Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý và bài học kinh nghiệm về quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm cà phê buôn ma thuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.86 KB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, trước hết em xin chân thành cảm ơn giáo viên
hướng dẫn trực tiếp – Th.s Bùi Thị Thanh Nga cùng các thầy cô giáo bộ môn
Kinh tế ngoại thương trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đã chỉ bảo và hướng
dẫn tận tình trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do
điềun kiện thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế của một học
viên, luận văn này không thể tránh khỏi có những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để khóa luận được
hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em và được sự
hướng dẫn của Ths. Bùi Thị Thanh Nga. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong
đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài
liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như
số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích
nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình.

2



MỤC LỤC

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng nước ngoài

Tiếng Việt

BMT
CDĐL
DN
NĐ-CP
NN&PTN

Buôn Ma Thuột
Chỉ dẫn địa lý
Doanh nghiệp
Nghị định – Chính Phủ
Nông nghiệp và Phát triển nông

T

QH
SHCN
SHTT
TCVN

TNHH
UBND
VN
XNK
APEC
ASEAN
EC
EU
GDP
GI
GIS
PDO

TRIPs

WIPO
WTO

Asia-Pacific

thôn
Quyết định
Quốc hội
Sở hữu công nghiệp
Sở hữu trí tuệ
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân
Việt Nam
Xuất nhập khẩu

Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu

Cooperation
Association

Á – Thái Bình Dương
of Hiệp hội các quốc gia Đông

Southeast Asian Nations
European Community
European Union
Gross Domestic Product
Geographical Indication
Geographical Information
System
Protected Designations of
Origin
Trade Related Intellectual
Property Rights

Nam Á
Cộng Đồng Âu Châu
Liên minh châu Âu
Tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ dẫn địa lý
Hệ thống thông tin địa lý
Tên gọi xuất xứ được bảo hộ
Hiệp định về các khía cạnh liên
quan đến thương mại của quyền
sở hữu trí tuệ


World Intellectual Property
Organization
World Trade Organization

4

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới


5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng
2.1

2.2

2.3

Tên bảng
Trang
Tổng hợp các điều kiện tự nhiên đặc thù vùng địa danh cà
30
phê Buôn Ma Thuột được lựa chọn
Các yếu tố tự nhiên liên quan đến chất lượng đặc thù cà
phê Buôn Ma Thuột
Danh sách các đơn vị đã được cấp quyền sử dụng CDĐL

cà phê “Buôn Ma Thuột”

6

31

42


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

2.1

Quyết định đăng bạ CDĐL “Cà phê Buôn Ma Thuột”

35

2.2

Logo CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột

35

3.1


Nhãn hiệu “Buon Ma Thuot” và Logo “Buon Ma Thuot
coffee” bị đăng ký bảo hộ ở Trung Quốc

7

44


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển , nền kinh tế chủ yếu
dựa vào các nông sản, khoáng sản hay sản phẩm thủ công đơn giản như đồ gốm,
vải dệt… thì lợi thế cạnh tranh của một sản phẩm so với các sản phẩm khác chủ
yếu dựa vào những đặc tính và chất lượng riêng biệt mà các điều kiện tự nhiên
mang lại như khí hậu, đất đai, nguồn nước mà các khu vực địa lý khác nhau
mang lại. Theo thời gian, các nhà sản xuất dần nhận biết được những ưu thế này
và tìm cách để bảo vệ, duy trì, tận dụng lợi thế này trước đối thủ cạnh tranh.
Những chỉ dẫn địa lý như rượu vang Bordeaux của Pháp, xúc xích Frankfuter
của Đức, Oliu vùng Kalamata của Hy Lạp, rượu Whisky Scotland… đã nổi tiếng
trên toàn thế giới và có lịch sử lâu đời là những minh chứng. Không nằm ngoài
xu hướng đó, tại Việt Nam, một số sản phẩm nổi tiếng đã quen thuộc với người
tiêu dùng nhờ mang tên cùng với các địa danh như vải thiều Lục Ngạn, chè Tân
Cương, bánh đậu xanh Hải Dương, nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma
Thuột… Các địa danh này ngoài việc thể hiện nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
còn có vai trò rất quan trọng là giúp người tiêu dùng nắm bắt được đặc tính, chất
lượng đặc biệt mà chỉ sản phẩm đó mới có nhờ nguồn gốc địa lý mang tên
Song song với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, các
rào cản thương mại dần bị phá bỏ, tự do hóa thương mại khiến việc trao đổi giao
lưu thương mại giữa các quốc gia ngày càng “sôi động” , và lẽ tất nhiên các nhà
sản xuất ngày càng quan tâm hơn đến việc đưa các sản phẩm của mình xâm

nhập vào thị trường các nước khác thông qua việc sử dụng chỉ dẫn địa lý. Mặt
khác, do những lợi ích to lớn về thương mại mà chỉ dẫn địa lý mang lại mà các
chủ thể khác, vì mục đích lợi nhuận có thể sẵn sàng tìm mọi cách để lợi dụng
danh tiếng, uy tín đó, gây thiệt hại đáng kể cho các quốc gia và vùng lãnh thổ sở
hữu chỉ dẫn địa lý đó. Vì vậy việc tăng cường bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua
các điều ước quốc tế đang được các quốc gia đặc biệt chú ý. Sự ra đời vào năm
1994 của Hiệp định về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở

