Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Lý luận chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.51 KB, 71 trang )

-1-

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của Ngân hàng
thương mại
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại
Luật tín dụng do quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm
2010, định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả
các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này
nhằm mục tiêu lợi nhuận
Luật này còn định nghĩa: “7ớ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một sổ
hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. To chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín
dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân
Như vậy, NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tố
chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó đế
cho vay, chiết khấu, cung cấp các phưomg tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng
cho các đối tượng nói trên.
1.1.2. Khái niệm hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM đế tạo ra lợi nhuận.
Đây là hoạt động đem lại khoản thu nhập khá lớn cho ngân hàng.
Hoạt động cho vay của NHTM được định nghĩa: “Cho vay là một hình thức cấp tín
dụng, theo đỏ tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục
đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi
1.1.3. Phân loại hoạt động cho vay
1.1.3.1. Theo thòi hạn cho vay


- Cho vay ngan hạn: thời hạn cho vay đến một năm và được sử dụng để bổ sung, bù
đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn của
các cá nhân.

SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

-2

-

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

- Cho vay trung hạn: Thời hạn cho vay từ 1 đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu
được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ,
mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi nhanh.
Bên cạnh đó, nó còn được dùng để đầu tư tài sản lưu động thường xuyên của doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp mới thành lập.
- Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay trên 5 năm. Loại tín dụng này dùng đế đáp ứng
nhu cầu đầu tư dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phưcmg tiện vận tải có quy mô
lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
1.1.3.2. Theo mục đích sử dụng vốn
- Cho vay bất động sản: là loại hình cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây
dựng bất động sản như nhà ở, đất đai hay bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương
mại và dich vụ.
- Cho vay công nghiệp, thương mại, dịch vụ: Loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn
lưu động cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
- Cho vay nông nghiệp: Loại cho vay đế trang trải các chi phí sản xuất nông nghiệp

như mua phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nguyên nhiên
liệu...
- Cho vay cá nhân: Loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhân như mua
sắm các vật dụng đắt tiền. Ngày nay, ngân hàng còn thực hiện các khoản cho vay đế trang
trải chi phí thông thường của đời sống qua phát hành thẻ tín dụng.
- Cho các định chế tài chỉnh khác vay. hình thức phố biến nhất cho vay trên thị
trường liên ngân hàng.
- Cho thuê: Cho thuê của các định chế tài chính bao gồm thuê vận hành, thuê và
mua lại, thuê tài chính. Tài sản cho thuê thường là bất động sản và động sản chủ yếu là máy
móc thiết bị.
1.1.3.3. Theo đối tượng cho vay
- Tín dụng von cổ định', cảc khoản cho vay đế hình thành vố cố định trong các
doannh nghiệp.
- Tín dụng von lưu động'. Các khoản cho vay để hình thành vốn lưu động

SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

-3 -

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

1.1.3.4. Theo hình thức bảo đảm
- Cho vay có bảo đảm đổi vật (cho vay có đảm bảo bằng tài sản): là hình thức cho
vay mà số tiền được cấp ra dựa trên tài sản đảm bảo (cầm cố, thế chấp). Các tài sản dùng
đảm bảo nợ vay phải hội đủ các điều kiện về tính thị trường, ốn định. Các hình thức cho
vay có đảm bảo như đảm bảo bằng các chứng khoán( giấy tờ có giá), bằng hợp đồng thầu
khoán, bằng vật tư hàng hóa, bằng bất động sản.

- Cho vay cỏ bảo đảm đổi nhân (cho vay cỏ đảm bảo không bằng tài sản): Là cam
kết của một hay nhiều người về việc trả nợ ngân hàng thay cho khách hàng vay vốn khi
khách hàng vay vốn không trả được nợ vay đến hạn. Người đứng ra bảo lãnh phải hội tủ hai
điều kiện về năng lực pháp lý và năng lực tài chính. Thông thường, người đứng ra bảo đảm
là các ngân hàng, tố chức, tài chính, các doanh nghiệp. Các cá nhân muốn đứng ra bảo đảm
thường phải có tài sản bảo đảm nợ vay.
1.1.3.5. Theo phương thức hoàn trả
- Cho vay trả góp: Loại hình cho vay mà việc hoàn trả vốn và lãi theo định kỳ. Loại
cho vay này thường áp dụng cho các khoản vay có thười gian dài như cho vay bất động sản,
cho vay tiêu dùng đối với những tài sản có giá trị cao. Ngoài ra, hình thức này còn áp dụng
cho một số loại cho vay có hình thái giá trị nhỏ như cho vay đối với những nhà kinh doanh
nhỏ (cho vay chợ), cho vay tài trợ trang thiết bị nông nghiệp.
- Cho vay phi trả góp: cho vay thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thỏa thuận.
- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: chang hạn như hình thức thấu chi, cho vay qua thẻ
tín dụng.
1.1.3.6. Theo xuất xứ tín dụng
- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu vay, đồng
thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp: Khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước,
chứng minh nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như chiết khấu thương phiếu,
mua các phiếu hàng tiêu dùng, máy móc nông nghiệp trả góp hay mua nợ.

SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.1.3.7. Theo hình thức cho vay

- 4-


GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

- Thau chi', là hình thức cho vay gắn liền sử dụng tài khoản tiền gửi vãng lai của cá
nhân hoặc danh nghiệp thông qua việc sử dụng số dư trong một hạn mức cho phép, với một
thời hạn, phí do ngân hàng quy định. Quyền thấu chi có thế được chia làm hai loại:
+ Quyền thấu chi mặc định: Hình thức thấu chi phố biến nhất. Quyền này được ngân
hàng cấp cho khách hàng và ghi rõ điều kiện sử dụng tài khoản. Khách hàng có quyền rút
quá số dư một mức cho phép mà không cần thông báo trước cho ngân hàng.
+ Quyền thấu chi thỏa thuận: Khi khách hàng có quyền rút quá số dư, khách hàng
phải xin phép.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay đế tạo thuận lợi cho thanh toán của khách
hàng
+ Tương tự như thấu chi nhưng áp dụng cho khoản vay lớn, quan trọng hơn.
+ Cho vay rót vốn một lần, thời gian ngắn có thế đi kèm với một khoản vay khác
hoặc với một khoản thu khác.
+ Cho vay đối với những hoạt động kinh doanh theo mùa vụ như khách sạn, nông
nghiệp,...
- Chiết khẩu giấy tờ cỏ giá: như kỳ phiếu thương mại, các chứng chỉ tiền gửi,...
- Cho vay tiêu dùng cá nhân', là hình thức cho vay ngắn và trung hạn với lãi suất
thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Việc trả nợ thường được trả hàng tháng với số
tiền cố định. Cho vay tiêu dùng cá nhân thường là cho vay đế mua phương tiện đi lại hoặc
du lịch hoặc cho vay đối với sinh viên. Đối với những khách hàng tốt, ngân hàng còn cấp
cho khách hàng một tập séc đế rút tiền.
- Tín dụng tuần hoàn: là hình thức tín dụng mà khách hàng được vay một khoản tiền
cố định, khi hoàn trả sẽ được vay lại.
- Tín dụng thuê mua: cho vay dưới hình thức cho thuê tài sản mà khách hàng cần sử
dụng, sau một thời gian khách hàng có thế mua lại tài sản này.

SVTH: Hà Lệ Thu



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

-5 -

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

- Tín dụng nhà ở: Bao gồm cho vay thanh toán, cho vay tiết kiệm nhà ở, cho vay tự
do.
- Mua các khoản nợ của doanh ngiệp: hình thức phổ biến nhất của factoring là mua
các hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp.
1.1.4. Các nguyên tắc cho vay
Khi khách hàng cần vay vốn từ NHTM, ngoài các giấy tờ, chứng từ cần thiết thì
khách hàng cần phải đảm bảo ba nguyên tắc cho vay. Các nguyên tắc cho vay có quan hệ
mật thiết, gắn bó với nhau thành một tống thế thống nhất, có ảnh huởng rất lớn đến quan hệ
tín dụng giữa ngân hàng với các thành phần kinh tế, phòng ngừa đuợc các yếu tố rủi ro đảm
bảo an toàn tín dụng, đồng thời gây sức ép buộc các đơn vị kinh tế tìm mọi biện pháp nâng
cao hiệu quả kinh tế.
1.1.4.1. Vốn vay phải có mục đích và sử sụng đúng mục đích đã thỏa thuận
trong HĐTD
Trong nguyên tắc này, vốn vay khi đuợc giải ngân phải đuợc sử dụng đúng cho các
mục đích đã đuợc bên xin vay đua ra khi đề xuất vay vốn với ngân hàng và đuợc ngân hàng
cho vay chấp nhận. Ngân hàng có quyền từ chối hoặc hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không
sử dụng đúng mục đích đã cam kết truớc đó. Quán triệt nguyên tắc này, ngân hàng có
quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thuờng
xuyên giám sát hành động của bên vay về phuơng diện này.
Tính mục đích của tiền vay gắn liền với hiệu quả kinh tế của khoản vay và ảnh huởng
trực tiếp đến rủi ro có thế xảy đến với khoản vay. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của bên vay gắn liền với hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng từ đó ảnh huởng đến
tính sinh lời của ngân hàng.

1.1.4.2. Vốn vay phải được hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa
thuận trong HĐTD
Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung - cầu về vốn,
chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian cam
kết giao dịch, ngân hàng và bên vay thỏa thuận rằng ngân hàng sẽ cam kết giao quyền sử
dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc

SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

-6

-

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

kỳ hạn vay, bên vay phải hoàn trả quyền này cho ngân hàng (trả nợ gốc) và một khoản chi
phí (lợi tức và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay.
Những sai lệch so với dự kiến của việc hoàn trả nợ vay về mức độ trả nợ, thời hạn trả
nợ đều phản ánh sự không bình thuờng trong hoạt động của bên vay ở các mức độ khác
nhau. Điều nay có thế gây ra rủi ro tốn thất cho ngân hàng.
1.1.4.3. Vốn vay phải có đảm bảo
Việc xác định một cách tuơng đối chính xác nguời sử dụng vốn vay có khả năng trả
nợ hay không là điều rất khó. Do đó, đế đảm bảo nguyên tắc hoàn trả thì khoản tín dụng đó
phải đảm bảo. Có hai hình thức đảm bảo sau:
+ Đảm bảo bằng tài sản: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, tài
sản hình thành từ vốn vay.
+ Đảm bảo không bằng tài sản duới hình thức tín chấp hoặc theo chỉ thị, nghị định

của Chính phủ.
Tùy thuộc vào đối tuợng vay vốn có quan hệ nhu thế nào với ngân hàng mà ngân
hàng cho vay có đảm bảo bằng tài sản hoặc không có đảm bảo bằng tài sản.
1.1.5. Vai trò của hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại
Hoạt động cho vay là một phần của hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hoạt động
này đã ra đời từ lâu và trở thành một trong hai nhiệm vụ cơ bản. Đây cũng là nghiệp vụ
kinh doanh chủ yếu của ngân hàng bởi vì chỉ có lãi cho vay mới bù đắp lại các chi phí phát
sinh như chi phí trung gian, chi phí quản lý, chi phí dự trữ... Trong quá trình phát triển của
ngân hàng, lợi nhuận từ các khoản cho vay chiếm phần lớn thu nhập. Khi lượng tiền gửi
tăng lên đáng kế thì các hình thức cho vay cũng phong phú.
Khi định nghĩa về hoạt động cho vay, có nhiều quan điếm khác nhau và có thế định
nghĩa: “Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động cung ứng tiền cho tất cả các khách
hàng cỏ nhu cầu về tiền để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng”.
Và hoạt động cho vay có những vai trò:

SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

-7 -

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

- Hoạt động cho vay góp phần chuyển dịch cơ cẩu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa
Phần lớn nguồn vốn của nhiều thành phần trong kinh tế đi vay từ ngân hàng để bắt
tay vào ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn (Ví dụ: kinh tế ngoài quốc doanh
chiếm tới trên 70%). Do vậy bằng các chính sách cho vay, định hướng chung của nhà nước
góp phần tạo cho nền kinh tế một cơ cấu kinh tế hợp lý, cân đối.

