mốc đánh
dấu quá trình Mỹ áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở
miền Nam Việt Nam.
Ngày 23-7-1954, nghĩa là chỉ hai ngày sau khi Hiệp
định Giơnevơ được ký kết, Ngoại trưởng Mỹ Đalét
(Dulles) tuyên bố: "Từ nay về sau, vấn đề bức thiết không
phải là than tiếc dĩ vãng, mà là lợi dụng thời cơ để việc
thất thủ miền Bắc Việt Nam không mở đường cho chủ
nghĩa cộng sản bành trướng ở Đông Nam á và Tây Thái
Bình Dương" 1.
Ngày 8-8-1954, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ họp
dưới sự chủ trì của Tổng thống Aixenhao (Eisenhower),
quyết định thay Pháp "ngăn làn thủy triều đỏ của chủ
nghĩa cộng sản" ở Việt Nam.
Các hành động của Mỹ tiếp tay cho Ngô Đình Diệm từ
chối hiệp thương tổng tuyển cử (10-1955), tổ chức "trưng
cầu dân ý" để phế truất Bảo Đại (23-10-1955), rồi tổ chức
bầu cử gian lận để thành lập một quốc gia riêng với tên
gọi Việt Nam Cộng hòa ở nam vĩ tuyến 17 do chính Ngô
Đình Diệm làm Tổng thống đánh dấu việc Mỹ đã xác lập
_____________
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục,

Hà Nội, 2003, t.3, tr.118.


Chương 37: tính chất, đặc điểm, tầm vóc...

17

thành công một bước chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền
Nam Việt Nam.
Mục đích của Mỹ nhằm:
- Biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự, ngăn
chặn và đe dọa tiến công các lực lượng cách mạng xã hội
chủ nghĩa đang phát triển trong khu vực mà Mỹ cho rằng
các lực lượng đó đang đe dọa đến các quyền lợi của Mỹ.
- Xây dựng "con đê" ngăn chặn làn sóng đấu tranh giải
phóng dân tộc đang dâng cao ở khu vực Đông Nam á kể từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là sau chiến thắng
Điện Biên Phủ (5-1954) của Việt Nam.
Những âm mưu trên đây đã chi phối các chính sách cơ
bản trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế
quốc Mỹ, nhằm chống lại các trào lưu cách mạng trên thế
giới, đàn áp và phá hoại phong trào độc lập dân tộc, kìm
giữ các nước mới trỗi dậy trong quỹ đạo chủ nghĩa tư bản,
thực hiện chính sách lũng đoạn của tư bản độc quyền Mỹ
và ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, đồng
thời tranh giành vị trí, ảnh hưởng với các nước đế quốc
khác. Nếu đánh bại được Việt Nam, đế quốc Mỹ vừa có thể
thử nghiệm thành công các chiến lược, chiến thuật chiến
tranh "chống cộng", vừa có thể xóa bỏ được ảnh hưởng của
cách mạng Việt Nam - ngọn cờ tiêu biểu cho ý chí độc lập,

tự do và cho sự kết hợp giữa các trào lưu cách mạng của
thời đại, cho xu thế phát triển tất yếu khách quan của
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc hướng tới chủ
nghĩa xã hội trên thế giới.


18

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập IX

Năm đời tổng thống Mỹ (Aixenhao, Kennơđi, Giônxơn,
Níchxơn, Pho) đã theo đuổi âm mưu ấy bằng con đường
chiến tranh xâm lược, ngoan cố bám lấy chính sách thực
dân kiểu mới và lao vào những cuộc phiêu lưu quân sự
với bất cứ giá nào.
Như vậy, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là một
bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu phản cách
mạng của Mỹ. Mỹ muốn chứng tỏ với nhân dân thế giới
rằng lực lượng quân sự và kinh tế khổng lồ của chúng có
thể khuất phục được nhân dân Việt Nam, từ đó đè bẹp
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và chặn đứng
bước tiến của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược của toàn thể
nhân dân Việt Nam do Đảng Lao động Việt Nam thống
nhất lãnh đạo, chỉ đạo, vì vậy không chỉ nhằm "đánh cho
Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất Tổ quốc, mà còn nhằm để bảo vệ những
thành quả của Cách mạng Tháng Tám (1945), của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), vì hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, mà còn mang ý nghĩa

quốc tế to lớn.
Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc thuộc địa điển hình trong thế kỷ XX, là
thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc
nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách thực dân đế quốc.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã đưa tới việc
thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, lần đầu tiên


Chương 37: tính chất, đặc điểm, tầm vóc...