8


hữu trí tuệ năm 1994 ( gọi tắt là Hiệp định TRIPs ) của Tổ chức Thương mại
Thế giới WTO là nhu cầu tất yếu của quá trình phát tiển của luật pháp quốc tế,
phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tế thương mại.
Việt Nam là nước nông nghiệp, nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới
gió mùa, với các điều kiện địa lý riêng biệt cũng như kinh nghiệm canh tác sản
xuất lâu đời của người dân, Việt Nam có những sản phẩm nông sản đặc sản
mang giá trị cao, có thể sánh ngang với các sản phẩm trên thế giới. Để bảo vệ
được uy tín cũng như chất lượng của các sản phẩm trên và nâng cao tính cạnh
tranh cho các sản phẩm này trên thị trường quốc tế , nhất là khi Việt Nam đã gia
nhập WTO với môi trường kinh doanh rộng mở tuy nhiên cũng mang tính cạnh
tranh gay gắt, Việt Nam cần phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề bảo hộ chỉ dẫn
địa lý để từ đó xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp nhằm một mặt bảo vệ lợi
ích kinh tế quốc gia, lợi ích thương mại của doanh nghiệp và lợi ích của người
sản xuất, mặt khác tạo điều kiện phát triển các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của
Việt Nam trong phạm vi quốc gia và trên toàn thế giới
Tuy nhiên tại Việt Nam thời điểm hiên tại có rất ít chỉ dẫn địa lý được bảo
hộ, nhiều đặc sản nổi tiếng bị mai một và lãng quên khỏi tâm trí người tiêu
dùng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do nhận
thức về việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp

còn ở mức thấp và chúng ta chưa có một hệ thống bảo hộ thích hợp cho các sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý này. Trong đó, luật Sở hữu trí tuệ là một bộ phận non
trẻ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Ra đời muộn hơn so với các ngành luật
khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng, và toàn thế giới nói chung,
nên kỹ thuật lập pháp cũng như tính hoàn thiện của các chế định pháp luật còn
nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Chính vì vậy, không ít sản phẩm của Việt Nam
đang đứng trước nguy cơ bị “đánh cắp” tên tuổi, uy tín do chưa thực hiện tốt
việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng như quyền sở hữu trí tuệ nói chung.
Với tất cả những lý do trên, em lựa chọn đề tài nghiên cứu cho khóa lận
tốt nghiệp của mình như sau: “ Bảo hộ chỉ dẫn địa lý và bài học kinh nghiệm
về quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột”

9


2. Tình hình nghiên cứu
Trong tình hình toàn cầu hóa về kinh tế và tự do hóa thương mại, các quốc
gia ngày càng quan tâm đến việc đưa các sản phẩm của mình thâm nhập vào thị
trường nước ngoài thông qua việc sử dụng chỉ dẫn địa lý. Các nghiên cứu về
CDĐL, bảo hộ CDĐL và quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm mang CDĐL
cũng vì thế mà tăng lên. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu được trình bày
dưới dạng bài tham luận, hội thảo hoặc các ý kiến tranh luận trong khuôn khổ
Hiệp định TRIPs như:
- Berizzi, P. Tác động của các biện pháp bảo vệ cộng đồng quy định tại
Quy tắc số 2081/92 và 2082/92 (EEU). Bài tham luận tại hội thảo kinh tế nông
nghiệp lần thứ 52 của Liên Hiệp Châu Âu: Parma, Italy từ 19-21/6,1997.
- Berenguer, A. Chỉ dẫn địa lý trên thế giới. Bài tham luận tại hội thảo
Montpellier về tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua các bí
quyết địa phương từ 7-10/6,2004
- Berger, Christian. Chỉ dẫn địa lý – cơ hội kinh doanh và công cụ phát

triển nông thôn. Bài giới thiệu tại Hội nghị bảo vệ tính độc đáo và nhận diện địa
phương, 2007
Trong khi đó, ở nước ta vấn đề bảo hộ sản phẩm dưới dạng chỉ dẫn địa lý là
vấn đề còn khá mới cả về lý luận và thực tiễn. Có thể điểm qua một số đề tài
nghiên cứu khoa học, luận án về sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ CDĐL nói
riêng đó là:
- Năm 2005, đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Công thương: “ Chỉ dẫn
địa lý: các khía cạnh thương mại trong xuất khẩu” nghiên cứu dưới góc độ
thương mại tuy nhiên chỉ giới hạn trong hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm
mang CDĐL, vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm mang CDĐL
chưa được đề cập tới .
- Năm 2008, luận án tiến sỹ của Vũ Hải Yến “ Bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” nghiên cứu về vấn đề bảo hộ CDĐL dưới
góc độ pháp luật. Nội dung chủ yếu tập trung vào vấn đề xác lập và bảo vệ
CDĐL