Bằng những công cụ tín dụng mà ngân hàng có thế cho vay ưu đãi những nghành
nghề cần thiết đế phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong
từng giai đoạn cụ thế.
- Hoạt động cho vay góp phần điều hòa cung - cầu dịch vụ, hàng hóa
Doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh, hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh mà
thiếu vốn thì doanh nghiệp phải vay vốn của ngân hàng. Nhưng doanh nghiệp chỉ thu được
lợi nhuận cũng như có khả năng trả nợ ngân hàng khi doanh nghiệp tiêu thụ được hết số sản
phẩm hàng hoá đã sản xuất ra, hay phải có một bộ phận những người tiêu dùng mua và có
khả năng mua sản phẩm đó.
về phía người tiêu dùng, với một mức thu nhập nhất định, họ không thế có đủ số tiền
đế mua hàng hoá mình muốn. Họ chỉ đủ khả năng mua sau một thời gian dài tích luỹ. Đó là
nguyên nhân dẫn đến chu kì tuần hoàn và luân chuyến vốn của doanh nghiệp bị ngưng trệ.
Doanh nghiệp sẽ không thu hồi đủ tiền đế thực hiện vòng quay sản xuất.
Do đó, ngân hàng cho doanh nghiệp vay sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thì sẽ có
nhiều hàng hoá. Ngân hàng cho người tiêu dùng vay sẽ thoả mãn nhu cầu hàng hoá. Như
vậy hoạt động cho vay của ngân hàng đã góp phần điều hoà cung - cầu sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ cho nền kinh tế.
- Hoạt động cho vay góp phần điều tiết và phân phối các nguồn vắn
Vốn sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế vận động liên tục và biếu hiện các hình
thức khác nhau qua mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất, tạo thành chu kì tuần hoàn và luân
chuyến vốn được thế hiện dưới dạng tiền tệ. Trong quá trình đó, đế duy trì hoạt động liên
tục, đòi hỏi nguồn vốn của doanh nghiệp luôn tồn tại đồng thời ở ba giai đoạn: dự trữ - sản
xuất - lưu thông. Từ đó xảy ra hiện tượng thừa, SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- 8-

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi


thiếu vốn tạm thời: tại một thời điểm nhất định có những đơn vị kinh tế có vốn tiền tệ nhàn
rỗi và có những đơn vị thiếu vốn. Hiện tuợng này xảy ra thuờng xuyên và phổ biến trong
bất kì nền kinh tế nào, làm nảy sinh nhu cầu ngày càng bức thiết phải giải quyết đuợc vấn
đề điều hoà vốn. NHTM với vai trò là một trung gian tài chính đứng ra tập trung phân phối
lại tiền tệ, điều hoà cung - cầu vốn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn.
- Hoạt động cho vay góp phần giúp các thành phần kinh tế mở rộng ứng dụng
công nghệ mới
Với những doanh nghiệp trang bị trình độ kĩ thuật còn thấp kém, công nghệ lỗi thời,
thiếu đồng bộ làm giảm uu thế của các doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp đó kém
phát triển. Thông qua vốn vay của ngân hàng, doanh nghiệp dùng đồng vốn này đế đầu tu,
tìm kiếm những công nghệ hiện đại, đối mới dây truyền sản xuất, nâng cao chất luợng sản
phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm thoả mãn nhu cầu trong và ngoài nuớc. Nhu vậy hoạt động
cho vay mở rộng ứng dụng công nghệ mới vào các doanh nghiệp, thông qua đó giúp doanh
nghiệp sản xuất ngày càng có hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng và thúc đẩy các hoạt
động khác của ngân hàng
Cho vay là một trong những hoạt động lớn của ngân hàng. Ớ các nuớc phát triển,
doanh thu từ hoạt động này thuờng chiếm 70%, hay đến 90% doanh thu của ngân hàng, ở
các nuớc đang phát triển. Hiện nay 80% doanh thu của các NHTM là từ hoạt động tín dụng,
mà hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn.
Nhờ có hoạt động cho vay, mà các đơn vị kinh tế có thế vay của ngân hàng đế đầu tu
cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu đuợc không những đủ
tiền trả cho ngân hàng mà còn có tiền gửi vào ngân hàng, nghĩa là làm tăng hoạt động huy
động vốn của ngân hàng. Mặt khác, khi sản xuất kinh doanh phát triển, xã hội phát triển thì
các hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng phát triển.
1.2. Hoạt động cho vay của NHTM đổi vói doanh nghiệp nhỏ và vừa

SVTH: Hà Lệ Thu



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

-9 -

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo quy định tại điều 3 - Nghị định 56/2009/NĐ-CP: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là
cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp:
siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn von (tổng nguồn von tương đương tổng tài sản
được xác định trong bảng cân đổi kế toán của doanh nghiệp) hoặc sổ lao động bình quân
năm ịtổng nguồn von là tiêu chí ưu tiên) ”, cụ thể nhu sau:
Quy định về quy mô của DNNVV theo từng khu vực
Doanh nghiệp
\ Quy mô

Sổ lao động

Tổng nguồn

Sổ lao động

vốn

Khu vực
1.