19

giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên cầm quyền ở
một nước thuộc địa. Cách mạng Tháng Tám đồng thời góp
phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến
tranh thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ
thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, góp phần làm
suy yếu chủ nghĩa đế quốc và cổ vũ mạnh mẽ tinh thần
các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh tự giải phóng.
Tiếp theo thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám,
thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm
chống thực dân Pháp của quân và dân Việt Nam đã
giáng đòn quyết định vào dinh lũy của chủ nghĩa thực
dân kiểu cũ. Đây là một trong những "cống hiến đặc
biệt", "vô giá" 1 của nhân dân Việt Nam vào sự nghiệp
đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ của nhân dân toàn thế giới.
Mặc dù cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của
nhân dân ta giành được thắng lợi vẻ vang nhưng ta mới

chỉ giải phóng được một nửa đất nước. ở miền Nam,
nhân dân vẫn còn phải sống dưới ách thống trị của chủ
nghĩa thực dân kiểu mới do Mỹ dựng lên. Toàn thể dân
tộc ta tiếp tục bước vào cuộc đấu tranh mới, chống lại
một kẻ thù lớn mạnh hơn gấp bội đó là đế quốc Mỹ. Cách
mạng Việt Nam đồng thời thực hiện hai chiến lược cách
mạng: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu
_____________
1. Lời Chủ tịch Bumêđiên trong dịp sang thăm Việt Nam
tháng 3-1974, báo Nhân dân, số ra ngày 7-3-1974.


20

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập IX

tranh giải phóng miền Nam, nhằm hướng tới mục tiêu
chung hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
trên cả nước, tiến tới thống nhất nước nhà. Mục tiêu độc
lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ
nghĩa xã hội, xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh
phúc và phồn vinh trở thành nguyện vọng thiêng liêng,
là sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam và
cũng là mục tiêu cơ bản, lâu dài của cách mạng cả nước.
Sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân
dân Việt Nam vì vậy, bên cạnh thực hiện các mục tiêu
độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc còn góp phần quan
trọng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì
những mục tiêu cách mạng của thời đại là: hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của
nhân dân Việt Nam là sự kế tục cuộc Cách mạng Tháng
Tám 1945 và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 1954) bằng chiến tranh và trong chiến tranh. Đáng lẽ sau
thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, nhân dân ta đã có hòa bình,
có thể "an cư lạc nghiệp", tập trung xây dựng đất nước
theo con đường mà Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ
Chí Minh và dân tộc Việt Nam đã lựa chọn. Nhưng đế
quốc Mỹ - kẻ thù của nhân loại tiến bộ - quyết tâm đặt ách
thống trị thực dân mới đối với đất nước ta. Vì mục tiêu hòa
bình, độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; vì
sự tiến bộ của nhân loại, dưới sự lãnh đạo của Trung ương


Chương 37: tính chất, đặc điểm, tầm vóc...

21

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta quyết tâm
đánh Mỹ đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
Việt Nam khởi đầu kháng chiến chống Mỹ xâm lược
trong bối cảnh Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954) - một văn
bản mang tính pháp lý quốc tế, công nhận chủ quyền, độc
lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia
đã được ký kết và có hiệu lực; miền Bắc được hoàn toàn
giải phóng, tiến lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục
tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Trong tình hình đó, Chính phủ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa nêu cao thiện chí hòa bình, sẵn sàng hiệp
thương với chính quyền Việt Nam Cộng hòa để thực hiện

tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ rõ: Nhiệm vụ chung của chúng ta hiện nay là:
Thi hành đúng đắn hiệp định đình chiến, đấu tranh để
giữ gìn và củng cố hòa bình, để thực hiện thống nhất,
hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc 1.
Nhưng thiện chí của Đảng và Chính phủ Việt Nam bị
đáp lại bằng hành động thù địch tàn bạo của Mỹ và chính
quyền Việt Nam Cộng hòa. Chúng trắng trợn phá hoại
Hiệp định Giơnevơ, phá hoại cuộc tổng tuyển cử, liên tiếp
mở các chiến dịch "tố cộng, diệt cộng", dùng mọi thủ đoạn
chiến tranh nhằm tiêu diệt các lực lượng cách mạng và
những người yêu nước miền Nam.
_____________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2009, t.7, tr.339.


22

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập IX

Trước những âm mưu và hành động của Mỹ và chính
quyền Việt Nam Cộng hòa, nhân dân ta không còn con
đường nào khác là phải tiếp tục đứng lên tiến hành cuộc
kháng chiến trường kỳ chống lại đế quốc Mỹ xâm lược và
bè lũ tay sai nhằm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống
nhất Tổ quốc. Suốt quá trình kháng chiến, Đảng và Chính
phủ Việt Nam đã nhiều lần muốn chấm dứt chiến tranh
bằng thương lượng hòa bình. Nhưng thực tế đã chỉ rõ, phá
hoại hòa bình là bản chất của chủ nghĩa đế quốc. Muốn có