10


- Tiếp nối mạch nghiên cứu đó, năm 2010 luận án tiến sỹ kinh tế của Lê
Thị Thu Hà “ Bảo hộ quyền SHCN dưới góc độ thương mại đối với CDĐL của
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” cũng nghiên cứu vấn đề này
dưới góc độ thương mại
Do vậy, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập cụ thể đến vấn
đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho một sản phẩm cụ thể như cà phê Buôn Ma Thuột từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm về quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm này nói
chung và các sản phẩm mang CDĐL tại Việt Nam nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề về chỉ dẫn địa lý và bảo hộ chỉ dẫn
địa lý nói chung và cho sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng. Nghiên cứu

này cũng đề cập đến khái niệm quyền sở hữu trí tuệ mà CDĐL là một đối tượng
cần được bảo hộ. Qua việc tìm hiểu về một sản phẩm cụ thể như sản phẩm cà
phê Buôn Ma Thuột để thấy được thực tế việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam
đang diễn ra như thế nào, vấn đề quyền sở hữu trí tuệ được quan tâm ở mức độ
ra sao. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho sản phẩm này nói chung và các sản
phẩm mang CDĐL nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Buôn Ma
Thuột, xem xét những mặt đã đạt được và chưa đạt được từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm về quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nói riêng và các sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý nói riêng. Đồng thời đưa ra một số giải pháp để tăng cường
hiệu quả của việc bảo hộ CDĐL

11


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng như quyền sở hữu trí tuệ là một đề tài
nghiên cứu có phạm vi rộng. Do vậy, để việc phân tích, đánh giá được hiệu quả,
luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề này ở một phạm vi nhỏ hơn- đó là nghiên
cứu thông qua một sản phẩm cụ thể mang CDĐL khá quen thuộc với nhiều
người – cà phê Buôn Ma Thuột. Từ đó nêu ra một số giải pháp cho chính sản
phẩm và trong phạm vi lớn hơn là đề xuất giải pháp cho các sản phẩm tương tự.
5. Nội dung nghiên cứu
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, các Phụ lục và Danh mục tài liệu tham
khảo. Nội dung luận văn được trình bày thành 3 chương cụ thể như sau:
- Chương 1: Lý thuyết tổng quan về chỉ dẫn địa lý, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và
quyền sở hữu trí tuệ
- Chương 2: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột

- Chương 3: Bài học về quyền sở hữu trí tuệ từ sản phẩm cà phê Buôn Ma
Thuột cho Việt Nam

12


CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ CHỈ
DẪN ĐỊA LÝ, BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.1. Chỉ dẫn địa lý
1.1.1.
Khái niệm chỉ dẫn địa lý
1.1.1.1. Chỉ dẫn địa lý theo cách hiểu thông thường
Nhận biết sản phẩm thông qua các dấu hiệu gắn với nơi sản xuất là tập
quán đã có từ lâu đời trên thế giới và cả Việt Nam. CDĐL được sử dụng trong
đời sống với ý nghĩa ban đầu là bất kỳ dấu hiệu nào có mối liên hệ trực tiếp hay
gián tiếp với một khu vực địa lý nhất định, được sử dụng để phân biệt sản phẩm
của khu vực sản xuất đó với các khu vực sản xuất khác. Với cách hiểu như vậy,
chỉ dẫn địa lý chỉ đơn thuần là chỉ dẫn nguồn gốc, chưa có mối liên hệ với chất
lượng, với danh tiếng sản phẩm mà chủ yếu được sử dụng để chỉ rõ địa danh,
xuất xứ, khu vực địa lý nơi sản xuất ra sản phẩm.
1.1.1.2. Chỉ dẫn địa lý dưới góc độ thương mại
Dưới góc độ thương mại, chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của
sản phẩm và nguồn gốc địa lý này được coi là một trong các yếu tố cơ bản tạo
nên danh tiếng của sản phẩm. Danh tiếng đó có được hoặc là nhờ yếu tố chất
lượng, đặc tính sản phẩm, hoặc là nhờ hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại
của chính các nhà sản xuất. Điều này có nghĩa, mối liên hệ ràng buộc giữa chất
lượng, đặc tính sản phẩm với khu vực địa lý đã tạo nên danh tiếng của sản phẩm
gắn với khu vực địa lý đó
1.1.1.3. Chỉ dẫn địa lý dưới góc độ pháp lý

Dưới góc độ pháp lý, chỉ dẫn địa lý là một đối tượng SHCN, được thể hiện
dưới các dấu hiệu chữ, hình hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó, dùng để chỉ những
hàng hóa có nguồn gốc từ một địa phương, khu vực hay một quốc gia, có chất
lượng, danh tiếng hoặc đặc tính chủ yếu do nguồn gốc địa lý quyết định, được
pháp luật công nhận và bảo vệ CDĐL được quy định tại khoản 1 điều 22 Hiệp
định TRIPs “ Chỉ dẫn đại lý là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ lãnh

13


thổ của một thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có
chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý”
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đưa ra khái niệm về chỉ dẫn địa lý: “Chỉ dẫn
địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”. Như ta biết nhãn hiệu hàng hoá có chức
năng để phân biệt sản phẩm vì thế các dấu hiệu trong nhãn hiệu hàng hoá rất
phong phú đa đạng (từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, bố trí sắp đặt, cảm giác, mùi vị
…). Trong khi đó, xuất phát từ đặc trưng của chỉ dẫn địa lý là để chỉ đẫn nguồn
gốc của hàng hoá nên dấu hiệu trong chỉ dẫn địa lý phải được nhận biết bằng thị
giác (từ ngữ, hình ảnh biểu tượng).