Doanh nghiệp nhỏ


Nông,

Doanh nghiệp vừa

siêu nhỏ

N

lâm

nghiệp và thủy sản.

2. Công nghiệp và

10 người trở

20 tỷ đồng trở

xuống

xuống

10 người trở

20 tỷ đồng trở

xuống

xuống


10 người trở

10 tỷ đồng trở

xuống

xuống

xây dựng

3. Thương mại và
dịch vụ

Tổng nguồn

Sổ lao động

vốn
Từ trên 10 người Từ trên 20 tỷ
- 200 người

đồng - 100 tỷ

người - 300

đồng

người


Từ trên 10 người Từ trên 20 tỷ
- 200 người

Từ trên 200

đồng - 100 tỷ

người - 300

đồng

người

Từ trên 10 người Từ trên 10 tỷ
- 50 người

Từ trên 200

Từ trên 50

đồng - 50 tỷ

người - 100

đồng

người

1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiện nay, các DNNVV xuất hiện ngày càng nhiều trong nền kinh tế Việt Nam duới

nhiều hình thức: Doanh nghiệp tu nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cố phần,...
và dần trở thành lực luợng đáng kế, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nuớc. Vì
vậy, cần hiếu rõ về DNNVV đế có thế có những phuơng án, chính sách thích họp nhằm
phát triển DNNVV hơn nữa. Đặc điếm của DNNVV:
-

DNVVN năng động, nhạy bén, dễ thích ứng với sự thay đoi của thị trường

Đây là một trong những ưu thế nối bật của DNNVV mà các doanh nghiệp lớn khó có
thế có được. Thế hiện ở bộ máy quản lý gọn nhẹ, số vốn ít, cơ sở vật chất không nhiều,...
nên các DNNVV có thể dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của thị trường nếu nắm bắt được
xu thế tiêu dùng của khách hàng hiện nay. Bên cạnh đó, với quy mô nhỏ nên DNNVV có
SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- 10-

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

khả năng phản ứng nhanh và thích nghi với sự thay đối của môi trường kinh tế, có thế
nhanh chóng chuyến đối hoặc thu hẹp quy mô sản xuất trong khi doanh nghiệp lớn không
thế thực hiện chuyến đối vì có thế gây ra tổn thất lớn.
- DNVVN được tạo lập dễ dàng, hoạt động có hiệu quả với chi phí cố định
thấp
Đe thành lập một doanh nghiệp lớn, điều tất yếu cần có là số vốn ban đầu lớn, tuy
nhiên, đối với các DNNVV thì điều này là không cần thiết. Với nguồn vốn ban đầu thấp,
mặt bằng sản xuất nhỏ, dễ quản lý nên các DNNVV linh hoạt hơn trong việc huy động
nguồn vốn từ gia đình, bạn bè, người quen dẫn đến giảm được chi phí cố định và tận dụng

tốt nguồn lực sẵn có.
- DNVVN tạo điều kiện duy trì tự do cạnh tranh
DNNVV thường là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh, không có sự bảo hộ của
Nhà nước. Mặt khác, hiện nay các DNNVV phát triển rộng rãi và có sự đa dạng trong cung
cấp hàng hóa. Vì thế, đế tồn tại và phát triển, các DNNVV phải biết tận dụng, tìm tòi các
cơ hội, cạnh tranh với nhau đế dành được thị trường tiềm năng hơn. Từ đó tạo nên sự sôi
động cho nền kinh tế.
- DNVVN có khả năng tài chính hạn chế và thường gặp khó khăn trong việc
mua máy móc, thiết bị nên thường gắn với công nghệ lạc hậu, thủ công
Công nghệ, máy móc sản xuất đối thay từng ngày nhưng vì số vốn ban đầu thấp nên
lợi nhuận của DNNVV cũng có phần hạn chế. Từ đó, việc mua các máy móc, thiết bị, dây
chuyền công nghệ gặp khó khăn nên các doanh nghiệp còn phải sử dụng công nghệ lạc hậu
hoặc đi theo hướng sản xuất thủ công.
- DNVVN thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vắn vay của ngân
hàng và thị trường tài chính
Từ trước đến nay, Nhà nước ta luôn chú trọng, quan tâm đến tình hình hoạt động
kinh doanh, sản xuất của DNNVV, luôn đưa ra các giải pháp, phương án nhằm đưa nguồn
vốn đến doanh nghiệp. Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều

SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

-11 -

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Nguyên nhân ở đây là do năng lực tài chính
của các DNNVV còn hạn chế, quá trình sản xuất, kinh doanh dễ gặp rủi ro gây ảnh hưởng

đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Mặt khác, các TCTD vẫn chưa tin cậy vào các
DNNVV nên thường cho doanh nghiệp vay vốn khi có tài sản thế chấp, trong khi phần lớn
DNNVV thiếu tài sản cố định giá trị lớn. Đây chính là những rào cản lớn đối với việc tiếp
cận vốn của DNNVV.
- DNNVV tạo lập sự phát triển căn bằng giữa các vùng trong một quốc gia
Ớ các thành phố, điều kiện phát triển kinh tế có phần thuận lợi hơn, vì thế, các doanh
nghiệp, tập đoàn lớn thường tập trung tại đây. Trong khi đó, vùng nông thôn, miền núi, hải
đảo chỉ phát triển nông - lâm - ngư nghiệp. Điều này khiến cho sự cân bằng kinh tế giữa
các vùng miền có phần không đồng đều. Và loại hình DNNVV xuất hiện đã giải quyết vấn
đề này. Ớ bất cứ khu vực nào, chỉ cần có nguồn tài nguyên và nguồn lực phù hợp thì đều
có các DNNVV. Vì vậy, có thể nói rằng DNNVV tạo lập sự phát triển cân bằng giữa các
vùng trong một quốc gia.
1.2.3. Vai trò của DNNVV đối với phát triển kinh tế
- DNNVV có thể len lỏi sâu rộng vào ngõ ngách của nền kinh tế, là giải pháp tạo
ra nhiều việc làm cho nhiều đối tượng lao động
+ Do đặc tính phân bố rải rác, phân tán nên các DNNVV thường có thế đảm bảo cơ
hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tượng lao động, đặc biệt là các vùng sâu
vùng xa, vùng kinh tế mới,... với các đối tượng lao động có trình độ tay nghề thấp. Nhờ đó,
nạn thất nghiệp giảm xuống, đồng thời cũng giảm lượng người di chuyến lên thành phố
tìm việc làm.
+ Do tính linh hoạt, dễ thích nghi với các thay đối trên thị trường của DNNVV. Khi
có biến động xảy ra, các doanh nghiệp lớn sẽ khó xoay trở nhanh, vì thế sẽ phải sa thải bớt
lao động đế cắt giảm chi phí đến mức có thế tiếp tục tồn tại và phát triển. Trong khi đó, các
DNNVV vẫn có thế tồn tại được mà không phải sử dụng biện pháp cắt giảm lao động nhờ
khả năng linh hoạt, thích ứng nhanh của mình.
- Các DNVVN cung cẩp lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng cho nền
kinh tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường
Các loại hàng hóa của DNNVV thường thiên về sự đa dạng về chất lượng và chủng
loại, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Như thế các doanh nghiệp này mới có
SVTH: Hà Lệ Thu



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- 12-

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

thế cạnh tranh với các công ty và tập đoàn lớn mạnh hơn. Bên cạnh đó, các DNNVV cũng
tiến vào nhiều thị trường nhỏ mà các doanh nghiệp lớn bỏ qua vì doanh thu từ đó quá nhỏ.
- Năng cao khả năng quản lỷ điều hành, từng bước phát triển, hình thành các
doanh nghiệp lớn
Trong nền kinh tế hiện nay, nhiều người trẻ tuối muốn mở công ty riêng đế có thế tự
do sáng tạo, năng động hơn là làm việc trong công ty lớn. Và các DNNVV rất thích họp
đối với họ trong việc thử sức mình. Bên cạnh đó, các công ty tư nhân lớn đều có tiền thân
từ những công ty nhỏ.
Các DNNVV là nơi thích họp đế tạo ra nguồn nhân lực trẻ, năng động, nhiều kinh
nghiệm làm việc cho các công ty, tập đoàn lớn. Tại những doanh nghiệp này, nhân viên sẽ
được học các kỹ năng cần thiết cho công việc ở các công ty lớn. Khi có đầy đủ kinh
nghiệm, năng lực, nhân viên công ty nhỏ sẽ được công ty lớn tiếp nhận.
- Các DNVVN có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tể địa phương, khai
thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng
Thường là khi các DNNVV được thành lập tại địa phương nào thì đều có công nhân
và chủ doanh nghiệp là người ở địa phương đó. Như vậy, lao động ở địa phương sẽ có
công ăn việc làm, có nguồn thu nhập. Ket quả là quỹ tiền tiết kiệm - đầu tư của địa phương
đó được bổ sung.
Mặt khác, các công ty lớn thường bỏ qua các khu vực địa lý hoặc các thị trường có
quy mô nhỏ, kém phát triển, xa tuyến giao thông, thiếu tài nguyên,... vì cho rằng nguồn lợi
thu từ đó thấp, không thể bù đắp được phần chi phí đã bỏ ra. Nhưng đối với các DNNVV
thì lại khác, vì chi phí bỏ ra thấp hơn nên nguồn lợi thu lại là có thế chấp nhận được. Mặt

khác, một nền kinh tế chỉ có các công ty với quy mô lớn sẽ dẫn đến sự phát triển không
đồng đều giữa các vùng, không tận dụng hết nguồn lao động và tài nguyên, gây ra các thiệt
hại tiềm tàng cho nền kinh tế.
- Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn
Các công ty, tập đoàn lớn không có được tính linh hoạt, năng động như các công ty
nhỏ hơn vì một nguyên nhân đơn giản là quy mô của chúng quá lớn nên thiếu khả năng
phản ứng, thiếu linh hoạt khi môi trường trong nền kinh tế thay đối. Khi đó, nếu một tỷ lệ
lớn nguồn lao động và tài nguyên nằm trong tay các công ty có quy mô lớn thì công ty sẽ
trở nên chây ì, chậm chạp, không phản ứng kịp với các thay đối trên thị trường. Vì vậy,
SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

-13 -

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

nền kinh tế không chỉ có các doanh nghiệp lớn mà cũng cần có một tỷ lệ thích họp các
DNNVV đế tính hiệu quả của nền kinh tế được nâng cao.
- Giữ gìn, phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc
Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, các ngành nghề truyền
thống đang đứng trước nguy cơ bị quên lãng vì những công nghệ sản xuất dây chuyền
hàng loạt.
Ví dụ như: Ngày trước, mọi gia đình đều sử dụng đồ dùng được làm thủ công như
chén bát, giày dép,... Nhưng ngày nay, khi khoa học - kỹ thuật phát triển, nhiều sản phẩm
ra đời với giá thành thấp, mẫu mã đẹp hơn thì đồ thủ công gần như không còn được nhiều
người sử dụng vì giá thành cao hơn và không được phù họp với xu thế hiện thời nữa.
Muốn tồn tại được thì các thợ thủ công phải tập họp lại và thành lập doanh nghiệp, sau đó
quảng bá rộng rãi đến các khách hàng tiềm năng của sản phẩm thủ công. Và loại hình thích

họp đế sản xuất thủ công là DNNVV.
Việc sản xuất thủ công, tố chức, thành lập các làng nghề truyền thống đế đáp ứng
cho một bộ phận nhỏ người tiêu dùng khá khó khăn. Vì thế, với sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ tiên tiến, những DNNVV nên sử dụng các phương tiện truyền thông đế quảng
bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó cũng nên
tiếp cận và làm quen với công nghệ nhằm giúp ích cho công việc như tạo hình,... để sản
phẩm thủ công không còn bị lỗi thời so với các sản phẩm dây chuyền.
1.3. Hoạt động cho vay của NHTM đổi vói doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.3.1. Vai trò cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Bảo đảm cho hoạt động của các DNNVV được liên tục
Nen kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cần phải cải tiến kỹ thuật thay
đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để tồn tại đứng vững và phát
triển trong cạnh tranh. Trên thực tế, không một doanh nghiệp nào có thế đảm bảo đủ 100%
vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, vốn vay từ ngân hàng đã tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức
kinh doanh. Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh
doanh đựơc liên tục.
- Năng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV
Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp phải tôn trọng họp đồng tín
SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- 14-