hòa bình thực sự, nhân dân ta chỉ có một con đường duy
nhất là tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng - tiến
hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện,
chống lại cuộc chiến tranh xâm lược dã man, tàn khốc
nhất của đế quốc Mỹ trong thế kỷ XX.
Trong 21 năm (1954 - 1975) trên chiến trường miền
Nam, nhân dân Việt Nam đã phải liên tục chiến đấu
chống lại các lực lượng đế quốc, bọn phản động trong
nước và quốc tế để hoàn thành những mục tiêu nói trên.
Cho dù có lúc, có nơi không có sự tham gia trực tiếp của
quân đội viễn chinh Mỹ trên chiến trường, chỉ có quân
đội Việt Nam Cộng hòa mang chiêu bài quốc gia, dân tộc,
như trong những năm trước Đồng khởi (1960), hoặc khi
Mỹ thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người
Việt" - "thay màu da trên xác chết" (chiến lược Việt Nam
hóa chiến tranh) nhưng chúng vẫn không thể che đậy
được bản chất của một cuộc chiến tranh xâm lược thực
dân kiểu mới do Mỹ gây nên ở miền Nam Việt Nam.


Chương 37: tính chất, đặc điểm, tầm vóc...

23

2. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của
nhân dân Việt Nam mang tính chất một cuộc đấu
tranh giai cấp sâu sắc
Tính chất nổi bật của các chiến lược chiến tranh
thực dân kiểu mới mà Mỹ áp đặt ở miền Nam Việt Nam
là tổ chức một cơ chế thống trị gián tiếp, thông qua hệ

thống chính quyền do một người đứng đầu, đồng thời
tiến hành xây dựng một lực lượng quân sự người bản xứ,
sẵn sàng thi hành mệnh lệnh và thực hiện các ý đồ
chiến lược của hệ thống cố vấn quân sự ở các cấp, các
ngành của Mỹ.
Ngay sau khi được Mỹ dựng lên, chính quyền Việt
Nam Cộng hòa đã gấp rút tìm đủ mọi cách để xây dựng
miền Nam Việt Nam thành một "quốc gia mạnh" của "thế
giới tự do", với bộ máy quân đội, cảnh sát có số lượng lớn,
được trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại,
được đầu tư huấn luyện thuần thục để chống lại phong
trào cách mạng và những người yêu nước miền Nam.
Để tạo chỗ dựa về chính trị, Ngô Đình Diệm cho
thành lập hệ thống tổ chức Đảng Cần lao nhân vị,
phong trào Cách mạng quốc gia, Thanh niên cộng hòa,
Phụ nữ liên đới từ trung ương xuống tận xã, ấp, nhằm
tập hợp mọi lực lượng phản cách mạng trong giai cấp tư
sản, địa chủ, tổ chức Thiên Chúa giáo và những phần tử
có mối hận thù với cách mạng làm hậu thuẫn cho hệ
thống chính quyền các cấp của chúng. Đồng thời, chúng
tuyên bố xóa bỏ các khu hành chính chịu ảnh hưởng lớn


24

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập IX

của cách mạng. Bên cạnh đó, dưới sự chỉ huy của hệ
thống cố vấn quân sự Mỹ, chính quyền Việt Nam Cộng
hòa nhanh chóng đôn quân, bắt lính, xây dựng và huấn

luyện hàng chục sư đoàn bộ binh, nhiều đơn vị pháo
binh và xe tăng; tiến hành xây dựng hệ thống sân bay,
quân cảng, đường giao thông chiến lược nhằm biến miền
Nam Việt Nam thành một căn cứ quân sự khổng lồ, sẵn
sàng thực thi các chiến lược chiến tranh của Mỹ.
Với một hệ thống cố vấn được tổ chức chặt chẽ từ Phủ
Tổng thống, Bộ Tổng tham mưu, Tổng nha Cảnh sát, các
bộ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến các đơn vị
quân đội, cảnh sát, các địa phương và dựa vào sức mạnh
của vũ khí, đôla viện trợ, Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào
miền Nam Việt Nam về chính trị, quân sự, kinh tế, văn
hóa - xã hội, ngoại giao...
Về kinh tế, từ năm 1955 - 1958, viện trợ của Mỹ cho
chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa lên tới 965
triệu đôla (trong đó, 626 triệu đôla là viện trợ quân sự).
Được Mỹ dung dưỡng, chính quyền Việt Nam Cộng hòa
khẩn trương ban bố nhiều chính sách kinh tế mới.
Tháng 1-1955, chính quyền Ngô Đình Diệm ban bố
chương trình Cải cách điền địa với các luận điệu: "chia
ruộng đất cho dân", "hữu sản hóa vô sản", "đả thực, bài
phong"..., nhưng thực chất là chúng tiến hành cướp lại
ruộng đất mà cách mạng đã chia cho nông dân trong thời
kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và khôi phục, củng
cố giai cấp địa chủ, tư sản dân tộc ở miền Nam.


×