1.1.2.
Phân biệt CDĐL với nhãn hiệu và tên thương mại
1.1.2.1. Phân biệt CDĐL với nhãn hiệu
Trong số các đối tượng của quyền SHCN, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là hai
khái niệm có nhiều điểm tuông đồng. Khái niệm nhãn hiệu được đưa ra trong
Hiệp định TRIPs như sau: "Tất cả những dấu hiệu bất kỳ hoặc tập hợp các dấu
hiệu cho phép phân biệt các sản phẩm và dịch v của một doanh nghiệp với các
sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp khác đêu có thê đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là những dấu hiệu phân biệt được sử dụng

rộng rãi trong thương mại để chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Bên cạnh
những điểm chung về chức năng thông tin và chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm hay
nguyên tắc bảo hộ nhăm chông lại việc sử dụng bát hợp pháp và bảo vệ người
tiêu dùng, hai đôi tượng này cũng có một số khác biệt.
Thứ nhất, sự khác biệt năm ở ý nghĩa của các dâu hiệu phân biệt câu thành
nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Nếu nhãn hiệu có thể tạo thành bởi các dấu hiệu có
khả năng phân biệt, không mang tính m ô tả hoặc lừa dối thì chỉ dẫn địa lý
thường là các chỉ dẫn mang tính m ô tả nguồn gốc xuất xứ của hàng hoa. Các tên
gọi chỉ nguồn gốc địa lý thường bị loại ra khỏi các dấu hiệu được đăng ký làm
nhãn hiệu vì mang tính m ô tả. Thực tế, pháp luểt các quốc gia vẫn cho phép các
dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý đăng ký làm nhãn hiệu khi nó không gây nhầm lẫn
và được xem như một sự liên tưởng độc đáo hay khi danh tiếng của công ty đủ

14


lớn giúp các chỉ dẫn địa lý lột tả ý nghĩa thứ yếu này. Ví dụ, nhãn hiệu "Bia Hà
nội", "Hồng Hà" cho văn phòng phẩm hay "Mont Blanc" cho loại bút viết chất
lượng cao...
Thứ hai, nhãn hiệu bao gồm các dấu hiệu giúp nhận biết hàng hóa, dịch vụ
của một doanh nghiệp cụ thể và không bị giới hạn về mặt lãnh thổ. Ngược lại,
khu vực địa lý là yếu tố quan trọng trong các chỉ dẫn địa lý. Chỉ những sản phẩm
được sản xuất trong khu vực địa lý xác định, thỏa mãn yêu cầu về chất lượng,
danh tiếng hoặc đặc tính chủ yếu có được nhờ nguồn gốc địa lý đó mới được
mang chỉ dẫn địa lý.
Thứ ba, chỉ dẫn địa lý không phải là tài sản riêng của một doanh nghiệp cụ
thể nào mà tất cả doanh nghiệp trong khu vực địa lý, đáp ứng được yêu cầu đặt
ra đều có quyền được sử dụng chỉ dẫn địa lý. Nghĩa là chỉ dẫn địa lý thuộc sở
hữu tập thể, tuy nhiên vẫn bị giới hạn bởi số lượng nhất định các nhà sản xuất
trong khu vực. Vì vậy, dưới góc độ kinh tế, chỉ dẫn địa lý có thể xem như một

dạng độc quyền tập thể, hợp pháp loại bỏ rào cản xâm nhập với các nhà sản xuất
trong và ngoài khu vực địa lý
Thứ tư, chỉ dẫn địa lý là tài sản tập thể nên không thể chuyển giao còn nhãn
hiệu có thể được chuyển giao. Mặt khác, chỉ dẫn địa lý liên quan mật thiết với
một khu vực địa lý nhất định, vì vậy, việc chuyển giao chỉ dẫn địa lý sẽ không
đảm bảo được yêu cầu về mặt lãnh thổ đối với sản phẩm.
1.1.2.2. Phân biệt CDĐL với tên thương mại
Nếu như chỉ dẫn địa lý phân biệt sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ một
khu vực địa lý nhất định với sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý khác thì
tên thương mại dùng để phân biệt chính bản thân doanh nghiệp.
"Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh
khác trong cùng lĩnh vực vổ khu vực kinh doanh”
Tên thương mại thường mang tính mô tả, chỉ tính chất hoặc lĩnh vực kinh
doanh của doanh nghiệp mang tên thương mại đó. Tên thương mại gồm hai
phần: phần mô tả (loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh...) và phần phân
biệt. Chính phần phân biệt này làm nên sự đặc trưng riêng của mỗi doanh

15


nghiệp. Trong phần mô tả, tên thương mại có thể mô tả nguồn gốc địa lý hoặc
địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy, trong một số trường hợp, tên
thương mại thường mang địa danh, trùng với chỉ dẫn địa lý. Ví dụ Công ty trách
nhiệm hữu hạn chè Mộc Châu, trong đó Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại
hình doanh nghiệp; chè là lĩnh vực kinh doanh; Mộc Châu là địa bàn doanh
nghiệp.
Dưới góc độ marketing, chỉ dẫn địa lý được sử dụng cho các sản phẩm của
nhiều doanh nghiệp trên cùng khu vực sản xuất vì vậy không mang tính phân
biệt cao. Để có thể phân biệt chính những doanh nghiệp cùng được sử dụng chỉ