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

dụng phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọng các điều khoản của
họp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Do đó đòi hỏi các doanh

nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phương án sản xuất khả thi. Không
chỉ thu hồi đủ vốn mà các doanh nghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng
nhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì
mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay, ngân hàng thực hiện kiếm
soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích
và có hiệu quả.
- Góp phần hình thành cơ cẩu vốn tối ưu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong nền kinh tế thị trường, hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có đế sản xuất
kinh doanh. Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy đế doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu quả
sử dụng vốn. Đối với các DNNVV, do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có đế sản
xuất là khó khăn vì vốn hạn hẹp, nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm khó được thị
trường chấp nhận. Đe hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu
họp lý, nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình
quân rẻ nhất.
- Tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng
vững thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với các
DNNVV, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong

SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- 15 -

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

cạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài là một vấn đề khó
khăn. Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập

trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh.
Tuy nhiên đế có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn
hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được. Và khi đó cơ hội
đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy để có thể đáp ứng kịp thời, các DNNVV chỉ có
thế tìm đến tín dụng ngân hàng đế giúp doanh nghiệp thực hiện được mục đích của mình là
mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
-

Góp phần phát huy các ngành nghề truyền thống, là công cụ tài trợ cho các

ngành nghề kinh tế kém phát triển
Các làng nghề truyền thống, ngành kém phát triển thường không thu hút sự đầu tư,
sản xuất từ các doanh nghiệp lớn nên chủ yếu phát triển theo hướng DNNVV. Khi các
NHTM cho doanh nghiệp vay vốn, có nghĩa ngân hàng đã góp phần khuyến khích, thúc
đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
1.3.2. Các nhân tố tác động đến mở rộng cho vay DNNW
1.3.2.1. Từ phía ngân hàng
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến lược phát triển sẽ tạo ra một định hướng chung về khách hàng mục tiêu, từ đó
xây dựng nên các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với đối tượng khách hàng đó.
- Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của một NHTM được xem như là kim chỉ nam trong hoạt động
cho vay của ngân hàng đó. Chính sách tín dụng đúng đắn, đồng bộ, khoa học và thống nhất
sẽ xác định cho các cán bộ tín dụng phương hướng đúng đắn khi thực hiện nhiệm vụ của
mình, từ đó nâng cao được hiệu quả của hoạt động cho vay.
- Quy mô nguồn vắn của NHTM
Quy mô nguồn vốn, đặc biệt là quy mô vốn chủ sở hữu là nhân tố quan trọng quyết
định đến khả năng cho vay của một ngân hàng. Các ngân hàng lớn thường cung cấp các
khoản cho vay có giá trị lớn cho các doanh nghiệp, còn các ngân hàng nhỏ thường tập
trung cho vay các khoản có quy mô nhỏ - nghiệp vụ tín dụng bán lẻ.

- Chất lượng và tính đa dạng của các hình thức cho vay
SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- 16-

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

Đây là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của NHTM. Một
ngân hàng sẽ ít có khả năng lớn mạnh, khả năng mở rộng hoạt động cho vay nếu những
sản phẩm cho vay mà nó cung cấp cho khách hàng là đơn điệu, chất lượng không cao.
- Thông tin tín dụng
Là tất cả các thông tin về tài chính, quan hệ tín dụng, đảm bảo tiền vay, tình hình tín
dụng và thông tin pháp lý của khách hàng. Hệ thống này được đưa ra nhằm hình thành cơ
sở dữ liệu về khách hàng đế phục vụ cho quá trình cấp tín dụng, phân tích và quản lý tín
dụng, quản trị rủi ro tín dụng. Mục đích quan trọng nhất là tìm kiếm, phát hiện ra sớm các
khoản tín dụng có vấn đề đế đánh giá đúng mức độ rủi ro của khoản nợ đồng thời dự báo
trước khả năng một khoản tín dụng có thế chuyến sang nợ xấu.
- Trình độ cán bộ công nhân viên
Trình độ của cán bộ làm công tác cho vay có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi các cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, có kiến thức và hiếu biết sâu rộng thì sẽ có thế phân tích, nắm bắt được tình hình của
khách hàng. Từ đó đưa ra được quyết định tín dụng chính xác.
1.3.2.2. Từ phía DNNVV
- Năng lực tài chính của DNNVV
Năng lực tài chính là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì tình hình tài chính sẽ
vững mạnh, từ đó mới có thế đáp ứng được những yêu cầu và tiếp cận được nguồn vốn của

ngân hàng.
- Phương án sản xuất kinh doanh
Đây là một vấn đề liên quan đến tính hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp khi sản xuất
kinh doanh một sản phẩm nào đó. Khi tiến hành phương án sản xuất kinh

SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- 17-

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

doanh, doanh nghiệp sẽ tính toán doanh thu thu đuợc, các chi phí liên quan và lỗ lãi. Từ đó
sẽ đua ra các quyết định là có tiến hành thực hiện dự án hay không.
- Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ
Khi doanh nghiệp có đội ngũ quản lý tốt thì sẽ có chiến luợc kinh doanh tốt, khả
năng kinh doanh cao và có thế quản lý vốn tốt. Nó đuợc thế hiện ở cách thức tố chức hoạt
động chung, tố chức hoạt động số sách kế toán, quản lý tài chính hiệu quả và phù họp với
quy định của pháp luật, môi truờng kinh doanh.
- Đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp
Đây là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng tiếp cận vốn ngân hàng và
thiện chí trả nợ của chủ doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh đuợc thế hiện ở việc doanh
nghiệp trung thực, sử dụng vốn đúng mục đích, quản lý tốt, báo cáo thật, đảm bảo hoạt
động kinh doanh đuợc lành mạnh, đảm bảo trả đuợc nợ cho ngân hàng.
I.3.2.3. Từ môi trường bên ngoài
- Chính sách phát triển kinh tể của đất nước
Chính sách phát triển kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng tín dụng của
ngân hàng đối với DNNVV. Sự thay đối các chính sách vĩ mô của Nhà nước sẽ gây nên

những biến động lớn đối với hoạt động cho vay của ngân hàng.
- Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là một hệ thống vãn bản liên quan đến toàn bộ các hoạt động của
NHTM nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Khi một hệ thống pháp luật đồng bộ thì
sẽ tạo sự an toàn cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động của các ngân
hàng nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai
trò cực kỳ quan trọng, nó như một hành lang pháp lý tạo môi trường kinh doanh thuận lợi,
bình đắng, an toàn, bảo vệ quyền lợi họp pháp cho các chủ thế kinh tế và có tính chất bắt
buộc đối với tất cả các chủ thế kinh tế đó. Khi hệ thống pháp luật xảy ra rắc rối, không
đồng bộ thì sẽ gây ra những khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện các họp đồng tín
dụng và sẽ ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế.
- Môi trường chính trị - xã hội
Đây là một nhân tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định đối với các nhà đầu tư.
Khi nền chính trị ổn định thì nó sẽ tạo ra được sự tin tưởng lớn đối với các nhà đầu tư, đặc
biệt là đầu tư dài hạn. Khi đầu tư tăng lên, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội đế mở rộng phát
SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- 18-

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

triển sản xuất kinh doanh từ đó hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ được thúc đẩy mạnh
mẽ.
1.3.3.

Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động cho vay


1.3.3.1.

Mức tăng trưởng doanh sổ cho vay

- Chỉ tiêu này dùng đế so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm đế đánh giá
khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng
của ngân hàng.
ă

ă ướ
(%) =---------------------------------7--------------------- X %
ă
ướ

ỷ ệ ă ưở

- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ốn định và có hiệu
quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và
thế hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
1.3.3.2.

Mức tăng trưởng dư nợ

- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh
giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng
của ngân hàng.
ươă
— ươă ướ
ỷ ệ ă ưở ư ợ (%) =--------------------------- :------------------------- :----------------X %
ượ

ă
ướ
- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ốn định và có hiệu
quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và
thế hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
1.3.3.3.

Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 - 5 )

- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu đế phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân
hàng, tống nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyến về
nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất

SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- 19-

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của
ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.
1

t

A


Á

ợâ
ỷ ệ ợ á ạ (%) = —-------------------—-----X %
0
ượ
0

- Tỷ lệ nợ xấu càng cao thế hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và
ngược lại.
I.3.3.4.

Vòng quay vốn tín dụng
5

ò

ốợ
ô í ụ ( ò ) =-------------------------—-----------—
ượ1â


r

___

/

5


\



Trong đó:
ưỢìâ



ư ợ đầ
= :

ỳ + ư ợ
:





- Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyến vốn tín dụng của Ngân hàng, thời gian
thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là
tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- 20-


GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

CHƯƠNG II
THựC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH ĐÀ NẪNG
2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nắng
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam
-

Tên pháp lý:Ngân hàng thương mại cố phần Công thương
Việt Nam

- Tên đầy đủ tiếng Anh:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for
Industry and Trade

-

Tên thương hiệu:

- Câu định vị thương hiệu:

Nâng giá trị cuộc sống

-


VietinBank

Websit

VietinBank

e:

www.vietinbank.vn
- Mâu logo:
Ngày 26 tháng 3 năm 1988, Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam được
thành lập theo nghị định số 53/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy
NHNN Việt Nam, và chính thức được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11
năm 1990.
Ngày 27 tháng 9 năm 1993, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số
67/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thuộc NHNN
Việt Nam. Ngày 21 tháng 9 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ,
Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định
tại Quyết định số 90/QĐ-TTG ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

-21 -

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi


- Là NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt
Nam.
- Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đuợc cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
- Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu buớc
phát triển vuợt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị truờng khu vực và thế giới.
- Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVTNA.
- Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng lớn trên thế giới, định chế tài chính tại
hom 90 quốc gia và vùng lãnh thố trên toàn thế giới.
- Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng Châu
Á, Hiệp hội tài chính Viễn thông Liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức phát hành và
thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
- Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và thuơng mại
điện tử tại Việt Nam.
- Không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản
phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
- Có hệ thống mạng luới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và
trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.
- Có 7 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng
khoán Công thuơng, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty
TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng
bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công
nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Truờng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
♦♦♦ Sứ mệnh: Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa
năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống.
♦♦♦ Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu
trong nuớc và Quốc tế.


Giá trị cốt lõi:
- Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng.

- Năng động, sang tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại.

SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- 22-

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

- Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến, làm việc hết mình; được quyền
hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp; được quyền tôn
vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.