dẫn địa lý, tên thương mại cùng với nhãn hiệu là dấu hiệu phân biệt, giúp người
tiêu dùng liên tưởng đến sản phẩm và dịch vụ của cá nhân các doanh nghiệp.
Thông thường, đôi với các doanh nghiệp ở khu vực có chỉ dẫn địa lý và được
quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, người ta không sử dụng địa danh trong tên thương
mại nữa mà dùng các dấu hiệu có tính phân biệt cao hơn. Ví dụ, các doanh
nghiệp sản xuất nước mắm Phú Quôc thường không sử dụng địa danh Phú Quốc
mà dùng các tên riêng như: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Hạnh, Công ty
trách nhiệm hữu hạn Thịnh Phát, Công ty Việt Hương ...
Quyền SHCN đối với tên thương mại được xác lập dựa trên cơ sở sử dụng
hợp pháp tên thương mại đó mà không cần thông qua thủ tục đăng ký bảo hộ.
1.1.3.
Vai trò của chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý được công nhận để tạo ra một loạt các cơ hội vượt xa tính
kinh tế và vượt qua lợi ích của nhà sản xuất nguyên gốc. Giống như các tiêu
chuẩn thương mại, chỉ dẫn địa lý cung cấp một số thông tin nhất định và đưa ra
một sự đảm bảo. Từ góc nhìn của người tiêu dùng, chỉ dẫn địa lý mô tả những
đặc tính quan trọng; những đặc tính này có thể không rõ ràng hoặc hiển nhiên
khi tìm hiểu sơ qua về sản phẩm. Ví dụ người tiêu dùng không thể xác định dễ
dàng chất lượng rượu, hoặc quy trình sản xuất rượu, hay liệu pho mát có được
làm theo phương thức truyền thống hay không. Một chỉ dẫn địa lý khẳng định
một sự liên kết không chỉ giữa một sản phẩm với khu vực địa lý cụ thể mà còn

16


là sự liên kết với phương pháp sản xuất đặc biệt, thuộc tính đặc sắc và chất
lượng được biết đến tại khu vực đó. Người tiêu dùng rõ ràng có sự quan tâm.
Một nghiên cứu người tiêu dùng Mỹ năm 2005 cho thấy rằng khoảng 72%
người được hỏi trả lời rằng các đặc điểm địa lý như đất trồng có ảnh hưởng lớn
đến hương vị và chất lượng thực phẩm. Một nghiên cứu trên quy mô lớn của EU

năm 1999 với 20.000 người tiêu dùng hiện đang mua các sản phẩm có chỉ dẫn
địa lý chỉ ra rằng động lực thúc đẩy việc mua bán đầu tiên của 37% người được
hỏi là sự bảo đảm về nguồn gốc, động lực của 35% người được hỏi là do chất
lượng kỳ vọng, của 31% người được hỏi là bởi địa điểmxuất xứ riêng biệt và
phương pháp sản xuất và 16% trả lời là do truyền thống. Hơn nữa, 51% người
được hỏi (thống kê tương đương với khoảng 180 triệu người dân châu Âu) sẵn
lòng chi trả thêm từ 10% đến 20% cho một sản phẩm có chỉ dẫn địa lý hơn là
một sản phẩm tương tự mà không có chỉ dẫn. Những nghiên cứu trên khẳng định
quan niệm chung rằng người tiêu dùng hoặc thích hoặc sẽ chi trả nhiều hơn cho
các sản phẩm đăng ký chỉ dẫn địa lý. Những chỉ dẫn địa lý có thể giảm bớt tình
trạng thông tin bất đối xứng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng và nhờ vậy tạo
ra lợi ích xã hội thông qua việc cải thiện tính minh bạch thị trường và cắt giảm
chi phí thông tin.
Vậy, chỉ dẫn địa lý mang lại những lợi ích gì? Có thể liệt kê 4 chức năng
chính sau đây:

1.1.3.1. Chức năng thông tin và chỉ dẫn
Đây là chức năng quan trọng nhất của chỉ dẫn địa lý. Thông qua những chỉ
dẫn được thể hiện dưới dạng tên gọi, hình ảnh, biểu tượng hoộc các chỉ dẫn
khác, người tiêu dùng có thể nhận biết được nguồn gốc địa lý của hàng hóa và
danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính tính mà hàng hóa đó mang lại cho người
tiêu dùng. Tuy vào mức độ nổi tiếng của chỉ dẫn địa lý mà xác định lượng thông
tin được truyền đạt đến với người tiêu dùng. Mặc dù cách thức thể hiện chỉ dẫn
địa lý không phong phú như nhãn hiệu, chủ yếu dưới dạng tên địa danh nhưng
nội dung mà chỉ dẫn địa lý truyền tải luôn phong phú và mang độc trưng riêng

17


của từng chủng loại sản phẩm có được nhờ độc trưng của mỗi khu vực địa lý đó.

Ví dụ, cùng chủng loại rượu vang nhưng nếu được sản xuất ở mỗi khu vực địa lý
khác nhau sẽ có đặc tính khác nhau, Champagne chỉ loại rượu vang trắng sủi bọt
của vùng Champagne của Pháp. Vang Bordeaux chỉ dẫn đến loại rượu vang đỏ,
có chất lượng độc biệt, được lên men từ loại nho trồng ở vùng Bordeaux. Hay
nhắc đến vang Alsace, người tiêu dùng có thể biết đó là loại rượu vang trắng
được làm từ loại nho trồng ở bờ Đông sông Rhine sát biên giới Đức... Như vậy
danh tiếng của mỗi khu vực địa lý là nguồn thông tin và chỉ dẫn cho người tiêu
dùng vê các danh tiêng, chát lượng hoộc độc tính khác của sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý

1.1.3.2. Chức năng nhận biết và phân biệt
Khác với một nhãn hiệu được sử dụng với mục đích nhân biết và phân biệt
sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau, chỉ dẫn địa lý được dùng để phân
biệt sản phẩm của các khu vực sản xuất khác nhau. Sự khác biệt năm ở ý nghĩa
của các dấu hiệu phân biệt cấu thành nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Nếu nhãn hiệu
có thể tạo thành bởi các dấu hiệu có khả năng phân biệt, không mang tính mô tả
thì chỉ dẫn địa lý thường là các chỉ dẫn, trực tiếp hoặc gián tiếp, mang tính mô tả
nguồn gốc xuất xứ của hàng hoa. Vì vậy, chỉ dẫn địa lý có thể đươc coi là một
dấu hiệu phân biệt mang tính tập thể, cho cả một khu vực sản xuât. Thông qua
chỉ dẫn địa lý, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra nguồn gốc xuất xứ của
sản phẩm. Tuy nhiên, các chỉ dẫn địa lý thường được sử dụng cùng với các nhãn
hiệu để tăng tính phân biệt cho từng nhà sản xuất riêng lẻ trong khu vực địa lý.
Ví dụ cùng sản xuất ở vùng Bordeaux nhưng có rất nhiều nhãn hiệu khác nhau
như Médoc, Haut Médoc, Graves Barsac Sauternes St Emillion, Pomerol,
Cérons, Loupiac, Fronsac, Bourg ...

18


1.1.3.3. Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy

Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy là chức năng quan trọng nhất
của chỉ dẫn địa lý. Chất lượng, danh tiếng và đặc tính của sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý có được là nhờ vào các yếu tố tự nhiên và con người của khu vực địa
lý. Các yếu tố đó có thồ là các kiến thức được tìm tòi, tích lũy và phát triồn qua
rất nhiều thế hệ của một cộng đồng dân cư và cũng nhờ truyền thống đó mà có
thồ sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng danh tiếng và những đặc tính đặc
trưng của một vùng địa lý. Vì vậy, chỉ dẫn địa lý là việc thừa nhận giá trị của
kiến thức truyền thống cũng như giá trị mà kiến thức đó đem lại như yếu tố văn
hóa của địa phương nơi sản xuất sản phẩm hay yếu tố kỹ năng, tay nghề của
người sản xuất cũng như yếu tố đặc biệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên kết
tinh trong quá trình sản xuất đồ tạo ra sản phẩm có những nét đặc trưng riêng.
Các chỉ dẫn địa lý tạo sự cảm nhận cho người tiêu dùng về chất lượng, sự khác
biệt và cao hơn là một cảm nhận về an toàn, thoải mái và tin tưởng khi lựa chọn
tiêu dùng hàng hóa đó. Nêu như chức năng cảm nhận và tin cậy chỉ có ở những
nhãn hiệu nổi tiếng, đã được chấp nhận trên thị trường thì đối với chỉ dẫn địa lý,
danh tiếng của sản phẩm mang lại sự tin cậy cho người tiêu dùng khiến họ sẵn
sàng lựa chọn hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý đó.
1.1.3.4. Chức năng kinh tế
Chỉ dẫn địa lý được sử dụng cho hàng hoa có danh tiếng, chất lượng hoặc
đặc tính nhờ điều kiện địa lý mà các sản phẩm cùng loại khó có thồ tìm thấy. Vì
vậy, chỉ dẫn địa lý được coi là tài sản có giá trị của khu vực địa lý và là một
thương hiệu tập thồ đặc biệt, có thồ mang lại giá trị kinh tế cho người sử dụng
nó nếu được khai thác một cách hợp lý.
Nhờ danh tiếng của chỉ dẫn địa lý được lưu truyền từ nhiều thế hệ vì vậy,
khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hon. Hàng hóa mang chỉ dẫn
địa lý có thồ bán giá cao hon so với các hàng hóa tương tự nhưng không có chỉ
dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý góp phần tạo ra thương hiệu mạnh cho hàng hóa, tò đó
sẽ giúp nhà sản xuất bán được nhiều hàng hóa hơn. Ngoài ra, sự nổi tiếng của
chỉ dẫn địa lý không chỉ tạo ra những lợi thế nhất định cho nhà sản xuất trong


19


quá trình lưu thông, phân phối, mà còn vừa tạo điều kiện, vừa là một sự đảm bảo
thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ công chúng. Danh tiếng của nước mắm
Phú Quốc đã thu hút Unilever và nhiều nhà đầu tư khác vào khu vực này. Điều
này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà sản xuất góp phần nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm và danh tiếng cho khu vực địa lý.
1.2. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
1.2.1.
Khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý
“ Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là việc Nhà nước, các cơ quan chức năng và các
chủ thể, thông qua hệ thống pháp luật tiến hành các hoạt động liên quan đến việc
xác lập, khai thác, quản lý và bảo vệ các chủ thể chống lại các hành vi xâm
phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý”

1.2.2.