Triết lý kinh doanh
- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế.
- Đoàn kết, họp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội.
- Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank.
2.1.2.
2.1.2.1.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nắng
Lịch sử hình thành và phát triển của VietinBank Đà Nắng

VietinBank Đà Nằng là một chi nhánh chính của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam có trụ sở tại 172 Nguyễn Vãn Linh - Quận Thanh Khê - Tp.Đà Nang.
VietinBank Đà Nang được đánh giá là có quy mô thuộc loại lớn của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển như sau:

Tháng 11 năm 1988 hội đồng Bộ trưởng ban hành nghị định số 53/HĐBT về việc
chuyến đối hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, chi nhánh
VietinBank Quảng Nam - Đà Nằng ra đời và hoạt động theo Pháp lệnh hoạt động ngân
hàng, các tố chức tín dụng và công ty tài chính.
Khi tỉnh Quảng Nam - Đà Nang tách tỉnh, để phù họp với địa bàn và tình hình kinh
doanh, VietinBank Quảng Nam - Đà Nằng tách thành chi nhánh VietinBank Đà Nằng và
chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1997 theo quyết định 14/NHCT-QĐ ngày
17/12/1996 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Chi nhánh VietinBank Đà Nang từ khi thành lập đến nay đã bám sát mục tiêu phát
triển kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu của thành phố. VietinBank Đà Nằng
đã đạt được những bước đột phá về nguồn vốn huy động và cho vay nền kinh tế. Từ tổng
dư nợ đạt 477 tỷ đồng vào năm 1998, đến nay chi nhánh này đã đưa tổng dư nợ lên gần
2.000 tỷ đồng, chiếm 21.3% thị phần tín dụng trên địa bàn thành phố Đà Nang. VietinBank
Đà Nang đã có sự phát triển lớn mạnh về mọi mặt: số lượng khách hàng ngày càng nhiều,
có nhiều hình thức huy động làm cho nguồn vốn huy động ngày càng tăng, doanh số cho
vay ngày càng lớn, chất lượng cho vay ngày càng cao... Hàng năm, Ngân hàng dành hàng
trăm tỷ đồng vốn cho vay ngắn hạn đế đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng doanh nghiệp.
SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

-23 -

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

Bên cạnh đó, vốn của Ngân hàng cũng đáp ứng hàng trăm tỷ đồng cho các hạn mức dự án,
những công trình trọng điểm của Tp.Đà Nang và khu vực góp phần tạo nên diện mạo
khang trang của thành phố Đà Nang và khu vực Miền Trung.
2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của VietinBank Đà Nắng

Trong thời kỳ đất nước đang tiến hành Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa, chuyển từ
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,
Thành phố Đà Nang trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì VietinBank Đà Nang là
một trong những Ngân hàng chuyên doanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của
Thành phố.
VietinBank Đà Nằng hoạt động kinh doanh theo luật của các TCTD. Cũng như các
Ngân hàng khác nó có chức năng kinh doanh và quản lý trực tiếp đồng Việt Nam và ngoại
tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với mọi thành phần kinh tế. Vì vậy, VietinBank Đà
Nằng thực hiện những chức năng sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách nhà nước, các quy định trong luật NHNN
và luật các TCTD.
- Nhận vốn ủy thác từ các chương trình tài trợ Quốc gia, nhận tiền gửi thanh toán,
tiền gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ
của các tố chức kinh tế, xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.
- Mở tài khoản và nhận tiền gửi:
+ Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ.
+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn với nhiều hình thức tiết kiệm phong phú,
đa dạng như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang,...
- Phát hành kỳ phiếu, chiết khấu thuơng phiếu, hối phiếu và các loại tín phiếu.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nuớc, thanh toán quốc tế về mậu dịch
và phi mậu dịch.
- Mua bán chuyến đối ngoại tệ, Séc du lịch, chi trả kiều hối.
- Chuyến tiền thanh toán đến các NHTM trong toàn quốc thông qua hệ thống viễn
thông nhanh, an toàn và chính xác.
- Cho vay:
+ Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ.
SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


- 24-

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi

+ Cho vay họp vốn đối với các dự án lớn, có thời gian hoàn vốn dài.
+ Cho vay trả góp.
+ Cho vay tiêu dùng.
+ Chiếu khấu bộ chứng từ.
- Bảo lãnh, tái bảo lãnh:
+ Bảo lãnh: Bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay
vốn, bảo lãnh giao nhận hàng, bảo lãnh tiền đặt cọc.
+ Tái bảo lãnh: phát hành bảo lãnh trên cơ sở cam kết bảo lãnh đối ứng của một
ngân hàng khác.
- Dịch vụ thẻ ATM và Ngân hàng điện tử:
+ Phát hành, thanh toán ATM.
+ Phát hành, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa, Master Card.
- Dịch vụ Ngân hàng điện tử: Internet Banking, Phone banking, Mobile.
- Dịch vụ khác: đại lý chứng khoán, tu vấn đầu tu, tài trợ thuơng mại, thẩm định dự
án, thu chi hộ ngân quỹ, giử hộ tài sản quý.
2.1.2.3. Stf đồ Ctf cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tại
VietinBank Đà Nắng
a. Sơ đồ cơ cẩu tổ chức
Từ khi đi vào hoạt động, chi nhánh VietinBank Đà Nang không ngừng hoàn thiện
công tác tổ chức của mình ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển
ngày càng cao của xã hội. Hiện nay, chi nhánh có các phòng ban đuợc bố trí theo sơ đồ cơ
cấu bộ máy quản lý sau:
Ban Giám đốc của Ngân hàng bao gồm:
- 1 Giám đốc
- 3 Phó Giám đốc

Có 9 phòng giao dịch loại 2 gồm:
+ PGD Sơn Trà + PGD Lê

SVTH: Hà Lệ Thu


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Duẩn + PGD Trung Nữ
Vuơng + PGD Trần Cao
Vân + PGD Siêu Thị Bài
Thơ + PGD Hùng Vuơng 2
+ PGD Hải Châu + PGD
Núi Thành + PGD Cẩm Lệ

SVTH: Hà Lệ Thu

-25 -

GVHD: ThS. Nguyễn Lợi


×