Tầm quan trọng của bảo hộ CDĐL

- Góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế:
+ Người tiêu dùng tin rằng khi mua sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý,
họ đã lựa chọn được sản phẩm, có chất lượng, an toàn. Đồng thời các sản phẩm
được bảo hộ chỉ dẫn địa lý được đảm bảo rằng các sản phẩm có tính chất đặc thù
của địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia; bảo vệ được bí quyết công nghệ,
thúc đẩy phát triển nông thôn và du lịch.
+ Chỉ dẫn địa lý cũng là một nhân tố quan trọng góp phần trong bình ổn
chất lượng và danh tiếng của các sản phẩm. chỉ dẫn địa lý được coi là công cụ
marketing quan trọng trong cạnh tranh thị trường trong thời gian tới. Việc bảo
hộ chỉ dẫn địa lý đóng vai trò quan trọng để phát triển hình ảnh tốt đẹp của sản

phẩm tới người tiêu dùng.
- Cải thiện nền nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại hóa:
Kinh nghiệm của các nước phát triển và thực tế tại Việt Nam cho thấy việc
xây dựng hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã góp phần cải thiện nền nông nghiệp
nông thôn vì nó là điều kiện phát huy các lợi thế riêng có của địa phương đó để
phát triển sản phẩm đặc sản. Đây được coi là cách thức hiệu quả nhất để có được
sự thành công trong việc phát triển sản phẩm nông nghiệp.

20


Ví dụ như thanh long Bình Thuận sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý,
những người sản xuất thanh long Bình Thuận đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ
thuật nhằm tăng năng suất trái thanh long, cải thiện được chất lượng quả thanh
long, góp phần cải thiện ngành nông nghiệp Bình Thuận.
- Nâng cao giá trị kinh tế cho đặc sản địa phương:
+ Việt Nam sở hữu vùng nông nghiệp nhiệt đới, phong phú, đa dạng sinh
học, 50-60% người dân tham gia vào sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông
nghiệp chiếm 20-30% GDP, nên có đầy đủ điều kiện phát triển nền nông nghiệp
dựa trên cơ chế bảo hộ chỉ dẫn địa lý…
+ Trong những năm gần đây, xu hướng của người tiêu dùng đang chuyển
sang sử dụng các sản phẩm tự nhiên, dẫn tới mức thu nhập của người nông dân
được cải thiện. Đã có rất nhiều tấm gương nông dân làm giàu nhờ trồng vải
thiều Thanh Hà, xoài cát Hòa Lộc, nho Ninh Thuận, thanh long Bình Thuận,…
hoặc mở xưởng sản xuất nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc,...
+ Rõ ràng là, bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản đang là một
hướng đi có hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi và nâng cao giá trị hàng hoá trong
nước, xúc tiến xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài làm tăng kim ngạch
xuất khẩu. Thiết nghĩ, nếu triển khai tốt việc xây dựng, quản lý, khai thác càng
nhiều sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho hàng

nông sản, đặc biệt đối với Việt Nam, một trong các nước hàng đầu trên thế giới
về xuất khẩu nông sản.
- Đảm bảo quyền và lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng:
+ Chỉ dẫn địa lý đang được xem là một công cụ quan trọng cung cấp sự
đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, khi một chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ, cơ chế quản lý và kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cũng như
việc duy trì, đảm bảo chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý sẽ tạo ra công ăn
việc làm cho số lượng lớn người lao động của địa phương đó, khắc phục tình
trạng thất nghiệp.

21


+ Khi chỉ dẫn địa lý đã được thừa nhận và biết đến một cách rộng rãi trên
thị trường, nó sẽ là phương tiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho không
chỉ người sản xuất của địa phương mà cả những nhà kinh doanh, nhà sản xuất
nguyên liệu thô, phụ phẩm, các công ty vận tải…
+ Ngoài ra, địa phương có chỉ dẫn địa lý được bảo hộ còn có thể phát triển
ngành công nghiệp du lịch sinh thái nhằm đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho cư
dân địa phương. Chẳng hạn, các tour du lịch Phú Quốc hiện nay thường kèm
theo tham quan các cơ sở sản xuất nước mắm, điều này sẽ thúc đẩy phát triển du
lịch.

1.2.3.

Điều kiện để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Theo quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý được

bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
“1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa

phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính
chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước
tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định”
Ngoài ra, luật cũng quy định các đối tượng sau đây không được bảo hộ với
danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
“(i) Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
(ii) Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không
được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
(iii) Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo
hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về
nguồn gốc của sản phẩm;
(iv) Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa
lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.”
(Điều 80 Luật SHTT).

1.2.4.

Thực trạng bảo hộ chỉ dẫn ở Việt Nam

22


Là một quốc gia có nền nông nghiệp truyền thống, Việt Nam có nhiều sản
phẩm có chất lượng, danh tiếng, tính chất đặc thù và có giá trị kinh tế cao gắn
với các địa danh cụ thể. Để phát triển những sản phẩm đặc sản gắn với địa danh,
trong những năm qua, Việt Nam đã xây dựng được một hành lang pháp lý và có
những biện pháp hữu hiệu nhằm hỗ trợ cho các địa phương trong việc đăng ký
bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản ở trong nước.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ dẫn địa lý thuôc quyền sở hữu

của Nhà nước, vì vậy, Nhà nước có thể trực tiếp thực hiện quyền quản lý thông
qua các cơ quan chức năng, như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Khoa học và Công nghệ…hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn đia lý cho các tổ
chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng
chỉ dẫn địa lý (Luật Sở hữu trí tuệ). Đó có thể UBND cấp tỉnh, thành phố trực
Trung ương nơi có vùng địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý hoặc cơ quan được
UBND cấp tỉnh xác định và trao quyền quản lý.
Tính đến hết năm 2013, ở Việt Nam có 40 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn
địa lý, trong đó có 6 chỉ dẫn địa lý mới được bảo hộ, gồm: mật ong bạc hà Mèo
Vạc, bưởi Năm Roi Bình Minh, bưởi Luận Văn, Chả mực Hạ Long muối Bạc
Liệu và mai vàng Yên Tử. Đây là những sản phẩm nổi tiếng, đặc trưng của các
địa phương: Hà Giang, Vĩnh Long, Thanh Hóa, Bạc Liệu và Quảng Ninh. Có
thể nói, các sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý không
chỉ đa dạng về loại hình sản phẩm (hoa, quả, thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng),
mà còn có tính đại diện cho các cùng miền trên khắp cả nước: từ miền núi phía
Bắc (Hà Giang), Đông Bắc Bộ (Quảng Ninh) tới Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa)
cho đến cả Đồng bằng sông Cửu Long (Vĩnh Long, Bạc Liệu). Trong đó, có
nước mắm Phú Quốc được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại thị trường châu Âu.
Điều này mang lại các giá trị kinh tế và cả ý nghĩa chính trị to lớn cho Việt Nam
nói chung và Phú Quốc nói riêng.
Tuy nhiên, trên thực tế các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thường được
giao bảo tồn, phát triển và sử dụng cho một tổ chức, cơ quan ở địa phương. Các

23


chỉ dẫn địa lý được khai thác và giám sát lỏng lẻo khiến cho nạn giả nhái các chỉ
dẫn địa lý diễn ra ở nhiều nơi. Cũng đã có những bài học về các chỉ dẫn địa lý
của Việt Nam bị đánh cắp ở nước ngoài. Sự việc “Cà phê Buôn Ma Thuột” bị
đăng ký và dùng tại thị trường Trung Quốc vào năm 2011 là một ví dụ. Sau sự

việc đó, các cơ quan chức năng tinh Đắk Lắk và Trung ương đã rất vất vả để
đưa chỉ dẫn địa lý này về đúng “chỗ” của nó.
Chưa có cơ quan kiểm soát bên ngoài chất lượng sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý. Cơ quan quản lý nhà nước vừa là Chủ thể quản lý, kiểm soát chất
lượng đồng thời thực hiện cả những hoạt động như tổ chức tập thể dẫn đến tình
trạng không phân biệt hoạt động kiểm soát nội bộ và kiểm soát ngoại vi chất
lượng sản phẩm.
Một trong những khó khăn trong việc bảo hộ ở Việt Nam hiện nay là tập
hợp được những nhà sản xuất lại với nhau. Không ít nhà sản xuất hay nông dân
do không hiểu hết giá trị của bảo hộ mang lại nên đã không hợp tác tích cực,
thậm chí còn cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến việc hình thành các
sản phẩm mang đăc trưng riêng của một vùng.
Bên cạnh đó, các chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam tuy có nhiều tiềm năng phát
triển, nhưng việc đăng ký à bảo hộ ở nước ngoài lại rất vướng do thiếu đầu tư
kinh phí. Thêm vào đó, chiến lược xây dựng phát triển bền vững ở thị trường
nước ngoài cũng gần như bị bỏ ngỏ.

1.3. Quyền sở hữu trí tuệ
1.3.1.
Các khái niệm liên quan
1.3.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ
Khoản 1 Điều 4 Luật số 36/2009/QH12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật sở hữu trí tuệ

có quy định: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ

chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan
đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”.

1.3.1.2. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp


24


Quyền sở hữu công nghiệp là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ,
được định nghĩa như sau: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá
nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”
Như vậy, có thể thấy chỉ dẫn địa lý là một đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ cần được pháp luật bảo hộ.

1.3.2.

Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ

Thứ nhất, SHTT là nhân tố đem lại sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục cho
chủ thể sở hữu và xã hội. Nhìn vào lịch sử phát triển của các quốc gia, nhất là
các nước công nghiệp phát triển, SHTT được đánh giá là loại tài sản chiếm vị trí
quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng của đất nước. Với mỗi phát minh, sáng
chế ra đời và được bảo hộ, chủ thể sở hữu sản phẩm trí tuệ đó không những có
được tỷ lệ tiền bản quyền cao hơn và có giá trị thị trường cao hơn nhiều lần so
với các tài sản vô hình khác, mà chính người mua quyền SHTT đó và người xin
cấp giấy phép sử dụng cũng vui lòng trả nhiều tiền hơn do có sự bảo hộ. Việc
bảo hộ này nhằm giảm rủi ro trong các giao dịch thương mại về quyền SHTT,
nhưng đồng thời cũng tạo nguồn thu cho nhà nước thông qua việc cung cấp các
hiệp định bảo hộ và nhân lên nhiều lần giá trị sử dụng của các tài sản trí tuệ đã
được bảo hộ đó bằng việc thương mại hoá chúng, chính việc thương mại hoá các
tài sản trí tuệ đã đem lại cho chủ thể sở hữu cũng như những người mua quyền
sử dụng tài sản trí tuệ đó những lợi ích kinh tế. Ví như với việc mỗi năm có đến

hàng trăm các phát minh, sáng chế mới ra đời, NOKIA không chỉ thu được lợi
nhuận khổng lồ từ những sản phẩm trí tuệ mới này được cung cấp bởi chính
hãng mà còn thu được nhiều tỷ USD từ việc bán bản quyền. Theo tài liệu của Tổ
chức SHTT thế giới thì tổng thu nhập từ bản quyền về sáng chế trên toàn thế
giới tăng từ 10 tỷ USD năm 1990 lên 110 tỷ USD năm 2000; riêng hãng máy
tính IBM (Mỹ) năm 2000 đã thu được 1,7 tỷ USD.

25


×